Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 19

GIỚI THIỆU VỀ KHOA DƯỢC BV TP THỦ ĐỨC

1. Sơ lược về Khoa dược:


Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Ban giám đốc bệnh viện về toàn bộ công
tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư
vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Khoa Dược bệnh viện Quận Thủ Đức được tách ra từ Trung tâm Ytế Quận Thủ Đức
cũ vào ngày 25 tháng 6 năm 2007 với 8 nhân viên , gồm 1 DS đại học và 7 Dược sĩ trung học;
lúc này khoa còn thiếu về vật chất trang thiết bị kỹ thuật nên tập thể khoa cố gắng làm hoàn
thành tốt công việc được giao trước Ban Giám Đốc. Do nhu cầu phát triển bệnh viện ngày
càng cao và để đáp ứng được tốt công tác hậu cần, khoa Dược luôn không ngừng nâng cao
kiến thức về qui chế chuyên môn dược và công tác cung ứng thuốc cho bệnh viện để phục vụ
điều trị bệnh nhân. Từ đây để cung ứng thuốc và vật tư trang thiết bị kịp thời cho toàn bệnh
viện, được sự đồng ý của Ban Giám Đốc bệnh viện, Khoa Dược tách ra hai bộ phận là Khoa
Dược và Phòng Vật tư trang thiết bị y tế riêng. Khoa Dược chỉ quản lý về thuốc.
2/Tổ chức –Nhân sự khoa dược
Nhân sự :
Khoa Dược:
 Tổng số : 55 nhân viên
 Trong đó :
 Dược sĩ Chuyên khoa 2 : 01 nhân viên
 Dược sĩ Chuyên khoa 1/Thạc sỹ : 04 nhân viên
 Dược sĩ đại học : 40 nhân viên
 Dược sĩ cao đẳng: 10 nhân viên
Chuyên môn Dược:
- Tổng số : 10 nhân viên
- Trong đó :
- Dược sĩ Chuyên khoa 1 : 02 nhân viên
 Dược sỹ đại học : 06 nhân viên
 Dược sỹ cao đẳng : 02 nhân viên
Nhà thuốc bệnh viện:
- Tổng số : 08 nhân viên
- Dược sỹ đại học : 05 nhân viên
- Dược sỹ cao đẳng : 03 nhân viên
Tổ chức :
 Khoa xây dựng hệ thống làm việc liên kết nhau theo một dây chuyền luôn đạt hiệu quả
chuyên môn cao chính xác từ Trưởng khoa đến nhân viên. Bên cạnh đó khoa Dược xây
dựng hoàn chỉnh phần mềm quản lý dược, thực hiện các quy chế và quy trình làm việc
của khoa để hướng dẫn kiểm tra các khoa phòng. Ngoài ra Khoa còn thành lập được Bộ
phận ra thuốc lẻ để đưa thuốc đến tay bệnh nhân nằm viện điều trị tại các khoa, phòng
theo thông tư 23 của Bộ Y Tế.
 Về phần mềm quản lý dược của Khoa được thực hiện áp dụng quản lý kho thuốc, phát
thuốc theo số tự động và cập nhật phiếu lĩnh thuốc của các khoa phòng .
 Tập thể Khoa không ngừng nâng cao học hỏi trình độ chuyên môn, qui chế và qui định
của Bệnh viện để các bộ phận liên kết nhau xây dựng khoa vững mạnh

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA KHOA DƯỢC

TRƯỞNG KHOA DƯỢC


DSCK2 : LÊ VĂN NGHĨA

PHÓ KHOA DƯỢC


DSCK1: TRẦN THU HIỀN

NHÀ THUỐC KHO CHẲN DƯỢCLÂM


DƯỢC LÂMSÀNG
SÀNG
DS LÊ THỊ LOAN ANH CAO ĐẮNG DƯỢC DSCK1VÕ
DSCK1 VÕTHỊ
THỊBÍCH
BÍCHTHỦY
THỦY
CĐD CAO THỊ THU DIỄM PHẠM THỊ MINH TRANG

NGOẠI TRÚ
NỘI TRÚ
DSCK1 NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI
CĐD TRẦN QUỐC TRUNG
KHO ỐNG – BỘ PHẬN RA LẺ
ThS DS TRẦN MINH SANG

KHO VIÊN
DSCK1 ĐÀO THỊ HOÀNG OANH

KHO GÂY NGHIÊN- HƯỚNG THẦN


DS NGUYỄN THỊ THÚY DIỄM

KHO VACCIN
DS NGUYỄN KHÁNH LUÂN

KHO ARV – CT ( LAO,KHHGĐ ….)


DS ĐỖ THỊ THU HÀ

Ngày 05 Tháng 07 Năm 2022


TRƯỞNG KHOA DƯỢC

DSCK2 LÊ VĂN NGHĨA

Ngoài ra còn có : Các phòng khám vệ tinh hoạt động phục vụ bệnh nhân để giảm tải cho
bệnh viện. Các phòng khám vệ tinh này hoạt động như cơ chế phòng phát BHYT ngoại trú và
Nhà thuốc bệnh viện. Các phòng khám gồm : Khoa Khám bệnh 2 (PK Linh Tây), Khoa Khám
bệnh 3 (PK Linh Xuân), Khoa Khám bệnh 4 (PK Linh Trung), PK HBC, PK Bình Chiểu, PK
Dương Văn Cam

Hoạt động chuyên môn


Kho chẵn cấp phát thuốc cho kho Nội trú (kho lẻ), phòng phát BHYT và lên dự trù thuốc.
Kho Nội trú cấp phát thuốc cho các khoa lâm sàng (thuộc khối Hồi sức) và chuyển thuốc cho
bộ phận Ra lẻ, đảm bảo 100% giao thuốc đến tận các khoa và người bệnh.
Thủ kho giữ thuốc gây nghiện là Dược sĩ đại học.
Thủ kho giữ các thuốc khác là Dược sĩ đại học, cao đẳng và trung học tùy tình hình thực tế
BHYT ngoại trú cấp phát thuốc cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế.
Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, có Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc.
* Tổ nghiệp vụ Dược:
a) Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho
nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
b) Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và báo cáo đột
xuất khi được yêu cầu.
3. Các bộ phận:
3.1. Kho chính ( kho chẵn): Trưởng kho DSCĐ Phạm Thị Minh Trang
Kho áp dụng phần mềm quản lý dược từ khâu nhập vào và bảo quản đến lúc xuất kho.

Khi thuốc được giao đến kho được bộ phận Chuyên môn dược kiểm tra lại có đúng theo hợp
đồng đấu thầu, số lượng thầu, giá thầu, đơn đặt hàng (đối với thuốc dịch vụ sẽ kiểm tra giá,
đơn đặt hàng) … Sau đó thuốc được giao vào kho chẵn, các nhân viên tại kho kiểm tra lại
thuốc (tên, hàm lượng, hoạt chất, số lượng, hạn dùng,…) theo hóa đơn

Nếu đúng thì tiến hành nhập kho. Thủ kho sẽ làm nhiệm vụ ghi lại số lô, hạn dùng vào sổ
theo dõi

Thuốc nhập vào kho chủ yếu từ các công ty được phép lưu hành của Bộ y tế cho phép. Thuốc
nhập vào được sắp xếp theo các loại thuốc gây nghiện và hướng tâm thần, thuốc thông thường
riêng biệt

Sau đó số lượng được cập nhập vào phần mềm quản lý Kho theo dõi số lô, hạn dùng. Riêng
đối với thuốc gây nghiện và hướng tâm thần bảo quản vào tủ thuốc có cửa hai lần khóa

Sau đó kho chẵn sẽ chuyển thuốc về các bộ phận theo phiếu dự trù từ các kho, nhà thuốc bệnh
viện và phiếu xuất chuyển kho

3.2. Khu Nội trú: Quản lý Ths DS Trần Minh Sang


a. Kho nội trú viên:
Được quản lí theo phần mềm theo dõi những thuốc có đơn vị tính bằng viên, thuốc sử dụng
đường uống.

Làm dự trù thuốc toàn bộ trên mạng và số lượng dự trù thuốc được kho chẳn chuyển vào kho
viên để cho các khoa, phòng làm phiếu lĩnh sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Kho duyệt các
phiếu lĩnh thuốc của khoa, phòng và chuyển số lượng thuốc cho bộ phận ra lẻ để chia liểu nhỏ
cho từng bệnh nhân.

Ngoài ra còn xây dựng cơ số tủ trực đối với một số khoa cấp cứu, hồi sức … và duyệt bù cơ số
tủ trực
Nếu thuốc các khoa thay đổi cho bệnh nhân hoặc sử dụng không hết (do diễn tiến bệnh thay
đổi) … sẽ được chuyển về kho theo phiếu hoàn trả thuốc

b. Kho nội trú ống:


Được quản lí theo phần mềm theo dõi những thuốc có đơn vị tính bằng ống , chai và lọ…,
thuốc sử dụng đường tiêm truyền.

Quy trình làm việc như kho nội trú viên

c. Bộ phận ra lẽ:
Sau khi nhận thuốc từ kho nội trú viên và kho nội trú ống từ các phiếu lĩnh của các khoa,
phòng. Bộ phận ra lẽ sẽ dựa vào các phiếu công khai thuốc để phân chia từng liều nhỏ nhất
đến tay bệnh nhân, có ghi rõ thời gian sử dụng : sang, trưa, chiều, tối …

3.3. Phòng cấp phát thuốc bảo hiểm y tế ngoại trú:


Chia thành các quầy riêng biệt để quản lý và cấp phát thuốc đến bệnh nhân, bao gồm 7 quầy
sắp xếp theo nhóm bệnh. Mỗi quầy đều có các dược sỹ phụ trách và chịu trách nhiệm chuyên
môn.
Có phần mềm quản lí thuốc riêng biệt và nhận thuốc từ kho chẵn theo phiếu dự trù hoặc phiếu
xuất chuyển kho, phần mềm gọi số tự động …

Quy trình lãnh thuốc tại phòng phát BHYT:

 Bệnh nhân nhận đơn thuốc từ các phòng khám (2 đơn thuốc giống nhau)

 Nộp đơn thuốc tại quầy thu phí theo số thứ tự

 Làm thủ tục thanh toán đồng chi trả và nhận lại 01 đơn thuốc

 Nhận thuốc theo số thứ tự

 Nhận thuốc, kiểm tra, ký tên

 Ra về

3.4. Nhà thuốc bệnh viện:


Dược sỹ Lê Thị Loan Anh
Nhà thuốc bệnh viện phục vụ 24/24 giờ cho bệnh nhân không có thẻ bảo hiểm y tế. Ngoài ra
nhà thuốc bệnh viện luôn có Dược sĩ hướng dần sử dụng thuốc theo yêu cầu của bệnh nhân.
Nhà thuốc đạt chứng nhận tiêu chuẩn GPP do Sở Ytế cấp.
Giá thuốc bán theo đúng qui định của Bộ Y Tế cho phép, có bản niêm yết giá tại nhà thuốc.
Bệnh nhân nhận đơn thuốc từ các phòng khám, sau đó đưa bộ phận thu phí tại nhà thuốc
(thuộc phòng Tài chính kế toán) để tính tiền. Sau khi thanh toán tiền, đơn thuốc sẽ được
chuyển đến các nhân viên dược. Các dược sỹ tại nhà thuốc chỉ cắt thuốc theo đơn và hướng
dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc theo đơn
3.5. Một số bộ phận khác:
- Ngoài các kho tại Bệnh viện, khoa Dược còn cung cấp thuốc và quản lý thuốc ở một số
kho lẽ khác như : Kho Linh Trung, Bình Chiểu, Hiệp Bình Chánh, Linh Tây, Linh Xuân
… Tất cả các bộ phận này đều hoạt động theo phần mền quản lý thuốc và được sự quản
lý chặt chẽ từ khoa Dược
- Kho vắc xin do DS Nguyễn Khánh Luân phụ trách phục vụ khoa Dinh dưỡng, khoa Sản
và các dịch vụ về vắc xin …
- Kho thuốc chương trình do DS Đỗ Thị Thu Hà phụ trách phục vụ các chương trình như:
Lao, HIV …
- Thuốc gây nghiện được quản lý riêng theo quy định, do DS Nguyễn Thị Thúy Diễm
phụ trách; có sổ theo dõi cấp phát, xuất nhập ... theo quy định về quản lý và sử dụng
thuốc gây nghiện

4. Một số quy định chung:


- Bảo quản 5 chống :
 Chống nóng, ẩm
 Chống mối, mọt, chuột, nấm mốc, côn trùng
 Chống cháy nổ
 Chống quá hạn dùng (áp dụng nguyên tắc FEFO và FIFO)
 Chống nhầm lẫn, mất mát, đỗ vỡ
- Theo nguyên tắc 3 dễ:
 Dễ thấy
 Dễ lấy
 Dễ kiểm tra
- Nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”
Quyết định 2701/2001/QĐ-BYT
* FIFO (First In/First Out) Nhập trước – Xuất trước
* FEFO (First Expired/First Out) Hết hạn dùng trước – Xuất trước
5. Hội đồng thuốc:
Thành phần gồm: Bam Giám đốc, Trưởng Khoa Dược, Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp và các
Trưởng Khoa Điều Trị.

Nội dung công tác, lịch công tác: Chịu trách nhiệm về mọi công tác Dược, công tác sử dụng
thuốc, công tác điều trị tại Bệnh Viện.

Định kỳ 1 tháng họp 1 lần ( ngoài ra còn họp đột xuất ).

Các cuộc họp nhằm đánh giá hiệu quả trong sử dụng thuốc, bình toa thuốc, đưa ra các ý kiến
về các phắc đồ điều trị …

MỘT SỐ NỘI DUNG CỤ THỂ:


1. Nguồn nhập hàng:
 Đấu thầu từ các công ty Dược hàng năm: Ví dụ
+ Công ty Dược phẩm Hậu Giang
+ Công ty Cổ Phần Dược phẩm 3/ 2
+ Công ty Cổ Phần Hóa- Dược phẩm Mekophar
+ Công ty TNHH DP Phạm Anh
+ Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (SAPHARCO)
+ Công ty CP DP TRUNG ƯƠNG CODUPHA ….
 Chỉ định thầu từ Sở Ytế, áp thầu từ các kết quả đấu thầu của các bệnh viện khác …
 Đặt hàng các công ty Dược thuốc sử dụng dịch vụ
Và một số phương thức nhập hàng khác tùy tinh hình thực tế và nhu cầu bệnh viện.
2. Thủ tục nhập hàng vào kho:

Nhập từ các công ty Dược thuốc được giao về bệnh viện lưu tại kho chẵn, khi nhâp hàng vào
kho thuốc được kiểm soát chặt chẽ về số lượng, chất lượng bằng cảm quan, ngày sản xuất, số
lô, hạn dùng, quy cách đóng gói, nhà sản xuất, giá cả …

Nhập hàng phải có hóa đơn đỏ. Khi nhập hàng phải có hợp đồng, phiếu kiểm nhập, hội đồng
kiểm nhập.
3. Thủ tục xuất hàng ra khỏi kho:
Xuất kho theo các phiếu dự trù từ phòng phát BHYT, kho Nội trú và các kho khác…
Xuất kho theo phiếu xuất chuyển kho đến các kho khác
Một số trường hợp xuất khác như: xuất trả hàng về công ty, xuất khám từ thiện …
Trong kho thường xuyên:
Thực hiện 3 kiểm tra:

+Số lượng, chất lượng

+Hạn dùng, số lô sản xuất

+Nồng độ, hàm lượng

Thực hiện 3 đối chiếu:

+Đối chiếu tên thuốc ở đơn, phiếu, nhãn

+Nồng độ, hàm lượng thuốc ở trên phiếu so với thuốc sẽ giao

+Số lượng, số khoản thuốc ở đơn phiếu so với thuốc sẽ giao


4. Cách sắp xếp hàng trong kho và điều kiện bảo quản hàng trong kho:

Tổng số mặt hàng trong kho là rất nhiều và thay đổi theo từng thời điểm

Các dạng bào chế gồm: thuốc viên, thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc đặt …

Cách sắp xếp theo nhóm điều trị và theo hình dạng kích thước

Thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện được sắp xếp trong ngăn riêng có khóa chắc chắn
Những thuốc thông thường: kháng sinh, hạ nhiệt, giảm đau, kháng viêm…đươc sắp xếp ở vị
trí thuận tiện giúp cho việc lấy thuốc dễ dàng và nhanh chóng

Điều kiện bảo quản : thường nhiệt độ kho: 22-28 0C, độ ẩm: 60-70%

Quạt, máy điều hòa, nhiệt kế, ẩm kế, tủ lạnh, tủ, kệ, giá đựng hàng …

PHIẾU THEO DÕI NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM

THÁNG …. NĂM …

GIỚI HẠN NHIỆT ĐỘ: 230C – 300C

GIỚI HẠN ĐỘ ẨM: 60% - 70%

NHIỆT ĐỘ(0C) ĐỘ ẨM KÝ TÊN GHI


CHÚ
NGÀY Người Người
9h 15h 9h 15h thực hiện kiểm tra

Thực hiện

3 dễ: + Dễ thấy
+ Dễ lấy
+ Dễ kiểm tra
5 chống: + chống nóng, ẩm
+ chống mối, mọt, chuột, nấm mốc …
+ chống cháy nổ
+ chống quá hạn sử dụng
+ chống nhầm lần, mất mát, đổ vỡ
5. Các loại sổ sách - các thống kê theo dõi có ở Khoa Dược:

- Các loại sổ sách thống kê theo dõi của khoa dược đều được xử lý thống kê trên phần mềm
máy tính và được cập nhật hàng ngày vào máy tính của bệnh viện

- Các loại mẫu biều: sổ theo dõi thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, sổ theo dõi phản
ứng phụ của thuốc, sổ xuất nhập tồn kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm
nhập, biên bản kiểm kê cuối tháng … ngoài ra còn có các mẫu báo cáo sử dụng thuốc theo quy
định của Bộ Ytế

- Nguyên tắc ghi chép, cập nhật biểu mẫu đó:


+ Cập nhật thường xuyên hàng ngày,hàng tháng

+ Số lượng được ghi bằng chữ và số

6. Cách sắp xếp, quản lý, sử dụng thuốc tại tủ trực, tủ cấp cứu ở các Khoa (Ban) điều trị
và của Khoa Dược
- Tùy theo từng bệnh viện và nhu cầu của khoa mà có cách sắp xếp,quản lý,cập nhật,sử
dụng thuốc hợp lý riêng biệt theo từng khoa, từng bộ phận cụ thể
- Đối với từng khoa ở bệnh viện luôn xây dựng sẵn một cơ số thuốc cần có tại tủ trực của
khoa để tiện sử dụng trong trường hợp cấp cứu bệnh nhân

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN :


1 Giới thiệu về hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều
trị :
1.1 Hoạt động thông tin giới thiệu thuốc trong bệnh viện:
Thông tin giới thiệu thuốc nhằm mục đích đảm bảo thực hiện sử dụng thuốc hợp lý an toàn và
nâng cao chất lượng thông tin tại bệnh viện.
Khi thông tin thuốc cần phải :
 Đầy đủ
 Chính xác
 Khách quan
 Trung thực
 Dễ hiểu, không được gây hiểu lầm
Hình 2.1. Quy trình thông tin thuốc
Quy trình thông tin thuốc gồm 3 bước:
Bước 1: Thu thập thông tin
Thông tin thuốc được thu thập từ các nhân viên y tế, các văn bản từ các cơ quan chủ quản,
thông tin cập nhật từ sách, báo, tạp chí, website của các cơ quan chủ quản như Bộ Y tế, Cục quản lý
dược, Trung tâm DI&ADR Quốc gia …
Bước 2: Xử lý thông tin:
Thông tin sẽ được bộ phận Dược lâm sàng và Thông tin thuốc kiểm tra, thẩm định, có tham
khảo ý kiến từ Ban giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị, được soạn thảo lại dưới dạng văn bản và
thông qua Hội đồng thuốc và điều trị phê duyệt trước khi triển khai.
Với những yêu cầu thông tin thuốc nhận được qua điện thoại sẽ được người có thẩm quyền tại khoa
Dược hoặc trong đơn vị thông tin thuốc xử lý trực tiếp, trường hợp cần thiết sẽ xin ý kiến của Ban
giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị hoặc các khoa phòng có liên quan
Bước 3: Triển khai thông tin thuốc
Các thông tin cập nhật thuốc mới, đình chỉ lưu hành thuốc, rút số đăng ký hoặc các cảnh báo
về ADR, tương tác thuốc…từ các cơ quan có thẩm quyền công bố sẽ được triển khai bằng văn bản
gửi về các khoa phòng có liên quan đồng thời sẽ được triển khai và lưu trữ trên mạng nội bộ thông tin
thuốc khoa Dược.
Thông tin về thuốc dưới dạng bài viết hoặc tin tức sưu tầm từ các nguồn khác sẽ được đăng tải
và lưu trữ tại tủ thông tin thuốc ở khoa Dược.
Thông tin tồn kho tại khoa Dược, thuốc cận date, thuốc chậm sử dụng…sẽ được triển khai
bằng văn bản khi có yêu cầu tới các khoa phòng có liên quan sau khi có ý kiến của Ban giám đốc và
được đăng tải có thời hạn trên mạng nội bộ thông tin thuốc khoa Dược
Thông tin thay thế thuốc, thông tin về tương tác thuốc, tư vấn sử dụng, bảo quản…khi có yêu
cầu sẽ được trả lời trực tiếp trong thời gian ngắn nhất hoặc bằng văn bản sau khi cần thiết phải có ý
kiến của Ban giám đốc, Hội đồng thuốc và điều trị.
Tại bệnh viện quận Thủ Đức, hoạt động thông tin giới thiệu thuốc thông qua các buổi sinh hoạt kỹ
thuật được tổ chức hàng tuần. Ngoài ra còn thông qua các cuộc họp, thư thông báo, mạng nội bộ, phát
hành tập san thông tin thuốc định kỳ mỗi quý.

1.2 Giới thiệu về tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị:
a. Tổ chức Hội đồng:
Hội đồng phải được thành lập ở tất cả bệnh viện do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập
và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm:
Tùy theo hạng bệnh viện Hội đồng có ít nhất 5 thành viên trở lên bao gồm các thành phần sau
đây:
 Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên môn:
 Phó Chủ tịch Hội đồng kiêm ủy viên thường trực là Trưởng khoa Dược bệnh viện:
 Thư ký Hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp hoặc dược sĩ khoa Dược hoặc cả hai thành
viên này
 Ủy viên gồm: Trưởng một số khoa điều trị chủ chốt, bác sĩ chuyên khoa vi sinh và điều dưỡng
trưởng bệnh viện
Các bệnh viện hạng II trở lên có thêm ủy viên dược lý hoặc dược sĩ dược lâm sàng:
Trưởng phòng Tài chính – Kế toán
b. Chức năng của Hội đồng:
Hội đồng có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị
bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện.
c. Nhiệm vụ của Hội đồng:
Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện.
Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị.
Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc.
Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị.
Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc.
d. Hoạt động của Hội đồng:
 Hội đồng họp định kỳ hai tháng 1 lần hoặc đột xuất do Chủ tịch Hội đồng triệu tập. Hội đồng có
thể họp đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh giữa các kỳ họp định kỳ của Hội đồng.
 Hội đồng xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch hoạt động và nội dung họp định kỳ trong 1 năm.
 Phó Chủ tịch kiêm ủy viên thường trực Hội đồng chịu trách nhiệm tổng hợp tài liệu liên quan về
thuốc cho các buổi họp của Hội đồng. Tài liệu phải được gửi trước cho các ủy viên Hội đồng để
nghiên cứu trước khi họp.
 Hội đồng thảo luận, phân tích và đề xuất ý kiến, ghi biên bản và trình Giám đốc bệnh viện phê
duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
 Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết và báo cáo định kỳ 6 và 12 tháng theo mẫu quy định.
1.3 Kho thuốc trong bệnh viện theo hướng dẫn GPS:
1.3.1 Ý nghĩa, yêu cầu, nội dung hoạt động của 01 kho bảo quản đạt GSP tại bệnh viện:

Kho thuốc: là nơi dùng bảo quản, cung cấp và phát thuốc cho các khoa lâm sàng hay bệnh nhân điều
trị.

Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, bao bì đóng gói,bao gồm cả việc đưa vào sử dụng
và duy trì đày đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên nhận và phiếu xuất.

Ý nghĩa: Kho thuốc đạt GSP giúp cho thuốc đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người bệnh phục vụ
cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của bệnh nhân.

Các yêu cầu về nhà kho và trang thiết bị cho kho thuốc đạt GSP-WHO bao gồm:
Nhân sự:
 Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc
được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực
hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được qui định rõ trách nhiệm, công
việc của từng người bằng văn bản.
 Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, có những
hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm
vụ được giao, đáp ứng các qui định của Nhà nước.
 Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản: phương
pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc...
 Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn
thuốc tân dược. Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải
có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc dược sĩ trung học.
 Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các qui
định của pháp luật có liên quan.
 Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà nước về bảo
quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản
thuốc.
Nhà kho và trang thiết bị:
 Địa điểm:
 Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm
bảo thuốc, nguyên liệu tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn, và lũ lụt..
 Kho phải có một địa chỉ xác định, nằm ở nơi thuận tiện cho việc xuất nhập, vận chuyển, bảo vệ.
 Thiết kế, xây dựng:
 Kho phải đủ rộng, và khi cần thiết, cần phải có sự phân cách giữa các khu vực sao cho có thể bảo
đảm việc bảo quản cách ly từng loại thuốc, từng lô hàng theo yêu cầu.
 Tuỳ theo mục đích, qui mô của kho cần phải có những khu vực xác định, được xây dựng, bố trí
hợp lý, trang bị phù hợp:
- Khu vực tiếp nhận, biệt trữ và bảo quản thuốc, nguyên liệu chờ nhập kho.
- Khu vực lấy mẫu thuốc, nguyên liệu: khu vực này phải được xây dựng, trang bị thích hợp và
phải có hệ thống cung cấp không khí sạch đảm bảo yêu cầu của việc lấy mẫu.
- Khu vực bảo quản thuốc.
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu có yêu cầu bảo quản đặc biệt;
- Khu vực bảo quản thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chờ xử lý
- Khu vực bảo quản bao bì đóng gói
- Khu vực bảo quản biệt trữ trước khi xuất nguyên vật liệu
 Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, bố trí đáp ứng các yêu cầu về đường đi lại, đường thoát
hiểm, hệ thống trang bị phòng cháy, chữa cháy.
 Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển
của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.
 Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để chống ẩm, chống
thấm đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và hoạt động của các phương tiện cơ
giới. Nền kho không được có các khe, vết nứt gãy .. là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn
trùng.
 Đối với kho thuốc, hóa chất dễ cháy nổ
- Nền kho phải thấp hơn mặt đất 1.5-2m
- Giữa tường và mái kho có các khe thông hơi
- Công tắc, cầu dao điện phải gắn bên ngoài, dây nối đèn phải được bọc kín.
- Mọi nguyên nhân phát sinh tia lửa phải được loại trừ.
 Trang thiết bị:
 Trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản: quạt thông gió,
hệ thống điều hòa không khí, xe chở hàng, xe nâng, nhiệt kế, ẩm kế.
 Kho phải được chiếu sang đủ, cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả các hoạt
động trong khu vực kho.
 Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Không được để thuốc trực tiếp trên nền kho. Khoảng
cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra
đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.
 Có đủ các trang thiết bị, các bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ, như: hệ
thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi
nước chữa cháy,…
 Có nội qui qui định việc ra vào khu vực kho, và phải có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn
việc ra vào của người không được phép.
 Có các biện pháp, có chương trình bằng văn bản để ngăn chặn kiểm soát sự xâm nhập, phát triển
của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm.
Điều kiện bảo quản trong kho:
 Về nguyên tắc các điều kiện bảo quản phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Theo qui định của
Tổ chức Y tế thế giới, điều kiện bảo quản bình thường là bảo quản trong điều kiện khô, thoáng,
và nhiệt độ từ 15-250C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30 0C. Phải
tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, mùi từ bên ngoài vào và các dấu hiệu ô nhiễm khác.
 Nếu trên nhãn không ghi rõ điều kiện bảo quản, thì bảo quản ở điều kiện bình thường. Trường
hợp ghi là bảo quản ở nơi mát, đông lạnh .... thì vận dụng các qui định sau:
 Nhiệt độ:
- Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-25 0C, trong từng khoảng thời gian nhiệt độ có
thể lên đến 3000C.
- Kho mát: Nhiệt độ trong khoảng 8-150C.
- Kho lạnh: Nhiệt độ không vượt quá 80C. Tủ lạnh: Nhiệt độ trong khoảng 2-80C.
- Kho đông lạnh: Nhiệt độ không vượt quá - 100C.
 Độ ẩm:

 Các thuốc yêu cầu bảo quản tránh ẩm hoặc độ ẩm được kiểm soát phải được bảo quản trong các
khu vực mà độ ẩm và nhiệt độ tương đối được duy trì trong giới hạn yêu cầu. Điều kiện bảo quản
“ khô” được hiểu là độ ẩm tương đối không quá 70%.

 Để đảm bảo điều kiện bảo quản đảm bảo thống nhất về nhiệt độ và độ ẩm của các kho cần có sự
đánh giá đồng đều về nhiệt độ và độ ẩm việc đánh giá phải tuân theo quy định chung của hướng
dẫn.

 Các thuốc đòi hỏi điều kiện bảo quản đặc biệt cần phải được bảo quản ở các khu riêng biệt được
xây dựng và trang bị thích hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và các quy định
của pháp luật.

 Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần : phải được bảo quản theo đúng quy định
tại các qui chế liên quan.

Vệ sinh:
 Khu vực bảo quản phải sạch, không có bụi rác tích tụ và không được có côn trùng sâu bọ. Phải
có văn bản qui định chương trình vệ sinh, xác định rõ tần số và phương pháp vệ sinh nhà xưởng,
kho.
 Tất cả thủ kho, công nhân làm việc tại khu vực kho phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Người
mắc các bệnh về đường hô hấp, hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực
bảo quản có trực tiếp xử lý thuốc (nguyên liệu, thành phẩm...) còn hở.
 Nơi rửa tay, phòng vệ sinh phải được thông gió tốt và bố trí phù hợp (cách ly với khu vực tiếp
nhận, bảo quản, xử lý thuốc).
 Công nhân làm việc trong khu vực kho phải mặc quần áo bảo hộ lao động thích hợp.
Quy trình bảo quản:
 Các điều kiện bảo quản được yêu cầu như: chủng loại bao bì, giới hạn nhiệt độ, độ ẩm, việc bảo
vệ tránh ánh sáng... cần được duy trì trong suốt thời gian bảo quản. Cần phải có sự chú ý tới các
thuốc chứa hoạt chất kém vững bền đối với nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng...
 Bao bì thuốc phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không dùng lẫn lộn bao
bì đóng gói của loại này cho loại khác.
 Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải được bảo quản theo đúng các qui định
tại qui chế liên quan.
 Các thuốc nhạy cảm với nhiệt độ phải được bảo quản ở kho lạnh hoặc trong tủ lạnh. Nhiệt độ
trong kho phải được kiểm tra ở các vị trí khác nhau của kho.
 Các thuốc nhạy cảm với ánh sáng phải được bảo quản trong bao bì kín, không cho ánh sáng
truyền qua, trong phòng tối.
 Các thuốc dễ bay hơi và các thuốc nhạy cảm với độ ẩm phải được bảo quản tại kho lạnh, bao bì
đóng kín. Các chất hút ẩm mạnh phải được bảo quản tại phòng khô, bao bì bằng thuỷ tinh hoặc
nhựa đóng kín. Nếu có thể thì nút phải được phủ paraffin.
 Các thuốc có mùi phải được bảo quản trong bao bì kín, ở kho riêng.
 Dược liệu phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải được sắp xếp hợp
lý đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp để làm bao bì bảo quản dược liệu có
thể là thuỷ tinh, nhựa, giấy... Các dược liệu chứa tinh dầu cũng cần phải được bảo quản trong
bao bì kín.
 Các chất dễ cháy, nổ phải được bảo quản tại kho riêng, đáp ứng các qui định của pháp luật.
 Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu thuốc trong kho theo cách so sánh thuốc hiện còn và lượng
hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập thuốc. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải
được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.
 Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả
hay các vấn đề sai trái khác.
 Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước - xuất trước hoặc
hết hạn trước- xuất trước được tuân thủ, và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng.
 Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các biến chất, hư hỏng trong quá
trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc, nguyên liệu.
 Thuốc, nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phải được bảo quản ở khu
vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu thuốc,nguyên liệu chờ xử lý. Phải có các biện pháp đề
phòng việc cấp phát, sử dụng thuốc, nguyên liệu đã hết hạn dùng, thuốc, nguyên liệu không đạt
tiêu chuẩn chất lượng.
 Phải có các phương tiện vận chuyển và bảo quản thích hợp nhằm đảm bảo cho thuốc, nguyên
liệu tránh đổ vỡ và hư hỏng do các điều kiện khí hậu vượt quá qui định như nắng nóng, ẩm ướt...
trong suốt quá trình vận chuyển, bảo quản cần lưu ý những loại thuốc, nguyên liệu có yêu cầu
điều kiện bảo quản đặc biệt
1.3.2 Tổ chức hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc bệnh viện:
 Hiện nay, Khoa dược bệnh viện Quận Thủ Đức tổ chức bảo quản thuốc ở kho chẳn
 . Thực hiện bảo quản thuốc tại kho theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” cùng với đầy
đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản được ghi nhận số liệu mỗi ngày tại mỗi kho
 Kho chẵn:
- Lên dự trù nhập thuốc, phân phối thuốc cho kho nội viện, kho cấp phát thuốc ngoại viện
BHYT , nhà thuốc bệnh viện
- Kho chẵn có thuốc, hóa chất (cồn, nước rửa dụng cụ, dung dịch sát khuẩn…), vật tư y tế
( kim tiêm, bông gòn, băng gạc,…)
- Thủ kho chẵn sẽ nhận hàng và kiểm hàng từ các công ty bao gồm tên thuốc, hàm lượng thuốc,
số lượng, số lô, hạn dùng, cảm quan ( hộp thuốc, vỉ thuốc không bị rách hay ẩm mốc).
- Khi hàng hóa nhập về thì thủ kho sẽ đảo kho.
 Kho lẻ:
- Nhận thuốc từ kho chẵn rồi phân phối thuốc cho các khoa, phòng điều trị, nhà thuốc bệnh viện
(chủ yếu là thuốc viên, thuốc tiêm ).
- Kho lẻ có nhiệm vụ bảo quản thuốc gây nghiện và hướng tâm thần ( ở tủ riêng biệt).
- Đồng thời kho lẻ làm nhiệm vụ cấp phát thuốc nội trú và BHYT xuất viện.

1.4 Sắp xếp, phân loại và bảo quản thuốc tại kho của khoa Dược bệnh viện:
1.4.1 Mô tả các hoạt động sắp xếp thuốc, y cụ trong các kho
 Việc sắp xếp thuốc và y cụ tại kho của khoa Dược bệnh viện Quận Thủ Đức do các nhân viên
phụ trách kho đảm nhiệm. Thuốc được phân thành từng khu vực theo nhóm thuốc, được xếp trên
kệ, tủ có khóa, thùng thuốc đặt trên pallet, được chất cao phù hợp, gon gàng, ngăn nắp, có tủ
chứa thuốc đặc biệt, trên mỗi kệ có ghi chú rõ ràng.
 Thuốc và y cụ được sắp xếp theo nguyên tắc 3 dễ, 5 chống
 Nguyên tắc 3 dễ
- Dễ thấy
- Dễ lấy
- Dễ kiểm tra
 Nguyên tắc 5 chống
- Chống ẩm nóng
- Chống mối mọt, nấm móc
- Chống cháy nổ
- Chống quá hạn dùng
- Chống nhầm lẫn, đổ vỡ
 Khi sắp xếp đặc biệt lưu ý
- Các thuốc nguyên đai nguyên kiện chất trước, thuốc lẻ chất sau.
- Thuốc khối lượng nặng chất trước, nhẹ chất sau
 Tại kho thuốc, thuốc được phân loại theo nhiều cách, như
- Phân loại theo đường dùng
- Phân loại theo chế độ quản lý
- Phân loại theo nhóm tác dụng dược lý
- Phân loại theo điều kiện bảo quản
- Phân loại theo dạng bào chế
 Phân loại theo nhóm tác dụng dược lý được áp dụng ở tất cả các kho của bệnh viện.
 Đối với những loại thuốc phải bảo quản lạnh ở 2-8°C thì được bảo quản trong tủ lạnh như
vaccin, Insullin
 Đối với những loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng hoặc cần độ vô khuẩn cao cần đặt trong hộp
kín, chai lọ màu tối, hay bao bì kín, sạch như dịch truyền, siro,..
 Các lọ hóa chất cần để riêng biệt để phòng cháy nổ xảy ra.
 Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc gây tê-mê để tủ riêng biệt và có khóa tủ chắc
chắn theo đúng quy định .
 Các thuốc có bao bì giống nhau được để ngăn ra, cách xa nhau và không để quá chiều cao quy
định để chống đổ vỡ hư hao.
 Những thuốc sau khi cắt được đựng trong hộp thuốc đã mở và những hộp nhựa có ghi rõ tên
thuốc đó, kèm theo là phiếu theo dõi để dễ kiểm tra tránh mất mát.Thuốc được đựng trong hộp ra
lẻ sẽ có bao để cạnh bên.
 Tại kho có bảng phân biệt, giấy ghi chú thuốc có tên giống nhau hoặc bao bì giống nhau.
 Tất cả các thuốc, hóa chất, y dụng cụ đều được sắp xếp trên pallet, tủ, kệ,... không để trực tiếp
trên nền kho. Sắp xếp kho có đường đi, khe hở giữa các khối hàng, đảm bảo thông hơi thoáng
gió,...
1.4.2 Theo dõi và đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình bảo quản tại kho
 Tại mỗi kho của bệnh viện đều có trang bị nhiệt ẩm kế để theo dõi nhiệt độ và độ ẩm, đảm bảo
xử lý kịp thời khi nhiệt độ và độ ẩm không đạt yêu cầu. Việc theo dõi nhiệt độ - độ ẩm diễn ra
hằng ngày, ít nhất là 2 lần/ ngày. Thời gian lý tưởng cho việc ghi kiểm tra nhiệt ẩm kế là 9 giờ và
15 giờ.
 Để ngăn chặn kiểm soát sự xâm nhập, phát triển của côn trùng, sâu bọ, loài gặm nhấm, tại mỗi
kho của khoa Dược đều trang bị bẫy chuột.
 Có bình chữa cháy ở mỗi kho thuốc và kho vật tư y tế để phòng chống cháy nổ
 Thuốc được quản lý và kiểm soát chất lượng theo quy trình.
 Quy trình kiểm soát chất lượng thuốc thực hiện theo các bước
 Tiếp nhận và kiểm tra thuốc
 Nhập kho thuốc
 Phân loại và sắp xếp kho thuốc báo cáo tình hình nhập thuốc
 Lưu hồ sơ
 Phát thuốc cho các khoa phòng, bệnh nhân ngoại trú.
1.5 Cung ứng và cấp phát thuốc trong bệnh viện
1.5.1 Quy trình cung ứng thuốc cho bệnh viện:
Dự trù mua thuốc:
 Mục đích: Nhằm đảm bảo nhu cầu cung ứng thuốc cho bệnh nhân tại bệnh viện thì việc báo cáo
và dự trù thuốc phải thực hiện chính xác và đúng quy định quản lý của Dược
 Cách tính lượng thuốc dự trù mua:
Xem năm trước dùng những loại nào và số lượng từng loại là bao nhiêu rồi nhân cho 30% cho năm
sau.

Lượng thuốc dự trù = Số xuất cả năm của năm trước * 30%

 Quy trình báo cáo và dự trù thuốc


 Các bước trong quy trình gồm
- Bước 1: Kiểm tra và tổng hợp số liệu về nhập, cấp phát, hư hao, hoặc điều chuyển thuốc
Trước khi báo cáo dự trù thuốc phải kiểm tra, đối chiếu số lượng tồn đầu, nhập, xuất, hư hao, tồn cuối
chính xác. Lấy từ báo cáo nhập xuất tồn sử dụng của kho lẻ 3 tháng liên tiếp từ đó tính bình quân 1
tháng.
- Bước 2: Lập báo cáo sử dụng và tồn kho thuốc
Kho chẵn thực hiện báo cáo sử dụng và tồn kho tại khoa Dược
- Bước 3: Tính toán nhu cầu sử dụng thuốc
Kho chẵn đã có số liệu sử dung thuốc từ đó tính bình quân nhu cầu mỗi tháng
- Bước 4: Lập bảng dự trù
Thủ kho tính toán và dự trù thuốc gửi Trưởng khoa xem xét
- Bước 5: Xem xét và phê duyệt
Trưởng khoa Dược và Hội đồng thuốc điều trị kết hợp phê duyệt dự trù. Những thuốc chuyên khoa
phải xin ý kiến các khoa điều trị
- Bước 6: Chuyển cung tiêu đặt hàng, lưu hồ sơ
Thực hiện đấu thầu mua thuốc tại bệnh viện
Đấu thầu từ các công ty Dược hàng năm. Ví dụ :
+ Công ty Dược phẩm Hậu Giang
+ Công ty Cổ Phần Dược phẩm 3/ 2
+ Công ty Cổ Phần Hóa- Dược phẩm Mekophar…
Chỉ định thầu từ Sở Y tế, áp thầu từ các kết quả đấu thầu của các Bệnh viện khác …
1.5.2 Xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
Bệnh viện xây dựng quy trình xây dựng danh mục thuốc sử dụng trong bệnh viện sau:
 Danh mục thuốc bệnh viện phải dựa vào danh mục thuốc thiết yếu và danh mục thuốc chủ yếu
do Bộ Y Tế ban hành.
 Thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị tại bệnh viện.
 Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và kỹ thuật mới trong điều trị.
 Ưu tiên lựa chọn thuốc generic, thuốc đơn chất, thuốc sản xuất trong nước, thuốc của các doanh
nghiệp dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP).
 Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy, về hiệu quả điều trị. Hoạt chất được sử dụng nhiều năm tại bệnh
viện.
 Danh mục thuốc dựa vào phân tích VEN.
 Căn cứ vào số lượng thực tế trong năm để lập kế hoạch cho năm sau.
Cụ thể số lượng kế hoạch = số lượng sản xuất trong năm * 30%.
_ Khoa dược dựa vào kế hoạch của Sở Y Tế lập kế hoạch xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện
gửi về các khoa, phòng.

You might also like