Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN – HKII – NĂM HỌC 2021-2022

Bài thi môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin Số trang:


Mã đề:
Họ tên SV: Mai Vũ Minh Thông MSSV: 23668991
Mã lớp học phần: 420301416547 Số thứ tự: 66

Lưu ý:
- Sinh viên không được ghi thông tin vào phần của Cán bộ chấm thi
- Bài làm không vượt quá 06 trang

GK CHẤM BÀI GBCT 1: GBCT 2:


(ghi đầy đủ họ tên)
Câu 1: Câu 1:
Điểm bài thi
Câu 2: Câu 2:

BÀI LÀM

Câu 1.
a) Độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện, tiền đề để chủ động, tích cực hội nhập quốc
tế. Điều đó thể hiện:
Một là, độc lập, tự chủ không phải là biệt lập, cô lập với thế giới bên ngoài,
đứng ngoài hội nhập quốc tế, mà thể hiện chủ quyền, quyền tự quyết, tự lựa
chọn, quyết định con đường, mô hình phát triển của quốc gia, dân tộc. Tự chủ là
năng lực thực hiện chủ quyền, tức là thực hiện quyền tự quyết dân tộc trên thực
tế. Độc lập, tự chủ bao gồm độc lập, tự chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại,… Do đó, không có độc lập, tự chủ thì không thể nói
tới hội nhập quốc tế chứ chưa nói tới chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Hai là, độc lập, tự chủ là nhân tố đóng vai trò quyết định trong mối quan hệ với
hội nhập quốc tế. Có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong việc tự quyết
định lộ trình, bước đi, cách thức, nội dung, biện pháp, đối tác, lĩnh vực,… trong
hội nhập quốc tế. Đường lối độc lập, tự chủ của Đảng đã định hướng đúng cho
tiến trình hội nhập từ việc lựa chọn lĩnh vực ưu tiên, xác định lộ trình hội nhập
phù hợp. Ban đầu, chúng ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, sau đó đã từng
bước hội nhập toàn diện vào khu vực và quốc tế; quan hệ đối ngoại của nước ta
được mở rộng, ngày càng đi vào chiều sâu,… góp phần tạo ra thế và lực mới của
đất nước. Quan điểm và chính sách kiên trì độc lập, tự chủ của Đảng luôn được
cụ thể hóa, bổ sung và phát triển theo sự chuyển biến của tình hình trong nước
và quốc tế. Điều đó đã mở đường cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam
ngày càng sâu rộng, phục vụ thiết thực, hiệu quả cho sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Ba là, có độc lập, tự chủ thì mới độc lập, tự chủ trong phân tích, xử lý thông tin;
lựa chọn, đề xuất các giải pháp thiết thực, đồng bộ, hữu hiệu trước sự thay đổi
June 21, 2021
TR.1
mau lẹ, hạn chế tác động tiêu cực, phát huy tác động tích cực của tình hình thế
giới và khu vực trong quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
Bốn là, độc lập, tự chủ là cơ sở để tận dụng nhiều cơ hội lớn; hạn chế tối đa
thách thức do quá trình toàn cầu hóa gây ra, nhất là đối với những nước vừa,
nhỏ, đang phát triển như Việt Nam.
Năm là, độc lập, tự chủ là cơ sở, điều kiện để nước ta chủ động phát huy lợi thế
so sánh trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm từng bước phát triển. Chúng ta
chỉ có thể xuất khẩu được những mặt hàng có lợi thế, như: các sản phẩm nông
nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, may mặc, giày da,… khi hội nhập đầy đủ và
sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Nhưng nếu không độc lập, tự chủ, thì lợi thế so
sánh trong hội nhập sẽ bị các nước lớn lái theo ý họ. Có độc lập, tự chủ thì mới
lôi cuốn, kêu gọi các đối tác đến làm ăn tại nước ta,…
Hội nhập quốc tế góp phần tăng cường khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của
quốc gia, dân tộc. Điều đó được thể hiện:
Một là, hội nhập quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội, tiền đề cho chúng ta giữ vững
độc lập, tự chủ trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an
ninh,... Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành,
quản lý của Nhà nước, hội nhập quốc tế đã trở thành một trong các nguồn lực
quan trọng để chúng ta củng cố độc lập, tự chủ. Chủ động, tích cực hội nhập
quốc tế vừa là giải pháp, vừa là động lực để giữ vững độc lập, tự chủ.
Hai là, hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội thuận lợi để huy động nguồn lực
bên ngoài cho phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Thực tiễn đã minh chứng,
chính hội nhập quốc tế cho chúng ta những điều kiện để tận dụng được lợi thế
của các nguồn lực bên ngoài, như: vốn, kỹ thuật, công nghệ, quản lý,…
Ba là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế giúp chúng ta thực hiện hiệu quả công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quá trình toàn cầu
hóa đang làm thay đổi phân công lao động trên từng khu vực và toàn thế giới.
Chúng ta có thể tận dụng sự tái phân công lao động này để phát huy mặt mạnh
và lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, rút ngắn quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, hiện nay, đang nổi lên nhiều vấn đề an ninh đáng lo ngại, như: chủ nghĩa
khủng bố, xung đột tôn giáo, xung đột sắc tộc, chủ nghĩa ly khai, nguy cơ bất ổn
chính trị,… đe dọa trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của từng quốc gia, khu
vực và cả thế giới. Điều này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng
cùng một cơ chế thống nhất, hiệu quả trên cơ sở hợp tác giữa các nước, khu vực
cũng như toàn cầu. Muốn vậy, các nước phải cùng nhau hợp tác. Cho nên, chủ
động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội, môi trường hòa bình, ổn định để
chúng ta phát triển đất nước, trên cơ sở đó góp phần giữ vững độc lập, tự chủ.
Năm là, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sẽ giúp chúng ta hội nhập đầy đủ,
sâu rộng hơn vào các thể chế kinh tế thế giới, khu vực, góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, giữ vững độc lập, tự chủ.
b) Trách nhiệm của sinh viên góp phần để giữ vững độc lập, tự chủ trong quá trình
hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay:
- Sinh viên cần phải chăm chỉ, sáng tạo, có mục đích và động cơ học tập đúng đắn,
học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu được học tập tốt là yêu nước.

June 21, 2021


TR.2
- Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa
các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của lối sống lai căng, thực
dụng, xa rời các giá trị văn hoá - đạo đức truyền thống của dân tộc.
- Luôn nâng cao nhận thức chính trị, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tránh nhạt Đảng, khô Đoàn,
xa rời chính trị.
- Biết trau dồi các kỹ năng hội nhập trong thời kỳ mới, tiếp thu sự phát triển của
công nghệ, phát triển bản thân phù hợp với hoàn cảnh gia đình và xã hội.

Câu 2.
a) Những nhân tố ảnh hưởng tới quy mô tích luỹ:
Thứ nhất, trình độ khai thác sử dụng sức lao động. Tỷ suất giá trị thặng dư
tăng sẽ tạo tiền đề để tăng quy mô giá trị thặng dư. Từ đó mà tạo điều kiện để
tăng quy mô tích lũy. Để nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư, ngoài sử dụng các
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư
tương đối, nhà tư bản còn có thể sử dụng các biện pháp cắt giảm tiền công,
tăng ca, tăng cường độ lao động.
Thứ hai, năng suất lao động xã hội. Năng suất lao động tăng làm cho giá trị tư
liệu sinh hoạt giảm xuống, giá trị sức lao động giảm giúp cho nhà tư bản thu
được nhiều giá trị thặng dư hơn, góp phần tăng quy mô tích luỹ.
Thứ ba, sử dụng hiệu quả máy móc.
Sau mỗi chu kỳ, máy móc vẫn hoạt động toàn bộ nhưng giá trị của bản thân
nó đã giảm dần do tính giá khẩu hao để chuyên vào giá trị sản phẩm. Hệ quả
là, mặc dù giá trị đã bị khẩu hao, song tính năng hay giá trị sử dụng thì vẫn
nguyên như cũ, như lực lượng phục vụ không công trong sản xuất. Sự phục
vụ không công ấy được lao động sống nắm lấy và làm cho chúng hoạt động.
Chúng được tích lũy lại cùng với tăng quy mô tích luỹ tư bản. Đồng thời, sự
lớn lên không ngừng của quỹ khẩu hao trong khi chưa cần thiết phải đổi mới
tư bản cố định cũng trở thành nguồn tài chính có thể sử dụng cho mở rộng sản
xuất.
Thứ tư, đại lượng tư bản ứng trước.
Thị trường thuận lợi, hàng hóa luôn bản được, tư bản ứng trước cảng lớn sẽ là
tiền đề cho tăng quy mô tích luỹ.
b) Ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
Việc vận dụng quy luật của tích lũy tư bản vào trong huy động vốn và sử dụng
nguồn vốn một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng và cần thiết. Trên thực tế, các
doanh nghiệp trong nước vẫn chưa thể cạnh tranh một cách song phẳng với các
doanh nghiệp nước ngoài phần vì tiềm lực kinh tế chưa đủ mạnh phần vì chưa thực
sự chưa có chiến lược và chiến thuật phù hợp.
Quy mô của tích lũy tư bản phụ thuộc vào khối lượng của giá trị thặng dư. Đồng
thời, nó cũng phụ thuộc vào tỉ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng. Nếu như
không có sự biến động trong tỉ lệ phân chia giá trị thặng dư kể trên thì quy mô tích
June 21, 2021
TR.3
lũy tư bản sẽ bị ảnh hưởng, tác động bởi các nhân tố làm tăng giá trị thặng dư.Từ
nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tích lũy tư bản doanh nghiệp cần nâng
cao năng lực sáng tạo trong nền kinh tế thị trường hội nhập ngày nay. Doanh
nghiệp chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực sáng chế , phát minh …bên
cạnh đó cần cải tiến sản phẩm, công nghệ kỹ thuật đáp ứng thị trường hiện nay.
Tạo ra bầu không khí sáng tạo , tinh thần năng nổ thi đua làm việc cho đội ngũ
nhân viên, công nhân nhằm nâng cao năng suất lao động. Chủ động đổi mới trong
bộ máy tổ chức, vận hành linh hoạt , nâng cao trình độ quản lý. Cần kế thừa những
mô hình quản lý truyền thống mang lại hiệu quả cao bên cạnh đó ứng dụng linh
hoạt mô hình tổ chức quản lý hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kĩ
thuật vào trong mô hình quản lý cũng như sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng
suất lao động của doanh nghiệp. Đó chính là tận dụng tối đa nguồn lực của doanh
nghiệp một cách hợp lý để mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Trong quá trình sản xuất, tư liệu lao động ( các máy móc, thiết bị ) phục vụ cho
quá trình sản xuất thêm nhanh chóng nhưng giá trị của chúng thì lại chỉ bị khấu
hao từng phần . Tuy trong quá trình hoạt động chúng không còn giá trị sử dụng
như ban đầu nhưng vẫn còn sử dụng được và trong quá trình sản xuất. Điều này có
lợi cho nhà tư bản. Như vậy, kỹ thuật càng hiện đại, sự chênh lệch giữa tư bản sử
dụng và tư bản tiêu dùng càng lớn, thì sự phục vụ không công của tư liệu lao động
càng lớn. Mỗi doanh nghiệp tăng cường liên kết, hợp tác kinh doanh phát triển các
chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ, tiến
tới nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu; Đổi mới mô hình sản
xuất kinh doanh gắn với mục tiêu phát triển bền vững: sản xuất sạch, xanh, tiết
kiệm, sử dụng hiệu quả năng lượng, bảo vệ môi trường, hướng tới nhóm người yếu
thế trong xã hội…nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình đối với doanh
nghiệp khác trong nước và quốc tế, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam đối với các nước trên thế giới.

June 21, 2021


TR.4
June 21, 2021
TR.5

You might also like