Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Câu 81: Nhận định: “Nhân tố kinh tế là nhân tố duy nhất quyết

định sự phát triển của xã hội” thuộc lập trường triết học nào
dưới đây?

A. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

B. Chủ nghĩa duy tâm.

C. Nhị nguyên luận.

D. Chủ nghĩa duy kinh tế.

Đáp án : A

Câu 82: Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường duy vật biện
chứng trong các đáp án dưới đây:

A. Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau và phụ phuộc


hoàn toàn vào vật chất.

B. Vật chất là cái sinh ra ý thức, ý thức do vật chất quyết định
nhưng sau khi ra đời nó tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.

C. Ý thức do vật chất sinh ra và tác động trở lại vật chất nên
chúng có vai trò như nhau trong hoạt động thực tiễn của con
người.

D. Ý thức là cái có trước và quyết định vật chất. Vật chất là cái
có sau, phụ thuộc vào ý thức.
Đáp án:B
Câu 83: Hãy chỉ ra luận điểm thuộc lập trường duy tâm chủ
quan trong các đáp án dưới đây:

A. Cảm giác, ý thức là cái có trước và tồn tại sẵn trong con
người, các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp của các cảm giác ấy
mà thôi.

B. Vận động của tự nhiên và lịch sử là sự tha hóa từ sự vận động


của ý niệm tuyệt đối.

C. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, vì vậy nó không có


vai trò gì đối với hoạt động thực tiễn của con người.

D. Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, nhưng sau khi
ra đời ý thức tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực
tiễn của con người.
Đáp án: D

Câu 84: Xác định đáp án đúng nhất trong các đáp án sau về
nguyên tắc được rút ra từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức:

A. Nguyên tắc toàn diện.

B. Nguyên tắc lịch sử - cụ thể.

C. Nguyên tắc khách quan.

D. Nguyên tắc phát triển.

Đáp án: A
Câu 85: Xác định đáp án sai về kết cấu của ý thức trong các đáp
án dưới đây:

A. Theo chiều sâu của ý thức bao gồm các yếu tố: tự ý thức,
tiềm thức, vô thức.

B. Theo chiều ngang của ý thức bao gồm các yếu tố: tri thức,
tình cảm, niềm tin, ý chí… trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt
lõi nhất.

C. Theo chiều ngang của ý thức bao gồm các yếu tố: tự ý thức,
tiềm thức, vô thức.

D. Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong


mối quan hệ với ý thức về thế giới bên ngoài.

Đáp án: C

Câu 86: Xác định đáp án sai về tiềm thức trong các đáp án dưới
đây:

A. Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự


kiểm soát của ý thức.

B. Tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có từ trước nhưng


đã hình thành bản năng, thành kỹ năng trong tầng sâu ý thức của
chủ thể, là ý thức ở dạng tiềm tàng.

C. Tiềm thức có thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý và nhận
thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp.
D. Tiềm thức không thể tự động gây ra các hoạt động tâm lý và
nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúng một cách trực
tiếp.

Đáp án: D

Câu 87: Xác định đáp án sai về bản chất của ý thức trong các
đáp án dưới đây:

A. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

B. Ý thức có tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn
xã hội.

C. Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người
về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn – xã hội.

D. Ý thức là hình ảnh khách quan về thế giới chủ quan.


Đáp án:A

Câu 88: Xác định đáp án đúng nhất về nguyên tắc được rút ra từ
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong các đáp án dưới đây:

A. Nguyên tắc khách quan.

B. Nguyên tắc phát triển.

C. Nguyên tắc toàn diện.

D. Nguyên tắc khách quan và nguyên tắc phát triển.


Đáp án: A

Câu 89: Xác định đáp án đúng về vị trí, vai trò của quy luật mâu
thuẫn trong các đáp án dưới đây:

A. Là khuynh hướng của sự vận động, phát triển của sự vật hiện
tượng.
B. Là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự
vật hiện tượng.

C. Là cách thức diễn của sự vận động phát triển của sự vật hiện
tượng.

D. Là cơ sở của sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

Đáp án:D

Câu 90: Xác định đáp án sai về sự đấu tranh của các mặt đối lập
trong các đáp án dưới đây:

A. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, là thường
xuyên, gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động của sự vật nói
riêng, của thế giới hiện thực nói chung.

B. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp,
chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm
riêng.

C. Nhờ có sự đấu tranh của cá mặt đối lập mà sự vật mới xuất
hiện thay cho sự vật cũ, thế giới luôn luôn vận động, phát triển.
D. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là tương đối, gắn liền với
tính tương đối của sự vận động của sự vật nói riêng, của thế giới
hiện thực nói chung.

Đáp án: B
Câu 91: Điền từ vào chỗ trống để hoàn thiện luận điểm sau:
“… hình thành một cách khách quan, là quan hệ đầu tiên, cơ
bản chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội”.

A.Quan hệ giai cấp.


B.Quan hệ dân tộc.
C.Quan hệ gia đình.
D.Quan hệ sản xuất.
Đáp án: D

Câu 92: Tìm câu đúng nhất bàn về vai trò của biểu tượng
trong các đáp án dưới đây:

A.Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
B.Phản ánh khách thể một cách gián tiếp.
C.Là sản phẩm của những tri giác cảm tính trước đó
D.Là khâu trung gian giữa trực quan sinh động và tư duy trừu
tượng.
Đáp án: D

Câu 93: Hãy chỉ ra một câu viết sai về tri giác trong các luận
điểm dưới đây:

A.Là hình thức cơ bản của nhận thức cảm tính.


B.Là hình thức liên hệ giữa các khái niệm.
C.Phản ánh đối tượng có tính toàn vẹn trực tiếp nhờ sự tổng hợp
nhiều thuộc tính khác nhau của sự vật do nhiều cảm giác đem
lại.
D.Từ tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang hình thức cao hơn
đó là biểu tượng.

Đáp án: B

Câu 94: Tìm câu trả lời sai về khái niệm trong các đáp án
dưới đây:

A.Là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.


B.Là kết quả của sự tổng hợp, khái quát những tài liệu do
nhận thức cảm tính đem lại.
C.Bao quát những thuộc tính cơ bản có tính bản chất của cả
một lớp sự vật.
D.Là giai đoạn đầu tiên, đơn giản nhất của nhận thức cảm
tính.

Đáp án: D
Câu 95: Hãy phát hiện một quan điểm sai về nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong các đáp án dưới
đây:

A.Lý luận đóng vai trò quyết định đối với thực tiễn.
B.Thực tiễn là hoạt động vật chất còn lý luận là hoạt động
tinh thân.
C.Thực tiễn mà không có lý luận hướng dẫn thì thành thực
tiễn mù quáng.
D.Lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông.
Đáp án: D

Câu 96: Xác định đáp án đúng nhất về cơ sở lý luận của


phương pháp lịch sử - cụ thể trong các đáp án dưới đây:

A. Dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý


về sự phát triển.
B. Dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội.
C. Dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất.
D. Dựa trên mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng.
Đáp án: D

Câu 97: Xác định đáp án sai về khái niệm phát triển trong
các đáp án dưới đây:

A. Khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm vận
động nói chung.
B. Khái niệm phát triển đồng nhất với khái niệm vận động nói
chung.
C. Sự phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của một sự vật.
D. Sự phát triển là là kết quả thay đổi của quá trình thay đổi
dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra
theo đường xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường
như sự vật ban đầu nhưng ở mức độ cao hơn.
Đáp án: B

Câu 98: Xác định đáp án thể hiện lập trường siêu hình về sự
phát triển trong các đáp án dưới đây:
A. Sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần tuý về lượng,
không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
B. Sự phát triển dùng để quá trình vận động của sự vật, hiện
tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ
cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
C. Sự phát triển không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm
đi đơn thuần về lượng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại
ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng càng ngày càng
hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
D. Sự phát triển cũng là quá trình phát sinh và giải quyết mâu
thuẫn khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là quá trình
thống nhất giữa phủ định các nhân tố tiêu cực và kế thừa, nâng
cao nhân tố tích cực từ sự vật, hiện tượng cũ trong hình thái
của sự vật, hiện tượng mới.
Đáp án: A

Câu 99: Xác định đáp án đúng nhất về nguyên tắc phát triển
trong các đáp án dưới đây:

A. Nguyên tắc phát triển đối lập với quan điểm chủ quan duy
ý chí.
B. Nguyên tắc phát triển đối lập với quan điểm bảo thủ, trì trệ,
định kiến.
C. Nguyên tắc phát triển đối lập với quan điểm lịch sử - cụ
thể.
D. Nguyên tắc phát triển đối lập với quan điểm phiến diện,
một chiều.
Đáp án: B

Câu 100: Xác định đáp án sai về mối quan hệ giữa cái Riêng,
cái Chung và cái Đơn nhất trong các đáp án dưới đây:

A. Cái Chung chỉ tồn tại trong cái Riêng, thông qua cái
Riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình.

B. Cái Riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái Chung.

C. Cái Riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái Chung, cái
Chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái Riêng.

D. Cái Riêng là cái bộ phận, sâu sắc hơn cái Chung, cái
Chung là cái toàn thể, phong phú hơn cái Riêng.
Đáp án: D

Phần B
Câu 1. Hãy xác định câu trả lời đúng theo quan điểm Chủ
nghĩa duy vật biên chứng về vai trò của Ý thức :

A.Ý thức tự nó chỉ làm thay đổi tư tưởng. Như vậy ý thức
hoàn toàn không có tác dụng gì đối với thực tiễn.
B.Ý thức là phản ánh năng động, sáng tạo thực tại khách quan
và đồng thời có tác động trở lại mạnh mẽ thực tại đó thông
qua hoạt động thực tiễn của con người.
C.Ý thức là cái phụ thuộc vào nguồn gốc sinh ra nó. Vì thế
chỉ có vật chất mới là cái năng động, tích cực.
D.Ý thức là cái quyết định vật chất . Vật chất chỉ là cái thụ
động.

Đáp án:

Câu 2. Hãy xác định câu trả lời theo quan điểm siêu hình về
Mối liên hệ giữa các sự vật , hiện tượng trong thế giới hiện
thực khách quan:

A.Là sự tác động lẫn nhau, chi phối chuyển hoá lẫn nhau một
cách khách quan, phổ biến, nhiều vẻ giữa các mặt, quá trình
của sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng.
B.Là sự thừa nhận rằng giữa các mặt của sự vật, hiện tượng
và giữa các sự vật với nhau trong thực tế khách quan không
có mối liên hệ nào cả.
C.Quan điểm cho rằng ngoài tính khách quan, tính phổ biến
của mối liên hệ còn có quan điểm về tính phong phú của
mối liên hệ.
D.Là sự tác động lẫn nhau, có tính khách quan, phổ biến,
nhiều vẻ, có thể chuyển hoá cho nhau.

Đáp án:

Câu 3. Hãy xác định câu trả lời theo quan điểm siêu hình về
Sự phát triển:

A.Sự phát triển là xu hướng vận động làm nảy sinh cái mới
B.Sự phát triển là xu hướng thống trị của thế giới, tiến lên từ
đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện hơn theo những quy luật nhất định.
C.Sự phát triển là xu hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn của các sự vật hiện tượng.
D.Sự phát triển là xu hướng vận động làm cho sự vật, hiện
tượng tăng lên chỉ về khối lượng, thể tích, quy mô, trọng
lượng, kích thước.

Đáp án:

Câu 4. Hãy xác định câu trả lời theo quan điểm siêu hình về
ý nghĩa phương pháp luận của Mối quan hệ biện chứng giữa
Bản chất và Hiện tượng:

A.Hiện tượng thường làm sai lệch bản chất nên cần thận trọng
trong nghiên cứu những biểu hiện bên ngoài của sự vật.
B.Phương pháp nhận thức đúng là đi từ hiện tượng đến bản
chất, đi từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn,
không nhầm lẫn hiện tượng với bản chất.
C.Để nghiên cứu bản chất của sự vật cần nghiên cứu toàn
diện các hiện tượng của nó.
D.Muốn nhận thức đúng bản chất, con người đi thẳng vào tìm
hiểu và nắm lấy bản chất sẽ tránh được sai lầm.

Đáp án:
Câu 5. Hãy chỉ ra luận điểm sai về ý nghĩa phương pháp
luận của mối quan hệ giữa Nội dung và Hình thức:

A.Trong nhận thức và hành động không được tách rời hoặc
tuyệt đối hoá một mặt nội dung hay hình thức.
B.Trong nhận thức và hành động không được tách rời, tuyệt đối
hoá một mặt nội dung hay hình thức. Trước hết phải chú trọng
vai trò quyết định của hình thức đồng thời coi trọng nội dung.
C.Trong nhận thức và hành động không được tách rời, tuyệt đối
hoá một mặt nội dung hay hình thức. Trước hết phải chú trọng
vai trò quyết định của nội dung, nhưng phải chú trọng tới hình
thức.
D.Trong nhận thức và hành động không được tuyệt đối hoá một
mặt nội dung hay hình thức.

Đáp án:

Câu 6. Luận điểm nào dưới đây là luận điểm Siêu hình về
quan hệ giữa Nguyên nhân và Kết quả:

A.Trong những điều kiện xác định, nguyên nhân có trước kết
quả, một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại,
nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá cho nhau.
B.Trong điều kiện xác định, nguyên nhân có trước kết quả,
một nguyên nhân chỉ sinh ra một kết quả và ngược lại,
nguyên nhân và kết quả không thể chuyển hoá cho nhau.
C.Trong điều kiện xác định, nguyên nhân có sau kết quả. Một
nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại.
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá cho nhau.
D.Trong điều kiện xác định, nguyên nhân có trước kết quả,
một nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và ngược lại.
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hoá cho nhau trong
quá trình vận động.

Đáp án:

Câu 7. Luận điểm nào dưới đây là luận điểm Duy tâm về
quan hệ Nguyên nhân – Kết quả:

A.Để có kết quả theo mong muốn phải biết phát hiện và điều
khiển các nguyên nhân, khắc phục những nguyên nhân
ngược chiều, tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều
hướng tới kết quả.
B.Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết
quả có thể đổi chỗ, chuyển hóa cho nhau.
C.Quan hệ nhân quả là quan hệ do chủ quan của con người
tạo ra cho nên trong nhận thức và hành động con người
chắc chắn nhận được kết quả do mình tạo ra.
D.Nguyên nhân có trước kết quả vì thế cứ chờ đợi thì sớm
hay muộn kết quả sẽ tới.

Đáp án:

Câu 8. Luận điểm nào dưới đây là luận điểm Bất khả tri về
mối quan hệ giữa cái Tất nhiên và Ngẫu nhiên:

A.Thông qua nghiên cứu nhiều cái ngẫu nhiên để phát hiện
cái tất nhiên. Nắm lấy cái tất nhiên để hành động đồng thời
dự phòng xử lý kịp thời với cái ngẫu nhiên.
B.Mục đích của nhận thức và hành động là đạt tới cái tất
nhiên để có tự do. Nhưng cái tất nhiên tồn tại như vật tự nó
nên con người chỉ có thể nắm được cái ngẫu nhiên
C.Nắm lấy cái tất nhiên, chi phối, điều khiển, phòng ngừa cái
ngẫu nhiên. Đó là mục đích của nhận thức và hành động
của con người trong khi giải quyết mối quan hệ giữa tất
nhiên và ngẫu nhiên.
D.Nắm lấy cái tất nhiên để chi phối, điều khiển, phòng ngừa
mặt tác hại của ngẫu nhiên. Đó là mục đích của nhận thức
và hành động không phải bằng cách đi từ phân tích ngẫu
nhiên mà đi thẳng vào cái tất nhiên.

Đáp án:

Câu 9. Tìm câu trả lời theo quan điểm Duy tâm về Thực tiễn
trong các câu dưới đây:

A.Là toàn bộ những hoạt động có tính vật chất, tính mục đích,
tính xã hội - lịch sử của con người làm biến đổi tự nhiên, xã
hội theo hướng tích cực, tiến bộ, trong đó sản xuất vật chất là
thực tiễn cơ bản nhất.
B.Là toàn bộ những hoạt động của con người có tính mục đích,
tính xã hội- lịch sử làm biến đổi tự nhiên, xã hội theo hướng
tích cực, tiến bộ, trong đó sản xuất vật chất là thực tiễn cơ bản
nhất.
C.Là toàn bộ những hoạt động của con người có tính mục đích,
tính vật chất, làm biến đổi tự nhiên-xã hội theo hướng tích
cực, trong đó sản xuất vật chất là thực tiễn cơ bản nhất.
D.Là toàn bộ những hoạt động của con người có tính mục đích,
tính vật chất, tính lịch sử - xã hội, trong đó sản xuất tinh thần
là thực tiễn cơ bản nhất.

Đáp án:

Câu 10. Vận dụng quan điểm Duy vật biện chứng để tìm câu
trả lời đúng nhất trong các câu dưới đây:

A.Do vật chất quyết định ý thức nên chỉ cần tăng lương cho
người lao động là họ sẽ hăng hái sản xuất ra nhiều sản
phẩm tốt.
B.Do vai trò tác động tích cực của ý thức nên chỉ cần thường
xuyên giáo dục ý thức, tư tưởng cho người lao động là họ
sẽ tự giác hăng hái sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt.
C.Vì vật chất và ý thức có quan hệ biện chứng nên đối với
người lao động phải vừa khuyến khích vật chất vừa giáo
dục chính trị tư tưởng.
D.Vì chân lý là cụ thể nên phải tuỳ hoàn cảnh, tuỳ đối tượng
cụ thể mà tăng thêm khuyến khích vật chất hoặc tăng cường
giáo dục chính trị tư tưởng.

Đáp án:
Câu 11. Chọn luận điểm đúng nhất trong các luận điểm sau:

A. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là phủ định
hai lần
B. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là sự phát
triển do mâu thuẫn bên trong.
C. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là phát triển theo
chu kỳ.
D. Đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định là tính kế
thừa, tính lặp lại và tính chất tiến lên của sự phát triển.

Đáp án: D

Câu 12. Câu nào dưới đây đúng và có nội dung đầy đủ nhất về nội dung quy
luật Phủ định của phủ định:

A. Phủ định của phủ định là sự lặp lại hoàn toàn cái ban đầu.
B. Phủ định của phủ định là sự tổng hợp biện chứng của cái khẳng định ban đầu
và cái phủ định lần thứ nhất.
C. Phủ định của phủ định là sự phủ định trong đó sự xuất hiện cái mới như là
kết quả tổng hợp của những yếu tố tích cực trong cái khẳng định ban đầu và
trong cái phủ định lần thứ nhất.
D. Phủ định của phủ định là sự phủ định trong đó sự xuất hiện cái mới có nội
dung toàn diện, phong phú và cao hơn cái khẳng định ban đầu và cái phủ
định lần thứ nhất.

Đáp án: D

Câu 13. Câu nào dưới đây trả lời đúng, đầy đủ nhất về Vận động:
A. Là phương thức tồn tại, thuộc tính cố hữu của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự
thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản
cho đến tư duy.
B. Là phương thức tồn tại của vật chất, bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá
trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản đến vận động tư duy.
C. Là phương thức tồn tại, thuộc tính cố hữu của vật chất bao gồm mọi sự thay đổi
và mọi quá trình diễn ra trong hành tinh của chúng ta kể từ sự thay đổi vị trí
giản đơn đến tư duy.
D. Là phương thức tồn tại, thuộc tính cố hữu của vật chất bao gồm mọi sự thay đổi
và mọi quá trình diễn ra trong trái đất của chúng ta, kể từ sự thay đổi vị trí giản
đơn đến tư duy.

Đáp án: A

Câu 14. Câu nào dưới đây trả lời đúng nhất về mối quan hệ biện chứng giữa
Đứng im và Vận động của vật chất:

A. Vận động của vật chất là tuyệt đối, còn sự đứng im là tương đối nhằm bảo
đảm các dạng cụ thể của vật chất phân hoá trong tồn tại. Đứng im và vận
động là một mâu thuẫn biện chứng.
B. Từng hình thức vận động của vật chất chỉ tồn tại tương đối với đặc trưng của
những dạng vật chất cụ thể, còn sự vận động của vật chất là tuyệt đối nói
chung, nó chỉ khác nhau mà không có mâu thuẫn.
C. Các hình thức vận động chuyển hoá cho nhau từ thấp đến cao và ngược lại
gây ra sự đứng im là tương đối, sự vận động là một mâu thuẫn biện chứng.
D. Sự đứng im tương đối và sự vận động là tuyệt đối của vật chất thể hiện sự
phân hoá của vật chất về lượng mà không thay đổi về chất.
Đáp án: A

Câu 15. Câu nào dưới đây trả lời đúng nhất về nguồn gốc tự nhiên của Ý
thức:

A. Bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc- đó là nguồn gốc
tự nhiên của ý thức.
B. Ý thức có nguồn gốc siêu nhiên, đó là sản phẩm tinh thần đặc biệt được tạo
hoá kết tinh lại gọi là tinh thần thế giới tha hoá vào con người.
C. Ý thức có nguồn gốc tự nhiên, ở mọi dạng vật chất đều có vì thế con người
có ý thức cũng giống như gan tiết ra mật, cây sinh ra quả vậy.
D. Đi tìm nguồn gốc của sự hình thành ý thức không phải tìm ở thế giới bên
ngoài con người, mà tìm thấy từ bên trong con người. Đó là tổng hợp các
cảm giác của con người. Điều đó khẳng định không có cảm giác thì không
có ý thức.

Đáp án: A

Câu 16. Câu nào dưới đây trả lời đúng nhất về nguồn gốc xã hội của Ý thức:

A. Ý thức con người trực tiếp được hình thành từ quá trình lao động và ngôn
ngữ.
B. Sự hình thành ý thức con người có 2 nguồn gốc tự nhiên và xã hội, trong đó
nguồn gốc xã hội là gián tiếp còn nguồn gốc tự nhiên là trực tiếp hình thành.
C. Ý thức có hai nguồn gốc: tự nhiên và xã hội. Nguồn gốc xã hội chứng tỏ ý
thức con người giống động vật cũng có hệ thần kinh trung ương - não người.
D. Triết học duy tâm chủ quan cho ý thức con người là tổng hợp của các cảm
giác.
Đáp án: A

Câu 17. Xác định câu trả lời đúng nhất về bản chất của Ý thức trong các câu
dưới đây:

A. Là sản phẩm của một dạng vật chất - đó là não người. Não người sinh ra ý
thức cũng như mọi sản phẩm vật chất khác do con người tạo ra.
B. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
C. Triết học duy vật siêu hình giải thích bản chất ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan một cách thụ động hoàn toàn giống cái gương soi.
D. Là sự phản ánh tích cực, năng động, sáng tạo thế giới khách quan bằng não
người.

Đáp án: D

Câu 18. Tìm câu trả lời đúng nhất về mối quan hệ giữa Vật chất và Ý thức
trong các câu sau:

A. Giới tự nhiên, xã hội có trước và sinh ra ý thức, còn ý thức có sau và phụ
thuộc hoàn toàn vào vật chất.
B. Ý thức được vật chất sinh ra và quyết định, nhưng sau khi ra đời nó tác động
tích cực trở lại vật chất thông qua nhận thức và hoạt động thực tiễn.
C. Không có con người, không có cảm giác của con người thì mọi cái tồn tại
ngoài con người đều trở thành không xác định. Vì thế sự tồn tại con người
có trước tất cả và quyết định tất cả.
D. Thế giới trước hết có cái tinh thần. Nó được triển khai do quá trình phát triển
theo các quy luật biện chứng thành thế giới vật chất và con người. Con
người trở lại tự nhận thức mình cũng là cái tinh thần có đầu tiên trở lại tự
nhận thức mình.
Đáp án: B

Câu 19. Tìm câu trả lời đúng nhất về những điều kiện đảm bảo cho Ý thức có
tính năng động, sáng tạo trong những câu sau:

A. Ý thức chỉ phụ thuộc vật chất khi nó sinh ra (nguồn gốc). Còn khi đã hình
thành thì nó không còn phụ thuộc vào vật chất nữa, nó có đời sống riêng.
Chỉ khi đó ý thức mới phát huy được tính năng động, sáng tạo.
B. Sự năng động, sáng tạo của ý thức luôn luôn dựa trên những tiền đề vật chất
và hoạt động thực tiễn của con người.
C. Sáng tạo của ý thức không phụ thuộc vào điều kiện vật chất. Nó hoạt động
độc lập, năng động, chủ quan.
D. Ý thức và vật chất có vai trò ngang nhau, chúng tự thân vận động theo quy
luật riêng của chúng.

Đáp án: B

Câu 20. Tìm câu trả lời đúng nhất về mối quan hệ biện chứng giữa Lượng và
Chất của sự vật trong các câu sau:

A. Sự vật nào cũng có sự thống nhất giữa lượng và chất. Chất và lượng có mâu
thuẫn. Sự biến đổi về lượng tích luỹ lại dẫn đến sự biến đổi về chất. Sự biến
đổi căn bản về chất tạo ra bước nhảy và chuyển sự vật cũ sang sự vật mới.
B. Sự biến đổi về chất và lượng không phải mâu thuẫn. Chỉ có sự khác nhau là
lượng biến đổi nhanh hơn chất. Bước nhảy chỉ xảy ra khi chất biến đổi căn
bản.
C. Sự biến đổi về chất nhanh hơn biến đổi về lượng mới tạo ra bước thay đổi
căn bản về chất. Chất cũ mất đi, sự vật cũ bị phá vỡ, sự vật mới sinh ra.
D. Chỉ có sự thay đổi từ lượng đến chất là theo xu hướng tiến lên. Còn sự thay
đổi từ chất đến lượng là không thể diễn ra.

Đáp án: A

You might also like