Bao Cao VI Mo Tien Te Thang 5 2024 Wiresearch

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 27

Báo cáo vĩ mô tiền tệ

Số tháng 05/2024
Được thực hiện bởi
WiResearch
1
NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN 1: ĐIỂM NHẤN KINH TẾ THẾ GIỚI

PHẦN 2: KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM

2.1. GÓC NHÌN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ

2.2. GÓC NHÌN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ


PHẦN 1 ĐIỂM NHẤN KINH TẾ THẾ GIỚI
DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG GDP TOÀN CẦU NĂM 2024 ỔN ĐỊNH Ở MỨC 3.2%
Tăng trưởng GDP và lạm phát năm 2023 và dự báo năm 2024 của các quốc gia Dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của IMF
Ngày công bố dự báo: 04/2024 01/2024
8%
2023 Dự báo 2024
CPI

Toàn cầu 3,2%


Anh 3,1%
7%
Mỹ 2,7%
2,1% Dự báo điều chỉnh tăng

6% Dự báo không thay đổi


Nhật Bản 0,9%
0,9%

5% 4,6%
Trung Quốc
4,6%

4% Mỹ 0,5% Dự báo điều chỉnh giảm


Anh
0,6%

Châu Âu Nhật Bản 0,8%


3% Châu Âu Mỹ Châu Âu
0,9%

Anh Nhật Bản


2% IMF đã điều chỉnh dự báo về tăng trưởng kinh tế toàn
cầu năm 2024 ở mức 3,2%, cao hơn 0,1% so với dự
1% Trung Quốc báo hồi tháng 1/2024. Mặc dù tốc độ tăng trưởng dự
báo được nâng lên, nhưng vẫn được đánh giá là ở
Trung Quốc mức thấp so với mức trung bình lịch sử và rủi ro vẫn
0%
0% 1% 2% 3% 4% 5% 6% còn tồn tại. Điều này cho thấy tình hình kinh tế toàn
cầu vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn và còn phụ
Tăng trưởng GDP thuộc vào nhiều yếu tố bất định trong tương lai.

Nguồn: IMF (Tháng 4/2024), ECB (Tháng 12/2023) Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 4
GDP QUÝ 1/2024 CỦA MỸ ĐẠT 1.6%, THẤP HƠN SO VỚI MỌI DỰ BÁO TRƯỚC ĐÓ
Đóng góp vào phần trăm thay đổi của GDP thực của Mỹ

Tiêu dùng (C) Đầu tư (I) Xuất khẩu ròng (X-M) Chi tiêu chính phủ (G)
Hàng hóa Dịch vụ Đầu tư cố định Thay đổi hàng tồn kho tư nhân Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng chi tiêu và đầu tư chính phủ GDP thực (QoQ)

12%

10%

8%

6%

4%

2% 1,6%
0%

-2%

-4%

-6%
Q1/2021 Q2/2021 Q3/2021 Q4/2021 Q1/2022 Q2/2022 Q3/2022 Q4/2022 Q1/2023 Q2/2023 Q3/2023 Q4/2023 Q1/2024

Lo ngại về nguy cơ đình lạm tăng cao khi GDP tăng trưởng thấp và lạm phát vẫn tiếp tục dai dẳng. Tuy nhiên, bóc tách chi tiết cấu phần GDP cho thấy tăng trưởng
GDP quý 1 thấp tới từ các cấu phần thay đổi ngắn hạn như (1) Hàng tồn kho trong khu vực tư nhân giảm - phản ánh tâm lý không trữ hàng của doanh nghiệp do lo
ngại nhu cầu sẽ giảm, (2) Xuất khẩu ròng giảm do đồng USD đang mạnh hơn so với các loại tiền tệ khác. Trong khi đó các yếu tố cơ bản của nền kinh tế như tiêu
dùng, đầu tư cố định vẫn duy trì ổn định.

Nguồn: BEA Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 5


CÁC CẤU PHẦN CƠ BẢN CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ DUY TRÌ ỔN ĐỊNH
Sức mạnh của doanh số bán lẻ trong tháng 2 và tháng 3 tác động tích cực đến Xuất khẩu ròng giảm do đồng USD đang mạnh hơn so với các loại
tăng trưởng GDP quý 1 tiền tệ khác
So với tháng trước So với cùng kỳ 15% Xuất khẩu (YoY) Nhập khẩu (YoY)
60%

50% 10%
40%
5% 3,1%
30%

20% 0%
10%
0,0%
4,02%
-5%
0%
0,71%
-10% -10%
03/21 07/21 11/21 03/22 07/22 11/22 03/23 07/23 11/23 03/24 01/23 03/23 05/23 07/23 09/23 11/23 01/24 03/24
PMI dịch vụ có dấu hiệu chậm lại, PMI sản xuất giảm xuống mức 49.9 Khu vực sản xuất của Mỹ tháng 3 hồi phục nhẹ
PMI Dịch vụ PMI Sản xuất Ngưỡng mở rộng Chỉ số IIP (cột phải)
Tổng giá trị đơn đặt hàng mới (YoY) Tổng giá trị hàng tồn kho (YoY)
7%
75 106
Tổng giá trị hàng hóa xuất xưởng (YoY)
6%
70 102,70 104
5%
65
102 4%
60
100 3%
55 1,7%
98 2%
50 1,5%
1%
96
45 0%
0,6%
94
40 -1%

35 92 -2%

30 90 -3%
01/21 04/21 07/21 10/21 01/22 04/22 07/22 10/22 01/23 04/23 07/23 10/23 01/24 04/24 01/23 03/23 05/23 07/23 09/23 11/23 01/24 03/24

Nguồn: wichart.vn, Capital IQ, census.gov Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 6
TUY NHIÊN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÓ DẤU HIỆU SUY YẾU
Tổng chi tiêu xây dựng giảm 0.2% trong tháng 3, là lần giảm thứ hai trong 3 tháng

Tổng chi tiêu xây dựng Tổng chi tiêu xây dựng (MoM)
200.000 3% Lãi suất ở mức cao cũng làm hạn chế hoạt động xây dựng ở nhiều khu
180.000 3%
vực. Chi tiêu xây dựng tổng thể đã giảm trong quý 1. Đặc biệt, chi tiêu phi
160.000 2%
140.000 dân cư tư nhân giảm tháng thứ 3 liên tiếp do các nhà phát triển vẫn bị hạn
2%
120.000 chế bởi nhu cầu yếu đối với bất động sản thương mại, lãi suất cao và tiêu
1%
100.000
1% chuẩn cho vay chặt chẽ hơn.
80.000
-0,2%
0% Sự sụt giảm trong các dự án khởi công xây dựng phi dân cư và suy giảm
60.000
40.000 -1% doanh thu của các công ty kiến trúc cho thấy hoạt động xây dựng phi dân
20.000 -1% cư tư nhân có thể sẽ giảm trong thời gian tới.
0 -2%
01/22 04/22 07/22 10/22 01/23 04/23 07/23 10/23 01/24
Chi tiêu xây dựng dân cư giảm 0.7% trong tháng 3 chủ yếu do khu vực tư nhân Chi tiêu xây dựng phi dân cư tăng 0.2% tháng 3 nhờ các dự án cơ sở hạ tầng
8% Chi tiêu xây dựng dân cư tư nhân Chi tiêu xây dựng dân cư công 7% Chi tiêu xây dựng phi dân cư tư nhân Chi tiêu xây dựng phi dân cư công
6%
5%
4%
2% 3%
0,5%
0% 0,8%
1%
-2% -0,7%
-1% -0,2%
-4%
-6% -3%

Nguồn: census.gov Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 7


TIẾN TRÌNH GIẢM LẠM PHÁT DƯỜNG NHƯ ĐÃ CHỮNG LẠI

Việc làm mới ở mức thấp nhất kể từ tháng 10/2023 Chỉ số chi phí lao động (ECI) chưa về vùng hợp lý cho mục tiêu lạm phát 2%

Việc làm mới tăng thêm Tỷ lệ thất nghiệp Phạm vi biến động cho mục tiêu lạm phát 2% với xu hướng năng suất
1.000 7% 6%
900 6%
Nghìn việc làm

800 5%
6%
700
5% 4%
4,2%
600
5%
500 3,90% 3%
4%
400
4% 2%
300
200 3%
1%
100 3%

0 2% 0%
03/04 03/06 03/08 03/10 03/12 03/14 03/16 03/18 03/20 03/22 03/24

Dữ liệu PCE, một loạt chỉ số đo lường chi phí lao động tháng 3 cao hơn dự kiến cho thấy áp lực lạm phát cơ bản vẫn đang âm ỉ. Chỉ số chi phí lao động (ECI) -
thước đo chi phí lao động được Fed ưu tiên, đã tăng 1.2% so với quý trước và 4.2% so với cùng kỳ, đều mạnh hơn kỳ vọng của thị trường, mức tăng đi kèm với sự
cải thiện nhẹ về năng suất lao động theo quý. Điều tích cực là mức lương trung bình theo giờ, được công bố trong báo cáo việc làm tháng 4, yếu hơn dự kiến và chỉ
tăng 0.2% trong tháng.
Dù chi phí lao động vẫn ở mức cao, song việc lương trung bình theo giờ giảm nhẹ trong tháng 4 là tín hiệu đáng mừng cho thấy điều kiện thị trường lao động yếu
hơn sẽ dẫn đến áp lực chi phí lao động vừa phải hơn trong những tháng tới.

Nguồn: census.gov Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 8


FED QUYẾT ĐỊNH GIỮ NGUYÊN LÃI SUẤT VÀ GIẢM TỐC ĐỘ THẮT CHẶT ĐỊNH LƯỢNG
Tiến trình giảm lạm phát chững lại đã khiến Fed quyết định giữ ..và tháng 6 sẽ bắt đầu giảm nhịp độ thu hẹp bảng cân đối kế
nguyên lãi suất toán mỗi tháng từ mức 60 tỷ USD xuống còn 25 tỷ USD
So với tháng trước So với cùng kỳ Tổng tài sản của Fed Dự trữ ngân hàng (RB) Hợp đồng Repo nghịch đảo (RRP)
10%
10.000 Thực hiện nới lỏng Thực hiện thắt chặt
9% định lượng định lượng
8%
8.000
7%
6%
6.000

Tỷ USD
5%
4% 3,48%
4.000
3%
2%
0,38% 2.000
1%
0%
-1% 0
04/15 04/16 04/17 04/18 04/19 04/20 04/21 04/22 04/23 04/24
03/21 09/21 03/22 09/22 03/23 09/23 03/24

Thu hẹp bảng tài sản của Fed có nghĩa là ít dự trữ hơn cho các ngân hàng Mỹ và các tổ chức tài chính khác ở bảng nguồn vốn. Hơn nữa, tác động thanh khoản của
việc thắt chặt định lượng phụ thuộc vào số lượng dự trữ đang lưu hành*, nên khi việc thắt chặt định lượng tiếp tục, mỗi khoản tiền USD bị mất thêm sẽ có tác động
lớn hơn. Điều này diễn ra vào năm 2019, khi chương trình thắt chặt định lượng của Fed tiếp tục, dự trữ bị rút hết, cuối cùng khiến lãi suất cho vay qua đêm tăng vọt.
Vì thế, Fed đã tăng cường giám sát chương trình thắt chặt định lượng trước khi công bố kế hoạch giảm dần. Mục tiêu của họ là chuyển dự trữ từ mức "dồi dào"
hiện tại sang mức "vừa đủ", nhằm tránh tái diễn sự hoảng loạn tương tự.
Tuy nhiên, Fed cần thận trọng kép vì cuộc khủng hoảng bất động sản thương mại diễn biến chậm. Do các ngân hàng có nguy cơ bị ảnh hưởng từ các khoản vay vỡ
nợ, Fed cần đảm bảo không có thêm căng thẳng từ dự trữ không đủ hoặc lãi suất qua đêm tăng vọt.

Nguồn: FOMC, BEA, *Báo cáo chính sách của Falk Brauning thuộc Fed Boston (2018) Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 9
GDP QUÝ 1/2024 CỦA TRUNG QUỐC ĐẠT 5.3%, CAO HƠN MỌI DỰ BÁO TRƯỚC ĐÓ
Tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng cao hơn so với mọi dự báo Đầu tư tài sản cố định có mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ tháng 4/2023
So với cùng kỳ năm trước So với quý trước
14%
20%
12%
15%
10%

10% 8%
5,30%
4,5%
6%
5%
1,60%
4%
0%
2%

-5% 0%
Q1/2021 Q1/2022 Q1/2023 Q1/2024 02/22 05/22 08/22 11/22 02/23 05/23 08/23 11/23 02/24

Tuy nhiên, doanh số bán lẻ giảm mạnh so với những tháng gần đây Sản xuất công nghiệp cũng giảm tốc mạnh
So với cùng kỳ So với tháng trước
8%
40%

30% 6%

20% 4%
3,10% 4,5%
10%
2%
0%
0,71% 0%
-10%
-2%
-20%

-30% -4%
01/20 05/20 09/20 01/21 05/21 09/21 01/22 05/22 09/22 01/23 05/23 09/23 01/24 03/22 05/22 07/22 09/22 11/22 01/23 03/23 05/23 07/23 09/23 11/23 01/24 03/24

Nguồn: wichart.vn, National Bureau of Statistics of China Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 10
NỘI TẠI NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC VẪN CÒN YẾU
Xuất khẩu sụt giảm do yếu tố tỷ giá hối đoái và nhu cầu yếu từ thị trường
quan trọng như châu Âu. Hoạt động ở sản xuất và dịch vụ đều giảm nhẹ dù vẫn trên ngưỡng mở rộng
[CN] - Giá trị xuất khẩu Tăng trưởng xuất khẩu (YoY) Tăng trưởng xuất khẩu (MoM) PMI Sản xuất PMI Dịch vụ Ngưỡng mở rộng
350 60% 70
Tỷ USD

300 60
51,20
40% 50.40
250 50

200 20% 40
5,6%
150 30
0%
100 20
-20%
50 10
-28,4%
0 -40% 0
01/22 04/22 07/22 10/22 01/23 04/23 07/23 10/23 01/24 01/20 06/20 11/20 04/21 09/21 02/22 07/22 12/22 05/23 10/23 03/24

Áp lực giảm phát tiếp tục xuất hiện Thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục
So với cùng kỳ So với tháng trước [CN] - Đầu tư bất động sản [CN] - Đầu tư bất động sản (YoY)
6% 20.000 50%

5% 18.000 40%
16.000
4% 30%
14.000

100 triệu CNY


3% 12.000 20%

2% 10.000 10%
8.000 0%
1%
0,10% 6.000
0% -10%
4.000 -16,8%
-1% 2.000 -20%

-1,00% 0 -30%
-2%
01/20 06/20 11/20 04/21 09/21 02/22 07/22 12/22 05/23 10/23 03/24 01/21 07/21 01/22 07/22 01/23 07/23 01/24

Nguồn: wichart.vn, National Bureau of Statistics (NBS) Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 11
HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG VỐN CỦA TRUNG QUỐC GIẢM XUỐNG MỨC THẤP

Việc phát hành cổ phiếu ra nước ngoài của các công ty Trung Quốc đã giảm xuống Huy động vốn trên thị trường trái phiếu quốc tế của Trung Quốc đang ở mức
mức thấp nhất trong 2 thập kỷ thấp so với thập kỷ trước

Phát hành thêm cổ phiếu IPO Phát hành cổ phiếu chuyển đổi

Tỷ USD
Tỷ USD

Nguồn: Dealogic Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 12


PHẦN 2 KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
QUÝ 1/2024: GDP VIỆT NAM TĂNG TRƯỞNG CHƯA THỰC SỰ ẤN TƯỢNG
Tăng trưởng GDP theo ngành (YoY) Dự phóng tăng trưởng GDP 2024–2025 (%)

GDP tổng Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 2024F 2025F Trung bình dự phóng 2024
24% Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 6,9
6,8
6,7 6,7

19% 6,5 6,5 6,5


6,4
6,3 6,3
6,2 6,2 TB 2024: 6,2%
14%
6 6

9% 5,8
6,7%
5,7%

4%

-1%
BOA FTC GS SCB IMF ADB CIT Mục tiêu
Q1/2022 Q3/2022 Q1/2023 Q3/2023 Q1/2024 Chính phủ

Tăng trưởng kinh tế trong Q1/2024 đã mất đà tăng tốc, giảm 15% so với quý trước, đạt 5,7%. Do nhu cầu tiêu dùng nội địa và đầu tư trong nước còn yếu, dù
xuất khẩu ghi nhận kết quả ấn tượng.
Nhưng, so với cùng kỳ đã tăng hơn tốc độ tăng của quý 1 2020-2023. Trong đó, đóng góp tăng trưởng chủ yếu đến từ khu vực công nghiệp và xây dựng tăng
6,28% và khu vực dịch vụ tăng 6,12%. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng bức tranh nền kinh tế sẽ tươi sáng hơn trong các quý sau, với con số ước tính Q2/2024 –
6% (YoY) và 2024 – 6,2% (YoY) dựa trên động lực bên trong nền kinh tế.

Nguồn: WiData.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 14


TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ SẼ CHUYỂN SANG ĐỘNG LỰC BÊN TRONG
Tổng doanh số bán lẻ HHDV (nghìn tỷ) Chỉ số tiêu dùng và hàng tồn kho (%YoY)

Doanh thu bán lẻ HHDV Tăng trưởng (%YoY) Tăng trưởng (%QoQ) Chỉ số tiêu thụ Chỉ số hàng tồn kho Chỉ số IIP
30%
1800 50%
42,7%
1600
25%
40%
1400

20%
1200 30%

1000
15%
20% 14,1%
800 12,5%
10% 8,2%
600 7,4%
8,7% 10%

400 5,70%
5%

4/2024
4/2023

0%
4/2022

200
0%
0 -10%
Q1/2022 Q2/2022 Q3/2022 Q4/2022 Q1/2023 Q2/2023 Q3/2023 Q4/2023 Q1/2024 Q2/2024F

Số liệu tổng mức bán lẻ HHDV trong tháng 4/2024 chỉ tăng trưởng 9% (YoY), thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng trung bình 12% các năm trước. Tuy
nhiên, trong quý tới bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tái tăng trưởng 2 chữ số, dựa trên yếu tố: (1) Tốc độ tăng của chỉ số hàng tồn kho đã có dấu hiệu hạ nhiệt kể
từ mức đỉnh quý 3/2023 và chỉ số IIP tiếp tục hồi phục trong Q1/2024, cho thấy sản lượng và lượng đơn đặt hàng mới đã tăng trở lại, (2) Du lịch - tiếp tục hỗ
trợ hỗ trợ cho tăng trưởng dịch vụ.

Nguồn: WiData.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 15


NGÀNH DU LỊCH CÓ DẤU HIỆU “CHỮNG LẠI” TRONG THÁNG 04/2024
Tiêu dùng nội địa Khách quốc tế du lịch tới Việt Nam theo quốc gia (%Ytd)
Du lịch lữ hành Dịch vụ khác
Dịch vụ lưu trú, ăn uống Bán lẻ hàng hoá Hàn Quốc CHND Trung Hoa Nhật Bản Hoa Kỳ Khác
Nghìn tỷ

Tăng trưởng bán lẻ HH và DV (svck)


600 60% 140
357,91 nghìn người
120
500 50%
100
367,9 nghìn người
400 40%
80 69,25 nghìn người

300 30% 60 704,6 nghìn người

19,95% 56,83 nghìn người


40
200 20%

20
9,04%
100 10%
0

0 0%
01/22 04/22 07/22 10/22 01/23 04/23 07/23 10/23 01/24 04/24

Ngành Du lịch hỗ trợ tăng trưởng dịch vụ đang có dấu hiệu chững lại tại các quốc gia. Lượng khách du lịch đến Việt Nam trong tháng 4/2024 giảm
nhẹ 2,7% so với mức cao mới sau đại dịch Covid (1,6 triệu lượt khách) trong tháng 3. Trong đó, lượng khách du lịch Hàn Quốc, Hoa Kỳ đến Việt Nam
giảm mạnh nhất – lần lượt -5,36% MoM, -20,69% MoM.
Do đó, chúng tôi kỳ vọng trong Q2/2024, tiêu dùng bán lẻ nội địa sẽ là yếu tố hỗ trợ chính cho tăng trưởng bán lẻ HH&DV khi niềm tin người tiêu
dùng và sức mua quay trở lại. Dự báo doanh số bán lẻ HHDV trong Q2/2024 sẽ tăng 12,5% (YoY) và 8,7% (QoQ).

Nguồn: widata.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 16


VÀ FDI VẪN LÀ “TRỌNG TÂM” HỖ TRỢ TĂNG TRƯỞNG TRONG NĂM NAY
Tình hình giải ngân vốn FDI (Triệu USD) Các dự án và vốn đăng ký FDI
Vốn thực hiện (Triệu USD) Tăng trưởng (%YoY)
8.000 35% 9000 400

8000 322 350


7.000 30%
7000
300
6.000 25%
6000
250
5.000 20% 5000
200
4000
4.000 15%
150
3000
3.000 10% 97 100
2000
4,0% 50
2.000 5% 1000

0 0
4/2022

4/2023

4/2024
1.000 0%

0 -5%
Q1/2022 Q2/2022 Q3/2022 Q4/2022 Q1/2023 Q2/2023 Q3/2023 Q4/2023 Q1/2024 Q2/2024F
Vốn đăng ký (triệu USD) - trái Số dự án cấp mới Số dự án tăng vốn

Dòng vốn FDI tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực từ đầu năm đến nay. Cụ thể, trong tháng 4/2024, vốn FDI giải ngân đạt 1,65 tỷ USD, tăng 8,13% so với
cùng kỳ. Tính chung 4 tháng, FDI giải ngân tăng +7,4% so với năm ngoái và FDI đăng ký (cam kết) tă̆ng +4,4% so với cùng kỳ nă̆m ngoái.
Xu hướng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao tại Việt Nam - vẫn rất hấp dẫn với các doanh nghiệp FDI và trở thành trọng tâm hàng đầu của Việt Nam trong
năm nay. Vì vậy, chúng tôi duy trì quan điểm FDI sẽ tiếp tục tăng trưởng đáng kể trong quý 2/2024, với tốc độ giải ngân sẽ tăng 4% YoY, đạt 5,93 tỷ USD.

Nguồn: WiData.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 17


BẤT ĐỘNG SẢN – DẪN ĐẦU THU HÚT NGUỒN VỐN FDI TRONG 4T2024
NĐ 10/2024/ND-CP – nhằm thu hút FDI đầu tư công nghệ cao Vốn FDI đăng ký theo lĩnh vực (Triệu USD)

Công nghiệp chế biến, chế tạo Hoạt động kinh doanh BĐS
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà
8500 Khác

7500

6500

5500

4500

3500

2500

1500

500

-500

Theo Nghị Định 10/2024/ND-CP, có hiệu lực từ ngày 25/03/2024, nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao sẽ được hưởng nhiều lợi ích như miễn, giảm
thuế; Ưu tiên vay vốn từ Nhà nước,…Ngoài ra, lĩnh vực BĐS trong những tháng đầu năm cũng thu hút và dẫn đầu dòng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam, tăng hơn
78% so với 4 tháng cùng kỳ năm ngoái, cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào triển vọng dài hạn của thị trường bất động sản Việt Nam.
Chúng tôi cho rằng, xu hướng dòng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng (1) Chính sách thu hút vốn FDI quyết liệt Chính phủ - Ban hành Nghị định
10/2024/ND-CP về lĩnh vực công nghệ cao, (2) Lực lượng lao động dồi dào, chính trị ổn định, vị trí địa lý chiến lượ̣c thuận lợi, cùng với hàng loạt hiệp định tự do
thương mại càng góp phần đáng kể vào việc thu hút vốn FDI.

Nguồn: WiData.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 18


TĂNG TRƯỞNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM SẼ YẾU HƠN TRONG Q2/2024
Tăng trưởng giá trị xuất khẩu Việt Nam (%YoY) Tăng trưởng HTK & Doanh số bán hàng của Mỹ (%YoY)

Tổng XK (triệu USD) XK tổng (%YoY) [US] - Doanh số - Tổng (YoY) [US] - Hàng tồn kho - Tổng (YoY)
Khu vực trong nước(%YoY) Khu vực FDI (%YoY) 50
120.000 30%

22,7% 25% 40
100.000 16,8%
14,6% 20%
30
15%
80.000
10,8% 10% 20

60.000 5% 10 5,43

4/2024
4/2023
0% 1,75
0
40.000
-5%
4/2022

4/2024
-10
4/2023
-10%
20.000
-20
-15%

0 -20%
Q1/2022 Q3/2022 Q1/2023 Q3/2023 Q1/2024

Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 4 đã tăng trưởng chậm lại ở mức +10,6% YoY, so với tháng trước tăng 13%YoY. Việc lạm phát chưa có dấu hiệu hạ
nhiệt tại các thị trường xuất khẩu chính đã làm cho nhu cầu mua sắm khó bứt tốc trở lại, kéo theo các đơn hàng mới tăng trưởng yếu. Số liệu cho thấy tăng
trưởng doanh thu và tồn kho bán lẻ của Mỹ trong 2 tháng đầu năm chỉ đạt mức 5,43%YoY và 1,75%YoY, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị xuất khẩu
Việt Nam trong quý tiếp theo. Chúng tôi dự báo hoạt động xuất khẩu sẽ chậm lại với tốc độ tăng trưởng 10,8% YoY

Nguồn: WiData.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 19


ĐẦU TƯ CÔNG - KHÓ MANG LẠI MỨC TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG SO VỚI NĂM NGOÁI
Tăng trưởng giải ngân vốn đầu tư công (%YoY)

Tổng giải ngân Tăng trưởng ĐTC (%YoY) Về mặt phát triển đầu tư, đầu tư công khó có thể mang lại mức tăng
250 50%
Tăng trưởng Trung ương (%YoY) Tăng trưởng Địa phương (%YoY) trưởng ấn tượng so với năm ngoái. Do chênh lệch trong kế hoạch giải
Nghìn tỷ

ngân giữa năm 2024 và 2023 là không đáng kể.

40%
Số liệu cho thấy, tỷ lệ giải ngân vốn trong Q1/2024 cao hơn một chút
200
so với cùng kỳ năm ngoái. Do đó, chúng tôi dự phóng tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch đến giữa năm có thể đạt 35%. Tức trong Q2/2024, đầu tư
30%
26,1% công đạt mức 146,4 nghìn tỷ, tăng 3,6% so với cùng kỳ.
150

Các dự án trọng điểm​ Tiến độ dự án​


20%

Các dự án Cao tốc Bắc- Tiến độ đạt 1,200/5,476 tỷ đồng


100 Nam giai đoạn 1 (khoảng 21.9% giá trị hợp đồng)​

10%
Các dự án Cao tốc Bắc- Tiến độ đạt 5,573/29,036 tỷ
Nam gia đoạn 2 đồng (khoảng 19.2% giá trị hợp đồng)​
3,6%
50 5,0%
0%
Các dự án giao thông sử dụng vốn Tiến độ giải ngân 665/5,178 tỷ đồng, đạt 12.9%

4/2024
4/2023

ODA kế hoạch năm


4/2022

0 -10% Công tác phê duyệt chủ trương đầu tư đạt 65/66 dự án và phê duyệt dự án đầu tư
Q1/2022 Q2/2022 Q3/2022 Q4/2022 Q1/2023 Q2/2023 Q3/2023 Q4/2023 Q1/2024 Q2/2024F
đạt 55/65 dự án.

Nguồn: WiData.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 20


LẠM PHÁT VIỆT NAM TĂNG LÊN MỨC CAO TRONG THÁNG 4/2024
Bóc tách chỉ số CPI theo tháng (%YoY)

Lương thực_YoY Giáo dục_YoY Nhà ở và vật liệu xây dựng_YoY


Thực phẩm_YoY CPI_YoY Mục tiêu Chính phủ

40% 6%

Con số đã thể hiện rõ những dấu hiệu về áp


30% 5%
lực lạm phát VN sẽ cao trong thời gian tới.
Target: 4,5%
Tính đến tháng 4/2024, lạm phát tăng lên
4,40%
Target: 4%
20% 4%
mức 4,4% (YoY), khá gần với lạm phát trung
3,97%
bình mục tiêu Chính phủ 4,5%.

3,37%
10% 3%
Lạm phát đang tập trung vào giá lương thực,
xăng dầu, Nhà ở & Vật liệu xây dựng và dịch
0% 2% vụ giáo dục tăng so với mức nền thấp tháng
4/2023.

-10% 1%

-20% 0%
04/2022 07/2022 10/2022 01/2023 04/2023 07/2023 10/2023 01/2024 04/2024

Nguồn: WiData.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 21


LẠM PHÁT - TRONG TẦM KIỂM SOÁT NHƯNG ÁP LỰC VẪN LỚN TRONG Q2/2024
Diễn biến giá xăng và dầu thô thế giới (%Ytd) Chỉ số rủi ro địa chính trị (30-day Average)

30%
Xăng - V1 - Xăng RON 95-II,III (Nghìn/lít) Dầu WTI (USD/thùng) 400

25%
350

20%
24,91 nghìn VND/lít (+5,42%) 300
15%
250
10%
200
5%
150
0%
100
-5%
50
-10%
0
-15%

Chúng tôi cho rằng áp lực lực lạm phát VN tiếp tục duy trì ở mức trên 4% ít nhất là trong Q2/2024. Sự tang đột biến này có thể đến từ giá dầu thô sẽ tăng
lên mức cao mới - ảnh hưởng bởi rủi ro địa chính trị toàn cầu (trọng tâm Iran - Israel) và Nga tuyên bố sẽ duy trì cắt giảm sản lượng dầu thô tự nguyện
500 nghìn thùng/ngày, duy trì cho đến hết năm 2024. Như vậy, điều này sẽ tác động không nhỏ đến giá xăng dầu trong nước, khiến chỉ số giao thông
tăng đột biến (chiếm 10% rổ CPI).
Cũng như giá điện, giá học phí, chi phí chăm sóc sức khoẻ và tăng trưởng tín dụng,… tăng là nguyên nhân tác động đáng kể đến lạm phát .

Nguồn: WiData.vn, Matteo lacoviello Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 22


PHẦN 3 THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ VIỆT NAM
TÍNH ĐẾN 3/5 - NHNN BƠM RÒNG 62 NGHÌN TỶ ĐỒNG
Diễn biến lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm (%) Hoạt động bơm hút/ròng trên thị trường OMO (nghìn tỷ)
SBV Bills KL phát hành (tỷ đồng) OMO - Reverse Repo KL phát hành (tỷ đồng)
Lãi suất ON (%) Lãi suất chiết khấu (%) SBV Bills KL phát hành OMO - Reverse Repo KL phát hành Tổng lưu hành (phải)
Lãi suất OMO (%)
70000 9 40 100
62 nghìn tỷ
8 35
60000 50
7 30
50000
6 0
25
40000 5
20 -50
30000 4
15
3 -100
20000
10
2
-150
10000 5
1

0 0 0 -200
01/2022 04/2022 07/2022 10/2022 01/2023 04/2023 07/2023 10/2023 01/2024 04/2024

Trong tháng 4/2024, Biến động thanh khoản ngắn hạn trên thị trường liên ngân hàng đã khiến SBV phải sử dụng linh hoạt 2 công cụ trên thị trường OMO. Hoạt
động mua kỳ hạn – 7 ngày nhằm đáp ứng thanh khoản ngắn hạn, và mang định hướng điều hành CSTT. Đồng thời tín phiếu – kỳ hạn 28 ngày được phối hợp sử
dụng với khối lượng gọi thầu trước đó dần đáo hạn. Tính đến ngày 3/5, SBV đang duy trì trạng thái bơm ròng gần 62 nghìn tỷ nhằm đưa lãi suất liên ngân hàng
về vùng mục tiêu mong muốn.

Nguồn: GSO, NHNN, widata.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 24


TỶ GIÁ USD/VND VẪN CÓ THỂ CHỊU ÁP LỰC TĂNG TRONG NGẮN HẠN
Diễn biến tỷ giá USD/VND Tương quan giữa lãi suất Fed và quy mô Bảng CĐKT của Mỹ

Tỷ giá USD NHTM bán ra (đồng) Tỷ giá USD tự do bán ra (đồng) [US] - Fed- Tổng tài sản [US] - Lãi suất quỹ liên bang (FFR)
Tỷ giá USD NHNN trung tâm (đồng) Tỷ giá USD trần (đồng)
6/2022: Lạm phát tăng vọt, Fed tăng 8,94

Tỷ USD
26.500 9000 mạnh lãi suất, quy mô CĐKT bắt đầu thu 6
hẹp
26.000 8000
06/2024: Mỗi tháng Fed để 25 tỷ USD 5
25.500 7000 TPCP đến hạn mà không tái đầu tư – so 7,4 tỷ
với kế hoạch cũ 60 tỷ USD
25.000 6000 4

24.500 5000
3
24.000 4000

23.500 3000 2

23.000 2000
1
22.500 1000

22.000 0 0
04/2022 07/2022 10/2022 01/2023 04/2023 07/2023 10/2023 01/2024 04/2024 02/2002 02/2005 02/2008 02/2011 02/2014 02/2017 02/2020 02/2023

Tính đến ngày 03/05, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và thị trường ngân hàng đã có tín hiệu hạ nhiệt sau động thái bán USD giao ngay của SBV. Theo
thông tin từ các kênh của chúng tôi, SBV đã bán khoảng 10 tỷ USD (trên tổng số gần 90 tỷ USD – tính đến năm 2023). Chúng tôi cho rằng, tỷ giá tăng mạnh
chỉ là vấn đề lo ngại tạm thời và dự kiến sẽ hạ nhiệt trong Q2/2024. Do (1) Fed chưa xác định thời điểm cắt lãi suất lần đầu tiên trong năm 2024, nhưng đã
giảm nhịp độ thắt chặt định lượng. Việc giảm nhịp độ QT có thể được xem là một động thái nới lỏng nhẹ CSTT, (2) Nguồn thu ngoại tệ từ FDI dự kiến sẽ tăng
cao, (3) SBV lấy ý kiến sửa đổi TT 02/2021/TT-NHNN, hướng tới tỷ giá VND – USD trong giao dịch kỳ hạn,….

Nguồn: widata.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 25


LÃI SUẤT TIỀN GỬI HUY ĐỘNG TIẾP TỤC DUY TRÌ Ở MỨC THẤP

Diễn biến lãi suất kỳ hạn 12 tháng của các nhóm ngân hàng Diễn biến lãi suất theo kỳ hạn (%)
NHTM Khác NHTM Lớn - MBB, ACB, TCB, VPB NHTM Nhà nước - SOBs Lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng Lãi suất kỳ hạn 6-9 tháng Lãi suất kỳ hạn 12 tháng
10% 9%

8%
9%

7%
8%
6%

7%
5% 4,57%

6% 4% 3,54%

3%
5% 2,33%

2%

4%
1%

3% 0%
04/01/2022 15/06/2022 18/11/2022 27/04/2023 05/10/2023 15/03/2024 04/01/2022 26/04/2022 08/08/2022 22/11/2022 10/03/2023 28/06/2023 11/10/2023 24/01/2024

Trong tháng 4/2024, lãi suất huy động tại các nhóm NHTM Nhà nước, NHTM Lớn và NHTM khác có xu hướng tăng nhẹ 0,5% so với tháng trước đó. Nhưng,
mặt bằng chung của lãi suất tiền gửi tại các kỳ hạn ở tất cả các nhóm ngân hàng thương mại tiếp tục duy trì ở mức thấp, điều này cho thấy rằng thanh khoản
NHTM vẫn ở mức dồi dào. Chúng tôi cho rằng, lãi suất huy động sẽ duy trì ở mức thấp như hiện tại trước khi nhu cầu tín dụng tăng trở lại trong 2H2024.

Nguồn: widata.vn Báo cáo vĩ mô tiền tệ T5/2024 – WiResearch | 26


CẢM ƠN
Công ty Cổ phần WiGroup

Địa chỉ: Lầu 6, Tòa nhà Bcons Tower II, 42/1 Ung Văn Khiêm,
Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 1900 3109
Email: tuvan@wigroup.vn
Website: https://www.wigroup.vn/

27

You might also like