Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ BÀI 4

1. Đối với hoạt động trao đổi, Giá được định nghĩa như thế nào
A.Giá là quan hệ trao đổi trên thị trường
B.Giá là chi phí bằng tiền người mua phải bỏ ra để có được những lợi
ích họ cần có ở hàng hóa và dịch vụ.
C.Giá hàng hóa dịch vụ là khoản thu nhập người bán nhận được nhờ
tiêu thụ sản phẩm

D.Giá là tên gọi chung có liên quan đến lượng đơn vị tiền tệ mua hoặc
bán hầu hết sản phẩm
2. Có mấy nguyên tắc, nội dung cần xem xét trong định giá dược
phẩm được giới thiệu trong bài học
A.4
B.6
C.8

D.9
3. Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định về giá
A.Đặc điểm của thị trường và cầu
B.Các mục tiêu marketing
C.Kế hoạch marketing mix

D.Cơ chế tổ chức quản lý giá


4. Định giá “hới phần ngon”, “bán giá cao cho những sản phẩm khi cầu
gia tăng quá mức,...”. Doanh nghiệp đang thực hiện mục tiêu định giá
nào sau đây
A.Tối đa hóa lợi nhuận hiện hành
B.Dẫn đầu thị phần
C.Đảm bảo tồn tại

D.Dẫn đầu về chất lượng


5. Doanh nghiệp định giá bán cao nhằm mục tiêu
A.Dẫn đầu về chất lượng
B.Ngăn chặn không cho đối thủ cạnh tranh thị trường
C.Ổn định thị trường

D.Thu hút khách hàng khi cung ứng sản phẩm mới
6. Hiểu biết chính xác về chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rất quan
trọng đối với các quyết định về giá vì
A.Khoảng cách giữa giá và chi phí là lợi nhuận. Khi đã ấn định mức giá
bán, một đồng chi phí tăng thêm là sẽ giảm xuống một đồng lợi nhuận
B.Chi phí là yếu tố quyết định giới hạn giá cao nhất
C.Nếu chưa kiểm soát được chi phí, doanh nghiệp sẽ vẫn giành được thế
chủ động trong thay đổi giá để giành được lợi thế cạnh tranh, tránh mạo
hiểm
D.Giá bán thường được coi là căn cứ quan trọng, là bộ phận tất yếu trong
cấu thành mức giá
7. Các nhân tố khác bên trong nội bộ doanh nghiệp có ảnh hưởng đến
quyết định về giá, không bao gồm
A.Các tính chất của sản phẩm (tính đồng nhất, tính dị biệt, tính thời vụ,
tính dễ hỏng,...)
B.Hệ số co giãn cung (sản phẩm có hệ số co giãn cung thấp, cầu tăng là
áp lực chính để tăng giá)
C.Cơ chế tổ chức quản lý giá được xác lập trong mỗi doanh nghiệp
D.Môi trường chính sách công
8. Giá trị điều trị ảnh hưởng đến quyết định về giá sản phẩm cần được xem
xét bao gồm
A.Điều tiềm năng gì khiến người bệnh đánh giá tích cực về thuốc (giảm triệu
chứng, đảo ngược tình trạng bệnh tật hay một phương thuốc chữa khỏi?
B.Khả năng người bệnh chống đối lại giá đến mức nào?
C.Người bệnh gặp khó khăn trong mua thuốc mới và mức giá cả hợp lý có
thể tạo ra khả năng chi trả một đặc tính chính của loại thuốc này không?
D.Tiềm năng giảm chi phí của sản phẩm mới này là bao nhiêu?
9. Đặc điểm bệnh tật của bệnh nhân ảnh hưởng đến quyết định về giá
dược phẩm, chọn phát biểu chưa phù hợp
A.Các bệnh cấp tỉnh, chẳng hạn như bệnh lây nhiễm nhẹ và đau sau chấn
thương, thường không dẫn tới nhạy cảm về giá
B.Bệnh mạn tính, người bệnh phải chi trả hàng tháng và thường phàn nàn
với bác sĩ kê đơn về chi phí thuốc
C.Các bác sỹ thường đánh giá quá thấp chi phí thuốc chữa các bệnh mạn
tính không có triệu chứng bệnh tật như chứng tăng huyết áp

D.Các bác sỹ đánh giá khá thấp chi phí thuốc điều trị các bệnh có triệu
chứng rõ ràng như viêm khớp và các bệnh lây nhiễm cấp tính.
10. Yếu tố bảo hiểm y tế chi trả ảnh hưởng đến quyết định về giá thể hiện
qua
A.Mức mua bảo hiểm ảnh hưởng đến sử dụng thuốc cho người bệnh nội
trú
B.Các triệu chứng hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh tật có ảnh hưởng
đến nhạy cảm về giá không?
C.Vị trí bệnh tật đối với người chi trả, nhà cung cấp hay “rà soát” của cộng
đồng là gì?
D.Giá cả đóng vai trò gì trong quyết định kê đơn?
11. Trong tiến trình xác định mức giá cơ bản, có bao nhiêu bước để
xác định mức giá bán lần đầu
A.4
B.5
C.6

D.7
12. Người định giá cần phải thu thập được những thông tin quan trọng
gì để dự báo cầu ở thị trường mục tiêu
A.Xác định mục tiêu và nhiệm vụ của giá
B.Nghiên cứu kỹ mục tiêu kinh doanh
C.Thấu hiểu nội dung các chính sách sản phẩm; phân phối và xúc tiến

D.Sức mua của người mua tiềm năng và phân bổ ngân sách cá nhân
trong chi tiêu của người mua tiềm năng đối với các hàng hóa, dịch vụ
13. Trên thực tế rất khó định lượng được hệ số E, vì biến đổi cầu thị
trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Các nhà nghiên cứu
đưa ra mấy phương pháp để dự đoán Ed.
A.2
B.3
C.4
D.5
14. Công thức xác định cầu tổng quát: QD = n X q X p. Biến số không
xuất hiện trong công thức
A.Số lượng khách hàng ở thị trường mục tiêu (theo những giả thiết nhất
định);
B.Số lượng sản phẩm trung bình một khách hàng sẽ mua;
C.Mức giá bán dự kiến.
D.Năng suất sản xuất của công ty
15. Cho dữ liệu sau: (1) Dự báo khối lượng bán mong muốn theo mức giá
dự kiến, (2) Dự báo công suất nhà máy cần có, vốn đầu tư và xác định chi
phí sản xuất sản phẩm, (3) Xác định lợi nhuận theo mức chi phí và giá dự
báo, (4) Xây dựng khái niệm sản phẩm cho thị trường mục tiêu với chất
lượng và giá cả dự kiến cụ thể.
• Để xác định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng, khi định giá phải
tiến hành theo trình tự
A.1-2-3-4
B.2-3-1-4
C.4-3-2-1

D.4-1-2-3
16. Nhận định nào sau đây chưa đúng khi nói về chiến lược định giá trọn
gói
A.Giá bán trọn gói thường lớn hơn tổng tiền mua gói hàng theo phương
thức bán riêng lẻ
B.Chênh lệch giữa tổng các giá từng đơn vị và giá cả gói phải đủ lớn để thu
hút những khách hàng thích mua cả gói
C.Giá bán trọn gói nhỏ hơn tổng tiền mua gói hàng theo phương thức bán
riêng lẻ

D.Người bán sẽ tăng lợi nhuận thực sự nếu phần giảm giá từ bán trọn gói so
với bán phá gói nhỏ hơn phần chi phí họ tiết kiệm cho những sản phẩm
khách hàng yêu cầu loại bỏ
17. Để giải phóng hàng chậm luân chuyển, thưởng cho những đại lý
tham gia vào các chương trình hỗ trợ tiêu thụ,...thì doanh nghiệp thực
hiện chiến lược điều chỉnh giá
A.Bớt giá
B.Chiết khấu thời vụ
C.Chiết giá cho số lượng mua lớn

D.Chiết giá khuyến khích thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán nhanh
18. Doanh nghiệp thay đổi giá bằng cách chủ động tăng giá trong
trường hợp
A.Dư thừa năng lực sản xuất
B.Tỷ phần thị trường giảm sút
C.Khống chế thị trường bằng việc bán hạ giá
D.Lạm phát chi phí
19. Khi nói về các chiến lược điều chỉnh mức giá cơ bản thì chiến lược
nào không phù hợp
A.Định giá hai phần
B.Định giá trọn gói
C.Định giá một phần

D.Định giá theo nguyên tắc địa lý


20. Chiến lược định giá áp dụng cho các sản phẩm cùng loại nhưng
khác nhau về chất lượng hoặc kiểu dáng, mẫu mã
A.Định giá cho những sản phẩm phụ thêm
B.Định giá nhóm sản phẩm
C.Định giá cho sản phẩm phụ

D.Định giá hai phần

You might also like