Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

MỤC LỤC

PHẦN LÝ THUYẾT................................................................................................................ 4
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 2...........................................................................4
1. Công chứng viên có thẩm quyền cc mọi hợp đồng giao dịch theo QĐ của PL hay theo
yêu cầu của người có nhu cầu, đúng hay sai?...................................................................... 4
2. CCV làm việc tại các tổ chức hành nghề cc là chủ thể duy nhất có thẩm quyền cc hợp
đồng giao dịch, đúng hay sai?.............................................................................................. 4
3. CCV có thẩm quyền......................................................................................................... 4
4. Một người có thể kiêm nhiệm giảng viên luật và công chứng viên................................. 4
5. Trong suốt tgian hành nghề, một ccv chỉ được hướng dẫn tối đa 02 người tập sự.......... 4
6. Chọn người khác tập hợp................................................................................................. 4
7. Người đã bị kết tội bằng bản án có hiệu lực của pl về tội phạm cố ý thì không được bổ
nhiệm ccv............................................................................................................................. 4
8. Người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi không được bổ nhiệm ccv............5
9. CCV đã bị miễn nhiệm theo QĐ của PL không thuộc trường hợp bổ nhiệm lại của
CCV......................................................................................................................................5
10. Mỗi ccv có quyền hành nghề tại các tổ chức hành nghề cc theo yc của bản thân......... 5
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 3............................................................................6
1. Phòng công chứng là tổ chức không có tư cách pháp nhân............................................. 6
2. VPCC có quyền quyết định số lượng con dấu; biết rằng công ty hợp danh có quyền
quyết định số lượng con dấu theo quy định của công ty...................................................... 6
3. Các CCV làm việc VPCC theo chế độ hợp đồng lao động.............................................. 7
4. CCV khi gây ra lỗi phải đền bù thiệt hại cho người yêu cầu công chứng........................7
5. VPCC bị chấm dứt hoạt động khi không đảm bảo được hai công chứng viên hợp danh 7
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 5............................................................................7
1. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản là BĐS phải được công chứng tại tổ chức hành
nghề công chứng nơi có bất động sản đó............................................................................. 7
2. Người yêu cầu công chứng bắt buộc phải ký trực tiếp vào HĐ trước sự chứng kiến của
CCV...................................................................................................................................... 7
3. Người thừa kế có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục công chứng văn bản khai
nhận di sản thừa kế...............................................................................................................8
4. Di chúc bắt buộc phải công chứng................................................................................... 8
5. Trường hợp người yêu cầu công chứng bị gãy tay thì có thể điểm chỉ thay thế vào văn
bản công chứng.................................................................................................................... 8
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 6............................................................................8
1. Tờ khai lý lịch cá nhân được công chứng theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng. 8
2. Địa điểm chứng thực có thể thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của người yêu cầu chứng
thực.......................................................................................................................................9
3. Việc cấp bản sao từ sổ gốc chỉ được thực hiện khi bản chính bị mất...............................9
4. Công chứng viên có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch.............................. 9
5. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải mời người làm chứng.. 9
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 8............................................................................9
1. Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án hình sự...................................9

1
2. Người đã từng là thẩm phán được miễn đào tạo nghề TPL........................................... 10
3. Người làm công tác PL 03 năm trở lên được tham gia khóa bồi dưỡng nghề TPL....... 10
4. Người đã bị kết án về tội phạm do vô ý thì không được bổ nhiệm TPL........................10
5. Việc tống đạt văn bản phải do TPL thực hiện................................................................ 10
6. Đương sự chỉ có thể thỏa thuận với VPTPL hoặc cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền về việc xác minh điều kiện thi hành án....................................................................11
7. Người được thi hành án chỉ có thể yêu cầu VPTPL hoặc cơ quan thi hành án dân sự tổ
chức thi hành án..................................................................................................................11
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 9.......................................................................... 11
1. TPL thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu của Tòa án, VKS, cơ quan thi hành án.... 11
2. VPTPL chỉ có thẩm quyền tống đạt giấy tờ, tài liệu của Tòa án, VKS thuộc địa bàn cấp
tỉnh nơi VP đặt trụ sở..........................................................................................................11
3. Mỗi Tòa án chỉ được ký HĐ dịch vụ tống đạt giấy tờ, tài liệu với một VPTPL............ 11
4. TPL có thể trực tiếp hoặc gián tiếp lập vi bằng để ghi nhận lại sự việc theo yêu cầu của
cơ quan, tổ chức, cá nhân................................................................................................... 12
5. Bản sao vi bằng do VPTPL cấp từ bản chính có thể được chứng thực..........................12
6. TPL có quyền tổ chức thi hành án đối với các phán quyết của trọng tài thương mại nơi
VPTPL đặt trụ sở................................................................................................................12
7. Người được thi hành án có thể vừa yêu cầu VPTPL vừa yêu cầu cơ quan thi hành án
dân sự tổ chức thi hành án..................................................................................................13
8. TPL không được ra quyết định thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời......................................................................................................................................13
9. TPL có thể xác minh điều kiện thi hành án ở cả trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi
VPTPL đặt trụ sở................................................................................................................13
10. Người được thi hành án có thể vừa yêu cầu VPTPL vừa yêu cầu cơ quan thi hành án
dân sự xác minh điều kiện thi hành án............................................................................... 13
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 10........................................................................14
1. Công chứng viên có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất...............................................................................................................14
2. Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch
liên quan đến tài sản là động sản........................................................................................14
3. Thừa phát lại được lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp
chứng kiến một cách khách quan và trung thực................................................................. 14
4. Văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án tương tự như Cơ quan thi
hành án dân sự....................................................................................................................14
5. Bản sao từ sổ gốc có thể được chứng thực.....................................................................14
PHẦN BÀI TẬP..................................................................................................................... 14
BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 04..................................................................................................14
Câu 1:................................................................................................................................. 15
Câu 2:................................................................................................................................. 15
Câu 3:................................................................................................................................. 16
Câu 4:................................................................................................................................. 16
Câu 5:................................................................................................................................. 17

2
Câu 6:................................................................................................................................. 17
Câu 7:................................................................................................................................. 18
BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 05..................................................................................................18
Câu 1:................................................................................................................................. 18
Câu 2:................................................................................................................................. 19
Câu 3:................................................................................................................................. 20
Câu 4:................................................................................................................................. 21
BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 07..................................................................................................22
Câu 1:................................................................................................................................. 22
Câu 2:................................................................................................................................. 22
Cây 3:................................................................................................................................. 23
Câu 4:................................................................................................................................. 24
Câu 5:................................................................................................................................. 25
Câu 6:................................................................................................................................. 25
BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 10..................................................................................................26
Câu 1:................................................................................................................................. 26
Câu 2:................................................................................................................................. 27
Câu 3:................................................................................................................................. 28
Câu 4:................................................................................................................................. 28
Câu 5:................................................................................................................................. 29

3
PHẦN LÝ THUYẾT
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 2
1. Công chứng viên có thẩm quyền cc mọi hợp đồng giao dịch theo QĐ của PL hay
theo yêu cầu của người có nhu cầu, đúng hay sai?
-> Sai, không thực hiện công chứng cho người quen, người có quan hệ nhân thân
-> CSPL: điểm c, khoản 1, điều 7
2. CCV làm việc tại các tổ chức hành nghề cc là chủ thể duy nhất có thẩm quyền cc
hợp đồng giao dịch, đúng hay sai?
-> Sai
-> CSPL: khoản 3, điều 78
3. CCV có thẩm quyền
a. công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
b. cthuc bản sao cccd
c. cthuc hd thế chấp quyền sd đất -> UBND cấp xã, huyện
d. b và c đều đúng
e. a và c đều đúng
f. a và b đều đúng
-> f, vì cthuc hd chuyển nhượng quyền sd đất thuộc về trách nhiệm của và do khoản 1 điều 77
4. Một người có thể kiêm nhiệm giảng viên luật và công chứng viên
-> Sai
-> CSPL: điểm k, khoản 1, điều 7
5. Trong suốt tgian hành nghề, một ccv chỉ được hướng dẫn tối đa 02 người tập sự
-> Sai
-> CSPL: khoản 3, điều 11
6. Chọn người khác tập hợp
a. Đấu giá viên
b. Công chứng viên
c. Điều tra viên
d. Trọng tài viên
-> Điều tra viên là chức danh tư pháp, còn lại là bổ trợ tư pháp
7. Người đã bị kết tội bằng bản án có hiệu lực của pl về tội phạm cố ý thì không
được bổ nhiệm ccv
-> Đúng, khoản 1 điều 13 LCC 2014

4
8. Người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi không được bổ nhiệm ccv
-> Sai, khoản 3 điều 13 do BLDS 2015 chưa quy định về người có khó khăn về nhận thức
làm chủ hành vi
9. CCV đã bị miễn nhiệm theo QĐ của PL không thuộc trường hợp bổ nhiệm lại của
CCV
-> Sai, khoản 2 điều 16 LCC 2014
10. Mỗi ccv có quyền hành nghề tại các tổ chức hành nghề cc theo yc của bản thân
-> Sai, điểm b khoản 2 điều 17 LCC 2014

Từ khóa Văn phòng công chứng Phòng công chứng

UBND cấp tỉnh Thành lập cần phải thông qua Do UBND cấp tỉnh thành lập
UBND cấp tỉnh

Viên chức Chỉ có PCC, do PCC là đơn


vị hành sự nghiệp công lập

Thủ Thiêm Không cần kèm theo tên công


chứng viên, luật cũ có thể sử
dụng tên địa danh

Chứng thực chữ ký Đều có thể thực hiện chứng thực chữ ký

Chuyển đổi VPCC chỉ có chức năng sáp Trong luật chỉ quy định PCC
nhập chứ không có chức năng được chuyển đổi thành
chuyển đổi VPCC vì VPCC là thuộc loại
cty hợp danh nên không
được chuyển đổi

Giải thể Có quyền giải thể. Không thể Có quyền giải thế (Điều 21)
phá sản, vì:

Công ty hợp danh Hai công chức viên từ đủ hai


năm hành nghề trở lên có thể
thành lập công ty hợp danh và
trở thành thành viên hợp danh,

5
không có thành viên góp vốn

Luật Doanh nghiệp và Luật Công chứng và Luật Công Luật Công chứng, Luật Viên
Luật Công chứng chức, Luật Doanh nghiệp (do chức
VPCC là Cty hợp danh nên chịu
sửa đổi bởi LDN)

Bổ nhiệm VPCC và PCC đều được bổ Người đứng đầu PCC là do


nhiệm bởi UBND bổ nhiệm
Người đứng đầu VPCC do Hội
đồng cổ đông bổ nhiệm

Hợp đồng lao động hợp đồng lao động hợp đồng làm việc
phải chịu sự điều chỉnh của
luật viên chức
Đối với người lao động trừ
công chứng viên... sẽ ký hợp
đồng lao động
PCC ký hợp đồng với CCV
sẽ là hợp đồng làm việc do
CCV là các viên chức

Chi nhánh Tổ chức hành nghề công chứng khum được mở chi nhánh:
bị giới hạn về số lượng văn phòng công chứng; khó quản lý

CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 3


1. Phòng công chứng là tổ chức không có tư cách pháp nhân
-> Sai, phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập có đủ điều kiện được quy định tại điều
74 BLDS; phòng công chứng có tư cách pháp nhân, vì có con dấu, trụ sở riêng, đại diện chính
mình tham gia các quan hệ pháp luật; là pháp nhân phi thương mại.
2. VPCC có quyền quyết định số lượng con dấu; biết rằng công ty hợp danh có
quyền quyết định số lượng con dấu theo quy định của công ty
-> Sai, VPCC không có quyền xác định số lượng con dấu, theo quy định 99/2016/NĐ-CP
việc sử dụng con dấu theo quy định tại Điều 5 của Nghị định. Cơ quan, tổ chức, chức danh
nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy

6
định. Trường hợp cần thiết phải sử dụng thêm con dấu như con dấu đã cấp (dấu ướt, dấu nổi,
dấu thu nhỏ, dấu xi), thực hiện theo quy định sau đây: cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước
sử dụng thêm dấu ướt phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; cơ quan, tổ chức,
chức danh nhà nước tự quyết định việc sử dụng thêm dấu nổi, dấu thu nhỏ, dấu xi; tổ chức
kinh tế tự quyết định việc sử dụng thêm con dấu. Việc sử dụng nhiều con dấu sẽ gây ra
trường hợp khó quản lý
3. Các CCV làm việc VPCC theo chế độ hợp đồng lao động
-> Sai, vì công chứng viên hợp danh sẽ ký với nhau hợp đồng thỏa thuận về: lợi nhuận, quyền
lợi và trách nhiệm theo điều 32 LCC 2014.
4. CCV khi gây ra lỗi phải đền bù thiệt hại cho người yêu cầu công chứng
-> Sai, VPCC hoặc PCC nơi CCV làm việc sẽ bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công
chứng trước; sau đó VPCC hoặc PCC nơi CCV làm việc sẽ yêu cầu CCV bồi thường sau.
5. VPCC bị chấm dứt hoạt động khi không đảm bảo được hai công chứng viên hợp
danh
-> Sai, vì theo điểm d khoản 1 Điều 30 LCC 2014 có quy định như sau: Văn phòng công
chứng chỉ còn một công chứng viên hợp danh và không bổ sung được thành viên hợp danh
mới trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày thiếu công chứng viên hợp danh.
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 5
1. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản là BĐS phải được công chứng tại tổ chức
hành nghề công chứng nơi có bất động sản đó.
=>Nhận định ĐÚNG. Theo điều 42 Luật công chứng 2014 “Công chứng viên của tổ chức
hành nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm
vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ
trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy
quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.” Văn bản thỏa thuận
phân chia di sản là bất động sản không thuộc trường hợp ngoại lệ và phải tuân thủ quy định
về phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản nên tổ chức hành nghề công
chứng nơi có bất động sản đó mới có quyền công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
là bất động sản.
2. Người yêu cầu công chứng bắt buộc phải ký trực tiếp vào HĐ trước sự chứng
kiến của CCV.
=> Nhận định SAI. Theo khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 quy định “Trong trường
hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã

7
đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp
đồng”. Vậy, trong trường hợp trên người yêu cầu có thể ký trước vào hợp đồng.

3. Người thừa kế có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục công chứng văn bản
khai nhận di sản thừa kế.
=> Nhận định ĐÚNG .Theo khoản 1 điều 56 Luật Công chứng 2014 “Người lập di chúc phải
tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di
chúc” do vậy chỉ có người lập di chúc không thể thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục
công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.
4. Di chúc bắt buộc phải công chứng.
=> Nhận định SAI. Pháp luật Việt Nam không quy định di chúc bắt buộc phải công chứng.
Tuy vậy nếu là di chúc miệng thì căn cứ theo khoản 5 điều 630 BLDS 2015“Trong thời hạn
05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải
được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm
chỉ của người làm chứng.”
5. Trường hợp người yêu cầu công chứng bị gãy tay thì có thể điểm chỉ thay thế vào
văn bản công chứng.
=> Nhận định SAI. Theo khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng 2014 “Việc điểm chỉ được thay
thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký.” Xem xét trường hợp trên thì việc người yêu
cầu công chứng bị gãy tay là không thuộc 1 trong 2 trường hợp quy định tại điều khoản này
nên việc người yêu cầu công chứng không thể điểm chỉ thay thế vào văn bản công chứng.

CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 6


1. Tờ khai lý lịch cá nhân được công chứng theo yêu cầu của người yêu cầu công
chứng
=> Nhận định SAI. Sơ yếu lý lịch chỉ được chứng thực chứ không được công chứng
Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP, tờ khai lý lịch cá nhân được áp dụng
để chứng thực chữ ký, chứ không được công chứng. Người yêu cầu chứng thực Sơ yếu lý lịch
có thể lựa chọn một trong các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực ở bất kỳ địa
phương nào. Khi chứng thực Sơ yếu lý lịch, người thực hiện chứng thực sẽ kiểm tra các giấy
tờ như Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn
giá trị sử dụng và Sơ yếu lý lịch

8
2. Địa điểm chứng thực có thể thay đổi phụ thuộc vào yêu cầu của người yêu cầu
chứng thực
=> Nhận định SAI vì:
Theo khoản 6, điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch
liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Nên không phải các trường hợp chứng thực nào cũng được thay đổi địa điểm phụ thuộc vào
yêu cầu của người yêu cầu chứng thực
3. Việc cấp bản sao từ sổ gốc chỉ được thực hiện khi bản chính bị mất.
=> Nhận định SAI
Theo khoản 2, điều 4, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: Việc cấp bản sao từ sổ gốc được
thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính. Nên nhận định
cho rằng chỉ được thực hiện khi bản chính bị mất là sai.
4. Công chứng viên có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người dịch.
=> Nhận định SAI
Theo khoản 4, điều 5, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: Công chứng viên có thẩm quyền
và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này,
ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi
chung là tổ chức hành nghề công chứng).
Theo đó đồng nghĩa với việc chứng thực chữ kí của người dịch là nằm ở Điểm c Khoản 1,
không phù hợp với thẩm quyền của công chứng viên được đề cập ở điều 5 Nghị định này
5. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải mời người làm
chứng
=> Nhận định SAI
Theo khoản 3 Điều 36, Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: Trường hợp người yêu cầu
chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe
được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng.

CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 8


1. Thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành các bản án hình sự.
-> Sai, TPL chỉ có thẩm quyền tổ chức thi hành án dân sự.

9
2. Người đã từng là thẩm phán được miễn đào tạo nghề TPL.
-> Sai, theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định “miễn đào tạo nghề
Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên,
điều tra viên từ 05 năm trở lên chứ không có quy định về việc người đã từng là thẩm phán
được miễn đào tạo nghề TPL”.
3. Người làm công tác PL 03 năm trở lên được tham gia khóa bồi dưỡng nghề TPL.
-> Đúng, theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn bồi dưỡng
TPL như sau: “3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức
sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.”
4. Người đã bị kết án về tội phạm do vô ý thì không được bổ nhiệm TPL.
-> Đúng, người đã bị kết án về tội phạm do vô ý, tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa
được xóa án tích sẽ không được bổ nhiệm thừa phát lại theo Điều 11 Nghị định
08/2020/NĐ-CP
5. Việc tống đạt văn bản phải do TPL thực hiện.
-> Sai, ngoài TPL việc tống đạt văn bản vì theo Điều 172 BLTTDS 2015 có quy định về
người thực hiện tống đạt như sau:
(2) Này theo t là "Nhận định SAI. Theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP Trưởng
văn phòng thừa phát lại có thể giao cho thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt. Thừa phát
lại sẽ chỉ thực hiện việc tống đạt văn bản trong khi các bên có thỏa thuận. Vậy nên, Thừa phát
lại chỉ tống đạt khi có thỏa thuận."

Điều 172. Người thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện:

1. Người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng được giao nhiệm vụ
thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng dân sự cư trú hoặc cơ quan, tổ chức
nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.

3. Đương sự, người đại diện của đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.

4. Nhân viên tổ chức dịch vụ bưu chính.

5. Người có chức năng tống đạt.

6. Những người khác mà pháp luật có quy định.

10
6. Đương sự chỉ có thể thỏa thuận với VPTPL hoặc cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền về việc xác minh điều kiện thi hành án.
-> Sai, đương sự chỉ có quyền thỏa thuận với VPTPL để xác minh điều kiện thi hành án theo
khoản 1 Điều 44 Nghị định 08/2020/NĐ-CP
-> Mấy cái liên quan đến thi hành án coi Điều 43-45 của Nghị định 08/2020/ NĐ-CP nhe
7. Người được thi hành án chỉ có thể yêu cầu VPTPL hoặc cơ quan thi hành án dân
sự tổ chức thi hành án.
-> Sai, nếu trong trường hợp trong cùng một bản án, quyết định có nhiều người được thi hành
án mà trong đó có người yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành, có người yêu
cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì cơ quan thi hành án dân sự và Văn phòng
Thừa phát lại phải phối hợp với nhau trong thi hành án theo khoản 2 Điều 53 Nghị định
08/2020/NĐ-CP
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 9
1. TPL thực hiện việc tống đạt giấy tờ, tài liệu của Tòa án, VKS, cơ quan thi hành
án.
=> Nhận định SAI. Theo điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thẩm quyền
thì Thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ, tài liệu của Tòa án, VKSND, cơ quan thi hành án
dân sự. Thừa phát lại không có thẩm quyền tống đạt tài liệu ở vài cơ quan như Viện kiểm sát
quân sự. Vậy nên, phạm vi tống đạt của Thừa pháp lại bị giới hạn ở một vài cơ quan.
2. VPTPL chỉ có thẩm quyền tống đạt giấy tờ, tài liệu của Tòa án, VKS thuộc địa
bàn cấp tỉnh nơi VP đặt trụ sở.
=> Nhận định SAI
Tại Khoản 1, Điều 33 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: Trường hợp tống đạt ngoài địa
bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát
lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân
dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.
3. Mỗi Tòa án chỉ được ký HĐ dịch vụ tống đạt giấy tờ, tài liệu với một VPTPL.
=> Nhận định SAI
Căn cứ Khoản 5 Điều 33 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định: Mỗi Tòa án, mỗi Viện kiểm
sát nhân dân, mỗi cơ quan thi hành án dân sự có thể ký hợp đồng dịch vụ tống đạt với một
hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

11
4. TPL có thể trực tiếp hoặc gián tiếp lập vi bằng để ghi nhận lại sự việc theo yêu
cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
=> Nhận định SAI. Theo khoản 8 Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về trường
hợp không được lập vi bằng “Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại chứng kiến”
Vậy nên, Thừa phát lại không được lập vi bằng gián tiếp.

5. Bản sao vi bằng do VPTPL cấp từ bản chính có thể được chứng thực.
=> Nhận định SAI. Theo khoản 2 điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP "“Chứng thực bản sao
từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ
vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính." và điều 42 Nghị định
08/2020/NĐ-CP thì Bản sao vi bằng của Văn phòng Thừa phát lại cấp từ bản chính đã có giá
trị sử dụng rồi ko cần chứng thực
Cô gợi ý như vầy: Nhận định sai. Bản sao vi bằng cấp từ bản chính không thể được chứng
thực vì đây là bản sao cấp từ sổ gốc. Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 42 NĐ 08/2020, Khoản 1
Điều 2 NĐ 23/2015, Khoản 1 Điều 3 NĐ 23/2015. Lưu ý: Những căn cứ pháp lý này không
thật sự chứng minh nhận định sai nhưng có liên quan phần nào. Câu này quan trọng ở việc
giải thích chứ không quan trọng căn cứ pháp lý nào nè.
6. TPL có quyền tổ chức thi hành án đối với các phán quyết của trọng tài thương
mại nơi VPTPL đặt trụ sở.
=> Nhận định SAI. Theo khoản 1 Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP

“1. Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản
án, quyết định sau đây:

a) Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản
án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng
Thừa phát lại đặt trụ sở;

b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại
đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân
dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án,
quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng
Thừa phát lại đặt trụ sở;

12
c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết
định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi
Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.”

Thừa phát lại chỉ được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản
án. Không có quyền với các phán quyết của trọng tài thương mại.

7. Người được thi hành án có thể vừa yêu cầu VPTPL vừa yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự tổ chức thi hành án.
-> Sai, căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 53 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cùng một nội dung yêu
cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa
phát lại hoặc một cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.
Trường hợp người được thi hành án được thi hành nhiều khoản khác nhau trong cùng một
bản án, quyết định do một người có nghĩa vụ thi hành thì cùng một thời điểm, người được thi
hành án chỉ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự hoặc một Văn phòng Thừa phát lại
tổ chức thi hành.
8. TPL không được ra quyết định thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời.
-> Đúng, căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 36 Luật Thi hành án dân sự, chỉ có thủ trưởng cơ
quan thi hành án mới có thẩm quyền ra quyết định thi hành quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời
9. TPL có thể xác minh điều kiện thi hành án ở cả trong và ngoài địa bàn cấp tỉnh
nơi VPTPL đặt trụ sở.
-> Đúng, căn cứ theo Điều 43 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, TPL có quyền xác minh điều kiện
thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên
địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa
bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
10. Người được thi hành án có thể vừa yêu cầu VPTPL vừa yêu cầu cơ quan thi
hành án dân sự xác minh điều kiện thi hành án.
-> Đúng, căn cứ theo khoản 5 Điều 44 Luật Thi hành án dân sự 2008, người được thi hành án
có quyền tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, theo đó có
thể vừa yêu cầu TPL và cơ quan thi hành án dân sự xác minh điều kiện thi hành án. Nếu Chấp
hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả của Chấp hành viên và TPL khác nhau thì phải xác
minh lại

13
CÂU HỎI LÝ THUYẾT ÔN TẬP BUỔI 10
1. Công chứng viên có thẩm quyền công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất.
-> Sai, theo điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chỉ ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách
nhiệm chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng
đất theo quy định của Luật Đất đai;
Còn theo điều 42 Luật Công chứng 2014, công chứng viên của tổ chức hành nghề công
chứng có thẩm quyền công chứng hợp đồng chuyển nhượng đất trong phạm vi tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở.
=> chốt lại là ccv có quyền công chứng chứ không được chứng thực
2. Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao
dịch liên quan đến tài sản là động sản.
-> Sai, căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực hợp đồng,
giao dịch liên quan đến tài sản là động sản không thuộc thẩm quyền của cơ quan đại diện ở
nước ngoài
3. Thừa phát lại được lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại
trực tiếp chứng kiến một cách khách quan và trung thực.
-> Sai, căn cứ Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, dù sự kiện TPL trực tiếp chứng kiến một
cách khách quan và trung thực nhưng vi phạm các khoản khác của Điều 37 thì không được
lập vi bằng.
4. Văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền tổ chức thi hành án tương tự như Cơ
quan thi hành án dân sự.
-> Sai, theo khoản 2 Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, TPL không được tổ chức thi hành
phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết
định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.
5. Bản sao từ sổ gốc có thể được chứng thực.
Sai, căn cứ theo khoản 2 Điều 2, Điều 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chỉ có bản chính mới có
thể được dùng để chứng thực
PHẦN BÀI TẬP
BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 04
Năm 1985, ông H kết hôn với bà M tại UBND xã x, huyện y, tỉnh z. Quá trình chung sống, vợ
chồng có với nhau 04 người con, lần lượt là A,B,C và D. Năm 2020, ông H qua đời không để
lại di chúc. Tài sản riêng của ông H là một mảnh đất có trị giá 10 tỷ VNĐ do ông đứng tên.

14
Ngoài ra, ông H và bà M còn sở hữu căn nhà và đất hiện bà M đang sinh sống cùng gia đình
A.
Câu 1:
Xác định những người thừa kế mảnh đất và phần di sản thừa kế mà mỗi người được hưởng
Trả lời:
+ Những người thừa kế mảnh đất là: bà M và A, B, C, D. Căn cứ theo điểm a Khoản 1
Điều 651 BLDS 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật thì bà M và các con
của ông thuộc hàng thừa kế thứ nhất
+ Phần di sản thừa kế mà mỗi người được hưởng: Căn cứ theo khoản 2 Điều 651 quy
định rằng những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau nên giá
trị mảnh mất được chia thành năm phần bằng nhau: 10 : 5 = 2 tỷ.

Câu 2:
Các thành viên trong gia đình thống nhất sẽ cùng nhau đứng tên trên GCNQSDĐ mảnh đất.
Nhóm hãy tư vấn cho gia đình bà M thủ tục thực hiện (nêu ngắn gọn các bước tiến hành kèm
giấy tờ cần thiết). Biết rằng, văn bản đã được gia đình bà M soạn sẵn.
Trả lời: Nhóm em sẽ tư vấn cho gia đình bà M như sau:
- M, A, B, C & D lập văn bản khai nhận di sản
- M, A, B, C & D đến tổ chức hành nghề công chứng (PCC, VPCC) nơi có đất để công
chứng văn bản khai nhận di sản. Trình tự thực hiện như sau:
+ Bước 1: Các bên chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ bao gồm một số giấy tờ cần thiết như: Phiếu
yêu cầu công chứng; Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế; Bản sao giấy tờ tuỳ
thân của M, A, B, C & D; Bản sao Giấy CNQSDĐ; Giấy khai tử của ông H; Bản sao
Giấy đăng ký kết hôn của H & M;…
+ Bước 2: CCV kiểm tra các loại giấy tờ trong hồ sơ. Nếu chưa đủ thì yêu cầu bổ sung.
Nếu đã đủ thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Đồng thời, CCV giải thích cho người
yêu cầu công chứng quyền lợi và nghĩa vụ của họ, kiểm tra nội dung dự thảo văn bản
khai nhận di sản xem đã đúng với quy định của PL hay chưa, sau đó, CCV đọc lại cho
người yêu cầu công chứng được rõ.
+ Bước 3: CCV niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản.
+ Bước 4: Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản.
CCV ghi lời chứng và ký vào từng trang của văn bản khai nhận di sản.
Căn cứ pháp lý: Điều 40, Điều 42 & Điều 58 LCC 2014.

15
- M, A, B, C & D mang văn bản khai nhận di sản đến Văn phòng đăng ký đất đai (nơi
có đất) để chuyển tên ông H thành tên của M, A, B, C & D trên GCNQSDĐ

Câu 3:
(Tiếp câu số 2) Các thành viên trong gia đình muốn chuyển nhượng mảnh đất cho ông K.
Nhóm hãy tư vấn cho gia đình bà M thủ tục thực hiện (nêu ngắn gọn các bước tiến hành kèm
giấy tờ cần thiết). Biết rằng, văn bản đã được các bên soạn sẵn.
Trả lời:
- M, A, B, C & D lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ với ông K (0,25đ)
- M, A, B, C, D & K đến tổ chức hành nghề công chứng (PCC, VPCC) nơi có đất để công
chứng hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Trường hợp thành viên nào trong gia đình vắng mặt
thì phải có hợp đồng uỷ quyền cho các thành viên còn lại. HĐ uỷ quyền này phải được công
chứng, chứng thực. Trình tự thực hiện như sau: (0,5đ)
+ Bước 1: Các bên chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ bao gồm một số giấy tờ cần thiết như: Phiếu yêu
cầu công chứng; Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ; Bản sao giấy tờ tuỳ thân của M,
A, B, C, D & K; Bản sao Giấy CNQSDĐ;…
+ Bước 2: CCV kiểm tra các loại giấy tờ trong hồ sơ. Nếu chưa đủ thì yêu cầu bổ sung. Nếu
đã đủ thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Đồng thời, CCV giải thích cho người yêu cầu công
chứng quyền lợi và nghĩa vụ của họ, kiểm tra nội dung dự thảo hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ xem đã đúng với quy định của PL hay chưa, sau đó, CCV đọc lại cho người yêu cầu
công chứng được rõ.
+ Bước 3: Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng chuyển nhượng
QSDĐ. CCV ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ.
Căn cứ pháp lý: Điều 40 & Điều 42 LCC 2014.
- Ông K mang hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ đã được công chứng đến Văn phòng đăng ký
đất đai (nơi có đất) để chuyển tên của M, A, B, C & D sang tên ông K trên GCNQSDĐ

Câu 4:
Các thành viên trong gia đình thống nhất mảnh đất do A đứng tên. Nhóm hãy tư vấn cho gia
đình bà M thủ tục thực hiện (nêu ngắn gọn các bước tiến hành kèm giấy tờ cần thiết). Biết
rằng, văn bản đã được các bên soạn sẵn. B hiện đang sinh sống tại Đài Loan còn D đang sinh
sống tại Hoa Kỳ.
Trả lời:

16
- B & D lập văn bản từ chối nhận di sản, công chứng văn bản này tại Văn phòng Kinh tế Văn
hóa Việt Nam ở Đài Loan và Đại sứ quán Việt Nam ở Hoa Kỳ
- M & C lâp văn bản từ chối nhận di sản, công chứng văn bản này tại tổ chức hành nghề công
chứng bất kỳ
- A lập văn bản khai nhận di sản, công chứng văn bản này tại tổ chức hành nghề công chứng
nơi có BĐS
- A mang văn bản khai nhận di sản đến Văn phòng đăng ký đất đai (nơi có đất) để chuyển
tên ông H thành tên của A trên GCNQSDĐ
Căn cứ pháp lý: Điều 58 & Điều 59 LCC 2014.

Câu 5:
A & C muốn được tách thửa (mảnh đất) để nhận lấy phần của mình còn B muốn tặng phần
giá trị di sản mà mình được hưởng cho D. Nhóm hãy tư vấn cho gia đình bà M thủ tục thực
hiện. Biết rằng, văn bản đã được các bên soạn sẵn.
- Đầu tiên, A & C mang bản sao GCNQSDĐ đến Văn phòng đăng ký đất đai hỏi xem mảnh
đất đó có thể tách thừa được không? Nếu có, thì chuyển sang bước tiếp theo.
- M, A, B, C & D lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản, trong đó nêu rõ phần đất của A &
C được hưởng (diện tích bao nhiêu, vị trí ở đâu…), B tặng phần đất của mình được hưởng
cho D. M xác nhận phần đất mà mình được hưởng.
- Các bên công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản này tại TCHNCC nơi có bất động
sản. Các bước cụ thể như sau:
- Các bên mang văn bản thỏa thuận phân chia di sản đến Văn phòng đăng ký đất đai (nơi có
đất) để chuyển tên ông H thành tên của M, A, B, C & D trên GCNQSDĐ
Căn cứ pháp lý: Điều 40 & Điều 57 LCC 2014.

Câu 6:
Các thành viên trong gia đình thống nhất mảnh đất do bà M (70t, đang bị bệnh, hiện được gia
đình A chăm sóc) đứng tên để anh em ngừng tranh chấp và sau này nếu có chuyển nhượng
mảnh đất sẽ dễ dàng hơn. Trường hợp bà M muốn chuyển nhượng đất thì cần đáp ứng điều
kiện gì?
Trả lời:
Vì bà M đã có tuổi lại không minh mẫn nên khi bà M làm thủ tục chuyển nhượng QSDĐ cần
có người làm chứng. Căn cứ pháp lý: Điều 47 Luật Công chứng 2014.

17
Câu 7:
Bà M qua đời. Giả sử rằng, trong di chúc chung của ông H và bà M có nội dung là căn nhà và
đất mà ông bà để lại chỉ dùng vào việc thờ cúng, không được chuyển nhượng. Trong khi đó,
gia cảnh của A,B,C & D hết sức khốn khó. Con của A cũng đang bị bệnh, cần tiền chạy chữa.
Mảnh đất 10 tỷ ở trên đã được chuyển nhượng để thanh toán hết nợ chung của ông H & bà M
đối với bên thứ 3. Nhóm có thể tư vấn cho A,B,C & D nên làm gì trong trường hợp này?
Trả lời:
- A, B, C & D lập văn bản từ chối nhận di sản, công chứng văn bản này. Lúc này, di sản sẽ
được chia theo PL. A, B, C & D mỗi người sẽ hưởng một phần bằng nhau
- A, B, C & D lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản, công chứng văn bản này
- A, B, C & D mang văn bản đến Văn phòng đăng ký đất đai (nơi có đất) để chuyển tên ông
H thành tên của A, B, C & D trên GCNQSDĐ.
- A, B, C & D chuyển nhượng tài sản cho một bên khác và “chia tiền”
Lưu ý: Đây là trường hợp “lách luật”. Tuyệt đối không được lạm dụng.

BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 05


A. Bài tập tình huống
Bà N và ông P kết hôn năm 1990. Vợ chồng cùng tạo lập được tài sản chung là căn nhà và
mảnh đất ở xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Vợ chồng có 02 con chung là A
(7 tuổi) & B (5 tuổi).
Câu 1:
Năm 2020, vì thiếu vốn làm ăn nên ông P bàn với bà N thế chấp nhà và đất vay vốn ngân
hàng. Sau đó, vợ chồng bà đã đến Ngân hàng Agribank trên địa bàn huyện Gò Dầu để làm
thủ tục vay vốn. Các bên cần tiến hành thủ tục (cơ bản) gì để giao dịch này hợp pháp? Nêu
ngắn gọn các bước thực hiện
Trả lời:
- Các bên soạn thảo / yêu cầu CCV soạn thảo HĐ thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên
đất
- Công chứng HĐ trên
- Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng trên:
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 40/41, Điều 54 Luật Công chứng 2014. (đoạn sau
chỉ là diễn giải luật thôi, ghi cho chắc thì ghi, không thì khỏi ghi cũng được)
- Các bên nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều
40 của Luật Công chứng và nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng, giao dịch.

18
- Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.

- Các bên tự đọc dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho các bên nghe.
Trường hợp các bên đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào
từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính
của các giấy tờ trong bộ hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của
hợp đồng, giao dịch.

- Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng QSDĐ tại Văn phòng đăng ký đất đai (NĐ
99/2022/NĐ-CP).

Câu 2:
Sau đại dịch Covid, kinh tế ngày càng khó khăn, ông P và bà N muốn vay của ông R 700
triệu VNĐ để mở cửa hàng buôn bán, duy trì cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, ông R sợ rằng
ông P và bà N không có tiền trả lại cho mình nên yêu cầu ông P và bà N lập hợp đồng chuyển
nhượng QSDĐ. Ông P và bà N đồng ý. Các bên đã đến Văn phòng công chứng Y để công
chứng hợp đồng này.
a. Điều kiện để VPCC Y có thẩm quyền công chứng HĐ trên là gì?
Trả lời: VPCC Y phải có trụ sở tại tỉnh Tây Ninh, nơi có bất động sản mà ông P với bà N
muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Căn cứ pháp lý: theo Điều 42 Luật Công chứng 2014.

b. Khi CCV yêu cầu ông R xuất trình giấy tờ tuỳ thân thì ông R đã mở app tài khoản định
danh điện tử (VNeID) của mình và đưa CCV xem thông tin. CCV không đồng ý, các bên xảy
ra tranh cãi. Quan điểm?
Trả lời: Hiện chưa có văn bản pháp luật nào cho phép VneID có thể thay thế giấy tờ tuỳ thân
trong hoạt động công chứng. Cơ sở dữ liệu đang tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện, PL
hiện hành vẫn được áp dụng. Vì vậy, R phải nộp bản sao giấy tờ tuỳ thân đồng thời trình bản
chính để CCV kiểm tra, đối chiếu.

c. Đến ngày hẹn công chứng HĐ, bà N bị ốm nên không thể đi cùng chồng được, bà có bảo
chồng thay mặt mình làm thủ tục cùng ông R. Nếu là CCV, Nhóm có công chứng HĐ trên
không?
Trả lời: Theo quan điểm của nhóm, nhóm sẽ không công chứng HĐ trên.

19
Vì theo đề, căn nhà và mảnh đất và tài sản chung của hai vợ chồng nên khi vào thủ tục cùng
ông R cần phải có bà N và chồng cùng ký vào hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên nếu bà N bị ốm không thể đi cùng đi cùng chồng được, theo Điều 24 của Luật
HNGĐ, Khi vợ hoặc chồng xác lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản
chung của vợ chồng thì vợ chồng có thể ủy quyền cho nhau để xác lập giao dịch.
Căn cứ pháp lý: Điều 24 của Luật HNGĐ, Điều 562 BLDS 2015

d. Nhóm sẽ tư vấn cho ông P và bà N phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường
hợp này? (trường hợp này là trường hợp của tình tiết câu 2)
Trả lời: CCV có thể dựa vào giá chuyển nhượng (thấp hơn so với giá trị nhà đất) cùng với kỹ
năng nghiệp vụ để khai thác thông tin của các bên, từ đó, xác định đây là HĐ giả cách (xác
lập một giao dịch nhằm che giấu một giao dịch khác) và từ chối yêu cầu công chứng của các
bên vì đây là giao dịch giả tạo.
- Trường hợp CCV không phát hiện được giao dịch giả tạo và tiến hành công chứng HĐ
chuyển nhượng thì P & N nên giữ lại GCNQSDĐ thay vì đưa cho ông R vì nếu đưa thì ông R
hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục sang tên và chuyển nhượng nhà đất này cho một bên khác
(một cách hợp pháp).
- Trường hợp ông R không chịu cho vay tiền nếu như P & N giữ lại GCNQSDĐ thì trong HĐ
chuyển nhượng nên có một điều khoản về thời hạn được chuộc lại nhà đất. Trong thời hạn đó,
ông R không thể nào chuyển nhượng cho một bên khác được.
- Nếu HĐ không có điều khoản này thì P & N nên viết giấy tay (chẳng hạn như HĐ vay tài
sản/HĐ thế chấp TS), ở đó ghi rõ việc vay tiền của ông R và đã “thế chấp” nhà đất như tài
sản bảo đảm. Các bên cùng ký vào. Nếu ông R chuyển nhượng nhà đất cho một bên khác thì
P & N có thể khởi kiện ra Toà án yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu vì đây
là giao dịch giả tạo (bằng chứng là giấy viết tay cùng các bằng chứng khác). Lúc này, P & N
có thể lấy lại được nhà đất của mình.
Có vẻ như đọc tình huống, chúng ta thấy rằng ông R không có ý xấu, thật ra, trên thực tế, bên
lừa đảo luôn lợi dụng sự khó khăn của bên còn lại để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của họ bằng
cách “dụ” ký HĐ chuyển nhượng QSDĐ thay vì các hình thức khác.

Câu 3:
Ông P qua đời. Di chúc ông để lại (đã được công chứng) có nội dung: Toàn bộ tài sản thuộc
sở hữu của tôi sẽ được giao lại cho N.T.O (cháu họ). O đã yêu cầu bà N làm theo di nguyện
của ông P bằng cách chuyển nhượng nhà đất bà đang ở và đưa cho O ½ giá trị tài sản hoặc bà

20
N phải trả bằng tiền mặt tương đương với phần giá trị mà O được hưởng. Nhóm hãy chỉ ra
các lỗi sai trong tình huống này.
Trả lời: Theo điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS 2015, con chưa thành niên vẫn được hưởng
phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia
theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản. Nên
việc O yêu cầu chia như di chúc là chưa thỏa đáng
Căn cứ pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 644 BLDS 2015

Câu 4:
Giả sử rằng, căn nhà và đất thuộc sở hữu riêng của ông P. Ông muốn chuyển nhượng tài sản
này cho người khác để mua xe chạy grab. Bà N không đồng ý vì bà lo lắng nếu bán nhà rồi
thì bà và các con nhỏ sẽ sống ở đâu? Ông P gạt đi và cho rằng, tài sản của ông thì ông có
quyền quyết định. Sau khi tìm được người mua, ông P và người mua đã đến VPCC để công
chứng HĐ chuyển nhượng. Bà N chạy theo sau, nước mắt ngắn dài trình bày hoàn cảnh. Nếu
là CCV, Nhóm sẽ quyết định như thế nào trong trường hợp này? Nêu rõ căn cứ pháp lý
Theo Điều 31 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định việc bán tài sản là nhà ở duy nhất cụ thể
như sau:
Trả lời: "Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất
của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng
của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan
đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng."
Là một công chứng viên, trước khi công chứng chúng em sẽ phải xác nhận rằng chỗ ở của bà
N và các con sau khi bán vẫn có chỗ ở đảm bảo.

B. Câu hỏi nâng cao


Năm 2020, anh G kết hôn với chị K. Năm 2021, anh G và chị K có mua một chiếc xe ôtô của
Trung tâm bán đấu giá tài sản PCO. Chiếc xe mang biển số: 90A - 012.34. Nay anh G và chị
K muốn bán chiếc xe này cho anh T với gía 02 tỷ VNĐ. Các bên yêu cầu công chứng hợp
đồng mua bán xe (kèm theo biển số xe). Nếu là CCV, Nhóm có chấp nhận yêu cầu này
không? Tại sao?
Trả lời: Nếu là CCV, nhóm sẽ không chấp nhận yêu cầu này. Căn cứ theo khoản 3 Điều 28,
Thông tư 24/2023/TT-BCA, “Tổ chức, cá nhân đã nhận chuyển quyền sở hữu xe kèm theo
biển số xe trúng đấu giá, không được tiếp tục chuyển quyền sở hữu xe kèm theo biển số xe
trúng đấu giá cho tổ chức, cá nhân khác; được chuyển quyền sở hữu xe theo quy định của

21
pháp luật.” Bởi vì thế, có thể nhận thấy yêu cầu của anh G và chị K là không phù hợp với quy
định của pháp luật. Họ không thể chuyển quyền sở hữu xe + biển số trúng đấu giá) mà chỉ có
thể chuyển quyền sở hữu xe.

BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 07


Giải quyết các tình huống sau:
Câu 1:
Chị A & anh B kết hôn tại xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Chung sống
hạnh phúc được một thời gian thì các bên phát sinh mâu thuẫn, anh B thường xuyên ghen
tuông vô cớ và đánh đập chị A. Chị A nhiều lần đòi ly hôn với anh B. Sợ chị A làm thật, anh
B đã đốt Giấy chứng nhận kết hôn. Khi chị A nộp đơn ly hôn kèm các giấy tờ cần thiết thì
Toà án phát hiện chị A nộp thiếu bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. Hỏi chị A cần phải làm
gì trong trường hợp này?
Trả lời: Chị A cần đến UBND xã Hiền Thành (tức nơi hai chị A và anh B thực hiện đăng ký
kết hôn) để làm thủ tục xin cấp Trích lục Giấy chứng nhận kết hôn để bổ sung và hoàn thiện
hồ sơ ly hôn.
Lưu ý phía dưới để lỡ có gặp câu tương tự hay gì đó để tham khảo thôi, chứ làm tới trên
là oke rồi nha.
(Lưu ý: Đăng ký lại kết hôn khác với cấp bản sao GCNKH từ sổ gốc.
- Đăng ký lại KH hiểu là đăng ký mới (vợ chồng cùng nhau tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn
như lần đầu). Đăng ký lại KH chỉ áp dụng cho trường hợp: (i) Sổ gốc và bản chính GCNKH
bị mất và; (ii) Việc kết hôn diễn ra trước ngày 01/01/2016.
- Cấp bản sao từ sổ gốc hay cụ thể hơn là cấp bản sao GCNKH từ Sổ đăng ký KH: Nếu mất
bản chính GCNKH nhưng Sổ gốc không bị mất và Sổ gốc vẫn còn lưu giữ thông tin thì chỉ
cần làm thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc là được. )
Trình tự thủ tục được quy định tại Điều 17 NĐ 23/2015/NĐ-CP & Điều 64 Luật Hộ tịch
2014.

Câu 2:
Đọc thông tin dưới đây và chỉ ra (các) lỗi sai:
ĐĂNG KÝ THI
1. HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ DỰ THI:
Bước 1: Nộp lệ phí thi
Bước 2: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp tại 1 trong 2 địa điểm:

22
+ Cơ sở 1: 39 Hàm Nghi, Quận 1; ĐT: 028 38 214 055; Hotline: 090 990 1277
+ Cơ sở 2: 56 Hoàng Diệu 2, Tp.Thủ Đức; ĐT: 028 38 971 649
Bước 3: Thí sinh điền thông tin vào link: https://forms.gle/E57pcKcppH9h9HgLA
Bước 4: Thí sinh dự thi xem danh sách dự thi trước ngày thi là 03 ngày tại cổng thông tin
điện tử http://vstepbuh.flic.edu.vn/danh-sach-thi/. Nếu có thông tin dự thi chưa đúng, thí sinh
liên hệ số 090 990 1277 để được điều chỉnh thông tin.
2. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI GỒM CÓ:
1 Phiếu đăng ký dự thi in ở định dạng trang A5 + 02 giấy biên nhận hồ sơ in 2 mặt ở định
dạng trang A5
2 Hình 3×4 (Chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây)
1 Photo thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu có công chứng trong vòng 3 tháng trở lại đây
Lưu ý:
– Trường chỉ nhận hồ sơ theo đúng định dạng A5, được viết tay bằng bút mực màu xanh do
chính thí sinh dự thi viết và nộp hồ sơ.
– Trường không nhận hồ sơ không hợp lệ (Hồ sơ thiếu một trong những nội dung sau: Thiếu
ảnh 3×4; thiếu CCCD photo công chứng; Đơn đăng ký không đúng định dạng A5, không có
chữ ký hoặc thông tin không đầy đủ).
– Hồ sơ đã đăng ký thi Trường sẽ không hoàn trả lại.
– Đối với sinh viên HUB, cần thêm 01 photo thẻ sinh viên còn hiệu lực
Thí sinh sẽ có tên trong danh sách dự thi sau khi cung cấp thông tin online, đóng lệ phí thi và
nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Trung tâm (1đ)
Trả lời: “1 Photo thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu có công chứng”, “CCCD photo công
chứng” → Phải chứng thực photo thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu chứ không phải công
chứng.

Cây 3:
D là SV một trường ĐH tại TP. HCM. Sau khi ra trường, vì công việc không ổn định nên D
thường xuyên phải di chuyển chỗ trọ. Sau đó, D phát hiện ra mình đã làm mất bằng tốt
nghiệp đại học. D đã đến trường để làm thủ tục xin cấp lại bản sao bằng tốt nghiệp ĐH. Do
cần nộp hồ sơ xin việc tại nhiều công ty nên D đã photo bản sao này và đi chứng thực tại
UBND phường nơi D đang sinh sống. Nếu là người có thẩm quyền, Nhóm có thực hiện yêu
cầu của D không? Tại sao? (1đ)

23
Trả lời: Nếu là người có thẩm quyền thì nhóm không thực hiện yêu cầu của D vì UBND
phường không thể chứng thực bản sao của bản sao bằng tốt nghiệp mà UBND chỉ có quyền
chứng thực bản sao của bản chính bằng tốt nghiệp.

Câu 4:
Năm 2010, anh C qua Hoa Kỳ sinh sống và làm việc. Năm 2020, anh kết hôn với chị D tại
Việt Nam và đã được cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Năm
2021, anh làm thủ tục bảo lãnh chị qua Hoa Kỳ để vợ chồng cùng đoàn tụ. Cơ quan có thẩm
quyền của Hoa Kỳ đã yêu cầu anh chị cung cấp Giấy chứng nhận kết hôn để xác minh anh
chị là vợ chồng hợp pháp. Nhóm tư vấn cho anh C và chị D cần phải thực hiện thủ tục gì để
đáp ứng yêu cầu trên? (liệt kê các bước thực hiện (1đ)
Trả lời: Để thực hiện thủ tục đáp ứng yêu cầu cung cấp Giấy chứng nhận kết hôn xác minh là
vợ chồng hợp pháp thì cần:
(1) Anh C và chị D cần chứng nhận lãnh sự giấy chứng nhận kết hôn khi chứng thực bản
sao từ bản chính để nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ. Chứng nhận lãnh sự giấy
đăng ký kết hôn là việc cơ quan thẩm quyền của Việt Nam tiến hành kiểm tra, chứng thực
chữ ký, con dấu trên giấy đăng ký kết hôn do cơ quan Việt Nam cấp xem có hợp lệ hay
không. Nếu hợp lệ và được chứng nhận, và sau đó được cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài hợp pháp hóa lãnh sự, giấy đăng ký kết hôn sẽ được công nhận và sử dụng hợp pháp tại
nước ngoài. Theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Dịch thuật công chứng đăng ký kết hôn ra ngôn ngữ quốc gia còn lại hoặc tiếng anh.
Bước 2: Khai tờ khai chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự
Bước 3: Nộp hồ sơ cùng tờ khai tại cục lãnh sự ở Hà Nội hoặc Sở ngoại vụ tại TP. Hồ Chí
Minh
Bước 4: Nhận kết quả theo lịch hẹn
Bước 5: Đặt hẹn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ cần sử dụng Giấy đăng ký kết hôn tại Việt Nam
Bước 6: Nộp hồ sơ và lệ phí theo hướng dẫn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
(2) Sau khi chứng nhận giấy đăng kí kết hôn tại Việt Nam thì đã có giá trị pháp lý và có
thể nộp cho cơ quan thẩm quyền tại Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề trên
Lưu ý: Trường hợp Việt Nam và Quốc gia liên quan có ký kết Điều ước về miễn hợp pháp
hóa lãnh sự đối với một số giấy tờ nhất định thì chúng ta sẽ bỏ qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh
sự. Các Quốc gia đó có thể kể đến như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp….

24
Câu 5:
Ông Nguyễn Văn H và bà Trần Thị X có 06 người con gồm: A, B, C, D, E và F. Ngày
15/9/2016, bà Trần Thị X lập di chúc tại Phòng công chứng B để lại cho Nguyễn Hữu P (con
của A) được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại thửa 538, tờ bản đồ số 7
do bà Trần Thị X được UBND huyện G, tỉnh Vĩnh Long cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất vào ngày 06/01/2004. Thời điểm lập di chúc và công chứng di chúc, bà X đã lớn tuổi,
không được minh mẫn, mắt mờ, ù tai nhưng không có người làm chứng. Nhóm sẽ tư vấn cho
các con của bà X nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? (1đ)
Trả lời:
Nộp đơn tại TAND huyện G, yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng di chúc vô hiệu vì
vi phạm Điều 117 BLDS 2015 và không có người làm chứng. Di sản chia theo pháp luật, nếu
bà X đã qua đời. Hoặc nộp đơn yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và di
chúc vô hiệu cũng được.
Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 47 & Điều 52 LCC 2014.
Câu 6:
Ông R và bà S kết hôn tại xã Ngư Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Quá trình chung
sống, ông bà có 03 người con chung là A, B & C. Vợ chồng cũng tạo lập được khối tài sản
chung là căn nhà và mảnh đất mà vợ chồng cùng các con đang sinh sống và các động sản có
giá trị khác.
a. Vì để phục vụ cho công việc hành chính, ông R cần phải sao y chứng thực GCNQSDĐ,
ông đã đến VPCC T (trụ sở tại huyện Lệ Thuỷ) để thực hiện. Tuy nhiên, yêu cầu này của ông
đã bị VPCC T từ chối với lý do VPCC T không có thẩm quyền. Quyết định của VPCC T là
đúng hay sai? Ngoài VPCC T, ông R có thể đến đâu để thực hiện việc sao y chứng thực
GCNQSDĐ? (1đ)
Trả lời:
Quyết định của VPCC T là sai vì VPCC có quyền chứng thực bản sao giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo căn cứ pháp lý: Điều 77 LCC 2014; Khoản 4 Điều 5 Nghị định
23/2015/NĐ-CP. Ngoài VPCC T, ông R có thể đến UBND xã Ngư Thủy để làm thủ tục này.
Căn cứ pháp lý: Điểm a Khoản 2 Điều 5 NĐ 23/2015/NĐ-CP

b. Ông R qua đời, không để lại di chúc. Bà S cũng đã lớn tuổi. Các thành viên tổ chức buổi
họp gia đình và quyết định B có quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng mảnh đất với điều
kiện B sẽ chăm sóc bà S tới khi bà qua đời. Gia đình bà S cần thực hiện các thủ tục gì? (2đ)
Trả lời:

25
- Bà S làm HĐ tặng cho quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng mảnh đất thuộc sở hữu của
bà S cho B (vì ½ giá trị nhà + đất thuộc về bà S, ½ còn lại thuộc ông R). Công chứng HĐ này
tại tổ chức hành nghề công chứng nơi có đất hoặc chứng thực HĐ tại UBND xã Ngư Thuỷ
- A, B, C & S lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản (của ông R), trong đó nêu rõ A, C & S
tặng cho phần giá trị di sản mà mỗi người được hưởng cho B.
- Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trên tại Tổ chức hành nghề công chứng nơi
có đất hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản tại UBND xã Ngư Thủy
- B làm thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai.

c. Ông R và bà S qua đời, không để lại di chúc. Các thành viên tổ chức buổi họp gia đình và
quyết định A có quyền sở hữu căn nhà và quyền sử dụng mảnh đất. Tuy nhiên, A phải trả cho
B & C một khoản tiền tương ứng với giá trị phần di sản mà B & C được hưởng. A yêu cầu
sau khi làm thủ tục sang tên mới đưa tiền cho B & C vì A nghi ngại B & C cầm tiền xong lật
lọng. Ngược lại, B & C cũng lo lắng một khi ký vào văn bản công chứng để A sang tên thuận
lợi thì A sẽ chuyển nhượng tài sản cho bên khác một cách hợp pháp mà không cần hỏi ý kiến
B & C. Nhóm hãy tư vấn cho các bên nên làm gì trong trường hợp này? Lưu ý, bỏ qua giải
pháp các bên cùng đứng tên trên GCNQSDĐ và tài sản trên đất vì như vậy sẽ khá rắc rối
trong quá trình làm thủ tục và chuyển nhượng sau này. Chẳng hạn như, B & C chuyển nơi
sinh sống, một trong các bên qua đời….(1đ)
Trả lời:
Sau khi ông R và bà S qua đời, để đảm bảo quyền lợi các bên:
- A, B & C lập văn bản thoả thuận phân chia di sản và công chứng, trong đó nêu rõ A nhận
toàn bộ nhà + đất đồng thời thanh toán cho B & C phần giá trị di sản mà B & C được hưởng
bằng tiền.
- A làm thủ tục sang tên.
BÀI TẬP ÔN TẬP BUỔI 10
Ông Ngô Xuân L và bà Ma Thị M có tạo lập được tài sản chung là nhà đất tại K20/27 H,
phường T, quận R, TP. Đà Nẵng và đã được UBND TP. Đà Nẵng cấp Giấy chứng nhận quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Ông L và bà M có với nhau 05 người con chung gồm:
A, B, C, D, E (đều đã trưởng thành và có khả năng lao động). Đầu năm 2022, ông L qua đời
không để lại di chúc.
Câu 1:
Bà M, A, B, D và E muốn tặng toàn bộ nhà đất trên cho C. Các bên cần phải làm gì để có thể
hoàn tất thủ tục tặng cho nhà đất một cách hợp pháp?

26
Trả lời:
- Gia đình bà M làm thủ tục khai tử cho ông L tại UBND quận R. Chứng thực giấy
chứng tử tại Phòng công chứng của UBND phường.
- Bà M làm hợp đồng tặng cho QSHQSDĐ (½ mảnh đất của bà M và ông L) cho C và
công chứng hợp đồng.
- Bà M, A, B, D, E làm thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng
quận/Văn phòng công chứng. Hồ sơ gồm:
+ Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế có cam kết việc từ chối nhận di sản thừa
kế không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản (dự thảo).
+ Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
+ Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực).
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản (bản sao chứng thực).
- Bà M, A, B, D, E công chứng văn bản công nhận từ chối nhận di sản.
- C làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Phòng công chứng quận/Văn phòng công
chứng. Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
+ Giấy CNQSDĐ
+ CMND, hộ khẩu của C
+ Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản (như giấy khai sinh)
- C làm thủ tục đăng ký chuyển đổi QSHVSDĐ tại Văn phòng biến động đất đai.
Căn cứ pháp lý: Điều 42, 59, khoản 2, 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014, điểm a
khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013
Câu 2:
Chưa kịp bắt đầu thực hiện ý định tặng cho nhà đất thì bà M đột ngột qua đời. Một trong
những người con của bà M phát hiện ra bà có để lại di chúc và di chúc này có hiệu lực. Theo
nội dung di chúc đã được lập vào thời điểm đó thì bà M mong muốn để lại phần di sản thuộc
sở hữu của mình cho A. Lúc này, A đang có kế hoạch mở trang trại trồng nấm nên cần nguồn
vốn lớn. A muốn thế chấp toàn bộ nhà đất ở trên cho Ngân hàng Agribank để vay vốn.
A cần phải làm những thủ tục gì để hợp đồng thế chấp này có hiệu lực, biết rằng B, C và D
đồng ý tặng cho phần di sản mà mình được hưởng cho A còn E thì từ chối nhận di sản?
Trả lời: Khai nhận di sản thừa kế (ccpl: Đ.58 LCC 2014)
A cần phải chuẩn bị hồ sơ khai nhận di sản thừa kế gồm các giấy tờ liên quan (gcnqsdđ của
vợ chồng L,M; giấy chứng tử của ông L, bà M; di chúc có hiệu lực của bà M; giấy khai sinh
của ông L, bà M; các giấy tờ tuỳ thân của A) và đến tổ chức hành nghề công chứng tiến hành
thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

27
- Thoả thuận phân chia di sản thừa kế (ccpl: Đ.57 LCC 2014)
Tiếp theo, A cần thoả thuận phân chia di sản thừa kế với B, C, D, E và việc thoả thuận phải
được lập thành văn bản. Sau đó đến tổ chức hành nghề công chứng để tiến hành thủ tục công
chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế. Hồ sơ gồm các giấy tờ liên quan
(gcnqsdđ của L, M; giấy chứng tử của L, M; giấy khai sinh của L, M, B, C, D, E và các giấy
tờ tuỳ thân, di chúc của M)
- Đăng kí biến động đất đai (điểm a khoản 4 Đ.95 LĐĐ 2013)
Sau khi thực hiện các thủ tục trên và các văn bản khai nhận di sản, thoả thuận phân chia di
sản có hiệu lực, A cần đến văn phòng biến động đất đai quận R để đăng kí biến động đất đai
(Hồ sơ gồm đơn đăng kí biến động đất đai, gcnqsdđ của L, M; văn bản thoả thuận phân chia
di sản có công chứng; giấy tờ tuỳ thân của A)
=> A có thể thực hiện thế chấp toàn bộ đất đai ở trên để vay vốn

Câu 3:
Giả sử bà M qua đời không để lại di chúc. A, B, C và D thỏa thuận sẽ không nhận di sản để E
được lấy toàn bộ nhà đất nhưng E phải trả lại phần giá trị nhà đất mà A, B, C và D được
hưởng theo pháp luật.
Anh/Chị tư vấn cho A, B, C, D và E nên làm gì để đạt được mục đích của mình?

Trả lời: Sau khi bà M qua đời và không để lại di chúc. Đầu tiên, các con của bà cần tiến hành
đăng ký khai tử cho bà L tại UBND quận R và công chứng thực giấy chứng tử tại Phòng công
chứng của UBND phường
Tuy nhiên do A, B, C, D muốn E phải trả lại phần giá trị nhà đất mà A, B, C, D được hưởng
theo pháp luật A, B, C, D lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản và công chứng, trong đó
nêu rõ E nhận toàn bộ nhà, đất đồng thời thanh toán cho A, B, C, D phần giá trị di sản mà A,
B, C, D được hưởng bằng tiền. E lập thủ tục sang tên.
Căn cứ pháp lý: Điều 57 LCC 2014.
Câu này nó tựa như ý c câu 6 ở bài tập buổi 7 á nha.

Câu 4:
Sau khi đã làm thủ tục thay đổi tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở, E đã chuyển nhượng nhà đất cho ông K (cư trú tại phường X, quận Y, Tp. Hải
Phòng). Các bên đã đến Văn phòng công chứng P có trụ sở tại quận Y để công chứng Hợp
đồng chuyển nhượng này.

28
Nếu là Công chứng viên của Văn phòng công chứng P, Anh/Chị có công chứng Hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho E và ông K không? Tại sao?
Anh/Chị sẽ hướng dẫn E và ông K đến những nơi nào để tiến hành thủ tục này?
Trả lời:
Nếu là công chứng viên của văn phòng công chứng P, tôi sẽ công chứng hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất cho E và ông K vì theo đề bài, nhà đất đã được
sang tên cho E đồng nghĩa với việc E có toàn quyền quyết định đối với tài sản này. Và đồng
thời, văn phòng công chứng P được đặt tại trụ sở ở quận Y (nơi có đất, điều 42 Luật Công
chứng 2014) nên quy trình công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài
sản đều hợp lí
Để tiến hành thủ tục công chứng này:
+ E và ông K cần chuẩn bị trước đầy đủ các hồ sơ được yêu cầu như: Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất; Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân như CMND/CCCD/hộ chiếu;
Sổ hộ khẩu; Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (Giấy xác nhận tình trạng độc
thân hoặc Đăng ký kết hôn); Mẫu đơn đăng ký biến động theo Mẫu 09/ĐK; Bản gốc
Giấy chứng nhận quyền sử dụng cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng); Hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
+ E và ông K cần đến văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương mà có tài sản cần công chứng (Điều 42 Luật Công chứng 2014). Quy trình
này sẽ giới hạn phạm vi trụ sở văn phòng công chứng phải được đặt ở nơi có đất
Câu 5:
Ngày 22/05/2023, Hợp đồng chuyển nhượng trên đã được công chứng nhưng sau đó giữa các
bên liên quan phát sinh tranh chấp, E cho rằng vào thời điểm công chứng Hợp đồng, vì di
chứng hậu covid nên E đã không nghe được rõ nội dung trao đổi giữa các bên, tuy nhiên,
Công chứng viên đã không mời người làm chứng, như vậy là không đúng quy định của pháp
luật. Do đó, E đã nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô
hiệu.
Nếu là người có thẩm quyền, Anh/Chị sẽ quyết định như thế nào? Tại sao?
Lưu ý: Các câu hỏi trên độc lập với nhau.
Trả lời:
- Căn cứ khoản 2 điều 47 Luật công chứng 2014 “Trường hợp người yêu cầu công chứng
không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp
khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng. Người làm chứng
phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi

29
ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng. Người làm chứng do người yêu cầu công
chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.”
- Việc di chứng hậu covid nên E đã không nghe được rõ nội dung trao đổi giữa các bên, tuy
nhiên việc không nghe rõ khác với việc không nghe được.Không nghe rõ là khả năng nghe
được âm thanh nhưng không thể hiểu được nội dung âm thanh đó một cách đầy đủ và chính
xác. Không nghe được là khả năng không thể nghe được âm thanh nào, dù âm thanh đó có
lớn hay nhỏ, ồn hay không ồn, có thể do tổn thương thính giác nghiêm trọng, hoặc do khiếm
khuyết bẩm sinh. Từ đó việc công chứng không cần người làm chứng.
- Nếu là người có thẩm quyền, tôi sẽ quyết định không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn
bản công chứng vô hiệu của E

30

You might also like