Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

DINH DƯỠNG NITO

VAI TRÒ

Nêu vai trò chính của nitơ đối với quá trình sinh trưởng và phát triển
của thực vật.
- Cấu tạo: Tổng hợp phân tử cấu trúc (Axit nucleic, Protein, Diệp lục,..) và
hoocmon sinh trưởng
- Sinh lý:
• Kích thích quang hợp
• Tăng sinh trưởng mô
• Kích thích sinh trưởng sinh dưỡng, kìm hãm sự phát triển

Khi dư thừa nitơ và khi thiếu nitơ sẽ gây hậu quả gì đối với cây trồng?

Thừa N

Ảnh hưởng đến hấp thụ P K S: duy trì sinh trưởng sinh dưỡng,
làm chậm sự phát triển, kìm hãm sự ra hoa, tạo quả.

Kích thích tổng hợp protein từ cacbohidrat: tích lũy protein trong
tế bào sinh dưỡng, tạo nhiều chất nguyên sinh -> Cây mọng nước,
thân lá vươn dài -> lốp đổ

Thiếu N

Thiếu N => tích lũy nhiều cacbohiđrat => thành tế bào dày, lượng
Pr giảm => cây cằn.

Thiếu N => ở lá già, lá trưởng thành, chlorophin bị phân giải để huy


động nguồn N cho các lá non => lá vàng, sinh trưởng chậm, chồi
mảnh, giảm năng suất, giảm ra hoa

DẠNG HẤP THỤ

Nguồn Nitơ chủ yếu cung cấp cho cây là

Từ những cơn giông :

N2→ NO3 ( tia lửa điện)

DINH DƯỠNG NITO 1


Từ xác của động vật, thực vật:

RNH2 -> NH3 -> NO3-

Từ sự cố định của vi sinh vật:

N2 + 3H2 -> 2NH3

Từ sự cung cấp của con người: muối NO3-, NH4+

Nguồn nitơ nào cây dễ hấp thụ nhất? Dạng nào dễ làm cho đất bị chua
hơn?

Cây hấp thụ được nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-

Trong 2 dạng này thì NH4+ dễ làm cho đất bị chua vì:

Ion này có thể trao đổi với H+ trên bề mặt keo đất giải phóng ion H+
trở thành dạng tự do.

Mặt khác, ion này còn bị thủy phân trong đất tạo H+ làm tăng độ
chua của đất: NH4+ + H2O → NH3 + H3O+

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

Chứng minh mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình
dinh dưỡng khoáng và trao đổi nitơ. Con người đã vận dụng những hiểu
biết về mối quan hệ này như thế nào

Mối liên quan chặt chẽ giữa quá trình hô hấp với quá trình dinh dưỡng
khoáng và trao đổi nitơ:

Hô hấp giải phóng năng lượng dưới dạng ATP, tạo ra các hợp chất
trung gian như các axit hữu cơ.

ATP và các hợp chất này đều liên quan chặt chẽ với quá trình hấp thụ
khoáng và nitơ, quá trình sử dụng các chất khoáng và quá trình biến đổi
nitơ trong cây.

Ứng dụng thực tiễn:

Khi trồng cây, người ta phải xới đất, làm cỏ sục bùn với mục đích tạo
điều kiện cho rễ cây hô hấp hiếu khí.

Hiện nay người ta ứng dụng phương pháp trồng cây không cần đất:
trồng cây trong dung dịch (Thuỷ canh), trồng cây trong không khí (Khí
canh) để tạo điều kiện tối ưu cho hô hấp hiếu khí của bộ rễ.

DINH DƯỠNG NITO 2


Ánh sáng và nhiệt độ có liên quan như thế nào đến quá trình trao đổi
nitơ của thực vật?

Ánh sáng thông qua quang hợp ở thực vật tham gia hình thành các sản
phẩm ATP, NADPH. Chuỗi truyền điện tử trong quang hợp cung cấp
feređôxin dạng khử.

Nhiệt độ thông qua hô hấp ở thực vật tham gia hình thành các sản
phẩm ATP, NADH, FADH2, các axit hữu cơ

NADH, NADPH tạo ra từ quang hợp và hô hấp cần cho quá trình khử
NO3- thành NO2-.

Feređôxin dạng khử cần cho quá trình khử NO2- thành NH4+. Axit hữu
cơ và NADH cần cho quá trình hình thành axit amin.

1. CỐ ĐỊNH NITO
ĐIỀU KIỆN CỐ ĐỊNH

ĐK quá trình cố định N khí quyển xảy ra

+ enzim nitrogenaza

+ xảy ra trong điều kiện kị khí

+ cần ATP
+ có các lực khử mạnh

Enzim nitrogenaza chỉ hoạt động trong môi trường kị khí. Các loài
hiếu khí cố định N có những biến đổi gì thích nghi với hoạt động của
enzim này?

Loài vi khuẩn sống tự do (trừ vk lam)

Chúng có cơ chế ngăn chặn sự xâm nhập của oxi vào trong tế
bào chất. Quá trình hô hấp hiếu khí xảy ra trên màng, làm cho phần
lớn oxi được hấp thu và chuyển hóa thành H2O trước khi vào trong
tế bào chất. Phần oxi dư thừa sẽ được biến đổi thành H2O bởi hệ
enzym hydogenaza trên màng tế bào.

DINH DƯỠNG NITO 3


Vi khuẩn lam
Chúng hạn chế sự tạo oxi trong tế bào khi quang hợp bằng cách
thực hiện cố định đạm trong các tế bào dị hình, nơi mà quá trình
tổng hợp ATP được thực hiện theo con đường photphoryl hóa vòng
và quang hợp không thải O2 (ở tế bào dị hình, chất cho hidro và e là
H2S).

Vi khuẩn cộng sinh nốt sần cây họ đậu

Nốt sần đã tạo ra những cấu trúc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động của vi sinh vật.
Phần vỏ bao quanh tế bào vi khuẩn (nằm trong nốt sần) có sự xuất
hiện của leghemglobin, một loại sắc tố có khả năng kết với oxi
cung cấp cho vi khuẩn giống như Hb của người. Sắc tố này đảm bảo

DINH DƯỠNG NITO 4


không có oxi tự do trong tế bào vi khuẩn nhưng vẫn có đủ oxi cho vi
khuẩn hô hấp.

Ngoài ra, cây họ đậu còn cung cấp đường cho vi khuẩn. Ngược lại,
cây nhận NH3 từ vi khuẩn.

Khi trồng các loại cây như đậu, lạc, bèo hoa dâu tại sao cần
bón đủ lượng molipđen (Mo)?

Môlipđen là thành phần cấu tạo quan trọng của các enzim xúc tác cho
quá trình cố định nitơ, như enzim: Nitrogenaza, hydrogenaza,
nitroreductaza…

VI SINH VẬT CỐ ĐỊNH

Những nhóm sinh vật nào có khả năng cố định nitơ không khí?

VK cố định N cộng sinh: chi rhizobium cộng sinh với cây họ Đậu,
Xạ khuẩn, vi khuẩn lam cộng sinh với bèo hoa dâu.

VK cố định N tự do: azotobater, clostridium, một số vi khuẩn lam.

Các vi khuẩn cố định đạm có những đặc điểm cấu tạo nào đặc biệt
giúp chúng thực hiện được việc cố định nitơ khí quyển? Ý nghĩa của
nhóm vi khuẩn này trong tự nhiên.

Những điểm cấu tạo đặc biệt:

Có hệ enzim Nitrogenaza – enzim tham gia quá trình khử N2


thành NH3

Có những cấu trúc nhằm tạo môi trường kị khí cho hệ enzim
Nitrogenaza hoạt động:

hình thành tế bào dị hình màng dày ( ở vi khuẩn lam)

màng gấp nếp lại tạo một khoang kị khí ( ở một số vi khuẩn
cố định đạm tự do)

hình thành Leghemoglobin – cấu trúc có ái lực cao với oxi


phân tử ( ở vi khuẩn nốt sần)

Ý nghĩa của nhóm VSV cố định đạm:

Cung cấp nguồn đạm dễ tiêu trong đất cho thực vật

Tham gia, thúc đẩy nhanh chu trình tuần hoàn vật chất.

DINH DƯỠNG NITO 5


Nitrogenaza là hệ enzim cố định nitơ khí quyển có mặt trong một số
nhóm vi sinh vật cố định N2. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và
hoạt động chức năng để thực hiện cố định N2 ở các loại vi khuẩn sau:
Nostoc (1 loại vi khuẩn lam), Azotobacter (vi khuẩn hiếu khí sống tự
do), Rhizobium (một loại vi khuẩn cộng sinh với cây bộ đậu)

Nostoc:

Có các dị bào nang (heterocyte), màng rất dày → ngăn không


cho O2 xâm nhập vào → thực hiện cố định đạm

Dị bào nang không xảy ra PSII của pha sáng quang hợp →
không giải phóng O2

Nostoc có các không bào khí → chìm hoặc nổi để tránh nơi có
nhiều O2 hoặc tìm nơi có ánh sáng

Azotobacter:

Tế bào có màng dày → ngăn không cho O2 vào ồ ạt

Màng sinh chất hình thành nếp gấp → tạo túi → nitrogenaza
hoạt động trong đó

Túi có enzim hydrogenaza → xúc tác phản ứng H+ + O2 → H2O


→ không ảnh hưởng đến hoạt động của enzim cố định đạm

Rhizobium:

Có leghemoglobin → hấp thụ O2 và giải phóng từ từ cho hoạt


động cố định đạm và hô hấp

Cây họ đậu còn cung cấp đường cho vi khuẩn. Ngược lại, cây
nhận NH3 từ vi khuẩn.

Vi khuẩn rhizobium là vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu. Hãy trả lời
các câu hỏi sau:
a. Vi khuẩn này lấy gì ở cây chủ.
b. Vai trò của oxi trong quá trình hoạt động của vk này.
c. Chất gì tạo nên màu hồng ở nốt sần. Vai trò.
d. Quá trình cố định Nito là quá trình khử hay oxi hóa hay cả hai.
a. - Vi khuẩn lấy cacbonhydrat – đường. Do có khả năng cố định Nito
nên vi khuẩn có enzim, môi trường yếm khí, chỉ thiếu ATP và lực khử.
Tuy nhiên chúng ko lấy trực tiếp ATP và lực khử.

DINH DƯỠNG NITO 6


b. Sự có mặt oxi ở vùng rễ kích thích sự hình thành nốt sần, sự vắng
mặt oxi nốt sần cần thiết cho hoạt động của phức hệ enzim nitrogenaza.
c. Chất tạo nên màu hồng là leghemoglobin, liên kết thuận nghịch với oxi
để thực hiện hoạt động của mình (thực hiện chức năng của ý b).
d. Chỉ có quá trình khử.

Trong một thí nghiệm về nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu tương,
người ta lấy 4 đĩa Petri trong đó có đặt giấy thấm tẩm dung dịch
khoáng. Các đĩa Petri được đánh dấu A, B, C và D. Cả 4 đĩa đều chứa
dung dịch khoáng, nhưng chỉ có đĩa C chứa đầy đủ tất cả các thành
phần khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu
tương. Các đĩa còn lại thiếu một thành phần khoáng nào đó. Người ta
cho vi khuẩn Rhizobium vào đĩa A, vi khuẩn Bacillus subtilis vào đĩa B
và vi khuẩn Anabaena azollae lấy từ bèo hoa dâu vào đĩa D. Sau đó,
người ta đặt các hạt đậu tương lấy từ một giống vào trong các đĩa.
Vài ngày sau, tất cả các hạt đều nảy mầm. Hai tuần sau khi hạt nảy
mầm, người ta thấy chỉ có các cây ở đĩa A và C sinh trưởng bình
thường, các cây ở đĩa B và D đều chết. Trong suốt quá trình thí
nghiệm, tất cả các đĩa luôn được giữ ẩm và đặt trong điều kiện môi
trường như nhau. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm

Ở đĩa A, cây vẫn sinh trưởng bình thường do vi khuẩn Rhizobium có


khả năng cố định nitơ phân tử thành nitơ liên kết để cung cấp cho
thực vật. Như vậy, nguyên tố khoáng thiếu ở đĩa này là nitơ.

Ở đĩa B, vi khuẩn Bacillus subtilis là vi khuẩn dị dưỡng, không có


khả năng cố định nitơ nên cây chết vì thiếu nitơ.

Ở đĩa C, do có đủ thành phần phần dinh dưỡng nên cây sinh trưởng
bình thường.

Ở đĩa D, vi khuẩn Anabaena azollae có khả năng cố định nitơ khi


cộng sinh với bèo hoa dâu nhưng không cộng sinh với cây họ đậu
nên không tổng hợp nitơ. Cây chết do thiếu nitơ.

QUÁ TRÌNH CỐ ĐỊNH

Quá trình cố định nitơ có thể tóm tắt thành sơ đồ

DINH DƯỠNG NITO 7


Quan sát sơ đồ dưới đây và cho biết:
a. Tên của các nhóm sinh vật tham gia vào các vị trí (a), (b), (c), (d).
b. Đặc điểm hoạt động của nhóm sinh vật (d) và biện pháp khắc phục?
c. Thực vật có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế
bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc và ý nghĩa của quá trình này.

Trả lời
a.
(a) Vi khuẩn cố định nitơ tự do: Azotobacter, Clostridium

(b) Vi khuẩn cố định nitơ cộng sinh: Rhizobium, Anabaena azollae

(c) vi khuẩn nitrat hóa: Nitrosomonas, Nitrobacter

(d) vi khuẩn phản nitrat hóa


b. Đặc điểm vk phản nitrat hoá

Đặc điểm: điều kiện kị khí, độ pH axit

Làm đất tơi xốp, thoáng khí, độ ẩm, tạo điều kiện độ pH thích hợp

c.

Khi NH3 trong cây tích lũy nhiều sẽ gây độc nên các axit hữu cơ
dicacboxylic + NH3 → amit.

Ý nghĩa: thực vật không bị đầu độc khi lượng NH3 tích lũy trong cây
nhiều, nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp axit amin trong cơ
thể khi cần thiết.

DINH DƯỠNG NITO 8


2. Vi sinh vật amôn hóa
Lý thuyết

Khi các sinh vật chết đi, protein của chúng bị các vi sinh vật hoại sinh tiết
proteaza phân giải thành axit amin. Một phần axit amin được vi sinh vật sử
dụng làm chất dinh dưỡng, phần còn lại bị khử amin tạo thành NH3 hoặc
NH4+. Các vi sinh vật này gọi là vi sinh vật amôn hóa.

Trong điều kiện thoáng khí, protein được oxi hóa triệt để. Còn trong điều
kiện kị khí thường tích lũy các chất trung gian như axit hữu cơ, rượu,
H2S…có mùi khó chịu.

Người ta cho 80 ml nước chiết thịt (thịt bò hay thịt lợn nạc) vô trùng
vào hai bình tam giác cỡ 100 ml (kí hiệu là bình A và B), sau đó cho vào
mỗi bình 0,50 gam đất vườn được lấy ở cùng vị trí và thời điểm. Cả hai
bình đều được bịt kín bằng nút cao su, đun sôi (100 độ C) trong 5 phút và
đưa vào phòng nuôi cấy có nhiệt độ từ 30-35 độ C. Sau 1 ngày người ta
lấy bình thí nghiệm B ra và đun sôi (100 độ C) trong 5 phút, sau đó lại đưa
vào phòng nuôi cấy. Sau 3 ngày cả hai bình thí nghiệm được mở ra thì
thấy bình thí nghiệm A có mùi thối, còn bình thí nghiệm B gần như không
có mùi thối. Giải thích.

Trong 0,5 g đất chứa nhiều mầm vi sinh vật, ở nhiệt độ sôi 100oC các tế
bào dinh dưỡng đều chết, chỉ còn lại nội bào tử (endospore) của vi
khuẩn.

Trong bình thí nghiệm A, các nội bào tử vi khuẩn sẽ nảy mầm và phân
giải protein của nước thịt trong điều kiện kị khí.

Nước thịt là môi trường dư thừa hợp chất nitơ và thiếu hợp chất
cacbon, nên những vi khuẩn kị khí sẽ khử amin giải phóng NH3, H2S để
sử dụng cacbohydrat làm nguồn năng lượng trong lên men.

Vì vậy, khi mở nắp ống nghiệm các loại khí NH3, H2S bay lên gây thối
rất khó chịu, còn gọi là quá trình amôn hoá kị khí là lên men thối.

Trong bình thí nghiệm B, các nội bào tử này mầm hình thành tế bào dinh
dưỡng chúng bị tiêu diệt sau 1 ngày bị đun sôi lần thứ hai, do đó protein
không bị phân giải, kết quả không có mùi.

3. Vi khuẩn nitrat hoá


Điểm khác biệt giữa quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá là gì?

DINH DƯỠNG NITO 9


Viết sơ đồ tóm tắt quá trình chuyển hóa nitrat trong đất (amoni => nitrit
=> nitrat) dưới tác dụng của vi sinh vật?

Sơ đồ tóm tắt 2 giai đoạn

Giai đoạn nitrit hóa do vi khuẩn Nitrosomonas:


NH4+ + 3/2 O2 → NO2 + H2O + 2H+ + năng lượng.

Giai đoạn nitrat hóa do vi khuẩn Nitrobacter:


NO2 +1/2 O2 → NO3- + năng lượng
(hoặc viết là NO2- → NO3-)

a. Trong tự nhiên, vi khuẩn Nitrosomonas và vi khuẩn Nitrobacter


thường có mặt ở đâu?
b. Vai trò và mối quan hệ của chúng trong tự nhiên?

a. Vi khuẩn Nitrosomonas và vi khuẩn Nitrobacte thường có mặt tự do ở


trong đất và thường có mặt đồng thời.

Chúng đều là các vi sinh vật hoá dưỡng vô cơ, sống kỵ khí bắt buộc,
chúng đều chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ trong đất

Trong đất mùn thường có nhiều NH3 vi khuẩn Nitrosomonas đã


oxy hoá NH3 thành axit nitrit theo phương trình sau

Trong đất HNO2 gặp các bazơ đất sẽ tạo thành các muối Nitrit

HNO2 + NaOH → NaNO2 + H2O

DINH DƯỠNG NITO 10


Vi khuẩn Nitrobacte sẽ ôxi hoá muối nitrit thành muối nitrat hoà
tan:

NaNO2 + 1/2 O2 -Nitrobacter→ NaNO3 + Q


b.

Nhờ hoạt động nối tiếp của các vi khuẩn này mà các hợp chất chứa nitơ
trong đất chưa hoà tan được chuyển hoá thành dạng hoà tan cây
xanh dễ dàng hấp thu các dạng muối hoà tan đó, nhờ đó chúng đã khép
kín chu trình nitơ trong tự nhiên.

Mối quan hệ: hai loại vi khuẩn này hoạt động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau
trong đất: vì khi nồng độ NH3 cao tạo môi trường kiềm có hại cho
Nitrobacte nhưng nhờ Nitrosomonas sử dụng NH3 và chuyển thành môi
trường axit sẽ tạo thuận lợi cho Nitrobacte hoạt động

4. Khử nitrat
Tại sao phải có quá trình khử nitrat trong cây?

Cây xanh hấp thụ nitơ dưới 2 dạng là NO3- và NH4+.

Cây xanh sử dụng nhóm (-NH2) nhiều hơn để tổng hợp axit amin
nên cây phải có quá trình khử NO3- thành NH4+.

Khi chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc bởi NH3. Điều đó đúng
hay sai? Vì sao?

Đúng. Khi chu trình Crep ngừng lại thì cây bị ngộ độc bởi NH3.

Vì: Chu trình Crep dừng lại → không có các axit hữu cơ để kết hợp
với NH3 thành axit amin → cây tính luỹ nhiều NH3 → ngộ độc.

Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong
không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó?

Vì khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO3-

Mới tưới đạm cây hút NO3- chưa kịp biến đổi thành NH4+ -> người ăn
vào NO3- bị biến đổi thành NO2-

Ở trẻ em, NO2 vào máu sẽ làm hemoglobin chuyển thành


methemoglobin suy giảm hoặc mất chức năng vận chuyển O2----
>Các bệnh về hồng cầu, như bệnh xanh da ở trẻ con. Ở người
lớn thì methemoglobin có thể chuyển ngược thành hemoglobin

DINH DƯỠNG NITO 11


Nitrit (NO2) là chất có khả năng gây ung thư cho người.

Nitrit (NO2) là tác nhân gây đột biến gen.

Vì sao quá trình khử nitrate (NO3-) ở thực vật có thể làm giảm năng
suất sinh học? Quá trình này có gây hại cho cây trồng không? Giải
thích?

Quá trình khử NO3- thành NH3 phải sử dụng H+ từ NADPH hoặc
NADH của quang hợp hoặc hô hấp. Trong đó NADPH cũng được sử
dụng để khử CO2 trong pha tối quang hợp để tạo chất hữu cơ, hình
thành nên năng suất, việc sử dụng nguồn lực khử này sẽ ảnh hưởng
đến quá trình cố định CO2.

Sự khử NO3- cũng có thể gây hại cho cây trồng, trong trường hợp dư
thừa làm tích tụ nhiều NH3, đây là chất gây độc cho tế bào.

5. Đồng hóa nito


Nồng độ NH4+ cao có ảnh hưởng gì cho cây? Cây khắc phục điều đó ra
sao?

Nồng độ NH4+ cao làm chậm sinh trưởng của cây, có thể gây ngộ độc
cho cây, làm giảm khả năng hấp thụ K+ của cây,...

Cây khắc phục bằng cách: tăng chuyển hóa thành axit amin, thực hiện
amit hóa để làm giảm NH4+ trong cây.

DINH DƯỠNG NITO 12

You might also like