Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRUNG QUỐC VỚI BÀI HỌC ĐẦU TƯ ĐẮT GIÁ TẠI XUĐĂNG (SUDAN)

Theo báo Bưu điện Washington cho biết mùa hè năm 2011 khi miền Nam Xu-Đăng
trở thành quốc gia độc lập, Trung Quốc ngay lập tức mở Đại sứ quán để bảo vệ các lợi ích
dầu lửa của họ. Bắc Kinh cũng đã ngay lập tức phái Bộ trưởng Ngoại giao sang để bắt đầu
các cuộc đàm phán về các gói viện trợ khổng lồ cho vùng đất nghèo khó này. Vài tháng
sau đó, Trung Quốc cảm thấy bị mắc kẹt vào cuộc giành giật quyết liệt giữa nước Cộng
hòa Nam Xu-Đăng mới thành lập với giới cầm quyền trước đây của họ ở miền Bắc khi cả
hai đều ép Bắc Kinh đứng về phía mình. Cuộc tranh chấp này đã làm giảm đáng kể nguồn
dầu xuất khẩu của Xu-Đăng cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đe dọa hang chục tỷ
USD mà trước đó Bắc Kinh đã đầu tư vào quốc gia này.
Trọng tâm cuộc tranh cãi và giành giật giữa hai nước Xu-Đăng là dầu lửa, nguồn tài
nguyên mà cho tới tháng 7/2011 vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của chế độ Khắc-tum ở
miền Bắc, nhưng giờ đây phần lớn lại thuộc về lãnh thổ của nước Cộng hòa Nam Xu-
Đăng. Trung Quốc là đối tác lớn nhất trong ngành dầu lửa của cả 2 bên biên giới. Bắc
Kinh hiện nắm cổ phần lớn tại các mỏ dầu chủ yếu ở Miền Nam, một tuyến đường ống và
các cơ sở hạ tầng khác ở miền Bắc. Ông Pagan Amum, Tổng thư ký đảng cầm quyền tại
Nam Xu-Đăng nhận xét: “Sau nhiều năm cung cấp vỏ bọc ngoại giao và vũ khí cho chế độ
Khắc-tum, Trung Quốc đang đối mặt với một thực tế là ông chủ của nguồn dầu của Xu-
Đăng giờ đây đã thay đổi. Trước đây là Khắc-tum và giờ đây là là Juba, thủ đô của Cộng
hòa Nam Xu-Đăng”
Nỗ lực điều chỉnh chính sách của Trung Quốc đối với Xu-Đăng bắt đầu từ năm
2005 khi chính quyền Khắc-tum ký thỏa thuận hòa bình với lực lượng nổi dậy ở miền
Nam. Thỏa thuận này đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài nhất trong lịch sử châu Phi và
cũng đã mở đường cho Nam Xu-Đăng tách ra thành một quốc gia độc lập từ tháng
7/2011. Tuy nhiên, các quan chức giờ đây nói rằng sự điều chỉnh chính sách của Trung
Quốc đã không đủ để xua tan mối nghi ngờ bắt nguồn từ sự ủng hộ và giúp đỡ của Bắc
Kinh dành cho Tổng thống Xu-Đăng Omar Hassan al-Bashir, một chính khách bị cáo buộc
phạm các tội ác chiến tranh, người đã sử dụng vũ khí do Trung Quốc cung cấp để ngăn
chặn phong trào li khai của miền Nam.
Cộng hòa Nam Xu-Đăng, quốc gia phụ thuộc vào 98% nguồn dầu xuất khẩu, khẳng
định rằng họ muốn tiếp tục quan hệ đối tác với Trung Quốc. Tuy nhiên, các quan chức
Nam Xu-Đăng đã lên tiếng cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh không chấp nhận gắn chặt lợi ích
của họ với lợi ích của chính phủ Cộng hòa Nam Xu-Đăng thì Nam Xu-Đăng sẽ phải đi tìm
các đối tác mới là các công ty dầu khí của Mỹ và phương Tây. Trong cuộc điều trần trước
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hồi tháng 3/2012, sau chuyến thăm tới Nam Xu-Đăng,
ngôi sao màn bạc Hollywood George Clooney, người thường xuyên chỉ trích chế độ của
Tổng thống Bashir, lưu ý rằng sự đầu tư lớn của Trung Quốc vào Xu-Đăng buộc Bắc Kinh
phải tiếp tục tìm cách giải quyết tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục tại khu vực. Ông Clooney
cho biết, mặc dù đã đầu tư tới 20 tỷ USD, nhưng giờ đây “họ không nhận được bất kỳ thứ
gì từ khoản đầu tư này vì cuộc giành giật tiếp tục giữa Khắc-tum và Juba”.
Chế độ Khắc-tum ở miền Bắc, chính thể lệ thuộc nặng nề vào các khoản đầu tư,
buôn bán và viện trợ của Trung Quốc và giờ đây cũng đang quyết tâm giữ Bắc Kinh ở lại
phía mình. Tháng 2/2012, chính quyền Khắc-tum đã cử một quan chức cấp cao để thuyết
phục giới lãnh đạo Trung Quốc mặc dù 75% nguồn dầu của Xu-Đăng giờ đây nằm ở phàn
lãnh thổ miền Nam nhưng Bắc Kinh vẫn cần tới miền Bắc để giúp chuyển dầu từ miền
Nam Xu-Đăng sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Cộng hòa Nam Xu-Đăng đã không chịu trả
thuế hang trăm triệu USD khi sử dụng tuyến đường ống của miền Bắc, cho rằng mức lệ
phí đó là quá cao. Đáp lại Xu-Đăng đã bắt giữ các tàu chở dầu của miền Nam và áp đặt
lệnh phong tỏa xuất khẩu dầu. Tháng 2/2012 Nam Xu-Đăng đã tạm đóng cửa việc khai
thác dầu với sản lượng khoảng 35000 thùng/ngày, sau khi tố cáo Chính quyền Khắc-tum
lấy cắp khối lượng dầu trị giá 850 triệu USD. Nam Xu-Đăng tuyên bố họ sẽ chỉ trả mức lệ
phí dưới 1 USD/thùng để chuyển dầu qua tuyến đường ống của miền Bắc. Đáp lại Khắc-
Tum đòi mức lệ phí trung chuyển tới 36 USD/thùng và đòi thêm 1 tỷ USD là khoản tiền
mà họ cho rằng miền Nam chưa thanh toán cho họ. Hai bên thậm chí còn đang kiện cáo
nhau tại một tòa án ở LonDon khi Nam Xu-Đăng đò00i miền Bắc phải trả khoản tiền mà
họ đã thu từ khoản dầu tịch thu của miền Nam. Trước tình thế tranh chấp khó có thể giải
quyết này, Nam Xu-Đăng mới đây thông báo ý định sẽ xây dựng một tuyến đường ống
dẫn dầu từ Nam Xu-Đăng qua Kênia, không cần sử dụng tuyến đường ống của miền Bắc
nữa. Chưa rõ đối tác từ nước nào sẽ tài trợ cho tuyến đường ống dự định xây dựng với
mức đầu tư khổng lồ này, nhưng một khi tuyến đường ống mới này được xây dựng thì nó
chắc chắn sẽ làm giảm giá trị của tuyến đường ống mà Trung Quốc đã bỏ nhiều tiền của
đầu tư để chuyển dầu từ miền Nam Xu-Đăng qua miền Bắc ra một hải cảng bên bờ Biển
Đỏ. Công ty dầu lửa quốc gia CNPC do nhà nước TQ quản lý sẽ là đối tác phải gánh chịu
hậu quả lớn từ cuộc tranh cãi này. Nguồn dầu từ Xu-Đăng hiện chiếm ít nhất 5% lượng
dầu nhập khẩu của TQ trên toàn cầu. Khối lượng nhập khẩu này tuy ít hơn nhiều so với
mức nhập khẩu của Bắc Kinh từ Angôla, nhưng rất quan trọng vì nó là do chính các công
ty của TQ khai thác trong khi đó nguồn dầu từ Angôla chủ yếu là do các công ty phương
Tây khai thác, do vậy độ tin cậy và sự bảo đảm không cao.
Tại thủ đô Juba, các quan chức Cộng hòa Nam Xu-Đăng cho rằng TQ cần phải có
nỗ lực lớn hơn để thuyết phục Bắc Xu-Đăng chấp nhận lập trường của Nam Xu-Đăng.
Ông Pagan Amum: “Chúng tôi không yêu cầu TQ giúp đỡ chúng tôi. Chúng tôi đề nghị
TQ tự giúp đỡ chính mình với các người bạn của họ”. Ông Amum thẳng thừng tuyên bố
Cộng hòa Nam Xu-Đăng “sẽ không chấp nhận sự liên minh tiếp tục của Bác Kinh với chế
độ Khắc-tum. Họ thường nhìn lên phía Bắc và giờ đây họ đang được yêu cầu phải quay
lại, nhìn về phía Nam”.
Theo báo Bưu điện Wasington, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có
thể đang có sự điều chỉnh chính sách theo hướng giảm bớt sự hậu thuẫn cho chế độ Khắc-
tum. Tổng thống Xu-Đăng Bashir lên tiếng than phiền về việc TQ đã hủy bỏ một khoản
tiền mà trước đây họ đã cam kết cho Khắc-tum vay để đầu tư vào một dự án lớn phát triển
nông nghiệp. Ông Bashir giải thích TQ hủy bỏ khoản cam kết cho vay này vì Khắc-tum
còn nợ một khoản tiền xuất khẩu dầu cho Bắc Kinh nhưng bị gián đoạn do việc miền Nam
tách ra thành một nhà nước độc lạp. Bất luận lý do được giải thích theo hướng nào thì đây
cũng là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh có thể ngả nhiều hơn sang phía Juba. Sự chuyển
hướng ủng hộ này của Bắc Kinh có thể sẽ rung tiếng chuông báo động tới tất cả các chế độ
độc tài và tham nhũng khác như Angôla, Ghinê Xích đạo, nơi TQ cũng đã và đang bỏ một
khoản tiền đầu tư lớn để kiểm soát nguồn tài nguyên dầu lửa của các quốc gia này.
Một trong những hành động phản ánh sự tức giận của Cộng hòa Nam Xu-Đăng với
việc TQ vẫn chưa từ bỏ liên minh với Tổng thống Bashir là việc ngày 20/2/2012 Juba đã
quyết định trục xuất Liu Yingcai, Giám đốc Petrodar, một công ty dầu lửa mà CNPC nắm
giữ phần lớn cổ phần. Trong quyết định trục xuất, Cộng hòa Nam Xu-Đăng cáo buộc ông
Liu đồng lõa với Khắc-tum trong vụ lấy cắp dầu của miền Nam và không tuân lệnh của
chính phủ đóng cửa việc khai thác dầu. Chính phủ cộng hòa Nam Xu-Đăng thậm chí còn
đang mở cuộc điều tra xem Petrodar dính líu sâu tới mức nào trong vụ miền Bắc lấy dầu
của miền Nam. Ông Pagan Amum cho biết, nếu tìm đủ chứng cứ liên quan tới vai trò của
Petrodar trong vụ lấy cắp này thì hợp đồng làm ăn của Petrodar sẽ bị hủy bỏ.

You might also like