Ghi Bài

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 71

1

[T5C1-2] LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

GIỚI THIỆU MÔN HỌC 7


I. NỘI DUNG MÔN HỌC 7
II. LƯU Ý 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 8
I. KHÁI NIỆM CHUNG 8
1. Một số khái niệm cơ bản trong TTHS 8
a. Tố tụng hình sự...................................................................................................................8
b. Thủ tục TTHS.....................................................................................................................9
c. Giai đoạn TTHS..................................................................................................................9
d. Luật TTHS........................................................................................................................10
2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh 10
a. Đối tượng điều chỉnh........................................................................................................10
b. Phương pháp điều chỉnh....................................................................................................11
3. Quan hệ pháp luật TTHS 12
a. Các quan hệ.......................................................................................................................12
a1. Chủ thể 12
a2. Khách thể 12
a3. Nội dung 12
b. Đặc điểm...........................................................................................................................12
4. Khoa học luật TTHS và các ngành khoa học có liên quan 13
5. Quá trình hình thành và phát triển của luật TTHS VN 13
II. NHIỆM VỤ CỦA LTTHS 15
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH 15
IV. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LTTHS 16
1. Khái niệm 16
2. Ý nghĩa 17
3. Phân loại 17
4. Sáu nguyên tắc nổi bật trong số hai mươi bảy nguyên tắc cơ bản của LTTHS 18
a. Tổng quan.........................................................................................................................18
b. Sáu nguyên tắc cơ bản.......................................................................................................18
b1. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN trong TTHS 18
b2. Nguyên tắc suy đoán vô tội 19
b3. Nguyên tắc xác định sự thật vụ án 21
2

b4. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của bị hại, đương sự 21
b5. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật 22
b6. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm 23

CHƯƠNG 2: CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI
CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ NGƯỜI THAM GIA TỐ
TỤNG 24
I. TỔNG QUAN 24
II. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN THTT 24
1. Cơ quan THTT 24
a. Phân loại............................................................................................................................24
b. Phân tích sâu về cơ quan điều tra......................................................................................24
b1. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động 24
b2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 25
c. Viện kiểm sát....................................................................................................................26
c1. Cơ cấu tổ chức 26
c2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn 26
d. Tòa án................................................................................................................................26
2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tố tụng 26
III. NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN THTT VÀ THAY ĐỔI NGƯỜI CÓ THẨM
QUYỀN THTT 27
1. Người có thẩm quyền THTT 27
2. Thay đổi người có thẩm quyền THTT 27
IV. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG 27
1. Người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án 27
a. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tổ.....................................................................27
b. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt.....................................................27
c. Người bị tạm giữ...............................................................................................................28
d. Bị can................................................................................................................................28
e. Bị cáo................................................................................................................................29
f. Bị hại.................................................................................................................................29
g. Nguyên đơn dân sự...........................................................................................................29
g1. Đương sự 29
g2. Bị đơn dân sự 29
g3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự 29
2. Người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác 30
a. Người bào chữa.................................................................................................................30
3

b. Bào chữa viên nhân dân....................................................................................................30


3. Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý 30
a. Người làm chứng..............................................................................................................30
b. Người chứng kiến..............................................................................................................30

CHƯƠNG 3: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH 31


I. CHỨNG CỨ 31
1. Cơ sở lý luận 31
2. Khái niệm chứng cứ 31
II. NGUỒN CHỨNG CỨ 31
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỦ THỂ CHỨNG MINH 32
1. Đối tượng chứng minh 32
a. Khái niệm..........................................................................................................................32
b. Những vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS............................................................33
b1. Gồm 33
b2. Nhận xét 33
2. Chủ thể chứng minh 34
a. Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh......................................................................................34
b. Chủ thể có quyền chứng minh..........................................................................................34
IV. QUÁ TRÌNH CHỨNG MINH 34
1. Khái niệm 34
2. Các giai đoạn của quá trình chứng minh 34
a. Thu thập chứng cứ............................................................................................................35
b. Kiểm tra chứng cứ.............................................................................................................35
c. Đánh giá chứng cứ............................................................................................................35

CHƯƠNG 4: BP NGĂN CHẶN, BP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS 36


I. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN 36
1. Tổng quan 36
a. Khái niệm..........................................................................................................................36
b. Mục đích và ý nghĩa..........................................................................................................36
2. Đặc điểm 36
a. Là một trong những nhóm các BP cưỡng chế:..................................................................36
(1) Nhóm 1 - BP ngăn chặn 36
(2) Nhóm 2- BP bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ 37
(3) Nhóm 3- BP bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và THA 37
b. Việc áp dụng BP ngăn chặn mang tính lựa chọn..............................................................37
c. Đối tượng áp dụng rộng....................................................................................................37
4

3. Mục đích 37
4. Phân tích một số biện pháp 37
a. Giữ người tth khẩn cấp......................................................................................................37
b. Bắt người...........................................................................................................................38
b1. Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp 38
b2. Bắt người phạm tội quả tang 39
b3. Bắt người đang bị truy nã 39
b4. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam 39
c. Tạm giữ.............................................................................................................................40
d. Tạm giam..........................................................................................................................40
e. Các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn..........................................................41
e1. Bảo lĩnh 41
e2. Đặt tiền để bảo đảm 42
e3. Cấm đi khỏi nơi cư trú 42
e4. Tạm hoãn xuất cảnh 43
5. Hủy bỏ thay thế BPNC 43
II. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ 44
1. Áp dụng BPCC 44
a. Áp giải, dẫn giải................................................................................................................44
2. Các biện pháp còn lại tự nghiên cứu 44

CHƯƠNG 5: GIAI ĐOẠN TTHS 1 - KHỞI TỐ VAHS 45


I. TÔNG QUAN 45
1. Khái niệm 45
2. Nhiệm vụ 45
3. Ý nghĩa 45
II. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ KHỞI TỐ VAHS 46
1. Cơ sở khởi tố VAHS 46
2. Căn cứ khởi tố VAHS 46
3. Căn cứ không khởi tố VAHS 47
a. Các trường hợp không khởi tố..........................................................................................47
b. Khi nào ra quyết định không khởi tố + (bonus thêm) đình chỉ điều tra + đình chỉ vụ án
dựa vào căn cứ ở Điều 157? (học thuộc!).........................................................................48
III. THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VAHS 48
1. Khái niệm 48
2. Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố VAHS 48
a. Nhóm 1..............................................................................................................................49
b. Nhóm 2..............................................................................................................................49
5

IV. KHỞI TỐ VAHS THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI 49
V. TRÌNH TƯ THỦ TỤC KHỞI TỐ VAHS 50
CHƯƠNG 6: GIAI ĐOẠN TTHS 2 - GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA 51
I. TỔNG QUAN 51
1. Khái niệm 51
2. Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra 51
3. Ý nghĩa của giai đoạn điều tra 51
II. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VAHS 52
1. Khái niệm 52
2. Các tiêu chí xác định thẩm quyền điều tra VAHS (của cơ quan điều tra) 52
a. Lưu ý chung......................................................................................................................52
b. Tiêu chí xác định (phân loại)............................................................................................52
3. Xác định thẩm quyền của các CQ được giao nh.vụ tiến hành một số hoạt động điều tra 53
III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VAHS 54
1. Chuyển vụ án, tách VA, nhập VA 54
a. Chuyển vụ án....................................................................................................................54
b. Nhập vụ án........................................................................................................................54
c. Tách vụ án.........................................................................................................................54
2. Thời hạn điều tra 54
3. Thời hạn tạm giam để điều tra 55
4. Thời hạn phục hồi ĐT, ĐT bổ sung, ĐT lại 55
5. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS 55
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA 56
1. Khởi tố bị can và hỏi cung bị can 56
a. Khởi tố bị can....................................................................................................................56
b. Hỏi cung bị can.................................................................................................................56
2. Các hoạt động khác 56
3. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt 56
V. TẠM ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA 56
1. Tạm đình chỉ điều tra 57
2. Kết thúc điều tra 57

CHƯƠNG 7: GIAI ĐOẠN 3 - TRUY TỐ 58


LHS THỨ NĂM CA 1 THẦY TÍN 59
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TTHS 59
1. Khái niệm chung về LTTHS 59
6

a. TTHS.................................................................................................................................59
b. Thủ tục TTHS...................................................................................................................59
c. Giai đoạn TTHS................................................................................................................59
d. Luật TTHS........................................................................................................................60
2. Nhiệm vụ của TTHS 60
3. Các nguyên tắc của TTHS 60
II. CƠ QUAN, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM GIA TỐ
TỤNG 61
IV. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS 61
1. Tổng quan 61
2. Các biện pháp ngăn chặn 61
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

I. NỘI DUNG MÔN HỌC


- GV: Thầy Lê Huỳnh Tấn Duy (lhtduy@hcmulaw.edu.vn)
- Trong LHS, sinh viên tìm hiểu: (i) một hành vi có được xem là tội phạm hay
không và (ii) hình phạt dành cho tội phạm đó.
- Trong môn TTHS, môn này liên quan đến: trình tự thủ tục giải quyết vụ án HS,
làm sao phát hiện tội phạm, làm sao thu thập chứng cứ chứng minh,…
- Từ năm 2010, luật thi hành án hình sự được tách ra nên trong môn học thầy sẽ
giảng sơ không để nhập nhằng với thủ tục tố tụng (phần chính).

II. LƯU Ý
- Tìm sách Tài liệu học tập môn luật tố tụng hình sự của thầy.
7

- Thầy không gửi slide.


- QT+GK: 5 câu nhận định, mỗi câu 2đ, làm trong 30-60p + điểm phát biểu xây
dựng bài.
- CK: Thi tự luận 75p 3 câu đề mở. Câu 1 lý thuyết phân biệt các đối tượng. Câu 2
nhận định đúng sai. Câu 3 có hai tình huống nhỏ.
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
____________________________________
8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

*GHI CÁC BÀI SẼ HỌC Ở 18P40


*Hiến pháp 2013, BLTTHS 2015 sđbs 2017 và 2021 Chương I và II.

I. KHÁI NIỆM CHUNG

1. Một số khái niệm cơ bản trong TTHS

a. Tố tụng hình sự

- Là toàn bộ (hay tổng hợp) những hoạt động của các chủ thể sau:
+ Các chủ thể: các cơ quan có thẩm quyền TTHS, người có thẩm quyền
TTHS, người tham gia tố tụng (TGTT), các cơ quan tổ chức và cá nhân
khác trong quá trình giải quyết VAHS do pháp luật quy định.
+ Các hoạt động có thể là: hoạt động điều tra, bào chữa, xét xử,…
- Mục đích, nhiệm vụ của TTHS:
+ Nhằm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi
phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
+ Hai nhiệm vụ (i) không bỏ lọt và không làm oan (ii) LTTHS của nước
nào cũng muốn đạt được tuy nhiên cả hai rất khó thực hiện cùng một lúc.
Chẳng hạn,
+ Hậu quả của làm oan sai nặng hơn: Bỏ lọt có thể có cơ hội bắt lại được
nhưng lúc buộc tội oan đã cùng một lúc bỏ lọt + làm oan, gây thiệt hại
cho người khác dẫn đến thiệt hại nặng nề, không thể bù đắp cho sự tự do
của một người bị bắt oan. Vì vậy các nước tập trung vào việc không làm
oan nhiều hơn.
- Lưu ý:
+ Keyword là “hoạt động”.
+ (35p00) Mô hình TTHS của VN có đặc điểm giống với mô hình kiểm
soát tội phạm.
+ Hiện nay TTHS của VN dần phát triển theo hướng hạn chế oan sai hơn,
tiến bộ hơn, ít vụ oan sai hơn.
9

b. Thủ tục TTHS

- Là những cách thức nhất định khi khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử do pháp
luật TTHS quy định. Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng (THTT),
người có thẩm quyền THTT, người TGTT và những cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác có liên quan và phải tuân theo thủ tục cách thức này khi giải quyết
VAHS.
- Nhận xét:
+ Có thêm từ “thủ tục” so với TTHS. Keyword là “cách thức”.
+ Do đây là cách thức luật định nên các chủ thể phải tuyệt đối tuân thủ,
không được làm sai hay bỏ qua, làm thêm thủ tục khác.
+ Nước ngoài có các thủ tục, cách giải quyết mềm mỏng. Ở VN, mặc dù
luật nói đến sự nhân đạo nhưng thực tế định kiến xã hội (trừng trị, trấn
áp) còn ảnh hưởng nhiều đến người tiến hành tố tụng. Ở VN cũng có
nhiều VAHS được giải quyết nhưng thực tế VAHS càng ít chứng tỏ luật
càng hiệu quả.
+ Học kỹ ở Bài 5.

c. Giai đoạn TTHS

- Là những bước nối tiếp và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình
TTHS. Giai đoạn trước là tiền đề cho việc thực hiện nhiệm vụ của giai đoạn
sau, giai đoạn kiểm tra kết quả của giai đoạn trước. Mỗi giai đoạn TTHS đều
có những nhiệm vụ riêng, mang đặc thù về phạm vi cụ thể, hành vi tố tụng,
vb tố tụng, thời hạn tố tụng. Hết một giai đoạn có kết luận để kết thúc và
chuyển sang giai đoạn mới.
- Nhận xét:
+ Môn học TTHS đơn giản ở chỗ chỉ liên quan đến thủ tục, nhưng khó chỗ
có rất nhiều thủ tục. Vì vậy cần đọc thêm văn bản hướng dẫn.
+ Kết quả của giai đoạn trước là tiền đề để thực hiện giai đoạn sau: VD
47p00 Nếu không có chứng cứ thì không có cách nào buộc tội bị cáo ở
phiên tòa. Nếu có đầy đủ chứng cứ thì KSV mới lập bản cáo trạng.
10

+ Các yếu tố dựa vào để phân chia các giai đoạn tố tụng hình sự: (2 câu
cuối của khái niệm trên). Trong đó, giai đoạn điều tra rất quan trọng. Ví
dụ đối với hoạt động điều tra: 49p.
+ Học kỹ ở Bài 5.
- Đối với thi hành án:
+ Đây là một bước gắn liền với quá trình tố tụng (không phải một bước của
quá trình tố tụng).
+ Tuy nhiên, đây là quá trình “đặc thù”, “bí mật” nên việc công khai rất
hạn chế.

d. Luật TTHS

- Criminal procedures law.


- Là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật VN bao gồm tổng hợp
qppl điều chỉnh những qhxh phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy
tố và xét xử.
- Nhận xét:
+ Việc đặt ra các qppl TTHS để điều chỉnh các qhxh phát sinh trong quá
trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
+ Tại sao là “ngành luật độc lập” nhưng có thể hình thành một hệ
thống? Việc phân chia chỉ mang tính tương đối, dễ nghiên cứu, để xác
định vụ việc thuộc ngành luật nào dễ dàng. Thực tế, việc giải quyết một
VAHS cần vận dụng của không chỉ của Luật TTHS.
+ Đọc thêm Điều 4 BLTTHSHH về giải thích thuật ngữ để hiểu hơn các
thuật ngữ.

2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh

a. Đối tượng điều chỉnh

- Là những qhxh phát sinh trong quá trình giải quyết VAHS. Những qhxh chịu
sự điều chỉnh của các qppl TTHS sẽ trở thành qhpl TTHS.
11

- Nhận xét:
+ Trong quá trình giải quyết VAHS có rất nhiều hoạt động tố tụng + nhiều
chủ thể nên phát sinh rất nhiều mqh. Các mqh này được luật điều chỉnh
theo trật tự mà NN mong muốn. Tuy nhiên, không phải qhxh nào cũng
thuộc phạm vi điều chỉnh của LTTHS.
+ Chẳng hạn, người bào chữa và bị cáo ký hđ với nhau, mqh hợp đồng
giữa họ do LDS điều chỉnh, còn mqh giữa người bào chữa và bị cáo (tùy
theo từng case) sẽ do LTTHS điều chỉnh.

b. Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp điều chỉnh của pháp luật:


- Phương pháp điều chỉnh của Luật TTHS:
+ Quyền uy: Dùng để điều chỉnh mqh giữa hai nhóm chủ thể là cơ quan
THTT và người TGTT. Các quyết định của cơ quan THTT có tính chất
bắt buộc đối với người TGTT, cơ quan tổ chức cá nhân liên quan. VD:
Muốn hỏi cung một bị can được tại ngoại, điều tra viên gửi giấy triệu tập,
nếu bị can không có mặt đúng theo yêu cầu mà không do bất khả kháng
hay trở ngại khách quan thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế (áp giải).
Như vậy, bên yếu thế sẽ có trách nhiệm tuân thủ để VA được giải quyết
xong, thực tế không thể thỏa thuận.
+ Phối hợp - chế ước: Điều chỉnh mqh giữa các cơ quan có thẩm quyền
THTT. Các cơ quan này phải phối hợp để giải quyết VA, nhưng đồng
thời cũng chỉ được thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi
chức năng tố tụng. Như vậy, mqh giữa các cơ quan này là bình đẳng,
được chứng minh qua giai đoạn TTHS. Cần lưu ý sự phối hợp nhằm
mục đích thực hiện nhiệm vụ chung của TTHS (xử đúng người đúng tội)
chứ không phải phối hợp để thực hiện các hành vi sai trái (trên thực tế có
xảy ra). Ngoài ra còn có chế ước, cụ thể, các cơ quan có nhiệm vụ quyền
hạn khác nhau nhưng các nhiệm vụ này đều nằm trong quy định của
pháp luật. Chẳng hạn, TA có chức năng xét xử nên không thể buộc tội,
ngược lại VKS có chức năng buộc tội nên không thể xét xử. Ngoài ra,
12

các cơ quan này có quyền giám sát lẫn nhau, có quyền phát giác, yêu cầu
khắc phục hoặc tự khắc phục sai phạm của cơ quan khác. Chẳng hạn, nếu
TA nhận thấy hồ sơ của VKS có sai sót có thể trả lại yêu cầu sửa chữa bổ
sung. Xem Nghị quyết tiếp tục (1h10p50): Theo đó, các cơ quan tố tụng
phải tăng phần chế ước lên nhưng khó do mô hình tố tụng của VN theo
hướng kiểm soát tội phạm mà theo đó người tiến hành tố tụng sẽ đặt ra
điều kiện dễ dàng cho nhau để kiểm soát tội phạm. Vì vậy ở VN có tình
trạng một cơ quan có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ. Ở VN có thủ
tục “lạ” là trước khi xét xử có cuộc họp liên ngành giữa TA và VKS.
- Lý do sử dụng phương pháp này: Do đặc thù của ngành luật dẫn đến việc
sử dụng phương pháp này mới hiệu quả.

3. Quan hệ pháp luật TTHS


*Có 3 thành tố: chủ thể, khách thể và nội dung.

a. Các quan hệ

a1. Chủ thể

- Là các bên tham gia trong qhpl TTHS gồm: cơ quan có thẩm quyền THTT,
người có thẩm quyền THTT, người TGTT, các cơ quan tổ chức cá nhân khác
theo quy định pháp luật.

a2. Khách thể

- Là những lợi ích nhất định mà các bên tham gia qh hướng tới nhằm giải
quyết đúng đắn VAHS.
13

a3. Nội dung

- Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia qh theo quy
định pháp luật.

b. Đặc điểm

- Mang tính quyền lực NN:


+ Trong đa số trường hợp, qhpl TTHS phát sinh khi có quyết định khởi tố
VAHS. Tuy nhiên có một số trường hợp qh này có thể phát sinh trước
trong khi bắt giữ.
+ Do cơ quan có thẩm quyền bắt buộc
- Quan hệ mật thiết với qhpl hình sự:
+ Hay quan hệ giữa luật nội dung (substantive law) - hình thức (procedures
law).
+ Về lý thuyết, qhpl hình sự xuất hiện trước do người thực hiện tội phạm
thì đã thuộc phạm vi điều chỉnh của LHS. Sau đó qhpll hình sự tồn tại
hay không phụ thuộc vào việc có phát hiện được tội phạm hay không.
+ Nhiều qhpl hình sự được xây dựng dựa trên (1h23p40). Chẳng hạn, .
VD2: Về thẩm quyền xét xử, TA huyện và TA quân sự khu vực chỉ được
xét xử vụ án nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, cao hơn do TA tỉnh và TA
quân sự cấp quân khu.

- Quan hệ hữu cơ với các hoạt động TTHS: Là mối quan hệ hai chiều với
các hoạt động TTHS.

4. Khoa học luật TTHS và các ngành khoa học có liên quan
- Có 7 ngành khoa học có mqh gần gũi mật thiết với LHS: Khoa học LHS, tội
phạm học, điều tra HS, pháp y học, tâm lý học tư pháp, tâm thần học tư pháp,
thống kê hình sự.
- Lưu ý 7 ngành này trừ LHS thì 6 cái còn lại không phải luật định mà chỉ là khoa
học, gồm cả tư tưởng pháp lý => rộng hơn luật.
14

- Ở VN, việc xử lý khi tội phạm xảy ra được chú trọng nhiều, trong khi trên thế
giới thì phòng ngừa được đầu tư hơn (ngành tội phạm học).
- LTTHS chỉ quy định thủ tục hỏi cung, nhưng không đưa ra method => sử dụng
khoa học điều tra hình sự.

5. Quá trình hình thành và phát triển của luật TTHS VN
- Thời kỳ phong kiến: LTTHS với tư cách là ngành luật độc lập không tồn tại
trong giai đoạn phong kiến. Các quy định được xen lẫn trong LHS, LDD, hôn
nhân gia đình. CSPL: Hình thư triều lý, Bộ luật Hồng Đức (nổi tiếng nhất), Bộ
luật Gia Long. Hạn chế:

+ TTHS không phải ngành luật độc lập ở thời phong kiến. Thậm chí, hiện
nay, một số nước như Úc thì LHS và LTTHS đan xen nhau (Criminal Act).

+ Không có cơ quan điều tra riêng. Nhìn chung các chức năng của các cơ
quan và người có thẩm quyền tố tụng không tách bạch nhau, không có sự
chế ước đối trọng giữa các cơ quan.

- Thời kỳ thuộc địa: chịu ảnh hưởng bởi luật phong kiến và cả luật của Pháp.
Luật TTHS được pháp điển hóa (sử dụng cho đến 1945).

- Sau thời kỳ thuộc địa, từ 45-75: luật Pháp chỉ còn ảnh hưởng dân sự, không
ảnh hưởng nhiều đến hình sự. Tuy nhiên thời điểm này ở miền Bắc vẫn chưa có
BLTTHS mà nằm rải rác trong các Sắc lệnh (thành lập TA,…) và các luật khác.
Ở VNCH cũng có Bộ luật hình sự tố tụng và các sắc lệnh.

- Từ năm 1975-nay: Có rất nhiều văn bản nhưng có 3 văn bản đánh dấu sự ra
đời của một nguồn luật “tách bạch” là BLTTHS 1988, BLTTHS 2003 và
BLTTHS 2015 sđbs 2021 ((i) sử đổi bổ sung về tạm đình chỉ điều tra do dịch
bệnh thiên tai và (ii) việc khởi tố theo yêu cầu của bị hại trong một số vụ án,
vấn đề này cũng do VN tham gia Hiệp ước về việc không khởi tố vụ án sở hữu
công nghiệp khi chưa có sự đồng ý của bị hại ). Tương ứng với các BLTTHS là
các BLHS 1985, BLHS 1999 và BLHS 2015 sđbs 2017. Trong TTHS, các luật
tổ chức và Hiến pháp đóng vai trò quan trọng. Việc ra đời các bộ luật mới liên
quan đến việc cải cách tư pháp.
15

+ Cải cách tư pháp xuất hiện năm 2002 trong Nghị quyết 08 và 49 của Bộ
chính trị. Hiện nay năm 2023 đã hết chiến lược nên có Nghị quyết mới
(Nghị quyết tiếp tục xây dựng NNCHXHCNVN) nên không làm thêm nghị
quyết khác.

+ Năm 2015 được xác định là năm có BLTTHS và BLHS mới là để đồng bộ
với Luật tổ chức TA VKS mới (4 cấp theo lãnh thổ so với 3 cấp cũ).

+ Thông thường, hình sự có “3 chân” là HS, TTHS và thi hành án HS. Thi
hành án HS bị “bỏ rơi” so với 2 ngành luật kia. Vì vậy trong phạm vi môn
học sẽ có đề cập đến thi hành án. Tuy nhiên cần lưu ý quá trình tố tụng
hình sự chấm dứt khi bản án có hiệu lực (chưa đến bước thi hành án).

+ Cải cách có khái niệm “tranh tụng”: Ở VN hiện nay năm 2023 không
theo mô hình “tranh tụng”. “Tranh tụng” ở phiên sơ thẩm có Bồi thẩm đoàn
(jury) gồm nhiều Bồi thẩm viên, họ là những người dân bình thường, khác
với Hội thẩm ở VN (Hội thẩm ở VN giỏi luật nên không đúng với tinh thần
do họ không phải người dân bình thường). Trong tương lai dự kiến sẽ có
Luật riêng cho Hội thẩm. Điều này sẽ làm tăng vai trò của Luật sư bào
chữa và Công tố viên. Bồi thẩm đoàn sẽ quyết định xem người này có tội
hay không. Sau đó có phiên tòa thứ hai sẽ xem xét hình phạt. Cũng vì vậy,
quá trình điều tra trong “tranh tụng” rất quan trọng.

+ Điểm sáng nằm ở chỗ Nghị quyết mới của Bộ chính trị đã thấy điều này.

- Nhìn chung:

+ Xu hướng hiện nay vẫn là tách bạch ra. VN cũng đã có hệ thống văn bản
tách bạch với luật nội dung với BLTTHS là trọng tâm.

+ Khung pháp lý HS của VN cũng đã đầy đủ. Trong lúc học bên cạnh
BLTTHS thầy sẽ có yêu cầu sử dụng các văn bản hướng dẫn.

+ Ví dụ vụ bà Phương Hằng: Đã trả hồ sơ 2 lần do liên quan đến thủ tục tố
tụng. Một trong các vấn đề VKS đặt ra là tại sao không khởi tố một luật sư
của bà PH, TA nói rằng không có đủ chứng cứ. Điều này đặt ra vấn đề về
thủ tục trả hồ sơ ở giai đoạn trước xét xử.
16

+ Tố tụng hình sự không dính đến vi phạm thời hạn nhiều nhưng thủ tục có
thể đi “lòng vòng”. Còn trong phi hình sự vấn đề thời hạn vi phạm rất
nhiều. Trong hình sự có quyền được xét xử nhanh chóng (nhưng không ẩu).

II. NHIỆM VỤ CỦA LTTHS


- Nội dung này được quy định cụ thể ở Điều 2 BLTTHSHH, có thể chia thành các
nhóm như bên dưới.
- Một là, phát hiện chính xác, xử lý công minh, phòng ngừa ngăn chặn nhưng
không được làm oan.
- Hai là, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên, nhiệm vụ tiếp theo là góp phần bảo vệ
công lý, qcn, qcd,bảo vệ chế độ XHCN, quyền lợi ích của NN, tổ chức, cá nhân.
VD: Khi giải quyết đúng VAHS sẽ đem lại công lý cho người bị hại và trừng trị
thích đáng người phạm tội.
- Ba là, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và
chống tội phạm. Đặc biệt, thông qua quy trình xét xử của TA sẽ thấy không nên
dính đến tố tụng hình sự, do lĩnh vực luật này đặc biệt, ảnh hưởng đến qcn, qcd.

III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH


- Điều 1 BLTTHSHH.
- Trình tự, thủ tục giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
và một số thủ tục THAHS:
+ Trọng tâm, nằm ở Bài 5-9.
+ Có 2 vấn đề. (i) Một là, giải quyết nguồn tin về tội phạm: được đặt ngoài giai
đoạn khởi tố, chẳng hạn khi có xác chết sẽ xác định xem hành vi dẫn đến có
xác chết có vi phạm BLHS không. Đây là giai đoạn “tiền tố tụng”. Tuy nhiên
ở giai đoạn tiếp theo lại được đặt tiếp vào nên có sự “trùng lắp”. (ii) Hai là,
một số thủ tục THAHS khác: một số trình tự như xóa án tích,.. đáng ra là của
THAHS nhưng lại nằm trong TTHS.
+ Ví dụ về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện: Cái này giống với
án treo. Án treo là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện
(không phải hình phạt), quy định tại Điều 65 và Nghị quyết hướng dẫn án treo
17

của TANDTC. Thời gian thử thách án treo là 1 năm. Như vậy trong 1 năm sẽ
được trả về địa phương cư trú (thời gian thử thách), nếu trong 1 năm tuân thủ
tuyệt đối nội quy sinh sống học tập ở cơ sở thì người này sẽ được miễn chấp
hành phạt tù, nếu vi phạm thì quay lại chấp hành án tù. Còn đối với tha tù
trước thời hạn có điều kiện, đây là biện pháp lần đầu xuất hiện trong BLHS.
Nếu như án treo là chưa từng chấp hành án phạt tù thì cái này = đã chấp hành
phạt tù, quy định ở Điều 66. Điều này có nghĩa ở tù một thời gian tốt được
thời gian thử thách => được thì được tha trước thời hạn. Việc tha tù trước thời
hạn về bản chất là thi hành án nên lẽ ra phải nằm trong LTHAHS 2019
chứ không phải BLTTHS 2015 sđbs 2021. Việc tha tù trước thời hạn nằm
trong BLTTHS là điều bất hợp lý. Lý giải cho điều này là BLTTHS ra đời
trước LTHAHS, lẽ ra nên có Thông tư liên tịch “chữa cháy”. Giải pháp hiện
nay là LTHAHS dẫn chiếu phần này trở lại BLTTHS 2015.

- Nhiệm vụ, quyền hạn và mqh giữa các cơ quan có thẩm quyền TTHS . Nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của những người có thẩm quyền TTHS . Quyền và nghĩa
vụ của người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức và cá nhân: Học ở Chương 2.

- Hợp tác quốc tế trong TTHS:


+ Không được học.
+ Có thể là dẫn độ tội phạm, hợp tác điều tra,... Thông thường pháp luật một
nước không thể điều chỉnh mà cần đến các hiệp định tương trợ tư pháp.
+ Ngoài ra còn có hợp tác quốc tế liên quan đến THA là tiếp nhận chuyển giao
người thi hành án đến nơi chấp hành hình phạt tù. VD: VN kết tội một công
dân Peru 7 năm tù, Peru muốn đưa người này chấp hành bản án ở Peru thì VN
đưa người này về Peru.

IV. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LTTHS

1. Khái niệm
- Là những quan điểm, tư tưởng mang tính chỉ đạo, chi phối hoạt động xây dựng,
giải thích và áp dụng pháp luật TTHS.
18

- Nhận xét:
+ BLTTHS của VN ảnh hưởng Liên Xô (cũ) nhiều.
+ Các nguyên tắc này thường được đặt trong một Điều luật cụ thể, cũng có
thể nằm rải rác trong luật. Ở Anh và Mỹ dựa nhiều vào án lệ, không có quy
định cụ thể về nguyên tắc. Chẳng hạn như quyền im lặng và nguyên tắc xét
xử công khai.
+ Lưu ý hòa giải trong hình sự khác với thỏa thuận nhận tội. Hòa giải được
thực hiện giữa người phạm tội và người bị phạm tội, còn thỏa thuận nhận
tội là giữa người phạm tội và công tố viên.

2. Ý nghĩa
- Một số ý nghĩa:
+ Lập pháp: Đảm bảo xây dựng các QPPLTTHS có tính thống nhất xuyên
suốt.
+ Nhận thức: đảm bảo nhận thức đúng tinh thần các QPPLTTHS, giải thích
luật một cách đúng đắn.
+ Áp dụng pháp luật: đảm bảo giải quyết VAHS một cách khách quan, đúng
đắn nhằm đạt được nhiệm vụ của luật TTHS.
- Nhận xét:
+ Đối với lập pháp, pháp luật sẽ đồng bộ với tư tưởng chỉ đạo của chính
quyền.
+ Đối với nhận thức, luật VN là luật “câu chữ” nên rất cần việc hiểu luật để
có cách hiểu thống nhất. Án lệ hình sự không có án lệ về TTHS mà chỉ có
của luật nội dung (vì đây là vấn đề nhạy cảm).
+ Về áp dụng pháp luật, về mặt lý luận các nguyên tắc sẽ được ưu tiên áp
dụng hơn. VD: ưu tiên áp dụng Điều 29 so với Điều 263 về ngôn ngữ trong
tố tụng hình sự. Đối với vụ án cây thốt nốt: bị cáo kháng cáo yêu cầu tăng
hình phạt, tòa án Phúc thẩm chấp nhận và tăng nhưng án bị hủy xử lại. Hiện
nay đã cho phép phúc thẩm tăng trong trường hợp bị cáo đồng ý + có căn
cứ để xử như vậy.
19

3. Phân loại
- Phân loại nguyên tắc thuộc nhóm nào giúp dễ xác định hơn. BLTTHS có quá
nhiều nguyên tắc (27) nên có đề xuất cho rằng nên làm gọn các nguyên tắc lại.
Tổng hợp lại có thể phân chia như bên dưới.
- Tính phổ biến: có nghĩa xuất hiện trong nhiều ngành luật hay không, nguyên
tắc chung xuất hiện nhiều, nguyên tắc riêng chỉ xuất hiện trong TTHS.
+ Nguyên tắc chung, các nguyên tắc này cũng dễ bị vi phạm nhất: bảo vệ
pháp chế xhcn, qcn, qcd,…
+ Nguyên tắc riêng: suy đoán vô tội (do vấn đề tội phạm chỉ có trong hình
sự),…
- Theo mục đích bảo đảm các chức năng TTHS: buộc tội, bào chữa, xét xử,
chức năng khác.
- Theo nguồn quy định: Hiến định, chỉ có trong BLTTHS.
- Nội dung, tính chất: đảm bảo pháp chế, đảm bảo qcn, giải quyết đúng VA,
hoạt động tố tụng được tiến hành khách quan.

4. Sáu nguyên tắc nổi bật trong số hai mươi bảy nguyên tắc cơ bản
của LTTHS

a. Tổng quan

- Khi nói đến nguyên tắc của một nguyên tắc sẽ nói đến các yếu tố: CSPL, nội
dung ngtac, điều kiện thực hiện ngtac, ý nghĩa của ngtac.
- Trong đó CSPL và nội dung của ngtac sẽ được thầy giảng.

b. Sáu nguyên tắc cơ bản

b1. Nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN trong TTHS (Điều 7)
- Phổ biến, ngành luật nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc này.
- Tuy nhiên yêu cầu dành cho LTTHS đối với nguyên tắc này cũng có đặc
trưng. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Điều 8, 46 HP2013 và Điều 7
BLTTHSHH.
20

- Pháp chế XHCN là sự tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh pháp luật trong mọi
hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nguyên tắc này liên quan đến
pháp quyền, cụ thể các CQNN phải tôn trọng qcn qcd. Điều này đồng nghĩa
với việc nếu không tôn trọng nguyên tắc pháp chế XHCN trong TTHS thì
dẫn đến việc cơ quan có thẩm quyền không hoàn thành trách nhiệm, xâm
phạm quyền tự do dân chủ lợi ích hợp pháp các cá nhân tổ chức.
- Nội dung nguyên tắc này trong LTTHS: Điều 8 HP2013: NN tổ chức hoạt
động theo HP và pháp luật, quản lý xh bằng HP và pháp luật (thực tế vẫn bị
vi phạm). Mọi hoạt động TTHS phải được thực hiện theo quy định của
BLTTHS. Điều 7 BLTTHS: Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm,
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do
BLTTHS quy định.
- Lưu ý:
+ Việc thi hành án không đặt ra trong nguyên tắc này.
+ Từ quy định trên suy ra vấn đề rằng các chủ thể TTHS nào phải tuân thủ
luật nào? Cần lưu ý cơ quan tiến hành tố tụng không được vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng, nếu họ vi phạm sẽ dẫn đến oan sai. Liên hệ
vụ HDH: thủ tục không vi phạm tố tụng nghiêm trọng mà chỉ là “những
sai sót về thủ tục tố tụng không làm thay đổi bản chất vụ án”.
+ Nguyên tắc này cũng buộc người tham gia tố tụng thực hiện (luật sư, bị
cáo, bị hại, người làm chứng,… chỉ được sử dụng quyền mà mình được
cho phép).
+ Ở VN các ngành luật khác ít viện dẫn HP, ở VN việc viện dẫn HP vào
LHS/LTTHS phổ biến hơn.
+ Các biện pháp cưỡng chế không bị nguyên tắc pháp chế cấm nhưng được
sử dụng trong khuôn khổ của luật. VD: hoạt động khám xét chỗ ở hay
khám xét người gây ảnh hưởng quyền bất khả xâm phạm của con người
(quyền Hiến định), nhưng không thực hiện thì khó giải quyết thành công
vụ án hình sự. Vì vậy việc áp dụng phải đúng đối tượng, nội dung, thẩm
quyền, thời hạn.
21

+ Ở VN, biện pháp tạm giam được sử dụng nhiều nhất (biện pháp pre-trial
nghiêm khắc nhất, ngược với xu thế quốc tế là biện pháp pre-trial nhẹ
nhất được ưu tiên).
+ Các biện pháp nghiệp vụ không thuộc phạm vi môn học, thuộc về cơ
quan chuyên môn. Mặc dù khung pháp lý chặt chẽ nhưng thực tế không
ổn.

b2. Nguyên tắc suy đoán vô tội (Điều 13)

- Điều 13 BLTTHS. Trước khi có BLTTHS 2015, Hiến pháp có nói đến quyền
được suy đoán vô tội, thực tiễn cũng có sử dụng (nguyên tắc không ai bị coi
là có tội khi chưa có bản án của tòa án - tên này sai về mặt kỹ thuật lập pháp
vì bị nhầm với nguyên tắc suy đoán có tội). Chỉ đến khi có BLTTHS 2015 thì
mới có tên nguyên tắc suy đoán vô tội.
- Nguyên tắc suy đoán vô tội được lấy từ nguyên tắc “presumption of
innocence” trong Điều 11 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của LHQ 1948
và Điều 14(2) Công ước về các quyền dân sự và chính trị 1966.
- Có thể thấy, nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản, là quyền con người trong
TTHS, mang tính quốc tế chứ không còn giói gọn trong 1 qg.
- Có quan điểm cho rằng không nên dịch từ “presumption” thành “suy đoán”.
Suy đoán có nghĩa là dự đoán điều gì đó trên cơ sở đã có, vì vậy thuật ngữ
này làm ảnh hưởng tâm lý của người đi buộc tội. Vì vậy nên dùng từ “giả
định” => “giả định vô tội” sẽ là thuật ngữ phù hợp hơn “suy đoán vô tội”.
- Lý do có nguyên tắc “suy đoán vô tội”: Nguyên tắc này là tấm khiên bảo
vệ người bị buộc tội trước khi họ bị xét xử. Người trước khi bị xét xử không
có gì đảm bảo bảo vệ tốt cho họ như pháp luật => quy định nguyên tắc này
trong luật sẽ giúp bảo vệ quyền của họ = văn minh hơn.
- Nội dung cơ bản của nguyên tắc:
+ Người bị buộc tội sẽ được coi là không có tội cho đến khi được chứng
minh theo trình tự thủ tục do BLTTHS quy định và có bản án kết tội của
TA đã có hiệu lực. Nhận xét: [1] Người được hưởng nguyên tắc này là
“người bị buộc tội” (người bị buộc tội là 4 loại người dc quy định ở Điều
4(1) BLTTHSHH, gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo).
22

[2] Nguyên tắc được áp dụng cho đến khi cơ quan buộc tội đã chứng
minh được sự có tội. [3] Việc chứng minh không được chà đạp mà phải
đúng trình tự thủ tục. [4] Cuối cùng là phải đến khi Bản án kết tội có hiệu
lực pháp luật (lưu ý là phải có hiệu lực pháp luật. Nhận xét thêm: do BA
phải có hiệu lực nên bị kháng cáo lên Phúc thẩm vẫn còn áp dụng
nguyên tắc. Vấn đề xảy ra khi lên đến Bản án Giám đốc thẩm và Tái
thẩm (khi này BA đã có hiệu lực) thì nguyên tắc có được áp dụng hay
không (vấn đề này chưa có lời giải).

TA là cơ quan duy nhất có quyền kết tội và quyết định hình phạt. Nhận
xét: Cũng vì chỉ có TA có quyền kết tội nên các cơ quan điều tra không
được đối xử với bị can bị cáo như người có tội.

Người có thẩm quyền không được có định kiến và đối xử với 4 loại
người trên như người đã có tội. Nhận xét: Vấn đề này ở VN đã được
nhận thức tốt hơn thông qua việc thay vành móng ngựa thành bục khai
báo và trang phục dành cho 4 loại người trên.

Vấn đề khi xét xử lưu động: hình phạt thường sẽ nghiêm minh hơn để
răn đe => bất công. Vụ mẹ kế giết em bé 8 tuổi ảnh hưởng bởi dư luận:
có 2 tình tiết tăng nặng là giết người vì động cơ đê hèn và mang tính côn
đồ không phù hợp do mẹ kế này có chủ đích rõ ràng => đặt ra vấn đề về
sự chỉ đạo của cấp trên để tăng nặng hình phạt nhằm xoa dịu dư luận =>
bất công.

+ Cơ quan, người có thẩm quyền TTHS phải kết luận 4 loại người trên
không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội.

Có 2 nội dung cần chứng minh là (i) không đủ và (ii) không thể làm sáng
tỏ là như thế nào.

Khi không đủ và không thể thì phải kết luận vô tội chứ không được miễn
cưỡng (miễn cưỡng làm sai phạm để lại hậu quả nặng nề hơn). Nói cách
khác, việc buộc tội phải vượt qua sự nghi ngờ hợp hợp lý (beyond
reasonable doubt). Như vậy, tiêu chuẩn để kết tội hình sự cao hơn so với
trong lĩnh vực khác như dân sự. Trong dân sự, một bên chứng cứ hơn
23

(60-40) thì có thể thắng, tuy nhiên trong hình sự cần tỉ lệ rất cao (có thể
trên 80% chứ không được 50-50). Trong các trường hợp chứng cứ mang
tính 50-50, việc làm tiếp theo là xem xét xem có vi phạm nghiêm trọng
thủ tục tố tụng không (bỏ sót lời khai, giả mạo chứng cứ,…), tiếp theo
nữa phải chỉ cho TA thấy kết luận của cơ quan điều tra hay luận tội
không phù hợp với các tình tiết khách quan,

- Bình luận Điều 280 BLTTHS về trả hồ sơ để điều tra bổ sung: thiếu
chứng cứ nên Tòa không thể kết án, Tòa trả lại để bổ sung. Suy ra Tòa
định kiến, suy đoán có tội nên mới kiu bổ sung vì đáng lẽ có chứng cứ
đến đâu thì tuyên đến đó. Trên thực tế: Báo chí lun kiu là kẻ sát nhân,
máu lạnh dù chưa có bản án => VN cứ khởi tố tạm giam là hiếm khi đc
tuyên vô tội

b3. Nguyên tắc xác định sự thật vụ án (Điều 15)

- Điều 15 BLTTHS. (Bản chất nội dung Điều 13 và 15 là nguyên tắc suy đoán
vô tội trong LQT)
- Nghĩa vụ chứng minh phạm tội thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng; người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình
vô tội.
+ Ở TQ, có tội làm giàu bất chính buộc người bị cáo buộc phạm tội phải
chứng minh mình vô tội = giới học thuật phản đối.
+ Việc khai báo không được xem là nghĩa vụ mà là quyền. PLVN không có
quy định quyền đc im lặng của ng bị buộc tội
- Cơ quan có thẩm quyền phải áp dụng mọi biện pháp để xác định sự thật một
cách khách quan và toàn diện, đầy đủ; làm rõ những chứng cứ xác định có tội
hay vô tội, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, [...]
+ Sự thật: dựa trên tình tiết, chứng cứ: Có phải vụ án HS hay ko => có hành
vi gây nguy hiểm cho XH hay ko (có hành vi PT hay ko); Tgian địa điểm
phương thức thực hiện (Mặt Kquan của TP) => chủ thể (ai là ng thực
hiện) – độ tuổi, NLTNHS, các yếu tố liên quan đến chủ thể đặc biệt (nếu
24

có) => mặt chủ quan (lỗi, động sơ, mục đích) => định tội => quyết định
HP (xem xét tình tiết tăng nặng giảm nhẹ)
+ Khách quan toàn diện là yêu cầu tiêu chuẩn của quá trình chứng minh.
+ Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh phải vô tư khi thực hiện nhiệm vụ của
mình.
+ Chi tiết này gây mâu thuẫn trong việc phân chia thẩm quyền: TA đi thu
thập chứng cứ = ảnh hưởng tâm lý. Tuy nhiên lại phù hợp hiện trạng ở
VN: Ở VN không có người bào chữa tốt nên buộc CQNN phải làm nhiều
vai trò khác nhau, trong đó có thu thập chứng cứ có lợi cho bị cáo.
+ Lưu ý có quy định về việc một người có thể bị xem là không vô tư khách
quan mà không cần phải có sự thân thích để không dc tham gia phiên xét
xử, VD bị cáo là ny của Thẩm phán.
+ Đoạn đầu tiên (trước dấu ;) trong luật pháp các nước thuộc về suy đoán
vô tội nhưng ở VN tách.

b4. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 16)

- “Người bị buộc tội” trong BLTTHSHH rộng hơn “người bị tạm giữ, bị can,
bị cáo” trong luật cũ do có thêm “người bị bắt”. Ngoài ra luật mới còn thêm
vế thứ hai (bảo vệ quyền lợi hợp pháp [...]). Có thể thấy thiếu sót của luật cũ
dc khắc phục, tạo sự công bằng hơn. Người bị buộc tội mang 4 tư cách ứng
với mỗi giai đoạn (Đ 58 – 61): Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo
- Thầy giảng kỹ phần quyền bào chữa, quyền khác tự tìm hiểu.
- CSPL:
+ Điều 14(3)(b,d) Công ước về quyền dân sự chính trị 1966. Văn kiện
LHQ về những nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư 1990. Theo văn
kiện, có yêu cầu rằng phải đảm bảo tính bí mật trong giao tiếp giữa luật
sư và bị cáo (không ai được biết nội dung).
+ Điều 31(4) HP2013, Điều 16 BLTTHS.
+ Nguồn gốc của khái niệm bào chữa viên nhân dân ở Sắc lệnh 69
18/6/1949.
25

- Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa.
+ Trước đây dùng từ “hoặc”: gây mất quyền do chỉ được 1 trong 2 quyền là
không chính xác với lý luận do 2 quyền này không loại trừ mà hỗ trợ lẫn
nhau.
+ Khái niệm “nhờ người bào chữa” sai mặt kỹ thuật lập pháp: trách nhiệm
cung cấp người bào chữa còn do NN nếu bị cáo không có => có thể sửa
lại là được người khác bào chữa => Hiến pháp không nên quá chi tiết.
+ Nội dung này có nghĩa: sử dụng các quyền được ghi nhận trong
BLTTHS để đưa ra chứng cứ gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình
sự.
+ Các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải đảm bảo cho người bị
buộc tội thực hiện tốt quyền bào chữa của họ (tự hoặc để ng khác bảo
chữa – thủ tục đki quyền bào chữa – luật trc đây “xin” có thể cho hay ko
cho áp đặt). Vì vậy, quyền của người bị buộc tội là nghĩa vụ của bên kia
quan hệ TTHS là các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong thực tiễn phức tạp
hơn, thực tế chỉ cần mong cơ quan làm đúng luật, đừng tạo ra thêm rào
cản. Đây là loại bào chữa chỉ định: hay bào chữa bắt buộc, là trách nhiệm
của cơ quan tiến hành tố tụng quy định ở Điều 76 BLTTHS. Điều này
nhằm lý do nhân đạo (giáo dục người chưa thành niên,...) + cẩn trọng (do
hình phạt rất nghiêm khắc ảnh hưởng nặng).
- Quyền của người bị hại (Điều 62)
Nhận định: Người bị hại có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình.
=> Sai. Người bị hại có quyền nhờ luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của họ.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự (Điều 84)

b5. Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
(Điều 23)

- CSPL không thể hiện rõ, nằm rải rác: Điều 23 BLTTHS 2015 vs Điều 16
BLTTHS 2003, Điều 103(2) HP 2013 + Điều 9 LTCTA 2014 vs Điều 130
HP 1992, Điều 131 HP 1959, Điều 60 HP 1946. Nhìn chung không thay đổi
nhiều.
26

- Lý do: Ở VN, vị thế chưa đúng như lý luận. Nhánh tư pháp chưa độc lập,
vẫn chịu sự kiểm soát nên chưa thể bảo vệ công lý và pháp luật. Vì vậy ở VN
lựa chọn án lệ cẩn thận hơn Mỹ.
- Cs 2 nội dung chính là xét xử độc lập và tuân theo pháp luật.
- Xét xử độc lập:
+ Độc lập bên ngoài giữa TA với cơ quan điều tra và VKS. Cụ thể, HĐXX
phải dựa vào kết quả của cuộc thẩm tra công khai tại phiên tòa, đối chiếu
với các quy định của pháp luật để xử lý vụ án và có quyền kết luận khác
với ý kiến của cơ quan điều tra, viện kiểm sát. VD: VKS truy tố tội A
cspl B thì TA có thể tuyên tội C theo cspl D. Bởi lẽ, mọi công việc đều
để phục vụ TA ra bản án công minh. Khái niệm “án tại hồ sơ” và “án
bỏ túi”: án tại hồ sơ có nghĩa TA đề cao hồ sơ vụ án quá mức, án bỏ túi
có nghĩa bản án đã định sẵn kết quả => vi phạm nguyên tắc này.
+ Độc lập với TA cấp trên: Cụ thể TA trên có thể hướng dẫn dưới nhưng
không được quyết định trước về chủ trương xét xử VA. TA dưới có
quyền độc lập xét xử so với trên. VN khó tránh hạn chế này do theo mô
hình xét hỏi chứ không phải xét xử. Khái niệm “thỉnh thị án”: là xin ý
kiến Tòa cấp trên = đề phòng việc bản án bị hủy quá nhiều.
+ Độc lập bên trong giữa các thành viên trong HĐXX: Họ phải độc lập
trong suy nghĩ, việc xem xét, kiểm tra, đánh giá chứng cứ.
+ Độc lập với ý kiến của người tham gia tố tụng khác.
+ Độc lập với cá nhân, cơ quan, tổ chức: bất cứ thực thể bên ngoài nào
cũng không được can thiệp.
**Yếu tố chi phối đến tính đọc lập: nhiệm kì, VN ko có chế độ bảo vệ thẩm
phán, chế độ lương bổng VN thấp quá => chạy án
- Xét xử tuân theo pháp luật.

b6. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 26)
- CSPL: Điều 26 BLTTHS, Điều 103(5) HP2013, Điều 13 LTC TAND 2014.
- Giai đoạn xét xử và các giai đoạn tố tụng # (khởi tố, điều tra, truy tố) => Nguyên tắc
rộng hơn tên gọi của nó => Khi xuất hiện buộc tội, bào chữa đã xuất hiện (Tiền xét
27

xử). Tuy nhiêu trong các giai đoạn # thì tranh tụng khó khăn, chỉ giai đoạn xét xử
thì mới thực chất đc.
- Lần đầu tiên nguyên tắc này xuất hiện. Lý do có nguyên tắc này: (i) cải cách tư
pháp cho rằng tăng cường yếu tố tranh tụng và lấy khâu xét xử làm khâu đột phá,
(ii) ngoài ra bản chất của TTHS vẫn là tranh tụng, không cần có cải cách hay
không.
- VN tiếp thu có chọn lọc yếu tố tiến bộ của mô hình tranh tụng vào VN. Vì vậy mô
hình của VN là mô hình pha trộn, đan xen với yếu tố thẩm vấn > tranh tụng .
Rất nhiều quan điểm KH và thực tiễn sẽ có rất nhiều vướng mắc: Mang tính hình
thức nhưng chưa thực chất, 1 bên dùng quyền uy NN để thu thập chứng cứ # LS
năn nỉ (thu thập lời khai), tính hợp pháp của bên bào chữa ko đc quy định trong
luật; LS ko đc khám nghiệm thị trg… => ko có chứng cứ để bác bỏ loại trừ lập luận
của bên buộc tội (chỉ SD chứng cứ của bên buộc tội) => Muốn đối trọng thì phải
thu thập chứng cứ bình đẳng => Luật không có
- Nội dung: KSV = người bào chữa, TA phải tạo điều kiện cho cả hai (TA thường
biến mình thành “bên công tố thứ hai”), những vấn đề cốt lõi của TTHS phải được
đưa ra tranh tụng (vấn đề tội phạm và hình phạt, luật quy định quá kỹ nên thừa),
bản án phải căn cứ vào kết quả chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
- Nguyên tắc này trong thực tiễn khó đảm bảo do Thẩm phán thế hệ hiện tại còn giữ
lập trường cũ => không đúng chiến lược cải cách tư pháp.
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
____________________________________
28

CHƯƠNG 2: CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ


TỤNG, NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG VÀ
NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

I. TỔNG QUAN
- Nên đọc: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 (mới, ít tiếp xúc). Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn phần chung BLTTHS cũ, trong đó có quy định về
việc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
- Thuật ngữ “có thẩm quyền” trong cơ quan có thẩm quyền THTT mới được sử
dụng trong BLTTHS gần đây. Theo đó, cơ quan này chia thành 2 nhóm: (1) Cơ
quan THTT (cơ quan điều tra, VKS, TA) và (2) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động tố tụng.

II. CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN THTT

1. Cơ quan THTT

a. Phân loại

- Điều 34 BLTTHS 2015.


- Là cơ quan nhà nước được lập để tiến hành hoạt động TTHS: TA, VKS và cơ
quan điều tra (trọng tâm do ít tìm hiểu hơn 2 cơ quan kia).
- Khi nói về một cơ quan THTT phải tìm hiểu (1) nguyên tắc hoạt động và (2)
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

b. Phân tích sâu về cơ quan điều tra

b1. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động


- Điều 4 - Điều 7 Luật TCCQĐTHS.

- Cơ quan cảnh sát điều tra có 3 cấp: huyện, tỉnh, Bộ. Tương tự là cơ quan điều
tra hình sự 3 cấp: khu vực => quân khu => Bộ.
29

- Cơ quan an ninh điều tra có 2 cấp: tỉnh và Bộ. Tương tự là cơ quan an ninh điều
tra cấp quân khu và cấp Bộ. Lý do chỉ có 2 cấp: nếu so sánh với cảnh sát, vấn
đề về an ninh có phạm vi thẩm quyền hẹp hơn, ngoài ra TA cấp huyện cũng
không có thẩm quyền xét xử nên không cần tổ chức ở cấp huyện.

- Đối với VKS: VKS gồm có cơ quan điều tra của VKS nhân dân và VKS quân
đội (chỉ có 1 cấp). Nhận xét: Chỉ có cơ quan điều tra của VKS ở cấp TW mà
không có ở địa phương. Vấn đề: Cơ quan điều tra và VKS đều là cơ quan có
thẩm quyền THTT thì VKS có cơ quan điều tra có khách quan hay không? =>
Vẫn khách quan và cần thiết để xử lý các vấn đề xâm phạm tư pháp. VD: ông
Chánh án ở Bạc Liêu nhận hối lộ để giảm án => nếu không có cơ quan điều tra
của VKS thì khó phát hiện được.

- Lưu ý: Trong cơ cấu cơ quan điều tra cảnh sát ở cấp TW, có Cục cảnh sát điều
tra tội phạm về trật tự xh hay được biết đến với tên gọi là “cục cảnh sát hình sự
c02”. Tương tự, C01 là của văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra, C03 là về tham
nhũng, kinh tế buôn lậu, C04 về ma túy. Ngoài ra, PC là phòng cảnh sát.

b2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

- Cần lưu ý trong TTHS “điều tra” không phải chức năng riêng mà là một phần
của chức năng “buộc tội” do phạm vi TTHS không có chức năng điều tra mà
chỉ có 3 chức năng: xét xử, buộc tội, bào chữa.

- Trong các giai đoạn TTHS, cơ quan điều tra có nhiệm vụ quyền hạn trong
những giai đoạn tố tụng nào? => Khởi tố có (người dân gọi CA báo cáo tội
phạm). Điều tra có. Giai đoạn truy tố không có do đã chuyển cho VKS. Giai
đoạn xét xử sơ phúc thẩm đã chuyển cho TA nhưng cơ quan điều tra vẫn có
quyền hạn do lúc này vẫn có sự tham dự phiên tòa của điều tra viên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn xem Điều 8 Luật TCCQĐTHS.

- Nhiệm vụ tiếp nhận tố giác, tiếp nhận hồ sơ vụ án mang tính thụ động.

- Nhiệm vụ tiến hành điều tra tội phạm, áp dụng biện pháp [...] là quan trọng nhất
của cơ quan điều tra (khám phá tội phạm).
30

- Nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân điều kiện phạm tội mang tính phòng người,
không quan trọng bằng nhiệm vụ tiến hành nhưng vẫn quan trọng.

- Lưu ý ủy ban kiểm tra TW Đảng không có cơ quan điều tra riêng nhưng có thể
yêu cầu các cơ quan điều tra khác điều tra.

c. Viện kiểm sát

c1. Cơ cấu tổ chức


- Procuracy (khác với prosecution - viện công tố). Chương III Luật tổ chức
VKSND 2014.

- Mô hình VKS ở VN giống VKS ở Liên Xô cũ hơn viện công tố ở Châu Âu.
Theo thời gian VKS không còn chức năng nguyên bản là hỗ trợ NN nữa mà có
chức năng giống với cơ quan công tố.

c2. Chức năng nhiệm vụ quyền hạn

- Điều 2(1) Luật tổ chức VKS. KSV khác với công tố viên.

- Thực hành quyền công tố. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các hoạt
động TTHS.

- Lưu ý về bản chất VKS không thuộc nhánh tư pháp mà chỉ là cơ quan hành
pháp tham gia vào một số hoạt động tư pháp.

- Về quyền hạn, Luật tổ chức VKS và BLTTHS có 2 điều luật giống nhau quy
định trong mỗi giai đoạn TTHS. Lý do: quyền hạn tương đương với chức năng,
vì vậy quyền hạn trong BLTTHS tương ứng với chức năng trong LTCVKS.

d. Tòa án

- Hiện nay phát triển theo hướng TA có nhiều quyền lực hơn.

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động tố tụng
- Điều 9 Luật TCCQĐTHS.
31

- Chẳng hạn: bộ đội biên phòng, hải quan, kiểm lâm, csb, kiểm ngư,...
- Các cơ quan này được giao một số hoạt động điều tra do trong địa bàn và lĩnh
vực của mình họ có điều kiện phát hiện ra tội phạm. Tuy nhiên họ không có đủ
khả năng điều tra tốt nhất nên họ chỉ được giao điều tra ban đầu sau đó chuyển
cho cơ quan điều tra có thẩm quyền.

III. NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN THTT VÀ THAY ĐỔI NGƯỜI
CÓ THẨM QUYỀN THTT

1. Người có thẩm quyền THTT


- Điều 34(2) BLTTHS.
- Gồm Thủ trưởng, phó thủ trưởng CQĐT, điều tra viên, cán bộ điều tra. Viện
trưởng ,phó viện trưởng VKS, ksv, kiểm tra viên. Chánh án, Phó Chánh án,
Thẩm phán, Hội thẩm, thư ký tòa, thẩm tra viên.
- Tự tìm hiểu khái niệm và tiêu chuẩn bổ nhiệm (đọc luật chuyên ngành). Nhiệm
vụ quyền hạn trách nhiệm xem BLTTHS.

2. Thay đổi người có thẩm quyền THTT


- Lý do thay đổi: đảm bảo sự vô tư khách quan công bằng.
- Những trường hợp thay đổi xem Điều 49 BLTTHS và NQ03/2014/NQ-HĐTP.
- Ví dụ điển hình về trường hợp từ chối hay thay đổi người tiến hành tố tụng: Bị
hại là thủ trưởng cơ quan nơi vợ của thẩm phán đang làm việc (bị hại là sếp của
vợ thẩm phán).
- Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tố tụng xem Điều 50 BLTTHS.
Lý do: những người này được yêu cầu xuất phát từ chính vai trò và quyền lợi
của những người này.

IV. NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG


32

1. Người tham gia tố tụng có quyền và lợi ích pháp lý trong vụ án

a. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tổ

- Tham gia tố giác rất sớm, thay đổi tư cách tố tụng theo từng giai đoạn: khi họ
không được xác định là có dấu hiệu tội phạm mà chỉ vi phạm ngành luật khác
(dân sự, hành chính) thì không còn xem là bị cáo bị can.

b. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt

- Điều 58 BLTTHS 2015.


- Cùng điều luật nhưng tư cách tố tụng khác nhau.
- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp: xem Điều 110 BLTTHS 2015 (biện
pháp giữ người).
- Người bị bắt: trong Điều 58 chỉ có trường hợp bị bắt trong trường hợp phạm tội
quả tang và bị truy nã.
- Quyền và nghĩa vụ của họ tuy được quy định trong Điều 58 nhưng sẽ có khác
nhau:
+ Quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa theo Điều 58(1)(g): Nhận định -
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp không phải là người bị buộc tội
nên không có quyền bào chữa? => Sai. Họ không phải người bị buộc tội
nên về lý luận không cần bào chữa. Tương lai nên thay đổi theo hướng xem
họ là người bị buộc tội hoặc tách Điều 58 làm hai.

c. Người bị tạm giữ

- Có thể đưa vào: UBND, VKS, CAND phường.


- Người tiếp nhận phải lập biên bản giữ người, lấy lời khai ban đầu, nếu có dấu
hiệu thì mới chuyển đến công an cấp huyện (công an xã không có chức năng
điều tra). Khi có dấu hiệu này + chuyển lên huyện + quyết định tạm giữ, họ trở
thành người bị tạm giữ.
- Việc tạm giữ phải được VKS cùng cấp phê chuẩn.
- Đây là giai đoạn “vàng” của TTHS, tuy chỉ có 9 ngày nhưng giai đoạn này
quyết định xem có khởi tố hay không.
33

- Những người này sẽ được giữ ở “nhà tạm giữ” của CA huyện. Mặt khác, người
này cũng có thể được đưa vào “trại tạm giam” do trong trại này cũng có “buồng
tạm giữ”. Quy định này mang tính linh hoạt.
- Người bị tạm giữ có QUYỀN chứ không phải có nghĩa vụ trình bài ý kiến, đưa
ra lời khai, nhận tội,... nhìn chung là biểu hiện của quyền im lặng.

d. Bị can

- Bị can là pháp nhân thì quyền nghĩa vụ thực hiện qua người đại diện (Điều 60).
- Trở thành bị can khi có quyết định khởi tố, lúc này không còn bị tạm giữ mà bị
tạm giam.
- Bị can có quyền nghĩa vụ tương tự người bị tạm giữ nhưng có quyền nghĩa vụ
“advance” hơn. VD: quyền đọc, ghi chép BẢN SAO hồ sơ vụ án để đảm bảo họ
có quyền tố tụng đầy đủ, tuy nhiên sẽ được thực hiện khi (i) có yêu cầu + (ii)
điều tra đầy đủ.
- Tồn tại trong giai đoạn điều tra, truy tố, chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

e. Bị cáo

- Điều 61.
- Là người hay pháp nhân đã bị TA đưa ra xét xử.
- Tồn tại trong giai đoạn xét xử sơ thẩm trở đi.
- Có quyền giống bị can nhưng có quyền đặc trưng hơn bị can. VD: đề nghị chủ
tọa hỏi hoặc tự hỏi, tự tranh luận,... ở Điều 61(2)(i) => đây là quyền mới, trước
đây chỉ được hỏi gián tiếp, hiện nay được trực tiếp nhưng phải được cho phép.
Mặt khác, có quan điểm cho rằng có sự bất công do bị hại không có quyền này.

f. Bị hại

- Trước đây dùng “người bị hại” nhưng hiện nay chỉ còn “bị hại”.
- Có thể là người hoặc cơ quan tổ chức. Nếu là con người cụ thể thì phạm vi bị
thiệt hại lớn hơn.
- Có quyền mới bổ sung là đề nghị hình phạt hay khởi tố vụ án, tuy nhiên chỉ
được “đề nghị” và đề nghị “trong một số trường hợp luật định”.
34

g. Nguyên đơn dân sự

g1. Đương sự

- Khác với dân sự, đương sự này phát sinh do tội phạm trong hình sự. Xem Điều
63.
- Giống bị hại ở chỗ: bị thiệt hại do tội phạm gây ra.
- Khác bị hại ở chỗ: bị hại có trường hợp “đe dọa gây ra”, bị hại không cần có
“đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

g2. Bị đơn dân sự

- Điều 64.
- Cần lưu ý người này không phải bị can hay bị cáo. VD: người giám hộ của bị
can bị cáo chưa thành niên,...

g3. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự

- Luật cũ không có.


- VD: người cho mượn xe gây án mà không biết,...

2. Người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
chủ thể khác

a. Người bào chữa

- Xem khái niệm, đối tượng có thể, trường hợp không được bào chữa Điều 72,
quyền nghĩa vụ Điều 73, Bào chữa chỉ định, thay đổi từ chối người bào chữa
Điều 76 và Điều 77.
- Thời hạn cấp giấy chứng nhận bào chữa hiện nay là 3 ngày (ngắn hơn luật cũ rất
nhiều).
35

b. Bào chữa viên nhân dân

- Là người dân có kiến thức pháp lý, không phải luật sư, làm trong các tổ chức
chính trị (UBMTTQ), làm bào chữa cho thành viên của họ.
- Hiện nay khi đã có Luật luật sư, vai trò của họ đã bị thay thế nhưng họ vẫn còn
được giữ lại. Lý do, số lượng luật sư VN vẫn còn ít.
- Lưu ý luật sư khi gặp bị cáo bị can,... phải báo trước cho trại tạm giam.

3. Người tham gia tố tụng theo nghĩa vụ pháp lý

a. Người làm chứng

- Trẻ em vẫn có thể là người làm chứng.

b. Người chứng kiến

- Dễ nhầm với người làm chứng.


- Người chứng kiến ở Điều 67 không chứng kiến tội phạm mà chứng kiến để đảm
bảo hoạt động tố tụng hợp pháp (chứng kiến chữ ký biên bản).
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
____________________________________
36

CHƯƠNG 3: CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH

I. CHỨNG CỨ
1. Cơ sở lý luận
- Ngày xưa duy tâm theo kiểu đưa người ta ra xử nếu không chết là ý trời = trời
phán.
- Hiện nay theo trường phái duy vật biện chứng, thể hiện ở chỗ: Xem xét hành
vi phạm tội có được thực hiện bởi con người hay đại diện của tổ chức hay
không. Vì vậy, phải xem xét các dấu vết để lại ở hiện trường (trên tử thi, dữ
liệu điện tử, lấy lời khai của người làm chứng,...). Ngoài ra, các cơ quan điều
tra có khả năng nhận thức được các dấu vết do tội phạm và người thực hiện
hành vi để lại nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật.

2. Khái niệm chứng cứ


- Điều 86 BLTTHSHH.
- Là những gì: Nhà làm luật không liệt kê được cụ thể những gì nên ghi vậy,
những gì này phải thỏa mãn các điều kiện bên dưới.
- Có thật: Nếu không có thật thì có khả năng làm vụ án bị sai lệch dẫn đến oan
sai. Như vậy chứng cứ nếu có thật là chứng cứ mang tính khách quan. Lưu ý
một số trường hợp cơ quan điều tra do không đủ năng lực mới thu thập chứng
cứ không có thật.
- Thu thập theo trình tự thủ tục được BLTTHS quy định: Đây là tính hợp pháp.
Lưu ý hoạt động trinh sát kiểu đột nhập là bất hợp pháp, để hợp pháp hóa phải
xin phép chính quyền, ký nhận của người dân xung quanh, giữ nguyên hiện
trường,... thì mới được đưa về. Điều này hạn chế tình trạng lạm quyền tùy tiện.
- Tính liên quan: Chứng cứ phải giúp cơ quan có thẩm quyền xác định được sự
thật của vụ án. Tính liên quan ở chỗ chứng cứ phải giúp xác định được CQ có
thẩm quyền xác định được một hoặc một số sự thật khách quan của vụ án theo
Điều 85 (tuổi, năng lực trách nhiệm, có lỗi hay không, xác định được động cơ
mục đích hay không).
37

II. NGUỒN CHỨNG CỨ


- Điều 87 BLTTHSHH. Có nhiều loại.
- Vật chứng: Điều 89. 90, 105, 106. Định nghĩa vật chứng theo hướng liệt kê. Là
vật được sử dụng để thực hiện hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội.
- Lời khai, lời trình bày: Điều 91-98. Tùy vào nhận thức, mỗi người sẽ có lời khai
khác nhau. Có thể lấy nhiều lần tùy trường hợp (lời khai mâu thuẫn thì lấy
nhiều lần). Vì vậy không sử dụng 1 lời khai duy nhất.
- Dữ liệu điện tử: Điều 99, 107.
- Kết luận giám định: Điều 100. Là văn bản của chủ thể có thẩm quyền. Có hai
trường hợp là bắt buộc phải trưng cầu giám định (Điều 206) và không bắt buộc.
- Kết luận định giá tài sản: Điều 101. VD, cái laptop bị ăn cắp không chỉ căn cứ
vào lời khai mà phải định giá xem hiện nay giá trị của nó còn bao nhiêu, nếu đủ
thì mới khởi tố. Ngoài ra còn liên quan đến bồi thường.
- Biên bản về hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, THA: Điều 102.
- Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác: Điều 103.
- Các tài liệu, đồ vật khác: Điều 104 BLTTHS.
- Lưu ý thêm: Có thể thu thập nhiều nguồn chứng cứ để tìm ra chứng cứ.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỦ THỂ CHỨNG MINH

1. Đối tượng chứng minh

a. Khái niệm

- Đối tượng chứng minh là tổng thể các vấn đề cần phải được xác định và làm
sáng tỏ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.
- Nhận xét:
+ Khái niệm này trong BLTTDS, BLTTHS dùng khái niệm khác (bên dưới)
nhưng có ý nghĩa tương đương.
+ “Chứng cứ” có 3 thuộc tính: Khách quan, Liên quan, Hợp pháp. “Đối tượng
chứng minh” xuất hiện trong thuộc tính “Liên quan” của “Chứng cứ”.
38

+ Như vậy, thông tin muốn được xem là chứng cứ thì phải làm sáng tỏ một
hoặc toàn bộ các vấn đề về đối tượng chứng minh.

b. Những vấn đề cần phải chứng minh trong VAHS

- Điều 85 BLTTHS. Khái niệm này tương đương với “đối tượng chứng minh”
trong LDS.

b1. Gồm

*Nhóm I.
- Có hành vi tội phạm xảy ra, thời gian, địa điểm và tình tiết khác hay không:
+ Xác định hành vi tội phạm là vấn đề của luật nội dung, luật hình thức chỉ
khẳng định lại.
+ Là mặt khách quan.
- Ai là người thực hiện hành vi phạm tội (mặt chủ thể); có hay không có lỗi, cố
hay vô ý (mặt khách quan); có năng lực trách nhiệm hình sự hay không (chủ
thể); mục đích động cơ phạm tội (chủ quan).
+ Quy định này bị luật quy định lộn xộn.
+ Khách thể không nhắc đến do qua các yếu tố này đã xác định được.
*Nhóm II.
- Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng của TNHS của bị can, bị cáo và đặc điểm
về nhân thân của bị can, bị cáo:
+ Đây là các căn cứ để quyết định hình phạt.
- Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra:
- Nguyên nhân và điều kiện phạm tội:
- Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ TNHS, miễn TNHS, miễn hình
phạt:
*Nhóm III: xem ở nhận xét.

b2. Nhận xét

- Chứng minh theo từng bước.


- Bước 1 hay Nhóm I là chứng minh các yếu tố cấu thành tội phạm (Chủ thể,
khách thể, chủ quan, khách quan).
39

- Bước 2 hay Nhóm II là chứng minh các căn cứ quyết định hình phạt (các vấn đề
chứng minh liên quan đến trách nhiệm hình sự và hình phạt) (Điều 50 BLHS).
+ Ở VN chỉ để ý đến Nhóm I, không để ý đến Nguyên nhân và Điều kiện
phạm tội trở đi => về mặt xh không giảm dc tội phạm.
- Bước 3 hay Nhóm II là chứng minh các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải
quyết các vấn đề khác của vụ án. Nhóm này klq nhiều đến BLTTHS.
+ VD: BTTH, chưa thành niên.

2. Chủ thể chứng minh

a. Chủ thể có nghĩa vụ chứng minh


- Gắn liên với mô hình TTHS.
- Tổng quan về các hình thức tố tụng:
+ Tố tụng tố cáo: NVCM thuộc về bên tố cáo, bị hại là người chứng minh,
tuy nhiên có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm và oan sai. Xuất hiện ở thời cổ đại.
+ Tố tụng thẩm vấn: NVCM thuộc về Nhà nước. Xuất hiện ở thời phong
kiến. CQNN được tạo mọi điều kiện, có nhiệm vụ trách nhiệm cao. Hồ sơ
vụ án được đề cao, ra Tòa chỉ thẩm vấn lại.
+ Tố tụng tranh tụng: NVCM vẫn thuộc về Nhà nước. Tuy nhiên, những gì
được nói tại Tòa quan trọng hơn.
+ Tố tụng hỗn hợp (VN): NVCM thuộc về cơ quan có thẩm quyền THTT
(Điều 15 BLTTHS). Vừa có thẩm vấn, vừa có tranh tụng vừa có thẩm vấn
(thẩm vấn dc đề cao hơn).

b. Chủ thể có quyền chứng minh

- Mỗi chủ thể có mục đích chứng minh riêng.


- Sử dụng các quyền tương ứng trong BLTTHS, có thể tự mình hay nhờ người
khác chứng minh.

IV. QUÁ TRÌNH CHỨNG MINH


40

1. Khái niệm
- Là quá trình tìm chân lý của VN. Các CQ có thẩm quyền tái tạo toàn bộ sự kiện
đã xảy ra. Được bắt đầu từ khi xác định cso dấu hiệu tội phạm cho đến khi giải
quyết xong VA.
- Nhận xét: Do là tái tạo lại nên có tỉ lệ không chính xác. Mang tính suy đoán.

2. Các giai đoạn của quá trình chứng minh


- Thu thập chứng cứ (Điều 88) => Kiểm tra chứng cứ (Điều 108) => Đánh giá
chứng cứ (Điều 108).

a. Thu thập chứng cứ

- Gathering evidence.
- Là phát hiện, ghi nhận, bảo quản chứng cứ. Có nhiều quan điểm cho rằng bảo
quản không nằm trong quá trình thu thập chứng cứ, tuy nhiên có quan điểm cho
rằng không bảo quản thì không còn chứng cứ trong một số trường hợp.
- Chủ thể thu thập:
+ Điều 88 BLHS.
+ Nhận định: Thẩm quyền thu thập chứng cứ không chỉ thuộc về cơ quan tiến
hành tố tụng? => Đúng. Ngoài ra còn người bào chữa (chỉ có người bào
chữa) theo Điều 88(2) BLTTHS.

b. Kiểm tra chứng cứ

- Kiểm tra chứng cứ là một quá trình tư duy logic, khoa học, xác định tính khách
quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ, ý nghĩa và cách thức sử
dụng chúng làm sáng tỏ sự thật vụ án hình sự, giúp khắc phục những sai lầm có
thể xảy ra trước đó.
- Cách thức:
+ Về hình thức: Là kiểm tra tính hợp pháp (thủ tục) của chứng cứ.
+ Về nội dung: Là kiểm tra tính khách quan và tính liên quan.
- Phương pháp: Kiểm tra từng chứng cứ. Tổng hợp, so sánh. Tìm chứng cứ mới:
41

=> Đặt từng cái vào hệ thống, xem cái nào không hợp pháp khách quan lq, thiếu thì
thêm.

c. Đánh giá chứng cứ

- Dựa trên pháp luật HS/TTHS, ý thức pháp luật, niềm tin nội tâm (tin những gì
mình chứng minh, vẫn dựa trên cơ sở pháp luật và khoa học chứ không phải suy
nghĩ chủ quan).
- Ngoài ra việc đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác.
- Phương pháp: Đánh giá riêng hoặc đánh giá tổng hợp.
- Sau đó kết luận từng vấn đề và kết luận chung vụ án.
- Những vụ oan sai ở VN thường do bước đánh giá chứng cứ.
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
____________________________________
42

CHƯƠNG 4: BP NGĂN CHẶN, BP CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS

*Chuơng VII BLTTHS 2015 và Thông tư liên tịch 06/2018 về tiền đặt bảo đảm.

I. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN

1. Tổng quan

a. Khái niệm

- BPNC là BP cưỡng chế do luật TTHS quy định và được áp dụng đối với bị can,
bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về HS nhằm kịp thời ngăn chạn những hành
vi nguy hiểm đối với xh của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, hoặc có những
hành động gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và THAHS.

b. Mục đích và ý nghĩa

- Mục đích: slide.


- Ý nghĩa:
+ Đảm bảo cho hoạt động của các CQ có thẩm quyền THTT được thực hiện
thuận lợi, việc CM vụ án đạt kết quả tốt; nâng cao hiệu quả hoạt động đấu
tranh phòng chống tội phạm.
+ Góp phần bảo vệ các QCN, quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và
pháp luật ghi nhận.

2. Đặc điểm

a. Là một trong những nhóm các BP cưỡng chế:

- Điều này có nghĩa BP ngăn chặn cũng dc xem là một dạng BP cưỡng chế nhưng
các BP cưỡng chế khác không phải BP ngăn chặn! Ngoài ra, đặt nhóm BP ngăn
chặn trong BP cưỡng chế về mặt từ ngữ bị “sai sai”.
- Như vậy, trong TTHS, biện pháp cưỡng chế gồm 3 nhóm.
43

(1) Nhóm 1 - BP ngăn chặn


- Bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo
lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú.

(2) Nhóm 2- BP bảo đảm cho việc thu thập chứng cứ
- Khám xét, xem xét dấu vết trên thân thể.

(3) Nhóm 3- BP bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và THA
- Áp giải , dẫn giải, kê biên ts, phong tỏa tk.

b. Việc áp dụng BP ngăn chặn mang tính lựa chọn

- Trước khi tiến hành các hoạt động tố tụng để giải quyết VAHS, các cơ quan và
người có thẩm quyền cần phải cân nhắc về việc có nên áp dụng BP ngăn chặn
hay không.
- Nếu xét thấy cần thiết thì phải lựa chọn BP ngăn chặn nào sao cho có hiệu quả
và hợp lý nhất.
=> Mang tính tùy nghi chứ không phải tùy tiện. Tránh lầm 2 cái này vì luật dùng từ
“có thể”.

c. Đối tượng áp dụng rộng

- Bị can, bị cáo, người chưa bị khởi tố, người bị bắt giữ tth khẩn cấp, người bị bắt
khi phạm tội quả tang người bị tạm giữ khi ra tự thú.

3. Mục đích
- Kịp thời ngăn chặn tội phạm
- [..]

4. Phân tích một số biện pháp

a. Giữ người tth khẩn cấp

- Điều 110 BLTTHS.


44

- Trước đây gọi là “bắt” người tth khẩn cấp. Khác nhau ở chỗ quy định này trước
đây xem là 1 trong số các trường hợp thuộc BP “bắt”. Về sau, đổi lại thành
“giữ”... thì thuộc về BP ngăn chặn.
- Mới được bổ sung trong BLHS 2015 để phù hợp HP2013 (chưa ai bị bắt khi
chưa có quyết định của TA hay phê chuẩn của VKS). Ba trường hợp xem là
khẩn cấp nằm ở Điều 110 BLTTHS.
+ Trường hợp khi có đủ căn cứ [...]: có 2 điều kiện là (1) người này đang
chuẩn bị điều kiện để phạm tội và (2) tội mà họ chuẩn bị thực hiện là rất
nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
+ Có sự xác nhận của người cùng thực hiện tội phạm, bị hại [...]: có thể là
đồng phạm hoặc không. Có 2 điều kiện là (1) một số người chính mắt nhìn
thấy người này thực hiện hành vi và (2) nếu không bắt giữ thì người này sẽ
trốn (thực tế ít xét điều kiện 2). Xác nhận của những người này có khả năng
chuẩn xác cao nhất. Vấn đề: Không ai thấy nhưng camera quay được thì
sao? => Không áp dụng trường hợp này được mà áp dụng trường hợp bên
dưới.
+ Có dấu vết của tội phạm [...] của người bị nghi phạm tội [...]: Lần đầu
BLHS dùng từ “người bị nghi thực hiện tội phạm” (suspect) trong trường
hợp này. Căn cứ này mang tính suy đoán.
- “Bắt” khác với “giữ” ở chỗ: “Giữ” mang tính tạm thời, còn “bắt” mang tính
bắt buộc, có quyết định chính thức của cơ quan có thẩm quyền.
- Thẩm quyền ra lệnh: nhìn chung là những người có thẩm quyền: Thủ trưởng,
phó thủ trưởng CQĐT và thủ trưởng bộ đội, biên phòng, csb, kiểm ngư, chỉ huy
tàu bay tàu biểu. Cần lưu ý không phải tất cả thủ trưởng đều có thẩm quyền.
Lưu ý hải quan và kiểm lâm không được bắt mà phải báo công an (PC04 và
C04), còn bộ đội biên phòng bắt do nhà làm luật sợ hải quan và kiểm lâm không
đủ chuyên môn để bắt giữ, còn các trường hợp kia ở vùng sâu vùng xa bắt buộc
phải có.
- Thủ tục xem Điều 113(2) BLTTHS.
45

b. Bắt người

- Có 5 trường hợp ở Điều 110(4,5,6), Điều 111, Điều 112, Điều 113, Điều 503.
Trường hợp 503 đặc biệt do liên quan TPQT không học.

b1. Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

- Điều 110(4,5,6) BLTTHS 2015.


- Thủ tục: CQĐT được giao nhiệm vụ ===[lấy lời khai trong 12 tiếng]===> 3
trường hợp [trả tự do ngay][ra quyết định tạm giữ] hoặc [ra lệnh bắt người bị
giữ]=====> VKS cùng cấp hoặc có thẩm quyền==[trong 12 giờ]==> phê chuẩn
hay không => trả tự do ngay.
- 12 tiếng không chỉ tránh vi hiến mà còn dùng để CQĐT xem xét mình có nên
tiếp tục giữ hay hong. Tuy nhiên trường hợp này không báo cho VKS => bỏ lọt.

b2. Bắt người phạm tội quả tang

- Đối với “Bắt người phạm tội quả tang”, có quy định tại Điều 111 BLTTHS. Có
3 trường hợp bắt quả tang: đang thực hiện bị bắt, chuẩn bị thực hiện, ngay sau
khi thực hiện bị phát hiện. Phải xác định kỹ 3 trường hợp do chỉ có biện pháp
bắt là người dân có thể làm được.
- Các trường hợp:
+ Trường hợp đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện: Trường hợp này
là quả tang.
+ Trường hợp chuẩn bị thực hiện: Trường hợp này cũng là quả tang nhưng
ở giai đoạn tội phạm hoàn thành.
+ Trường hợp sau khi thực hiện bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt: Tương tự
trường hợp này ở giai đoạn tội phạm hoàn thành. Khác với 2 trường hợp
trên, trường hợp này không bắt ngay lúc họ thực hiện hay thực hiện tội
phạm mà bắt sau khi họ có hành vi bỏ chạy + đuổi bắt liên tục về mặt thời
gian. Giả sử tính chất quả tang không còn mà có thể chuyển sang giữ người
khẩn cấp ở trên, tuy nhiên trường hợp này phải có lệnh => gọi công an + đi
theo nó theo dõi => chậm.
- Thủ tục: Điều 111.
46

b3. Bắt người đang bị truy nã

- Điều 112 BLTTHS 2015.


- Là việc bắt người đã có quyết định truy nã của cơ quan thẩm quyền.
- Ai cũng có quyền bắt, đối tượng áp dụng là người có quyết định truy nã + đang
lẩn trốn.
- Lưu ý trường hợp giám thị trại giam ra quyết định truy nã không thuộc TTHS
mà thuộc THA.

b4. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

- Điều 113 BLTTHS 2015.


- Là bắt người đã bị khởi tố hoặc đã được TA đưa QDDVARXX nhằm ngăn chặn
tiếp tục phạm tội + giải quyết VAHS. Điều kiện: (1) bị can hoặc bị cáo đang tại
ngoại và (2)thuộc trường hợp có thể bị tạm giam theo quy định ở Điều 119.
- Lưu ý bắt ở đây là bắt chứ không phải giam nhma “bắt để tạm giam” nên lệnh
“bắt này” và “tạm gam” chung một lệnh.
- Trường hợp “bắt để tạm giam” là trường hợp ghép cả 2 “bắt” và “tạm giam”
nên căn cứ tạm giam được xem xét.
- Thẩm quyền ra lệnh + quyết định: lệnh thường do cá nhân, còn quyết định do
một hội đồng xét xử ra (không nhiều như lệnh).
- Lưu ý không được bắt ban đêm (22h-6h) nếu thông thường và không khẩn cấp
(để đảm bảo trật tự an ninh yên tĩnh), trừ trường hợp quả tang. Vấn đề: Nếu
người này có khả năng trốn vào ban đêm thì cũng không được do luật không
cho, chỉ còn cách cho trinh sát kè theo.

c. Tạm giữ

- Điều 117 BLTTHS.


- Là biện pháp ngăn chặn áp dụng đoói với người bị giữ tth khẩn cấp, phạm tội
quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc người bị bắt theo quyết định truy
nã.
- Các đối tượng có khả năng nhất là người bị tạm giữ tth khẩn cấp, tạm giữ do
phạm tội quả tang.
47

- Thẩm quyền áp dụng: những người ở Điều 110(2).


- Thủ tục: quyết định ====[người thi hành thông bao giải thích quyền nghĩa vụ
người tạm giữ trong12 giờ]===> VKS cùng cấp hoặc có thẩm quyền có 2
trường hợp.
- Thời hạn tạm giữ thông thường không qua 3 ngày (Điều 110)
- Một ngày tạm giữ tính như 1 ngày tù (dù chỉ là BPNC nhưng BP này xâm phạm
sự tự do => tính vào lun).
- Nhận định: Biện pháp tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo về
mọi loại tội phạm? => Nhìn chung càng nghiêm trọng càng bị tạm giam, tuy
nhiên ít nghiêm trọng cũng có thể nếu loại tội này quy điịnh hình phạt tù trên 2
năm,... => đúng.
=> Tạm giam là biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc nhất do thời giam tạm giam rất
dài.
- Quan điểm hiện nay là hạn chế BP này nhưng thực tế vẫn áp dụng nhiều.
- Tạm giam không áp dụng cho phụ nữ mang thai, người già yếu bệnh nặng
(không rõ ràng). Tuy nhiên cũng có trường hợp loại trừ.

d. Tạm giam

- Người có thẩm quyền trong CQĐT ra quyết định tạm giam => kiểm tra CCCD
và thông báo gia đình địa phương => trong 3 ngày thì VKS cùng cấp phê chuẩn
hoặc không => phê chuẩn thì tiếp tục tạm giam, còn không thì trả tự do ngay.
- Thực hiện theo Điều 119 BLTTHSHH và Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015.
- Về thời hạn, nếu như tạm giữ có thời hạn thì tạm giam không có quy định
chung mà xem trong từng giai đoạn tố tụng do đây là biện pháp rất nghiêm khắc
và cần thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp của biện pháp này.

e. Các biện pháp ngăn chặn khác ít nghiêm khắc hơn
48

e1. Bảo lĩnh

- Khái niệm: Là BPNC (dùng để thay thế tạm giam) do CQĐT, VKS, TA áp
dụng đối với bị can, bị cáo khi có cá nhân tổ cức làm giấy cam đoan không để
bị can bị cáo vi phạm nghĩa vụ do BLTTHS quy định.
- Khác với “bão lãnh” trong dân sự: Khái niệm bão lĩnh được sử dụng từ năm
1988.
- Có 2 căn căn cứ áp dụng:
(1) Dùng để thay thế biện pháp tạm giam: Về quan điểm, có quan điểm của cơ
quan tố tụng cho rằng nên tạm giam trước rồi mới bảo lĩnh, có quan điểm
khác cho rằng đây là biện pháp độc lập nên có thể áp dụng ngay từ đầu =>
đây là một cách lý giải cho lý do có 2 căn cứ áp dụng.
(2) Và dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xh của hành vi phạm tội và
nhân thân của bị can, bị cáo: Trong tố tụng, để biết tính chất mức độ nguy
hiểm xem tính chất mức độ trong QĐĐVARXX (có thể là loại tội phạm,
lưu ý là loại tội phạm theo BLHS chứ không phải tội danh).
- Ở Anh, bảo lĩnh (bail) là một quyền do người này chưa được xem là tội phạm
=> có một đạo luật riêng (The Bail Act) => ở Anh mặc nhiên xem những người
này không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp, khi nào có đủ điều kiện mới áp
dụng. Khác với VN: người tiến hành tố tụng VN sẽ chọn biện pháp nào an toàn
cho nghề nghiệp của họ nhất, nếu cần thiết thì họ mới dùng biện pháp nghiêm
khắc hơn => ở VN do dân trí nếu muốn theo Anh phải thêm thiết bị điện tử theo
dõi = tốn kém => không khả thi như ở Anh.
- Tiêu cực thường xuất hiện khi áp dụng BP này.
- Thời hạn xem luật.
- Thủ tục bảo lĩnh:
+ Có ít nhất 2 người làm giấy cam đoan không để bị can bị cáo vi phạm nghĩa
vụ ở Điều 121(3) BLTTHS => việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính
quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan tổ chức nơi người đó
làm việc học tập => Người có thẩm quyền ra quyết định cho bị can bị cáo
được bảo lĩnh => (1) bị can bị cáo được nhận bão lĩnh sẽ bị tạm giam hoặc
(2) cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan
49

thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của
pháp luật.
+ Lưu ý phải có 2 người thân thích đứng ra. Lưu ý phải là 2 người và phải là
thân thích (người thân thích theo luật chứ không phải bạn bè) do

e2. Đặt tiền để bảo đảm

- Trước đây còn có cả tài sản có giá trị nhưng tốn công định giá bảo quản =>
chậm => ảnh hưởng quá trình giải quyết vụ án => bỏ => chỉ còn đặt tiền.
- Khái niệm: Đặt tiền để bảo đảm là BPNC dùng để thay thế BP tạm giam do
CQĐT, VKS, TA áp dụng đối với bị can bị cáo khi họ hoặc người thân thích
dùng tiền để bảo đảm bị can, vị cáo sẽ thực hiện nghĩa vụ đã cam đoan => Luật
VN cho phép bị can bị cáo dùng tiền của mình để đặt.
- Căn cứ áp dụng: (1) Để thay thế BP tạm giam và (2) Căn cứ tính chất, mức độ
nguy hiểm cho xh của hành vi, nhân thân và tình trạng ts của bị can bị cáo.
- “Bảo lĩnh” được áp dụng nhiều hơn “biện pháp đặt tiền để bảo đảm” vì:
(1) Biện pháp đặt tiền được hướng dẫn bởi Thông tư liên tịch số 06/2018 => áp
dụng rườm rà hơn “bảo lĩnh”. (2) Cơ quan tố tụng ngại bị dư luận đánh giá vì từ
“đặt tiền” cho tội phạm gây hiểu nhầm.
- Thẩm quyền áp dụng tương tự bảo lĩnh. Thủ tục xem thông tư liên tịch số
06/2018, lưu ý đặt tièn, nếu đã chấp hành đủ các nghĩa vụ thì trả lại số tiền này.

e3. Cấm đi khỏi nơi cư trú

- Khái niệm: Áp dụng cho bị can bị cáo có nơi cư trú, lai lịch rõ ràng nhằm bảo
đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
- Điều kiện: (1) Bị can bị cáo. (2) Có nơi cư trú, lai lịch rõ ràng.
- Biện pháp ngăn chặn “cấm đi khỏi nơi cư trú” ngược với một hình phạt bổ sung
là “cấm cư trú”.
- Thẩm quyền áp dụng xem Điều 123 BLTTHSHH.
- Thủ tục:
+ Bị can bị cáp làm giấy cam đoan => người có thẩm quyền ra lệnh cấm đi =>
thông báo cho địa phương hay đơn vị đang quản lý => nếu bị can bị cáo vi
phạm nghĩa vụ thì sẽ bị tạm giam.
50

+ Nhận xét: Biện pháp này không nói rõ là đi khỏi tỉnh huyện hay xã (không
thể đi ra nước ngoài do trùng BP cấm xuất cảnh) => thực tiễn áp dụng linh
hoạt (thường là áp dụng trong xã, một số trường hợp sẽ linh hoạt áp dụng
cho đi trong huyện hay tỉnh nếu người này đi làm việc).
+ Lưu ý biện pháp “cấm đi khỏi nơi cư trú” ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI miễn họ có đăng ký tạm trú rõ ràng.

e4. Tạm hoãn xuất cảnh

- Điều 124 BLTTHSHH.


- Là một trong 2 BPNC mới (cùng với giữ người trong trường hợp khẩn cấp).
Trước khi có BLTTHS 2015, biện pháp này chưa xuất hiện trong TTHS nhưng
đã xuất hiện trong các ngành luật khác (của công an, xuất nhập cảnh), hiện nay
chính thức được ghi nhận trong BLTTHS chứ không phải lần đầu xuất hiện ở
VN.
- Khái niệm: Tạm hoãn xuất cảnh là BPNC trong TTHS áp dụng đối với bị can
bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố về HS khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh
của họ có dấu hiệu bỏ trốn => chỉ tạm chứ không cấm vĩnh viễn.
- Vấn đề:
+ Có được áp dụng 2 biện pháp ngăn chặn cùng lúc? => Việc áp dụng 2
BPNC không được luật quy định => về nguyên tắc CQNN chỉ được làm
những gì luật cho phép chứ không phải làm những gì luật không cấm như
công dân nên không thể áp dụng 2 biện pháp. Trên thực tế vẫn áp dụng =>
tuy hiệu quả nhưng có dấu hiệu vi hiến.
+ “Tạm hoãn xuất cảnh” áp dụng khi có dấu hiệu bỏ trốn qua xuất cảnh =>
chưa xuất cảnh thì sao biết được??? => Cơ quan điều tra sẽ có trick để xem
xét các dấu hiệu khác và suy đoán xem người này có thể bỏ trốn hay không.
- Đối tượng áp dụng: Ngoài bị can bị cáo ra còn có người bị tố giác, bị kiến nghị
khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực
hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy
chứng cứ.
51

5. Hủy bỏ thay thế BPNC


- Xem Điều 125 BLTTHS.
- Có 2 nhóm, một là bắt buộc hủy bỏ, ngoài ra có nhóm tùy nghi: xét thấy không
cần thì bỏ hoặc thay bằng BP khác.

II. BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ

1. Áp dụng BPCC

a. Áp giải, dẫn giải

- Đối tượng áp giải: (1) người bị bắt tth khẩn cấp và (2) người bị bắt, bị tạm giữ,
bị can, bị cáo (gọi chung (2) là người bị buộc tội).
- Đối tượng dẫn giải (nhẹ hơn): với người làm chứng, bị hại, bị tố giác, bị kiến
nghị khởi tố theo Điều 127(2) BLTTHSHH.
+ Đối với người bị tố giác hay kiến nghị tố giác xem Điều 144 BLTTHSHH.
Người lạ có thể tố giác, nên gửi giấy triệu tập chứ không phải giấy mời do
buộc họ có mặt.

2. Các biện pháp còn lại tự nghiên cứu


[...]
___________________________________________________________________
___________________________________________________________________
____________________________________
52

CHƯƠNG 5: GIAI ĐOẠN TTHS 1 - KHỞI TỐ VAHS

*Có 5 giai đoạn: Khởi tố (Chương 5 này) => Điều tra VAHS => tuy tố => xét xử sở
thẩm => xét xử phúc thẩm.

I. TÔNG QUAN

1. Khái niệm
- KTVAHS là giai đoạn mở đầu của quá trình TTHS, trong đó các cơ quan NN
có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định
khởi tố hoặc quyết định không khởi tố VAHS.
- Nhận xét:
+ Xem Điều 147 BLTTHSHH.
+ Thời hạn của giai đoạn khởi tố bắt đầu khi có tin tố giác tội phạm, sau đó
kéo dài 2 tháng hoặc kéo thêm 2 tháng nữa (max 4 tháng) => kết thúc khi ra
quyết định khởi tố hoặc không khởi tố VAHS.

2. Nhiệm vụ
- Xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố
VAHS, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
- Nhận xét:
+ Có bắt buộc phải xác định ai là người phạm tội trong giai đoạn KTVAHS?
=> Không, chỉ cần xác định dấu hiệu tội phạm. VD: Khi nhận được tin có
xác chết thì xuống xác định xem tại sao người này chết.
+ Việc xác định chủ thể tội phạm nằm ở giai đoạn điều tra.

3. Ý nghĩa
- Là giai đoạn đầu tiên, khởi động quá trình TTHS, mở đầu cho các hoạt động
điều tra làm rõ VAHS.
- Nhận xét:
53

+ Nhận định: Tất cả hoạt động điều tra chỉ được tiến hành sau giai đoạn khởi
tố VAHS => Sai. Xem Điều 117(3) BLTTHSHH có một số hoạt động điều
tra được tiến hành trong giai đoạn khởi tố để xác minh nguồn thông tin.

II. CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ KHỞI TỐ VAHS


*Không có trong luật, việc phân chia cơ sở và căn cứ chỉ phục vụ academic.

1. Cơ sở khởi tố VAHS


- Là những nguồn thông tin về tội phạm do luật TTHS quy định mà dựa vào đó các
cơ quan có thẩm quyền có thể xác định được căn cứ để KTVAHS.
- Nhận xét: Lưu ý từ cơ sở KTVAHS (nguồn thông tin) mới đi tới được căn cứ
KTVAHS (dấu hiệu tội phạm).
- Gồm các nguồn tin từ:
+ Tố giác của cá nhân.
+ Tin báo của CQ, tổ chức, cá nhân.
+ Tinh báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Kiến nghị khởi tố của CQNN: VKS ít, cơ quan thanh tra nhiều (thanh tra
ngành, thanh tra NN).
+ Cơ quan có thẩm quyền THTT trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm: Rất đặc
biệt ở chỗ cơ quan có thẩm quyền trực tiếp phát hiện nên chủ động hơn.
+ Người phạm tội tự thú: nguồn tin này đặc biệt ở chỗ nếu như các nguồn tin kia
do chủ thể khác báo thì nguồn này đến từ bản thân người phạm tội, tuy nhiên
không đặc biệt như cái trên.

2. Căn cứ khởi tố VAHS


- Xem Điều 143 BLTTHSHH.
- Là căn cứ để CQ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố. Về bản chất là nhìn xem
hành vi có dấu hiệu tội phạm hay không
=> Như vậy căn cứ là “dấu hiệu tội phạm đã xác định”. Có 2 dấu hiệu là (1) có sự
việc xảy ra và (2) sự việc đó có dấu hiệu tội phạm (tính nguy hiểm, tính có lỗi,
tính trái luật, tính chịu hình phạt).
- Để xác định xem có căn cứ hay không cần có khám nghiệm hiện trường,...
54

- Tuy nhiên, cần lưu ý dấu hiệu tội phạm không phải căn cứ duy nhất để ra quyết
định khởi tố. Bởi lẽ, còn có các căn cứ không khởi tố vụ án khác, chẳng hạn tuy có
dấu hiệu tội phạm nhưng không có yêu cầu của bị hại hay đại diện của bị hại thì
không khởi tố đối với trường hợp tại Điều 155(1) BLTTHSHH (xem phần căn cứ
không khởi tố bên dưới).

3. Căn cứ không khởi tố VAHS

a. Các trường hợp không khởi tố

- Lưu ý có các trường hợp dù có dấu hiệu tội phạm nhưng không khởi tố, xem
Điều 157 BLTTHSHH.
- Gồm:
+ Không có sự việc phạm tội: lúc này không có tội phạm nên phải chấm dứt
giải quyết nguồn tin và giải quyết vụ án bằng một quyết định không khởi tố.
+ Hành vi không CTTP.
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm chưa đến tuổi chịu TNHS.
+ Người mà hành vi của họ đã có bản án QĐ đình chỉ VA đã có hiệu lực pháp
luật: Phù hợp với nguyên tắc không ai được kết án 2 lần với 1 tội phạm.
Tuy nhiên có thể GĐ thẩm hay tái thẩm nếu có chứng cứ mới, vi phạm
nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Lưu ý người VN ra nước ngoài phạm tội nếu
về VN thì có thể bị xét xử do có nguyên tắc quốc tịch (người VN đi đâu
cũng dc VN bảo hộ và ở đâu thì cũng được luật VN điều chỉnh) + BLTTHS
và BLHSVN có hiệu lực áp dụng ở nước ngoài về mặt không gian. Trường
hợp này không có hướng dẫn cụ thể, tuy nhiên nếu VN có hiệp định tương
trợ tư pháp với nước khác thì có thể không xử lý lại, nhưng nếu không có
thì sẽ được xử lại.
+ Đã hết thời hiệu truy cứu TNHS.
+ Tội phạm đã được đại xá: Cần lưu ý “đại xá” khác với “đặc xá”. Đặc xá áp
dụng cho một cá nhân cụ thể, đối tượng hưởng chế định đặc xá là người
chấm hành tốt nội quy nơi giam giữ được Chủ tịch nước ký quyết định đại
xá. Còn “đại xá” được áp dụng cho một nhóm hành vi, cụ thể là việc Quốc
55

hội ký và đưa ra văn bản “điều chỉnh luật” theo hướng xem hành vi đáng ra
là tội phạm thì không phải là tội phạm trong những lúc “trọng đại và dấu
son lịch sử” của cả nước, đến nay ở VN chỉ mới có 2 lần đại xá (1946 và
1975).
+ Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xh đã chết trừ trường hợp cần tái
thẩm đối với người khác: Mục đích truy cứu là để trừng trị + giáo dục cải
tạo. Vì vậy nếu người này chết thì không khởi tố nữa.
+ Bị hại hoặc người đại diện bị hại không yêu cầu khởi tố đối với trường hợp
quy định tại Điều 155(1) BLTTHSHH.

b. Khi nào ra quyết định không khởi tố + (bonus thêm) đình chỉ điều tra +
đình chỉ vụ án dựa vào căn cứ ở Điều 157? (học thuộc!)

- Ở giai đoạn khởi tố nếu không khởi tố nữa theo căn cứ ở Điều 157 thì ra quyết
định không khởi tố theo Điều 158.
- Ở giai đoạn điều tra nếu không điều tra nữa thì cơ quan điều tra ra quyết định
đình chỉ điều tra theo Điều 230, dựa vào các căn cứ ở Điều 157.
- Ở giai đoạn truy tố, VKS hoặc điều tra phát hiện các căn cứ ở Điều 157 thì ra
quyết định không truy tố nữa ở Điều 285.
- Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm thì theo Điều 282 nếu phát hiện các căn cứ ở Điều
157, có 2 trường hợp: (1) đình chỉ vụ án nếu thuộc khoản 3,4,5,6,7 Điều 157;
(2) nếu thuộc khoản 1,2 Điều 157 với chức năng của TA phải trao đổi với VKS
để VKS căn cứ vào Điều 285 xem Viện có hay không rút quyết định truy tố +
TA ra quyết định đình chỉ VA theo Điều 282 (do trường hợp này không có tội
phạm nên không thể đánh đồng với 3,4,5,6,7; trường hợp này VKS đã truy tố
oan sai nên VKS phải rút quyết định truy tố). Lưu ý TA trao đổi với VKS chứ
không bắt buộc, nếu VKS vẫn giữ nguyên quyết định thì TA có thể tiếp tục, ra
QĐVARXX và tuyên vô tội. Như vậy, nhìn chung trường hợp ở khoản 1,2 sẽ
khế ước trước, sau đó không được thì trách nhiệm ai tự giải quyết.

III. THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VAHS


56

1. Khái niệm
- Quy định chung ở Điều 153 BLTTHS, không có khái niệm cụ thể mà chỉ mô tả.
- CQĐT có thẩm quyền khởi tố với tất cả các tội phạm, trừ các trường hợp thuộc
thẩm quyền của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra.
Như vậy, Điều 153 quy định theo hướng loại trừ các trường hợp không có thẩm
quyền khởi tố VAHS, còn lại là được khởi tố hết.
- Cần lưu ý sau khi khởi tố thì cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra phải chuyển hồ
sơ vụ án, mặt khác cũng có trường hợp cơ quan này giao trách nhiệm khởi tố cho
cơ quan điều tra.

2. Các cơ quan có thẩm quyền khởi tố VAHS


*Điều 164. Chia làm 2 nhóm.

a. Nhóm 1

- Các cơ quan được khởi tố đối với tội phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản
lý. Quy định tại Điều 164(1)(a,b). Lĩnh vực địa bàn quản lý cụ thể xem Điều
32(1) Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015. Các cơ quan này có thể là hải
quan, kiểm lâm, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm ngư,[...]
- Công an, quân đội trong lúc thi hành nhiệm vụ mà phát hiện hành vi có thể
khởi tố. Theo Điều 164(2).

b. Nhóm 2

- VKS khởi tố VAHS: quy định tại Điều 153(3). Tùy trường hợp.
- TH1: VKS hủy bỏ quyết định không khởi tố VA của CQĐT, CQ được giao
nhiệm vụ tiến hành 1 số hoạt động điều tra.
- TH2: VKS trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- TH3: VKS trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm. Trường hợp này VKS phát
hiện CQĐT,CQ được giao [...] vi phạm tố tụng nên trực tiếp làm luôn.
- TH4: Theo yêu cầu khởi tố của HĐXX. Trường hợp này xảy ra khi phát hiện bỏ
lọt tội phạm ở TA. Trường hợp này HĐXX có 2 lựa chọn, hoặc là tự mình khởi
57

tố VA, hoặc là yêu cầu VKS khởi tố VA (cái thứ 2 cũng là trường hợp trong
mục này).

=> TÓM LẠI, TRỪ CÁC TRƯỜNG HỢP CỦA HĐXX, VKS, CƠ QUAN ĐƯỢC
GIAO NHIỆM VỤ TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA THÌ
CÁC TRƯỜNG HỢP CÒN LẠI ĐỀU THUỘC THẨM QUYỀN KHỞI TỐ
CỦA CQĐT.

IV. KHỞI TỐ VAHS THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI
- Điều 155 BLTTHSHH.
- Trong khoản 1 các tội ở các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, [...] (xem Điều 155
ghi lại).
- Lưu ý:
+ Khoản 1 ở đây gồm cả các tội ít nghiêm trọng và 1 số tội nghiêm trọng. Ngoài
ra, việc xâm phạm sở hữu công nghiệp không còn quy định trong này.
+ Nếu bị hại yêu cầu rút đơn yêu cầu khởi tố thì VA phải bị đình chỉ, trừ trường
hợp: bị hại bị ép buộc cưỡng bức, [...] và khi rút thì không được khởi tố lại trừ
khi bị ép buộc [...].
+ Lưu ý Công văn 254/TANDTC-PC năm 2018 hướng dẫn việc bị hại rút đơn
yêu cầu khởi tố, tại phiên tòa sơ thẩm, trong phiên phúc thẩm, [...]. Nhìn
chung đều là đình chỉ nhưng tùy căn cứ mới dẫn về Điều 155 BLTTHS.

V. TRÌNH TƯ THỦ TỤC KHỞI TỐ VAHS


[XEM LUẬT]

_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
____________________________________
58

CHƯƠNG 6: GIAI ĐOẠN TTHS 2 - GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

I. TỔNG QUAN
1. Khái niệm
- Là giai đoạn của quá trình tố tụng do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành để
xác định tội phạm [...] + làm rõ sự thật VA, làm cơ sở truy tố của VKS trong
hoạt động xét xử của TA.

2. Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra


- Phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề
nghị truy tố (nói chung làm rõ mọi thứ theo Điều 85).
- Xác định tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
- Tìm ra các nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các CQ tổ chức hữu
quan áp dụng các BP khắc phục và ngăn ngừa (biện pháp phòng ngừa).
- Nhận xét:
+ Trong giai đoạn này phải xác định chính xác tội phạm (giai đoạn khởi tố chỉ
là sơ bộ).
+ Cụ thể giai đoạn điều tra xác định cụ thể tội danh nào trong BLHS để quyết
định khung hình phạt và BTTH.
+ Nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm ít khi được CQĐT VN quan tâm. Vì vậy
trách nhiệm cho hệ thống tư pháp VN rất nặng nề (năm nào cũng xử lý tội
phạm nhiều). Như vậy cần quan tâm đến ngành tội phạm học (chưa xảy ra)
hơn TTHS (đã xảy ra).

3. Ý nghĩa của giai đoạn điều tra


- Tạo cơ sở để VKS ra quyết định truy tố bị cáo trước Tòa (chứng cứ có được ở
giai đoạn điều tra).
- Tạo cơ sở để TA xét xử đúng người đúng luật đúng tội.
- Nhận xét:
59

+ Ở VN giai đoạn điều tra quan trọng do mô hình chất vấn hay mô hình hỗn
hợp nhma mang tính chất vấn nhiều như ở VN thì điều tra rất quan trọng,
quan trọng hơn cả xét xử.
+ Mặc dù thực trạng này cho thấy tầm quan trọng của giai đoạn điều tra
nhưng thực trạng này lại dẫn đến tình trạng “án hồ sơ” - TA phụ thuộc quá
nhiều vào giai đoạn điều tra.

II. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA VAHS

1. Khái niệm
- Là quyền được tiến hành các hoạt động điều tra VAHS của các chủ thể theo quy
định pháp luật.

2. Các tiêu chí xác định thẩm quyền điều tra VAHS (của cơ quan
điều tra)

a. Lưu ý chung

- Cần lưu ý (xem lại) cơ cấu cơ quan điều tra (1) theo hệ thống (CAND, QĐND,
VKS ND/QS) và theo (2) cấp (huyện/kv, tỉnh/QK, BCA/BQP), (3) theo đơn vị
hành chính, lãnh thổ. Như vậy để xem xét thẩm quyền điều tra cần xem xét đặc
điểm của từng loại cơ cấu.
- Trong TTHS, nơi cư trú của bị đơn hay nguyên đơn không cần quan tâm như
trong TTDS.
- Ví dụ: Một người bị dao đâm chết ở trước cổng UEL => Cơ quan cảnh sát điều
tra CA TPHCM (chứ không phải CQCSĐT Thủ Đức) có thẩm quyền.

b. Tiêu chí xác định (phân loại)

- Đối với (1) CQĐT theo hệ thống (hay xác định theo đối tượng):
+ Tổng quan: Các cơ quan này có thẩm quyền theo đối tượng (đối tượng thực
hiện tội phạm hoặc đối tượng bị tội phạm xâm hại).
+ Khái niệm: Là sự phân định thẩm quyền điều tra giữa những cơ quan có
thẩm quyền trong CAND và trong QĐND; giữa VKSNDTC với
60

VKSQSTW. Sự phân định này căn cứ vào chủ thể thực hiện tội phạm và
đối tượng bị tội phạm xâm hại.
- Đối với (2) hành chính lãnh thổ:
+ Điều 163(4) BLTTHS.
+ Các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào nơi xảy ra tội phạm, nếu không xác
định được (tội phạm thực hiện tại nhiều nơi khác nhau, không xác định
được nơi xảy ra tội phạm) thì căn cứ vào nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can
cư trú hoặc bị bắt.
- Đối với (3) CQĐT theo cấp (hay theo vụ việc):
+ Điều 163(5) BLTTHS (thẩm quyền điều tra) + Điều 268-275 BLTTHS
(thẩm quyền xét xử của TA để lấy làm căn cứ xác định thẩm quyền điều
tra).
+ Các cơ quan này có thẩm quyền theo sự việc (tính nghiêm trọng, đơn giản
hay phức tạp của VA). Nếu đơn giản thì cấp dưới, phức tạp thì cấp trên.
VD: CQĐT cấp huyện được điều tra một số loại cụ thể ở Điều 268. => Nhìn
chung thẩm quyền xét xử ntn thì thẩm quyền điều tra như vậy.
+ Quy định trong luật:
a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án
hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện,
Tòa án quân sự khu vực;

b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra
của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc
có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm
thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án
hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên
quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều
tra.
61

- Đối với (4) xác định tội phạm nào do CQ cảnh sát hay CQ an ninh điều tra:
+ Bước này không có trong BLTTHS, nói sơ ở Điều 163(1) BLTTHS và
trong Điều 16 17 19 20 21 của Luật TCCQĐTHS (đối với công an) và Điều
23 24 26 27 28 Đối với Quân đội.
+ Nhìn chung cơ quan cảnh sát điều tra từ Chương 14-24, còn CQ ANĐT
điều tra TP về Chương 13, Chương 26. Tương tự Quân đội cũng vậy nhma
thêm Chương 25.

3. Xác định thẩm quyền của các CQ được giao nh.vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra
- Điều 164 BLTTHS.
- Xem thêm từ Điều 31-32 Luật TCCQĐTHS

III. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ĐIỀU TRA VAHS

1. Chuyển vụ án, tách VA, nhập VA

a. Chuyển vụ án

- Tự xem luật.

b. Nhập vụ án

- Điều 170(1) BLTTHS.


- Là việc CQĐT nhập để tiến hành điều tra trong cùng 1 VA những trường hợp bị
can phạm nhiều tội; phạm tội nhiều lần; nhiều bị can cùng tham gia một tội
phạm hoặc cùng với bị can còn có người khác che giấu tội phạm hoặc không tố
giác tội phạm, tiêu thụ ts do người khác phạm tội mà có.
- VD: Vụ bà Phương Hằng nhập vụ án cho CA BD, là phạm 1 tội nhma nhiều lần
+ có nhiều bị can.
62

- Mục đích: Giải quyết VA toàn diện và đầy đủ đúng đắn.

c. Tách vụ án

- Điều 170(2) BLTTHS.


- Là việc tách các tội phạm hoặc các bị can trong cùng 1 VA thành những VA
riêng lẻ để điều tra trong trường hợp thật sự cần thiết khi không thể hoàn thành
sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm hoặc các bị can đó.
- Chỉ được tách vụ án để điều tra nếu việc tách không ảnh hưởng viẹc xác định sự
thật khách quan và toàn diện vụ án.
- Lưu ý trước khi tách VA có hay không có việc tạm đình chỉ VA gốc sẽ xem các
yếu tố ở Điều 229. Ngoài ra trước khi khởi tố cũng có thể tách trước => có sẵn
các VA mini để đỡ rườm rà.

2. Thời hạn điều tra


- Điều 172 BLTTHS.
- Scan bảng thời hạn trong sách thầy.
- Vấn đề: Dựa vào yếu tố nào các CQĐT xác định thời hạn điều tra? => Dựa vào
loại tội phạm, do loại tội phạm phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm
(nhìn chung mức độ càng cao thì thời hạn càng dài).
- Lưu ý tính nguy hiểm của tội phạm không phải căn cứ xác định thời hạn điều
tra (bởi lẽ, nguy hiểm hay không nhma dễ chứng minh và không phức tạp thì
vẫn xác định nhanh).
- Ngoài ra còn căn cứ vào năng lực trình độ số lượng cán bộ điều tra ở VN.

3. Thời hạn tạm giam để điều tra


- Điều 173 BLTTHS.
- Scan sách thầy.
- Vấn đề: Thời hạn điều tra vẫn còn nhưng thời hạn tạm giam đã hết => Cần phải
thay đổi sang biện pháp cưỡng chế khác.
- Việc quy định thời hạn điều tra ngắn => tạo sức ép cho CQĐT làm nhanh =>
cách này phi lý, có thể dùng cách khác.
63

4. Thời hạn phục hồi ĐT, ĐT bổ sung, ĐT lại


- Điều 174 BLTTHS.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS


- Điều 165 (khi VKS thực hành quyền công tố) và Điều 166 (khi VKS điều tra)
- VKS đảm nhận cả 2 => không còn nhiều ý nghĩa thực tiễn.
Trách nhiệm của CQĐT trong việc thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS
- Điều 167 BLTTHS.
- CQĐT phải thực hiện các yêu cầu và quyết định của VKS.
- Đối với quyết định hay yêu cầu ở Điều 165(4,5) BLTTHS, nếu không nhất trí
vẫn phải thực hiện nhưng có quyền kiến nghi với VKS cấp trên trực tiếp.
- Tuy nhiên thực tế CA không chịu nghe VKS do CA có thực quyền + chuyên
môn hơn => CA đưa ra Hội nghị TW Đảng để tìm biện pháp xử lý VKS khi
quyết định hay yêu cầu sai.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA

1. Khởi tố bị can và hỏi cung bị can

a. Khởi tố bị can

- Điều 179 BLTTHS.


- Là một quyết định TTHS của cơ quan có thẩm quyền khi xác định một người
hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội.
- Mục đích:

b. Hỏi cung bị can

- Điều 183 BLTTHS.


- Mục đích: để thu thập nhiều thông tin liên quan đến tội phạm.
- Khác với đối chất: Hỏi 2 người trở lên dùng để xác định xem đâu là thật đâu là
giả
64

2. Các hoạt động khác


- Xem từ Điều 185.
- Nhìn chung các hoạt động điều tra phải nắm: CSPL, chủ thể tiến hành, mục
đích, thời điểm tiến hành (đa số các hoạt động điều tra sẽ tiến hành sau khi
khởi tố VAHS, có một số hoạt động được thực hiện trước khi khởi tố vụ án như
các hoạt động điều tra nhằm xác minh nguồn tin).

3. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt


- Trước đây không có trong BLTTHS, hiện nay đã có.
- Điều 223 BLTTHS.
- Gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật, Nghe điện thoại bí mật, Thu thập bí mật dữ liệu
điện tử.
-

V. TẠM ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA VÀ KẾT THÚC ĐIỀU TRA

1. Tạm đình chỉ điều tra


- Điều 229 BLTTHS.
- Khi chưa xác định dc bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu (VD như vụ
Hải Bánh). Tuy nhiên trường hợp này thực hiện khi hết thời hạn điều tra và thời
hạn gia hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu lẽ ra
phải tạm đình chỉ
- Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh
hiểm nghèo khác thì có thể tạm đình chỉnh điều tra trước khi thết thời hạn điều
tra.
- Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá ts, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư
pháp nhưng chưa có kết quả mà đã hết hạn điều tra.
- Khi không thể kết thúc điều tra vì lý do bất khả kháng do thiên tai, dịch bệnh
nhưng đã kết thúc điều tra.
65

2. Kết thúc điều tra


- Điều 232 BLTTHS.
- Có 2 trường hợp lớn là:
(1) Khi CQĐT làm bản kết luận điều tra + đề nghị truy tố (Điều 233 BLTTHS)
(vụ án sẽ tiến triển thêm).
(2) CQĐT làm bản kết luận điều tra + đình chỉ điều tra theo Điều 230 BLTTHS
(vụ án có khả năng chấm dứt). Cụ thể phải có một trong các căn cứ tại Điều
155(2) và Điều 157 BLTTHS hoặc điều 16 hoặc Điều 29 hoặc Điều 91(2)
BLHS. Ngoài ra còn có thể xảy ra khi đã hết thời hạn gia hạn điều tra mà
không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
____________________________________
66

CHƯƠNG 7: GIAI ĐOẠN TTHS 3 - TRUY TỐ

*Xem thêm Thông tin liên tịch số 02/2017 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

I. TỔNG QUAN

1. Khái niệm
- Truy tố là một giai đoạn của quá trình TTHS, trong đó VKS tiến hành các hoạt
động cần thiết (KSV đọc lại hồ sơ vụ án,..) nhằm truy tố bị can trước TA bằng bản
cáo trạng hoặc đựa ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết VAHS.

- Giai đoạn truy tố kết thúc khi: VKS ký bản cáo trạng và chuyển sang cho TA, sau
đó TA kiểm tra và thụ lý vụ án (nói rộng ra là trước khi xét xử sơ thẩm).

- Giai đoạn truy tố rất ngắn (2 tháng) do

2. Nhiệm vụ và ý nghĩa


- slide

- Nhìn chung để review lại xem giai đoạn điều tra có sai sót gì không trước khi xét
xử sơ thẩm.

II. KSV NGHIÊN CỨU HỒ SƠ


- Lưu ý Điều 239 BLTTHS. VKS tối cao có thể thực hành quyền công tố và kiểm
sát điều tra nhưng VKS tỉnh vẫn có thể thực hành quyền công tố và thực hành xét
xử.

III. CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA VKS TRONG GIAI ĐOẠN TRUY
TỐ

1. Truy tố bị can trước TA bằng bản cáo trạng


- Điều 243 BLTTHS

2. Trả hồ sơ VA để điều tra bổ sung


- Xem thêm Thông tư liên tịch 02/2017.
67

- Điều 245 BLTTHS.

- Trường hợp phát hiện tội danh khác khác với tội danh ban đầu cũng phải trả hồ sơ
để điều tra lại.

- Vi phạm nghiêm trọng: xem ở Điều 4(1)(o) BLTTHS và Thông tư liên tịch
02/2017.
68

LHS THỨ NĂM CA 1 THẦY TÍN

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TTHS


- Gồm 4 chương, chương 1 khái quát chung TTHS, chương 2 tiến hành tố tụng
người tiến hành và tham gia tố tụng, chương 3 chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng, chương 4 biện pháp ngăn chặn trong tths.

1. Khái niệm chung về LTTHS


- Tố tụng là “tố giác, tố cáo” + “thủ tục giải quyết việc tố cáo tố giác”. Nhưng
vậy tố tụng là giải quyết các thông tin sự kiện sự việc bị tố giác tố cáo.

a. TTHS

- Tố tụng hình sự (TTHS) là thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến tội
phạm và xử lý vấn đề liên quan đến tội phạm thông qua việc tố cáo tố giác.
- Khái niệm official: xem slide.
- Nhận xét:
+ TTHS là hoạt động của “tất cả các chủ thể” của luật tố tụng hình sự.
+ Giải quyết VAHS: là đi tìm sự thật “khách quan” và “toàn diện” của vụ
án.
+ Đối với tội phạm, luật tại thời điểm thực hiện hành vi là luật được áp
dụng. Tuy nhiên, luật tố tụng được áp dụng là luật tố tụng hiện hành.t

b. Thủ tục TTHS

- Thủ tục TTHS: Là các bước để giải quyết TTHS - hay giải quyết thông tin
tố cáo, truy tìm tội phạm và áp dụng biện pháp xử lý vi phạm.
- Khái niệm official xem slide.
- Nhận xét: thủ tục = cách thức khác với giai đoạn.

c. Giai đoạn TTHS

- Giai đoạn TTHS: Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. 4 giai đoạn này không
thể bỏ qua. Tuy nhiên các “bước” có thể bỏ qua khi vụ án ít nghiêm trọng
69

(lúc này áp dụng thủ tục tố tụng rút gọn). VD: Để kết thúc giai đoạn điều tra
có bước đề nghị truy tố, trong thủ tục rút gọn chỉ cần lập 1 bảng truy tố chứ
không cần đưa ra tòa thực hiện bước truy tố.
- Khái niệm official xem slide.

d. Luật TTHS

- Luật TTHS: Nghiên cứu TTHS dưới góc độ của một ngành luật.
- Khái niệm official xem slide.

2. Nhiệm vụ của TTHS


- Câu hỏi 1: Tại sao cùng là cơ quan có thẩm quyền điều tra, các cơ quan lại có
quyền hạn tố tụng không cần có “trách nhiệm” nhưng cá nhân có thẩm quyền tố
tụng lại có “trách nhiệm”?
+ Trách nhiệm phát sinh khi có sai phạm.
+ Các cơ quan không thể nhân danh chính mình (trên thực tế) để thực hiện
công việc, về bản chất vẫn do một người nào đó quyết định nên người này
phải chịu trách nhiệm khi có sai phạm.
- Câu hỏi 2: Tại sao người tham gia tố tụng có “quyền và nghĩa vụ” trong khi
người có thẩm quyền tố tụng lại có “nhiệm vụ và quyền hạn”.
+ Quyền hạn khác nghĩa vụ. Quyền hạn mang tính quyền lực do NN ủy
quyền, còn quyền hạn là của 1 người được hưởng. Vì vậy người có thẩm
quyền phải hoàn thành nhiệm vụ, còn người có quyền và nghĩa vụ là chủ
thể ảnh hưởng bởi việc người có thẩm quyền hoàn thành nhiệm vụ.

3. Các nguyên tắc của TTHS


- Nguyên tắc suy đoán vô tội
- Nguyên tắc xác định sự thật vụ án: Điều 15 BLTTHS. Sự thật phải khách quan
và toàn diện. Việc xác định sự thật thuộc về cơ quan có thẩm quyền chứ không
phải bị cáo.
- Nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập + chỉ tuân theo pháp luật.
- […]
70

II. CƠ QUAN, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG, NGƯỜI THAM


GIA TỐ TỤNG
- Cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện quyền lực của mình thông qua đại diện là
người tiến hành tố tụng.
- Nhận định: Chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới được tiến hành tố tụng?
+ Cơ quan tiến hành tố tụng theo Điều 34 gồm cơ quan điều tra, VKS, TA.
+ Lưu ý có 1 nhóm các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra. Việc
lựa chọn dựa trên một số nguyên tắc như tại sao lại thành lập, giới hạn trách
nhiệm (thường chỉ có thu thập chứng cứ và chứng minh + gửi báo cáo về
cho cơ quan điều tra).
+ Lưu ý cơ quan điều tra là cơ quan duy nhất có thẩm quyền kết luận điều tra.
+ Như vậy, ngoài 3 cơ quan ở Điều 34 (cơ quan tiến hành tố tụng) còn có “cơ
quan có thẩm quyền tố tụng”.
- Hệ thống cơ quan điều tra có 3 nhóm của công an, quân đội và vks. Cơ quan
của VKS lớn nhất. Vì vậy khi xét mình xét VKS có thẩm quyền hay không. Sau
đó xét xem có yếu tố quân sự (đối tượng + chủ thể của tội phạm thuộc về lĩnh
vực quân sự). Tiếp theo xem xét có yếu tố an ninh hay không để phân và nhóm
cơ quan điều tra thông thường hoặc cơ quan điều tra an ninh.

IV. BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN, CƯỠNG CHẾ TRONG TTHS

1. Tổng quan
- Đặc điểm của biện pháp ngăn chặn: Ngăn chặn có nghĩa là hành vi (được
xem là tội phạm) bị ngăn chặn chưa gây ra hậu quả. Tuy nhiên phải cân nhắc
khi áp dụng biện pháp ngăn chạn (có quyền áp hoặc không áp) do việc áp dụng
chắc chắn sẽ để lại hậu quả. Biện pháp ngăn chặn là biện pháp mang tính cưỡng
chế NN (không cho thỏa thuận).
- Biện pháp cưỡng chế: gồm biện pháp ngăn chặn và các biện pháp khác (hỏi
cung,...).
71

2. Các biện pháp ngăn chặn


- Gồm: Giữa người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt
tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
_____________________________________________________________________
_____________________________________________________________________
____________________________________
---Hết---

You might also like