Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

APEC - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -

Thái Bình Dương


1. Giới thiệu về APEC
1.1. Khái quát
- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) là một diễn đàn kinh
tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và
đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự
nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực
khác.
- Được thành lập tháng 11/1989 theo sáng kiến của Australia
tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế với 12 nước thành viên
khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong bối cảnh sự gia tăng của
quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia và
các khu vực trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau,
dẫn đến có nhu cầu đẩy mạnh và mở rộng sự hợp tác kinh tế với
nhau.
- Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện
tích lãnh thổ, 38% dân số thế giới, 70% nguồn tài nguyên thiên
nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 62% GDP toàn cầu và gần
50 % thương mại thế giới.
- Cho đến nay, hầu hết các nước nằm bên bờ Thái Bình
Dương đều gia nhập tổ chức này, bao gồm:
1.2. Mục tiêu

APEC được thành lập nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự
thịnh vượng trong khu vực đồng thời thắt chặt các mối quan hệ trong
cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương. Những yêu cầu cơ bản trên
được đúc kết thành các mục tiêu cơ bản của APEC tại Hội nghị Bộ
trưởng lần thứ ba ở Seoul, Hàn quốc năm 1991. Hội nghị này đặt nền
móng cho sự phát triển của APEC như một khuôn khổ hợp tác khu
vực với 4 mục tiêu là:
- Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích
chung của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào
sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;
- Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế
thế giới do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra,
khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ;
- Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở
vì lợi ích của các nước châu á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế
khác;
- Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch
vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của
GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các
nền kinh tế khác.
- Mục tiêu hiện nay của APEC:
1.3. Quy chế kết nạp thành viên và quan sát viên của
APEC
Về cơ bản, nước hoặc vùng lãnh thổ kinh tế, muốn trở thành
thành viên APEC phải có đủ một số điều kiện cần thiết như sau:
1- Vị trí địa lý: nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiếp
giáp với bờ biển Thái Bình Dương.
2- Quan hệ kinh tế: có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các
nền kinh tế thành viên APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu
tư trực tiếp nước ngoài và sự tự do đi lại của các quan chức.
3- Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa
theo hướng thị trường.
4- Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: tham gia
vào các Nhóm công tác hoặc nghiên cứu độc lập và các hoạt động
khác của APEC. Nước muốn trở thành thành viên phải hoàn toàn chấp
nhận những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các
Tuyên bố và Quyết định của APEC, kể cả các nguyên tắc đồng thuận
và tự nguyện.

1.4. Quy tắc hoạt động:


Để đạt được mục tiêu Bogor của APEC vì một môi trường kinh
tế và thương mại tự do và mở cửa hơn ở Châu Á Thái Bình Dương,
các nền kinh tế APEC đã tuân thủ lộ trình chiến lược do các Nguyên
thủ APEC đề ra tại OSAKA, Nhật bản năm 1995, Lộ trình này được
gọi là Chương trình hành động OSAKA.
Cụ thể, theo Chương trình hành đọng OSAKA APEC đã đề ra
một số quy tắc chung được áp dụng cho toàn bộ tiến trình tự do hóa
và thuận lợi hóa thương mại của APEC.
+ Nguyên tắc toàn diện: Tiến trình tự do hóa thương mại, đầu
tư được tiến hành một cách toàn diện ở tất cả các lĩnh vực kinh
tế,thương mại và đầu tư.
+ Nguyên tắc phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO: các
quy định của WTO được xem như là kim chỉ nam cho hoạt động của
Diễn đàn.
+ Nguyên tắc đảm bảo tính tương xứng: đòi hỏi các quốc gia
trong Diễn đàn phải đảm bảo tính tương xứng trong việc thực hiện tự
do hóa, thuận lơi hóa thương mại và đầu tư phù hợp với mức độ tự do
hóa và thuận lợi hóa ở mỗi quốc gia.
+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử: Các nước trong Diễn đàn
sẽ áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với các quốc gia
thành viên và không phải là thành viên trong tiến trình tự do hóa,
thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
+ Nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch hóa: Các chính
sách, luật pháp của các quốc gia trong Diễn đàn phải được công khai,
minh bạch hóa.
+ Nguyên tắc ngày càng giảm các biện pháp bảo hộ. Các quốc
gia thành viên phải tuân thủ các mức độ bảo hộ đã thoả thuận hiện tại,
chỉ giảm chứ không tăng các biện pháp bảo hộ hiện tại.
+ Nguyên tắc linh hoạt: yêu cầu áp dụng tiến trình tự do hóa,
thuận lợi hóa thương mại và đầu tư một cách linh hoạt, không được
cứng nhắc. Bởi vì các quốc gia trong Diễn đàn có sự phát triển không
đồng đều nên các quốc gia sẽ căn cứ vào khả năng phát triển của quốc
gia mình mà có phương thức, thời hạn thực hiện phù hợp trên cơ sở
vận dụng một cách linh hoạt các quy định của Diễn đàn.
+ Nguyên tắc tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại
và đầu tư: Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đồng loạt tiến hành
triển khai, thực hiện liên tục và hoàn thành tiến trình tự do hoá, thuận
lợi hoá thương mại và đầu tư theo thời gian biểu thích hợp.
+ Nguyên tắc hợp tác: APEC chủ trương đẩy mạnh hợp tác kinh
tế và kỹ thuật để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cân đối, ổn định, bền
vững của các quốc gia trong Diễn đàn.
1.5. Cơ cấu tổ chức
1. Cấp chính sách của tổ chức APEC
- Hội nghị không chính thức các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC
(AELM): Là hội nghị diễn hàng năm ra giữa các nhà Lãnh đạo cao
nhất của các thành viên APEC để gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề
kinh tế.
- Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC: Là hội nghị
diễn ra hàng năm và luân phiên tổ chức ở các nước thành viên, với sự
tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Kinh tế. Hội nghị
này được diễn ra với mục đích quyết định phương hướng hoạt động
của APEC và ấn định thời gian thực hiện chương trình hành động cho
năm sau.
2. Cấp làm việc của tổ chức APEC
- Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM): Được tổ chức để chuẩn
bị cho các kiến nghị sẽ trình Hội nghị Bộ trưởng về vấn đề tổ chức
các chương trình hoạt động, các kế hoạch của APEC.
- Ủy ban Thương mại và Đầu tư: Là bộ phận có nhiệm vụ thúc đẩy
hợp tác về tự do thương mại, tạo điều kiện để các nền kinh tế thành
viên APEC trở nên cởi mở hơn với nhau.
- Ủy ban SOM về Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật: Được thành lập để
hỗ trợ cho SOM trong việc phối hợp và quản lý các hoạt động liên
quan đến kinh tế, kỹ thuật đồng thời triển khai các sáng kiến hợp tác
trong lĩnh vực này giữa các thành viên APEC.
- Ủy ban Kinh tế: Có nhiệm vụ nghiên cứu các xu hướng, các vấn đề
về kinh tế thông qua chỉ số kinh tế cơ bản. Đồng thời, Ủy ban Kinh tế
còn là diễn đàn thúc đẩy đối thoại giữa các thành viên trong APEC về
vấn đề kinh tế.
- Ủy ban Ngân sách và Quản lý: Ủy ban này được thành lập để thực
hiện chức năng tư vấn cho các quan chức cấp cao về vấn đề ngân quỹ,
quản lý, điều hành và giải quyết các vấn đề liên quan đến ngân sách
chung của APEC.
- 11 nhóm công tác (Kỹ thuật Nông nghiệp; Năng lượng; Nghề cá;
Phát triển Nguồn nhân lực; Khoa học và công nghệ; Bảo vệ tài
nguyên biển; Doanh nghiệp vừa và nhỏ; Thông tin và Viễn thông; Du
lịch; Xúc tiến thương mại; Vận tải): Các nhóm này có chức năng thực
hiện nhiệm vụ mà những Lãnh đạo, Bộ trưởng và các quan chức cấp
cao giao cho.
- 3 nhóm đặc trách của SOM: Bao gồm nhóm Thương mại điện tử
có vai trò thúc đẩy các hoạt động hợp tác thương mại của APEC;
Nhóm Mạng các điểm liên hệ về giới có chức năng phát triển các
chương trình về hội nhập giới, thúc đẩy sự tham gia của nữ giới vào
hoạt động thương mại trong APEC; Nhóm Chống khủng bố được
thành lập nhằm giúp đỡ các thành viên APEC trong việc xác định,
đánh giá các biện pháp cần thiết để chống khủng bố đồng thời thúc
đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên APEC với các tổ chức
quốc tế hoặc trong khu vực về vấn đề liên quan đến chống khủng bố.
- Ban Thư ký APEC: Được thành lập để hỗ trợ cho việc tăng cường
vai trò, hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu vực.
Ban thư ký APEC đảm nhận nhiều vai trò như: Tư vấn, hỗ trợ kỹ
thuật, phối hợp các hoạt động của APEC; Điều hành ngân sách hàng
năm của APEC; Quản lý thông tin và các dịch vụ thông tin tuyên
truyền.

2. Việt Nam và APEC


- Việt Nam được chính thức kết nạp và trở thành thành viên
của APEC tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ 10 tổ chức tại Kua-la
Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a từ ngày 14 - 15/11/1998. Việc trở thành thành
viên APEC có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam.

 Về chính trị, Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình


và có tiếng nói mạnh hơn trên trường quốc tế. Các hội nghị thường
niên cấp bộ trưởng, đặc biệt là hội nghị của các nhà lãnh đạo các nền
kinh tế là cơ hội quý báu cho Việt Nam tham gia vào các cuộc đàm
phán song phương cấp cao và quyết định các vấn đề quan trọng của
khu vực.
 Về kinh tế, Việt Nam có điều kiện tiếp cận tốt hơn với
nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý thông qua các
hoạt động đầu tư, thương mại với các thành viên APEC. Các hoạt
động thường niên như Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng Giám đốc/
Chủ tịch công ty, Đối thoại giữa các Nguyên thủ và Hội đồng Tư vấn
Kinh doanh APEC (ABAC) đã giúp Việt Nam kết nối hiệu quả với
cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực trên cơ sở quan hệ hợp tác
cùng có lợi.
- Với Việt Nam, APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất,
với 65,6% tổng số vốn đầu tư.
 Trong 14 đối tác đầu tư lớn nhất (trên 1 tỉ USD) vào Việt
Nam thì đã có 10 đối tác thuộc APEC với tổng vốn 39,5 tỉ USD,
chiếm 95,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của APEC và chiếm 62,7%
tổng số vốn đầu tư trực tiếp của tất cả các nước vào Việt Nam.
 APEC là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số
vốn ODA lớn nhất trong tất cả các nước và vùng lãnh thổ, và các tổ
chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam.
 Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nền kinh tế
thành viên APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Việt Nam, khoảng 60% giá trị xuất khẩu và 80%
giá trị nhập khẩu.
 Trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam thì APEC
đã chiếm tới 75,7% khách du lịch nước ngoài. 10/14 nước, vùng lãnh
thổ có lượng khách du lịch tới Việt Nam đông nhất đều là thành viên
APEC như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...
3. Những đóng góp của Việt Nam với APEC.
Nhận thức tầm quan trọng của APEC, Việt Nam đã nỗ lực
trở thành một thành viên tích cực, có vai trò và uy tín trong diễn đàn,
và đã đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của APEC.
 Thứ nhất, Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã
hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm
2006 và 2017.
Trong vai trò chủ nhà, tại Tuần lễ Cấp cao tháng 11/2006 tại Hà Nội,
lần đầu tiên các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định triển vọng hướng tới
hình thành Khu vực Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương
(FTAAP). Đây là quyết sách quan trọng, đặt nền móng cho tầm nhìn
chiến lược về liên kết kinh tế toàn khu vực.
Trọng trách đăng cai APEC lần thứ hai năm 2017, với chủ đề “Tạo
động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, ta đã chủ trì, phối hợp
với các thành viên thúc đẩy nhiều nội dung hợp tác lớn, khơi dậy
những động lực mới cho tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm,
đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và kết nối khu vực, củng cố
vai trò lãnh đạo của APEC trong quản trị kinh tế thương mại toàn cầu
và ứng phó với các thách thức chung.
 Hai là, Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất
trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều
lĩnh vực.
- Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá là thiết
thực, đáp ứng sự quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát
triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại
điện tử qua biên giới, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát
triển nông thôn và đô thị…
- Ngoài ra, Việt Nam hiện là một trong những thành viên đi đầu
thúc đẩy APEC cam kết hợp tác chia sẻ vắc-xin, bảo đảm phân phối
và tiếp cận vắc-xin bình đẳng, hiệu quả và chi phí hợp lý; đồng thời,
kêu gọi các thành viên cam kết tự nguyện chuyển giao công nghệ sản
xuất vắc-xin nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng vắc-xin,
hướng tới miễn dịch cộng đồng
 Ba là, Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành
hoạt động của APEC. Riêng trong giai đoạn 2016 - 2018, ta đã đảm
nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của
APEC và ABAC (Hội đồng tư vấn kinh doanh của APEC), được các
thành viên đánh giá cao.
 Bốn là, Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt
động và quan tâm chung của APEC, đóng vai trò tích cực trong triển
khai Kế hoạch Hành động Aotearoa về Tầm nhìn APEC đến năm
2040 và tiếp tục phát huy các kết quả quan trọng của Năm APEC
2017. Đáng chú ý, Việt Nam là thành viên duy nhất tự nguyện báo
cáo kết quả triển khai Kế hoạch Hành động Aotearoa trên cả 3 trụ
cột…
 Năm là,Việt Nam tích cực chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với tác
động khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu và thúc đẩy tăng cường
phối hợp chính sách và hành động giữa các nền kinh tế thành viên,
nhất là đề cao nhu cầu duy trì hòa bình, ổn định để phục hồi kinh tế,
hợp tác và phát triển...
- Riêng năm 2023:

Có thể nói, Việt Nam đang rất tích cực và chủ động trong hội
nhập quốc tế, đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, qua đó
nâng cao vai trò và vị thế của đất nước, nhất là đảm nhiệm thành công
các trọng trách đa phương nhằm thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và
liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Đây là cơ chế hợp tác kinh tế đầu
tiên ở tầm châu Á - Thái Bình Dương mà Việt Nam tham gia kể từ khi
thực hiện đường lối đổi mới, khẳng định quyết tâm triển khai đường
lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ và hội
nhập kinh tế quốc tế của Đảng.

You might also like