Câu Hỏi Chương 6

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


--------------------------------------------

Nghiên cứu
Soạn câu hỏi
Chương 6: Xử lý
tiến trình và dịch vụ

HỌC KỲ 3 – NĂM HỌC: 2023 - 2024

MÃ LỚP HỌC PHẦN: 010100085501

Giảng viên hướng dẫn: Trần Anh Tuấn

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Thùy Linh


Trần Phan Tuyết Lan
Nguyễn Khánh Duy

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2024


1- Câu hỏi ôn tập của nội dung báo cáo
1.Thread là gì?
a. Một tiến trình trong hệ điều hành
b. Một đoạn mã của chương trình chính
c. Một luồng của một chương trình đang chạy
d. Một module trong ứng dụng
2.Yếu tố nào sau đây không phải là một phần của Intent Filter?
a. <action>
b. <category>
c. <data>
d. <permission>
3.Custom BroadcastReceiver được sử dụng để làm gì?
a. Truyền thông điệp giữa các ứng dụng
b. Truyền thông điệp trong và ngoài ứng dụng
c. Lắng nghe các sự kiện hệ thống
d. Lắng nghe các sự kiện người dùng
4.Phương thức nào được sử dụng để liên kết với một Bound Service?
a. startService()
b. bindService()
c. stopService()
d. unbindService()
5.Mục đích chính của Webservice dot Net là gì?
a. Cho phép các ứng dụng giao tiếp với nhau qua internet
b. Quản lý giao diện người dùng
c. Lưu trữ dữ liệu cục bộ
d. Quản lý các thiết bị phần cứng

2- Câu hỏi nâng cao


3- Bài thực hành (nén lại rồi gửi zalo)
4- Chức năng của provider là gì? Cho vd cụ thể
Content provider là một thành phần để quản lý truy cập dữ liệu, nó cung cấp
các phương thức khác nhau để các ứng dụng có thể truy cập dữ liệu từ một ứng
dụng khác bằng cách sử dụng ContentResolver. Content Provider có thể giúp cho một
ứng dụng quản lý quyền truy cập đến dữ liệu được lưu bởi ứng dụng đó, hoặc các
ứng dụng khác, và đó là một cách để ta có thể chia sẻ dữ liệu cho các ứng dụng
khác nhau.

Content Provider điều phối việc truy cập tới bộ lưu trữ dữ liệu thông qua các
API và các component như hình dưới, nó bao gồm
● Chia sẻ dữ liệu từ ứng dụng của bán tới các ứng dụng khác
● Gửi dữ liệu sang widget
● Trả về một kết quả gợi ý khi search cho ứng dụng của bạn thông qua
Seach Framework sử dụng SearchRecentSuggestionsProvider
● Đồng bộ dữ liệu của ứng dụng với server bằng cách sử dụng
AbstractThreadedSyncAdapter
● Tải dữ liệu lên UI sử dụng CursorLoader

5- Onclick và inline giống và khác


❖ Giống nhau:
Mục đích: Cả onClick và inline đều được sử dụng để xử lý các sự kiện bấm vào
các thành phần giao diện người dùng như nút (Button), hình ảnh (ImageView), và các
loại view khác.
Gắn kết với View: Cả hai phương pháp đều được gắn kết với một view cụ thể
mà người dùng tương tác.

❖ Khác nhau:
1. OnClick Listener
- Định nghĩa: onClick listener là một giao diện (interface) được sử dụng
để xử lý sự kiện bấm vào trong mã Java hoặc Kotlin.
- Cách sử dụng: Bạn phải cài đặt giao diện View.OnClickListener và ghi
đè phương thức onClick để xử lý sự kiện bấm vào.

VD trong java:
Button myButton = findViewById(R.id.my_button);
myButton.setOnClickListener(new View.OnClickListener() {
@Override
public void onClick(View v) {
// Xử lý sự kiện bấm vào ở đây
}
});

Lợi ích:
- Tách biệt rõ ràng logic xử lý sự kiện với giao diện XML.
- Dễ dàng gắn hoặc tháo gỡ listener trong mã.
- Có thể sử dụng với nhiều view khác nhau mà không cần thay đổi XML.
2. Inline OnClick Attribute
- Định nghĩa: inline onClick là một thuộc tính XML được sử dụng để xác
định phương thức xử lý sự kiện bấm vào trực tiếp trong tệp giao diện
(XML).
- Cách sử dụng: Bạn xác định thuộc tính android:onClick trong tệp XML
và chỉ định tên phương thức xử lý sự kiện.
VD trong xml:
<Button
android:id="@+id/my_button"
android:layout_width="wrap_content"
android:layout_height="wrap_content"
android:text="Click Me"
android:onClick="handleButtonClick" />

Ví dụ phương thức trong Activity (Java):


public void handleButtonClick(View view) {
// Xử lý sự kiện bấm vào ở đây
}

Lợi ích:
● Dễ dàng xác định và trực quan khi thiết kế giao diện.
● Không cần tạo thêm mã để thiết lập listener trong Activity hay
Fragment.

→ Tóm lại:
● Khi nào dùng onClick listener: Sử dụng khi bạn cần quản lý sự kiện bấm
vào một cách phức tạp hoặc có nhiều logic cần tách biệt giữa phần giao
diện và phần xử lý.
● Khi nào dùng inline onClick attribute: Sử dụng khi bạn có logic xử lý sự
kiện đơn giản và muốn giữ mã gọn nhẹ, dễ quản lý trong các tệp XML.

You might also like