Đồ Án Tốt Nghiệp Thương

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 148

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.

S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. 5


DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 8
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 10
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 11
PHẦN 1 ......................................................................................................................... 12
GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM ................................................... 12
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................... 12

1.1.1. Giới thiệu chung về H2SO4 và oleum .......................................................... 12


1.1.2. Một số tính chất của axit sunfuric và oleum ................................................ 12
1.1.3 Tính chất của SO2 và SO3 ............................................................................. 17
1.1.4. Ứng dụng của axit sunfuric ........................................................................... 18

1.2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT H2SO4 ................................................................ 19

1.2.1 Lưu huỳnh nguyên tố .................................................................................... 19


1.2.2. Quặng pyrit ................................................................................................. 23
1.2.3. Thạch cao ..................................................................................................... 24
1.2.4. Các nguồn chứa S thải ................................................................................. 24
1.2.5. Các nguồn lưu huỳnh cho công nghiệp và Phương pháp Frasch khai thác lưu
huỳnh 26
1.2.6. Đánh giá mức độ sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh. ...................................... 29

1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT H2SO4 ..................................................................... 29

1.3.1. Trên thế giới. ................................................................................................. 29


1.3.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 30

PHẦN 2 ......................................................................................................................... 32

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

CƠ SỞ HÓA LÝ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT H2SO4 .................................................... 32


2.1. ĐỐT LƯU HUỲNH ĐỂ SẢN XUẤT SO2 ...................................................... 32

2.1.1. Lưu huỳnh cháy ............................................................................................ 32


2.1.2. Tạp chất cháy ............................................................................................... 33

2.2. OXI HÓA SO2 THÀNH SO3 TRÊN XÚC TÁC V2O5 ..................................... 33

2.2.1. Phản ứng oxi hóa SO2 .................................................................................. 33


2.2.2. Chất xúc tác oxi hóa SO2 ............................................................................. 39
2.2.3. Điều kiện oxi hóa SO2 trên xúc tác vanadi .................................................. 42

2.3. HẤP THỤ SO3 .................................................................................................. 44

PHẦN 3 ......................................................................................................................... 46
CHỌN VÀ BIỆN LUẬN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ........................................... 46
3.1. THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ........................................... 46

3.2. CHỌN CÁC THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN ........................................... 47

3.2.1. Lò đốt lưu huỳnh .......................................................................................... 47


3.2.2. Súng phun lưu huỳnh lỏng ........................................................................... 48
3.2.3. Tháp chuyể n hoá .......................................................................................... 48
3.2.4. Tháp hấ p thụ................................................................................................. 49
3.2.5. Tháp khử mù ................................................................................................ 50
3.2.6. Thiế t bi ̣làm nguội axit ................................................................................. 50

PHẦN 4 ......................................................................................................................... 52
TÍNH CÂN BẰNG CHẤT VÀ CÂN BẰNG NHIỆT .................................................. 52
4.1 BỂ NẤU CHẢY LƯU HUỲNH ...................................................................... 53

4.2 LÒ ĐỐT LƯU HUỲNH .................................................................................. 56

4.2.1 Cân bằng chất ............................................................................................... 56


.................................................................................... 59
4.2.2 Cân bằng nhiệt lượng
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4.3 NỒI HƠI NHIỆT THỪA ................................................................................. 61

4.3.1 Cân bằng chất ............................................................................................... 61


4.3.2 Cân bằng nhiệt .............................................................................................. 61

4.4 LỌC GIÓ NÓNG ............................................................................................. 63

4.4.1 Cân bằng chất ............................................................................................... 63


4.4.2 Cân bằng nhiệt .............................................................................................. 63

4.5 THÁP CHUYỂN HÓA .................................................................................... 64

4.5.1 Cân bằng chất ............................................................................................... 65


4.5.2 Cân bằng nhiệt .............................................................................................. 76

4.6. BỘ PHẬN TRAO ĐỔI NHIỆT ....................................................................... 81

4.6.1 Trao đổi nhiệt 9 ............................................................................................. 82


4.6.2 Trao đổi nhiệt 10 ........................................................................................... 83
4.6.3. Trao đổi nhiệt 11 ........................................................................................... 85
4.6.4. Trao đổi nhiệt 12 ........................................................................................... 87
4.6.5. Trao đổi nhiệt 13 ........................................................................................... 88

4.7. THÁP HẤP THỤ THỨ I (THÁP TRUNG GIAN 17) ..................................... 90

4.7.1 Cân bằng chất ............................................................................................... 90


4.7.2 Cân bằng nhiệt ........................................................................................... 92

4.8. THÁP HẤP THỤ THỨ II (THÁP HẤP THỤ CUỐI 16) ................................ 93

4.8.1 Cân bằng chất ............................................................................................... 93


4.8.2 Cân bằng nhiệt .............................................................................................. 95

4.9. THÁP SẤY KHÔNG KHÍ ẨM ....................................................................... 96

4.9.1 Cân bằng chất ............................................................................................... 97


4.9.2 Cân bằng nhiệt .............................................................................................. 98

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

PHẦN 5 ....................................................................................................................... 102


TÍNH THIẾT BỊ .......................................................................................................... 102
5.1 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH ................................................................................ 102

5.1.1 Tháp oxy hoá .............................................................................................. 102


5.1.2 Tháp hấp thụ trung gian .............................................................................. 123

5.2 CÁC THIẾT BỊ PHỤ ..................................................................................... 130

5.2.1 Tiń h bề mă ̣t truyề n nhiê ̣t của trao đổ i nhiê ̣t 9 ............................................. 130
5.2.2 Tính bề mă ̣t truyề n nhiê ̣t của trao đổ i nhiê ̣t 10 ........................................... 131
5.2.3 Tiń h bề mă ̣t truyề n nhiê ̣t của trao đổ i nhiê ̣t 11 ........................................... 132
5.2.4 Tiń h bề mă ̣t truyề n nhiê ̣t của trao đổ i nhiê ̣t 12 ........................................... 133
5.2.5 Tính bề mă ̣t truyề n nhiê ̣t của trao đổ i nhiê ̣t 13 .......................................... 135
5.2.6 Lò đốt lưu huỳnh ........................................................................................ 136
5.2.7 Nồi hơi nhiệt thừa ....................................................................................... 137
5.2.8 Tháp sấy ...................................................................................................... 139

BẢNG TỔNG KẾT CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHÍNH ................................................ 145


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 148

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên Nội dung Trang

1 Bảng 1.1 Hiệu ứng nhiệt các phản ứng tạo thành sunfuric và các
hợp chất trung gian ở 25oC
2 Bảng 1.2 Nhiệt pha loãng vô hạn của oleum ở 18oC

3 Bảng 2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhiệt phản ứng oxi hóa SO2
(kJ/mol)
4 Bảng 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số cân bằng phản ứng
oxi hóa SO2
5 Bảng 4.1 Bảng cân bằng chất bể nấu chảy lưu huỳnh

6 Bảng 4.2 Bảng cân bằng nhiệt bể nấu chảy lưu huỳnh

7 Bảng 4.3 Bảng cân bằng chất lò đốt luỳnh

8 Bảng 4.4 Bảng cân bằng nhiệt lò đốt lưu huỳnh

9 Bảng 4.5 Bảng cân bằng chất nồi hơi nhiệt thừa

10 Bảng 4.6 Bảng cân bằng nhiệt nồi hơi nhiệt thừa

11 Bảng 4.7 Bảng cân bằng chất lọc gió nóng

12 Bảng 4.8 Bảng cân bằng nhiệt lọc gió nóng

13 Bảng 4.9 Bảng thành phần hỗn hợp khí vào lớp I

14 Bảng 4.10 Bảng cân bằng chất lớp xúc tác I

15 Bảng 4.11 Bảng thành phần hỗn hợp khí vào lớp II

16 Bảng 4.12 Bảng cân bằng chất lớp xúc tác II

17 Bảng 4.13 Bảng thành phần hỗn hợp khí vào lớp III

18 Bảng 4.14 Bảng cân bằng chất lớp xúc tác III

19 Bảng 4.15 Bảng thành phần hỗn hợp khí đi vào lớp IV

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

20 Bảng 4.16 Bảng cân bằng chất lớp xúc tác IV

21 Bảng 4.17 Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí ở
nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)

22 Bảng 4.18 Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 9


23 Bảng 4.19 Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí ở
nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)

24 Bảng 4.20 Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 10


25 Bảng 4.21 Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí ở
nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)

26 Bảng 4.22 Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 11


27 Bảng 4.23 Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí ở
nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)

28 Bảng 4.24 Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 12


29 Bảng 4.25 Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí ở
nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)

30 Bảng 4.26 Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 13


31 Bảng 4.27 Bảng cân bằng chất tháp hấp thụ thứ I
32 Bảng 4.28 Bảng cân bằng nhiệt tháp hấp thụ thứ I
33 Bảng 4.29 Bảng cân bằng chất tháp hấp thụ thứ II
34 Bảng 4.30 Bảng cân bằng nhiệt tháp hấp thụ thứ II
35 Bảng 4.31 Bảng cân bằng chất tháp sấy không khí
36 Bảng 4.32 Bảng cân bằng nhiệt tháp sấy không khí

37 Bảng 5.1 Bảng thông số đường cân bằng – đường thích hợp của
tháp chuyển hóa
38 Bảng 5.2 Lớp I

39 Bảng 5.3 Lớp II

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

40 Bảng 5.4 Lớp III

41 Bảng 5.5 Lớp IV

42 Bảng 5.6 Bảng phân bố đệm trong tháp hấp thụ trung gian
43 Bảng 5.7 Bảng phân bố đệm trong tháp sấy
Bảng tổng kết chỉ tiêu kĩ thuật chính

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

DANH MỤC HÌNH ẢNH

STT Tên Nội dung Trang


1 Hình 1.1 Khối lượng riêng của H2SO4 ở 20oC
2 Hình 1.2 Nhiệt dung riêng của axit sunfuric ở 20oC
3 Hình 1.3 Độ nhớt của H2SO4 và SO3 ở 20oC
4 Hình 1.4 Đồ thị kết tinh của hệ H2O - SO3
5 Hình 1.5 Đồ thị nhiệt độ sôi - nồng độ axit
6 Hình 1.6 Độ hòa tan của SO2 trong nước
7 Hình 1.7 Tỷ lệ các dạng khác nhau phân tử lưu huỳnh trong lưu
huỳnh lỏng
8 Hình 1.8 Tỷ lệ các dạng của lưu huỳnh trong lưu huỳnh thể khí
9 Hình 1.9 Giản đồ pha của lưu huỳnh
10 Hình 1.10 Giản đồ độ nhớt của lưu huỳnh lỏng
11 Hình 1.11 Các nguồn lưu huỳnh trong công nghiệp
12 Hình 1.12 Nguyên lý của phương pháp Frasch khai thác lưu huỳnh từ
lòng đất
13 Hình 2.1 Nhiệt độ đốt cháy lưu huỳnh lý thuyết là hàm của nồng độ
SO2. ( tkk = 80°C, tS = 140°C)
14 Hình 2.2 Sự phụ thuộc của mức chuyển hóa cân bằng của SO2 vào
nhiệt độ
15 Hình 2.3 Ảnh hưởng của nồng độ O2 đến mức chuyển hóa SO2 cân
bằng
16 Hình 2.4 Ảnh hưởng của nồng độ SO2 đến mức chuyển hóa SO2 cân
bằng
17 Hình 2.5 Năng lượng hoạt hóa khi có và không có xúc tác
18 Hình 2.6 Cơ chế của phản ứng oxi hóa SO2 trên xúc tác

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

19 Hình 2.7 Sự thay đổi của tốc độ phản ứng theo nhiệt độ
20 Hình 3.1 Bố trí vòi phun lưu huỳnh vào lò đốt
21 Hình 5.1 Đồ thị quan hệ T – x của lớp I
22 Hình 5.2 Đồ thị quan hệ T – x của lớp II, III
23 Hình 5.3 Đồ thị quan hệ T – x của lớp IV
24 Hình 5.4 Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp I
25 Hình 5.5 Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp II
26 Hình 5.6 Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp III
27 Hình 5.7 Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp IV

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu và tính toán, em cũng đã hoàn thành được đồ án tốt
nghiệp của mình. Để đồ án này hoàn thành tốt đẹp, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ,
giúp đỡ từ các thầy cô, bạn bè. Với tình cảm chân thành và sâu sắc, cho phép em được
bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô và những người bạn học đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành đồ án này.
Đầu tiên cho em được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong bộ môn Công nghệ các
chất Vô cơ. Với sự quan tâm dìu dắt cũng như sự chỉ dạy tận tâm và chu đáo đã mang cho
em nguồn cơ sở kiến thức chuyên ngành, phục vụ cho em trong quá trình hoàn thành đồ
án.
Tiếp theo, em xin cảm ơn cô Quách Thị Phượng: người đã quan tâm chỉ bảo em,
cung cấp cho em những tài liệu chuyên sâu liên quan đến đề tài đồ án, cũng như luôn luôn
giải đáp các thắc mắc của em trong quá trình thực hiện đề tài này.

Cuối cùng không thể không kể đến những người bạn của em. Các bạn đã sát cánh
cùng em trong suốt năm tháng đại học, biến quãng thời gian này thành những kỉ niệm khó
quên và tràn đầy màu sắc. Các bạn đã cùng em chia sẻ niềm vui nỗi buồn, cũng như giúp
em vượt qua những khó khăn thử thách trong con đường học tập.
Do điều kiện thời gian cũng như hiểu biết còn hạn chế, đồ án của em vẫn còn nhiều
thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý bổ sung của thầy cô đề hoàn thành đồ án này,
cũng như nâng cao kiến thức để phục vụ cho quá trình làm việc và công tác sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thị Thương

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

LỜI MỞ ĐẦU

Axit sunfuric là một loại hóa chất đã được biết đến từ rất lâu trong lịch sử. Hiện nay,
axit sunfuric được sử dụng rộng rãi trong các ngành khác nhau của nền kinh tế. Hầu như
mọi ngành sản xuất hóa học trên thế giới đều trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng axit
sunfuric..
Nhiệm vụ thiết kế của em là: Thiết kế xưởng sản xuất axit sunfuric năng suất 310.000
tấn H2SO4/năm với nguyên liệu lưu huỳnh
Nội dung Đồ án bao gồm 5 phần:
Phần 1: Giới thiệu về nguyên liệu và sản phẩm
Phần 2: Cơ sở hóa lý quá trình sản xuất H2SO4
Phần 3: Chọn và biện luận dây chuyền thiết bị
Phần 4: Cân bằng chất và cân bằng nhiệt
Phần 5: Tính toán cơ khí các thiết bị
Qua quá trình thực hiện đồ án này, với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng
dẫn cô Quách Thị Phượng, em đã hiểu được thêm nhiều kiến thức bổ ích.Tuy nhiên, do
hạn chế về kiến thức nên bản đồ án này còn nhiều điểm thiếu sót, cũng như nhiều vấn đề
em chưa hiểu đúng bản chất. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy,
các cô để bản đồ án của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2018
Nguyễn Thị Thương

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

PHẦN 1

GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG


1.1.1. Giới thiệu chung về H2SO4 và oleum

H2SO4 là hóa chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp, là nguyên liệu ban đầu
của nhiều quá trình sản xuất các sản phẩm khác trong lĩnh vực hóa chất đặc biệt là phân
bón.
Trong hóa học, axit sunfuric được xem là hợp chất của anhyrit sunfuric với nước.
Công thức hóa học SO3.H2O hoặc H2SO4, khối lượng phân tử 98,079g/mol.
Trong kỹ thuật, hỗn hợp theo tỷ lệ bất kỳ của SO3 với H2O đều gọi là axít sunfuric.
Nếu tỷ lệ SO3 : H2O < 1 gọi là dung dịch axít sunfuric
SO3 : H2O > 1 gọi là dung dịch của SO3 trong axít sunfuric hay ôleum hoặc axít
bốc khói.
Thành phần của dung dịch axít sunfuric được đặc trưng bằng % khối lượng H2SO4
hoặc SO3.
1.1.2. Một số tính chất của axit sunfuric và oleum

Axít sunfuric khan là chất lỏng không màu, sánh, kết tinh ở 10,370C. Khi được đun
nóng ở áp suất thường (760 mmHg) đến nhiệt độ 296,20C axít sunfuric bắt đầu sôi và bị
phân huỷ cho tới khi tạo thành hỗn hợp đẳng phí chiếm 98,3 % H2SO4 và 1,7 % H2O. Hỗn
hợp đẳng phí này sôi ở 336,50C. Axít sunfuric có thể kết hợp với nước và SO3 theo tỷ lệ
bất kỳ khi đó tạo thành một số hợp chất có tính chất khác nhau.
a. Khối lượng riêng

% H2SO4 % SO3 tự do

Hình 1.1: Khối lượng riêng của H2SO4 ở 20 ℃


SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Khi tăng nhiệt độ, khối lượng riêng của axít sunfuric và oleum giảm.
b. Nhiệt dung
Nhiệt dung của axit sunfuric ở 200C được thể hiện ở đồ thị:

Nhiệt dung, cal/g.°C

% H2SO4 % SO3
tự do
Hình 1.2: Nhiệt dung của axit sunfuric ở 20 ℃
Khi tăng nồng độ, nhiệt dung của dung dịch axít sunfuric giảm. Ngược lại, khi tăng
hàm lượng SO3 nhiệt dung của ôleum lại tăng. Khi tăng nhiệt độ, nhiệt dung của axít và
ôleum tăng.

c. Độ nhớt
Khi tăng nhiệt độ, độ nhớt của axít giảm khá nhanh.
Độ nhớt (cp)

% H2SO4 % SO3 tự do

Hình 1.3: Độ nhớt của H2SO4 và SO3 ở 20 ℃

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Độ nhớt là một yếu tố quan trọng trong sản xuất H2SO4, do nó ảnh hưởng đến trở
lực trong đường ống, nhiệt độ axit.

d. Nhiệt độ kết tinh

Nhiệt độ,°C

% H2SO4 % SO3 tự do

Hình 1.4: Đồ thị kết tinh của hệ H2O – SO3


Nhiệt độ kết tinh của dung dịch axít sunfuric và ôleum tương đối cao, thậm chí ngay
cả ở nhiệt độ vài chục độ. Do vậy phải tính toán nồng độ axít sunfuric và ôleum sao cho
chúng không bị kết tinh trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Từ đó suy ra phải lựa
chọn thành phần axít sản xuất ra gần với điểm cực tiểu trên đồ thị kết tinh.

e. Nhiệt độ sôi và áp suất hơi


Nhiệt độ, oC

% H2SO4 % SO3 tự do

Hình 1.5: Đồ thị nhiệt độ sôi – nồng độ axit

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Khi tăng nồng độ: nhiệt độ sôi của dung dịch axít sunfuric tăng đạt cực đại
(336,5°C) ở 98,3 % H2SO4 sau đó lại giảm.
Khi tăng hàm lượng SO3 tự do: nhiệt độ sôi của ôleum giảm từ 296,2°C (ở 0% SO3
tự do) xuống 44,7°C (ở 100% SO3).
Có thể tính áp suất hơi trên dung dịch axít sunfuric và ôleum theo công thức sau:
lgP = A-B/T
Trong đó: P : áp suất hơi, mmHg
A, B: hệ số phụ thuộc vào nồng độ axít và ôleum
Áp suất hơi riêng phần của H2SO4 trên dung dịch axít sunfuric ở nhiệt độ khác nhau
có thể tính theo công thức trên nhưng giá trị A,B có khác đi.
Nói chung hơi trên dung dịch axít sunfuric và ôleum có thành phần khác với thành
phần pha lỏng. Chỉ trên dung dịch 98,3% H2SO4 thì thành phần pha hơi nước mới bằng
thành phần pha lỏng.
f. Nhiệt tạo thành
Hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành axit sunfuric và các hợp chất trung gian ở
o
25 C có các giá trị sau:
Bảng 1.1: Hiệu ứng nhiệt các phản ứng tạo thành sunfuric và các hợp chất trung
gian ở 25oC
STT Phản ứng q, kJ/mol
1 Stinh thể hình thoi + O2 → SO2 297,322
2 SO2 + 0,5O2 → SO3 (k) 96,144
3 SO3 (k) → SO3 (l) 39,805
4 SO3 (k) + H2O (h) → H2SO4 (h) 124,988
5 H2SO4 (h) → H2SO4 (l) 50,196
6 H2O (h) → H2O (l) 44,079

Nhiệt tạo thành axit sunfuric ở nồng độ khác nhau (tức là lượng nhiệt toả ra khi
thêm nước vào 1 kg SO3 để tạo thành dung dịch axit đó) có thể tính gần đúng theo công
thức thực nghiệm sau:
2113M 2,99M(t − 15)
H= +
M + 0, 2013 M + 0,062
Trong đó:
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

H: Nhiệt tạo thành axit sunfuric, kJ/kg SO3


M: Lượng nước trong axit, kg/kg SO3
100 − C
M=
C
C: Hàm lượng SO3 trong axit, %

g. Nhiệt pha loãng và nhiệt hỗn hợp


❖ Nhiệt pha loãng là lượng nhiệt toả ra khi thêm nước vào axit.
Nhiệt pha loãng dung dịch axit sunfuric từ nồng độ ban đầu C1 xuống nồng độ C2
có thể tính như hiệu của nhiệt tạo thành các axit đó:
Qf =  = H2 – H1
❖ Nhiệt hỗn hợp là nhiệt lượng toả ra khi hỗn hợp các axit có nồng độ khác nhau.
Nhiệt hỗn hợp được xác định theo công thức:
Qh = H3 + 2113 - H1 - H2 (kJ/kg SO3)
Trong đó: H1, H2, H3 là nhiệt tạo thành các axit ban đầu có nồng độ C1, C2 và axit
cuối có nồng độ C3.

h. Nhiệt pha loãng (hoặc cô đặc) vi phân


Là lượng nhiệt tỏa ra khi thêm một lượng nhỏ H2O hoặc SO3 vào axit sunfuric (hoặc
oleum) làm nồng độ của chúng thay đổi rất ít. Các số liệu này chủ yếu để tính lượng nhiệt
tỏa ra khi hấp thụ SO3 trong các tháp hấp thụ oleum và monohydrat hoặc khi hấp thụ hơi
nước trong các tháp sấy (nồng độ dung dịch axit sunfuric và oleum sau khi hấp thụ chỉ
thay đổi khoảng 0,5 – 1%).
Nhiệt tỏa ra khi hỗn hợp SO3 với H2O để tạo thành oleum có nồng độ bất kỳ xác
định theo phương trình:
Qh = Q100 – Q0
Trong đó:
Q100: Nhiệt pha loãng vô hạn SO3 100%, kJ/mol SO3
Q0: Nhiệt pha loãng vô hạn oleum tạo thành, kJ/mol SO3
Nhiệt pha loãng oleum:
Qfl = Q1 – Q2
Q1, Q2: nhiệt pha loãng vô hạn oleum có nồng độ đầu và cuối, kJ/mol SO3 xác định
theo bảng sau:
Bảng 1.2: Nhiệt pha loãng vô hạn của oleum ở 18oC
% SO3 tự do kJ/mol SO3 % SO3 tự do kJ/mol SO3

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 16
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

0 92,2 60 142,7
20 108,5 80 160,9
40 125,3 100 181,1

i. Nhiệt bay hơi


Nhiệt bay hơi nước từ dung dịch axit sunfuric nồng đồ bất kỳ có thể xem như là tổng
nhiệt pha loãng axit và nhiệt bay hơi nước ở nhiệt độ đã cho:
Qbh = m(Q1 – Q2) + Lb
m: Lượng H2SO4 trong dung dịch axit ban đầu
Q1, Q2: Nhiệt pha loãng axit 100% H2SO4 xuống nồng độ đầu C1 và cuối C2, tính
theo phương trình tính nhiệt pha loãng Qf hoặc tra trên đồ thị.
L: Nhiệt bay hơi nước ở nhiệt độ đã cho, kJ/kg
b: Lượng nước bay hơi, kg
Tương tự như trên, có thể tính nhiệt bay hơi SO3 từ oleum như sau:
Qbh = mQ1 - m(Q1 – Q2) – m1.Q3 + m1.q
Q1, Q2, Q3: Nhiệt pha loãng vô hạn oleum đầu, cuối và SO3 100%, kJ/mol SO3
m: Lượng SO3 trong oleum đầu, mol
m1: Lượng SO3 bay hơi
q: Nhiệt bay hơi 1 mol SO3 lỏng, kJ/mol

1.1.3 Tính chất của SO2 và SO3


a. SO2
SO2 khối lượng phân tử 64,066 (g/mol).
SO2 ở nhiệt độ thường là chất khí không màu, có mùi xốc đặc trưng, kích
thích mạnh mắt và cơ quan hô hấp.
Vi ̣chua, không bắ t cháy, dễ hóa lỏng ( áp suất thường hóa lỏng ở -10,1°C).
Vừa là chấ t khử vừa là chấ t oxi hóa.
SO2 hoà tan nhiều trong nước: ở 20°C, 1 thể tích nước hoà tan 40 thể tích SO2. Độ
hoà tan của SO2 trong axít nhỏ hơn trong nước. Khi tăng nồng độ axít đầu tiên độ
hoà tan SO2 giảm; đạt cực tiểu ở 85% H2SO4 sau đó lại tăng.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 17
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 1.6: Độ hòa tan của SO2 trong nước

Kết hợp với nước tạo H2SO3 chỉ tồn tại trong dung dịch:
SO2 + H2O = H2SO3
Với clo: SO2 + Cl2 = SO2Cl2

b. SO3
SO3, khối lượng phân tử 80,056 (g/mol), ở điều kiện thường là chất khí không màu,
trong không khí nó phản ứng mạnh với hơi nước và tạo nên những giọt axít nhỏ bay lơ
lửng gọi là mù.
SO3(k) + H2O(l) = H2SO4(l) + 131,1 KJ
SO3 lỏng hỗn hợp với SO2 theo tỷ lệ bất kỳ.
SO3 rắn hoà tan trong SO2 lỏng nhưng không tạo thành hợp chất hoá học.
SO3 khí tác dụng với HCl tạo thành axít closunfonic, SO2(OH)Cl
Ở nhiệt độ - 44,75°C, khí SO3 biến thành chất lỏng không màu.

1.1.4. Ứng dụng của axit sunfuric

Ứng dụng chính của Axit sunfuric:


Axít sunfuric là hóa chất hàng đầu, được mệnh danh là “king of chemicals” được
dùng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất với vai trò là nguyên liệu chính hoặc chất
xúc tác. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất khoảng 160 triệu tấn H2SO4.
H2SO4 dùng để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, chất giặt tẩy rửa tổng hợp, tơ sợi hóa
học, chất dẻo, sơn màu,....
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 18
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Trong sản xuất phân bón:


Axít sulfuric (60% sản lượng toàn thế giới) chủ yếu được sử dụng là trong sản
xuất axít phốtphoric, là chất được sử dụng để sản xuất các loại phân photphate, canxi
dihydrogen photphat, amoni photphate, và cũng dùng để sản xuất Amoni sunfat
Trong công nghiệp:
- Được dùng rộng rãi trong quá trình sản xuất kim loại như sản xuất đồng, kẽm và
dùng trong làm sạch bề mặt thép gọi là dung dịch tẩy gỉ.
- Sản xuất nhôm hiđrôxít, là chất được sử dụng trong các nhà máy xử lý
nước để lọc các tạp chất, cũng như để cải thiện mùi vị của nước
Ứng dụng khác của Axit sunfuric:
Sản xuất nhôm sunfat, được biết đến như là phèn làm giấy. Nó có thể phản ứng
với một lượng nhỏ xà phòng trên các sợi bột giấy nhão để tạo ra cacboxylat nhôm dạng
giêlatin, nó giúp làm đông lại các sợi bột giấy thành bề mặt cứng của giấy.

1.2. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT H2SO4

Nguồn nguyên liệu sản xuất H2SO4 rất phong phú, có thể đi từ S nguyên tố, quặng
pyrit, khí thải chứa SO2, H2S, bã thải thạch cao…

1.2.1 Lưu huỳnh nguyên tố

Lưu huỳnh nguyên tố là một trong những dạng nguyên liệu tốt nhất để sản xuất axit
sunfuric vì:
Khi đốt S ta thu được hỗn hợp khí có hàm lượng SO2 và O2 cao. Điều này rất
quan trọng trong việc sản xuất axit sunfuric theo phương pháp tiếp xúc.
Lưu huỳnh chứa rất ít tạp chất (đặc biệt là các hợp chất của asen) và khi cháy
không có xỉ nên đơn giản được dây chuyền sản xuất đi rất nhiều (bớt được các thiết bị đặc
biệt để làm sạch khí).
Khi sản xuất với qui mô lớn và xa nguồn nguyên liệu thì lưu huỳnh lại là nguyên
liệu rẻ tiền.
Lưu huỳnh được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất axit
sunfuric (khoảng 50% tổng lượng S), công nghiệp giấy, xenlulô (khoảng 25%), nông
nghiệp (10 – 15%)…

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 19
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

a. Công thức và các dạng thù hình


Công thức
Lưu huỳnh là nguyên tố phi kim, số thứ tự 16, nguyên tử khối 32,064; có các bậc
hóa trị từ -2 đến +6. Là chất rắn không mùi, không vị.
Trong vỏ trái đất lưu huỳnh là nguyên tố phổ biến đứng thứ 15 và nguyên tố phong
phú thứ 9 trong vũ trụ. Trong tự nhiên, lưu huỳnh tồn tại trong nhiều hợp chất cũng như ở
dạng đơn chất. Lượng lưu huỳnh trong thạch quyển được ước lượng chiếm khoảng
0,05%.
Lưu huỳnh là một nguyên tố quan trọng trong công nghiệp, mặc dù một lượng nhỏ
khoảng 10% được sử dụng ở dạng nguyên tố trong sản xuất cacbon disunfua CaS2, cao su,
thuốc trừ sâu, thuốc và mỹ phẩm, phần còn lại cung cấp cho ngành sản xuất axit sunfuric
và SO2. Nguyên tố lưu huỳnh được tìm thấy từ núi lửa và bề mặt lớp trầm tích qua nhiều
giai đoạn. Nguồn lưu huỳnh cho quá trình sản xuất axit sunfuric và SO2 thường là các sản
phẩm phụ chứa lưu huỳnh của các quá trình chế biến quặng sunfua của kim loại màu. Còn
một cách khác để thu được lưu huỳnh là tinh chế khí tự nhiên hoặc dầu thô, s8ản phẩm
sau tinh chế là H2S. Sau quá trình chuyển hóa từ H2S thành S, sản phẩm được lưu trữ hoặc
vận chuyển đến nhà máy sản xuất H2SO4, quá trình này dễ dàng, an toàn và rẻ hơn việc
lưu trữ, vận chuyển axit hay SO2.
Một số lượng lớn lưu huỳnh có trong than được chuyển thành SO2 tại các trạm nhiệt
điện phải được thu hồi lại vì vấn đề môi trường, nhưng do nồng độ rất loãng nên khó có
thể khôi phục thành dạng có thể sử dụng được, tuy nhiên lại có thể dễ dàng loại bỏ khi
chuyển sang dạng muối canxi hay natri gốc sunfat hoặc sunfit. Tuy nhiên phần lớn sản
phẩm này không có tính kinh tế và được coi là chất thải cần được xử lý.
Các dạng thù hình
Nguyên tố lưu huỳnh tồn tại ở nhiều dạng thù hình, mỗi dạng thù hình lại có độ tan,
khối lượng riêng, cấu trúc tinh thể khác nhau. Tinh thể hình thoi dạng α là dạng phổ biến
nhất của lưu huỳnh rắn. Ở nhiệt độ thường, lưu huỳnh là chất rắn màu vàng, nhiệt độ thấp
hơn, màu của của nó trở nên sáng hơn, gần như trở thành màu trắng khi ở nhiệt độ hóa
lỏng. Dạng α ổn định cho đến nhiệt độ 95,5°C, tại đây bắt đầu có sự chuyển hóa sang
dạng  . Các tinh thể hình kim dạng đơn tà  ổn định cho đến thời điểm tan chảy ở
119,3°C. Nó gần như không màu và chuyển hóa chậm về dạng α khi hạ nhiệt độ xuống
dưới 95,5°C. Dạng  cũng là tinh thể đơn tà, nhưng cấu trúc mạng khác với dạng  , màu
vàng sáng và siêu bền. Ngoài ra còn có các dạng vô định hình μ và π, được tạo ra ở nhiệt
độ khá cao và là nguyên nhân gây ra độ nhớt cho lưu huỳnh lỏng.
Tỷ lệ các dạng khác nhau của phân tử lưu huỳnh trong lưu huỳnh lỏng được đưa ra
trong hình :
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 20
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 1.7: Tỷ lệ các dạng khác nhau phân tử lưu huỳnh trong lưu huỳnh lỏng
Còn đối với chất khí, tỷ lệ các dạng của lưu huỳnh được thể hiện ở biểu đồ sau:

Hình 1.8: Tỷ lệ các dạng của lưu huỳnh trong lưu huỳnh thể khí

b. Tính chất vật lý và tính chất hóa học


Tính chất vật lý
Tính chất của lưu huỳnh lỏng phụ thuộc vào cấu tạo phân tử của nó: ở điều kiện
bình thường phân tử lưu huỳnh gồm các vòng 8 nguyên tử khép kín (S8). Ở 160°C các
vòng kín mở ra thành các mạch thẳng làm độ nhớt của nó tăng lên. Tiếp tục đun nóng, các
mạch ngắn đứt ra, làm độ nhớt giảm. Đến 444,6°C lưu huỳnh bắt đầu sôi. Hơi lưu huỳnh
gồm cả S8, S6, S4, S2. Ở khoảng 900°C, hơi lưu huỳnh chủ yếu là S2. Trên 1600°C hơi lưu
huỳnh bắt đầu bị phân hủy thành nguyên tử S.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 21
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 1.9: Giản đồ pha của lưu huỳnh


Lưu huỳnh dẫn điện và nhiệt rất kém, thực tế không tan trong nước. Khi nóng chảy
(112,8°C đối với dạng hình thoi và 119,3°C với dạng đơn tà) lưu huỳnh nở ra khá nhiều
(tăng tới 15% thể tích).
Khi nhiệt độ nấu chảy tăng, ban đầu độ nhớt của lưu huỳnh sẽ giảm 0,017 Pa.s ở
khoảng 120°C đến một giá trị tối thiểu ở khoảng 158°C độ nhớt tăng nhanh lên giá trị tối
đa ở 186 – 188°C, tại đó chất nóng chảy có màu đỏ sẫm. Ở trên nhiệt độ này, độ nhớt của
lưu huỳnh lại giảm một lần nữa. Hiện tượng này được giải thích như sau: khi nhiệt độ
tăng lên, các vòng S8 được dần dần tách ra làm đôi tại nhiệt độ khoảng 160°C. Khi nhiệt
độ tăng cao hơn nữa, các chuỗi ngày càng bị tách ra nhỏ hơn, nên độ nhớt càng giảm. Tuy
nhiên, độ nhớt của lưu huỳnh lỏng giảm đáng kể khi có mặt hydrogen sunfit ở áp suất bão
hòa 120 – 460 kPa. Do tạp chất có lợi cho sự hình thành các chuỗi lưu huỳnh ngắn hơn.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 1.10: Giản đồ độ nhớt của lưu huỳnh lỏng


Tính chất hóa học của lưu huỳnh
Lưu huỳnh là một trong những nguyên tố hoạt động hóa học mạnh, nó phản ứng trực
tiếp với hầu hết các nguyên tố trừ Iot, vàng, bạch kim và khí hiếm. Trong không khí ẩm,
nó bị oxi hóa chậm thành oxit axit và axit. Ở khoảng nhiệt độ 250°C lưu huỳnh tự bốc
cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh. Lưu huỳnh dễ phản ứng với bột kim loại
tạo các muối sunfua.

1.2.2. Quặng pyrit

Sản xuất H2SO4 đi từ quặng pyrit là quá trình phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Có các loại quặng thường hay được sử dụng là pyrit thường, pyrit tuyển nổi và pyrit lẫn
than. Ứng với mỗi loại quặng khác nhau có những thiết bị và quá trình khác nhau.

a. Pyrit thường
Thành phần chủ yếu của quặng pirit là sắt sunfua FeS2 chứa 53,44% S và 46,56%
Fe..
Quặng pirit có nhiều ở Nga, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Canada, Bồ Đào Nha, Nauy,
Italia… Ở miền Bắc nước ta mới chỉ phát hiện một số mỏ pirit, nhưng nói chung hàm
lượng lưu huỳnh thấp (khoảng 20 – 30% S), trữ lượng không lớn lắm.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 23
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

b. Pyrit tuyển nổi


Trong quặng pirit có rất nhiều tạp chất, một trong số tạp chất có giá trị là đồng. Nếu
hàm lượng đồng trong quặng pirit lớn hơn 1% thì đem quặng này sản xuất đồng có lợi
hơn là đốt trực tiếp để sản xuất axit sunfuric. Trước khi đem luyện đồng, thường dùng
phương pháp tuyển nổi để làm giàu đồng của quặng này lên khoảng 15 – 20% Cu. Phần
bã thải của quá trình tuyển nổi chứa khoảng 32 – 40% S gọi là quặng pirit tuyển nổi, dùng
để sản xuất axit sunfuric.

c. Pyrit lẫn than


Than đá ở một số mỏ có lẫn cả quặng pirit, có loại chứa tới 3 – 5% S làm giảm chất
lượng của than. Vì vậy phải loại bỏ các cục than có lẫn pirit. Phần than cục loại bỏ này
chứa tới 33 – 42% S và 12 – 18% C gọi là pirit lẫn than. Pirit lẫn than tuy có hàm lượng
lưu huỳnh lớn nhưng không thể đốt ngay để sản xuất axit sunfuric vì hàm lượng cacbon
trong đó rất lớn, khi cháy:
Nhiệt lượng tỏa ra rất lớn, làm nhiệt độ khí tăng cao, có thể làm cho lò đốt mau
chóng bị phá hủy.
Tiêu tốn nhiều oxi làm giảm nồng độ SO2 và O2 trong khí lò, gây khó khăn cho các
giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất.

1.2.3. Thạch cao

Thạch cao cũng là một nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất axit sunfuric vì
nhiều nước trên thế giới có mỏ thạch cao (CaSO4.2H2O hoặc CaSO4). Ngoài ra trong quá
trình sản xuất axit photphoric, supe photphat kép, nitrophot, nitrophotka… cũng thải ra
một lượng lớn CaSO4.
Thường thường, từ thạch cao, người ta sản xuất liên hợp cả axit sunfuric và ximăng.
Muốn thế, đốt hỗn hợp thạch cao, đất sét và than trong lò quay. Khi đó, CaSO4 bị khử,
cho SO2 đem đi sản xuất axit sunfuric; phần xỉ còn lại thêm một số phụ gia, đem nghiền
để sản xuất ximăng.

1.2.4. Các nguồn chứa S thải

a. SO2 từ khí thải lò luyện đồng


Khí lò trong quá trình quặng đồng có chứa nhiều SO2. Đây là một nguồn nguyên
liệu rẻ tiền để sản xuất axit sunfuric vì cứ sản xuất 1 tấn đồng, có thể thu được 7,3 tấn SO2
mà không cần lò đốt quặng trong dây chuyền sản xuất axit sunfuric.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 24
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

SO2 là một chất gây độc với hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Hiện nay khoảng 30% được
dùng để sản xuất H2SO4, SO2 còn lại thải ra môi trường ( nồng độ SO2 trong khí thải rất
nhỏ, chỉ từ 1-2% không đủ để sản xuất H2SO4). Hoặc nếu muốn đem sản xuất H2SO4 thì
phải qua công đoạn làm giàu.
Ngoài ra, việc thu hồi SO2 trong khí lò còn tăng cường bảo vệ sức khỏe cho công
nhân và nhân dân xung quanh nhà máy. Để đốt quặng trong lò luyện kim màu có thể dùng
các loại lò nung, lò chuyển, lò bọc nước, lò phản xạ, lò lớp sôi...
Thành phần khí lò phụ thuộc vào nguyên liệu, cấu tạo lò và điều kiện vâ ̣n hành. Vì
vậy nồng độ SO2 trong khí lò dao động trong phạm vi khá rộng. Riêng ở lò nung và lò lớp
sôi, thành phần khí tương tự như khi đốt quặng pirit nên có thể dùng trực tiếp để sản xuất
axit sunfuric. Còn khí các lò khác, có thể dùng khí thiên nhiên (metan) để khử SO2 thành
S.
b. H2S thải
Khí cốc hóa than, khoảng 50% tổng lượng lưu huỳnh có trong than sẽ đi theo khí
cốc, chủ yếu ở dạng H2S (95%). Lượng H2S trong khí cốc hàng năm trên toàn thế giới tới
hàng triệu tấn. Thu hồi lượng H2S này không những có ý nghĩa kinh tế mà còn đảm bảo
điều kiện vệ sinh môi trường. Từ H2S có thể sản xuất axit sunfuric theo phương pháp xúc
tác ướt hoặc đem sản xuất lưu huỳnh nguyên tố.
c. Khói lò
Khi đốt than trong lò của các nồi hơi, lưu huỳnh và các hợp chất của nó có trong
than sẽ chuyển thành SO2. Hàng năm trên thế giới đốt hàng tỉ tấn than, trong đó khói lò đã
thải vào khí quyển hàng chục triệu tấn lưu huỳnh. Tất nhiên muốn sử dụng được nó còn
phải giải quyết vấn đề thu hồi và làm giàu khí SO2 hoặc thiết lập sơ đồ sản xuất axit
sunfuric trực tiếp từ khí SO2 nghèo.
d. H2SO4 thải
Sau khi dùng axit sunfuric làm tác nhân hút nước, tinh chế dầu mỏ, sunfo hóa các
hợp chất hữu cơ… sẽ thu được chất thải chứa nhiều H2SO4 (20 – 50%). Trong công nghệ
gia công kim loại và chế tạo máy, sau khi rửa kim loại cũng thu được chất thải chứa 2 –
4% H2SO4 và khoảng 25% FeSO4. Chất thải khi sản xuất TiO2 chứa 15 – 20% H2SO4 và
45 – 55% FeSO4. Có 3 hướng sử dụng chất thải này:
Tách các tạp chất rồi cô đặc để thu hồi H2SO4.
Phân hủy nhiệt thu hồi SO2 để sản xuất axit sunfuric.
Dùng trực tiếp vào các mục đích không cần axit sunfuric sạch.
Tóm lại, nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric rất phong phú. Tỉ lệ giữa các dạng
nguyên liệu dùng sản xuất axit sunfuric không ngừng thay đổi theo thời gian và tùy từng
nước. Hiện nay, tính chung trên toàn thế giới thì tỉ lệ các nguyên liệu chính dùng để sản

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 25
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

xuất axit sunfuric như sau: Lưu huỳnh chiếm khoảng 2/3, pirit 1/6, còn lại là các dạng
nguyên liệu khác.

1.2.5. Các nguồn lưu huỳnh cho công nghiệp và Phương pháp Frasch khai thác lưu
huỳnh

❖ Các nguồn lưu huỳnh cho công nghiệp


Nguồn lưu huỳnh trên thế giới được ước lượng vào khoảng 25.109 tấn, trong đó 4%
ở dạng lưu huỳnh nguyên tố; 4,1% trong các loại quặng sunfit; 83,6% trong than đá; 3%
trong dầu thô và 5,3% trong khí tự nhiên.

Hình 1.11: Các nguồn lưu huỳnh trong công nghiệp


Quặng lưu huỳnh thiên nhiên chứa khoảng 15 – 20% S, loại giàu chứa tới 70%. Nói
chung, những quặng chứa trên 20% lưu huỳnh đều có thể đem đốt trực tiếp lấy SO2 sản
xuất axit sunfuric, nhưng thông thường người ta đem đi tách S. Có nơi dùng phương pháp
tuyển nổi (có nấu chảy lưu huỳnh trong quặng) để tách S; có nơi lấy S trực tiếp tử mỏ
bằng cách dùng nước quá nhiệt nấu chảy lưu huỳnh trong quặng ngay tại các giếng khoan,
sau đó dùng không khí nén đẩy S lỏng lên. Khai thác theo phương pháp sau rất nhanh, rẻ
nhưng hiệu suất lấy S thấp (khoảng 30 – 60%).

❖ Phương pháp Frasch khai thác lưu huỳnh

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 26
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Lưu huỳnh có thể được khai thác trong các mỏ sâu dưới mặt đất hoặc các mỏ lộ
thiên, nhưng phần lớn là các mỏ lưu huỳnh nằm sâu dưới mặt đất. Theo các tiêu chuẩn
hiện nay, phương pháp khai thác lưu huỳnh từ các mỏ dưới lòng đất kinh tế nhất là
phương pháp Frasch.
Quá trình được phát triển bởi Herman Frasch giữa những năm 1894 và 1903, bao
gồm quá trình bơm nước nóng từ mặt đất xuống các mỏ chứa lưu huỳnh dưới lòng đất rồi
đẩy lưu huỳnh lỏng lên mặt đất, tương tự phương pháp khai thác dầu thô.
Máy khoan khoan qua các lớp bề mặt và tới các lớp lưu huỳnh bên dưới ở độ sâu
khoảng 50 – 800m. Ba ống đồng trục được đưa vào lòng đất được mô tả như ở hình
12(B). Ống ngoài cùng có đường kính khoảng 200mm, chạm tới dưới cùng của lỗ khoan,
ở cuối ống được đục lỗ. Ống trung (vận chuyển lưu huỳnh) là ống ngắn hơn một chút, kết
thúc ở lưng chừng đoạn ống được đục lỗ của ống bên ngoài. Một vòng đai ở dưới cùng
ống trung sẽ khép kín không gian hình khuyên gữa 2 ống từ không gian dưới cùng của
ống trung. Nước ở nhiệt độ khoảng 165°C, dưới áp suất đủ để giữ nó sôi (2,5 – 3 MPa)
được bơm xuống không gian hình khuyên giữa ống ngoài cùng và ống trung, đi qua các lỗ
trên ống ngoài và đi vào mỏ lưu huỳnh. Nước thâm nhập vào các vết nứt, khoảng trống và
làm nóng chảy lưu huỳnh. Lưu huỳnh lỏng có mật độ cao hơn nước, chảy về cuối ống
khoan. Khi một lượng lưu huỳnh lỏng được tích tụ ở đó, ngừng cung cấp nước nóng và
lưu huỳnh chảy qua các lỗ của đường ống ngoài và vào ống trung. Khí nén nóng khoảng 3
MPa được bơm xuống để đẩy lưu huỳnh lỏng lên.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 27
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 1.12: Nguyên lý của phương pháp Frasch khai thác lưu huỳnh từ lòng đất
Trong khí thải các ngành công nghiệp luyện kim màu, gia công dầu mỏ, khí thiên
nhiên, khí dầu mỏ… cũng chứa nhiều hợp chất của lưu huỳnh (H2S, SO2, CSO2, COS…).
Khí H2S, SO2 sau khi tách tạp chất có thể trực tiếp đem sản xuất axit sunfuric hoặc đem
sản xuất lưu huỳnh. Quá trình sản xuất lưu huỳnh từ H2S gồm các bước chính sau:
1
Đầu tiên dùng không khí đốt cháy tổng lượng H2S:
3
2H2S + 3O2 = 2SO2 + 2H2O
2
Sau đó trộn lượng H2S còn lại ( ) vào hỗn hợp khí thu được ở trên rồi cho đi qua
3
chất xúc tác bauxit, ở 200 – 250°C có phản ứng:
4H2S + 2SO2 = 3S2 + 4H2O
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu tách lưu huỳnh từ quặng pyrit, vì vận
chuyển pyrit đắt gấp đôi lưu huỳnh và đầu tư, tiêu hao… khi sản xuất axit sunfuric từ
pyrit cũng lớn hơn nhiều so với từ lưu huỳnh.
Một trong các phương pháp tách lưu huỳnh từ pyrit là dùng không khí đốt hỗn hợp
quặng pyrit vào xỉ trong lò lớp sôi. Phản ứng tổng quát:
2FeS2 + 2Fe2O3 +O2 = 2Fe3O4 + 2S2 – 243kJ
Fe3O4 tạo thành lại bị oxi hóa ngay trong lớp sôi thành Fe2O3:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 28
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

6Fe3O4 + 1,5O2 = 9Fe2O3 + 6976,4kJ


Hơi lưu huỳnh bay ra sẽ ngưng tụ trên bề mặt làm nguội.

1.2.6. Đánh giá mức độ sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh.

Lưu huỳnh nguyên tố là một trong những dạng nguyên liệu tốt nhất để sản xuất axit
sunfuric vì:
Khi đốt S ta thu được hỗn hợp khí có hàm lượng SO2 và O2 cao. Điều này rất
quan trọng trong việc sản xuất axit sunfuric theo phương pháp tiếp xúc.
Lưu huỳnh chứa rất ít tạp chất (đặc biệt là các hợp chất của asen) và khi cháy
không có xỉ nên đơn giản được dây chuyền sản xuất đi rất nhiều (bớt được các thiết bị đặc
biệt để làm sạch khí).
Khi sản xuất với qui mô lớn và xa nguồn nguyên liệu thì lưu huỳnh lại là nguyên
liệu rẻ tiền.
Lưu huỳnh được sử dụng chủ yếu trong các ngành công nghiệp sản xuất axit
sunfuric (khoảng 50% tổng lượng S), công nghiệp giấy, xenlulô (khoảng 25%), nông
nghiệp (10 – 15%)…
❖ Xu hướng sử dụng nguyên liệu hiện nay:
Sản phẩm axit sunfuric chiếm khoảng 90% trong số các sản phẩm chứa lưu huỳnh
trên toàn thế giới. Nguyên liệu chính để sản xuất axit sunfuric thương mại trên toàn thế
giới chủ yếu đi từ sản phẩm phụ (SO2) của các nhà máy luyện kim, hoặc lưu huỳnh.
Trong tổng số 185 triệu tấn axit sunfuric năm 2004 thì lượng axit sản xuất từ sản phẩm
phụ của ngành luyện kim trên toàn thế giới là 46,3 triệu tấn, chiếm 25%. Sản lượng axit
sunfuric trên thế giới được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu khác nhau như sau:
- Đi từ lưu huỳnh: 65%
- Đi từ khí thải của ngành luyện kim: 23%
- Đi từ quặng pirit: 9%
- Đi từ các nguồn khác: 3%

1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT H2SO4


1.3.1. Trên thế giới.

Bởi những đặc tính quan trọng của axit sunfuric và nhu cầu lớn của nền sản xuất
công nghiệp hóa học mà sản lượng axit này trên thế giới ngày càng tăng. Trong đó Mỹ
được coi là một trong những nước sản xuất axit sunfuric lớn nhất trên thế giới.

Tại Trung Quốc, phương pháp sản xuất axit sunfuric từ pyrit là thông dụng hơn
phương pháp Frasch. Tuy nhiên việc sử dụng pyrit phụ thuộc vào nguồn tài nguyên sẵn
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 29
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

có. Do nhu cầu lớn về phân bón, đồng thời do có trữ lượng pyrit lớn nên việc sử dụng
pyrit được phát triển mạnh.

Trên thế giới, pyrit còn được sử dụng chủ yếu tại Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi,
Dimbabuê, Braxin, Bắc Triều Tiên và Ấn Độ. Nói chung, sản lượng pyrit hiện đang giảm
dần, chẳng hạn, sản lượng tại Nga đã giảm 60% kể từ năm 2000. Tuy nhiên tại một số khu
vực như Thổ Nhĩ Kỳ, sản lượng lại tăng lên.

Theo Hội Axit sunfuric Trung Quốc, năm 2003 Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở
thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất axit sunfuric với sản lượng 33,7 triệu tấn. Đến
năm 2004, sản lượng lên tới 35 triệu tấn, trong khi sản lượng axit sunfuric ở Mỹ giảm.

Do kết quả của việc tăng cường nhập khẩu lưu huỳnh và hiện đại hóa các dây
chuyền sản xuất, sản lượng axit sunfuric tại Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong một số
năm gần đây. Năm 2003, sản lượng axit sunfuric sản xuất từ pyrit đã tăng 8,1%, lên tới 13
triệu tấn, tức là chiếm 38,7% tổng sản lượng axit sunfuric toàn quốc.

Phần lớn các mỏ pyrit ở Trung Quốc tập trung tại vùng Đông - Nam nước này, với
các ngành công nghiệp phụ trợ trên đà phát triển. Năm 2003, có 35 công ty tại đây chiếm
46,5% tổng sản lượng toàn quốc. Mỗi một công ty như vậy có sản lượng hằng năm trên
0,2 triệu tấn.

Năm 2003 sản lượng axit sunfuric của Trung Quốc đã đáp ứng được phần lớn nhu
cầu trong nước. Nước này chỉ phải nhập khẩu 1,9 triệu tấn. Lượng nhập khẩu đang ổn
định ở mức này và có khả năng giảm đi.

Tại Phần Lan, Nhà máy Siilinjarvi là một trong những cơ sở quan trọng chuyên sản
xuất axit sunfuric từ pyrit. Đây là một nhà máy của Công ty Phân bón và photphat Kemira
GrowHow, một trong những công ty hàng đầu của châu âu trong lĩnh vực này, với doanh
số 1.173 triệu Euro (1.562 triệu USD) vào năm 2003.

1.3.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam axit sunfuric cũng được sản xuất rất rộng rãi để phục vụ cho nền công
ngiệp hóa học nước nhà. Có thể kể đến 3 công ty sản xuất axit sunfuric lớn trong nước:
Nhà máy Supephotphat Lâm Thao – Phú Thọ: H2SO4 đi từ quặng pyrit phối trộn với
lưu huỳnh hóa lỏng nhập khẩu. Tại đây H2SO4 được sản xuất theo phương pháp tiếp xúc,
chất xúc tác để oxi hóa SO2 thành SO3 là vanađi oxit

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 30
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Nhà máy hóa chất Tân Bình: sản xuất H2SO4 kĩ thuật đi từ nguyên liệu lưu huỳnh
theo phương pháp tiếp xúc. H2SO4 tinh khiết được sản xuất bằng cách chưng cất H2SO4 kĩ
thuật.
Nhà máy Supe lân Long Thành – Bến Tre hàng năm sản lượng H2SO4 đạt khoảng
80.000 tấn /năm với nguyên liệu là quặng sulfua sắt, sản xuất theo phương pháp tiếp xúc
(chất xúc tác là V2O5).

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 31
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

PHẦN 2

CƠ SỞ HÓA LÝ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT H2SO4

2.1. ĐỐT LƯU HUỲNH ĐỂ SẢN XUẤT SO2


2.1.1. Lưu huỳnh cháy

Quá trình đốt lưu huỳnh được thực hiện theo phương trình sau:
S + O2  SO2 ∆H = - 297,322 kJ/mol
Yêu cầu về nồng độ của nguyên liệu để thực hiện được phương pháp này là: nồng độ
oxi trong không khí khoảng 21%. Theo lý thuyết, sản phẩm thu được có thể chứa 20,5%
SO2. Nhưng trong thực tế để đảm bảo đốt cháy hoàn toàn lưu huỳnh, không khí thường
được cung cấp dư. Một điều kiện tiên quyết để quá trình đốt cháy lưu huỳnh hoàn toàn
cũng như để duy trì nồng độ SO2 xác định trong điều kiện công nghiệp, lưu huỳnh cần
được nghiền mịn, phân tán đồng đều và hòa trộn đều với không khí khi đốt. Nhiệt độ của
lưu huỳnh lỏng là khoảng 140 – 150°C, ở nhiệt độ này độ nhớt của lưu huỳnh lỏng đủ
thấp để có thể được phun bằng vòi phun. Thực tế lưu huỳnh trước khi cháy đã chảy lỏng
(tnc = 113°C), bay hơi (ts = 444°C) và cháy trong pha khí. Như vậy, bản thân quá trình
cháy là quá trình đồng thể.
Trong quá trình đốt cháy, chỉ các phân tử S2 mới thực sự bị oxi hóa. Ban đầu trong
pha hơi của lưu huỳnh chủ yếu là dạng S8, dạng này chỉ bị phân tách thành dạng S2 ở
nhiệt độ trên 600°C. Hơn 60% nhiệt phản ứng (khoảng 9280kJ/kg S) giải phóng trong quá
trình đốt cháy lưu huỳnh được hấp thụ bởi các quá trình: quá trình gia nhiệt không khí và
lưu huỳnh; quá trình bay hơi lưu huỳnh và phân hủy S8 ở nhiệt độ 600°C.
Tính toán thành phần khí lò theo công thức:
 n(m − 1)   n(m − 0,5) 
CO = n −  m −  .CSO −  m + 0,5  .CSO
2
 100  2
 100 3

Coi như quá trình đốt không tạo ra SO3 ta có thành phần khí lò được tính theo công
thức sau:
 n(m − 1) 
CO = n −  m − .CSO (2-1)
2
 100  2

Trong đó: m là tỷ lệ giữa số phân tử O2 tham gia phản ứng và số phân


tử SO2 tạo ra theo phương trình phản ứng cháy
n là nồng độ oxi trong không khí thổi vào lò đốt, % thể tích.
Đối với quá trình đốt lưu huỳnh trong không khí m = 1; n = 21:
CO = 21 − CSO
2 2

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 32
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Thực tế, khi đốt lưu huỳnh bằng không khí, sản phẩm khí thu được có nồng độ SO2
khoảng 18%. Tuy nhiên thông thường khí thu được có chứa 10 – 12% SO2 tương ứng với
tỷ lệ O2/SO2 khoảng 1:1. Thông thường, khí đốt được sấy khô bằng axit sunfuric đậm đặc,
sau đó được nén bằng quạt đến áp suất 1,3 – 1,5 bar để cung cấp động lực cần thiết để
thắng trở lực trong phần còn lại của dây chuyền. Sấy và nén khí làm tăng nhiệt độ của
không khí khoảng 60 – 100°C.
Theo lý thuyết nhiệt độ đốt là 1000°C với nguyên liệu là lưu huỳnh lỏng ở l40 –
150°C và không khí khô khoảng 60 – 80°C. Như trong hình 13 ta có thể thấy nhiệt độ đốt
tăng lên gần như tuyến tính theo nồng độ SO2. Nhiệt độ tăng đến khoảng 1600°C khi
nồng độ SO2 là 18%.

Hình 2.1: Nhiệt độ đốt cháy lưu huỳnh lý thuyết là hàm của nồng độ SO2.
( tkk = 80°C, tS = 140°C)

2.1.2. Tạp chất cháy

Mặc dù trong quá trình hóa lỏng phần lớn tạp chất đã được loại bỏ khỏi lưu huỳnh
nhưng không thể triệt để. Lưu huỳnh thường chứa một số tạp chất như asen, telu, selen…,
các tạp chất này khi đốt bị oxi hóa thành các oxit As2O3, TeO2, SeO2, ReO2, Re2O7… một
phần theo khí lò và phần còn lại nằm trong xỉ, tuy nhiên lượng tạp chất này cũng rất nhỏ.

2.2. OXI HÓA SO2 THÀNH SO3 TRÊN XÚC TÁC V2O5
2.2.1. Phản ứng oxi hóa SO2

a. Cân bằng của phản ứng


SO2 + 0,5 O2  SO3 + Q Q = -143,8 kJ
Đặc điểm phản ứng: Phản ứng thuận nghịch, giảm thể tích
Tỏa nhiệt ΔH = -100 (MJ/mol)
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 33
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Phản ứng xảy ra ở vùng động học


Hằ ng số cân bằ ng của phản ứng:
PSO
Kp = 3
( 2-2 )
PSO  PO 0,5
2 2

Trong đó: PSO ,PSO ,PO : áp suấ t riêng phầ n của các cấ u tử ở tra ̣ng thái cân bằ ng
3 2 2

Bảng 2.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến nhiệt phản ứng oxi hóa SO2 (kJ/mol)
Nhiệt độ, oC Qp Nhiệt độ, oC Qp
25 96,05 500 94,23
100 96,20 550 93,18
200 96,09 600 93,13
300 95,79 650 92,80
400 95,04 700 92,27
450 94,65

Hằ ng số cân bằ ng phu ̣ thuô ̣c vào nhiê ̣t đô ̣ theo phương trin
̀ h Van’t - Hoff:
d ln K cb −Qp
=
dT RT 2
Trong đó: Qp: Nhiệt phản ứng ở áp suất không đổi
R: Hằng số khí
Nhiệt phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ theo định luật Kirchhoff:
dQp/dT = - Cp
Trong đó: ΔCp : hiêu nhiệt dung riêng của sản phẩm và các chất ban đầu
Cp = CSO − CSO − 0,5  CO
3 2 2

Tính toán theo các phương trình trên rất phức tạp. Vì vậy để đơn giản, trong khoảng
nhiệt độ từ 400 – 7000C có thể tính Qp và Kcb theo phương trình sau, với sai số nhỏ hơn
1%:
Qp = 101.420 – 9,26T (J/mol)
4905,5
lgK cb = - 4,6455 (2.3)
T

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 34
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Bảng 2.2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hằng số cân bằng phản ứng oxi hóa SO2
Nhiệt độ, oC Kcb Nhiệt độ, oC Kcb
390 566 525 31,5
400 442,4 575 13,6
425 241 600 9,37
450 137,3 625 6,75
475 81,2 650 4,68
500 50

Khi nhiê ̣t đô ̣ tăng thì Qp và Kcb đề u giảm.

b. Mức chuyển hóa SO2 thành SO3


Mức chuyển hóa là tỷ lệ giữa lượng SO2 đã bị oxi hóa thành SO3 và tổng lượng SO2
ban đầu:
Pso3
x=
Pso3 + Pso 2
Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì mức chuyển hóa đạt cực đại gọi là mức
chuyển hóa cân bằng:
Pso3
x cb = (2.4)
Pso3 + Pso 2
Go ̣i : P: là áp suấ t chung của hỗn ho ̣p khí
a,b : nồ ng đô ̣ ban đầ u của SO2 và O2 (%V)
Kế t hơ ̣p (2.2) và (2.4) ta có:
K cb
x cb = (2.5)
100 − 0,5.a.x cb
K cb +
P − ( b − 0,5.a.x cb )
Kcb phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất nên xcb cũng phụ thuộc vào nhiệt độ và áp
suất. Sự phụ thuộc của xcb và nhiệt độ và áp suất được thể hiện ở hình dưới đây:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 35
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 2.2: Sự phụ thuộc của mức chuyển hóa cân bằng của SO2 vào nhiệt độ
và áp suất
Nhiệt độ tăng, mức chuyển hóa giảm. Áp suất tăng, mức chuyển hóa tăng.
Ngoài ra mức chuyển hóa còn phụ thuộc vào tỷ lệ SO2 và O2 trong khí lò, tức là phụ
thuộc vào dạng nguyên liệu và lượng không khí đưa vào lò đốt. Cùng một dạng nguyên
liệu, lượng không khí đưa vào lò càng nhiều thì nồng độ SO2 càng thấp à nồng độ O2
trong khí lò càng cao, do đó mức chuyển hóa cân bằng càng lớn. Sự ảnh hưởng của SO2
và O2 đến mức chuyển hóa được thể hiện ở 2 đồ thị dưới đây:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 36
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 2.3: Ảnh hưởng của nồng độ O2 đến mức chuyển hóa SO2 cân bằng

Hình 2.4: Ảnh hưởng của nồng độ SO2 đến mức chuyển hóa SO2 cân bằng

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 37
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

c. Tốc độ phản ứng


Trong điều kiện sản xuất, tốc độ oxi hóa có ý nghĩa rất lớn vì nó quyết định lượng
SO2 oxi hóa được trong một đơn vị thời gian, trên một đơn vị thể tích xúc tác và do đó
quyết định đến lượng xúc tác cần dùng, kích thước tháp chuyển hóa, các chỉ tiêu kinh tế
kĩ thuật khác (vốn đầu tự, tiêu hao điện nước..).
Tốc độ phản ứng oxi hóa SO2 được đặc trưng bằng hằng số tốc độ:
−E
k = k0  e RT
(2.6)
k0: hệ số thực nghiệm, đặc trưng cho chất xúc tác, không phụ thuộc vào nhiệt độ
E: năng lượng hoạt hóa của phản ứng, J/mol.
Khi tăng nhiệt độ và giảm năng lượng hoạt hóa thì hằng số tốc độ tăng.
Phản ứng oxi hóa SO2 trong hệ đồng thể không có xúc tác có năng lượng hoạt hóa
rất lớn do phải tốn năng lượng để phá vỡ liên kết của các phân tử O2,vì vậy tốc độ phản
ứng vô cùng chậm, thực tế có thể coi như không xảy ra ngay cả ở nhiệt độ cao.
Người ta thấy hỗ hợp khí sau khi oxi hóa có rất nhiều nito oxit và vì vậy cho rằng
quá trình oxi hóa chủ yếu là do có phản ứng giũa phân tử SO2 với các nito oxit. Nito oxit
đóng vai trò là chất xúc tác. Trước đây người ta cho rằng đây là phản ứng xúc tác đồng
thể nhưng thực ra đây là phản ứng dị thể vì nó chỉ xảy ra khi có mặt hơi nước hoặc trên bề
mặt thấm nước. Tốc độ phản ứng oxi hóa SO2 nhờ xúc tác nito oxit khi không có hơi
nước cũng rất nhỏ.
Tóm lại, tốc độ phản ứng oxi hóa SO2 trong hệ đồng thể rất nhỏ. Khi có mặt chất
xúc tác rắn (oxi hóa dị thể) năng lượng hoạt hóa giảm và tốc độ phản ứng tăng lên rất
nhiều.

Hình 2.5: Năng lượng hoạt hóa khi có và không có xúc tác

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 38
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

2.2.2. Chất xúc tác oxi hóa SO2

Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, có thể làm tăng hoặc ức chế tốc
độ phản ứng. Đối với phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3, xúc tác cho vào để làm tăng tốc
độ phản ứng.
Xúc tác có thể có nhiều hình dạng khác nhau như hình sao, hình nhẫn… được chế
tạo theo phương pháp đùn. Việc lựa chọn hình dạng xúc tác phụ thuộc vào điều kiện công
nghệ, hiệu suất chuyển hóa SO2 và tính sẵn có của xúc tác.
Có thể chia chất xúc tác cho quá trình oxi hóa SO2 thành SO3 thành 2 loại: xúc tác
kim loại và xúc tác phi kim loại.

a. Xúc tác kim loại:


Có rất nhiều kim loại có khả năng xúc tác cho phản ứng oxi hóa SO2.
Xúc tác kim loại đầu tiên được sử dụng để là xúc tác cho quá trình oxi hóa SO2 là Pt.
Xúc tác Pt có hoạt tính rất cao, nhiệt độ hoạt tính thấp ( khoảng 375 – 4000C) nhưng rất
dễ bị nhiễm độc ( đặc biết đối với các hợp chất của asen) và rất đắt.
Để làm tăng hoạt tính của xúc tác và giảm giá thành, người ta đem Pt (có thể thêm
20 – 40% paladi) rải trên các chất mang khác nhau như amian, magie sunfat, siicagel..
Ngoài ra hợp kim của vàng, bạc với Pt, molipden.. cũng có hoạt tính cao. Tuy nhiên
chúng ít được sử dụng do giá thành đắt.

b. Xúc tác phi kim loại


Oxit sắt: Loại oxit kim loại được phát hiện sớm nhất là xúc tác oxit sắt được chế tạo
từ xỉ quặng. Ưu điểm là rẻ tiền, dễ kiếm và ít nhạy với các tạp chất có trong lò. Tuy nhiên
xúc tác oxit sắt có nhược điểm là hoạt tính không cao và nhiệt độ hoạt tính cao. Mức
chuyển hóa của xúc tác này không vượt quá 0,5 nên được dùng để chuyển hóa sơ bộ.
Oxit crom: có hoạt tính ban đầu tương đối cao nhưng sau một thời gian làm việc nó
bị chuyển thành dạng crom sunfat nên hoạt tính giảm.
Các oxit của đồng, mangan, thiếc, titan, molipden.. ở nhiệt độ cao (khoảng 7000C)
cũng có hoạt tính đối với quá trình oxi hóa SO2.
V2O5: khả năng hoạt tính của oxit này đối với quá trình oxi hóa SO2 được phát hiện
từ năm 1895. Theo các nghiên cứu thì:
V2O5 nguyên chất có hoạt tính không cao đối với phản ứng oxi hóa SO2.
Xúc tác vanadi oxit có hoạt tính cao, ngoài thành phần chính là valadi oxit
phải chứa cả hợp chất của kim loại kiềm Me2O và SiO2.
SiO2 ở dạng tự do hoặc dạng liên kết với các hợp chất khác chiếm phần chủ yếu
trong xúc tác và quyết định cấu trúc bên trong của hạt xúc tác (độ xốp, bề mặt trong..).

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 39
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Tùy theo thành phần và cách chế tạo xúc tác, cấu trúc đó thay đổi và do đó ảnh hưởng đến
hoạt tính của xúc tác.
Thành phần của xúc tác vanadioxit:
V2O5 là thành phần hoạt tính của xúc tác, hàm lượng của nó trong chất xúc tác từ
5 – 12%
Muối của kim loại kiềm (K, Na, Li, Rb, Cs) là chất kích hoạt, làm tăng hoạt tính
xúc tác
SiO2 là chất mang, làm tăng độ bền của xúc tác, chiếm phần lớn trong xúc tác với
lượng chiếm từ 55 – 70%.
Theo chiều giảm dần của hoạt tính xúc tác và độ bền của xúc tác đối với các chất
độc : Pt > V2O5 > oxit sắt.
Tóm lại, có rất nhiều chất có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng oxi hóa SO2 nhưng
cho đến nay chỉ có xúc tác V2O5 được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, do có hoạt tính
gần bằng Pt nhưng giá rẻ hơn từ 2 – 4 lần.

c. Cơ chế của phản ứng oxi hóa SO2 trên xúc tác
Có nhiều thuyết khác nhau nói về cơ chế phản ứng SO2 trên bề mặt xúc tác, song có
2 thuyết chính:
Hướng thứ nhất: tiến hành nghiên cứu phản ứng oxi hóa SO2 trên xúc tác
kim loại và đưa ra thuyết “ Hấp phụ bề mặt” để giải thích cơ chế phản ứng:
• Đầu tiên các nguyên tử platin ở bề mặt xúc tác hấp phụ oxi làm yếu
liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử oxi.
• Tiếp tục hấp phụ SO2 lên bề mặt đã có màng oxi bao phủ:
SO2 + O.Pt = SO2.O.Pt
• Chuyển nhóm electron và tạo thành SO3 trên bề mặt xúc tác platin
• Nhả SO3 ra khỏi bề mặt xúc tác platin
Hướng thứ hai: tiến hành nghiên cứu phản ứng oxi hóa SO2 trên xúc tác oxit
kim loại và đưa ra thuyết “ Hợp chất trung gian”: đầu tiên các chất tham gia phản
ứng tác dụng với chất xúc tác tạo thành hợp chất trung gian, sau đó hợp chất trung gian
phân hủy thành sản phẩm và hoàn nguyên xúc tác.
Phản ứng gồm 4 giai đoạn:
• Hấp phụ SO2 trên bề mặt xúc tác
• Oxi hóa SO2 bằng oxi trong các phân tử oxit kim loại (chất xúc tác
nằm ngay trên bề mặt xúc tác.
• Nhả SO3 ra khỏi bề mặt xúc tác
• Hấp phụ oxi trong pha khí và chất xúc tác và hoàn nguyên xúc tác.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 40
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 2.6: Cơ chế của phản ứng oxi hóa SO2 trên xúc tác

d. Động học của quá trình oxi hóa SO2 trên xúc tác vanadi oxit
Khi hiể u biế t đươ ̣c đô ̣ng ho ̣c của quá trình mới giải quyế t đươ ̣c các vấ n đề thực tế
sản xuấ t như xác đinḥ đươ ̣c đúng nhiê ̣t đô ̣ thić h hơ ̣p, nồ ng đô ̣ SO2 thić h hơ ̣p, thiế t lâ ̣p
phương pháp hơ ̣p lý để tính toán thiế t bi.̣ Người ta đã tìm đươ ̣c ra phương trình đô ̣ng ho ̣c
sau:
k .P b − ax / 2 1 − x    1 − ax / 2 
2
dx
= 1 − 
x
  (2 − 7 )
dt a 1 − ax / 2 1 − 0,2 x   kp(1 − x )  b − ax / 2 
 
Trong đó :
k : hằ ng số tố c đô ̣ phản ứng (s-1.at-1)
kp : hằ ng số cân bằ ng
a,b : nồ ng đô ̣ ban đầ u của SO2 và O2
P : áp suấ t chung của hỗn hơ ̣p khí (at)
x : mức chuyể n hoá
e. Chất độc đối với xúc tác vanadi
Dưới tác dụng của một số tạp chất, hoạt tính của xúc tác giảm nhanh, người ta gọi
đó là xúc tác bị ngộ độc. Nguyên nhân của việc xúc tác bị ngộ độc có thể là do chất độc
bao phủ bề mặt hoạt động của xúc tác hoặc do chất độc tạo thành với xúc tác một hợp
chất không hoạt động hay bay hơi.. làm thay đổi thành phần xúc tác.
- Chất độc xúc tác nguy hiểm nhất đối với V2O5 là asen. Tuy so với Pt, V2O5
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 41
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

ít bị ngộ độc hơn nhưng chỉ vài mg As trong 1m3 khí cũng đủ làm xúc tác bị ngộ
độc. V2O5 bị ngộ độc vĩnh viễn với asen
- Các hợp chất của F cũng gây tác hại đáng kể cho xúc tác. SiO2 tạo ra trong
quá trình SiF4 tác dụng với hơi nước, kết tủa thành lớp vỏ bao bọc xúc tác.
- Ở nhiệt độ trên nhiệt độ ngưng tụ của axit thì hơi nước không ảnh hưởng gì
đến hoạt tính của xúc tác. Nhưng ở nhiệt độ thấp hơi nước trong khí tác dụng với
SO3 còn lại trong các mao quản tạo thành hơi axit và ngưng tụ trong các mao quản làm
hỏng xúc tác.
- Khi làm sạch khí không cẩn thận, mù và giọt axit đi theo khí gây ăn mòn
thiết bị và đường ống tạo sắt sunfat. Bị kéo theo vào tháp oxi hóa, sắt sunfat sẽ lắng
trên bề mặt hạt xúc tác thành lớp vỏ bao phủ nó.

2.2.3. Điều kiện oxi hóa SO2 trên xúc tác vanadi

Quá triǹ h oxy hoá SO2 là mô ̣t giai đoa ̣n quan tro ̣ng trong sản xuấ t axit sunfuric. Vì
vâ ̣y cầ n phải nghiên cứu những điề u kiê ̣n thić h hơ ̣p tiế n hành quá trin
̀ h đó để đa ̣t năng
suấ t cao, giá thành ha ̣ ...
Trước hế t xét tố c đô ̣ phản ứng oxy hoá SO2 vì nó quyế t đinh thời gian cầ n thiế t tiế p
xúc giữa hỗn hơ ̣p khí và xúc tác do đó quyế t đinh ̣ lươ ̣ng xúc tác cầ n dùng, kích thước
thiế t bi.̣
Trong điề u kiê ̣n sản xuấ t, áp suấ t làm viê ̣c P và nồ ng đô ̣ ban đầ u a,b là quy đinh
̣ và
coi như không đổ i. Như vâ ̣y ta ̣i 1 mức chuyể n hoá xác đinh ̣ thì tố c đô ̣ phản ứng oxy hóa
SO2 chỉ phu ̣ thuô ̣c vào K và Kp ( theo phương trin ̀ h 2-7). Khi nhiê ̣t đô ̣ tăng, hằ ng số vâ ̣n
tố c K tăng, còn hằ ng số cân bằ ng Kp giảm.
Xét sự thay đổ i của vâ ̣n tố c phản ứng theo nhiê ̣t đô ̣:
Khi tăng nhiê ̣t đô ̣ xét ảnh hưởng của giá tri ̣K và Kp tới tố c đô ̣ phản ứng ta có đồ thi ̣
bên. Như vâ ̣y tố c đô ̣ phản ứng từ khi tăng đế n lúc bằ ng 0 (hê ̣ đa ̣t tra ̣ng thái cân bằ ng) thì
phải qua mô ̣t giá tri ̣ cực đa ̣i. Kế t luâ ̣n này có ý nghiã quan tro ̣ng trong viê ̣c cho ̣n chế đô ̣
nhiê ̣t làm viê ̣c cho tháp.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 42
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Hình 2.7: Sự thay đổi của tốc độ phản ứng theo nhiệt độ.

a. Nhiệt độ thích hợp


Nhiệt độ thích hợp - ứng với mức chuyển hóa xác định là nhiệt độ mà tại đó tốc độ
phản ứng đạt giá trị cực đại.
4905,5
Tth =
x
lg
b − 0,5.a.x
(1 − x)
100 − 0,5.a.x
Nhiê ̣t đô ̣ thích hơ ̣p thay đổ i theo nồ ng đô ̣ ban đầ u a,b và mức chuyể n hoá x. Khi
tăng mức chuyể n hoá SO2 thì nhiê ̣t đô ̣ thić h hơ ̣p giảm, tức là giai đoa ̣n cuố i của quá trin ̀ h
chuyể n hoá phải tiế n hành ở nhiê ̣t đô ̣ thấ p để ngoài viê ̣c tăng mức chuyể n hoá cân bằ ng
còn tăng tố c đô ̣ phản ứng.
Muố n cho tố c đô ̣ oxy hoá SO2 đa ̣t giá tri ̣cực đa ̣i phải tiế n hành phản ứng ở nhiê ̣t đô ̣
thić h hơ ̣p mà nhiê ̣t đô ̣ thić h hơ ̣p thay đổ i theo mức chuyể n hoá SO2. Vì vâ ̣y trong thực tế
chỉ có thể tiế n hành phản ứng oxy hoá SO2 ở xung quanh đường nhiê ̣t đô ̣ thích hơ ̣p. Muố n
thế người ta chia quá trình oxy hoá SO2 thành nhiề u lớp, sau mỗi lớp có làm la ̣nh hỗn hơ ̣p
khí (gián tiế p hay trực tiế p)
Do phản ứng oxy hoá SO2 toả nhiê ̣t nên nhiê ̣t đô ̣ khí sau mỗi lớp xúc tác tăng lên và
đươ ̣c xác đinh ̣ theo phương trình sau:
Tr = Tv + .x
Trong đó: Tv, Tr : nhiê ̣t đô ̣ khí vào và ra lớp xúc tác ( K )
 : hê ̣ số tăng nhiê ̣t đô ̣ của khí khi mức chuyể n hoá thay đổ i từ 0 sang 1 trong điề u

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 43
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

kiê ̣n đoa ̣n nhiê ̣t.


x : hiê ̣u mức chuyể n hoá, x = xr - xv
Hê ̣ số tăng nhiê ̣t đô ̣ phu ̣ thuô ̣c vào nồ ng đô ̣ ban đầ u của SO2
Trong khoảng a = 0,02 - 0,12 thì có  = 2329.a 0,91 - 7,92
Trước khi đa ̣t mức chuyể n hoá cân bằ ng người ta tiế n hành làm la ̣nh hỗn hơ ̣p khí để
nhiê ̣t đô ̣ của quá triǹ h tiế p theo gầ n với nhiê ̣t đô ̣ thić h hơ ̣p. Quá trin
̀ h này cứ tiế p diễn cho
tới khi đa ̣t mức chuyể n hoá yêu cầ u.

b. Mức chuyển hoá


Mu ̣c đić h của công đoa ̣n này là phải đa ̣t mức chuyể n hoá cao nhấ t trong điề u kiê ̣n
kinh tế kỹ thuâ ̣t phù hơ ̣p để :
- Tăng mức sử du ̣ng SO2, giảm giá thành sản phẩ m.
- Giảm đươ ̣c hàm lươ ̣ng SO2 trong khí thải, đảm bảo điề u kiê ̣n về môi trường.
- Để đa ̣t đươ ̣c mức chuyể n hoá cao thì phải kế t thúc quá triǹ h ở nhiê ̣t đô ̣ thấ p.
Và càng cuố i quá trình càng gầ n với điề u kiê ̣n cân bằ ng, do đó hằ ng số vâ ̣n tố c phản
ứng giảm nhanh, tố c đô ̣ quá triǹ h nhỏ. Vì vâ ̣y mức chuyể n hoá càng cao thì cầ n thời gian
tiế p xúc cầ n thiế t càng lớn, tức lươ ̣ng xúc tác cầ n dùng càng nhiề u. Điề u này làm tăng giá
thành sản phẩ m.
Ngươ ̣c la ̣i mức chuyể n hóa thấ p :Mức sử du ̣ng SO2 giảm, tăng giá thành sản phẩ m
và ảnh hưởng tới môi trường.

2.3. HẤP THỤ SO3


Giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất axit sunfuric the phương pháp tiếp xúc là
tách SO3 khỏi hốn hợp khí và chuyển nó thành axit sunfuric. Tùy theo hỗn hợp khí có
chứa hơi nước hay không mà cơ chế của quá trình tách SO3 khác nhau. Nếu hỗn hợp khí
trước khi vào tháp tiếp xúc được sấy khô thì quá trình tách SO3 ở đây là hấp thụ, còn hỗn
hợp khí đi thẳng vào tháp tiếp xúc mà không sấy thì quá trình tách SO3 ở đây là ngưng tụ
axit sunfuric. Trường hơp thứ nhất phổ biến hơn.
Đầ u tiên SO3 hoà tan vào axít sunfuric, sau đó phản ứng với nước trong axít:
n SO3 + H2O = H2SO4 + ( n - 1) SO3 + Q
Đây là phản ứng dị thể, thuận nghịch, tỏa nhiệt.
Tuỳ theo tỷ lê ̣ giữa lươ ̣ng SO3 và H2O mà nồ ng đô ̣ axit́ thu đươ ̣c sẽ khác nhau:
Khi n > 1: sản phẩ m là ôlêum
Khi n = 1: sản phẩ m là mônô hydrat
Khi n < 1: sản phẩ m là axit́ loañ g
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 44
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Cơ chế của quá trình hấ p thu ̣ SO3 cũng tương tự như quá trình sấ y khí. Do đó ta
cũng có công thức:
Q = K.F. P
Trong đó :
Q : lươ ̣ng SO3 hấ p thu ̣ đươ ̣c (kg/h)
K : hê ̣ số hấ p thu ̣ (kg/m2. h.mmHg)
P : đô ̣ng lực của quá trin ̀ h hấ p thu ̣ (mmHg)
Với K = Ko.W0,8
Ko : hê ̣ số phu ̣ thuô ̣c vào nhiê ̣t đô ̣ và nồ ng đô ̣ của axit́
W : tố c đô ̣ giả của khí trong tháp ( m/s)
Quá trình hấ p thu ̣ SO3 tố t nhấ t ở nhiê ̣t đô ̣ thường và nồ ng đô ̣ axít tưới 98,3% H2SO4,
vì ta ̣i đó cả hiê ̣u suấ t hấ p thu ̣ và tố c đô ̣ hấ p thu ̣ đề u đa ̣t giá tri ̣cực đa ̣i.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 45
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

PHẦN 3

CHỌN VÀ BIỆN LUẬN DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

3.1. THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ

Không khí ẩm được hút vào tháp sấy khí (1) và được sấy bằng axit với nồng độ
95%. Axit được tưới từ trên đỉnh tháp xuống còn không khí đi lên từ đáy tháp lên. Hai
dòng lỏng và khí tiếp xúc với nhau tại lớp đệm trong thân tháp. Do tính chất háo nước của
axit H2SO4 nên không khí được sấy khô. Sau khi ra khỏi tháp sấy, không khí được dẫn
vào tháp tách tia bắn (2). Tại đây không khí được tách những giọt mù axit đến khi đạt
được hàm ẩm < 0,04 g H2O/m3 và mù axit < 0,004 mg/m3 không khí khô thì khí được
nâng tới nhiệt độ 260oC nhờ trao đổi nhiệt (12), không khí khô được cung cấp cho lò đốt
lưu huỳnh (4).
Lưu huỳnh dạng rắn được định lượng qua bunke rồi xuống băng tải để đưa tới
thùng hóa lỏng (3). Tại đây lưu huỳnh được nâng nhiệt và hóa lỏng nhờ hơi nước bão hòa
đi trong lòng sáu ống xoắn ruột gà phân bố đều quanh thùng, tại tâm thùng hóa lỏng có
cánh khuấy để tăng tốc độ truyền nhiệt. Sau khi hóa lỏng, lưu huỳnh được phun vào lò đốt
(4). Trong lò đốt, lưu huỳnh được đảo trộn với không khí khô, cộng với lượng nhiệt trong
lò lớn nên xảy ra phản ứng cháy của lưu huỳnh:
S + O2 = SO2 + Q1
Đây là phản ứng tỏa nhiệt tương đối lớn. Hỗn hợp khí ra khỏi lò có nhiệt độ khá
cao, khoảng 1103oC hoặc lớn hơn một chút. Người ta tận dụng nhiệt của hỗn hợp này
bằng cách đưa nó vào trao đổi nhiệt với nước mềm trong nồi hơi (5) để hạ nhiệt độ xuống
còn 450oC. Hơi nước 4,5at được hòa vào mạng lưới hơi chung cấp cho hóa lỏng lưu
huỳnh và các mục đích sử dụng khác…
Hỗn hợp khí sau bộ phận nồi hơi đi qua thiết bị lọc gió nóng (6) để lọc hết bụi cặn
do lưu huỳnh có lẫn theo cả tạp chất và giảm nhiệt độ xuống 440oC. Lúc này nồng độ của
SO2 trong hỗn hợp khí là khoảng 11%. Hỗn hợp khí sau đó đi sang tháp tiếp xúc (8), vào
lớp thứ nhất. Ở tháp tiếp xúc này xảy ra phản ứng chuyển hóa SO2 thành SO3.
SO2 + 0,5O2  SO3 + Q2
Sau khi qua lớp tiếp xúc thứ nhất hỗn hợp khí đạt mức chuyển hóa x1 = 65%, nhiệt
độ hỗn hợp ra khỏi tháp khoảng 636,3°C. Để giảm nhiệt hỗn hợp khí này trước khi đưa
vào lớp thứ 2, nó làm lạnh trực tiếp bằng không khí nguội ở bộ trộn khí (7) để đạt nhiệt độ
4600C. Sau đó hỗn hợp khí được đưa vào lớp thứ 2 của tháp tiếp xúc. Ở đây tiếp tục xảy
ra phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3. Sau lớp thứ 2 thì hỗn hợp chuyển hóa đạt x2= 86%,

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 46
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

nhiệt độ hỗn hợp khí ra khoảng 502,977oC. Hỗn hợp khí ra được đưa vào trao đổi nhiệt
ngoài (9) hạ nhiệt độ xuống còn khoảng 450oC để tiếp tục vào lớp tiếp xúc thứ 3.
Tại lớp tiếp xúc thứ 3, hỗn hợp tiếp tục được chuyển hóa thành SO3. Hiệu suất ở
đây khá cao, khoảng 90%. Hỗn hợp khí sau lớp 3 có nhiệt độ khoảng 458,186oC được đưa
đi hạ nhiệt độ tại 2 thiết bị trao đổi nhiệt (10) và (11) đến nhiệt độ 190oC rồi đưa vào tháp
hấp thụ trung gian (17). Tại tháp hấp thụ trung gian này, SO3 được chuyển thành sản
phẩm H2SO4 bằng cách cho axit đặc nồng độ 98,3% hấp thụ theo phương trình:
SO3 + H2O  H2SO4 + Q3
Axit đặc được lấy từ thùng chứa (20), qua thùng cao vị (26), tưới vào tháp hấp thụ
từ trên xuống. Phần sản phẩm lỏng được lấy ra, khí còn thì tiếp tục được đưa vào tháp
tách mù (15) để giữ lại mù axit. Sau đó hỗn hợp khí được dẫn qua tháp trao đổi nhiệt
ngoài (11), (10) và (9) để nâng nhiệt độ lên khoảng 387°C rồi đi vào lớp tiếp xúc thứ 4.
Tại lớp tiếp xúc thứ 4 này SO2 chuyển thành SO3 gần như triệt để, mức chuyển hóa đạt tới
khoảng 99,8%. Hỗn hợp khí ra khỏi lớp 4 có nhiệt độ khoảng 389,037oC, được đưa về
thiết bị trao đổi nhiệt (12) và (13), chất tham gia trao đổi nhiệt là không khí khô. Nhiệt độ
của hỗn hợp khí khi ra khỏi tháp (13) là khoảng 190oC, đủ điều kiện để đưa vào tháp hấp
thụ cuối (16). Tại tháp hấp thụ cuối, hỗn hợp khí được hấp thụ bằng axit 98,3%. Hiệu suất
hấp thụ ở tháp hấp thụ thứ cuối là 99,8%. Sau khi ra khỏi tháp hấp thụ cuối, hỗn hợp khí
được đưa qua tháp tách mù (14) để tách triệt để mù axit rồi được phóng không.

3.2. CHỌN CÁC THIẾT BỊ TRONG DÂY CHUYỀN


3.2.1. Lò đốt lưu huỳnh

Để đốt lưu huỳnh, trong công nghiệp axit sunfuric người ta dùng nhiều loại lò khác
nhau: lò phun, lò quay, lò phản xạ, lò lớp sôi, lò xyclon, lò sủi bọt…
➢ Lò phun đốt lưu huỳnh loại nằm ngang:
+ Đặc điểm: Là một ống thép (đường kính 3,4m, chiều dài 10,5m) trong lót gạch
chịu lửa. Lưu huỳnh sau khi nấu chảy và tách cặn được không khí thổi vào lò qua các vòi
phun. Để lưu huỳnh cháy hết, trong lò xây các tường ngăn và có bổ sung không khí.
+ Ưu điểm: Hiệu suất đốt lưu huỳnh cao.
+ Nhược điểm: Chỉ đốt được lưu huỳnh tinh khiết vì nếu có cặn sẽ gây tắc vòi
phun.
➢ Lò phun đốt lưu huỳnh loại đứng:
+ Đặc điểm: Thiết bị có dạng đứng, lưu huỳnh có thể được phun từ trên xuống
hoặc từ dưới lên. Trong lò có tường ngăn để tăng quãng đường đi của khí dẫn đến tăng
thời gian lưu của hỗn hợp và tăng hiệu suất đốt cháy lưu huỳnh.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 47
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

+ Ưu điểm: có thể đốt được lưu huỳnh lẫn nhiều cặn như lưu huỳnh điều chế theo
phương pháp tuyển nổi có chứa một lượng hợp chất hữu cơ. Những tạp chất hữu cơ này
khi đốt có thể tạo thành những mảng bitum gây khó khăn cho quá trình cháy S ở đáy lò.
→ Từ những ưu nhược điểm trên, chọn lò đốt lưu huỳnh loại nằm ngang do
nguyên liệu ban đầu là lưu huỳnh có độ tinh khiết cao, hiệu suất đốt của lò cao.
3.2.2. Súng phun lưu huỳnh lỏng

Súng phun lưu huỳnh dùng để phun lưu huỳnh lỏng vào lò đốt ở dạng mù để tăng
hiệu suất quá trình cháy. Sử dụng bơm cao áp để phun lưu huỳnh lỏng vào súng phun ở áp
suất 1MPa.
Lưu lượng lưu huỳnh lỏng phun vào lò đốt là 12909,969 (kg/h). Chọn hai súng
phun, mỗi súng phun với lưu lượng 6454,984 (kg/h) và một súng phun dự phòng. Như
vậy, dùng ba vòi phun lưu huỳnh vào lò đốt và được bố trí như hình vẽ sau:

Hình 3.1: Bố trí vòi phun lưu huỳnh vào lò đốt


3.2.3. Tháp chuyể n hoá

Có nhiề u loa ̣i tháp chuyể n hoá:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 48
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

➢ Tháp chuyể n hoá kiể u tầ ng sôi:


+ Đặc điểm: Hỗn hơ ̣p khí thổ i từ dưới lên lầ n lươ ̣t qua các lưới phân phố i khi,́ trên
đó có đổ xúc tác. Để rút nhiê ̣t phản ứng người ta đă ̣t các bô ̣ phâ ̣n làm nguô ̣i bằ ng nước
trong các lớp xúc tác.
+ Ưu điể m:
• Do xáo trô ̣n ma ̣nh giữa khí và xúc tác nên tăng cường đươ ̣c quá trình khuế ch
tán SO2 và O2 đế n bề mă ̣t xúc tác.
• Hê ̣ số truyề n nhiê ̣t từ lớp sôi đế n bô ̣ phâ ̣n làm la ̣nh lớn, do đó có thể tiế n hành
oxi hóa hỗ n hơ ̣p khí có nồ ng đô ̣ SO2 lớn mà không sơ ̣ xúc tác quá nóng.
+ Nhươ ̣c điể m: Cấ u ta ̣o phức ta ̣p, chế đô ̣ điề u chin̉ h vâ ̣n hành nghiêm ngă ̣t.
➢ Tháp chuyể n hoá kiể u truyề n nhiêṭ trung gian:
+ Đặc điểm: Loa ̣i này dùng các ố ng trao đổ i nhiê ̣t sau mỗi lớp xúc tác để ha ̣ nhiê ̣t
đô ̣ khí vào lớp xúc tác sau và nâng nhiê ̣t đô ̣ hỗn hơ ̣p khí nguyên liê ̣u vào lớp một. Loa ̣i
này có ưu điể m là dễ khố ng chế chế đô ̣ kỹ thuâ ̣t.
+ Nhươ ̣c điể m:
o Cấ u ta ̣o tương đố i phức ta ̣p
o Nế u khí chứa nhiề u hơi nước thì khi vào bô ̣ phâ ̣n truyề n nhiê ̣t sẽ ngưng tu ̣
hơi axit gây ăn mòn đường ố ng.
➢ Tháp chuyể n hoá kiể u bổ sung không khí và có truyề n nhiêṭ ngoài:
+ Đặc điểm: Khố ng chế nhiê ̣t đô ̣ vào các lớp xúc tác bằ ng bổ sung không khí nguô ̣i
khô và rút nhiê ̣t ở trao đổ i nhiê ̣t ngoài. Loa ̣i này có cấ u ta ̣o đơn giản, và do đă ̣t trao đổ i
nhiê ̣t ngoài nên viê ̣c sửa chữa thay thế thiế t bi ̣thuâ ̣n tiê ̣n dễ dàng.
+ Nhươ ̣c điể m: Chiế m nhiề u diê ̣n tić h mă ̣t bằ ng xây dựng
→ Qua xem xét các loại tháp chuyể n hoá trên đây, chọn loại tháp chuyể n hoá kiể u
bổ sung không khí và có truyề n nhiê ̣t trung gian vì nó có nhiề u ưu điể m phù hợp.

3.2.4. Tháp hấ p thụ

Để hấ p thu ̣ khí SO3 có mô ̣t số loa ̣i tháp như sau:
➢ Tháp đêm: ̣
+ Đặc điểm: Là loa ̣i tháp dùng khá phổ biế n, cấ u ta ̣o tương tự tháp sấ y (hình tru ̣,
vỏ thép trong xây lót bằ ng ga ̣ch chiụ axit). Có xế p các loa ̣i đê ̣m bằ ng sành. Trên đỉnh tháp
là hê ̣ thố ng thiế t bi ̣tưới axit xuố ng, khí đi từ dưới đáy tháp lên.
+ Ưu điểm: Loa ̣i này có cấ u ta ̣o đơn giản, năng suấ t lớn.
+ Nhươ ̣c điể m: Trở lực tháp tương đố i lớn.
➢ Tháp hấ p thu ̣ sủi bo ̣t kiể u điã lỗ hay điã chóp:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 49
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

+ Đặc điểm: Loa ̣i tháp này có hiê ̣u suấ t hấ p thu ̣ cao, cấ u ta ̣o đơn giản song trở lực
của tháp lớn. Nó gồ m 4 – 8 tầ ng điã , tiế t diê ̣n tự do của các lỗ chiế m khoảng 15% tiế t diê ̣n
trong toàn tháp. Làm la ̣nh trực tiế p axit trên từng tầ ng điã .
➢ Tháp hấ p thu ̣ làm la ̣nh:
+ Đặc điểm: Loa ̣i tháp này có cấ u ta ̣o như bình làm la ̣nh oleum gồ m có: các ố ng
truyề n nhiê ̣t bằ ng thép không gỉ. Hỗn hơ ̣p khí thổ i từ dưới lên đi giữa khe hở của các ố ng.
Axit đươ ̣c tưới từ trên xuố ng ở bên ngoài ố ng ta ̣o thành cái màng hấ p thu ̣ SO3. Nhiê ̣t toả
ra trong quá trình hấ p thu ̣ đươ ̣c nước làm la ̣nh đi trong ố ng thép không gỉ lấ y đi.
+ Ưu điể m: Làm la ̣nh ngay đươ ̣c axit nên hiê ̣u suấ t hấ p thu ̣ lớn.
+ Nhươ ̣c điể m: Cấ u ta ̣o phức ta ̣p, khó sữa chữa thay thế
→ Sau khi xem xét các loại tháp hấ p thụ trên đây chọn loại đê ̣m để hấ p thụ SO3.

3.2.5. Tháp khử mù

Sau tháp hấ p thụ cuối trước khi phóng không, hỗn hơ ̣p khí đươ ̣c đưa qua tháp khử
mù (14) để giữ la ̣i các hạt mù axit kéo theo. Tháp hiǹ h tru ̣ vỏ thép, xây lót ga ̣ch chiụ axit,
trong có xế p đê ̣m sành sứ, khí đi từ đáy tháp lên theo ố ng khí thải ra ngoài trời.

3.2.6. Thiế t bi la
̣ ̀ m nguội axit

Để làm nguội axit sau khi hấ p thu ̣ SO3 hoă ̣c sấ y không khi,́ ta có thể dùng các thiế t
bi ̣kiể u dàn tưới ố ng chùm, ố ng lồ ng ố ng, ố ng xoắ n ruô ̣t gà.
➢ Thiế t bi la ̣ ̀ m la ̣nh kiể u dàn tưới:
+ Đặc điểm: Gồ m có các dàn ố ng bằ ng vâ ̣t liê ̣u chố ng ăn mòn phù hơ ̣p ở đầ u vào
và ra dàn có ố ng góp, axit đi trong ố ng, nước làm la ̣nh đươ ̣c tưới bên ngoài ố ng. Hê ̣ số
truyề n nhiê ̣t K phu ̣ thuô ̣c nhiề u vào tố c đô ̣ chuyể n đô ̣ng của axit trong ố ng làm la ̣nh.
K = A.W 0,765
Trong đó:
W: tố c đô ̣ axit chảy (m/s)
A: hê ̣ số phu ̣ thuô ̣c vào kiể u làm la ̣nh
Tiń h toán tổ ng hơ ̣p các yế u tố ảnh hưởng của viê ̣c tăng W tới tăng hê ̣ số K, tăng
trở lực của thiế t bi,̣ tăng tố c đô ̣ ăn mòn. Người ta thấ y rằ ng tố c đô ̣ thích hơ ̣p của axit trong
ố ng dàn làm la ̣nh là W = 0,5 – 0,7 m/s.
+ Nhươ ̣c điể m:
Hiê ̣u suấ t sử du ̣ng nước làm la ̣nh thấ p do khi tưới một phầ n nước bi ̣ văng ra ngoài
không tưới vào ố ng làm la ̣nh tầ ng dưới. Để khắ c phu ̣c hiê ̣n tươ ̣ng này có thể treo các tấ m
răng cưa dưới mỗi hàng ố ng. Sinh ra nhiề u hơi nước làm ẩ m không khí xung quanh.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 50
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

+ Ưu điể m: Dễ chế ta ̣o, dễ sửa chữa, thay thế .


➢ Thiế t bi la ̣ ̀ m la ̣nh kiể u ố ng chùm:
Gồ m có vỏ bằ ng thép hiǹ h tru ̣, trong là các ố ng trao đổ i nhiê ̣t có lắ p ghi hai đầ u và
các tấ m ngăn ở giữa, nước làm la ̣nh đi trong ố ng, axit đi ở bên ngoài ố ng.
+ Ưu điể m: Diê ̣n tích bề mă ̣t trao đổ i nhiê ̣t lớn, thiế t bi ̣ go ̣n gàng, hê ̣ số truyề n
nhiê ̣t lớn
+ Nhươ ̣c điể m: Cấ u ta ̣o phức ta ̣p, khó sửa chữa thay thế khi bi ̣ hỏng ố ng trao đổ i
nhiê ̣t
→ Qua phân tích xem xét hai kiể u làm lạnh axit trên đây, chọn kiể u làm lạnh dàn
tưới cho axit sấy và axit monohydrat của dây chuyề n sản xuấ t.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 51
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

PHẦN 4

TÍNH CÂN BẰNG CHẤT VÀ CÂN BẰNG NHIỆT

➢ Số liệu tính toán:


- Năng suất phân xưởng : 310 000 tấn/năm
- Thành phần nguyên liệu : 98% S , 1% H2O
- Hàm lượng SO2 trong khí ra lò : 11% thể tích
- Nhiệt độ trung bình của nguyên liệu S : 25oC
- Số ngày làm việc trong năm : 330 ngày
- Số giờ làm việc trong ngày : 24 giờ
- Hiệu suất sử dụng lưu huỳnh : 99,0%

➢ Tính toán lượng nguyên liệu đầu vào:


- Năng suất dây chuyền 310 000 tấn/năm.
- Thời gian làm việc 24 giờ/ngày, 330 ngày/năm.
Do đó năng suất tính theo giờ là:
310000×1000
mddH SO = =39141,414 (kg/h)
2 4
330×24
Hiệu suất sử dụng lưu huỳnh là 99,0 % ta tính được năng suất phân xưởng thực tế là:
m H SO  100 39141, 414  100
m tt = 2 4
= = 39536,782 ( kg / h )
H 99, 0
Bảo toàn nguyên tố S ta tính được tổng lượng S cần phải có trong nguyên liệu:
m  32 39536,782  32
ms = tt = = 12909,969(kg / h)
98 98
Trong đó:
Khối lượng nguyên tử S – 32
Khối lượng phân tử H2SO4 – 98
Giả sử hàm lượng lưu huỳnh trong nguyên liệu là 98%, độ ẩm là 1%, tạp chất là 1%.
Vậy lượng nguyên liệu khô ban đầu cần thiết là:
m  100 12909,969  100
m nl = s = = 13173, 438(kg / h)
98 98
Vậy lượng tạp chất là:
mtc = mnl × 0,02 = 13173,438 × 0,02 = 243,469 (kg/h)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 52
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Lượng ẩm mang theo lưu huỳnh rắn là:


m   13173, 438  1
ma = nl = = 133,065(kg / h)
100 −  100 − 1
Trong đó: ω = 1% là độ ẩm của nguyên liệu lưu huỳnh. Lượng nước này theo lưu
huỳnh vào thùng hóa lỏng và ở chế độ 140 – 1450C sẽ coi là bốc hơi toàn bộ.

4.1 BỂ NẤU CHẢY LƯU HUỲNH


➢ Điều kiện ban đầu:
- Nhiệt độ nguyên liệu S vào: 25°C
- Nhiệt độ nguyên liệu S (lỏng): 140°C
- Hơi nước bão hòa ở áp suất 4,5at = 4,645 kg/cm2
➢ Lượng nhiệt sử dụng được tính:
▪ Lượng nhiệt lưu huỳnh nguyên liệu ở 25°C mang vào:
Q1 = mnl × Cp × t = 13173,438 × 0,1689 × 25 = 55624,842 (kcal/h)
Trong đó:
mnl là khối lượng nguyên liệu S ban đầu (kg/h)
Cp là nhiệt dung riêng của lưu huỳnh rắn ở nhiệt độ 25°C, Cp = 0,1689
(kcal/kg.độ) [1 – 181]
t là nhiệt độ lưu huỳnh rắn (°C)
▪ Nhiệt cung cấp để đun nóng nguyên liệu từ 25°C (298°K) đến 112,8°C
(385,8°K) là:
T2

Q 2 = m nl .  c p .dT kcal/h
T1

Trong đó:
mnl là lượng nguyên liệu chứa lưu huỳnh (kg/h)
Cp là nhiệt dung riêng của lưu huỳnh rắn phụ thuộc vào nhiệt độ
(kcal/kg.°K). [2 – 157]
T là nhiệt độ (K)
368,5 385,8

Q2 = 13173, 438    (0, 268 + 0,00046T)dT +  (0, 266 + 0,00052T)dT 
 298 368,5 
= 496585,114(kcal/h)
▪ Nhiệt cung cấp cho lưu huỳnh nóng chảy:
Q3 = mS.qnc

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 53
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

T
Trong đó: qnc là nhiệt nóng chảy riêng của S: q =10,5 nc [2 – 207]
nc M
112,8+273
q = 10,5 = 126,59 (kJ/kg) = 30,236 (kcal/kg)
nc 32
Với Tnc là nhiệt độ nóng chảy của S, Tnc = 112,8°C [1 – 21]
Q3 = 12909,969 × 30,236 = 390345,823(kcal/h)
▪ Nhiệt cung cấp để đun nóng nguyên liệu từ 112,8oC lên 140oC
Q4 = mS.Cp.Δt
Trong đó: Cp là nhiệt dung riêng của lưu huỳnh lỏng ở ttb = 126,4oC,
Cp = 0,1467.10-3 (kcal/kg.độ) [1 – 182]
Q4 = 12909,969×0,1467×10-3×(140 – 112,8) = 51,514 (kcal/h)
▪ Nhiệt cung cấp để đun bay hơi ẩm trong nguyên liệu
- Nhiệt cung cấp để nâng nhiệt độ của nước từ 25°C lên 100°C:
Qnuoc1 = ma × Cn × (t2 – t1) = 133,065 × 4190 × (100 – 25)
= 41815,676 (kJ/h) = 9987,503 (kcal/h)
Với Cn là nhiệt dung riêng của nước ở 62,5oC, Cn = 4190 (J/kg) [2 – 172]
- Nhiệt cung cấp để làm bay hơi nước ở 100°C:
Qnuoc2 = ma × rhh = 133,065 × 539,4 = 71775,261 (kcal/h)
Với rhh là ẩn nhiệt hóa hơi của hơi nước bão hòa ở 100oC,
rhh = 539,4 kcal/kg [2 – 312]
Vậy nhiệt để làm bay hơi ẩm trong nguyên liệu là:
Q5 = Qnuoc1 + Qnuoc2 = 9987,503 + 71775,261 = 81762,764 (kcal/h)
→ Vậy nhiệt lượng cần thiết để nấu chảy lưu huỳnh trong 1 giờ là:
Q = Q2 + Q3 + Q4 + Q5 = 496585,114 + 390345,823 + 51,514 + 81762,764
= 968745,215 (kcal/h)
Nhiệt lượng tổn thất cho phép là 2,5% của lượng nhiệt cung cấp, do đó nhiệt lượng
cần mà hơi nước cung cấp là:
Q6 = 1,025.Q = 1,025 × 968745,215 = 992963,845 (kcal/h)
Nhiệt tổn thất: Qtt = Q6 – Q = 992963,845 – 968745,215 = 24218,630 (kcal/h)
Nhiệt lượng do S (lỏng) mang ra khỏi lò:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 54
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Q7 = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 = 55624,842 + 496585,114 + 390345,823 + 51,514


= 942607,293 (kcal/h)
Xem như trong quá trình truyền nhiệt, hơi nước chỉ nhả nhiệt khi ngưng tụ còn
nhiệt độ không thay đổi. Ở áp suất 4,5at nhiệt độ của hơi nước là 147°C [2 – 311].
Lượng hơi nước cần cung cấp:
Q6
mH O = (kg/h)
2
rhh
Trong đó: rhh là nhiệt hóa hơi của nước ở áp suất 4,5at.
rhh = 508,150 (kcal/kg) [2 – 315]
992963,845
mH O = = 1954,076 (kg/h)
2
508,150
Thể tích hơi là:
mH O 1954,076
V"H O = 2
= = 825,549 (m3/h)
2
" 2,367
Với ρ” là khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 4,5at, ρ” = 2,367 [2 – 315]
Thể tích nước ngưng là:
mH O 1954,076
VH O = 2
= = 2,124 (m3/h)
2
' 920,030
Với ρ’ là khối lượng riêng của nước ngưng ở 147°C, ρ’ = 920,030 kg/m3 [2-11]
Nhiệt lượng do hơi nước đưa vào:
Q1' = mH2O × i’’ = 1954,076 × 656,100 = 1282069,264 (kcal/h)
Nhiệt lượng do nước ngưng đưa ra:
Q '2 = mH2O × i’ = 1954,076 × 147,910 = 289027,381 (kcal/h)
Với i’, i’’ là nhiệt lượng riêng của nước ở 147°C và hơi nước ở 4,5at: [2-315]
i’ = 147,910 kcal/kg ; i’’ = 656,100 kcal/kg

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 55
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Bảng 4.1: Bảng cân bằng chất bể nấu chảy lưu huỳnh
Vào Ra
Nguyên liệu
Kg/h m3/h Kg/h m3/h

Lưu huỳnh 13173,438 12909,969

Tạp chất 243,469

Ẩm 133,065
Hơi nước bão
1954,076 825,549
hòa
Nước ngưng 1954,076 2,124

Tổng công 15127,514 15240,579


Sai số 0,747%

Bảng 4.2: Bảng cân bằng nhiệt bể nấu chảy lưu huỳnh
Thành phần Vào, kcal/h Ra, kcal/h

Lưu huỳnh 55624,842 942607,293

Nước bay hơi 81762,764

Hơi nước bão hòa 1282069,264

Nước ngưng 289027,381

Tổn thất 24218,630

Tổng cộng 1337694,106 1337616,068

Sai số 5,834.10-3 %

4.2 LÒ ĐỐT LƯU HUỲNH


4.2.1 Cân bằng chất
➢ Số liệu đầu vào:
- Nhiệt độ nguyên liệu lưu huỳnh lỏng vào lò đốt : 140°C

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 56
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Thành phần lưu huỳnh lỏng : 100%


- Lượng nguyên liệu lưu huỳnh lỏng vào lò : 12909,969 (kg/h)
- Nhiệt độ không khí vào lò : 260°C
- Hàm lượng SO2 trong khí lò: : 11%
- Áp suất làm việc : 1at

Phương trình đốt lưu huỳnh:


S + O2 = SO2 ∆H = - 297 (kJ/mol)
Vậy lượng oxi cần để đốt lưu huỳnh là:
m 12909,969
mO = S ×M O = ×32 = 12909,969 (kg/h)
MS 2
32 2

Và lượng SO2 được tạo ra là:


m ×64 12909,969×64
mSO = S = = 25819,938 (kg/h)
32 2
32
Thể tích khí SO2 ở điều kiện tiêu chuẩn là:
mSO × 22,4 25819,938 × 22,4
VSO = = 2
= 9036,978 (m3 /h)
2
64 64
Với thành phần khí SO2 trong khí ra lò đốt chiếm 11%, ta tính được tổng thể tích của
khí lò tạo thành là:
VSO × 100 9036,978 × 100
Vkl = 2
= = 82154,345 (m3 /h)
CSO 2
11
Với lò đốt lưu huỳnh sạch, trong khí lò không có thành phần SO 3 ta có nồng độ khí
O2 trong lò tính theo công thức sau:

 n.(m − 1) 
CO = n −  m − .CSO (%) [1 – 27]
2
 100  2

Trong đó:

CO , CSO là nồng độ của khí O2, SO2 trong khí lò (% thể tích)
2 2

n: nồng độ oxy thổi vào lò đốt, khi dùng không khí thì n = 21% thể tích

m: tỷ lệ giữa số phân tử oxy tham gia phản ứng cháy và số phân tử SO 2


tạo thành theo phương trình phản ứng cháy. Khi đốt S thì m = 1,0

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 57
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

 21 (1 − 1) 
Thay số, ta được: CO = 21 − 1 − .11 = 10%
 100 
2

Thể tích của O2 trong hỗn hợp khí ra lò đốt là:

VO r = CO  Vkl = 10% × 82154,345 = 8215,434 (m3/h)


2 2

Khối lượng O2 tương ứng là:


mO r = VO r O = 8215,434 × 1,4289 = 11739,034 (kg/h)
2 2 2

Với O = 1,4289 (kg/m3) là khối lượng riêng của khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn 0oC,
2

1at [2 – 14]
Thể tích khí trơ trong khí lò là:
VN = Vkl - (VSO +VO r ) = 82154,345 - (9036,978 + 8215,434) = 64901,933 (m3 /h)
2 2 2

Khối lượng khí trơ trong khí lò sau khi đốt là:
mN = VN × ρN = 64901,933 ×1,2507 = 81172,848 (kg/h)
2 2 2

Trong đó:  N = 1,2507 (kg/m3) là khối lượng riêng của khí N2 ở điều kiện tiêu
2

chuẩn 0oC, 1 at [2 – 13]


Do hàm lượng khí N2 trong không khí là 79% và nó không tham gia phản ứng nên ta
tính được thể tích không khí vào lò dựa vào thể tích khí N2 đã biết:
VN ×100 64901,933 ×100
Vkkk = = 2
= 82154,345 (m3 /h)
79 79
Thể tích O2 trong không khí đưa vào lò là:

Vkkk ×21 82154,345×21


VO tr = = = 17252,412 (m3 /h)
2
100 100

Khối lượng O2 trong không khí trước khi đưa vào lò là:

mO tr = VO tr O = 17252,412 × 1,4289 = 24651,972 (kg/h)


2 2 2

Với O = 1,4289 (kg/m3) là khối lượng riêng của khí O2 ở điều kiện tiêu chuẩn 0oC,
2

1at [2 – 14]

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 58
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Bảng 4.3: Bảng cân bằng chất lò đốt lưu huỳnh


Thành phần Vào Ra
3
Đơn vị kg/h m /h %V kg/h m3/h %V
S 12909,969
Hỗn O2 24651,972 17252,412 21,00 11739,034 8215,434 10,00
hợp N2 81172,848 64901,933 79,00 81172,848 64901,933 79,00
khí SO2 0 0 0 25819,938 9036,978 11,00
Tổng 118734,789 82154,345 100 118731,820 82154,345 100
Sai số 0,0025%

4.2.2 Cân bằng nhiệt lượng


a. Nhiệt vào
Lưu huỳnh được hóa lỏng và giữ ở nhiệt độ 140°C, được đưa sang thùng chứa và
được bơm cấp phun vào lò đốt. Nhiệt lượng do lưu huỳnh lỏng mang vào:
Q1 = Q7 = 942607,293 (kcal/h)
Nhiệt độ không khí khô vào 260oC. ta có:
CN = 0,2516 kcal/kg.độ
2
[1-192]
CO = 0,2346 kcal/kg.độ
2

Nhiệt lượng do không khí khô mang vào ở 260°C


Q 2 = ( m O  CO + m N  C N )  t
2 2 2 2

Q2 = ( 24651,972  0,2346 + 81172,848  0,2516 )  260 = 6813674,709 ( kcal / h )


Nhiệt phản ứng tạo thành SO2:
mSO 25819,938
Q3 = 2
 H =  70,937  103 = 28618577, 220 ( kcal / h )
MSO 2
64
Trong đó ∆H là nhiệt phản ứng tạo thành SO2
∆H = -297 (kJ/mol) = -70,937.103 (kcal/kmol)
→ Tổng nhiệt lượng vào lò đốt:
Qv = Q1 +Q2 + Q3 = 942607,293+ 6813674,709+ 28618577,220
= 36374859,220 (kcal/h)
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 59
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

b. Nhiệt ra
Gọi nhiệt độ hỗn hợp khí ra khỏi lò đốt lưu huỳnh là thh1 ta có:

Nhiệt do hỗn hợp khí mang ra được tính theo công thức:
Q4 = [mSO .CSO + mN .CN + mO .CO ].t hh1
2 2 2 2 2 2

Trong đó: mSO ,mN ,mO là khối lượng của SO2, O2, N2
2 2 2

CSO ,CN ,CO là nhiệt dung riêng của SO2, O2, N2 ở nhiệt độ thh1.
2 2 2

Giả sử nhiệt độ khí ra lò thh1 = 1103oC. Tra bảng X [1 – 195], ta có:


CSO = 0,20803 kcal/kg.độ
2

CN = 0,29076 kcal/kg.độ
2

CO = 0,27036 kcal/kg.độ
2

Vậy:
Q4 = (25819,938 × 0,20803 + 81172,848 × 0,29076 + 11739,034 × 0,27036) × thh1
Q4 = 32146,904 × thh1 (kcal/h)
c. Nhiệt tổn thất
- Đối với lò đốt lưu huỳnh, nhiệt tổn thất lấy bằng 2,5% tổng nhiệt lượng vào
lò:
Q5 = 0,025 × Qv = 0,025 × 36374859,220 = 909371,481 (kcal/h)
→ Tổng nhiệt ra là:
Qr = Q4 + Q5 = 32146,904 × thh1 + 909371,481
Từ điều kiện cân bằng nhiệt lò đốt, ta tìm được nhiệt độ hỗn hợp khí ra lò:
Q v = Qr
Hay 36374859,220 = 32146,904 × thh1 + 909371,481
Vậy thh1 = 1103,232°C. Nhiệt độ này so với nhiệt độ đã giả thiết để tra nhiệt dung
của các chất trong thành phần khí có chênh lệch nhau. Tuy nhiên nhiệt độ thay đổi khoảng
nhỏ thì nhiệt dung thay đổi rất nhỏ vậy nên ta chấp nhận nhiệt độ khí ra khỏi lò đốt là
1103°C.

Bảng 4.4: Bảng cân bằng nhiệt lò đốt lưu huỳnh

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 60
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Nhiệt vào Nhiệt ra

Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h

S lỏng 942607,293 Hỗn hợp khí ra lò 35458035,110

Không khí khô 6813674,709 Nhiệt tổn thất 909371,481

Nhiệt phản ứng 28618577,220

Tổng 36374859,220 36367406,590

Sai số 0,020%

4.3 NỒI HƠI NHIỆT THỪA


Điều kiện làm việc:
Nồi hơi trao đổi nhiệt gián tiếp
Nhiệt độ khí vào 1103°C
Nhiệt độ khí ra 450°C

4.3.1 Cân bằng chất


Trong nồi hơi không có thay đổi về thành phần hỗn hợp khí.
Bảng 4.5: Bảng cân bằng chất nồi hơi nhiệt thừa
Thành phần Vào Ra

Đơn vị kg/h m3/h %V kg/h m3/h %V

Hỗn O2 11739,034 8215,434 10,00 11739,034 8215,434 10,00


hợp
N2 81172,848 64901,933 79,00 81172,848 64901,933 79,00
khí

SO2 25819,938 9036,978 11,00 25819,938 9036,978 11,00

Tổng 118731,820 82154,345 100 118731,820 82154,345 100

Sai số 0%

4.3.2 Cân bằng nhiệt

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 61
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

a. Nhiệt vào
Nhiệt lượng mang vào nồi hơi nhiệt thừa là nhiệt lượng do hỗn hợp khí mang ra khỏi
lò đốt ở nhiệt độ 1103°C.
Qv = 35458035,110 (kcal/h)
b. Nhiệt ra
➢ Nhiệt theo hỗn hợp khí ra
Q1 = [mSO .CSO + mN .CN + mO .CO ].t hh 2
2 2 2 2 2 2

Trong đó:
mSO ,mN ,mO : khối lượng của SO2, N2, O2
2 2 2

CSO ,CN ,CO : nhiệt dung riêng của SO2, N2, O2 ở to = thh2
2 2 2

Giả sử nhiệt độ khí lò thh2 = 450oC. Tra bảng X [1 – 193], ta có:


CSO = 0,19 kcal/kg.độ
2

CN = 0,2612 kcal/kg.độ
2

CO = 0,2474 kcal/kg.độ
2

Vậy:
Q1 = [(25819,938 × 0,19 + 81172,848 × 0,2612 + 11739,034 × 0,2474)] × 450
Q1 = 29012,373 × 450 = 13055567,910 (kcal/h)

➢ Nhiệt tổn thất


Giả thiết nhiệt tổn thất ra môi trường là 2,5% tổng nhiệt vào
Q2 = 0,025 × Qv = 0,025 × 35458035,110 = 886450,878 (kcal/h)

➢ Nhiệt cấp cho nồi hơi Q3: để tạo hơi nước bão hòa ở 4,5at từ nước mềm.
→ Vậy tổng nhiệt ra
Qr = Q1 + Q2 + Q3 = 13055567,910 + 886450,878 + Q3 = 13942018,790 + Q3
Từ phương trình cân bằng nhiệt lượng cho nồi hơi ta có:
Qv = Qr  35458035,110 = 13942018,790 + Q3
Vậy Q3 = 21516016,320 (kcal/h)

Bảng 4.6: Bảng cân bằng nhiệt cho nồi hơi nhiệt thừa

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 62
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

NHIỆT VÀO NHIỆT RA


Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h
Hỗn hợp khí 35458035,110 Hỗn hợp khí 13055567,910
Tổn thất 886450,878
Cung cấp sx
21516016,320
hơi bão hòa
Tổng cộng 35458035,110 Tổng cộng 35458035,110
Sai số 0%

4.4 LỌC GIÓ NÓNG


4.4.1 Cân bằng chất

Thành phần khí đi vào và đi ra lọc gió chính là thành phần chất đã đi ra khỏi nồi hơi.
Do đó ta có bảng sau:

Bảng 4.7: Bảng cân bằng chất lọc gió nóng


Thành phần Vào Ra
Đơn vị kg/h m3/h %V kg/h m3/h %V
Hỗn O2 11739,034 8215,434 10,00 11739,034 8215,434 10,00
hợp N2 81172,848 64901,933 79,00 81172,848 64901,933 79,00
khí SO2 25819,938 9036,978 11,00 25819,938 9036,978 11,00
Tổng 118731,820 82154,345 100 118731,820 82154,345 100
Sai số 0%

4.4.2 Cân bằng nhiệt

➢ Lượng vào
Nhiệt lượng của hỗn hợp khí vào lọc gió nóng (t = 4500C) chính là nhiệt lượng của
hỗn hợp khí đi ra khỏi nồi hơi.
QV = 13055567,910 (kcal/h)
➢ Lượng ra
Giả thiết nhiệt độ khí ra khỏi lọc gió nóng là thh3 = 4400C. Ta có:
- Nhiệt khí mang ra:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 63
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Q1 = (mSO .CSO + mN .CN + mO .CO ).t hh3


2 2 2 2 2 2

Trong đó:
- mSO ,mN ,mO : là khối lượng của SO2, N2, O2
2 2 2

- CSO ,CN ,CO : là nhiệt dung riêng của SO2, N2, O2 ở t = 4400C
2 2 2

Tra bảng X [1 – 193] ta có:


CSO = 0,1894 (kcal/kg.độ)
2

CN = 0,2607 (kcal/kg.độ)
2

CO = 0,2469 (kcal/kg.độ)
2

Q1 = (0,1894 × 25819,938 + 0,2607 × 81172,848 + 0,2469 ×11739,034) × thh3


Q1 = 28950,425 × thh3 (kcal/h)

- Nhiệt tổn thất: lấy bằng 2,5% tổng nhiệt vào thiết bị
Qtt = 2,5% × 13055567,910 = 326389,198 (kcal/h)
Tổng nhiệt ra: Qr = Q1 + Qtt = 28950,425 × thh3 + 326389,198

Từ phương trình cân bằng nhiệt: Qv = Qr

13055567,910 = 28950,425 × thh3 + 326389,198

thh3 = 439,689oC  Lấy thh3 = 440oC

Bảng 4.8: Bảng cân bằng nhiệt lọc gió nóng


Chất vào Chất ra

Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h

Khí mang Khí mang


13055567,910 12738187,000
vào ra

Tổn thất 326389,198

Tổng 13055567,910 Tổng 13064576,200

Sai số 0,069%

4.5 THÁP CHUYỂN HÓA

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 64
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Do nguyên liệu đưa vào lò đốt tương đối tinh khiết; khí sau khi đốt đã được loại
ẩm, bụi nên hỗn hợp sau khi đốt đủ sạch để đưa thẳng vào tháp chuyển hóa. Hỗn hợp khí
sau khi đi ra từ nồi hơi nhiệt thừa có nhiệt độ 440°C. Hàm lượng SO2 là 11% thể tích.
Giả sử chọn tháp chuyển hóa có 4 lớp xúc tác theo sơ đồ dây chuyền xúc tác kép.
Hỗn hợp khí sẽ đi qua lớp I, II, III theo hệ thống đường ống công nghiệp, sau đó đưa đi
hấp thụ lượng SO3 đã sinh ra do phản ứng chuyển hóa ở tháp hấp thụ trung gian. Hỗn hợp
khí ra khỏi tháp hấp thụ thứ nhất được nâng nhiệt nhờ trao đổi nhiệt ngoài rồi tiếp tục đưa
vào lớp xúc tác cuối cùng – lớp 4 để chuyển hóa lượng SO2 còn lại, sau khi chuyển hóa
hỗn hợp khí được đưa sang hấp thụ lần 2 ở tháp hấp thụ cuối.
Căn cứ vào loại tháp tiếp xúc có truyền nhiệt sau các lớp xúc tác, để lựa chọn chế
độ thích hợp cho các lớp xúc tác, trên cơ sở nguyên tắc làm sao đảm bảo là tổng thể tích
xúc tác cần dùng là nhỏ nhất. Việc tính toán này vô cùng phức tạp, ta lựa chọn chế độ kỹ
thuật cho tháp như sau:

Số thứ tự lớp Nhiệt độ khí vào ( °C ) Mức chuyển hóa (%)


I 440 65,0
II 460 86,0
III 450 90,0
IV 387 99,8

4.5.1 Cân bằng chất


a. Lớp xúc tác I
➢ Điều kiện làm việc: Nhiệt độ hỗn hợp khí vào: 440°C
Mức chuyển hóa: 0,65
➢ Lượng vào
Bảng 4.9: Bảng thành phần hỗn hợp khí vào lớp I của tháp chuyển hóa
Đơn vị kg/h m3/h %V
Hốn O2 11379,034 8215,434 10,00
hợp N2 81172,848 64901,933 79,00
khí SO2 25819,938 9036,978 11,00
Tổng 118731,820 82154,345 100

➢ Lượng ra
Phản ứng oxy hoá xảy ra trong tháp tiếp xúc là:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 65
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

SO2 + 0,5O2 → SO3 + Qpư (4.1)


Từ mức chuyển hoá cần thiết của mỗi lớp xúc tác, ta có thể tính được lượng khí
SO2 đã tham gia phản ứng.
- Lượng khí SO2 đã tham gia phản ứng ở lớp I là:
V*SO = V ISO  x1
2 2

Trong đó:
*
VSO là thể tích khí SO2 đã phản ứng ở lớp I
2

I
VSO là thể tích khí SO2 vào lớp I
2

xI là mức chuyển hoá của lớp I


V*SO = V ISO  x1 = 9036,978 × 0,65 = 5874,036 (m3/h)
2 2

Tương ứng với khối lượng là:


*
VSO  MSO 5874,036  64
G *
SO2 = 2 2
= = 16782,960 ( kg / h )
22, 4 22, 4
- Lượng khí SO2 còn lại là:
II
VSO = VSO
I
− VSO
2
*
= 9036,978 − 5874,036 = 3162,942 ( m3 / h )
2 2

G II
SO2 =G I
SO 2 −G *
SO 2 = 25819,938 − 16782,960 = 9036,978 ( kg / h )
- Lượng khí O2 đã phản ứng là:
Theo hệ số của phương trình phản ứng (4.1) ta có thể tích O2 đã tham gia phản ứng
là:
VO* = VSO
*
 0,5 = 5874,036  0,5 = 2937,018 ( m3 / h )
2 2

V  MO
*
2937,018  32
G*O = = = 4195,740 ( kg / h )
O2 2
2
22, 4 22, 4
- Lượng khí O2 còn lại là:
VOII = VOI − VO* = 8215,434 − 2937,018 = 5278,416 ( m3 / h )
2 2 2

G OII = G OI − G *O = 11379,034 − 4195,740 = 7183, 294 ( kg / h )


2 2 2

- Lượng khí SO3 tạo thành là:


Theo phương trình phản ứng (4.1) ta có:
VSO = VSO
*
= 5874,036 ( m3 / h )
3 2

VSO  MSO 5874,036  80


G SO = 3 3
= = 20978,700 ( kg / h )
3
22, 4 22, 4
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 66
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Lượng khí N2:


Nitơ là khí trơ, không tham gia phản ứng trong tháp tiếp xúc, do đó thể tích và khối
lượng của nó luôn bảo toàn.
VN = 64901,933 (m3/h)
2

G N = 81172,848 (kg/h)
2

Bảng 4.10: Bảng cân bằng chất lớp xúc tác I

Thành Chất vào Chất ra


phần kg/h m3/h %V kg/h m3/h %V
SO2 25819,938 9036,978 11,00 9036,978 3162,942 3,99
O2 11379,034 8215,434 10,00 7183,294 5278,416 6,66
N2 81172,848 64901,933 79,00 81172,848 64901,933 81,93
SO3 0 0 0 20978,700 5874,036 7,42
Tổng 118731,820 82154,345 100 118731,820 79217,327 100
Sai số 0%

b. Lớp xúc tác II


➢ Điều kiện làm việc: Nhiệt độ khí vào: 460oC
Mức chuyển hoá: 86%
Thành phần hỗn hợp khí đi vào là khí ra bảng 4.10
➢ Lượng vào
Hỗn hợp khí ra khỏi lớp xúc tác I có nhiệt độ cao được đưa xuống lớp xúc tác II.
Đồng thời để hạ nhiệt độ hỗn hợp khí trước khi vào lớp xúc tác II, ta dùng không khí khô
lạnh từ máy thổi khí bổ sung trực tiếp vào qua bộ trộn 7, trộn lẫn với khí nóng từ lớp I
xuống sao cho đảm bảo nhiệt độ khí vào lớp II là 4600C.
Để tính thể tích khí cần bổ sung, ta cần biết nhiệt độ ra khỏi lớp xúc tác I và thành
lập phương trình cân bằng nhiệt cho khí vào lớp II. Nhiệt độ khí ra khỏi lớp xúc tác I
được xác định theo công thức sau:
tRI = tVI + 𝝀I.∆xI [1 - 113]
Trong đó:
- tRI, tVI: là nhiệt độ ra và vào của lớp xúc tác I
- ΔxI: hiệu mức chuyển hóa của lớp I

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 67
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- λI: hệ số tăng nhiệt độ của không khí trong điều kiện đoạn nhiệt, phụ thuộc
chủ yếu vào nồng độ ban đầu của SO2.
Hệ số tăng nhiệt độ trong mỗi lớp xúc tác được tính theo công thức thực nghiệm:
λ = 2329×a0,91 – 7,92 [1 – 114]
Trong đó: a là nồng độ ban đầu của SO2 trong hỗn hợp khí, a nằm trong giới hạn
thay đổi từ 0,02 đến 0,12 (tức nồng độ SO2 thay đổi từ 2% đến 12% thể tích)
Với nồng độ ban đầu SO2 = 11%, tra bảng 3-11 [1-115] ta có: λI = 302
ΔxI = 0,65 – 0 = 0,65
Vậy: tRI = 440 + 302 × 0,65 = 636,30C
Ta có:
Tổng nhiệt lượng của hỗn hợp khí ra khỏi lớp xúc tác thứ I và nhiệt lượng của
không khí khô bổ sung phải bằng nhiệt lượng của hỗn hợp khí đi vào lớp xúc tác II.
QRI + Qbs = QVII
Trong đó:
QRI: là nhiệt lượng khí ra khỏi lớp I
Qbs: nhiệt lượng không khí bổ sung
QVII: nhiệt lượng vào lớp xúc tác II
Gọi thể tích không khí bổ sung vào lớp xúc tác II là Vbs ta có:
QRI = (mSO2 .CSO2 + mN2 .CN2 + mO2 .CO2 + mSO3 .CSO3 ).t RI
Trong đó:

- mSO2 , mN2 , mO2 , mSO3 : là khối lượng của SO2, N2, O2, SO3
- CSO2 ,CN2 ,CO2 ,CSO3 : là nhiệt dung riêng của SO2, N2, O2, SO3 ở tRI = 636,30C
Tra bảng X [1 – 194] ta có:
CSO2 = 0,198089 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,256752 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,271615 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,240815 (kcal/kg.độ)
QRI = (9036,978 × 0,198089 + 7183,294 × 0,256752 + 81172,848 × 0,271615 +
20978,7 × 0,240815) × 636,3
QRI = 19556171,320 (kcal/h)
- Nhiệt lượng khí bổ sung:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 68
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Không khí bổ sung là không khí khô lấy từ đường đẩy của máy thổi khí 22 có nhiệt
0
độ 50 C

Qbs = Vbs .kk .Ckk .50

Trong đó:

- Vbs: là thể tích không khí bổ sung (m3/h)

- ρkk = 1,2928 kg/m3 [2 – 13] khối lượng riêng của không khí ở đktc
- Ckk = 0,2405 kcal/kg.độ [1 – 166] nhiệt dung riêng của không khí ở 500C
Qbs = Vbs × 1,2928 × 0,2405 × 50 = 15,546 × Vbs

- Nhiệt lượng của hỗn hợp khí vào lớp II


QVII = (mSO2 .CSO2 + mN2 .CN2 + mO2 .CO2 + mSO3 .CSO3 + Vbs .kk .Ckk ).t VII
Trong đó:

- mSO2 ,mN2 ,mO2 ,mSO3 : là khối lượng của SO2, N2, O2, SO3
- CSO2 ,CN2 ,CO2 ,CSO3 : là nhiệt dung riêng của SO2, N2, O2, SO3 ở tVII = 4600C
Tra bảng X [1 – 193] ta có:
CSO2 = 0,1906 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,248 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,2618 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,226 (kcal/kg.độ)
Ckk = 0,2586 (kcal/kg.độ)
QVII = [(9036,978 × 0,1906 + 7183,284 × 0,248 + 81172,848 × 0,2618 +
+ 20978,7 × 0,226) + (0,2586 × Vbs × 1,2928)] × 460
QVII = 13568225,650 + 153,786Vbs
Từ điều kiện cân bằng nhiệt lượng :

QRI + Qbs = QVII

19556171,320 + 15,546 × Vbs = 13568225,650 + 153,786Vbs


 Vbs = 43315,485 (m3/h)

Với thành phần không khí là 21% Oxi và 79% Nito ta có thành phần khí bổ sung
vào lớp II là:
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 69
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Vbs O2 = 43315,485 × 21% = 9096,252 (m3/h)

Vbs N2 = 43315,485 × 79% = 34219,233 (m3/h)

Như vậy, các chất vào lớp xúc tác thứ II là:

- Khí SO2: 9036,978 (kg/h) hay 3162,942 (m3/h)


- Khí O2: 5278,416 + 9096,252 = 14374,668 (m3/h)
14374,668  32
Hay = 20535, 240 (kg/h)
22, 4
- Khí N2: 64901,933 + 34219,233 = 99121,166 (m3/h)
99121,166  28
Hay = 123901, 457 (kg/h)
22, 4
- Khí SO3: 20978,7 (kg/h) hay 5874,036 (m3/h)

Bảng 4.11. Bảng thành phần hỗn hợp khí vào lớp II
Thành Chất vào
phần Kg/h m3/h %V
SO2 9036,978 3162,942 2,581
O2 20535,240 14374,668 11,731
N2 123901,457 99121,166 80,894
SO3 20978,7 5874,036 4,794
Tổng 174452,375 122532,812 100

➢ Lượng ra
- Lượng khí SO2 đã phản ứng trong lớp xúc tác II là:

VSO 2
= VSO
I
2
 (X II − X I ) = 9036,978  (0,86 − 0,65) = 1897,765 (m 3 / h)
Trong đó:

VSO 2
: là thể tích khí SO2 đã phản ứng ở lớp II
I
VSO 2
: là thể tích khí SO2 vào lớp I
XI, XII: là mức chuyển hoá của lớp I và lớp II
Tương ứng với khối lượng là:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 70
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

**
VSO  MSO2 1897,765  64
G **
SO2 = 2
= = 5422,186 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí SO2 còn lại đi ra khỏi lớp II là:
III
VSO 2
= VSO
II
2
− VSO
**
2
= 3162,942 − 1897,765 = 1265,177 (m 3 / h)
III
VSO  MSO2 1265,177  64
G III
SO2 = 2
= = 3614,791 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí O2 đã phản ứng ở lớp II là:
VO**2 = 0,5  VSO
**
2
= 0,5  1897,765 = 942,882 (m3 / h)
VO**2  M O2 942,882  32
G **
O2 = = = 1355,546 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí O2 còn lại đi ra khỏi lớp II là:
V = VOII2 − VO**2 = 14374,668 − 948,882 = 13425,786 (m3 / h)
III
O2

VOIII2  M O2 13425,786  32
G III
O2 = = = 19179,694 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí SO3 tạo thành trong lớp II là:
Theo phương trình phản ứng (4.1) ta có:
**
VSO 3
= VSO
**
2
= 1897,765 (m3 / h)
→ Tổng lượng SO3 đi ra khỏi lớp II là:
VSO3 = 5874,036 + 1897,765 = 7771,801 (m3/h)
VSO3  MSO3 7771,801 80
GSO3 = = = 27756, 432 (kg/h)
22, 4 22, 4

Bảng 4.12: Bảng cân bằng chất lớp xúc tác II


Thành Chất vào Chất ra
3
phần kg/h m /h %V kg/h m3/h %V
SO2 9036,978 3162,942 2,581 3614,791 1265,177 1,041
O2 20535,240 14374,668 11,731 19179,694 13425,786 11,042
N2 123901,457 99121,166 80,894 123901,457 99121,166 81,525
SO3 20978,700 5874,036 4,794 27756,432 7771,801 6,392
Tổng 174452,375 122532,812 100 174532,374 121583,930 100

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 71
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Sai số 5,73.10-7 %

c. Lớp xúc tác III


➢ Điều kiện làm việc: Nhiệt độ khí vào: 450oC
Mức chuyển hoá: 90%
➢ Lượng vào
Hỗn hợp khí ra khỏi lớp xúc tác II có nhiệt độ cao được đưa qua trao đổi nhiệt 9 hạ
nhiệt độ xuống 450oC rồi đưa vào lớp xúc tác III. Do đó thành phần của khí ra khỏi lớp
xúc tác II là thành phần của khí vào lớp xúc tác III.
Bảng 4.13: Bảng thành phần hỗn hợp khí vào lớp III
Thành Chất vào
phần Kg/h m3/h %V
SO2 3614,791 1265,177 1,041

O2 19179,694 13425,786 11,042

N2 123901,457 99121,166 81,525

SO3 27756,432 7771,801 6,392

Tổng 174452,374 121583,930 100

➢ Lượng ra
- Lượng khí SO2 đã phản ứng trong lớp xúc tác III là:
***
VSO 2
= VSO
I
2
 (X III − X II ) = 9036,978  (0,90 − 0,86) = 361, 479 (m3 / h)
Trong đó:
***
VSO 2
là thể tích khí SO2 đã phản ứng ở lớp III
I
VSO 2
là thể tích khí SO2 vào lớp I
XII, XIII là mức chuyển hoá của lớp II và lớp III
Tương ứng với khối lượng là:
***
VSO  MSO2 361, 479  64
G ***
SO2 = 2
= = 1032,797 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí SO2 còn lại đi ra khỏi lớp III là:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 72
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

IV
VSO 2
= VSO
III
2
− VSO
***
2
= 1265,177 − 361, 479 = 903,698 (m3 / h)
IV
VSO  MSO2 903,698  64
G IV
SO2 = 2
= = 2581,994 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí O2 đã phản ứng ở lớp III là:
VO***2 = 0,5  VSO
***
2
= 0,5  361, 479 = 180,739 (m 3 / h)
VO***2  M O2 180,739  32
G ***
O2 = = = 258,198 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí O2 còn lại đi ra khỏi lớp III là:
V IV
O2 = VOIII2 − VO***2 = 13425,786 − 180,739 = 13245,047 (m 3 / h)
VOIV2  M O2 13245,047  32
G IV
O2 = = = 18921, 496 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí SO3 tạo thành trong lớp III là:
Theo phương trình phản ứng (4.1) ta có:
***
VSO 3
= VSO
***
2
= 361, 479 (m3 / h)
→ Tổng lượng SO3 đi ra khỏi lớp III là:
VSO3 = 7771,801 + 361,479 = 8133,280 (m3/h)
VSO3  MSO3 8133, 280  80
GSO3 = = = 29047, 429 (kg/h)
22, 4 22, 4
Bảng 4.14: Bảng cân bằng chất lớp xúc tác III
Thành Chất vào Chất ra
phần Kg/h m3/h %V Kg/h m3/h %V
SO2 3614,791 1265,177 1,041 2581,994 903,698 0,744
10,91
O2 19179,694 13425,786 11,042 18921,496 13245,047
0
81,64
N2 123901,457 99121,166 81,525 123901,457 99121,166
6
SO3 27756,432 7771,801 6,392 29047,429 8133,280 6,700
Tổng 174452,374 121583,930 100 174452,376 121403,191 100

Sai số 1,146.10-6 %

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 73
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

d. Lớp xúc tác IV


➢ Điều kiện làm việc: Nhiệt độ khí vào: 387oC
Mức chuyển hoá: 99,8%
Hỗn hợp khí gồm SO2, SO3, O2, N2 ra khỏi lớp xúc tác III được đưa đi làm nguội ở
trao đổi nhiệt gián tiếp 10 và tháp làm nguội khí 11 hạ nhiệt độ khí xuống còn 190oC để
đưa vào tháp hấp thụ trung gian thứ nhất nhất 17. Ở tháp hấp thụ này, ta dùng axit 98,3%
H2SO4 tưới để hấp thụ khí SO3.
Khí ra khỏi đỉnh tháp hấp thụ trung gian I được đưa vào nâng nhiệt độ tại trao đổi
nhiệt 11 và 10 đạt nhiệt độ 387oC đưa vào lớp xúc tác IV để chuyển hoá tiếp lượng SO2
còn lại.

➢ Lượng vào
Là thành phần của khí ra lớp xúc tác III, trừ đi lượng khí SO3 đã hấp thụ ở tháp hấp
thụ trung gian 17:
Giả sử hiệu suất hấp thụ của tháp hấp thụ trung gian 17 là 99,8% . Lượng khí SO3
còn lại sau hấp thụ là:
GSO3 = 29047,429 × (1 – 0,998) = 58,095 (kg/h)
VSO3 = 8133,280× (1 – 0,998) = 16,266 (m3/h)

Bảng 4.15: Bảng thành phần hỗn hợp khí vào lớp IV
Thành Chất vào
phần Kg/h m3/h %V
SO2 2581,994 903,698 0,798

O2 18921,496 13245,047 11,692

N2 123901,457 99121,166 97,496

SO3 58,095 16,266 0,014

Tổng 145463,042 113286,177 100

➢ Lượng ra
- Lượng khí SO2 đã phản ứng trong lớp xúc tác IV là:
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 74
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

****
VSO 2
= VSO
I
2
 (X IV − X III ) = 9036,978  (0,998 − 0,9) = 885,624 (m 3 / h)
Trong đó:
****
VSO 2
: là thể tích khí SO2 đã phản ứng ở lớp IV
I
VSO 2
: là thể tích khí SO2 vào lớp I
XIII, XIV: là mức chuyển hoá của lớp III và lớp IV
Tương ứng với khối lượng là:
****
VSO  MSO2 885,624  64
G ****
SO2 = 2
= = 2530,354 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí SO2 còn lại đi ra khỏi lớp IV là:
th
VSO = VSO
IV
2
− VSO
****
= 903,698 − 885,624 = 18,074 (m3 / h)
2 2

V th
 MSO2 18,074  64
= = = 51,640 (kg/h)
th SO2
GSO 2
22, 4 22, 4
- Lượng khí O2 đã phản ứng ở lớp IV là:
V ****
O2 = 0,5  VSO
****
2
= 0,5  885,624 = 442,812 (m3 / h)
VO****  M O2 442,812  32
G ****
O2 = 2
= = 632,588 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí O2 còn lại đi ra khỏi lớp IV là:
V = VOIV2 − VO****
th
O2 2
= 13245,047 − 442,812 = 12802, 235 (m3 / h)
VOth2  M O2 12802, 235  32
G th
O2 = = = 18288,907 (kg/h)
22, 4 22, 4
- Lượng khí SO3 tạo thành trong lớp IV là:
Theo phương trình phản ứng (4.1) ta có:
****
VSO 3
= VSO
****
2
= 885,624 (m3 / h)
→ Tổng lượng SO3 đi ra khỏi lớp IV là:
VSO3 = 16,266 + 885,624 = 901,890 (m3/h)
VSO3  MSO3 901,890  80
GSO3 = = = 3221,036 (kg/h)
22, 4 22, 4
Khí Nitơ bảo toàn thể tích và khối lượng
Bảng 4.16: Bảng cân bằng chất lớp xúc tác IV
Thành Chất vào Chất ra

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 75
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

phần Kg/h m3/h %V Kg/h m3/h %V

SO2 2581,994 903,698 0,798 51,640 18,074 0,016


O2 18921,496 13245,047 11,692 18288,907 12802,235 11,345

N2 123901,457 99121,166 87,496 123901,457 99121,166 87,839

SO3 58,095 16,266 0,014 3221,036 901,890 0,800

Tổng 145463,042 113286,177 100 145463,040 112843,365 100

4.5.2 Cân bằng nhiệt


Trong tháp tiếp xúc, các giá trị nhiệt độ khí vào từng lớp xúc tác và mức chuyển
hoá của chúng đã được xác định và là chỉ tiêu kỹ thuật khống chế.
Nhiệt độ khí ra của mỗi lớp cần tính toán dựa vào biểu thức sau:
tR = tV + x [1 – 113]
Trong đó:
tR, tV: là nhiệt độ khí ra và vào mỗi lớp xúc tác
: là hệ số tăng nhiệt độ trong mỗi lớp xúc tác, phụ thuộc vào nồng độ ban
đầu của SO2
x: là hiệu mức chuyển hoá của từng lớp.
Do sơ đồ dây chuyền tiếp xúc có bổ sung không khí trước khi đưa vào lớp xúc tác
II và hấp thụ khí SO3 trước khi đưa vào lớp xúc tác IV, nên nồng độ ban đầu của khí SO2
và oxy của các lớp đó có sự thay đổi.
Cụ thể như sau:
Lớp I:
I
VSO 9036,978
aI = 2
100 = 100 = 11%
V bd 82154,345
VOI 2 8215, 434
bI = 100 = 100 = 10%
V bd 82154,345
Lớp II và III:
VSOI 2 9036,978
aII = aIII = 100 = 100 = 7, 203%
V bd + Vbs 82154,345 + 43315, 485

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 76
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

VOI 2 + VbsO2 8215, 434 + 9096, 252


bII = bIII = 100 = 100 = 13,797%
V bd + Vbs 82154,345 + 43315, 485
Lớp IV:
Lượng khí SO3 đã bị hấp thụ ở tháp hấp thụ trung gian 17:
ht
VSO 3
= 8133, 280  0,998 = 8117,013 m3/h
IV
VSO 903,698
a IV = 2
 100 =  100 = 0,798%
V IV
v 113286,177

VOIV2 13245,047
b IV =  100 =  100 = 11,692%
V IV
v 113286,177

Hệ số tăng nhiệt độ trong mỗi lớp xúc tác được tính theo công thức thực nghiệm:
λ = 2329×a0,91 – 7,92 [1 – 114]
Trong đó:
λ: là hệ số tăng nhiệt độ của hỗn hợp khí
a: là nồng độ ban đầu của SO2 trong hỗn hợp khí, a nằm trong giới hạn
thay đổi từ 0,02 đến 0,12 (tức nồng độ SO2 thay đổi từ 2% đến 12% thể tích)
Thay số ta có:
λI = 302
λII = λIII = 204,652
λIV = 20,787
Từ đó ta xác định được nhiệt độ khí ra các lớp xúc tác như sau:

a. Lớp I
tVI = 440 oC
tRI = tVI + λI × Δx = 440 + 302×0,65 = 636,3oC
Kiểm tra cân bằng nhiệt lớp xúc tác I
Tại 440oC: [1 – 193]
CSO2 = 0,1894 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,2469 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,2607 (kcal/kg.độ)
Tại 636,3 C: [1 – 194]
o

CSO2 = 0,198089 (kcal/kg.độ)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 77
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

CO2 = 0,256752 (kcal/kg.độ)


CN2 = 0,271615 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,240815 (kcal/kg.độ)

➢ Nhiệt vào:
QVI = (25819,938 × 0,1894 + 11379,034 × 0,2469 + 81172,848 × 0,2607) × 440
= 12699078,140 (kcal/h)

Nhiệt độ trung bình trong lớp:


( 440 + 636,6 ) = 538,15o C
2
Nhiệt oxy hóa riêng của SO2 ở 538,15oC: qI = 1468,659 (kJ/kg) [3 - 260]
Nhiệt tỏa ra khi oxy hóa SO2:
1468,659 16782,960
QoxhI = q I  G*SO2 = = 5887180,006 (kcal/h)
4,1868
Tổng nhiệt vào:
ΣQVI = 12699078,140 + 5887180,006 = 18586258,150 (kcal/h)

➢ Nhiệt ra:
QRI = (9036,978 × 0,198089 + 7183,294 × 0,256752 + 81172,848 × 0,271615 +
20978,7 × 0,240815) × 636,3 = 19556171,320 (kcal/h)
19556171,320 − 18586258,150
Sai số:  100 = 4,959%
19556171,320

b. Lớp II
tVII = 460°C
tRII = tVII + λII × Δx = 460 + 204,652× (0,86 – 0,65) = 502,977°C
Kiểm tra cân bằng nhiệt lớp xúc tác II
Tại 460°C: [1 – 193]
CSO2 = 0,1906 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,248 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,2618 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,226 (kcal/kg.độ)
Tại 502,977°C: [1 - 193]

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 78
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

CSO2 = 0,19312 (kcal/kg.độ)


CO2 = 0,25055 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,26428 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,23030 (kcal/kg.độ)

➢ Nhiệt vào:
- Nhiệt hỗn hợp khí mang vào lớp II:
QVII = (9036,978 × 0,1906 + 20535,240 × 0,248 + 123901,457 × 0,2618 + 20978,7
× 0,226) × 460 = 20237136,580(kcal/h)
- Nhiệt tỏa ra khi oxy hóa SO2
460 + 502,977
+ Nhiệt độ trung bình trong lớp: = 481, 488o C
2
+ Nhiệt oxy hóa riêng của SO2 ở 481,488°C: qII = 1476,444 (kJ/kg) [3-260]
Nhiệt tỏa ra khi oxy hóa SO2:
1476, 444  5422,186
QoxhII = q II  G**
SO2 = = 1912093,096 (kcal/h)
4,1868
→ Tổng nhiệt vào:
ΣQVII = 20237136,580 + 1912093,096 = 22149229,680 (kcal/h)

➢ Nhiệt ra
QRII = (3614,791 × 0,19312 + 19179,694 × 0,25055 + 123901,457 × 0,26428 +
27756,432 × 0,23030) × 502,977 = 22453166,960 (kcal/h)
22453166,960 − 22149229,680
Sai số: 100 = 1,354%
22453166,960

c. Lớp III:
tVIII = 450°C
tRIII = tVIII + III × x = 450 + 204,652 × (0,9 - 0,86) = 458,186°C
Kiểm tra cân bằng nhiệt lớp xúc tác III
Tại 450°C: [1 – 193]
CSO2 = 0,1900 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,2474 (kcal/kg.độ)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 79
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

CN2 = 0,2612 (kcal/kg.độ)


CSO3 = 0,2250 (kcal/kg.độ)
Tại 458,186°C:
CSO2 = 0,19049 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,24789 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,26169 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,22582 (kcal/kg.độ)
➢ Nhiệt vào:
- Nhiệt hỗn hợp khí mang vào lớp III:
QVIII = (3614,791 × 0,1900 + 19179,694 × 0,2474 + 123901,457 × 0,2612 +
27756,432 × 0,2250) × 450 = 19818055,960 (kcal/h)
- Nhiệt tỏa ra khi oxy hóa SO2 :
450 + 458,186
+ Nhiệt độ trung bình trong lớp: = 454,093o C
2
+ Nhiệt oxy hóa riêng của SO2 ở 454,093°C: qIII = 1480,060 (kJ/kg) [3-260]
Nhiệt tỏa ra khi oxy hóa SO2:
1480,060  1032,797
QoxhIII = q III  G***
SO2 = = 365100,134 ( kcal / h )
4,1868
→ Tổng nhiệt vào:
ΣQIII = 19818055,960 + 365100,134 = 20183156,090 (kcal/h).

➢ Nhiệt ra:
QRIII = (2581,994 × 0,19049 + 18921,496 × 0,24789 + 123901,457 × 0,26169 +
29047,429 × 0,22582) × 458,186 = 20236039,620 (kcal/h)
20236039,620 − 20183156,090
Sai số:  100 = 0, 261%
20236039,620

d. Lớp IV
tVIV = 387°C
tRIV = tVIV + IV × x = 387 + 20,787 × (0,998 - 0,9) = 389,037°C
Tại 387°C: [1 – 193]
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 80
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

CSO2 = 0,18609 (kcal/kg.độ)


CO2 = 0,24359 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,25775 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,2187 (kcal/kg.độ)
Tại 389,037°C: [1 – 193]
CSO2 = 0,18623 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,24373(kcal/kg.độ)
CN2 = 0,25785 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,21890 (kcal/kg.độ)

➢ Nhiệt vào:
- Nhiệt hỗn hợp khí mang vào lớp IV
QVIV = (2581,994 × 0,18609 + 18921,496 × 0,24359 + 123901,457 × 0,25775 +
58,095 × 0,2187) × 387 = 14333658,160 (kcal/h)
- Nhiệt tỏa ra khi oxi hóa SO2 :
387 + 408,363
+ Nhiệt độ trung bình trong lớp: = 397,682o C
2
+ Nhiệt oxy hóa riêng của SO2 ở 397,682°C: qIV = 1486,878 (kJ/kg) [3-260]
Nhiệt tỏa ra khi oxy hóa SO2:
1486,878  2530,354
QoxhIV = q IV  G****
SO2 = = 898616,628 (kcal/h)
4,1868
→ Tổng nhiệt vào:
ΣQIV = 14333658,160 + 898616,628 = 15232274,790 (kcal/h)

➢ Nhiệt ra:
Chính là nhiệt nóng vào trao đổi nhiệt
QRIV = (51,640× 0,18623 + 18288,907 × 0,24373 + 123901,457 × 0,25785 +
3221,036 × 0,21890) × 389,037 = 14441149,800 (kcal/h)
15232274,790 − 14441149,800
Sai số: 100 = 5,194%
15232274,790

4.6. BỘ PHẬN TRAO ĐỔI NHIỆT

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 81
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4.6.1 Trao đổi nhiệt 9


Hỗn hợp khí ra khỏi lớp xúc tác II có nhiệt độ 502,977°C được đưa vào trao đổi
nhiệt 9 để hạ nhiệt độ xuống còn 450°C để đưa vào lớp xúc tác III.
Thành phần khí nóng vào trao đổi nhiệt 9 như sau:
GSO2 = 3614,791 (kg/h)
G O2 = 19179,694 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
GSO3 = 27756,432 (kg/h)
Hỗn hợp khí lạnh hơn đưa vào trao đổi nhiệt 9 được lấy từ sau hấp thụ trung gian
thứ nhất, qua lần lượt trao đổi nhiệt 11 và 10, nâng lên đến nhiệt độ t° = 387°C đưa vào
lớp xúc tác IV. Do đó nó có thành phần của khí vào lớp IV:
GSO2 = 2581,994 (kg/h)
G O2 = 18921,496 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
GSO3 = 58,095 (kg/h)
Nhiệt của hỗn hợp khí này vào trao đổi nhiệt 9 ta phải tìm, kí hiệu là tLV9. Giả thiết
nhiệt độ khí lạnh vào trao đổi nhiệt 9 là 334,753oC.
Bảng 4.17: Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí
ở nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)
Nhiệt độ, °C CSO2 CO2 CN2 CSO3
502,977 0,19312 0,25055 0,26428 0,23030
450 0,1900 0,2474 0,2612 0,2250
387 0,18609 0,24359 0,25775 0,2187
334 0,18243 0,24003 0,25503 0,21221

- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng ra khỏi lớp xúc tác II chính là nhiệt lượng mang
vào trao đổi nhiệt 9: (t° = 502,977°C)
QNV9 = QRII = 22453166,960 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng mang ra khỏi trao đổi nhiệt 9 chính là lương
nhiệt lượng vào lớp xúc tác III: (t° = 450°C)
QNR9 = QVIII = 19818055,960 (kcal/h)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 82
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí lạnh mang ra khỏi trao đổi nhiệt 9 chính là nhiệt
lượng vào lớp xúc tác IV: (t° = 387°C)
QLR9 = QVIV = 14333658,160 (kcal/h)
- Nhiệt tổn thất của thiết bị:
Lấy bằng 2,5% nhiệt lượng do khí nóng mang vào thiết bị :
Qtt9 = 2,5% × 22453166,960 = 561329,174 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí lạnh có nhiệt độ tLV9 mang vào trao đổi nhiệt 9 là:
QLV9 = (2581,994 × 0,18243 + 18921,496 × 0,24003 + 123901,457 × 0,25503 +
58,095 × 0,21221) × tLV9 = 36623,677× tLV9
Từ điều kiện cân bằng nhiệt lượng cho trao đổi nhiệt 9 ta có:
QNV9 - QNR9 = QLR9 - QLV9 + Qtt9
22453166,960 –19818055,960 = 14333658,160 – 36623,677 × tLV9 +
561329,174
 36623,677 × tLV9 = 12259876,330
 tLV9 = 334,753oC
Vậy chấp nhận tLV9 = 334oC
Bảng 4.18: Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 9
NHIỆT VÀO NHIỆT RA
Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h
Khí nóng vào 22453166,960 Khí nóng ra 19818055,960
Khí lạnh vào 12232308,120 Khí lạnh ra 14333658,160
Tổn thất 561329,174
Tổng cộng 34685475,080 Tổng cộng 34713043,290
Sai số 0,079%

4.6.2 Trao đổi nhiệt 10


Hỗn hợp khí ra khỏi lớp xúc tác III có nhiệt độ 458,186°C được đưa vào trao đổi
nhiệt 10 trao đổi nhiệt với hỗn hợp khí lạnh hơn từ trao đổi nhiệt 11. Gọi nhiệt độ của hỗn
hợp khí nóng hơn ra khỏi trao đổi nhiệt 10 là tNR10, giả sử nhiệt tNR10 = 350oC.
Thành phần khí nóng vào trao đổi nhiệt 10 như sau:
GSO2 = 2581,994 (kg/h)
G O2 = 18921,496 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 83
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

GSO3 = 29047,429 (kg/h)


Gọi nhiệt độ của hỗn hợp khí lạnh hơn vào trao đổi nhiệt 10 là tLV10 °C và giả sử
tLV10 = 210°C .Hỗn hợp khí lạnh hơn đưa vào trao đổi nhiệt 10 được lấy từ sau hệ thống
hấp thụ lần I, qua các trao đổi nhiệt 11, 10 và 9 nâng lên đến nhiệt độ 387°C rồi đưa vào
lớp IV. Vì vậy, thành phần hỗn hợp khí lạnh hơn vào trao đổi nhiệt 10 chính là thành phần
khí vào lớp IV như sau:
GSO2 = 2581,994 (kg/h)
G O2 = 18921,496 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
GSO3 = 58,095 (kg/h)
Nhiệt độ hỗn hợp khí lạnh hơn sau trao đổi nhiệt 10 là 334,753°C.
Bảng 4.19: Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí
ở nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)
Nhiệt độ, °C CSO2 CO2 CN2 CSO3
458,186 0,19049 0,24789 0,26169 0,22582
350 0,1835 0,2411 0,2558 0,214
334 0,18243 0,24003 0,25503 0,21221
210 0,17100 0,23080 0,24950 0,19200

- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng ra khỏi lớp xúc tác III mang vào trao đổi nhiệt
10 là: (to = 458,186oC)
QNV10 = QRIII = 20236039,620 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng mang ra khỏi trao đổi nhiệt 10 là:(to = 350oC)
QNR10 = (2581,994 × 0,1835 + 18921,496 × 0,2411 + 123901,457 × 0,2558 +
29047,429 × 0,214) × 350 = 15031068,880 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí lạnh mang vào trao đổi nhiệt 10 là:
QLV10 = (2581,994 × 0,17100 + 18921,496 × 0,23080 + 123901,457 × 0,24950 +
58,095 × 0,19200) × tLV10 = 35733,170 × tLV10 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí lạnh mang ra khỏi trao đổi nhiệt 10 là nhiệt lượng do
khí lạnh mang vào trao đổi nhiệt 9: (to = 334oC)
QLR10 = QLV9 = 12232308,120 (kcal/h)
- Nhiệt tổn thất của thiết bị:
Lấy bằng 2,5 % nhiệt lượng do khí nóng mang vào thiết bị :

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 84
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Qtt10 = 2,5% × 20236039,620 = 505900,991 (kcal/h)


Từ điều kiện cân bằng nhiệt lượng cho trao đổi nhiệt 10 ta có:
QNV10 - QNR10 = QLR10 - QLV10 + Qtt10
20236039,620 – 15031068,880 =12232308,120 – 35733,170 × tLV10 +
+ 505900,991
 35733,170 × tLV10 = 7533238,371
 tLV10 = 210,819°C
Vậy chấp nhận tLV10 = 210°C
Bảng 4.20: Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 10
Nhiệt vào Nhiệt ra
Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h
Khí nóng vào 20236039,620 Khí nóng ra 15031068,880
Khí lạnh vào 7503965,700 Khí lạnh ra 12232308,120
Tổn thất 505900,991
Tổng cộng 27740005,320 Tổng cộng 27769277,990
Sai số 0,106%

4.6.3. Trao đổi nhiệt 11


Hỗn hợp khí ra khỏi trao đổi nhiệt 10 có nhiệt độ 350°C được đưa vào trao đổi
nhiệt 11 để hạ nhiệt độ xuống 190°C rồi đưa vào thấp hấp thụ thứ nhất. Nó có thành phần
là thành phần của khí ra khỏi lớp xúc tác III như sau:
GSO2 = 2581,994 (kg/h)
G O2 = 18921,496 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
GSO3 = 29047,429 (kg/h)
Khí lạnh hơn vào trao đổi nhiệt 11 được lấy từ sau tháp hấp thụ trung gian 17, qua
trao đổi nhiệt 11 nâng lên đến nhiệt độ 210oC đưa vào trao đổi nhiệt 10, 9 rồi vào lớp xúc
tác IV. Do đó, nó có thành phần khí vào lớp IV:
GSO2 = 2581,994 (kg/h)
G O2 = 18921,496 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
GSO3 = 58,095 (kg/h)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 85
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Nhiệt độ của hỗn hợp khí này vào trao đổi nhiệt 11 ta phải tìm, giả sử tLV11 = 19oC.
Ta có nhiệt dung riêng của các khí ở các nhiệt độ như sau:
Bảng 4.21: Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí
ở nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)
Nhiệt độ, °C CSO2 CO2 CN2 CSO3
350 0,1835 0,2411 0,2558 0,214
190 0,1688 0,2293 0,2489 0,188
210 0,17100 0,23080 0,24950 0,19200
19 0,14747 0,21936 0,24629 0,14975

- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng mang vào trao đổi nhiệt 11 là nhiệt lượng hỗn
hợp khí nóng mang ra khỏi trao đổi nhiệt 10: (to = 350oC)
QNV11 = QNR10 = 15031068,880 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng mang ra khỏi trao đổi nhiệt 11 là: (to = 190oC)
QNR11 = (2581,994 × 0,1688 + 18921,496 × 0,2293 + 123901,457 × 0,2489 +
29047,429 × 0,188) × 190 = 7804160,495 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí lạnh mang vào trao đổi nhiệt 11 là:
QLV11 = (2581,994 × 0,14747 + 18921,496 × 0,21936 + 123901,457 × 0,24629 +
58,095 × 0,14975) × tLV11 = 35055,671 × tLV11 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí lạnh mang ra trao đổi nhiệt 11 là nhiệt lượng khí
lạnh mang vào trao đổi nhiệt 10: (to = 210oC)
QLR11 = QLV10 = 7503965,700 (kcal/h)
- Nhiệt tổn thất của thiết bị:
Lấy bằng 2,5 % nhiệt lượng do khí nóng mang vào thiết bị :
Qtt11 = 2,5 % × 15031068,880 = 375776,722 (kcal/h)
Từ điều kiện cân bằng nhiệt lượng cho trao đổi nhiệt 11 ta có:
QNV11 - QNR11 = QLR11 - QLV11 + Qtt11
15031068,880 – 7804160,495 =7503965,700 –35055,671 × tLV11 + 375776,722
 35055,671 × tLV11 = 652834,037
 tLV11 = 18,623oC
Ta chấp nhận tLV11 = 19oC

Bảng 4.22: Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 11


Nhiệt vào Nhiệt ra

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 86
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h

Khí nóng vào 15031068,880 Khí nóng ra 7804160,495

Khí lạnh vào 666057,749 Khí lạnh ra 7503965,700


Tổn thất 375776,722
Tổng cộng 15697126,630 Tổng cộng 15683902,920

Sai số 0,084%

4.6.4. Trao đổi nhiệt 12


Hỗn hợp khí ra khỏi lớp xúc tác IV có nhiệt độ 389,037°C được đưa vào trao đổi
nhiệt 12. Nó có thành phần là thành phần của khí ra khỏi lớp xúc tác IV như sau:
G SO = 51,640 (kg/h)
2

G O2 = 18288,907 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
G SO3 = 3221,036 (kg/h)
Dòng có nhiệt độ thấp hơn là không khí lấy ra từ quá trình sấy khí, có nhiệt độ là t
= 50oC, được gia nhiệt lên 260°C sau đó đưa vào lò đốt lưu huỳnh. Lưu lượng không khí
đi vào trao đổi nhiệt 12 là:
G O = 24651,972 (kg/h);
2

G N2 = 81172,848 (kg/h)
Giả sử nhiệt độ của hỗn hợp khí nóng ra khỏi tháp trao đổi nhiệt 12 là tNR12 =
259,374oC
Bảng 4.23: Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí
ở nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)
Nhiệt độ, °C CSO2 CO2 CN2 CSO3
389,037 0,18623 0,24373 0,25785 0,21890
237 0,17370 0,23279 0,25058 0,19740
260 0,2346 0,2516
50 0,2208 0,2465

- Nhiệt lượng do không khí khô mang vào trao đổi nhiệt 12 là: (to = 50oC)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 87
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

QLV12 = (24651,972 × 0,2208 + 81172,848 × 0,2465) × 50 = 1272613,122


(kcal/h)
- Nhiệt lượng do không khí khô mang ra khỏi trao đổi nhiệt 12 là: (to = 260oC)
QLR12 = (24651,972 × 0,2346 + 81172,848 × 0,2516) × 260 = 6813674,709
(kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng mang vào trao đổi nhiệt 12 là nhiệt lượng ra
khỏi lớp xúc tác IV: (to = 389,037oC)
QNV12 = QRIV = 14441149,800 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí nóng mang ra khỏi trao đổi nhiệt 12 là:
QNR12 = (51,640 × 0,17370 + 18288,907 × 0,23279 + 123901,457 × 0,25058 +
3221,036 × 0,19740) × tNR12 = 35949,504 × tNR12 (kcal/h)
- Nhiệt tổn thất của thiết bị:
Lấy bằng 2,5% nhiệt lượng do khí nóng mang vào thiết bị :
Qtt12 = 2,5% × 14441149,800 = 361028,745 (kcal/h)
Từ điều kiện cân bằng nhiệt lượng cho trao đổi nhiệt 12 ta có:
QNV12 - QNR12 = QLR12 - QLV12 + Qtt12
14441149,800 – 35949,504 × tNR12 = 6813674,709 – 1272613,122 + 361028,745
 35949,504× tNR12 = 8539059,468
 tNR12 = 237,529oC
Vậy ta chấp nhận tNR12 = 237oC
Bảng 4.24: Bảng cân bằng nhiệt trao đổi nhiệt 12
NHIỆT VÀO NHIỆT RA
Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h
Khí nóng vào 14441149,800 Khí nóng ra 8520032,448
Không khí khô vào 1272613,122 Không khí nóng ra 6813674,709
Tổn thất 361028,745
Tổng cộng 15713762,920 Tổng cộng 15694735,900
Sai số 0,121%

4.6.5. Trao đổi nhiệt 13


Điều kiện làm việc:

- Nhiệt độ khí vào: 2370C


- Nhiệt độ khí ra: 1900C
- Nhiệt độ không khí vào: 250C

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 88
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Nhiệt độ không khí ra: 55oC


- Tính lưu lượng không khí đưa vào: Vkkk
Thành phần khí nóng vào tháp làm nguội 13 là khí nóng ra khỏi trao đổi nhiệt 12,
nên có thành phần khí ra khỏi lớp xúc tác IV:
G SO = 51,640 (kg/h)
2

G O2 = 18288,907 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
G SO3 = 3221,036 (kg/h)
- Tác nhân làm nguội là dùng quạt thổi không khí ngoài trời. Hàm ẩm của
không khí d = 17,34 ×10-3 kg H2O/kg kk khô. Vậy hơi nước theo không khí là:
mH2O = mkkk × d = Vkkk × ρkkk × d = Vkkk × 1,2928 × 17,34 × 10-3
trong đó : mkkk = Vkkk × ρkkk = Vkkk × 1,2928

Bảng 4.25: Nhiệt dung riêng của các thành phần trong hỗn hợp khí
ở nhiệt độ khác nhau (kcal/kg.độ)
Nhiệt độ CSO 2
CO 2
CN 2
CSO 2
Ckk C H O(h )
2

237 0,17370 0,23279 0,25058 0,19740


190 0,1688 0,2293 0,2489 0,188
55 0,2406 0,44815
25 0,2401 0,44595

- Nhiệt lượng do khí nóng mang vào tháp nguội 13 là: chính là nhiệt lượng
mà khí nóng mang ra khỏi tháp trao đổi nhiệt 12:(to = 237oC)
QNV13 = QNR12 = 8520032,448 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do khí nóng mang ra tháp nguội 13 là: (to = 190oC)
QNR13 = (51,640 × 0,1688 + 18288,907 × 0,2293 + 123901,457 × 0,2489 +
3221,036 × 0,188) × 190 = 6772928,218 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do không khi lạnh mang vào tháp nguội 13 là: (to = 25oC)
QLV13 = (Vkkk × 1,2928 × 0,2401 + Vkkk × 1,2928 × 17,34 × 10-3 × 0,44595) × 25
QLV13 = Vkkk × 8,01 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do khi lạnh mang ra tháp 13 là: (to = 55oC)
QLR13 = (Vkkk × 1,2928 × 0,2406 + Vkkk × 1,2928 × 17,34 × 10-3 × 0,44815) × 55
QLR13 = Vkkk × 17,66 (kcal/h)
- Nhiệt tổn thất của thiết bị:
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 89
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Lấy bằng 2,5% nhiệt lượng do khí nóng mang vào thiết bị:
Qtt13 = 2,5% × 8520032,448 = 213000,811 (kcal/h)
 Theo phương trình cân bằng nhiệt lượng ta có:
QNV13 - QNR13 = QLR13 - QLV13 + Qtt13
8520032,448 – 6772928,218 = Vkkk  17,66 - Vkkk  8,01 + 213000,811
 Vkkk = 158974,448 (m3/h)
 QLV13 = Vkkk × 8,01 = 158974,448 × 8,01 = 1273385,325 (kcal/h)
 QLR13 = Vkkk  17,66 = 158974,448 × 17,66 = 2807488,752 (kcal/h)

Bảng 4.26: Bảng cân bằng nhiệt tháp 13


NHIỆT VÀO NHIỆT RA
Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h
Khí nóng vào 8520032,448 Khí nóng ra 6772928,218
Khí lạnh vào 1273385,325 Khí lạnh ra 2807488,752
Tổn thất 213000,811
Tổng cộng 9793417,773 Tổng cộng 9793417,781
Sai số 8,189.10-8%

4.7. THÁP HẤP THỤ THỨ I (THÁP TRUNG GIAN 17)


➢ Điều kiện làm việc: Nhiệt độ khí vào : 190°C
Nhiệt độ khí ra : 19°C
Nhiệt độ axit tưới : 40°C
Nồng độ axit tưới : 98,3% H2SO4
Nhiệt độ axit chảy :?
Nồng độ axit chảy : 98,7% H2SO4
Hiệu suất hấp thụ SO3 : 99,8%

4.7.1 Cân bằng chất


a. Lượng vào
- Thành phần chất khí vào tháp hấp thụ thứ nhất cũng chính là thành phần
chất khí ra khởi lớp xúc tác III. Do đó ta có:
GSO2 = 2581,994 (kg/h)
G O2 = 18921,496 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 90
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

GSO3 = 29047,429 (kg/h)


Khối lượng axit tưới vào tháp được xác định từ phương trình cân bằng SO3
+ Lượng khí SO3 được hấp thụ trong tháp hấp thụ trung gian I là:
GSO3HTI = 29047,429 × 0,998 = 28989,334 (kg/h)
+ Lượng khí SO3 còn lại ra khỏi tháp hấp thụ trung gian I là:
29047,429 –28989,334 = 58,095 (kg/h)
+ Axit 98,3 % H2SO4 tương ứng với nồng độ 80,245 % SO3
+ Axit 98,7 % H2SO4 tương ứng với nồng độ 80,571 % SO3

Gọi lượng axit tưới là GaxtI (kg/h)


Ta có phương trình cân bằng SO3 như sau:
29047,429 + 0,80245 × GaxtI = (GaxtI +28989,334) × 0,80571 + 58,095
 GaxtI = 1758385,798 (kg/h)
b. Lượng ra
- Khí đi ra khỏi tháp hấp thụ trung gian I là:
GSO2 = 2581,994 (kg/h)
G O2 = 18921,496 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
GSO3 = 58,095 (kg/h)
- Axit chảy ra khỏi tháp:
GaxchI = GaxtI + GSO3HTI = 1758385,798 + 28989,334 = 1787375,132 (kg/h)
Bảng 4.27: Bảng cân bằng chất tháp hấp thụ thứ I
LƯỢNG VÀO LƯỢNG RA
Thành phần kg/h Thành phần kg/h
SO2 2581,994 SO2 2581,994
O2 18921,496 O2 18921,496
N2 123901,457 N2 123901,457
SO3 29047,429 SO3 58,095
Axit tưới 1758385,798 Axit chảy 1787375,132
Tổng cộng 1932838,174 Tổng cộng 1932838,174

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 91
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4.7.2 Cân bằng nhiệt

a. Nhiệt vào
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí mang vào:
Nhiệt lượng này chính là nhiệt lượng do hỗn hợp khí mang ra khỏi trao đổi nhiệt
11. Ta có:
QKVI = QNR11 = 7804160,495 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do axit tưới mang vào tháp:
Nhiệt dung riêng của axit 98,3% H2SO4 ở 40°C: CP = 0,3498 (kcal/kg.độ) [1 - 181]
QaxtvI = GaxtI × CP × t = 1758385,798 × 0,3498 × 40 = 24603334,090 (kcal/h)
- Nhiệt do phản ứng hấp thụ SO3 toả ra:
Phản ứng hấp thụ SO3:
SO3 (k) + H2O (l) → H2SO4 (l) + 31,48 kcal/ mol
Nhiệt hấp thụ toả ra khi hấp thụ 1 kg SO3 là:
31,48
q htI = = 393,5 kcal / kg
80  10 −3
Vậy nhiệt hấp thụ toả ra khi hấp thụ SO3 là:
QhtI = qhtI × GSO3HT1 = 393,5 × 28989,334 = 11407302,930 (kcal/h)
→ Tổng nhiệt vào: QvI = QKVI + QaxvI + QhtI
= 7804160,495 + 24603334,090 + 11407302,930
= 43814797,510 (kcal/h)

b. Nhiệt ra
- Nhiệt lượng do khí mang ra:
Đây cũng chính là nhiệt lượng do hỗn hợp khí lạnh mang vào trao đổi nhiệt 11. Do
vậy, ta có:
QKRI = QLV11 = 666057,749 (kcal/h)
Nhiệt tổn thất của thiết bị:
Lấy bằng 2,5 % Qv1
QttHTI = 2,5 % × 43814797,510 = 1095369,938 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do axit chảy mang ra:
Axit chảy có nhiệt độ taxcI. Ta giả thiết nhiệt độ axit chảy là taxcI = 66 °C, ta có nhiệt
dung riêng của axit 98,7% H2SO4 ở 66°C : CP = 0,35704 (kcal/kg.độ) [1-181]

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 92
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

QaxrI = GaxchI × CP × taxcI = 1787375,132 × 0,35704 × taxcI = 638164,417 × taxcI


(kcal/h)
Tổng nhiệt ra là:
QRI = QKRI + QaxrI + QttHTI
= 666057,749 + 638164,417 × taxcI + 1095369,938
= 1761427,687 + 638164,417 × taxcI
Cân bằng nhiệt lượng cho tháp hấp thụ trung gian I, ta có:
QVI = QRI
 43814797,510 = 1761427,687 + 638164,417 × taxcI
 42053369,820 = 638164,417 × taxcI
 taxcI = 65,897°C
Ta chấp nhận taxcI = 66°C

Bảng 4.28: Bảng cân bằng nhiệt tháp hấp thụ thứ I
LƯỢNG VÀO LƯỢNG RA
Thành phần kcal/h Thành phần Kcal/h
Khí vào 7804160,495 Khí ra 666057,749
Axit tưới 24603334,090 Axit chảy 42118851,520
Nhiệt hấp thụ 11407302,930 Tổn thất 1095369,938
Tổng cộng 43814797,510 Tổng cộng 43880279,210
Sai số 0,149%

4.8. THÁP HẤP THỤ THỨ II (THÁP HẤP THỤ CUỐI 16)
➢ Điều kiện làm việc: Nhiệt độ khí vào : 190°C
Nhiệt độ khí ra : 80°C
Nhiệt độ axit tưới : 40°C
Nồng độ axit tưới : 98,3% H2SO4
Nhiệt độ axit chảy :?
Nồng độ axit chảy : 98,7% H2SO4
Hiệu suất hấp thụ SO3 : 99,8%

4.8.1 Cân bằng chất


a. Lượng vào

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 93
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Thành phần khí vào hấp thụ cuối II cũng chính là thành phần chất khí ra khởi lớp
xúc tác IV. Do đó ta có:
G SO = 51,640 (kg/h)
2

G O2 = 18288,907 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
G SO3 = 3221,036 (kg/h)
Khối lượng axit tưới vào tháp được xác định từ phương trình cân bằng SO3
+ Lượng khí SO3 được hấp thụ trong tháp hấp thụ cuối II là:
GSO3HTII = 3221,036× 0,998 = 3214,594 (kg/h)
+ Lượng khí SO3 còn lại ra khỏi tháp hấp thụ trung gian II là:
3221,036 –3214,594 = 6,442 (kg/h)
+ Axit 98,3% H2SO4 tương ứng với nồng độ 80,245% SO3
+ Axit 98,7% H2SO4 tương ứng với nồng độ 80,571% SO3

Gọi lượng axit tưới là GaxtII (kg/h)


Ta có phương trình cân bằng SO3 như sau:
3221,036 + 0,80245 × GaxtII = (GaxtII +3214,594) × 0,80571 + 6,442
 GaxtII = 191583,886 (kg/h)

b. Lượng ra
- Khí đi ra khỏi tháp hấp thụ cuối II là:
G SO = 51,640 (kg/h)
2

G O2 = 18288,907 (kg/h)
G N2 = 123901,457 (kg/h)
G SO3 = 6,442 (kg/h)
- Axit chảy ra khỏi tháp:
GaxchII = GaxtII + GSO3HTII = 191583,886 + 3214,594 = 194798,480 (kg/h)
Bảng 4.29: Bảng cân bằng chất tháp hấp thụ thứ II
Lượng vào Lượng ra
Thành phần kg/h Thành phần kg/h
SO2 51,640 SO2 51,640
O2 18288,907 O2 18288,907
N2 123901,457 N2 123901,457

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 94
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

SO3 3221,036 SO3 6,442


Axit tưới 191583,886 Axit chảy 194798,480
Tổng cộng 337046,926 Tổng cộng 337046,926

4.8.2 Cân bằng nhiệt


a. Nhiệt vào
- Nhiệt lượng do hỗn hợp khí mang vào:
Nhiệt lượng này chính là nhiệt lượng do hỗn hợp khí mang ra khỏi trao đổi nhiệt
13. Ta có:
QKVII = QNR13 = 6772928,218 kcal/h
- Nhiệt lượng do axit tưới mang vào tháp:
Nhiệt dung riêng của axit 98,3% H2SO4 ở 40°C: CP =0,3498 (kcal/kg.độ) [1 - 181]
QaxtvII = GaxtII × CP × t = 191583,886 × 0,3498 × 40 = 2680641,733 (kcal/h)
- Nhiệt do phản ứng hấp thụ SO3 toả ra:
Phản ứng hấp thụ SO3 :
SO3(k) + H2O (l) → H2SO4 (l) + 31,48 kcal/ mol
Nhiệt hấp thụ toả ra khi hấp thụ 1 (kg) SO3 là:
31,48
q htII = = 393,5 kcal / kg
80  10 −3
Vậy nhiệt hấp thụ toả ra khi hấp thụ SO3 là:
QhtII = qhtII × GSO3HTII = 393,5 × 3214,594 = 1264942,739 (kcal/h)
→ Tổng nhiệt vào: QVII = QKVII + QaxvII + QhtII
= 6772928,218 + 2680641,733 + 1264942,739
= 10718512,690 (kcal/h)
b. Nhiệt ra
- Nhiệt lượng do khí mang ra:
Tại 80°C:
CSO2 = 0,1554 (kcal/kg.độ)
CO2 = 0,2221 (kcal/kg.độ)
CN2 = 0,2467 (kcal/kg.độ)
CSO3 = 0,1650 (kcal/kg.độ)
QKRII = (51,640 × 0,1554 + 18288,907 × 0,2221 + 123901,457 × 0,2467 + 6,442 ×
0,1650) × 80 = 2771003,478 (kcal/h)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 95
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Nhiệt tổn thất của thiết bị:


Lấy bằng 2,5% QV
QttII = 2,5% × 10718512,690 = 267962,817 (kcal/h)
- Nhiệt lượng do axit chảy mang ra:
Axit chảy có nhiệt độ taxcII. Ta giả thiết nhiệt độ axit chảy là taxcII = 106°C, ta có
nhiệt dung riêng của axit 98,7% H2SO4 ở 106°C: CP =0,37304 (kcal/kg.độ) [1 - 181]
QaxrII = GaxchII × CP × taxcII = 194798,480 × 0,37304 × taxcII = 72667,625 × taxcII
(kcal/h)
→ Tổng nhiệt ra là:
QrII = QKRII + QaxrII + QttII
= 2771003,478 + 72667,625 × taxcII + 267962,817
= 3038966,295 + 72667,625 × taxcII
Cân bằng nhiệt lượng cho tháp hấp thụ cuối II, ta có:
QVII = QRII
 10718512,690 = 3038966,295 + 72667,625 × taxcII
 72667,625 × taxcII = 7679546,395
 taxcII = 105,680°C
Ta chấp nhận taxcII = 106°C

Bảng 4.30: Bảng cân bằng nhiệt tháp hấp thụ thứ II
LƯỢNG VÀO LƯỢNG RA
Thành phần kcal/h Thành phần kcal/h
Khí vào 6772928,218 Khí ra 2771003,478
Axit tưới 2680641,733 Axit chảy 7702768,250
Nhiệt hấp thụ 1264942,739 Tổn thất 267962,817
Tổng cộng 10718512,690 Tổng cộng 10741734,550
Sai số 0,127%

4.9. THÁP SẤY KHÔNG KHÍ ẨM


❖ Điều kiện làm việc:
- Nhiệt độ khí vào: 25°C
- Nhiệt độ khí ra: 50°C
- Nhiệt độ axit tưới: 40°C
- Nồng độ axit tưới: 95%
- Nồng độ axit chảy: 94%
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 96
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Hàm ẩm của không khí ẩm: 80%


- Hàm ẩm sau khi sấy: 0,01% thể tích

4.9.1 Cân bằng chất


a. Lượng vào
- Lượng không khí khô cần cho lò đốt lưu huỳnh ở 260°C là:
mO2 = 24651,972 + 12994,646 = 37646,618 (kg/h).
Vậy thể tích O2 ở điều kiện tiêu chuẩn là:
mO2  22, 4 37646,618  22, 4
VO2 = = = 26352,633 (m3 / h)
M O2 32
m N2 = 123901,457 (kg/h)
m N2  22, 4 123901, 457  22, 4
VN2 = = = 99121,166 (m3 / h)
M N2 28
Vậy lượng không khí khô cần đưa vào lò đốt là:
mkkk = 37646,618 + 123901,457 = 161548,075 (kg/h)
Vkkk = 26352,633 + 99121,166 = 122473,799 (m3/h)
- Không khí ẩm vào tháp sấy ở nhiệt độ 25°C, độ ẩm 80% tương ứng với hàm
ẩm d = 16,29 g H2O/kg kkk = 16,29×10-3 kg H2O/kg kkk [1 – 205]. Vậy lượng nước theo
không khí vào tháp sấy là:
ma = mkkk× d = 161548,075 × 16,29 × 10-3 = 2631,618(kg/h)
m  22, 4 2631,618  22, 4
Va = a = = 2032,698 (m3 / h)
Ma 29

- Tính lượng nước axit tưới vào tháp:


Để tính lượng axit tưới ta cần biết lượng hơi nước đã hấp thụ được trong tháp sấy:
Lượng nước còn lại mang theo khí ra khỏi tháp sấy với độ ẩm 0,01% thể tích là:
VHRa2O 0,01
=  VHRa2O = 12, 249 (m3 / h)
122473,799 + V Ra
H 2O 100
VHRa2O  M H2O 12, 249  18
m Ra
H 2O = = = 9,843 (kg/h)
22, 4 22, 4
Vậy lượng nước giữ lại trong tháp sấy là:
m H2O = m Vao
H 2 O − m H 2 O = 2631,618 − 9,843 = 2621,775 (kg/h)
Ra

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 97
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Lượng nước trong axit tưới 95% là 0,05 kg H2O/1kg dung dịch.
Lượng nước trong axit chảy 94% là 0,06 kgH2O/1kg dung dịch.
Gọi lượng axit tưới cần là X (kg/h) ta có phương trình cân bằng nước trong tháp
sấy là:
2631,618 + 0,05 × X = 9,843 + (X +2621,775) × 0,06
→ X = 246446,850 (kg/h)

b. Lượng ra
- Không khí khô ra khỏi tháp: Vkkk = 122473,799(m3/h)
- Hơi nước mang ra: VHRa2O = 12,249 (m3/h)
Axit chảy: maxc = 246446,850 + 2621,775 = 249068,625 (kg/h)
-
Bảng 4.31: Bảng cân bằng chất tháp sấy không khí
Chất vào Chất ra
Thành Thành %V
Kg/h m3/h %V Kg/h m3/h
phần phần
Không Không 98,99
161548,075 122473,799 98,37 161548,075 122473,799
khí khí
Hơi Hơi 0.01
2631,618 2032,698 1,63 9,843 12,249
nước nước
Axit Axit
246446,850 249068,625
tưới chảy
Tổng 410626,543 124506,497 100 Tổng 410626,543 87494,9 100

4.9.2 Cân bằng nhiệt


a. Nhiệt vào
- Nhiệt do không khí ẩm mang vào (tkk = 25°C)
Qkk = mkkk  Ckkk  t kk + mH2O  i H2O
Trong đó: Ckk = 0,2401 (kcal/kg.độ)
iH2O = (2493 + 1,97 × t) × 103 (J/kg)
= (2493 + 1,97 × 25) × 103
= 2.542.250 J/kg = 607,206 (kcal/kg)
mkkk = 161548,075 (kg/h)
mH2O = 2631,618 (kg/h)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 98
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Vậy Qkk = 161548,075 × 0,2401 × 25 + 2631,618 × 607,206 = 2567626,559


(kcal/h)
- Nhiệt do axit tưới mang vào (taxit = 40°C):
Qaxt = maxt × Caxt × taxt , với Caxt = 0,364 (kcal/kg.độ)
Qaxt = 246446,850 × 0,364 × 40 = 3588266,136 (kcal/h)
- Nhiệt pha loãng axit từ nồng độ 95% xuống 94% được tính bằng hiệu của
nhiệt tạo thành 2 axit đó:
Qpl = (H94% − H95% )  mSO3
▪ Với nhiệt tạo thành được tính theo công thức sau:
2113M 2,99M(t − 15)
H= +
M + 0, 2013 M + 0,062
Trong đó:
M là lượng nước trong axit (kg H2O/kg SO3), được tính theo công thức:
100 − C
M=
C
C: hàm lượng SO3 trong axit (%)
Với axit 95% quy ra hàm lượng SO3 bằng 77,55% SO3.
Với axit 94% quy ra hàm lượng SO3 bằng 76,73% SO3.
Vậy: C95 = 77,55%, C94= 76,73%
100 − 77,55
Do đó: M95 = = 0,2895
77,55
100 − 76,73
M94 = = 0,3033
76,73
Vậy nhiệt tạo thành axit 95% và 94% là:
2113  0,2895 2,99  0,2895  (45 − 15)
H95 = + = 1320,24 kJ/kg SO3
0,2895 + 0,2013 0,2895 + 0,062
2113  0,3033 2,99  0,3033  (45 − 15)
H94 = + = 1344,54 kJ/kg SO3
0,3033 + 0,2013 0,3033 + 0,062
Nhiệt pha loãng ứng với 1kg SO3 là:
qpl = H94 – H95
qpl = 1344,54 – 1320,24 = 24,3 (kJ/kg) SO3
▪ mSO3 là khối lượng SO3 tổng trong axit tưới, chảy.
Khối lượng SO3 trong axit tưới là:
mSO3 = maxt  C95

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 99
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

mSO3 = 246446,850 × 77,55% = 191119,532 (kg/h)


24,3 ×191119,532
Vậy: Qpl = qpl × mSO3 = = 1109249, 219 (kcal/h)
4,1868
→ Tổng nhiệt vào:
Qv = Qkk + Qax + Qpl
= 2567626,559 + 3588266,136 + 1109249,219 = 7265141,914 (kcal/h)

b. Nhiệt ra
- Nhiệt do khí mang ra (tR = 50°C), được tính theo công thức:
QKR = mkk  Ckk  t R + mH2O  iH2O
Trong đó:
Ckk = 0,2408 (kcal/h)
iH2O = 617,4 (kcal/h)
Vậy QKR = 161548,075 × 0,2408 × 50 + 9,843 × 617,4 = 1951115,891 (kcal/h)
- Nhiệt do axit mang ra:
Gọi nhiệt độ của axit chảy ra khỏi tháp là taxc, giả sử taxc = 54°C. Nhiệt dung riêng
của axit H2SO4 94% tại 54°C là Caxc = 0,376 (kcal/kg.độ)
Ta có: Qaxc = Caxc × maxc × taxc = 0,376 × 249068,625 × taxc = 93649,803 × taxc
- Nhiệt tổn thất của thiết bị lấy bằng 2,5% tổng nhiệt lượng vào:
Qtt = 2,5% × 7265141,914 = 181628,548 (kcal/h)
→ Tổng nhiệt ra là:
QR = QKR + Qaxc + Qtt = 1951115,891 + 93649,803 × taxc + 181628,548
❖ Viết phương trình cân bằng nhiệt lượng cho tháp sấy không khí, ta có:
QV = Q R
7265141,914 = 1951115,891 + 93649,803 × taxc + 181628,548
93649,803 × taxc = 5132397,475
taxc = 54,804°C
Nhiệt độ tính được chênh lệch không đáng kể so với nhiệt độ giả sử do đó chấp
nhận taxc = 54°C

Bảng 4.32: Bảng cân bằng nhiệt tháp sấy


Nhiệt vào Nhiệt ra

Thành phần Kcal/h Thành phần Kcal/h

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 100
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Không khí vào 2567626,559 Không khí ra 1951115,891

Axit tưới 3588266,136 Axit chảy 5057089,362

Nhiệt pha lỏng 1109249,219 Tổn thất 181628,548

Tổng 7265141,914 Tổng 7189833,801

Sai số 1,036%

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 101
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

PHẦN 5

TÍNH THIẾT BỊ

5.1 CÁC THIẾT BỊ CHÍNH


5.1.1 Tháp oxy hoá
Trình tự tính toán như sau:
- Lập đường cong cân bằng, đường thích hợp và đường làm việc.
- Xác định lượng xúc tác cần dùng.
Để xác định được lượng xúc tác, ta phải xác định thời gian khí đi qua các lớp xúc
tác, có nhiều phương pháp xác định thời gian này, nhưng để chính xác ta dùng phương
pháp tích phân đồ thị.
- Xác định kích thước chủ yếu của tháp (Đường kính, chiều cao…).
- Xác định trở lực các lớp xúc tác.

a. Xây dựng đường cân bằng và đường nhiệt độ thích hợp


Từ đường cân bằng và đường nhiệt độ thích hợp ta sẽ biết được:
- Mức chuyển hoá cân bằng phụ thuộc vào nhiệt độ.
- Mức chuyển hoá phụ thuộc vào nhiệt độ thích hợp.
- Xác định được khu vực khống chế nhiệt độ của quá trình sản xuất, để thiết
bị có hiệu suất chuyển hóa cao, tốc độ lớn.

➢ Cách thành lập đường cân bằng


Ta xây dựng quan hệ xp = f(tp)
Trong đó:
xp: mức chuyển hoá cân bằng
tp: nhiệt độ ứng với mức chuyển hoá cân bằng.
Kp
xP =
100 − 0,5ax P
Kp +
P(b − 0,5ax P ) [1– 97]
Trong đó:
KP: hằng số cân bằng.
P: áp suất làm việc của hỗn hợp khí (lấy bằng 1 at).
a: nồng độ ban đầu của SO2 (% thể tích).

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 102
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

b: nồng độ ban đầu của O2.


Từ đó suy ra:
100 − 0,5ax P
xP .
P(b − 0,5ax P )
Kp =
1 − xP
Mặt khác ta có:
4905,5
lg Kp = − 4,6455 [1 – 96]
Tp
Suy ra:
4905,5
Tp =
lg Kp + 4,6455
Như vậy: ứng với mỗi giá trị của xP ta tính được giá trị của Kp, và sau đó ta tính
được TP. Tức là ta sẽ có được quan hệ: xP = f (TP).
Đường biểu diễn quan hệ xP = f (TP) gọi là đường cân bằng.

➢ Cách thành lập đường nhiệt độ thích hợp


Dựa vào công thức [1 – 112]:
4905,5
Tth =
x
lg + 4,937
b − 0,5.a.x
(1 − x).
100 − 0,5.a.x
Trong đó:
Tth: nhiệt độ thích hợp (°K)
a: nồng độ ban đầu của SO2 (%V)
b: nồng độ ban đầu của O2 (%V)
x: mức chuyển hoá (phần đơn vị)
Qua đó ta thấy rằng: Nhiệt độ thích hợp trong quá trình chuyển hoá không phải là
hằng số mà nó phụ thuộc vào nồng độ ban đầu của SO2, O2 và mức chuyển hoá. Ứng với
mỗi giá trị của x ta có một giá trị Tth.
Đường biểu diễn quan hệ x= f (Tth) gọi là đường nhiệt độ thích hợp.

➢ Tính toán cụ thể


Lớp I : t ov = 440o C xI =65% aI = 11% bI = 10%
Lớp II : t ov = 460o C xII = 86% aII = 7,203% bII = 13,797%

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 103
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Lớp III : t ov = 450o C xIII = 90% aIII = 7,203% bIII = 13,797%


Lớp IV : t ov = 387o C xIV =99,8% a IV = 0, 798% bIV = 11,692%

❖ Tính toán cho lớp I với x = 0,00 – 0,65


- Với x = 0,4:
100 − 0,5 11 0, 4
0, 4 
1 (10 − 0,5 11 0, 4 )
Kp = = 2,361
1 − 0, 4
4905,5
Tp = = 977, 465K
lg 2,361 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 923,818K
0, 4
lg + 4,937
10 − 0,5 11 0, 4
(1 − 0, 4) 
100 − 0,5 11 0, 4
- Với x = 0,5:
100 − 0,5 11 0,5
0,5 
1 (10 − 0,5 11 0,5)
Kp = = 3, 662
1 − 0,5
4905,5
Tp = = 941, 696K
lg 3, 662 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 891, 783K
0,5
lg + 4,937
10 − 0,5 11 0,5
(1 − 0,5) 
100 − 0,5 11 0,5
- Với x = 0,6:
100 − 0,5 11 0, 6
0, 6 
1 (10 − 0,5 11 0, 6 )
Kp = = 5, 698
1 − 0, 6
4905,5
Tp = = 908, 220K
lg 5, 698 + 4, 6455

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 104
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4905,5
Tth = = 861, 707K
0, 6
lg + 4,937
10 − 0,5 11 0, 6
(1 − 0, 6) 
100 − 0,5 11 0, 6
- Với x = 0,65:
100 − 0,5 11 0, 65
0, 65 
1 (10 − 0,5 11 0, 65)
Kp = = 7,195
1 − 0, 65
4905,5
Tp = = 891, 499K
lg 7,195 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 846, 651K
0, 65
lg + 4,937
10 − 0,5 11 0, 65
(1 − 0, 65).
100 − 0,5 11 0, 65

❖ Tính toán cho lớp II với x = 0,65  0,86


- Với x = 0,70:
100 − 0,5  7, 203  0, 7
0, 7 
1 (13, 797 − 0,5  7, 203  0, 7)
Kp = = 6,860
1 − 0, 7
4905,5
Tp = = 894, 679K
lg 6,860 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 849, 679K
0, 7
lg + 4,937
13, 797 − 0,5  7, 203  0, 7
(1 − 0, 7).
100 − 0,5  7, 203  0, 7
- Với x = 0,80:
100 − 0,5  7, 203  0,8
0,80 
1 (13, 797 − 0,5  7, 203  0,8)
Kp = = 11,931
1 − 0,8

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 105
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4905,5
Tp = = 857, 278K
lg11,931 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 815, 723K
0,8
lg + 4,937
13, 797 − 0,5  7, 203  0,8
(1 − 0,8).
100 − 0,5  7, 203  0,8
- Với x = 0,86:
100 − 0,5  7, 203  0,86
0,86 
1 (13, 797 − 0,5  7, 203  0,86)
Kp = = 18, 486
1 − 0,86
4905,5
Tp = = 829, 705K
lg18, 486 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 790, 718K
0,86
lg + 4,937
13, 797 − 0,5  7, 203  0,86
(1 − 0,86).
100 − 0,5  7, 203  0,86

❖ Tính toán cho lớp III với x = 0,86  0,90


- Với x = 0,88:
100 − 0,5  7, 203  0,88
0,88 
1(13, 797 − 0,5  7, 203  0,88)
Kp = = 22,135
1 − 0,88
4905,5
Tp = = 818,869K
lg 22,135 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 780,871K
0,88
lg + 4,937
13, 797 − 0,5  7, 203  0,88
(1 − 0,88).
100 − 0,5  7, 203  0,88
- Với x = 0,90:
100 − 0,5  7, 203  0,9
0,9 
1 (13, 797 − 0,5  7, 203  0,9)
Kp = = 27, 249
1 − 0,9
4905,5
Tp = = 806, 713K
lg 27, 249 + 4, 6455

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 106
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4905,5
Tth = = 769,811K
0,9
lg + 4,937
13, 797 − 0,5  7, 203  0,9
(1 − 0,9).
100 − 0,5  7, 203  0,9

❖ Tính toán cho lớp IV với x = 0,0177  0,982


16, 266
x 4v = = 0, 0177
16, 266 + 901,890
901,890
x r4 = = 0,982
16, 266 + 901,890
- Với x = 0,0177:
100 − 0,5  0, 798  0, 0177
0, 0177 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0, 0177)
Kp = = 0, 053
1 − 0, 0177
4905,5
Tp = = 1455, 735K
lg 0, 053 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 1340, 703K
0, 0177
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0, 0177
(1 − 0, 0177).
100 − 0,5  0, 798  0, 0177
- Với x = 0,1:
100 − 0,5  0, 798  0,1
0,1
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0,1)
Kp = = 0,325
1 − 0,1
4905,5
Tp = = 1179,949K
lg 0,325 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 1102, 491K
0,1
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0,1
(1 − 0,1).
100 − 0,5  0, 798  0,1
- Với x = 0,2:
100 − 0,5  0, 798  0, 2
0, 2 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0, 2)
Kp = = 0, 733
1 − 0, 2

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 107
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4905,5
Tp = = 1087,548K
lg 0, 733 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 1021, 488K
0, 2
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0, 2
(1 − 0, 2).
100 − 0,5  0, 798  0, 2
- Với x = 0,3:
100 − 0,5  0, 798  0,3
0,3 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0,3)
Kp = = 1, 259
1 − 0,3
4905,5
Tp = = 1033, 711K
lg1, 259 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 973,883K
0,3
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0,3
(1 − 0,3).
100 − 0,5  0, 798  0,3
- Với x = 0,4:
100 − 0,5  0, 798  0, 4
0, 4 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0, 4)
Kp = = 1,962
1 − 0, 4
4905,5
Tp = = 993,378K
lg1,962 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 938, 025K
0, 4
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0, 4
(1 − 0, 4).
100 − 0,5  0, 798  0, 4
- Với x = 0,5:
100 − 0,5  0, 798  0,5
0,5 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0,5)
Kp = = 2,947
1 − 0,5
4905,5
Tp = = 959, 065K
lg 2,947 + 4, 6455

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 108
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4905,5
Tth = = 907,357K
0,5
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0,5
(1 − 0,5).
100 − 0,5  0, 798  0,5
- Với x = 0,6:
100 − 0,5  0, 798  0, 6
0, 6 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0, 6)
Kp = = 4, 427
1 − 0, 6
4905,5
Tp = = 927, 034K
lg 4, 427 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 878, 631K
0, 6
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0, 6
(1 − 0, 6).
100 − 0,5  0, 798  0, 6
- Với x = 0,7:
100 − 0,5  0, 798  0, 7
0, 7 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0, 7)
Kp = = 6,897
1 − 0, 7
4905,5
Tp = = 894, 485K
lg 6,897 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 849,338K
0, 7
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0, 7
(1 − 0, 7).
100 − 0,5  0, 798  0, 7

- Với x = 0,8:
100 − 0,5  0, 798  0,8
0,8 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0,8)
Kp = = 11,842
1 − 0,8
4905,5
Tp = = 857, 766K
lg11,842 + 4, 6455

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 109
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4905,5
Tth = = 816,164K
0,8
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0,8
(1 − 0,8).
100 − 0,5  0, 798  0,8
- Với x = 0,9:
100 − 0,5  0, 798  0,9
0,9 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0,9)
Kp = = 26, 686
1 − 0,9
4905,5
Tp = = 807,917K
lg 26, 686 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 770,906K
0,9
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0,9
(1 − 0,9).
100 − 0,5  0, 798  0,9
- Với x = 0,982:
100 − 0,5  0, 798  0,982
0,982 
1 (11, 692 − 0,5  0, 798  0,982)
Kp = = 161,973
1 − 0,982
4905,5
Tp = = 715, 615K
lg161,973 + 4, 6455
4905,5
Tth = = 686, 425K
0,982
lg + 4,937
11, 692 − 0,5  0, 798  0,982
(1 − 0,982).
100 − 0,5  0, 798  0,982

Tập hợp các kết quả tính toán trên đây ta có bảng tổng hợp để xây dựng đường cân
bằng và đường nhiệt độ thích hợp của tháp tiếp xúc như sau:
Bảng 5.1: Thông số đường cân bằng – Thích hợp của tháp chuyển hóa
Lớp xúc Nhiệt độ cân bằng Nhiệt độ thích hợp
X Kp o o o o
tác K C K C
0,40 2,361 977,465 704,465 923,818 650,818
0,50 3,662 941,696 668,696 891,783 618,783
Lớp I
0,60 5,698 908,220 635,220 861,707 588,707
0,65 7,195 891,499 618,499 846,651 573,651

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 110
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

0,70 6,860 894,866 621,866 849,679 576,679


0,80 11,931 854,278 584,278 815,723 542,723
Lớp II và
0,86 18,486 829,705 556,705 790,718 517,718
Lớp III
0,88 22,135 818,869 545,869 780,871 507,871
0,9 27,249 806,713 533,713 769,811 496,811
0,0177 0,053 1455,735 1182,735 1340,703 1067,703
0,1 0,325 1179,949 906,949 1102,491 829,491
0,2 0,733 1087,548 814,548 1021,488 748,488
0,3 1,259 1033,711 760,711 973,883 700,883
0,4 1,962 993,378 720,378 938,025 665,025
Lớp IV 0,5 2,947 959,065 686,065 907,357 634,357
0,6 4,427 927,034 654,034 878,631 605,631
0,7 6,897 894,485 621,485 849,338 576,338
0,8 11,842 857,766 584,766 816,164 543,164
0,9 26,686 807,917 534,917 770,906 497,906
0,982 161,973 715,615 442,615 686,425 413,425

0.7

0.6

0.5
Mức chuyển hóa x

0.4

0.3 Đường cân bằng


Đường thích hợp
0.2

0.1

0
840 860 880 900 920 940 960 980 1000
Nhiệt độ T, K

Hình 5.1: Đồ thị T – x của lớp xúc tác I

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 111
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

1
0.9
0.8
Mức chuyển hóa 0.7
0.6
0.5
Đường cân bằng
0.4
0.3 Đường thích hợp

0.2
0.1
0
750 770 790 810 830 850 870 890 910
Nhiệt độ T, K

Hình 5.2: Đồ thị T – x của lớp xúc tác II, III

1
0.9
0.8
Mức chuyển hóa x

0.7
0.6
0.5
Đường cân bằng
0.4
Đường thích hợp
0.3
0.2
0.1
0
600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400 1500
Nhiệt độ T, K

Hình 5.3: Đồ thị T – x của lớp xúc tác IV


b. Tính thời gian tiếp xúc cho các lớp xúc tác
Thời gian tiếp xúc được xác định theo công thức sau: CT Boresskov [3-265]
0,8
d 2.a T  x  1
= . .  . (5.1)

dx K 273  x p − x  2.b − a.x
Trong đó:
τ: thời gian tiếp xúc giả giữa xúc tác và khí, s
a: nồng độ ban đầu của SO2, %V
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 112
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

b: nồng độ ban đầu của O2, %V


K: hằng số tốc độ của phản ứng, K = Ko.e- E/RT, s-1
Ko: hệ số phụ thuộc vào loại và hình dạng xúc tác
E: năng lượng hoạt hoá, E = 96.296 (J/mol)
R: hằng số khí, R = 8,314 (J/mol.độ)
T: nhiệt độ lớp xúc tác, K
x: mức chuyển hoá cần xét.
xp: mức chuyển hoá cân bằng
Kp
xp = [1 – 97]
100 − 0,5  a  x p
Kp +
P  (b − 0,5  a  x p )

100 − 0,5  a  x p
xp 
P  (b − 0,5  a  x p )
Suy ra: K p =
1 − xp
Ta chọn xúc tác cho lớp II, III là loại V dang hạt của Nga, có giá trị Ko =
9,35×10 6 s- 1.
Xúc tác cho lớp I; IV là loại TOPSOE VK48 của Đan Mạch, có giá trị Ko 
9,35×10 6 s- 1 (tính gần đúng).
Nhiệt độ lớp xúc tác được xác định theo công thức:
t = to +  × x [1-113]
Trong đó:
to: là nhiệt độ ban đầu vào lớp xúc tác
t: nhiệt độ cần xác định
: là hệ số tăng nhiệt độ trong lớp xúc tác
x: hiệu mức chuyển hoá.

➢ Lớp xúc tác I


aI = 11 bI = 10 tVI = 440°C xVI = 0 xRI = 0,65 I = 302
Ta lần lượt cho x bằng các giá trị từ 0 đến 0,65, từ đó tính được nhiệt độ t, tính
được hằng số tốc độ K. Và sử dụng đồ thị T-x tìm ra được giá trị xp dựa vào các công thức
d
trên khi đã tính được nhiệt độ t. Cuối cùng tính được theo công thức (5.1), có được
dx
d
mối quan hệ giữa với x ta vẽ được đồ thị.
dx
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 113
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Thực hiện tính toán trên excel ta được bảng số liệu sau:
Bảng 5.2: Lớp I
X 0 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,65
T (°C) 440 470,2 500,4 530,6 560,8 591 621,2 636,3
o
T ( K) 713 743,2 773,4 803,6 833,8 864 894,2 909,3
K 0,824 1,594 2,929 5,144 8,669 14,088 22,156 27,473
XP 0,978 0,959 0,928 0,881 0,818 0,739 0,649 0,603
d/dx 0 0,356 0,425 0,444 0,479 0,615 1,801 1,697

Dựng đồ thị dτ/dx – X của lớp I bằng excel ta có:


2
1.8
1.6
1.4
1.2
dT/dx

1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7
x

Hình 5.4: Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp I


Từ đồ thị ta xác định giới hạn diện tích bằng thời gian phản ứng: bằng phương pháp
tính diện tích hình thang
→ Thời gian tiếp xúc của lớp I là:
I = 0,0178 + 0,03905 + 0,04345 + 0,04615 + 0,0547 + 0,1208 + 0,0875
= 0,409 (s)

➢ Lớp xúc tác II


Ta có:
aII = 7,203% bII = 13,797 % tvII = 460°C II = 204,652
Tính tương tự như lớp I với các giá trị X = {0,65 ; 0,7 ; 0,75 ; 0,8 ; 0,86}
Tập hợp lại các số liệu ta có bảng sau:
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 114
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Bảng 5.3: Lớp II


X 0,65 0,70 0,75 0,80 0,86
T (°C) 460 470,233 480,465 490,698 502,977
T (oK) 733 743,233 753,465 763,698 775,977
K 1,283 1,595 1,971 2,422 3,079
XP 0,977 0,972 0,965 0,958 0,946
d/dx 2,279 2,323 2,469 2,790 3,921

Dựng đồ thị dτ/dx – X của lớp II bằng excel ta có:

4.5
4
3.5
3
2.5
dT/dx

2
1.5
1
0.5
0
0.6 0.65 0.7 0.75 0.8 0.85 0.9
x

Hình 5.5: Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp II


Từ đồ thị ta xác định giới hạn diện tích bằng thời gian phản ứng bằng phương pháp
tính diện tích hình thang.
→ Thời gian tiếp xúc của lớp II là:
II = 0,11505 + 0,1198 + 0,131475 + 0,20133 = 0,568 (s)

➢ Lớp xúc tác III


Ta có:
aIII = 7,203% bIII = 13,797 % tvIII = 4500C III = 204,652
Tính tương tự như lớp I với các giá trị X = {0,86; 0,87; 0,88; 0,89; 0,90}
Tập hợp lại các số liệu ta có bảng sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 115
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Bảng 5.4: Lớp III


X 0,86 0,87 0,88 0,89 0,90
T (°C) 450 452,046 454,093 456,139 458,186
T (°K) 723 725,046 727,093 729,139 731,186
K 1,031 1,079 1,129 1,180 1,234
XP 0,982 0,981 0,980 0,979 0,978
d/dx 8,248 8,633 9,107 9,712 10,478

Dựng đồ thị dτ/dx – X của lớp III bằng excel ta có:

12

10

8
dT/dx

0
0.85 0.86 0.87 0.88 0.89 0.9 0.91
x

Hình 5.6: Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp III


Từ đồ thị ta xác định giới hạn diện tích bằng thời gian phản ứng bằng phương pháp
tính diện tích hình thang.
→ Thời gian tiếp xúc của lớp III là:
III = 0,084405 + 0,0887 + 0,094095 + 0,10095 = 0,368 (s)

➢ Lớp xúc tác IV


Ta có:
aIV = 0,798% bIV = 11,692% tVIV = 387oC λIV = 20,787
Ta lần lượt cho x bằng các giá trị từ 0,0177 đến 0,982, từ đó tính được nhiệt độ t,
tính được hằng số tốc độ K. Và sử dụng đồ thị T-x tìm ra được giá trị xp dựa vào các công

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 116
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

d
thức trên khi đã tính được nhiệt độ t. Cuối cùng tính được theo công thức (5.1), có
dx
d
được mối quan hệ giữa với x ta vẽ được đồ thị.
dx
Thực hiện tính toán trên excel ta được bảng số liệu sau:
Bảng 5.5: Lớp IV
X 0,0177 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5
T(°C) 368,659 370,370 372,449 374,528 376,606 378,685
T(°K) 641,659 643,370 645,449 647,528 649,606 651,685
K 0,135 0,142 0,151 0,159 0,169 0,179
Xp 0,998 0,9976 0,9975 0,9973 0,9972 0,997
d/dx 0,05 0,196 0,356 0,524 0,707 0,930

X 0,6 0,7 0,8 0,9 0,982


T(°C) 380,764 382,843 384,921 387 388,705
T(°K) 653,764 655,843 657,921 660 661,705
K 0,189 0,2 0,211 0,224 0,234
Xp 0,9968 0,9966 0,9964 0,9962 0,9961
d/dx 1,229 1,669 2,465 4,546 21,803

Dựng đồ thị dτ/dx – X của lớp IV bằng excel ta có:


25

20

15
dT/dx

10

0
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 1.1
x

Hình 5.7: Đồ thị quan hệ dτ/dx – X của lớp IV


SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 117
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Từ đồ thị ta xác định giới hạn diện tích bằng thời gian phản ứng bằng phương pháp
tính diện tích hình thang
→ Thời gian tiếp xúc của lớp IV l
IV = 0,01012 + 0,0276 + 0,044 + 0,0615 + 0,08185 + 0,10795 + 0,1449 + 0,2067 +
0,35055 + 1,08031 = 2,116 (s)
Vậy: Tổng thời gian tiếp xúc của khí với xúc tác toàn tháp là:
 = I + II + III + IV = 0,409 + 0,568 + 0,368 + 2,116 = 3,461 (s)

c. Thể tích xúc tác


Ở đây, ta chọn:
+ Xúc tác cho lớp II, III là loại V loại viên của Nga.
Tỷ trọng đổ đống khi chưa bão hòa là 480kg/m3.
Tỷ trọng đổ đống khi đã bão hòa là 650kg/m3.
+ Xúc tác cho lớp I; IV là loại TOPSOE VK48 của Đan Mạch.
Tỷ trọng đổ đống là 500kg/m3.
Thể tích xúc tác cần dùng được xác định theo công thức:
Vi = 1,1 × Ci × Vki × i [3-267]
Trong đó:
Vki: là thể tích khí ở điều kiện làm việc vào lớp thứ i (m3/s)
i: là thời gian tiếp xúc ở lớp thứ i
1,1: là hệ số kể đến sự vỡ vụn của xúc tác khi đổ xúc tác vào tháp.
Ci: là hệ số dự trữ cho lớp thứ i,
Hệ số dự trữ Ci thường được xác định bằng cách tính toán hiệu chỉnh dựa vào các
yếu tố sau:
+ Hoạt tính của xúc tác so với xúc tác tiêu chuẩn
+ Kích thước hạt xúc tác công nghiệp so với xúc tác nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm.
+ Sự giảm hoạt tính xúc tác trong quá trình sử dụng.
+ Việc phân phối hỗn hợp khí không đồng đều.
Tổng hợp các yếu tố trên, và căn cứ vào dạng tháp chuyển hóa (trao đổi nhiệt trung
gian) mà ta có bảng sau: [1-116]
Lớp I II III IV
C 4 3 2 1,3

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 118
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

➢ Tính Vki
82154,345
VkI = 82154,345 (m3/h) = = 22,821 (m3/s)
3600
122532,812
VkII = 122532,812 (m3/h) = = 34,037 (m3/s)
3600
121583,930
VkIII = 121583,930 (m3/h) = = 33,773 (m3/s)
3600
113286,177
VkIV = 113286,177 (m3/h) = = 31, 468 (m3/s)
3600
Thay các số liệu đã biết vào công thức thể tích xúc tác ta có:
VI = 1,1 × 4 × 22,821 × 0,409 = 41,069 (m3)
VII = 1,1 × 3 × 34,037 × 0,568 = 63,799 (m3)
VIII = 1,1 × 2 × 33,773 × 0,368 = 27,343 (m3)
VIV = 1,1 × 1,3 × 31,468 × 2,116 = 95,218 (m3)
Tổng thể tích xúc tác cần dùng là:
V = VI + VII + VIII + VIV = 41,069 + 63,799 + 27,343 + 95,218 = 227,429 (m3)
Khối lượng từng loại xúc tác là:
+ Loại BAB: (63,799 + 27,343 ) × 480 = 43748,160 (kg)
+ Loại VK48: (41,069 + 95,218 ) × 500 = 68143,500 (kg)

d. Kích thước tháp tiếp xúc


➢ Chọn đường kính trong của tháp
- Số tháp tiếp xúc của dây chuyền là 1 tháp.
- Tốc độ thích hợp của khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 0,15 – 0,25 (m/s). Ta
chọn tốc độ khí qua lớp xúc tác I ở điều kiện tiêu chuẩn là 0,25 (m/s).
Ở đây ta chọn tháp tiếp xúc có đường kính là Dtr
Vậy: Đường kính trong của tháp là Dtr được tính như sau:
Vo
= F 
3600
Trong đó:
Vo: thể tích hỗn hợp khí vào lớp xúc tác tại lớp I ở điều kiện tiêu chuẩn (m3/h)
F: diện tích tiết diện ngang trong tháp (m2)
: tốc độ khí đi trong tháp ở điều kiện chuẩn.
Ta có:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 119
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Vo .Dtr 2
= 
3600 4
4  Vo
D tr =
   3600
Với Vo = 82154,345 (m3/h) :
4  82154,345
D tr = = 10,78(m)
3,14  0, 25  3600
Quy chuẩn lên Dtr = 10,8 m
Ứng với tiết diện F = 91,562 (m2)
➢ Chiều cao lớp xúc tác
Vi
hi =
Fi
Trong đó:
hi: là chiều cao lớp xúc tác thứ i (m)
Vi: thể tích xúc tác lớp thứ i (m3)
Fi: là tiết diện ngang của tháp ở lớp thứ i (m2)
Ta có:
V 41,069
hI = I = = 0, 450 (m)
F 91,562
VII 63,799
h II = = = 0,700 (m)
F 91,562
VIII 27,343
h III = = = 0,300 (m)
F 91,562
VIV 95,218
h IV = = = 1,040 (m)
F 91,562
➢ Kích thước tháp tiếp xúc
- Vỏ bằng thép dày 10mm
- Hai lớp gạch chịu nhiệt: 114 + 114 mm
- Lớp lót amiăng tấm dày 5mm
- Lớp bảo ôn bằng bông thuỷ tinh dày 150 mm
- Lớp vữa amiăng bột trát ngoài dày 30 mm
- Khoảng trống dưới đáy tháp: 2,50 m
- Khoảng trống trên đỉnh tháp: 2,50 m

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 120
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Khoảng trống trên các lớp xúc tác I, II, III, IV là 3 m


- Trên và dưới lớp xúc tác có lớp đá silica dày 0,1m, dưới mỗi lớp là thanh chống
bằng thép không gỉ cao 0.2m
- Chiều cao khung đỡ và lớp đá trên cùng trước khi vào lớp I là: 1,2 m
Vậy:
Tổng chiều cao của tháp tiếp xúc là:
H = (0,450 + 0,700 + 0,300 + 1,040) + 2,5 + 3.4 + (0,1.2 + 0,2).4 + 1,2
= 19,8 (m)
Đường kính trong của tháp là : Dtr = 10,8(m)
Đường kính ngoài của tháp là :
Dng = 10,8 + ((10 + 114.2 + 5 + 30 + 150 ).10-3).2 = 11,65 (m)

e. Trở lực của tháp


Trở lực của các lớp xúc tác được tiń h như sau:
P = 9,8 × A × i1,74 × i × hi (N/m2) [1-121]
Trong đó:
i: tố c đô ̣ của khí trong lớp xúc tác thứ i
i: khố i lươ ̣ng riêng của khí vào lớp xúc tác thứ i
m To P
i = 
Vo TPo
m: khối lượng khí đươ ̣c lấ y trong bảng cân bằ ng chấ t của các lớp xúc tác (kg /h)
hi: chiề u cao lớp xúc tác thứ i (m)
A: hê ̣ số phu ̣ thuô ̣c vào hiǹ h da ̣ng và kić h thước ha ̣t xúc tác, lấ y kích thước trung
bình của ha ̣t xúc tác là 6 mm thì A = 420.

➢ Tính tố c đô ̣ khí ở điề u kiêṇ làm viêc̣


- Tố c đô ̣ khí qua lớp I:
4Vt I 4  Vo  T1  Po
1 = =
D1 3600 D12 3600  To  P
2

Trong đó:
VtI là thể tić h khí ở điề u kiê ̣n làm viê ̣c qua lớp I
V .T .P
Vt I = o 1 o
To .P
Với:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 121
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Vo: thể tích khí ở điề u kiê ̣n tiêu chuẩ n đươ ̣c lấ y trong bảng cân bằ ng chấ t của các
lớp xúc tác (m3 /h), Vo = 82154,345(m3/h).
Po = 1 at
To = 273K
P = 1,2 at là áp suấ t làm viê ̣c của tháp tiế p xúc
T1: là nhiê ̣t đô ̣ làm viê ̣c trung biǹ h của lớp xúc tác I
T + Tr 713 + 909,3
T1 = v = = 811,15 K
2 2
4  82154,345  811,15  1
1 = = 0,617 (m/s)
3,14  10,82  3600  273  1, 2
- Tố c đô ̣ khí qua lớp II:
4Vt II 4  Vo  T2  Po
2 = =
D1 3600 D12 3600  To  P
2

Tv + Tr 733 + 775,977
T2 = = = 754, 488 K
2 2
4  122532,812  754, 488  1
2 = = 0,856 m/s
3,14  10,82  3600  273  1, 2
- Tố c đô ̣ khí qua lớp III:
4Vt III 4  Vo  T3  Po
3 = =
D 2 3600 D 2 2 3600  To  P
2

Tv + Tr 723 + 731,186
T3 = = = 727,093 K
2 2
4  121583,930  727,093  1
3 = = 0,819 m/s
3,14  10,82  3600  273  1, 2
- Tố c đô ̣ khí qua lớp IV:
4Vt IV 4  Vo  T4  Po
4 = =
D 2 3600 D 2 2 3600  To  P
2

Tv + Tr 660 + 662,037
T4 = = = 661,018 K
2 2
4  113286,177  661,018  1
4 = = 0,693 m/s
3,14  10,82  3600  273  1, 2
➢ Tính trở lực tại các lớp
- Trở lực lớp I:
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 122
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

1 = 0,617 (m/s)
h1 = 0,450 (m)
m To P 118731,820 273  1, 2
1 =  =  = 0,584 (kg/m3)
Vo TPo 82154,345 811,15 1
P1 = 9,8 × 420 × 0,6171,74 × 0,584 × 0,450 = 466,871 (N/m2)
- Trở lực lớp II:
2 = 0,856 (m/s)
h2 = 0,700 (m)
m To P 174452,375 273 1, 2
2 =  =  = 0,618 (kg/m3)
Vo TPo 122532,812 754, 488 1
P2 = 9,8 × 420 × 0,8561,74 × 0,618 × 0,700 = 1358,521 (N/m2)
- Trở lực lớp III
3 = 0,819 (m/s)
h3 = 0,300 (m)
m To P 174452,374 273  1, 2
3 =  =  = 0,646 (kg/m3)
Vo TPo 121583,930 727,093 1
P3 = 9,8 × 420 × 0,8191,74 × 0,646 × 0,300 = 563,564 (N/m2)
- Trở lực lớp IV
4 = 0,693 (m/s)
h4 = 1,040 (m)
m To P 145463,042 273  1, 2
4 =  =  = 0,636 (kg/m3)
Vo TPo 113286,177 661,018  1
P4 = 9,8 × 420 × 0,6931,74 × 0,636 × 1,040 = 1438,274 (N/m2)
Trở lực toàn tháp:  = i
 = 466,871 + 1358,521 + 563,564 + 1438,274 = 3827,230 (N/m2)
Nế u kể đến các trao đổ i nhiê ̣t, coi như trở lực tăng 2 lầ n:
 = 2 × 3827,230 = 7654,460 (N/m2)
5.1.2 Tháp hấp thụ trung gian
❖ Điề u kiêṇ làm viêc: ̣
Nhiệt độ khí vào: 190°C
Nhiệt độ khí ra: 19°C
Nhiệt độ axit tưới: 40°C
Nồng độ axit tưới: 98,3% H2SO4

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 123
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Nồng độ axit chảy: 98,7% H2SO4


Nhiệt độ axit chảy: 66°C
Hiệu suất hấp thụ SO3: 99,8%
Nồ ng đô ̣ khí SO3 vào tháp: 6,7% thể tić h
Nồ ng đô ̣ khí SO3 ra tháp: 0,014% thể tích
Tố c đô ̣ khi:́ 1m/s
Áp suấ t trong tháp: 10 mmHg
a. Tính kích thước tháp
➢ Bề mă ̣t đêm ̣
Đươ ̣c xác đinh ̣ theo công thức:
Q = K × F × tb
Trong đó:
Q: là lươ ̣ng SO3 hấ p thu ̣ đươ ̣c (kg/h)
F: bề mă ̣t tiế p xúc pha (m2)
K: hê ̣ số hấ p thu ̣ (kg/m2.h.mmHg)
: đô ̣ng lực của quá trin ̀ h hấ p thu ̣ (mmHg)
- Xác đinh ̣ K
K = Ko.W0,8
Với Ko: là hê ̣ số phu ̣ thuô ̣c vào nồ ng đô ̣ và nhiê ̣t đô ̣ axit
Với nồ ng đô ̣ 98,3% H2SO4 thì có Ko = 0,069
W: tố c đô ̣ giả của khí trong tháp (1m/s)
K = 0,069 × 10,8 = 0,069 (kg/m2.h.mmHg)
- Xác đinh ̣ tb
▪ Áp suấ t chung trong tháp: 760 + 10 = 770 mmHg
▪ Áp suấ t riêng phầ n của khí SO3 trong khí vào tháp
P1’ = 770 × 0,067 = 51,59 mmHg
▪ Áp suấ t riêng phầ n của khí SO3 trong khí ra khỏi tháp:
P1” = P.y
P1” = 770 × 0,00014 = 0,1078 mmHg
▪ Áp suấ t hơi SO3 trên bề mă ̣t axít 98,3 % H2SO4 là: P2’ = 0,002 mmHg
▪ Áp suấ t hơi SO3 trên bề mă ̣t axít 98,7 % H2SO4 là: P2” = 0,005 mmHg
max = P1’ - P2”
max = 51,59 - 0,005 = 51,585 mmHg
min = P1” - P2’
min = 0,1078 - 0,002 = 0,1058 mmHg

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 124
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Pmax 51,585
= 2
Pmin 0,1058
Do đó:
Pmax − Pmin 51,585 − 0,1058
Ptb = = = 8,327 (mmHg)
Pmax 51,585
2,3lg 2,3lg
Pmin 0,1058
▪ Bề mă ̣t tiế p xúc F:
Q 28989,334
F = = = 50454,578 (m2)
K  Ptb 0,069  8,327
Lấ y hê ̣ số dư là 1,2 ta có:
F = 1,2 × 50454,578 = 60545,494 (m2)

➢ Kích thước của tháp


Đường kính trong của tháp đươ ̣c xác đinh:
̣
4  Vt
D= (m)
 W  3600
Trong đó:
Vt: là lưu lươ ̣ng khí ở điề u kiê ̣n làm viê ̣c đi qua tháp (m3/h)
W: tố c đô ̣ khí trong tháp (m/s)
Nhiê ̣t đô ̣ trung bình của khí trong tháp là:
190 +19
t= =104,5(0C)=377,5(0 K)
2
Lưu lươ ̣ng khí ở điề u kiê ̣n làm viê ̣c:
V  T  Po 121403,191 377,5  760
Vt = o = = 165694,189 (m3/h)
P  To 770  273
Thay số liệu vào công thức trên ta có đường kính trong của tháp là:
4  165694,189
D= = 7,657 (m)
3,14  1 3600
Đệm bằng các vòng gốm kích thước 50 × 50 × 5mm là thành phần chủ yếu trong
tháp, tuy nhiên người ta không xếp trực tiếp lên ghi, mà xếp trên những vòng lớn hơn:
150 ×150 ×15, 120 ×120 ×12, 100 ×100 ×10, 80 × 80 × 8, mỗi kích thước đệm xếp thành
2 dãy. Vòng đệm nằm gọn nếu đường kính trong của tháp là bội số đối với tất cả các

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 125
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

đường kính vòng đệm. Bội số nhỏ nhất của các số 150, 120, 100, 80, 50 là 1200, nghĩa là
tháp phải có đường kính trong 7200mm.
➔ Quy chuẩn ta cho ̣n D = 7,2 (m) , ứng với F = 40,694 (m2)
Lúc này tố c đô ̣ khí đi trong tháp là:
Vt 165694,189
W= = = 1,130 (m/s)
3600  F 3600  40,694
Căn cứ vào bề mă ̣t đê ̣m và diê ̣n tích tháp ta xế p đê ̣m như sau:
Bảng 5.6: Phân bố đệm trong tháp hấp thụ trung gian
Vtd   Cách Cao Diê ̣n tích
Loa ̣i đê ̣m 3 3 2 3 3
(m /m ) (m /m ) (kg/m ) xế p (m) (m2)
150 ×150 ×15 40 2 dãy 0,3 488,328
120 ×120 ×12 50 2 dãy 0,24 488,328
100 ×100 ×10 0,72 60 670 2 dãy 0,2 488,328
80 × 80 × 8 0,72 80 670 2 dãy 0,16 520,883
50 × 50 × 5 0,735 110 650 Lộn xộn 13,1 58559,627
Tổng 60545,494

Tổ ng chiề u cao đê ̣m:


HĐ = 0,3 + 0,24 + 0,2 + 0,16 + 13,1 = 14 (m)
→ Kích thước tháp:
* Đường kiń h trong: 7,2 (m)
* Đô ̣ dày lớp ga ̣ch lót chiụ axit́ : 0,125 (m)
* Đô ̣ dày vỏ thép: 0,075 (m)
* Đường kính ngoài: 7,6 (m)
* Chiề u cao đê ̣m : 14 (m)
* Chiề u cao đáy: 1,2 (m)
* Chiề u cao nắ p: 1,2 (m)
* Khoảng trố ng trên: 2,5 (m)
* Khoảng trố ng dưới: 2,5 (m)
* Chiều cao ghi đỡ đệm: 0,4 (m)
* Khoảng cách giữa bộ phận phân phối axit và đệm: 0,5 (m)
Chiề u cao toàn tháp: H= 2,5 + 14 + 0,4 + 0,5 + 2,5 + 1,2 = 21,1 (m)
➢ Tính trở lực của tháp
❖ Xác đinḥ trở lực khô

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 126
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

 H . 2. .
Pk = . d k 3 d k
8 Vtd

Trong đó:
: hê ̣ số ma sát phu ̣ thuô ̣c vào chuẩ n số Reynol
Hd: là chiề u cao đê ̣m (m)
k: vâ ̣n tố c khí đi trong tháp  = 1,130 (m/s)
d: bề mă ̣t riêng của đê ̣m, phu ̣ thuô ̣c vào loa ̣i đê ̣m
Ở đây ta tiń h cho loa ̣i đê ̣m 50 × 50 × 5 có trở lực lớn nhấ t, có d= 110 (m2/m3)
k: khố i lươ ̣ng riêng trung bình của khí ở điề u kiê ̣n làm viê ̣c
m 174452,376
k = k = = 1, 437 (kg/m3)
Vt 121403,191
• Tiń h toán :
Để tính đươ ̣c hê ̣ số ma sát  ta cầ n phải tính chuẩ n số Re:
4 .
Re = k k
 k .
k: vâ ̣n tố c khí ở điề u kiê ̣n làm viê ̣c trong tháp (m/s)
k: khố i lươ ̣ng riêng của khí trong tháp (kg/m3)
: bề mă ̣t riêng của đê ̣m (m2/m3)
k: là đô ̣ nhớt đô ̣ng lực của hỗn hơ ̣p khí (Ns/m2)
• Tính K: CT I.19 [2-86]
CSO2 MSO2TSO2 .SO2 + CSO3 MSO3TSO3 .SO3
k =
CSO2 MSO2TSO2 + CSO3 MSO3TSO3 + CO2 M O2TO2 + C N 2 M N 2TN 2
CO2 M O2TO2 .O2 + C N 2 M N 2TN 2 . N 2
+
CSO2 MSO2TSO2 + CSO3 MSO3TSO3 + CO2 M O2TO2 + C N 2 M N 2TN 2
Trong đó:
CSO3, CSO2, CO2, CN2 là nồ ng đô ̣ phầ n thể tích của các thành phầ n khí
MSO3, MSO2, MO2, MN2 là khố i lươ ̣ng phân tử của các cấ u tử
TSO3, TSO2, TO2, TN2 là nhiê ̣t đô ̣ tới ha ̣n của các cấ u tử
SO3, SO2, O2, N2 là đô ̣ nhớt đô ̣ng lực của các cấ u tử
Tra trong [2-86] ta có:
MSO3TSO3 = 116 MSO2TSO2 = 116

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 127
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

M O2TO2 = 70, 2 M N 2TN 2 = 59,5


Tra tại tTB = 104,5oC trong [2-115]:
SO3 = SO2 = 1,6507 × 10- 5 Ns/m2
O2 = 2,4607 × 10- 5 (Ns/m2)
N2 = 2,098 × 10- 5 (Ns/m2)
CSO2 = 0,744% CO2 = 10,91%
CN2 = 81,646% CSO3 = 6,7%
Thay số vào biể u thức trên ta có:
0,00744  116  1,6507  10−5 + 0,1091  70, 2  2, 4607 10 −5
k =
0,00744  116 + 0,1091  70, 2 + 0,81646  59,5 + 0,067 116
0,81646  59,5  2,098 10 −5 + 0,067 116 1,6507 10 −5
+
0,00744  116 + 0,1091  70, 2 + 0,81646  59,5 + 0,067 116
 k = 2,081 10−5 (N.s / m 2 )
4  1,130  1, 437
Vâ ̣y: Re = = 2837, 465
2,081 10−5  110
Ta có Re > 40 (ứng với chế đô ̣ chuyể n đô ̣ng xoáy) nên:
16 16
 = 0,2 = = 3, 262
Re 2837, 4650,2
3, 262 14  1,1302  110 1, 437
Vâ ̣y: Pk =  3
= 2901,792 ( N / m 2 )
8 0, 735

❖ Tính trở lực ướt


Khi tháp ở trong điề u kiê ̣n làm viê ̣c, có tưới axit vào đê ̣m thì trở lực của tháp sẽ
tăng lên do ma sát lỏng - đê ̣m - khí
PƯ = K×PK [4-191]
Trong đó:
K là hê ̣ số kể đế n ảnh hưởng của tưới axit
• Tiń h K
Ta đã tính trở lực tháp theo loa ̣i đê ̣m 25×25×3 có trở lực lớn nhấ t. Vì kích thước
của đê ̣m nhỏ hơn 30mm nên K đươ ̣c tin ́ h theo công thức:
1
K=
(1 − A)3
Trong đó:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 128
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

2
b  Wx  
A = 3. 3   .
2g  x  Vtd
Với:
X = 1815,76 (kg/m3) là khố i lươ ̣ng riêng của axit tưới 98,3% ở 40oC [2 – 29]
 = 110 (m2/m3) là bề mă ̣t riêng của đê ̣m.
Vtd = 0,735 (m3/m3)
b: hê ̣ số kể đế n ảnh hưởng của chấ t lỏng lên đê ̣m.
Wx: lưu lươ ̣ng chấ t lỏng (kg/m2.s)
m 1758385,798
Wx = = = 12,003 (kg/m2.s)
F  3600 40,694  3600
Với m = 1758385,798 (kg/h) là lươ ̣ng axit tưới
• Tính b
1,745
b=
Re 0,3
x

Vói Rex là chuẩ n số Reynol của axit


4  Wx
Re x =
  x
x = 13,11× 10 - 3 (N.s/m2) là đô ̣ nhớt đô ̣ng lực của axit tưới 98,3% ở nhiê ̣t đô ̣ 40°C
[2 – 98]
4  12,003
Re x = = 33, 293
110  13,11 10−3
1,745
b= = 0,610
33, 2930,3
Thay số ta có:
2
 0,610   12,003  110
A = 3 3      = 0,176
 2  9,81   1815,760  0,735
Vâ ̣y:
1
K= = 1,787
(1 − 0,176)3
Ta có trở lực ướt của tháp là:
ư = K × k
ư = 1,787 × 2901,792 = 5185,484 (N/m2)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 129
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

5.2 CÁC THIẾT BỊ PHỤ

5.2.1 Tính bề mă ̣t truyề n nhiêṭ của trao đổ i nhiêṭ 9


- Khí nóng vào có nhiê ̣t đô ̣ 502,977°C và ra có nhiê ̣t đô ̣ là 450°C
- Khí la ̣nh vào trao đổ i nhiê ̣t có nhiê ̣t đô ̣ 334°C và khí ra có nhiê ̣t đô ̣ 387°C
Nhiê ̣t lươ ̣ng khí nóng cầ n rút đi là:
∆Q = QNV - QNR =22453166,960 –19818055,960 = 2635111,0 (kcal/h)

- Tiń h ttb:
tmin = 502,977 – 387 = 115,977°C
tmax = 450 –334 = 116°C
t max 116
= 2
t min 115,977

Do đó:
t + t min 116 + 115,977
t tb = max = = 115,988C
2 2
Ta có công thức về truyề n nhiê ̣t là:
∆Q = K × F × ttb
Trong đó:
∆Q: là nhiê ̣t lươ ̣ng cầ n trao đổ i (Kcal/h)
K: là hê ̣ số truyề n nhiê ̣t K = 10 (Kcal/m2.đô ̣.h)
F: diê ̣n tích bề mă ̣t ố ng trao đổ i nhiê ̣t (m2)
ttb: là hiê ̣u số nhiê ̣t đô ̣ trung bin
̀ h của thiế t bi ̣
Q 2635111,0
F= = = 2271,882 (m2)
K  t tb 10  115,988
Cho ̣n ố ng truyề n nhiê ̣t là loa ̣i ố ng 74×4 cao 12m
- Số ố ng truyề n nhiê ̣t:
F 2271,882
n= = = 814,785 (ống)
  d tb  H 3,14  0,074  12
Lấ y qui chuẩ n là 823 ố ng [4 – 48]
Xế p theo hình lu ̣c lăng với số ố ng trên đường chéo là: b = 31 ố ng [4 – 48]
- Đường kiń h trong tháp trao đổ i nhiê ̣t được tính theo công thức:
D = t × (b – 1) + 4 × dn (m) [4 – 49]

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 130
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Trong đó t là bước ống, thường chọn t = 1,2 – 1,5d.


Chọn t = 1,2 × d = 1,2  0,082 = 0,0984 (m).
Vậy D = t (b – 1) + 4dn = 0,0984 × (31 – 1) + 4 × 0,082 = 3,28 (m).
→ Kić h thước tháp là:
* Đường kính trong: 3,3 (m)
* Chiề u cao ố ng trao đổ i nhiê ̣t 12 (m)
* Bề dày lóp amiăng: 0,005 (m)
* Bề dày lớp bông thuỷ tinh: 0,2 (m)
* Bề dày lớp vữa amiăng 0,04 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng trên: 1 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng dưới: 1 (m)
Tổ ng chiề u cao: 14 (m)
Đường kính ngoài cùng: 3,8 (m)

5.2.2 Tính bề mă ̣t truyề n nhiêṭ của trao đổ i nhiêṭ 10


- Khí nóng vào có nhiê ̣t đô ̣ 458,186°C và ra có nhiê ̣t đô ̣ là 350oC
- Khí lạnh vào trao đổ i nhiê ̣t có nhiê ̣t đô ̣ 210°C và khí ra có nhiê ̣t đô ̣ 334°C
Nhiê ̣t lươ ̣ng khí nóng cầ n rút đi là:
Q = QNV - QNR = 20236039,620 - 15031068,880 = 5204970,740 (kcal/h)
+ Tính ttb:
tmax = 350 – 210 = 140°C
tmin = 458,186 – 334 = 124,186°C
t 140
Ta có: max = 2
t min 124,186
t max + t min 140 + 124,186
t tb = = = 132,093C
2 2
Ta có công thức về truyề n nhiê ̣t là:
ΔQ = K × F × ttb
Trong đó:
ΔQ: là nhiê ̣t lươ ̣ng trao đổ i (Kcal/h)
K: là hê ̣ số truyề n nhiê ̣t K = 10 (Kcal/m2.đô ̣.h)
F: diê ̣n tić h bề mă ̣t ố ng trao đổ i nhiê ̣t (m2)
ttb: là hiê ̣u số nhiê ̣t đô ̣ trung biǹ h của thiế t bi ̣

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 131
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Q 5204970,740
F= = = 3940,383 (m2)
K  t tb 10  132,093
Cho ̣n ố ng truyề n nhiê ̣t là loa ̣i ố ng 74×4 cao 12m
- Số ố ng truyề n nhiê ̣t:
F 3940,383
n= = = 1413,175 (ống)
  d t  H 3,14  0,074  12
Lấ y qui chuẩ n là 1459 ống [4 – 48]
Xế p theo hình lu ̣c lăng với số ố ng trên đường chéo là: b = 41 [4 – 48]
- Đường kính trong tháp trao đổ i nhiê ̣t được tính theo công thức:
D = t × (b – 1) + 4 × dn (m)
Trong đó t là bước ống, thường chọn t = 1,2 – 1,5d.
Chọn t = 1,2 × d = 1,2  0,082 = 0,0984 (m).
Vậy D = t (b – 1) + 4dn = 0,0984 × (41 – 1) + 4 × 0,082 = 4,264 (m)
→ Kić h thước tháp là:
* Đường kính trong: 4,3 (m)
* Chiề u cao ố ng trao đổ i nhiê ̣t: 12 (m)
* Bề dày lóp amiăng: 0,005 (m)
* Bề dày lớp bông thuỷ tinh: 0,2 (m)
* Bề dày lớp vữa amiăng: 0,04 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng trên: 1 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng dưới: 1 (m)
Tổ ng chiề u cao: 14 (m)
Đường kính ngoài cùng: 4,8 (m)
5.2.3 Tính bề mă ̣t truyề n nhiêṭ của trao đổ i nhiêṭ 11
- Khí nóng vào có nhiê ̣t đô ̣ 350°C và ra có nhiê ̣t đô ̣ là 190°C
- Khí la ̣nh vào trao đổ i nhiê ̣t có nhiê ̣t đô ̣ 19°C và khí ra có nhiê ̣t đô ̣ 210°C.
Nhiê ̣t lươ ̣ng khí nóng cầ n rút đi là:
Q = QNV - QNR =15031068,880 – 7804160,495 = 7226908,385 (kcal/h)
- Tính ttb:
tmax = 190 – 19 = 171°C
tmin = 350 –210= 140°C
t 171
Ta có: max = 2
t min 140

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 132
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

t max + t min 171 + 140


t tb = = = 155,5C
2 2
- Ta có công thức về truyề n nhiê ̣t là:
∆Q = K×F×ttb
Trong đó:
∆Q: là nhiê ̣t lươ ̣ng cầ n trao đổ i (Kcal/h)
K: là hê ̣ số truyề n nhiê ̣t K = 10 (Kcal/m2.đô ̣.h)
F: diê ̣n tích bề mă ̣t ố ng trao đổ i nhiê ̣t (m2)
ttb: là hiê ̣u số nhiê ̣t đô ̣ trung bin
̀ h của thiế t bi ̣
Q 7226908,385
F2 = = = 4647,529m 2
K  t tb 10  155,5
Cho ̣n ố ng truyề n nhiê ̣t là loa ̣i ố ng 74×4 cao 12m
- Số ố ng truyề n nhiê ̣t:
F 4647,529
n= = = 1666,785
  d tb  H 3,14  0,074  12
Lấ y qui chuẩ n là 1765 ống [4 – 48]
Xế p theo hình lu ̣c lăng với số ố ng trên đường chéo là: b = 45 [4 – 48]
- Đường kính trong tháp trao đổ i nhiê ̣t được tính theo công thức:
D = t × (b – 1) + 4 × dn (m)
Trong đó t là bước ống, thường chọn t = 1,2 – 1,5d.
Chọn t = 1,2 × d = 1,2  0,082 = 0,0984m.
Vậy D = t (b – 1) + 4 × dn = 0,0984 × (45 – 1) + 4 × 0,082 = 4,66 (m)
→ Kić h thước tháp là:
* Đường kính trong: 4,7 (m)
* Chiề u cao ố ng trao đổ i nhiê ̣t: 12 (m)
* Bề dày lóp amiăng: 0,005 (m)
* Bề dày lớp bông thuỷ tinh: 0,2 (m)
* Bề dày lớp vữa amiăng: 0,04 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng trên: 1 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng dưới: 1 (m)
Tổ ng chiề u cao: 14 (m)
Đường kính ngoài cùng: 5,2 (m)

5.2.4 Tính bề mă ̣t truyề n nhiêṭ của trao đổ i nhiêṭ 12


- Khí nóng vào có nhiê ̣t đô ̣ 389,037°C và ra có nhiê ̣t đô ̣ là 237°C
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 133
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

- Khí la ̣nh vào trao đổ i nhiê ̣t có nhiê ̣t đô ̣ 50°C và khí ra có nhiê ̣t đô ̣ 260°C
Nhiê ̣t lươ ̣ng khí nóng cầ n rút đi là:
Q = QNV - QNR = 14441149,800 –8520032,448 = 5921117,352 (kcal/h)
- Tiń h ttb:
tmax = 237– 50 = 187°C
tmin = 389,037 – 260 = 129,037°C
t max 187
Ta có: = 2
t min 129,037
t max + t min 187 + 129,037
t tb = = = 158,018C
2 2
- Ta có công thức về truyề n nhiê ̣t là:

∆Q = K×F×ttb
Trong đó:
∆Q: là nhiê ̣t lươ ̣ng cầ n trao đổ i (Kcal/h)
K: là hê ̣ số truyề n nhiê ̣t K = 10 Kcal/m2.đô ̣.h
F: diê ̣n tić h bề mă ̣t ố ng trao đổ i nhiê ̣t (m2)
ttb: là hiê ̣u số nhiê ̣t đô ̣ trung biǹ h của thiế t bi ̣
Q 5921117,352
F= = = 3747,116m 2
K  t tb 10  158,018
Cho ̣n ố ng truyề n nhiê ̣t là loa ̣i ố ng 74×4 cao 12m
- Số ố ng truyề n nhiê ̣t:
F 3747,116
n= = = 1343,862
  d tb  H 3,14  0,074  12
Lấ y qui chuẩ n là 1459 ống [4 – 48]
Xế p theo hình lu ̣c lăng với số ố ng trên đường chéo là: b = 41 [4 – 48]
- Đường kiń h trong tháp trao đổ i nhiê ̣t được tính theo công thức:
D = t × (b – 1) + 4 × dn (m)
Trong đó t là bước ống, thường chọn t = 1,2 – 1,5d.
Chọn t = 1,2 × d = 1,2  0,082 = 0,0984 (m).
Vậy D = t × (b - 1) + 4dn = 0,0984 × (41 – 1) + 4 × 0,082 = 4,264 (m)
→ Kích thước tháp là:
* Đường kiń h trong: 4,3 (m)
* Chiề u cao ố ng trao đổ i nhiê ̣t: 12 (m)

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 134
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

* Bề dày lóp amiăng: 0,005(m)


* Bề dày lớp bông thuỷ tinh: 0,2 (m)
* Bề dày lớp vữa amiang: 0,04 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng trên: 1 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng dưới: 1 (m)
Tổ ng chiề u cao: 14 (m)
Đường kính ngoài cùng: 4,8 (m)

5.2.5 Tính bề mă ̣t truyề n nhiêṭ của trao đổ i nhiêṭ 13

- Khí nóng vào có nhiê ̣t đô ̣ 237°C và ra có nhiê ̣t đô ̣ là 190oC
- Khí lạnh vào trao đổ i nhiê ̣t có nhiê ̣t đô ̣ 25°C và khí ra có nhiê ̣t đô ̣ 55°C
Nhiê ̣t lươ ̣ng khí nóng cầ n rút đi là:
Q = QNV - QNR = 88520032,448 –6772928,218 = 1747104,230 (kcal/h)

- Tiń h ttb:
tmax = 237 - 55 = 182°C
tmin = 190 - 25 = 165°C
t 182
Ta có: max = 2
t min 165
t max + t min 182 + 165
t tb = = = 173,5C
2 2
Ta có công thức về truyề n nhiê ̣t là:
ΔQ = K×F ×ttb
Trong đó:
ΔQ: là nhiê ̣t lươ ̣ng trao đổ i (Kcal/h)
K: là hê ̣ số truyề n nhiê ̣t K = 10 Kcal/m2.đô ̣.h
F: diê ̣n tić h bề mă ̣t ố ng trao đổ i nhiê ̣t (m2)
ttb: là hiê ̣u số nhiê ̣t đô ̣ trung biǹ h của thiế t bi ̣
Q 1747104,230
F= = = 1006,976m 2
K  t tb 10  173,5
Cho ̣n ố ng truyề n nhiê ̣t là loa ̣i ố ng 74 × 4 cao 12m
- Số ố ng truyề n nhiê ̣t:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 135
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

F 1006,976
n= = = 361,141
  d tb  H 3,14  0,074  12
Lấ y qui chuẩ n là 367 ố ng [4 - 48]
Xế p theo hình lu ̣c lăng với số ố ng trên đường chéo là: b = 21 ố ng
- Đường kính trong tháp trao đổ i nhiê ̣t được tính theo công thức:
D = t × (b – 1) + 4×dn (m)
Trong đó t là bước ống, thường chọn t = 1,2 – 1,5d.
Chọn t = 1,2 × d = 1,2 × 0,082 = 0,0984m.
Vậy D = t (b – 1) + 4dn = 0,0984 × (21 – 1) + 4 × 0,082 = 2,296 m.
→ Kić h thước tháp là:
* Đường kính trong: 2,3 (m)
* Chiề u cao ố ng trao đổ i nhiê ̣t 12 (m)
* Bề dày lớp amiăng: 0,005 (m)
* Bề dày lớp bông thuỷ tinh: 0,2 (m)
* Bề dày lớp vữa amiăng 0,04 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng trên: 1 (m)
* Chiề u cao khoảng trố ng dưới: 1 (m)
Tổ ng chiề u cao: 14 (m)
Đường kính ngoài cùng: 2,8 (m)
5.2.6 Lò đốt lưu huỳnh
❖ Chọn:
- Vận tốc của khí đi trong lò:  = 3 (m/s)
- Chiều dày vỏ thép: 50mm
- Chiều dày lớp amiang: 5mm
- Chiều dày lớp bông thủy tinh: 150 mm
- Chiều dày 3 lớp gạch chịu lửa: (114 + 114 + 230)mm
Thể tích khí lò ở điều kiện tiêu chuẩn: Vo = 82154,345 (m3/h)
a. Diện tích mặt cắt ngang của lò
V0 82154,345
F= = = 7, 607 (m2)
3600  Wkbd 3600  3

b. Đường kính lò
4  7, 607
D= = 3,11(m)
3,14

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 136
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

c. Thể tích của lò


B.q s
Vbl =
qv

Trong đó:
B: là lượng lưu huỳnh tiêu hao, B = 12909,969 (kg/h) = 3,586 (kg/s)
qS: nhiệt trị riêng của lưu huỳnh, qS = 9260.103 (J/kg)
qv: nhiệt thể tích của buồng lửa, chọn qv = 380.103 (W/m2) [6 – 125]
Thay số vào ta được: Vbl = 87,385 (m3)
Vậy chiều dài buồng lửa:
Vbl 87,385
L= = = 11, 49 (m)
F 7,607

Chọn chiều dài buồng lửa là L = 11,5 (m)

Đường kính của lò đốt là: Dn = 3,11 (m)


Chiều dài lò đốt là Ln = 11,5 (m)

5.2.7 Nồi hơi nhiệt thừa


a. Thông số kỹ thuật ban đầu
- Nhiệt độ nước mềm: 25°C
- Nhiệt độ hơi bão hòa ở 4,5at: 147°C
- Khí vào nồi hơi: 1103°C
- Khí ra nồi hơi 450°C
- Hiệu suất nồi hơi 95%

b. Tính bề mặt truyền nhiệt của nồi hơi


- Nhiệt lượng để tạo hơi bão hòa trong nồi hơi (tính ở mục [4.2.2]) là:
Q = 21516016,320 kcal/h
- Lượng hơi sản xuất được tính theo công thức:
Q = m × c × (t2 – t1) + m × r

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 137
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Trong đó: Q là nhiệt lượng cung cấp cho nồi hơi, hay chính là nhiệt lượng
cần rút ra từ hỗn hợp khí (kcal/h)
m là khối lượng hơi sản xuất được (kg/h)
t2, t1 là nhiệt độ sôi của nước ở 4,5at và nhiệt độ của nước vào.
r là ẩn nhiệt hóa hơi của nước ở 147°C, r = 442 (kcal/kg)
Ta có lượng hơi sản xuất được:
Q 21516016,320
m= = = 38148,965 (kg/h)
c  ( t 2 − t1 ) + r 1 (147 − 25) + 442
➢ Xác định bề mặt truyền nhiệt cho từng quá trình:
- Quá trình nâng nhiệt độ của nước từ 25°C lên 147°C:
Q1 = m × C1 × ∆ttb
Q1 = 38148,965 × 1 × (147 – 25) = 4654173,743 (kcal/h)
+ Tính ttb:
tmax = 1103 – 147 = 956°C
tmin = 450 – 25 = 425°C
t max 956
Ta có: = 2
t min 425
t max − t min 956 − 425
t tb = = = 655, 015C
t max 956
ln ln
t min 425
+ Ta có công thức về truyề n nhiê ̣t là:
Q1 = K×F ×ttb
Trong đó:
Q1: là nhiê ̣t lươ ̣ng trao đổ i (Kcal/h)
K: là hê ̣ số truyề n nhiê ̣t K = 10 Kcal/m2.đô ̣.h
F: diê ̣n tích bề mă ̣t ố ng trao đổ i nhiê ̣t (m2)
ttb: là hiê ̣u số nhiê ̣t đô ̣ trung biǹ h của thiế t bi ̣
Q1 4654173,743
F1 = = = 710,545m 2
K  t tb 10  655, 015
- Quá trình bay hơi nước hoàn toàn ở 147°C:
Q2 = m × r = 38148,965 × 442 = 16861842,530 kcal/h
+ Tính ∆ttb:
tmax = 1103 – 147 = 956°C
tmin = 450 – 147 = 303°C

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 138
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

t max 956
Ta có: = 2
t min 303
t max − t min 956 − 303
t tb = = = 568,308C
t 956
ln max ln
t min 303
+ Ta có công thức về truyề n nhiê ̣t là:
Q2 = K×F ×ttb
Trong đó:
Q2: là nhiê ̣t lươ ̣ng trao đổ i (Kcal/h)
K: là hê ̣ số truyề n nhiê ̣t K = 10 (Kcal/m2.đô ̣.h)
F: diê ̣n tić h bề mă ̣t ố ng trao đổ i nhiê ̣t (m2)
ttb: là hiê ̣u số nhiê ̣t đô ̣ trung biǹ h của thiế t bi ̣
Q2 16861842,530
F2 = = = 2967,025 (m 2 )
K  t tb 10  568,308
→ Vậy tổng diện tích truyền nhiệt cần thiết cho nồi hơi là:
F = F1 + F2 = 710,545 + 2967,025 = 3677,570 (m2)

5.2.8 Tháp sấy


➢ Điều kiện làm việc:
- Nhiệt độ khí vào: 25°C
- Nhiệt độ khí ra: 50°C
- Nhiệt độ axit tưới: 40°C
- Nhiệt độ axit chảy: 54°C
- Nồng độ axit tưới: 95%
- Nồng độ axit chảy: 94%
- Hàm ẩm của không khí ẩm: 80%
- Hàm ẩm sau khi sấy: 0,01% thể tích
- Tốc độ khí trong tháp: 0,8 m/s
- Áp suất khí trong tháp: -15 mmHg (-204 mmH2O)

a. Xác định kích thước tháp


➢ Bề mặt đệm:
Q
F=
K .Ptb

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 139
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Trong đó:
F: diện tích đệm, m2
Q: lượng hơi nước đã hấp thụ, kg/h
K: hệ số hấp thụ (kg/m2.mmHg), K = Ko×W0,8
Với Ko là hệ số phụ thuộc vào nồng độ axit, axit 95% thì Ko = 370×10-4
W: là tốc độ của khí trong tháp mới, m/s
∆Ptb: là động lực hấp thụ trung bình, mmHg
❖ Xác định ∆Ptb:
- Áp suất hơi nước trên bề mặt axit 95% ở 40°C là: P1’ = 0,002 mmHg [1 –
186]
- Áp suất trên bề mặt axit 94% ở nhiệt độ 54°C là: P1’’ = 2,618.10-2 mmHg [1
– 186]
- Áp suất hơi nước trong khí vào tháp:
P2’ = xH2O’×Pchung
Trong đó:
xH2O’ là % thể tích của hơi nước trong hỗn hợp khí vào, xH2O = 0,0163
Pchung là áp suất chung của khí trong tháp
Pchung = P + p
Pchung = 760 – 15 = 745 (mmHg)
P2’ = 745×0,0163 = 12,144 (mmHg)
- Áp suất hơi nước trong khí đi ra khỏi tháp là:
P2” = xH2O”×Pchung
Trong đó:
xH2O” là % thể tích của hơi nước trong hỗn hợp khí ra, xH2O” = 1×10-4
Pchung là áp suất chung của khí trong tháp
P2’’ = 745×1×10-4 =0,0745 (mmHg)
Ta có:
∆Pmax =12,144 –2,618.10-2 = 12,118
∆Pmin = 0,0745 – 0,002 = 0,0725
Pmax − Pmin 12,118 − 0, 0725
Ptb = = = 2,353mmHg
Pmax 12,118
ln ln
Pmin 0, 0725
Lượng nước cần hấp thụ: mH2O = 2621,775 kg/h
Vậy bề mặt đệm cần thiết:

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 140
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

2621,775
F2 = −4
= 35999,774 (m2)
370 10  0,8  2,353
0,8

Lấy hệ số dư là 1,2 ta có: F = 1,2 × 35999,774 = 43199,729 m2

➢ Đường kính tháp


- Đường kính trong của tháp được xác định theo công thức sau:
4Vt
D= (m)
  3600
Với Vt là lưu lượng khí qua tháp ở điều kiện làm việc
V  T  Po
Vt = o
To  P
Vo = 124506,497 (m3/h)
Po = 760 (mmHg)
25 + 50
T = 273 + = 310,5K
2
124506, 497  310,5  760
Vt = = 144460, 226 (m3/h)
273  745
4 144460, 226
Vậy D = = 7,994 (m)
3,14  0,8  3600
Chọn D = 8 (m); với F = 50,24 (m2)
- Tính lại tốc độ khí:
Vt 144460, 226
= = = 0, 799 (m/s)
3600  F 3600  50, 24
Căn cứ vào diện tích bề mặt đệm và diện tích tiết diện tháp ta bố trí đệm như sau:
Bảng 5.7: Phân bố đệm trong tháp sấy
Loa ̣i đê ̣m Vtd   Cách Cao Diê ̣n tić h
2 3 3
(m3/m3) (m /m ) (kg/m ) xế p (m) (m2)
100 ×100 ×10 0,72 60 670 2 dãy 0,2 602,880
80 × 80 × 8 0,72 80 670 2 dãy 0,16 643,072
50 × 50 × 5 0,735 110 650 2 dãy 0,1 552,640
25 × 25 × 3 0,74 200 630 Lô ̣n xô ̣n 4,12 41401,137
Tổng 43199,729

Tổng chiều cao đệm là HĐ = 0,2 + 0,16 + 0,1 + 4,12 = 4,58 (m)
SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG
MSSV: 20133904 141
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

→ Xác định kích thước tháp:


- Đường kính trong: 8000 (mm)
- Chiều dày gạch lót chịu axit: 125 (mm)
- Chiều dày vỏ thép: 10 (mm)
- Đường kính ngoài: 8270 (mm)
- Chiều cao đệm: 4580(mm)
- Chiều cao nắp: 600 (mm)
- Phần đế đĩa + vòi phun: 700 (mm)
- Khoảng trống trên: 2120 (mm)
- Chiều cao đáy: 2230 (mm)
- Chân tháp làm bằng thép I cao: 300 (mm)
- Tổng chiều cao: H = 10,53(m)

b. Xác định trở lực của tháp


➢ Trở lực khô
- Ta có công thức tính trở lực khô của tháp:
 H d . k 2 d. k
Pk = .
8 Vtd 3
Trong đó:
HĐ = 4,58 (m) là chiều cao đệm
ωk= 0,799 (m/s) là tốc độ khí trong tháp
Vtd = 0,74 (m3/m3) là thể tích tự do của đệm
m k 164179, 693
k = = = 1,319kg / m3
Vt 124506, 497
λ là hệ số ma sát, phụ thuộc vào chuẩn số Re của khí, Re được tính theo công thức:
4  k   k
Re =
k  
μk là độ nhớt động lực của hỗn hợp khí được tính tương tự như với tháp hấp thụ
trung gian. Với: M H 2O TH 2Ohoi = 108 ; M kk Tkk = 61,9 [2 – 86]
Ở nhiệt độ trung bình của không khí là (25 + 50)/2 = 37,5°C:
μkk = 1,9 ×10-5 [2 – 118] , μH2O = 1,05 × 10-5 [2 – 94]
Thành phần không khí vào tháp sấy:
Ckk = 0,9837
CH2O = 0,0163

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 142
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Ta có:
Ckk M kk Tkk . kk + C H 2O M H 2O TH 2Ohoi . H 2O
k =
CKK M KK TKK + Ch 2o M h 2o Th 2o
0,9837  61,9  1,9 10−5 + 0, 0163  108  1, 05  10−5
= = 1,876  10−5 N.s / m 2
0,9837  61,9 + 0, 0163  108
Vậy:
4  k  k 4  0, 799 1,319
Re = = = 1123,541
k   1,876 10−5  200
Vì Re > 40 nên xác định λ theo công thức sau:
16 16
= 0,2
= = 3,926
Re 1123,5410,2
Vậy trở lực của đệm khô là:
 H d  k 2 d. k 3,926  4,58  0, 7992  200 1,319
Pk = . = = 934,112N / m 2
8 Vtd 3
8  0, 743

Ở đây ta tính cho loại đệm 25×25×3 có trở lực lớn nhất trong các loại đệm xếp
trong tháp.
➢ Trở lực ướt
∆Pư = K × ∆Pk
Vì kích thước đệm được tính trở lực là 25×25×3 nhỏ hơn 30mm nên hệ số K có kể
đến tăng trở lực do axit được xác định như sau:
1
K=
(1 − A) 3
2
b  Wx   
A = 3 3    
2 g   x   Vtd 
Trong đó:
1,745
b= 0,3
Re x
4  Wx
Rex là chuẩn số Re của axit, Re x =
 
μx = 12×10-3 N.s/m2 là độ nhớt động lực của axit 95%.
Wx là lưu lượng axit (kg/m2.s)
m 246446,850
Wx = = = 1,363 kg / m 2s
F  3600 50, 24  3600

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 143
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

4 1,363
Re x = = 2, 272
12 10−3  200
1, 745 1, 745
b= 0,3
= = 1,364
Re x 2, 2720,3
Vậy ta có:
2
1,364  1,363  200
A = 3 3    = 0, 066
2  9,81  1804  0, 74
Trong đó: ρx = 1804 kg/m3 là khối lượng riêng của axit 95% ở 50°C.
1
Vậy K = = 1, 227
(1 − 0, 066)3
Vậy trở lực ướt của tháp là:
∆Pư = 1,227 × 934,112 = 1146,155 N.s/m2

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 144
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

BẢNG TỔNG KẾT CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CHÍNH

STT BỘ PHẬN TÊN CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ

01 Chuẩn bị Lượng lưu huỳnh cấp cho hóa lỏng 12909,969 kg/h
nguyên liệu
Nhiệt độ lưu huỳnh ở bể chứa 140 - 145oC

Hàm lượng lưu huỳnh trong nguyên liệu 98 %

02 Lò đốt Nhiệt độ khí vào lò 260°C

Nồng độ khí SO2 11% V

Nhiệt độ khí ra lò 1103oC


03 Nồi hơi Nhiệt độ khí ra khỏi nồi hơi 450°C

Năng suất hơi 4,5at 38148,965 kg/h

Nhiệt độ hơi ra 147°C


04 Tháp chuyển Nhiệt độ khí vào/ra lớp I 440/636,3°C
hóa
Mức chuyển hóa lớp I 65%

Nhiệt độ khí vào/ra lớp II 460/ 502,977°C

Mức chuyển hóa lớp II 86%

Nhiệt độ khí vào/ra lớp III 450/ 458,186 °C

Mức chuyển hóa lớp III 90%

Nhiệt độ khí vào/ra lớp IV 387/389,037°C

Mức chuyển hóa lớp IV 99,8%

05 Tháp sấy Nhiệt độ khí vào 25°C

Nhiệt độ khí ra 50°C

Hàm ẩm khí sau sấy < 0,01% V

Nhiệt độ axit tưới 40°C

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 145
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

Nhiệt độ axit chảy 54°C

Nồng độ axit tưới 95% H2SO4

Nồng độ axit chảy 94% H2SO4

06 Tháp hấp thụ Nhiệt độ khí vào 190°C


thứ nhất
Nhiệt độ khí ra 19C

Nhiệt độ axit tưới 40°C

Nhiệt độ axit chảy 66°C

Nồng độ axit tưới 98,3% H2SO4

Nồng độ axit chảy 98,7% H2SO4

Hiệu suất hấp thụ 99,8%

07 Tháp hấp thụ Nhiệt độ khí vào 190°C


thứ hai
Nhiệt độ khí ra 80°C

Nhiệt độ axit tưới 40°C

Nhiệt độ axit chảy 106°C

Nồng độ axit tưới 98,3% H2SO4

Nồng độ axit chảy 98,7% H2SO4


Hiệu suất hấp thụ 99,8%

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 146
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ quá trình thiết kế dây chuyền sản xuất axit sunfuric năng suất 310000 tấn/năm
từ nguyên liệu lưu huỳnh, em rút ra được một số nhận xét sau:
Sản xuất axit sunfuric là một quá trình cần độ an toàn rất cao do tính độc hại của
các chất trong quá trình sản xuất; các thiết bị, đường ống cần bịt kín.
Các dây chuyền sản xuất axit sunfuric ngày càng được cải tiến để nâng cao mức
chuyển hóa và giảm thiểu nồng độ SO2, SO3 trong khí thải. Tuy vậy, ta vẫn cần phải
nghiên cứu để điều chỉnh công nghệ hoàn chỉnh hơn. Sau đây là một vài ý kiến của em:
Ở các lớp xúc tác cần tăng cường cơ tính của xúc tác.
Tận dụng khí thải của các ngành công nghiệp khác để sản xuất axit sunfuric từ đó
đem lại lợi ích kinh tế cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Việc thiết kế một dây chuyền sản xuất cần đảm bảo yêu cầu về chất lượng sản
phẩm, chất lượng chất thải ra môi trường cũng như tận dụng được nhiệt sinh ra trong quá
trình sản xuất.

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 147
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TH.S QUÁCH THỊ PHƯỢNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Bình, Công nghệ Axit Sunfuric, NXB Bách Khoa – Hà Nội, 2011.
[2]. Nguyễn Bin, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 1, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 2006.
[3]. Nguyễn An, Tính toán công nghệ sản xuất các chất vô cơ, tập 1, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 1982.
[4]. Nguyễn Bin, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất, tập 2, NXB
Khoa học và Kỹ thuật, 2006.
[5]. Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm,
tập 3, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2008.
[6]. Nguyễn Công Hân, Tính nhiệt lò hơi công nghiệp, NXB KHKT HN, 2007
[7]. Nguyễn An, Tính toán công nghệ sản xuất các chất vô cơ, tập 2, NXB Khoa
học và Kỹ thuật, 1982.
[8]. Phạm Văn Trí, Lò công nghiệp, Trường ĐHBKHN, 1996
[9]. Nguyễn Văn May, Thiết bị truyền nhiệt và chuyển khối, NXB KHKT HN,
2006

SVTH: NGUYỄN THỊ THƯƠNG


MSSV: 20133904 148

You might also like