Tài Liệu Không Có Tiêu Đề

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

1.

Giới thiệu về công ty McDonald's


1.1. Thông tin chung
- Thành lập: năm 1940 ở San Bernardino, California, Mỹ
- Trụ sở chính: Oak Brook, Illinois, Mỹ
- Khu vực hoạt động: Toàn cầu
- Sản phẩm: Thức ăn nhanh (hamburger, gà, khoai tây chiên, đồ uống
không cồn,cà phê, sữa đặc, món tráng miệng, đồ ăn sáng).
- Doanh thu: 25,49 tỷ USD (2023) - Lợi nhuận: 8,4 tỷ USD (2023)
1.2. Lịch sử hình thành
Từ một nhà hàng duy nhất được anh em nhà McDonald (Richard
McDonald và Maurice McDonald) mở năm 1940 tại California, McDonald's đã
lớn mạnh nhanh chóng và hiện là chuỗi đồ ăn nhanh lớn nhất nước Mỹ.
Vào năm 1917, chàng thanh niên 15 tuổi Ray Kroc đã đăng ký sai tuổi
thật để được trở thành tài xế lái xe cứu thương cho Hội Chữ Thập Đỏ. Tuy
nhiên, ông chưa kịp hoàn tất khóa đào tạo cho công việc thì chiến tranh đã kết
thúc. Sau đó, Ray Kroc tiếp tục kiếm sống với công việc chơi đàn dương cầm,
làm nhân viên bán cốc giấy và máy trộn đa năng. Năm 1954, Ray Kroc đã rất
ngạc nhiên khi nhận được một đơn hàng lớn đặt mua tám máy trộn đa năng từ
một nhà hàng ở San Bernardino, bang California. Ông phát hiện ra một nhà
hàng nhỏ nhưng kinh doanh rất thành công của hai anh em Rich và Mau
McDonald's, và cảm thấy thích thú với hệ thống điều hành rất hiệu quả của họ.
Họ có một thực đơn rất giới hạn,tập trung vào chỉ vài món – burger, khoai tây
chiên và thức uống, nhưng điều này đã giúp họ tập trung tốt hơn vào chất lượng
ở từng khâu chế biến.
Ray Kroc đã thuyết phục hai anh em McDonald về tầm nhìn của mình
trong việc xây dựng nhà hàng McDonald’s trên toàn nước Mỹ, và vào năm
1955, ông đã thành lập Tập đoàn McDonald’s. 5 năm sau đó, ông đăng ký độc
quyền cho thương hiệu McDonald’s. Năm 1958 đánh dấu cột mốc chiếc
hamburger thứ 100 triệu đã được bán ra từ thương hiệu này.
Sau một thời gian ngắn hoạt động thì hơn 100 triệu chiếc bánh
Hamburger đã được bán ra từ thương hiệu này. McDonald’s không ngừng phát
triển, đến hiện nay, không chỉ phổ biến ở Mỹ mà McDonald’s đã có mặt ở rộng
khắp trên thị trường quốc tế tại 121 quốc gia như Đức, Bỉ, Nhật Bản,.. và Việt
Nam.
1.3. Hoạt động kinh doanh của Mcdonald’s
McDonald's kinh doanh với tôn chỉ: Quality - Chất lượng, Service - Dịch
vụ, Cleanliness - Vệ sinh, Values - Giá trị. Các sản phẩm của hệ thống nhà hàng
thức ăn nhanh này đạt chuẩn toàn cầu với thực đơn đa dạng được điều chỉnh
phù hợp với từng khu vực, quốc gia. Một số dòng sản phẩm nổi bật nhất của
McDonald’s phải kể đến: hamburger Big Mac, gà viên chiên Chicken
McNuggets, kem McFlurry, …
Đa số các cửa hàng McDonald’s hoạt động dưới hình thức nhượng quyền
thương mại. Theo thỏa thuận nhượng quyền thông thường, công ty sở hữu đất
và xây dựng hoặc bảo đảm hợp đồng thuê dài hạn cho địa điểm nhà hàng và bên
nhận quyền trả tiền cho thiết bị, bảng hiệu, chỗ ngồi và trang trí.
McDonald’s chọn mô hình nhượng quyền trở thành chiếc lược kinh
doanh dài hạn của công ty. Bởi, doanh thu từ tiền thuê và tiền bản quyền nhận
được tương đối ổn định, rủi ro thấp hơn so với việc tự vận hành một chuỗi thức
ăn. Tuy nhiên, sau này nhận thấy nguồn thu to lớn từ việc kinh doanh bất động
sản, công ty đã quyết định chuyển từ việc bán chuỗi nhượng quyền sang cho
thuê đất. Hay nói cách khác, từ đấy McDonald’s không kinh doanh burger mà là
kinh doanh bất động sản.
1.4. Những thành công của Mcdonald's
Thế giới hiện có rất nhiều tập đoàn ăn nhanh nhưng Mcdonald's
Corporation do Raymond Kroc thành lập vẫn là tập đoàn lớn nhất. Với 40.275
nhà hàng, McDonald’s hiện có mặt tại 121 quốc gia trên thế giới. Đó là chưa kể
hàng loạt nhà hàng ăn nhanh khác được McDonald’s mua lại nhưng không đổi
tên mà vẫn giữ tên cũ như “Partner-Brands” ở Mỹ hay “Pret a Manger” ở Anh.
Năm 2023, mỗi ngày tập đoàn phục vụ 70 triệu khách hàng với hơn 85
triệu cái bánh kẹp thịt kiểu hamburger. Trong khi những cái bánh của
McDonald’s là món ăn nhanh rẻ tiền, tiện lợi ở Mỹ và các nước Tây Âu thì ở rất
nhiều nước khác, bánh mì Hamburger của McDonald’s được coi như là một đặc
sản gì đó mà họ mới chỉ biết đến qua các phương tiện truyền thông. Đã có giai
thoại rằng khi McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên ở Nga hay Trung Quốc thì
những ngày đầu tiên số người xếp hàng dài tới hàng chục, thậm chí hàng trăm
mét.
Năm 2023, McDonald's báo cáo tổng doanh thu là 25,49 tỷ USD, tăng
10% so với 23,18 tỷ USD vào năm 2022.
2. Bối cảnh khủng hoảng tài chính
Suy thoái COVID-19 là một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra do
hậu quả trực tiếp của đại dịch COVID-19. Cho đến nay, suy thoái kinh tế này là
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất xảy ra sau cuộc Đại suy thoái thập
niên 1930.
2.1. Thời gian diễn ra
Các trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên ở con người được xác nhận tại
Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019. Đại dịch này đã nhanh chóng lây
lan đạt đỉnh điểm vào nửa đầu năm 2020 và kéo dài đến năm 2021. Chính đại
dịch này đã mở đầu cho một cuộc khủng hoảng không chỉ về sức khỏe, mà còn
tác động đến các mặt của đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu.
Sau suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm 2019 khiến thị trường chứng
khoán và hoạt động tiêu dùng đình trệ, việc phong tỏa do COVID-19 và các
biện pháp phòng ngừa khác được thực hiện trong đại dịch COVID-19 đã đẩy
nền kinh tế toàn cầu vào khủng hoảng. Trong vòng bảy tháng, mọi nền kinh tế
tiên tiến đều rơi vào suy thoái, trong khi tất cả các nền kinh tế mới nổi đều suy
thoái.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng


Khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh COVID-19 gây ra phần lớn là do sự
suy giảm nhu cầu, khi không có nhiều người tiêu dùng mua hàng hóa và dịch
vụ. Người tiêu dùng chuyển sang tích trữ hàng hóa thiết yếu và giảm chi tiêu
cho các sản phẩm không cần thiết. Các hoạt động giải trí, du lịch, và ăn uống
ngoài nhà hàng bị giảm mạnh do hạn chế tiếp xúc xã hội. Bên cạnh đó, Do các
công ty phải cắt giảm nhân sự để bù đắp cho khoản doanh thu bị sụt giảm nên sẽ
tạo ra một vòng xoáy suy giảm kinh tế, khi những người lao động rơi vào tình
trạng thất nghiệp, không có khả năng tài chính để duy trì cuộc sống, thậm chí có
khả năng rớt xuống dưới chuẩn nghèo. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến các
ngành dịch vụ và F&B (thực phẩm và đồ uống), nơi nhu cầu tiêu dùng trực tiếp
bị giảm sút.
Ngoài ra, các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội được áp dụng trên
toàn cầu đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuỗi cung ứng là hệ thống các quy trình liên quan đến sản xuất, vận chuyển và
phân phối hàng hóa. Khi các yếu tố trong chuỗi này bị ảnh hưởng, toàn bộ hệ
thống có thể gặp trục trặc. Các nhà máy và cơ sở sản xuất phải đóng cửa hoặc
hoạt động dưới công suất để tuân thủ các biện pháp giãn cách, dẫn đến sự thiếu
hụt nguyên liệu và sản phẩm trên thị trường. Việc hạn chế di chuyển và đóng
cửa biên giới làm chậm quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia. Thiếu
hụt tài xế vận tải và công nhân tại các cảng cũng góp phần vào sự chậm trễ này.
Từ đó dẫn đến việc thiếu nguyên liệu từ các quốc gia khác nhau làm cho các
nhà máy gặp khó khăn trong công tác duy trì sản xuất do không nhận được
nguyên liệu đúng thời hạn.
Một nhân tố lớn khiến cho khủng hoảng tài chính diễn ra nữa chính là các
biện pháp hạn chế hoạt động kinh tế từ chính phủ các nước. Điều này không chỉ
ảnh hưởng đến người tiêu dùng mà còn tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp
và nền kinh tế nói chung. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong các ngành bán
lẻ, dịch vụ ăn uống, và du lịch, phải đóng cửa tạm thời hoặc thậm chí là vĩnh
viễn do không thể duy trì hoạt động trong thời gian dài. Những doanh nghiệp có
thể tiếp tục hoạt động cũng phải giảm công suất để tuân thủ các biện pháp an
toàn và giãn cách xã hội, dẫn đến giảm hiệu suất và doanh thu. Sự bất ổn kinh tế
và không chắc chắn về tương lai khiến các doanh nghiệp hạn chế đầu tư mới và
mở rộng sản xuất. Nhiều dự án và kế hoạch kinh doanh bị hoãn hoặc hủy bỏ.
Hơn nữa, các doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí tăng cao liên quan đến việc
duy trì vệ sinh, trang bị bảo hộ cho nhân viên, và áp dụng các biện pháp an toàn
khác. Điều này tạo thêm gánh nặng tài chính trong bối cảnh doanh thu sụt giảm.

2.3. Tác động đến ngành hàng F&B


Giai đoạn khi đại dịch bùng phát
Kể từ khi bùng phát, dịch Covid-19 đã khiến nền công nghiệp F&B phải
đối mặt với nhiều sự khốn đốn, những hậu quả tồi tệ nhất và gánh nặng khôi
phục và duy trì sự sống của doanh nghiệp. Tác động mạnh mẽ của dịch bệnh trải
dài trên mọi phương diện của ngành F&B, từ sản xuất đến chuỗi cung ứng, phân
phối và cả bán lẻ, dịch vụ ăn uống. Trên thế giới đã có những trường hợp phải
cắt giảm, đóng cửa một phần hoặc thậm chí là tuyên bố phá sản, khiến người lao
động rơi vào tình trạng thất nghiệp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi
cung ứng.
Các hoạt động nông nghiệp cũng bị đình trệ khiến nỗi lo về thiếu hụt
trong cung cấp lương thực ngày một tăng cao. Cùng với đó là tâm lý hoảng loạn
của người tiêu dùng, họ đổ xô mua sắm lương thực, thực phẩm và đồ uống để
dự trữ khiến tình trạng thiếu hụt càng trầm trọng, tạo ra chênh lệch khoảng cách
giữa người có điều kiện dự trữ và người không có khả năng.
Nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng tình trạng khủng hoảng này sẽ còn kéo dài ít
nhất là đến khi thế giới tìm ra được phương pháp điều trị hoặc vaccine chữa
Covid-19. Như vậy các nhà sản xuất, phân phối thực phẩm và đồ uống sẽ còn
phải đối mặt với những hậu quả của đại dịch trong một khoảng thời gian dài
nữa. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng được dự đoán sẽ bị ảnh
hưởng, trong khi ngành công nghiệp thịt cũng dự kiến sẽ trải qua một đợt suy
thoái do thói quen ăn uống của người tiêu dùng thay đổi.
Với thực trạng đáng báo động hiện nay, các nhà quản lý ngành F&B phải
đối mặt với rất nhiều thách thức, sự cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt và chỉ
cần một thay đổi thôi cũng đã ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng. Sự thay
đổi trong chi tiêu của người tiêu dùng, giá thực phẩm và đồ uống, khẩu vị toàn
cầu và công nghệ tiên tiến được dự đoán sẽ mang lại những biến đổi sâu rộng
trong lĩnh vực này trong vài năm tới. Tuy có nhiều khó khăn nhưng ngành F&B
được dự đoán sẽ đạt được mức tăng trưởng tốt trong tương lai.
Giai đoạn sau đại dịch
Là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nâng
mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022, Việt Nam đang là điểm sáng
hiếm hoi trên bức tranh kinh tế u ám toàn cầu, vững vàng kiên định và phục hồi
mạnh mẽ kể từ đợt suy giảm do làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19 vào thời
điểm này năm ngoái. Sự hồi phục diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế,
trong số đó có ngành Thực phẩm – Đồ uống (F&B). Khảo sát của Vietnam
Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy, gần 90% số doanh nghiệp trong
ngành đã đạt năng suất hoạt động trên 80% mức trước đại dịch, thậm chí trên
60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch.
Động lực tăng trưởng của ngành F&B trong giai đoạn vừa qua đến từ 2
nguồn chính. Thứ nhất, sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng nội địa. Thống kê
cho thấy, trong 8 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.679,2 nghìn tỷ đồng, tăng 19,3% so với cùng kỳ
năm trước. Thêm vào đó, khách quốc tế đến nước ta đạt 1,441 triệu lượt người,
gấp 13,7 lần so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn giảm 87,3% so với cùng kỳ
năm 2019 – khi chưa xảy ra dịch Covid-19, như vậy dư địa hồi phục và tăng
trưởng của khách quốc tế còn rất nhiều.
Thứ hai, xu hướng dịch chuyển từ các kênh truyền thống sang hiện đại
được định hình bởi giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Y và Z. Khảo sát người tiêu dùng
của Vietnam Report chỉ ra rằng, phần lớn giới trẻ tại các thành phố lớn mua sắm
thực phẩm – đồ uống thông qua các kênh hiện đại: siêu thị, đại siêu thị (98%),
online (67%) và cửa hàng tiện lợi (41%).

3. Ảnh hưởng của Covid-19 đến McDonald’s


Trong giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, McDonald's đã phải đối
mặt với những thách thức tài chính đáng kể khi virus lan rộng tại châu u và Hoa
Kỳ. Theo báo cáo từ CNN Business, McDonald's đang có khởi đầu tốt đẹp cho
năm 2020, nhưng tình hình thay đổi hoàn toàn khi đại dịch bùng phát.
McDonald's (MCD) cho biết 75% nhà hàng của họ trên toàn thế giới đang hoạt
động nhưng Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh đã đóng cửa hoàn toàn
tất cả các nhà hàng.
Tại Hoa Kỳ, thị trường lớn nhất của McDonald's, khoảng 20% nhà hàng
đã phải đóng cửa khu vực phục vụ tại chỗ do thiếu hụt nhân viên hoặc bùng
phát dịch COVID-19 tại địa phương, và khoảng 1% số cửa hàng đang hoạt động
với giờ giảm. Sự bùng phát của các ca nhiễm COVID-19 và sự quay trở lại của
các hạn chế ở nhiều thị trường khác cũng tạo ra sự bất ổn toàn cầu, làm trầm
trọng thêm tình trạng thiếu hụt lao động và trì hoãn chuỗi cung ứng.
Đến hết năm 2021, đại dịch COVID-19 đã gây ra những khó khăn tài
chính đáng kể cho McDonald's, ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh
của chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này trên toàn cầu. Một báo cáo từ Reuters
vào ngày 27/01/2022 đã chỉ ra rằng McDonald's không đạt được kỳ vọng về
doanh thu và lợi nhuận trong quý IV/2021, chủ yếu do chi phí tăng cao và
doanh số bán hàng ảm đạm tại hơn 4.500 nhà hàng ở Úc và Trung Quốc do các
hạn chế liên quan đến đại dịch.

3.1. Covid-19 khiến doanh thu và lợi nhuận của McDonald’s sụt giảm:
Để hình dung tác động của COVID-19 đối với thu nhập của McDonald's,
chúng tôi đã chọn lợi nhuận hoạt động của McDonald's trong quý đầu tiên của
ba năm qua để so sánh theo chiều dọc. Có thể thấy rõ từ hình trên, dưới ảnh
hưởng của Covid-19, lợi nhuận của McDonald's trong quý 1 năm 2020 có dấu
hiệu sụt giảm đáng kể. So với cùng kỳ năm 2019, doanh thu giảm 6,16%, thu
nhập hoạt động giảm 19,12% và thu nhập ròng giảm 16,67%. Ngược lại, doanh
thu, thu nhập hoạt động và thu nhập ròng dao động nhẹ trong năm 2018 và 2019
nhưng về cơ bản không thay đổi, điều này cũng phản ánh thiệt hại do COVID-
19 gây ra đối với hoạt động của McDonald's.
Trước sự bùng phát đột ngột của COVID-19, các doanh nghiệp thuộc mọi
quy mô trên toàn thế giới đã xuất hiện những cuộc khủng hoảng ở các mức độ
khác nhau, và McDonald's chắc chắn cũng không tránh khỏi. Như phân tích số
liệu có thể thấy, McDonald's bị sụt giảm đáng kể về doanh thu và lợi nhuận
trước tác động của dịch Covid-19. Theo báo cáo quý 1 năm 2020 của
McDonald's, nguyên nhân chính khiến doanh thu của hãng giảm bao gồm việc
các nhà hàng tạm thời đóng cửa, hoạt động hạn chế và những thay đổi đáng kể
trong hành vi của người tiêu dùng, tất cả đều do COVID-19 gây ra. Đồng thời,
McDonald's tin rằng đợt bùng phát dịch bệnh sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đáng
kể đến doanh thu.
3.2. Covid-19 khiến chi phí vận hành của McDonald’s tăng lên đáng kể
Bên cạnh đó, điều đáng chú ý là sự thay đổi về chi phí hoạt động của
McDonald's dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19. Là một doanh nghiệp theo đuổi
chiến lược dẫn đầu về chi phí, McDonald's đã thất bại trong việc giữ vững định
vị chiến lược của mình trong thời kỳ khủng hoảng. Khi hàng loạt cửa hàng đóng
cửa, chi phí hoạt động tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, điều lẽ ra không nên
xảy ra. Nguyên nhân của điều này có thể là do sự bùng phát của COVID-19 đã
phá vỡ cơ cấu chi phí tương đối ổn định ban đầu của McDonald's và không kịp
thời đưa ra những điều chỉnh tương ứng. Ví dụ, theo báo cáo hàng quý của
McDonald's, để tạo doanh thu tốt hơn trong thời kỳ dịch bệnh bùng phát,
McDonald's tích cực cung cấp dịch vụ giao hàng. Điều này có nghĩa là số lượng
người giao hàng cần phải tăng lên và chi phí nhân công chưa được tối ưu hóa
hợp lý thông qua mô hình HLG của McDonald's nên chi phí nhân công có thể
tăng lên. Do chi phí nhân công tăng do hoàn cảnh đặc biệt nên chi phí nguyên
vật liệu, năng lượng và các chi phí khác cũng tăng do điều chỉnh không đầy đủ,
dẫn đến tổng chi phí tăng thay vì giảm.

4. Các biện pháp mà McDonald's đã áp dụng để vượt qua khủng hoảng


Covid 19:
Biện pháp tài chính:

McDonald's đã triển khai một loạt biện pháp tài chính nhằm ứng phó với
tác động của đại dịch COVID-19, nhằm bảo vệ sự ổn định và phát triển bền
vững của doanh nghiệp trong thời gian khó khăn này. Dưới đây là một phân tích
chi tiết về các biện pháp tài chính mà McDonald's đã thực hiện:

1. Tạm ngừng chương trình mua lại cổ phiếu: McDonald's đã quyết định
tạm ngừng chương trình mua lại cổ phiếu của mình. Điều này giúp tiết
kiệm nguồn lực tài chính và tập trung vào việc sử dụng vốn để hỗ trợ các
hoạt động kinh doanh cốt lõi và giảm thiểu rủi ro trong bối cảnh không
chắc chắn của thị trường.
2. Huy động vốn thông qua việc bán nợ: Thay vì tiếp tục mua lại cổ
phiếu, McDonald's đã tập trung vào việc huy động vốn thông qua việc
bán nợ. Điều này giúp công ty có nguồn lực tài chính cần thiết để duy trì
hoạt động kinh doanh và hỗ trợ các cửa hàng nhượng quyền nhỏ trong
thời gian khó khăn.
3. Cắt giảm chi phí: McDonald's đã thực hiện các biện pháp cắt giảm chi
phí như giảm chi tiêu quảng cáo và tiết kiệm chi phí vận hành. Điều này
giúp giảm bớt áp lực tài chính và tăng cường khả năng đào tạo tài chính
trong bối cảnh doanh thu giảm.
4. Điều chỉnh kế hoạch mở cửa hàng mới: Trong bối cảnh kinh doanh khó
khăn, McDonald's đã điều chỉnh kế hoạch mở cửa hàng mới, tập trung
vào việc mở cửa hàng ở những địa điểm chiến lược và có tiềm năng lợi
nhuận cao hơn. Điều này giúp tối ưu hóa sử dụng vốn và tăng cường hiệu
suất hoạt động.

Tăng cường hệ thống “3D” và ứng dụng trí tuệ nhân tạo
McDonald's đã triển khai một chiến lược tăng trưởng mới, không chỉ tập
trung vào chất lượng thực phẩm mà còn hướng tới việc giúp khách hàng dễ
dàng và thuận tiện hơn trong việc đặt hàng trong bối cảnh đại dịch. Với nền
tảng gần 95% nhà hàng McDonald's tại Mỹ và 65% nhà hàng trên toàn thế giới
có hệ thống “Drive-thru,” McDonald's đã đặc biệt tập trung phát triển kế hoạch
“3D” gồm Digital (kỹ thuật số), Delivery và Drive-thru.

Tăng Cường Hệ Thống “3D”

1. Digital (Kỹ Thuật Số):

McDonald's đã đặt một trọng điểm lớn vào việc áp dụng công nghệ kỹ
thuật số để nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đặc biệt trong bối cảnh đại
dịch COVID-19. Bằng cách triển khai các giải pháp như ứng dụng điện thoại
thông minh, bảng thực đơn điện tử và kiốt đặt hàng tự động tại các nhà hàng,
McDonald's không chỉ giúp khách hàng đặt hàng nhanh chóng hơn mà còn giảm
thiểu tiếp xúc trực tiếp, từ đó góp phần ngăn ngừa sự lây lan của COVID-19.

1. Ứng dụng điện thoại thông minh: McDonald's đã phát triển và triển
khai ứng dụng điện thoại thông minh, cho phép khách hàng đặt hàng và
thanh toán trực tuyến từ xa. Qua ứng dụng này, khách hàng có thể chọn
món, tùy chỉnh đơn hàng, và thậm chí chọn thời gian nhận hàng hoặc
giao hàng tận nơi.
2. Bảng thực đơn điện tử: Tại các cửa hàng, McDonald's đã trang bị bảng
thực đơn điện tử để khách hàng dễ dàng xem thực đơn và lựa chọn món
ăn một cách thuận tiện. Bảng thực đơn điện tử cũng thường được cập
nhật tự động với các chương trình khuyến mãi và món mới, giúp khách
hàng có được thông tin mới nhất.
3. Kiốt đặt hàng tự động: McDonald's cũng đã triển khai các kiốt đặt hàng
tự động tại một số cửa hàng, cho phép khách hàng đặt hàng mà không cần
phải gặp trực tiếp nhân viên. Khách hàng có thể tương tác với màn hình
cảm ứng để chọn món và thực hiện thanh toán, giúp giảm thiểu tiếp xúc
vật lý và tăng tính tiện lợi.

2. Delivery (Giao Hàng Tận Nơi):


Dịch vụ giao hàng tận nơi được đẩy mạnh để phục vụ khách hàng tại nhà,
đáp ứng nhu cầu ăn uống mà không cần ra ngoài. McDonald's hợp tác với các
nền tảng giao hàng lớn, nâng cấp hệ thống đặt hàng và giao hàng để đảm bảo
thức ăn được giao đến tay khách hàng nhanh chóng và an toàn.

McDonald's đã hợp tác với các nền tảng giao hàng phổ biến như Uber
Eats, DoorDash, Grubhub, và Deliveroo. Sự hợp tác này giúp mở rộng phạm vi
tiếp cận và tăng cường khả năng phục vụ khách hàng ở nhiều khu vực khác
nhau.

McDonald's đã thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn
thực phẩm trong quá trình giao hàng. Nhân viên và tài xế giao hàng đều phải
tuân thủ các quy trình vệ sinh nghiêm ngặt, bao gồm việc sử dụng khẩu trang,
găng tay và thường xuyên khử trùng tay cũng như các bề mặt tiếp xúc.

Để giảm thiểu rủi ro lây nhiễm, McDonald's đã triển khai dịch vụ giao
hàng không tiếp xúc. Tài xế sẽ để đơn hàng trước cửa nhà khách hàng hoặc tại
một vị trí được chỉ định, sau đó thông báo cho khách hàng qua điện thoại hoặc
tin nhắn để họ nhận hàng mà không cần tiếp xúc trực tiếp.

McDonald's đã tăng cường quảng bá dịch vụ giao hàng qua các kênh
truyền thông xã hội, website và ứng dụng di động. Các chương trình khuyến
mãi và ưu đãi đặc biệt cũng được triển khai để thu hút khách hàng sử dụng dịch
vụ giao hàng.

3. Drive-thru (Mua Hàng Trên Xe):


Hệ thống Drive-thru của McDonald's được tối ưu hóa để phục vụ khách
hàng mà không cần rời khỏi xe. Khách hàng có thể đặt hàng bằng giọng nói qua
bảng điện tử, sau đó di chuyển đến quầy nhận hàng mà không cần tiếp xúc trực
tiếp với nhân viên. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro lây nhiễm, đồng thời tăng
tốc độ phục vụ.

Vào năm 2014, McDonald’s đã giới thiệu mô hình này tại Việt Nam. Bạn
sẽ dễ dàng mua hàng với 3 bước đơn giản: xem thực đơn và đặt món ăn qua
máy tại quầy đặt hàng; thanh toán tại quầy thanh toán; nhận món ăn tại quầy
nhận hàng.

Hiện nay, dịch vụ Drive-thru có mặt tại 3 nhà hàng tại Việt Nam:

McDonald’s Đa Kao: 2-6 Bis Điện Biên Phủ, phường Đa Kao quận
McDonald’s Phú Lâm: 718 Bis Kinh Dương Vương, phường 13, quận 6.
McDonald’s Gò Vấp: 1 Quang Trung, phường 3, quận Gò Vấp.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Trong thời điểm đại dịch COVID-19, McDonald's đã nhanh chóng ứng
dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào các phần mềm đặt hàng của mình để giúp khách
hàng có thể đặt hàng bằng giọng nói mà không cần chạm vào bất kỳ thiết bị nào.
Việc này không chỉ tăng cường sự tiện lợi mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh,
giảm nguy cơ lây nhiễm virus qua tiếp xúc bề mặt.

Một số điểm nổi bật về việc ứng dụng AI trong hệ thống đặt hàng của
McDonald's trong thời điểm COVID-19 bao gồm:

1. An toàn hơn: Việc sử dụng đặt hàng bằng giọng nói giúp hạn chế tối đa
việc tiếp xúc vật lý, phù hợp với các biện pháp giãn cách xã hội và vệ
sinh phòng dịch.
2. Tiện lợi và nhanh chóng: Khách hàng có thể dễ dàng và nhanh chóng
đặt món mà không cần phải thao tác trực tiếp trên màn hình hoặc thiết bị,
tiết kiệm thời gian và công sức.
3. Chính xác hơn: AI được tích hợp trong hệ thống có khả năng nhận diện
và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, đảm bảo việc ghi nhận đơn hàng một cách
chính xác và hiệu quả.

McDonald's đã thử nghiệm và triển khai hệ thống đặt hàng bằng giọng
nói tại một số nhà hàng ở Hoa Kỳ, sử dụng công nghệ AI để hiểu và xử lý các
lệnh đặt hàng từ khách hàng. Công nghệ này không chỉ học hỏi và cải thiện từ
các tương tác trước đó mà còn đảm bảo rằng quá trình đặt hàng diễn ra suôn sẻ
và ít gặp sai sót.

Việc áp dụng AI vào hệ thống đặt hàng trong thời điểm đại dịch là một
phần trong chiến lược dài hạn của McDonald's nhằm hiện đại hóa hoạt động
kinh doanh, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về sự an toàn,
nhanh chóng và tiện lợi trong dịch vụ.

Tăng cường biện pháp an toàn và vệ sinh


Booth nước rửa tay sát khuẩn luôn luôn được đặt ngay ở lối vào.
An toàn là trên hết: Khi cửa hàng được mở cửa trở lại, nhằm phòng tránh
nguồn lây lan vi rút mới, việc giữ khoảng cách giữa khách hàng và nhân viên ít
nhất 1,5 mét là điều vô cùng cần thiết. “Chúng tôi cố gắng giữ khoảng cách an
toàn cho khách hàng và nhân viên của mình, mà vẫn đảm bảo sự hài lòng và
thoải mái nhất cho khách hàng” – Bà Eunice Koekkoek, người đại diện phát
ngôn của McDonald’s Hà Lan.
Duy trì giãn cách xã hội: Mặc dù ở nhiều nơi đã thực hiện nới lỏng xã
hội, tuy nhiên, cuộc chiến chống lại Covid – 19 tại đất nước này vẫn chưa chấm
dứt. Các quy tắc về giãn cách xã hội vẫn được áp dụng tại các chuỗi cửa hàng
McDonald's.
Dịch vụ tại bàn: McDonald’s cho biết, họ có thể giới thiệu dịch vụ và
thực đơn tại bàn, đưa thức ăn tới tận nơi cho khách hàng bằng xe đẩy.
Ngăn cách chỗ ngồi: McDonald’s tạo ra những tấm chắn bằng nhựa giữa
các bàn, nhằm hạn chế giọt bắn và sự lây lan của vi rút.

McDonald's còn tăng cường đào tạo nhân viên để đảm bảo tuân thủ các
quy tắc phòng dịch và nâng cao chất lượng phục vụ trong thời điểm COVID-19.
Cụ thể:

1. Đào tạo về vệ sinh và an toàn: Nhân viên được huấn luyện kỹ lưỡng về
các quy trình vệ sinh cá nhân, như rửa tay đúng cách và thường xuyên, sử
dụng và thay khẩu trang, găng tay. Họ cũng được hướng dẫn cách khử
trùng các bề mặt tiếp xúc thường xuyên như quầy tính tiền, máy POS, và
bàn ghế.
2. Đào tạo về giãn cách xã hội: Nhân viên học cách quản lý khoảng cách
an toàn giữa khách hàng và giữa chính họ trong quá trình làm việc. Họ
cũng được hướng dẫn cách xử lý các tình huống khi khách hàng không
tuân thủ quy định giãn cách, đảm bảo mọi người đều tuân thủ quy tắc một
cách lịch sự và hiệu quả.
3. Đào tạo về quy trình phục vụ mới: Để thích nghi với các biện pháp
mới, nhân viên được hướng dẫn về dịch vụ tại bàn và sử dụng xe đẩy để
giao đồ ăn, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Họ cũng học cách
sử dụng các công nghệ mới như hệ thống đặt hàng bằng giọng nói và các
thiết bị tự phục vụ.
4. Đào tạo về ứng phó tình huống khẩn cấp: Nhân viên được huấn luyện
để biết cách xử lý các tình huống khẩn cấp liên quan đến sức khỏe, như
cách nhận biết và phản ứng khi có khách hàng hoặc đồng nghiệp có triệu
chứng nghi nhiễm COVID-19.

3. Đổi mới thực đơn và chiến lược marketing: thực đơn tối giản, linh hoạt; chiến
dịch marketing nhắm vào nhu cầu hiện tại…

Trong thời kỳ Covid 19, hoạt động kinh doanh của McDonals đã liên tục
bị đảo lộn, sau khi chính phủ các nước áp đặt chính sách phong tỏa, đóng cửa
các hoạt động dịch vụ, thương hiệu này đã có nhiều thay đổi trong cách vận
hành và marketing sản phẩm.
Về thực đơn: Chú trọng vào chất lượng sản phẩm, liên tục thay đổi thực
đơn để rút ngắn thời gian chuẩn bị, không quá phức tạp trong khâu chế biến để
đơn hàng đến tay người tiêu dùng nhanh nhất có thể. Đồng thời, hãng cũng liên
tục tung ra thị trường các chương trình giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng trong
xuất thời kỳ dịch bệnh và tăng lượt quay lại cửa hàng của khách hàng.
Nhờ những chiến lược cụ thể và kịp thời, tháng 9/2020, McDonald's đã
đạt kết quả kinh doanh tháng tốt nhất trong gần một thập niên. Điều này đã giúp
doanh số bán hàng toàn cầu của McDonald's trong quý 3/2020 chỉ giảm 2,2%,
xuống 5,42 tỷ USD, một sự cải thiện đáng kể so với mức giảm của quý trước đó
là hơn 30%.
Về Marketing:
Giá của các sản phẩm McDonald's luôn duy trì mức tăng thấp hơn mức
tăng của CPI mỗi năm nhờ có hệ thống chuỗi cung ứng và vận hành vững mạnh.
Trong một khoảng thời gian dài, các nhà nhượng quyền của McDonald's đã hình
thành khái niệm kinh doanh “ghế 3 chân” do đó họ có thể chia sẻ lợi ích và đạt
được lợi ích chung. Kết quả là McDonald's có thể đạt được lợi thế cạnh tranh về
chất lượng cao với mức giá tốt hơn.Ví dụ, tại thị trường Trung Quốc, chiến lược
của McDonald's là “giá trị 2 chiều”. Bằng cách cung cấp giá trị, hãng có thể thu
hút nhiều khách hàng hơn và tần suất thu hút cao hơn, tạo lợi thế về quy mô và
giảm chi phí. Về lâu dài, điều này giúp McDonald's kiểm soát và duy trì tốt
chiến lược giá của mình. Khi đối mặt với dịch bệnh kéo dài, hãng không thể
cưỡng lại việc tăng giá. Trước tình hình dịch bệnh và lạm phát, chuỗi cung ứng
bị thắt chặt và mất cân đối hãng cho biết thường xuyên điều chỉnh cơ cấu giá do
những thay đổi về nguyên liệu thô và chi phí vận hành. Đối với mỗi bữa ăn, giá
giao động khoảng 0,5-2 USD.
McDonald's áp dụng “digital food safety” trong việc kiểm soát thực phẩm
mới hằng ngày. Các nhà hàng phải giám sát, kiểm tra an toàn thực phẩm trong
hoạt động. Hệ thống An toàn Thực phẩm Kỹ thuật số (DFS) là một công cụ thiết
yếu để quản lý điện tử về an toàn thực phẩm tại các nhà hàng của McDonald’s,
bao gồm hồ sơ hoạt động hằng ngày của nhân viên, sổ tay học tập về an toàn
thực phẩm và các khóa đào tạo. Đồng thời McDonald’s cũng thành lập Supply
Chain Academy để cung cấp đào tạo về an toàn thực phẩm cho các nhà cung
cấp bằng cách sử dụng các nền tảng dựa trên web và các công cụ kỹ thuật số
nhằm tăng cường quản lý an toàn thực phẩm của các nhà cung cấp và biến nhận
thức về an toàn thực phẩm thành hàng vi có ý thức của tất cả các đối tác trong
chuỗi giá trị bao gồm nhân viên, người được cấp phép và nhà cung cấp. Để đảm
bảo dinh dưỡng tốt hơn trong mỗi bữa ăn, McDonald’s liên tục thay đổi thực
đơn với ít muối hơn, dầu tốt hơn, nhiều protein trong thịt hơn, trái cây và rau củ
được lựa chọn từ những đối tác tốt nhất nhằm cung cấp cho khách hàng những
bữa ăn ngon và đa dạng hơn, đồng thời là công ty đầu tiên trong ngành công bố
thông tin dinh dưỡng trong bữa ăn và tích cực ủng hộ bữa ăn cân bằng và kết
hợp bữa ăn tốt.
Trong những năm gần đây, McDonald’s đã thử nhiều đột phá tiếp thị
khác nhau do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Là một gã khổng lồ trong ngành thức
ăn nhanh, hãng thường xuyên tung ra các chiến lược quảng cáo dựa trên sở
thích của khách hàng và thông qua nhiều phương tiện truyền thông khác như
quảng cáo truyền hình, đài phát thanh. Ngoài ra, còn có các hoạt động khuyến
mãi như coupon, giảm giá mua một tặng một giúp hãng có được lượng khách
hàng ổn định trên thị trường. Bên cạnh các mô hình tiếp thị trên, hãng còn
chiếm được tâm trí khách hàng bằng cách truyền thông liên kết với các KOL,
ngôi sao, diễn viên nổi tiếng,..và nhiều khách hàng thú nhận rằng, họ đã biết tới
thương hiệu thông qua cách tiếp thị liên kết với những người có tầm ảnh hưởng.
Xuyên suốt quãng thời gian dịch bệnh, các nhân viên McDonald’s ngoài
việc rửa tay, đeo đồ bảo hộ: khẩu trang, mũ còn thực hiện các hoạt động đo thân
nhiệt nhân viên nhà hàng và các nhân viên giao hàng trước khi làm việc. Để
giảm bớt sự tiếp xúc giữa các cá nhân trong việc gọi và lấy đồ ăn, các cửa hàng
thực hiện “không lấy đồ ăn tại cửa hàng”, sau khi khách hàng tự đặt xuất ăn từ
điện thoại di động hoặc máy tự phục vụ, dù dùng tại chỗ hay mang đi, nhân viên
sẽ cho suất ăn vào túi, đóng gói, dán kín và đặt tại điểm đón, khách hàng có thể
đến đó để nhận suất ăn theo ý muốn.
Để thích ứng với đại dịch, hãng đã tung ra một loạt chiến lược tăng
trưởng mới không chỉ tập trung vào chiến lược thực phẩm mà còn chu trọng vào
việc giúp người tiêu dùng dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc đặt hàng trong
thời kỳ đại dịch

4. Hỗ trợ nhượng quyền và đóng góp cho cộng đồng


Trong suốt 2 năm đại dịch, McDonald’s đã có nhiều hoạt động thiết thực
đóng góp cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, McDonald’s đã gửi tặng gần 5.000 phần ăn sáng đầy đủ
chất dinh dưỡng và tiện lợi gồm bánh mỳ burger, cafe, sữa, nước ngọt tới các
nhân viên y tế tại địa điểm cách ly dịch bệnh Covid19 nhằm tiếp sức, cổ vũ tinh
thần của các chiến sĩ trên mặt trận chống dịch. Điều này đã làm cho hình ảnh
của hãng trong mắt người Việt Nam trở thành một thương hiệu đẹp, vì cộng
đồng.

5. Tối ưu hoá chi phí và quản lý tài chính


Từ năm 2015, McDonald’s đã sớm đầu tư cho các quy trình tự động
hóa RPA (Robotic Process Automation) – công nghệ mô phỏng thao tác của
con người và tự động thực hiện các công việc có khối lượng lớn, lặp đi lặp lại.
Công nghệ này càng phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn nữa trong 2 năm Covid
vừa qua. Với mục tiêu đẩy mạnh các sáng kiến chuyển đổi số (digital
transformation initiative), McDonald đã ứng dụng công nghệ RPA ngay từ
năm 2015 với 15 robot và 20 quy trình tự động hóa như: nhân sự, chăm sóc
khách hàng, theo dõi kho nguyên vật liệu…Nhờ có sự hỗ trợ của công nghệ mà
chi phí vận hành của doanh nghiệp đã giảm đi đáng kể, công nghệ này còn ưu
việt hơn trong suất thời kỳ đại dịch Covid. RPA đã thay thế hoàn toàn vai trò
của nhân viên tại các cửa hàng McDonald’s nhờ đó hãng có thể cắt giảm tối đa
nhân viên tại nhà hàng và tiết kiệm được khoản chi phí tiền lương khổng lồ mỗi
năm. Nhờ việc ứng dụng công nghệ phù hợp đã khiến cho McDonald's dễ dàng
bước qua đại dịch Covid 19 với mức doanh ghi nhận tăng 4.6% trong quý III
năm 2020, cổ phiếu đã tăng lên mức 2,22 USD/ cổ phiếu cao hơn dự đoán 1,9
USD vào đầu phiên giao dịch.
5. Bài học rút ra được
Cuộc khủng hoảng COVID-19 đã mang lại nhiều thách thức cũng như cơ
hội cho các doanh nghiệp toàn cầu, và McDonald's không phải là ngoại lệ. Từ
đại dịch COVID-19, doanh nghiệp McDonald’s đã vượt qua và rút ra được
những bài học đắt giá cho chính họ và cũng như cho các doanh nghiệp khác
được học hỏi theo sau.

Một là, các doanh nghiệp cần thích ứng nhanh chóng trong các cuộc
khủng hoảng bằng cách linh hoạt thay đổi các dịch vụ của mình để phù hợp với
điều kiện mới. Bên cạnh đó, để thích nghi với tình hình nguồn cung và nhu cầu
thay đổi của khách hàng, các doanh nghiệp nên tối ưu hóa sản phẩm của mình
và tập trung phát triển sản phẩm cốt yếu được lựa chọn nhiều nhất.

Gần như McDonald’s đã phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, thay đổi
phương thức kinh doanh, thay đổi từ mô hình kinh doanh truyền thống sang mô
hình kinh doanh phi truyền thống (online thay vì bán tại điểm chuyển sang bán
qua mạng). Đồng nghĩa với điều đó là việc ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số trong doanh nghiệp là một yếu tố sống còn để đảm bảo doanh
nghiệp có thể duy trì hoạt động và phát triển.

Có thể thấy rằng, trong thời kỳ đại dịch, nhu cầu đặt hàng trực tuyến và
giao hàng tận nơi tăng mạnh. Các doanh nghiệp cần đẩy mạnh các dịch vụ này,
cải thiện ứng dụng di động và hợp tác với các dịch vụ giao hàng như Uber Eats
và DoorDash giống McDonald's. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các ki-ốt tự phục
vụ và thanh toán không tiếp xúc đã giúp giảm thiểu tiếp xúc vật lý, đáp ứng yêu
cầu giãn cách xã hội và tạo ra trải nghiệm an toàn hơn cho khách hàng.

Hai là, khi đối mặt với các khủng hoảng, các doanh nghiệp nên đồng
hành, thích nghi với sự thay đổi về tâm lý của nhân viên, chú trọng chính sách
an sinh, bảo hiểm xã hội cho nhân viên và các chính sách bồi dưỡng, đào tạo
năng lực cho nhân viên, góp phần tạo nên nền tảng văn hóa doanh nghiệp với
giá trị cốt lõi là con người để giữ chân được nhân sự tốt.

McDonald’s coi nhân sự là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, đóng
vai trò quan trọng nhất, là yếu tố hàng đầu trong việc duy trì và phát triển doanh
nghiệp. Trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra, McDonald’s đã tập trung vào việc
chăm sóc sức khỏe, tinh thần, cũng như cố gắng duy trì thu nhập cho người lao
động nhằm giữ chân nguồn nhân lực. McDonald's đã triển khai các biện pháp
bảo vệ sức khỏe cho nhân viên như cung cấp trang thiết bị bảo hộ, xét nghiệm
COVID-19, và chính sách nghỉ bệnh có lương. Bên cạnh đó, hãng cũng tham
gia vào các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, bao gồm việc cung cấp bữa ăn miễn phí
cho các nhân viên y tế và các đối tượng khó khăn trong thời kỳ đại dịch.

Ba là, các doanh nghiệp cần chú ý tăng cường truyền thông và thương
hiệu, McDonald's đã sử dụng các kênh truyền thông xã hội và các phương tiện
truyền thông khác để cập nhật thông tin, chính sách mới và các biện pháp an
toàn cho khách hàng. Việc duy trì cam kết về chất lượng và an toàn thực phẩm
đã giúp McDonald's củng cố lòng tin từ khách hàng trong thời kỳ khủng hoảng.

Bốn là, quản trị nguồn lực tài chính và cân đối dòng tiền một cách hiệu
quả đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng, bởi đây được coi là "dòng máu",
nguồn sinh lực nuôi sống doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần thực hiện các
biện pháp tiết kiệm chi phí và quản lý dòng tiền hiệu quả để vượt qua giai đoạn
khó khăn. Để hạn chế phần nào những tổn thất có thể xảy ra, nên có những biện
pháp quản lý rủi ro phòng ngừa để khi vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu
động nói riêng bị hao hụt, doanh nghiệp có thể có ngay nguồn bù đắp, đảm bảo
cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

Để tạo ra được kết quả kinh doanh như báo cáo, McDonald’s đã tối ưu
được chi phí của doanh nghiệp, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí tài chính…
Trong đợt đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phát sinh chi phí lớn trong khi
không tạo ra doanh thu, điều này dẫn đến lợi nhuận âm khiến doanh nghiệp
buộc phải dừng hoạt động để bảo toàn vốn. Tuy nhiên, để tránh tình trạng này,
McDonald’s đã chú trọng công tác quản lý chi phí ngay từ ban đầu và thường
xuyên soát xét các khoản chi phí để sử dụng vốn một cách hiệu quả.

Năm là, các doanh nghiệp cần đảm bảo được chuỗi cung ứng linh hoạt,
McDonald's đã phải đối mặt với các thách thức về chuỗi cung ứng nhưng đã
thành công trong việc duy trì hoạt động nhờ vào mạng lưới nhà cung cấp rộng
khắp và chiến lược dự phòng.

Những bài học này không chỉ giúp McDonald's vượt qua đại dịch mà còn
tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong
tương lai và là bài học dành cho các doanh nghiệp khác để vượt qua những cuộc
khủng hoảng.

You might also like