Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TP LN
tài:Nghiên cu, xut các hot ng qun tr thng hiu Dalatmilk.

Môn: Quản trị thương hiệu

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoài Nam

Nhóm thực hiện: 03

Hà Ni, 2024.
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TP LN
tài:Nghiên cu, xut các hot ng qun tr thng hiu Dalatmilk.

Môn: Quản trị thương hiệu

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoài Nam

Nhóm thực hiện: 03

Hà Ni, 2024.
MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Thành viên MSV % Đóng góp

Đỗ Thành Trung 24A4031773

Nguyễn Phương Linh 24A4030529

Nguyễn Văn Minh 24A4031487

Nguyễn Hồng Ngọc 24A4030511

Lê Thị Thúy 24A4031525

Nguyễn Thanh Tú 24A4031775


MỤC LỤC
I. Giới thiệu chung:...........................................................................................2
1.1. Quá trình phát triển, công nghệ, đặc điểm nổi bật:.................................2
1.1.1. Quá trình phát triển:..........................................................................2
1.1.2. Công nghệ, đặc điểm nổi bật:............................................................2
1.2. Danh hiệu giải thưởng Dalatmilk............................................................2
1.3. Danh mục sản phẩm................................................................................3
II. Môi trường kinh doanh.................................................................................4
2.1. Môi trường bên trong..............................................................................4
2.2. Môi trường bên ngoài..............................................................................5
2.2.1. Môi trường vi mô..............................................................................5
2.2.2. Môi trường vĩ mô..............................................................................6
III. Xây dựng chiến lược thương hiệu...............................................................7
3.1. Mô hình SWOT.......................................................................................7
3.2. Đề xuất chiến lược phát triển thương hiệu..............................................9
IV. Định vị thương hiệu:.................................................................................13
4.1.Phương pháp định vị:.............................................................................13
4.2. Đánh giá phương pháp..........................................................................14
V. Hoạt động truyền thông và quản lý thương hiệu........................................14
5.1. Thực trạng vấn đề thương hiệu của Dalatmilk......................................14
5.2. Truyền thông thương hiệu.....................................................................17
5.3. Biện pháp quản lý thương hiệu.............................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................23
I. Giới thiệu chung:
1.1. Quá trình phát triển, công nghệ, đặc điểm nổi bật:
1.1.1. Quá trình phát triển:
20/7/1976, thành lập nông trường quốc doanh Bò Sữa Phi Vàng ( Bộ NN &
NT) với nông trại bò sữa lớn nhất Đông Nam Á ( 2800 ha) tại Lâm Đồng.
25/11/2004, đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Giống Bò Sữa Lâm Đồng.
Từ năm 2007 đổi tên thành Công Ty Sữa Lâm Đồng, 2009 đổi tên thành
Công Ty Cổ Phần Sữa Đà Lạt. Vào năm 2014 Dalatmilk đã được TH Truemilk mua
lại, đánh dấu 1 bước chuyển mình mạnh mẽ của doanh nghiệp.
1.1.2. Công nghệ, đặc điểm nổi bật:
DalatMilk là 1 thương hiệu sữa nổi tiếng, có nhà máy nằm ở xã Tu Tra,
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng cách Đà Lạt 30km. Nhờ vào công nghệ sản xuất
hiện đại, khí hậu tuyệt vời, chất lượng của Dalatmilk có thể sánh ngang với các
thương hiệu sữa đứng đầu hiện nay. Ngoài ra, nơi sản xuất còn là điểm tham quan
với khí hậu mát mẻ và khung cảnh thơ mộng cho người tiêu dùng và du khách du
lịch.
Dalatmilk đã sử dụng công nghệ tiệt trùng UHT mà Dalatmilk - một trong
những công nghệ hiện đại hàng đầu trên thế giới để sản xuất sữa tươi tiệt trùng. Sữa
tươi nguyên liệu được tiệt trùng và làm lạnh sau 4 giây, giúp chất dinh dưỡng và
hương vị được đảm bảo quản tối ưu nhất. Đồng thời, thời hạn sử dụng sản phẩm
cũng được kéo dài.
Ngoài ra 1 yếu tố đặc biệt ở sản phẩm Dalatmilk là họ sử dụng công nghệ
thanh trùng ở nhiệt độ thấp ( từ 75°C đến 99°C).
Hiện nay, Dalatmilk đã được TH Truemilk mua lại, đánh dấu 1 bước chuyển
mình mạnh mẽ của doanh nghiệp.
1.2. Danh hiệu giải thưởng Dalatmilk.
17/12/2010, Nhà máy chế biến sữa đầu tiên của khu vực Tây Nguyên được
khánh thành bởi Công Ty Cổ Phần Sữa Đà Lạt, cùng với chứng nhận an toàn thực
phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000:2005.
1.3. Danh mục sản phẩm.
Sản Phẩm Hình ảnh

Sữa chua ăn

Sữa chua

Sữa chua uống

Sữa thanh trùng

Sữa uống

Sữa tiệt trùng

Danh mục sữa Dalatmilk (nguồn: https://www.dalatmilk.vn/)


II. Môi trường kinh doanh
2.1. Môi trường bên trong.
Cơ cấu tổ chức

Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có tích hợp các công cụ quản lý nhân lực.
Bên cạnh hệ thống quản lý và đào tạo còn là quản lý hiệu suất, tuyển dụng - bồi
dưỡng nhân viên, phân tích nhân sự, các chỉ số của nhân sự.
Nguồn lực marketing: Công ty đang có đội ngũ quản lý đáp ứng được yêu
cầu của công việc. Bên cạnh đó, công ty cũng đào tạo được đội ngũ tiếp thị và bán
hàng có nhiều kinh nghiệm về mảng marketing. Nhiệm vụ của họ là phân tích, xác
định thị hiếu, xu hướng tiêu dùng đồng thời hỗ trợ nhân viên bán hàng tại các điểm
bán cũng giúp nhân viên hiểu rõ hơn thị hiếu của khách hàng.
Cơ sở vật chất: Dalatmilk đã trang bị một hệ thống nhà máy với những thiết
bị, hệ thống dây chuyền hiện đại, tiên tiến đảm bảo được chất lượng đầu ra an toàn
trước khi đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước

2.2. Môi trường bên ngoài.


2.2.1. Môi trường vi mô.
Nhà cung cấp: Nguồn cung cấp nguyên liệu cho công ty sữa Dalatmilk là
nguyên liệu tự sản xuất trực tiếp thông qua việc chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên
của các trang trại nuôi bò có từ lâu đời của Dalatmilk ở tỉnh Lâm Đồng
Về sữa tươi: Dalatmilk đang tự chủ về nguồn nguyên liệu sữa tươi mà không
cần phải phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài. Các dòng sữa của công ty là sữa
tươi thanh trùng và tiệt trùng được sản xuất với quy trình khép kín, kiểm định
nghiêm ngặt.
Về sữa chua: Dalatmilk đang có 2 dòng sữa chua uống và sữa chua ăn được
làm từ sữa tươi với quy trình thanh trùng, tiệt trùng lên men qua các quy trình khép
kín. Cũng giống như sữa tươi, Dalatmilk cũng đang tự chủ được nguồn nguyên liệu
sản xuất sữa chua.
Đối thủ cạnh tranh: Việt Nam đang có khoảng 238 doanh nghiệp đang sản
xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa . Trong ngành sữa tại Việt Nam thì Dalatmilk
cũng chỉ chiếm thị phần nhỏ. Đứng đầu ngành sữa tại Việt Nam có thể kể đến như
Vinamilk với hơn 50% thị phần, tiếp đến là TH True Milk, Nestle. Sau đó có thể kể
đến các công ty có quy mô nhỏ hơn như: Hanoi milk, Ba Vì,…
Khách hàng: Những thị trường khách hàng của Dalatmilk bao gồm: Thị
trường tiêu dùng thông thường (cá nhân, hộ gia đình, dịch vụ cho tiêu dùng cá
nhân), thị trường đại lý (siêu thị, các đại lý thu mua hàng hóa và dịch vụ để bán lại
nhằm thu về lợi nhuận), các đơn vị kinh doanh thực phẩm yêu cầu sản phẩm sữa
chất lượng cao để phục vụ khách hàng của họ (chuỗi cà phê, nhà hàng)
2.2.2. Môi trường vĩ mô
Kinh tế: Môi trường kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng trong sự vận
động và phát triển của thị trường.
Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2023 của nước ta là 4284,5 USD
tương đương với 101,9 triệu đồng/người, tăng 160 USD so với năm 2022. Việc thu
nhập trung bình của người dân tăng lên qua từng năm sẽ tạo nên sức mua cao hơn ở
thị trường đồng thời dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ người
tiêu dùng. Họ sẵn sàng chi ra một số tiền lớn hơn cho các yếu tố về chất lượng, sự
tiện dụng, thẩm mỹ,…Bên cạnh đó, sự phân bổ của thu nhập sẽ làm đa dạng về nhu
cầu, mong muốn của người tiêu dùng giúp thị trường có nhiều phân khúc khác biệt.
Một trong những yếu tố có thể giảm sức mua của thị trường có thể kể đến đó
là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Nếu như cơ sở hạ tầng yếu, kém chất lượng thì sẽ
làm tăng chi phí sản xuất, làm tăng giá thành của sản phẩm, và tứ đó khiến sản
phẩm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Khi phối phối và xúc tiến sản phẩm xảy
ra kém hiệu quả do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng thì sản phẩm khó có thể tiếp cận,
hoặc tiếp cận chậm với sản phẩm của công ty
Luật pháp: Nhà nước đã và đang thực hiện những chính sách khuyến khích
các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật
cho phép. Dẫn đến sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ hơn. Điều này
dẫn đến nếu các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được trên thị trường thì
cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động hiệu quả hơn
Các nhân tố về chính trị pháp luật cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp như: Hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụ chính
sách của nhà nước. Một thể chế chính trị ổn định, luật pháp rõ ràng, minh bạch là cơ
sở cho việc đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh
tranh hiệu quả.
Văn hóa – Xã hội: Người dân Việt Nam có thói quen sử dụng nhiều sản
phẩm đồ ngọt hay các sản phẩm có liên quan đến sữa. Hiện nay, việc tiếp cận thông
tin trở nên dễ dàng qua nền tảng mạng xã hội khiến con người có nhu cầu trong việc
chăm sóc sức khỏe và thể chất. Đặc biệt đối với người dân Việt Nam, Khi họ tin
tưởng đối với một sản phẩm nào đó thì họ có xu hướng ít khi thay đổi. Vì vậy, công
ty Dalatmilk cần phải tạo được niềm tin, uy tín về chất lượng để khiến khách hàng
trung thành sử dụng sản phẩm của công ty.
Công nghệ: Đây cũng được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định xem việc sản xuất của một doanh nghiệp có hiệu quả hay không.
Khi công nghệ phát triển sẽ giúp cho Dalatmilk tạo ra những sản phẩm mới,
khẳng định được thương hiệu của mình. Hiện nay, Dalatmilk đã và đang ứng dụng
nhiều thành tựu của công nghệ về máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình
sản xuất ra sản phẩm của công ty.
Các yếu tố về tự nhiên xã hội: Việt Nam vẫn có những nơi có khí hậu ôn đới
như: Sa Pa, Lào Cai, Lâm Đồng; nơi có khí hậu thích hợp cho trồng cỏ chất lượng
như Lai Châu, Sơn La. Và có những nơi phù hợp với ngành chăn nuôi bò sữa như:
Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn La,…Dalatmilk đang tự chủ trong việc có nguồn
cung cấp nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu sản xuất mà không phải nhập khẩu
nguyên liệu từ nước ngoài. Hơn nữa, nguyên liệu luôn được tươi mới chứ nếu phải
đặt mua nguyên liệu thì trong quá trình bảo quản để vận chuyển thì chất dinh dưỡng
có thể không được đảm bảo.
III. Xây dựng chiến lược thương hiệu.
3.1. Mô hình SWOT.
Strength (điểm mạnh):
Dalatmilk được biết tới chủ yếu về chất lượng sữa tốt, nguồn sữa tươi sạch
với hàm lượng dinh dưỡng cao hơn thế sữa Dalatmilk với hương vị thơm ngon,
sánh mịn được khách hàng lựa chọn làm lớp base cho các sản phẩm pha chế tạo nên
hương vị tuyệt vời.
Khách hàng mục tiêu chủ yếu hiện nay là các doanh nghiệp thuộc ngành
F&B. Đặc biệt với chất lượng tốt nên được nhiều đơn vị trong ngành F&B tin dùng.
Cụ thể sữa Dalatmilk được sử dụng nhiều trong chế biến cũng như pha chế các loại
trà sữa, cocktail, cà phê,... Nổi bật như thương hiệu The Alley đã sử dụng sữa đến từ
thương hiệu Dalatmilk để thổi hồn vào những sản phẩm của mình. Ngoài ra, khi tới
những quán cà phê, đồ uống cũng có thể dễ bắt gặp nhân viên pha chế sử dụng sữa
tươi Dalatmilk trong quá trình chuẩn bị đồ uống.
Doanh nghiệp tự chủ được nguồn cung cấp sữa vì nguồn sữa được chiết xuất
từ 100% sữa bò tươi được nuôi tại cao nguyên Lâm Đồng, nguồn sữa tươi sạch,
giàu chất dinh dưỡng.
Nguồn nhân công dồi dào, được đào tạo bài bản, trang bị đầy đủ kiến thức,
kinh nghiệm, trình độ chuyên môn. Đặc biệt hơn, nhân công trong trang trại có kinh
nghiệm lâu đời trong nghề chăn nuôi, sản xuất sữa bò. Công nghệ hiện đại kết với
với tay nghề truyền thống tạo nên sự khác biệt sản phẩm.
Weakness (điểm yếu):
Truyền thông chưa tốt, độ nhận diện thương hiệu không cao. Khi nhắc tới
Dalatmilk, đa số người tiêu dùng sẽ có độ nhận biết thương hiệu ở 3 cấp độ đầu tiên
(chưa từng được biết tên, nhớ có trợ giúp, nhớ ra ngay). Tuy nhiên ở cấp độ 3 (nhớ
ra ngay) vẫn còn ít. Có thể thấy, Dalat milk đang lựa chọn thị trường ngách và tệp
khách hàng hiện còn khá nhỏ, không tránh khỏi việc mức độ nhận diện còn chưa
cao.
Sản phẩm của Dalatmilk chưa đa dạng, hiện nay thương hiệu mới chỉ có 5
dòng sản phẩm: sữa thanh trùng, sữa tiệt trùng, sữa thanh trùng nguyên chất, sữa
chua ăn và sữa chua uống. Điều này gây ra hạn chế cho doanh nghiệp khiến doanh
nghiệp chỉ có thể tiếp cận được tệp khách hàng khá nhỏ trong thị trường sữa đang
ngày một mở rộng như hiện nay.
Năm 2014, TH True Milk chính thức mua lại Dalatmilk do nhìn thấy được sự
tiềm năng của thương hiệu này, tuy nhiên Dalatmilk đến nay vẫn chưa tận dụng
được nguồn lực, thế mạnh có sẵn của công ty mẹ. TH True Milk đang làm truyền
thông thương hiệu cũng như truyền thông bán hàng rất tốt nhưng chưa có sự hỗ trợ
truyền thông cho Dalatmilk. Hiện nay, có thể thấy Dalatmilk vẫn chưa có cho mình
chiến lược marketing hiệu quả
Thâm nhập vào thị trường ngách, hướng đi hiện tại của Dalatmilk và với thị
phần còn nhỏ thương hiệu khó có thể cạnh tranh với những đối thủ khác trong cùng
ngành sữa. Với thị trường sữa ngày một mở rộng như hiện nay, nếu không có chiến
lược xây dựng thương hiệu cũng như mở rộng thị phần hiệu quả thì sẽ khó có thể
cạnh tranh với các thương hiệu trong nước cũng như các thương hiệu sữa nhập
khẩu.
Opportunities (cơ hội):
Quy mô dân số ngày một tăng nhanh mở ra cơ hội phát triển cho Dalatmilk.
Lượng dân số tăng tương ứng với việc tiêu dùng hàng hóa cũng tăng đặc biệt là sản
phẩm sữa cũng có xu hướng tăng theo. Thị trường rộng lớn là cơ hội lớn để
Dalatmilk có thể mở rộng thương hiệu, nhắm tới nhiều tệp khách hàng khác nhau
hơn.
Xã hội phát triển đồng thời trình độ dân trí tăng, điều này khiến người tiêu
dùng ngày càng chú ý tới sức khỏe, người tiêu dùng tìm kiếm những sản phẩm tốt
cho sức khỏe, đặc biệt sản phẩm sữa đã gắn liền với những tiêu chí dinh dưỡng
cũng như gắn liền với trẻ em vậy nên người mua sẽ càng có xu hướng xem xét kỹ
sản phẩm cũng như sẵn sàng chi trả số tiền cao hơn cho một sản phẩm chất lượng
tốt. Đặc biệt, tình trạng béo phì hiện tăng cao, người tiêu dùng có xu hướng chọn kĩ
hơn các loại đồ uống vì yếu tố đồ uống ảnh hưởng khá lớn đối với sức khỏe.
Thị trường ngành sữa đang tăng trưởng tốt và ổn định. Gần đây người tiêu
dùng không chỉ sử dụng những sản phẩm từ sữa đơn thuần, mà còn thưởng thức
thêm các sản phẩm được pha chế cùng với sữa như trà sữa, cafe, các loại đồ
uống,... Đây là cơ hội rất lớn với Dalatmilk vì thương hiệu trước giờ đã nổi tiếng
với dòng sản phẩm sữa thanh trùng được dùng rất nhiều trong pha chế. Đẩy mạnh
được thêm các dòng sản phẩm sử dụng trong pha chế sẽ giúp Dalatmilk chiếm được
thêm thị phần cũng như tăng doanh số bán hàng của thương hiệu.
Threats (thách thức):
Hội nhập quốc tế và thị trường ngày một mở rộng đồng nghĩa với việc thị
trường sữa sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ trong nước cũng như nước ngoài.
Thách thức lớn với Dalatmilk vì hiện thị phần còn nhỏ khó có thể cạnh tranh với
các ông lớn trong ngành sữa và một số lượng không nhỏ người tiêu dùng có suy
nghĩ sính ngoại sẽ ưu tiên sử dụng những sản phẩm sữa nhập khẩu hơn.
Việc mọi người quan tâm tới sức khỏe và sữa là một nguồn dinh dưỡng tốt
tuy nhiên vẫn có mối đe dọa tới từ các sản phẩm thay thế như: các loại trà thanh
nhiệt cơ thể, các sản phẩm detox… Vậy nên để giữ chân được khách hàng cũ cũng
như mở rộng có thêm khách hàng mới thực sự là một thách thức lớn đối với thương
hiệu.
Ngoài ra, với tình hình kinh tế đang bước vào giai đoạn suy thoái, doanh
nghiệp đối mặt với khó khăn tăng giá nguyên vật liệu đầu vào cũng như giá thuê
nhân công tăng. Dalatmilk biết tới với chất lượng tốt và giá cả đã có phần nhỉnh hơn
so với những sản phẩm sữa khác cùng dòng của các thương hiệu khác, vậy nên nếu
giá thành sản phẩm tăng thêm có thể trở thành khó khăn lớn đối với doanh nghiệp.
3.2. Đề xuất chiến lược phát triển thương hiệu.
Qua phân tích SWOT của thương hiệu Dalatmilk, nhìn ra được điểm mạnh,
điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu đề
xuất chiến lược thương hiệu như sau:
Hiện nay, danh mục sản phẩm của Dalatmilk đang còn khá ít sản phẩm. Với
thế mạnh từ chất lượng, nhóm đề xuất doanh nghiệp cho ra thêm nhiều sản phẩm
mới.
Mở rộng thương hiệu:
Phomai Dalatmilk: Phomai thơm béo cùng với hàm lượng dinh dưỡng cao
được người tiêu dùng lựa chọn ăn vào bữa sáng để cung cấp năng lượng, dinh
dưỡng, sử dụng ăn bữa phụ hoặc ăn kèm với những loại thực phẩm khác. Đồng thời
với thế mạnh được nhiều đơn vị F&B tin dùng, thương hiệu Dalatmilk có thể cho ra
mắt không chỉ phomai ăn liền mà còn phomai sử dụng trong chế biến bếp hướng tới
khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm ( VD: Doanh nghiệp
sản xuất bánh ngọt,...)
Sữa đặc Dalatmilk: Hãng đang làm rất tốt trong sản phẩm sữa thanh trùng
dùng trong pha chế, tuy nhiên hạn sử dụng của sản phẩm khá ngắn. Nhóm đề xuất
thương hiệu cho ra mắt dòng sản phẩm sữa đặc vì đặc tính của sữa đã cô đặc có thể
bảo quản được lâu, dùng trong pha chế cũng rất ổn đặc biệt có thể khuyến khích
người dùng thực hành tự pha chế tại nhà.
Váng sữa Dalatmilk: Váng sữa là một sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng
rất cao hướng tới người sử dụng là trẻ em. Người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho
những sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho con. Đồng thời cho ra mắt thêm nhiều vị
hơn để thu hút tệp khách hàng này.
Kem Dalatmilk: Với khí hậu mùa hè nóng bức, nhiều người lựa chọn kem
làm thực phẩm để giải tỏa cơn nóng của mình, đặc biệt loại thực phẩm này được
bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh (khoảng -18 độ C đến 0 độ C) vậy nên có thể sẽ
khắc phục được tình trạng hạn sử dụng ngắn của sữa (thường được bảo quản trong
ngăn mát tủ lạnh từ 1.7 độ C đến 5 độ C).
Kẹo sữa: Dalatmilk: Thị trường bánh kẹo hiện nay đang ngày một phát triển,
việc thâm nhập vào thị trường này sẽ gặp nhiều khó khăn tuy nhiên với khẳng định
về chất lượng của Dalatmilk với người tiêu dùng, sản phẩm kẹo sữa ra mắt sẽ có
được sự đón nhận. Với một số khách hàng, sản phẩm kẹo có lẽ sẽ mang tới cái nhìn
không tốt vì đặc tính sử dụng khá nhiều đường, tuy nhiên kẹo được làm từ sữa bò
nuôi tại cao nguyên Lâm Đồng với hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ tạo hiệu ứng tâm
lý rằng sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn. Đặc biệt nhóm đề xuất kẹo ít ngọt, giảm vị
ngọt để người dùng có thể cảm nhận được vị thơm ngậy của sữa.
Sữa nguyên kem Dalatmilk: Tương tự như phomai, sản phẩm sữa nguyên
kem sẽ nhắm tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp trong ngành F&B đặc
biệt là ngành bánh. Sữa nguyên kem được sử dụng rất nhiều trong bánh ngọt và
những món tráng miệng.
Ngũ cốc ăn sáng Dalatmilk: Ngũ cốc hiện nay cũng dần được ưa chuộng vì
sự tiện lợi cũng như hàm lượng dinh dưỡng nó mang lại. Đặc biệt nếu sản phẩm
được chế biến từ sữa bò tươi nguyên chất sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng rất tốt.
Mở rộng dòng sản phẩm (theo chiều ngang): Sau khi thực hiện mở rộng
thương hiệu bằng các cho ra mắt các dòng sản phẩm mới, doanh nghiệp cần cho ra
mắt thêm nhiều vị của dòng sản phẩm đó. Cụ thể như dòng sản phẩm mới ra là sản
phẩm sữa kèm ống hút cho trẻ em. Hiện tại sản phẩm mới chỉ có vị nguyên bản,
nhóm nghiên cứu đề xuất ra thêm nhiều vị để thu hút khách hàng: vị cam, vị nho,
socola, vị phomai,... Không chỉ thêm nhiều hương vị cho dòng sản phẩm này mà
đồng thời làm thêm với những dòng sản phẩm khác như sữa chua, váng sữa, kem,...
Mở rộng dòng sản phẩm (theo chiều dọc): Khách hàng chính hiện tại của
Dalatmilk đang là các đơn vị thuộc ngành F&B, nhóm đề xuất tăng thêm thể tích
cho sản phẩm để phục vụ được nhu cầu của các chuỗi F&B lớn đang sử dụng dòng
sản phẩm sữa thanh trùng của Dalatmilk như Highland, The coffee house, The
Alley,... Đặc biệt hơn có thể giảm lượng rác thải ra môi trường vì một ngày các
chuỗi F&B có mức tiêu thụ rất lớn, đây cũng là một hành động chung tay bảo vệ
môi trường. Hiện dung tích lớn nhất cho dòng sữa thanh trùng đang là 950ml, có thể
cho ra thêm dung tích lớn hơn như 2 lít, 3 lít,...
Dalatmilk được sử dụng trong pha chế tại các đơn vị thuộc ngành F&B (nguồn:
https://suckhoedoisong.vn/mach-ban-nhung-cong-thuc-pha-che-bat-bai-chuan-nha-
hang-voi-sua-tuoi-dalatmilk-169211210101736376.htm#img-lightbox-1 )

Các sản phẩm của Dalatmilk (nguồn:https://www.suadalatmilk.com/sua-dalat-milk-ta-


quang-buu-quan-8-106.html )
15

IV. Định vị thương hiệu:


4.1.Phương pháp định vị:
Từ khi ra mắt đến nay, Dalat Milk luôn hướng tới tiêu chí đem đến nguồn
sữa tươi chất lượng cao đến từ cao nguyên cho người tiêu dùng.Với sự kết hợp hoàn
hảo giữa hương vị tươi mát và độ đậm đà, sản phẩm không chỉ làm thỏa mãn vị giác
mà còn mang lại cảm nhận sâu sắc về sự hài lòng và sự hạnh phúc.
Điều làm thương hiệu này trở nên đặc biệt nằm ở doanh nghiệp luôn cân
nhắc mỗi chi tiết nhỏ để tạo ra một hòa quyện tinh tế của hương vị. Từ quá trình lựa
chọn nguyên liệu tươi ngon nhất đến công nghệ sản xuất tiên tiến, mỗi bước trong
quá trình sản xuất đều được thực hiện với sự cẩn trọng
Dalatmilk chuyên sản xuất các sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa với chất
lượng cao, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm của Dalat Milk
không chỉ là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin D, vitamin B2, vitamin B12,
sắt, magie mà còn là một nguồn dinh dưỡng toàn diện, hỗ trợ sự phát triển cơ thể,.
Việc sử dụng thường xuyên sản phẩm sữa tươi Dalat Milk không chỉ giúp cải
thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ bệnh tật mà còn tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt
giàu các dưỡng chất có lợi cho sự phát triển chiều cao như canxi, vitamin D,
protein. Ngoài ra, sữa Dalat Milk còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin
A, vitamin B12, phốt pho, kali Tất cả những dưỡng chất này đều là cần thiết cho sự
phát triển toàn diện của cơ thể, đặc biệt là trong việc phát triển chiều cao.
Không chỉ có mặt tại các cửa hàng tiện lợi và siêu thị, sữa tươi thanh trùng
Dalatmilk còn được ưa chuộng bởi các bếp trưởng pha chế trong các hệ thống trà
sữa, cà phê, nhà hàng lớn tại Việt Nam và trên toàn thế giới, nhờ đáp ứng các tiêu
chuẩn khắt khe về hương vị, cấu trúc và độ béo của sữa trong quá trình đánh bông.
Sữa tươi Dalatmilk có độ béo với độ ngậy tốt hơn các dòng sữa thông
thường. Dalatmilk được các Barista cũng như các chủ quán cà phê, nhà hàng tin
dùng để làm thức uống đòi hỏi nghệ thuật tạo hình cao như latte, cappuccino, bởi vì
Dalatmilk có khả năng tạo bọt tốt, foam đánh có độ mịn và bền, giữ lâu được lớp
bọt nghệ thuật trên ly cà phê. Đồng thời, khi dùng Dalatmilk thì lớp bọt khi đánh
với hơi nước của máy cafe ít khi bị tách nước như các loại sữa khác trên thị trường.
Vị ngọt thanh tự nhiên của Dalatmilk cũng là điểm cộng trong việc kết hợp khi pha
các thức uống như latte, cappuccino. Những đặc tính tuyệt vời của sữa tươi
Dalatmilk, đồng thời với giá cả cạnh tranh, là lý do thuyết phục được các Barista
chuyên nghiệp cũng như người tiêu dùng.
16

Bên cạnh đó, Dalatmilk còn được nhiều hệ thống khách sạn 5 sao cùng các
chuỗi nhà hàng đẳng cấp quốc tế của Việt Nam và thế giới drum dùng. Hiện
Dalatmilk đang là nhà cung cấp cho các hệ thống khách sạn 5 sao lớn như Lotte,
Pullman cùng các chuỗi nhà hàng quốc tế như Tous Les Jours, Paris Baguette, các
thương hiệu lớn trong ngành đồ uống như Starbucks, Highlands, Gongcha
Hàng loạt khách hàng “khó tính” này lựa chọn Dalatmilk bởi đây là thương
hiệu sữa đáp ứng tốt mọi yêu cầu cao cấp về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế về cấu
trúc, hương vị, độ béo, các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa trong pha chế cũng
như thưởng thức.
4.2. Đánh giá phương pháp.
Phương pháp định vị thương hiệu của Dalat Milk dựa vào chất lượng sản
phẩm là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển doanh nghiệp của họ. Bằng
việc tập trung vào việc sản xuất sữa tươi chất lượng cao và đảm bảo rằng mỗi sản
phẩm đều đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về dinh dưỡng và an toàn thực
phẩm, Dalat Milk đã xây dựng được một danh tiếng vững chắc trong lòng khách
hàng.
Việc lựa chọn tập trung phát triển về chất lượng sản phẩm đã giúp Dalatmilk
thu hút được lượng lớn khách hàng có nhu cầu cao về chất lượng sữa. Bên cạnh đó
việc được các thương hiệu, cơ sở, bộ phận sử dụng sữa làm nguyên liệu tin dùng đã
giúp cho Dalat milk có được nguồn thu ổn định. Ngoài ra việc chú trọng vào chất
lượng sản phẩm đã bắt kịp xu thế của xã hội( quan tâm nhiều tới những thực phẩm
nạp vào, trú trọng nhiều vào sức khỏe bản thân,...) giúp cho doanh nghiệp đạt được
đáng kể trong doanh số bán hàng của họ và mở ra cơ hội mở rộng thị trường, từ
khách hàng cá nhân đến các đối tác doanh nghiệp và cửa hàng bán lẻ.
Trong khi các doanh nghiệp khác có thể tập trung vào các yếu tố khác như
giá cả hay quảng cáo, Dalat Milk đã chọn con đường của chất lượng và uy tín. Điều
này không chỉ tạo ra một môi trường tin cậy cho khách hàng mà còn là nền tảng
vững chắc để xây dựng mối quan hệ lâu dài và thành công của doanh nghiệp.
V. Hoạt động truyền thông và quản lý thương hiệu
5.1. Thực trạng vấn đề thương hiệu của Dalatmilk
Việc xây dựng nên một thương hiệu vốn đã chẳng phải là công việc dễ dàng
gì và để quản lý được thương hiệu đó một cách hiệu quả lại càng phức tạp gấp bội
lần. Chính vì thế, những vấn đề về thương hiệu luôn là một nỗi lo thường trực trong
tâm trí khiến bộ phận Marketing của doanh nghiệp mà cụ thể là Brand Marketing
phải đau đầu. Ở Dalatmilk cũng vậy, thương hiệu này hiện đang gặp phải hai vấn đề
17

lớn có thể kể đến như: Vấn đề về nhận biết thương hiệu và vấn đề về xâm phạm tài
sản thương hiệu.
Vấn đề về nhận biết thương hiệu
Dalatmilk vốn là một thương hiệu sữa nội địa lâu đời ở nước ta, tuy về mặt
pháp lý thì Công ty CP Sữa Đà Lạt - Dalatmilk được chính thức ra đời vào
16/07/2009 nhưng những nền móng của một doanh nghiệp sản xuất sữa đã được
người Pháp đặt từ những năm 1976. Tại thời điểm đó thì Dalatmilk chủ yếu phục vụ
người Pháp và một bộ phận người dân địa phương ở khu vực Lâm Đồng. Chính bởi
chỉ phục vụ một thị trường hẹp như vậy mà thương hiệu Dalatmilk ít được người
dân Việt Nam biết đến bên cạnh các ông lớn về sữa như Vinamilk, TH true milk,
Kun, Dutch Lady, Nutifood, Ba Vì, Mộc Châu. Năm 2014, mặc dù Dalatmilk đã
được TH true milk mua lại và mở rộng thị trường ra các thành phố lớn như Hà Nội,
Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và 15 tỉnh thành khác trên cả nước từ Bắc
vào Nam nhưng dường như mức độ nhận biết thương hiệu của nhãn hàng này vẫn
chưa nhận được những phản hồi tích cực.
Khi được hỏi: “Bạn có biết tới thương hiệu Dalatmilk không?” thì 10 người
mới chỉ có 5 người trả lời là “Có”, khi tiếp tục hỏi rằng: “Bạn đã từng sử dụng qua
sản phẩm sữa của Dalatmilk chưa?” thì lượng câu trả lời “Đã từng” lại càng thấp
hơn chỉ 3/10 người được hỏi đã từng sử dụng. Dấu hiệu tích cực duy nhất mà nhóm
nhận được chính là tới 80% người đã từng sử dụng qua sản phẩm của Dalatmilk đều
rất hài lòng về chất lượng của sản phẩm, hương vị thơm ngon, ngọt thanh, có độ béo
và đặc biệt hơn tất cả các loại sữa tươi trên thị trường Việt Nam hiện nay, thậm chí
là còn vượt qua cả TH về hương vị. 20% người sử dụng còn lại thì cảm thấy dễ
uống và không quá quan tâm tới sữa để đủ nhạy bén nhận ra sự khác biệt về hương
vị. Để tìm hiểu nguyên nhân tại sao có chất lượng tốt như vậy nhưng nhãn hàng này
lại có mức độ nhận biết thương hiệu thấp một cách đáng kể, nhóm đã đặt thêm câu
hỏi: “Bạn biết tới Dalatmilk thông qua đâu?” thì các câu trả lời xoay quanh “Gặp
khi đi siêu thị”; “Vô tình thấy khi đang mua sản phẩm của một hãng sữa khác”;
“Thấy đặt cạnh sữa của TH trên quầy”, tuyệt nhiên không có một câu trả lời nào là
thông qua quảng cáo hay các phương tiện truyền thông. Điều này cho thấy các nỗ
lực quảng bá nhằm làm tăng nhận diện thương hiệu của Dalatmilk là chưa có.
Vấn đề về xâm phạm tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu thì bao gồm: Sự nhận biết về thương hiệu, sự trung
thành với thương hiệu, chất lượng được cảm nhận, các liên kết của thương hiệu, các
18

tài sản khác thuộc sở hữu độc quyền của doanh nghiệp như bằng sáng chế, nhãn
hiệu thương mại, các mối quan hệ, kênh phân phối.
Sự xâm phạm tài sản thương hiệu có thể hiểu là việc một hay nhiều đối
tượng sử dụng một phương thức nào đó để làm giảm sự nhật biết về thương hiệu,
giảm sự trung thành của khách hàng với thương hiệu hay là xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ của thương hiệu. Và cụ thể chính là trường hợp mà Dalatmilk đang gặp
phải khi bị một hãng sữa khác là VPMilk sử dụng nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu
đã được Dalatmilk đăng ký bảo hộ cho cùng loại sản phẩm là sữa tươi tiệt trùng Đà
Lạt true milk. Việc đặt tên sản phẩm gần như là giống y hệt với sản phẩm của
Dalatmilk dễ gây ra nhầm lẫn cho khách hàng và nếu khách hàng mua nhầm sản
phẩm dẫn đến trải nghiệm không tốt sẽ gây ra thiệt hại cho doanh nghiệp, làm mất
đi lòng trung thành của khách hàng và thậm chí là thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế
nếu như không can thiệp, đính chính kịp thời.
Tuy nhiên thì Dalatmilk cũng cần lưu ý vì nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ lại
mang tên của một địa danh là Đà Lạt nên cũng gây ra khó khăn trong việc kiểm soát
các doanh nghiệp khác sao chép lại bởi tên địa danh này không thuộc quyền sở hữu
của bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào.

Hình 5.1.1. Sữa tươi tiệt trùng Dalatmilk Hình 5.1.2. Sữa tươi tiệt trùng Đà Lạt
(hình ảnh được trích dẫn tại nguồn true milk (hình ảnh được trích dẫn tại
https://www.sharkmarket.vn/sua-thanh- nguồn https://dalattruemilk.vn/)
trung-da-lat-milk-nguyen-chat-950-
ml1.html)
19

Có thể thấy được qua quan sát bằng mắt thường thì từ màu sắc, thiết kế bao
bì đến tên sản phẩm đều có sự tương đồng tới 90% nên những nguy cơ do nhầm lẫn
mang lại là điều hoàn toàn có thể và cần phải được chú ý. Và việc nói Đà Lạt true
milk của VPMilk xâm phạm tài sản thương hiệu của Dalatmilk là hoàn toàn có căn
cứ khi Dalatmilk được chính thức khai sinh từ tháng 7 năm 2009 và đi vào sản xuất
cũng như là cho ra sản phẩm ngay tại thời điểm đó. Trong khi VPMilk được thành
lập sau đó tới 5 năm vào năm 2014, trùng hợp thay cũng vào thời điểm đó thì TH
true milk đã mua lại Dalatmilk. Sự trùng hợp này đặt ra dấu chấm hỏi cho sự ra đời
sản phẩm Đà Lạt true milk, có chăng là vô tình hay là sản phẩm của sự xâm phạm
tài sản thương hiệu.
Về mặt pháp lý thì Dalatmilk cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản
phẩm của mình lần đầu tiên vào năm 2017 và tiếp theo đó là nộp đơn đăng ký cho
cả 2 nhãn hiệu được cải tiến vào năm 2020.

Hình 5.1.3. Thông tin sở hữu trí tuệ nhãn hiệu Dalatmilk (được trích dẫn tại nguồn
https://ipplatform.gov.vn/database/nhan-hieu/ket-qua)
Trong khi VPMilk thì cho tới năm 2021 mới nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Hình 5.1.4. Thông tin sở hữu trí tuệ nhãn hiệu Đà Lạt true milk (được trích dẫn tại
nguồn https://ipplatform.gov.vn/database/nhan-hieu/ket-qua)
20

5.2. Truyền thông thương hiệu


Truyền thông thương hiệu là hoạt động mà các doanh nghiệp thực hiện thông
qua quảng cáo và truyền thông xã hội để tương tác với đối tượng nhận tin nhằm tác
động tới suy nghĩ của họ về một thương hiệu. Hoạt động truyền thông thương hiệu
có 2 mục đích chính với doanh nghiệp là về mặt nhận biết thương hiệu và thúc đẩy
doanh số bán hàng.
Trong trường hợp của Dalatmilk được nêu bên trên thì doanh nghiệp này chỉ
cần khắc phục được vấn đề về nhận diện thương hiệu sẽ có khả năng cải thiện được
cả doanh số bán. Các mục tiêu về nhận diện cần đặt ra ở đây có thể kể đến như:
Tăng độ phủ của thương hiệu trên mạng xã hội, trên các sàn thương mại điện
tử. Mục tiêu này được thiết lập là bởi hiện tại dường như không hề thấy bất kỳ một
hoạt động quảng cáo nào của doanh nghiệp này trên các nền tảng mạng xã hội như
Facebook, Instagram, TikTok, Youtube hay các nền tảng thương mại điện tử
Shopee, Lazada, TikTok shop. Thật sự lãng phí khi bỏ qua những kênh truyền thông
có khả năng tiếp cận một lượng lớn đối tượng nhận tin như vậy. Nên đề xuất đặt ra
ở đây cho Dalatmilk là cần phải để ý hơn đến việc truyền thông thương hiệu trên
các nền tảng này. Chìa khoá của việc đạt được thành công khi tiến hành truyền
thông thương hiệu trên các nền tảng này chí là việc phải tạo ra “trend”, phải tạo ra
một xu hướng mới gắn với thương hiệu và thu hút được sự quan tâm của công
chúng nhận tin.
Thiết lập các liên kết thương hiệu thông qua tài trợ. Với thị trường sử dụng
chính của sản phẩm sữa tươi Dalatmilk là được dùng làm nền trong pha chế nên
việc tài trợ cho các cuộc thi về pha chế chuyên nghiệp cũng như là tài trợ cho các
chuỗi cửa hàng cà phê, trà sữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực pha chế cũng là
một đề xuất mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để làm tăng độ phủ, tăng mức độ
nhận biết thương hiệu. Bên cạnh đó thì vì sữa tươi là một sản phẩm cung cấp
protein nên Dalatmilk cũng hoàn toàn có thể tài trợ cho các giải đấu thể thao cho
các em học sinh cấp tiểu học và trung học cơ sở, mở rộng thị trường của sản phẩm
này ra không chỉ tập trung vào thị trường pha chế như trước nữa. Các hoạt động từ
thiện như của Vinamilk, TH true milk và Kun cũng rất đáng để học hỏi tuy nhiên
với nhược điểm là sản phẩm có hạn sử dụng khá ngắn so với các hãng khác thì
Dalatmilk cần phải thật lưu ý để tránh tạo ra hiệu ứng tiêu cực không đáng có nếu
21

việc mang sữa lên vùng cao gặp trục trặc và làm biến đổi về hương vị và chất lượng
sản phẩm.
Các bước thực hiện truyền thông thương hiệu cho Dalatmilk:
Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần phải xác định được mục tiêu của thương
hiệu và cụ thể ở đây là mục tiêu tăng độ nhận biết thương hiệu.
Bước thứ 2, doanh nghiệp cần phải xác định được chính xác đối tượng công
chúng nhận tin. Việc xác định chính xác đối tượng nhận tin sẽ giúp cho việc lựa
chọn kênh truyền thông trở nên hiệu quả hơn cũng như là tiết kiệm được chi phí
truyền thông tránh việc quá dàn trải và lãng phí nguồn lực tài chính của doanh
nghiệp. Và bởi doanh nghiệp chọn truyền thông trên các nền tảng có yếu tố công
nghệ nên việc xác định công chúng nhận tin sẽ không phụ thuộc vào tuổi tác mà sẽ
phụ thuộc vào khả năng tiếp cận công nghệ. Bất kỳ ai có sử dụng những nền tảng
được nêu ở bên trên thì đều có khả năng trở thành đối tượng nhận tin của Dalatmilk
và nhận biết về thương hiệu. Ở bước này doanh nghiệp cần phải lưu ý nghiên cứu
thật kỹ công chúng nhận tin để phân bổ ngân sách phù hợp cho mỗi kênh truyền
thông mà doanh nghiệp lựa chọn.
Bước thứ 3 là phát triển thông điệp thương hiệu. Với Dalatmilk thông điệp
“Di sản từ cao nguyên” đang là một thông điệp khá tốt và chỉ cần khai thác được
thông điệp này thì doanh nghiệp sẽ đạt được hiệu quả truyền thông. Dalatmilk cần
phải làm rõ được 2 yếu tố trong thông điệp trên để thực hiện quảng bá đó là yếu tố
“Di sản” và yếu tố “Cao nguyên”. Trước khi tiến hành bài nghiên cứu, nhóm cũng
khá bất ngờ khi một hãng sữa tưởng chừng là mới như Dalatmilk lại có lịch sử hình
thành và phát triển vô cùng lâu đời từ những năm 1976. Sự tồn tại của Dalatmilk
chính là yếu tố “Di sản” vừa được đề cập. Người Pháp đã mang sữa tươi đến nước
ta và cũng chính vì thế mà ta biết được thế nào là “tiêu chuẩn Pháp” cho sản phẩm
sữa bò. Thêm vào đó thực phẩm mà những chú bò sữa của Dalatmilk ăn để sản xuất
sữa là từ cao nguyên Lâm Đồng và như đã biết thì bất kể sản phẩm nông sản nào
được trồng tại Đà Lạt, được nuôi dưỡng bởi thổ nhưỡng và khí hậu Đà Lạt cũng
mang đến một chất lượng ưu việt nên chắc chắn sữa từ những chú bò ăn thực phẩm
đó cũng sẽ hoàn toàn đặc biệt hơn so với phần còn lại của thị trường sữa tươi. Đó là
yếu tố “Cao nguyên” trong thông điệp truyền thông của thương hiệu và doanh
nghiệp cần phải mang được thông điệp này tới công chúng.
Bước thứ tư, tạo kế hoạch hành động chiến lược. Với mục tiêu truyền thông
là tăng độ nhận biết thương hiệu, hoạt động truyền thông của doanh nghiệp phải
được chia làm 3 bước ứng với 3 diễn biến từ nhận thức, tâm lý tới hành động của
22

công chúng nhận tin. Và ở mỗi bước lại cần phải nhấn mạnh vào một mục tiêu khác
nhau. Cụ thể là ở giai đoạn nhận thức thì cần phải đẩy mạnh về tần suất hiển thị của
những bài quảng cáo để càng nhiều người biết về thương hiệu càng tốt. Tiếp đến với
giai đoạn nhận thức thì cần phải đào sâu hơn, phải chạm được tới cảm xúc của đối
tượng nhận tin. Cần phải hình thành trong tâm lý của họ thái độ thích hay không
thích thương hiệu. Ở giai đoạn này quảng cáo cần phải đầu tư một cách nghiêm túc
về mặt nội dung. Và cuối cùng là ở giai đoạn hành động của khách hàng, nếu thành
công tạo được thái độ ưa thích của khách hàng ở giai đoạn trước thì ở giai đoạn này
chính là lúc thôi thúc hành động của khách hàng tương tác với doanh nghiệp thông
qua những xu hướng mà doanh nghiệp tạo ra trên mạng xã hội. Ví dụ về tạo xu
hướng như “Ở nhà pha cả thế giới cùng Dalatmilk”, doanh nghiệp tung ra các công
thức pha chế có sử dụng sản phẩm của Dalatmilk và kết hợp cùng với các KOLs
chuyên tạo xu hướng về ẩm thực như là Dinology, Lê Anh Nuôi, Sammy, Jenny
Huỳnh, …
Bước cuối cùng là xác định các thước đo thành công trong hoạt động truyền
thông. Các chỉ số cơ bản như CPR, lượt tương tác, lượt stich, lượt hashtag hay lượt
tìm kiếm cao cũng đã thể hiện được hiệu quả của hoạt động truyền thông. Bên cạnh
đó thì các chỉ số liên quan tới doanh thu như tỉ lệ chuyển đổi từ người quan tâm
thành khách hàng sẽ không cần quá chú trọng vì mục tiêu truyền thông của doanh
nghiệp trong thời điểm này là tăng độ nhận diện. Sau khi đạt được mục tiêu đó thì
các mục tiêu doanh thu sẽ được chú ý hơn.
5.3. Biện pháp quản lý thương hiệu
Tài sản thương hiệu của một doanh nghiệp thì bao gồm cả phần tài sản hữu
hình và tài sản vô hình. Nếu như việc quản lý các tài sản hữu hình là điều hiển nhiên
cũng như là có các quy trình quản lý một cách rõ ràng, cụ thể thì đối với tài sản vô
hình lại khá phức tạp và khó khăn hơn. Chính bởi tính chất phức tạp và thường
xuyên thay đổi của tài sản vô hình nên việc thường xuyên đánh giá sức khoẻ thương
hiệu là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hoạt động đánh giá sức khoẻ thương hiệu sẽ được dựa trên 4 loại chính và
các thước đo thành phần của chúng:
Việc mua sắm: Thước đo là thị phần, chiều rộng thị trường, chiều sâu thị
trường
Cảm nhận của khách hàng: Thước đo là nhận biết, tính độc đáo, chất
lượng, giá trị
Hỗ trợ marketing: Thước đo là quảng cáo, phân phối, giá tương đối
23

Khả năng sinh lời: Thước đo là lợi nhuận


Thông qua việc đánh giá sức khoẻ thương hiệu định kỳ, các nhà quản trị
thương hiệu sẽ kịp thời nắm bắt được các vấn đề mà thương hiệu của mình đang
gặp phải hoặc sẽ gặp phải trong tương lai để đưa ra được các quyết định quản trị,
các giải pháp đối phó với diễn biến xấu.
Với Dalatmilk thì vấn đề quản lý thương hiệu sẽ là việc làm sao để có thể
bảo vệ được thương hiệu của mình khỏi sự xâm phạm từ đối thủ cạnh tranh cụ thể ở
đây là Đà Lạt true milk của VPMilk. Mặc dù Dalatmilk đã có động thái chủ động
trong việc đăng ký bảo hộ thương hiệu vào năm 2017 là trước Đà Lạt true milk tới 4
năm song các biện pháp cần có để nghiêm túc chống trả lại sự xâm phạm tài sản
thương hiệu là không đáng kể. Dalatmilk cần có các biện pháp gay gắt hơn, quyết
liệt hơn trong việc bảo vệ di sản của mình. Có thể bắt đầu bằng việc thu thập các
bằng chứng về mặt pháp lý để chứng minh nhãn hiệu của mình bị xâm phạm sở hữu
trí tuệ và nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền.
Bên cạnh việc bảo vệ nhãn hiệu thì việc cải tiến và phát triển logo, nhãn hiệu
cũng rất thiết thực với Dalatmilk. Có thể thấy logo cũ của Dalatmilk khá đơn giản
và mờ nhạt, khó mà có thể tạo dấu ấn với khách hàng.

Hình 5.3.1. Logo Dalatmilk (được trích dẫn tại nguồn https://bsas.com.vn/doanh-
nghiep-gis/cong-ty-cp-sua-da-lat)
Việc thiết kế lại logo và nhãn hiệu có thể giúp thu hút sự chú ý của khách
hàng hơn và phần nào giúp doanh nghiệp đạt được cả mục tiêu về nhận biết thương
hiệu. Ngoài ra còn chủ động tạo ra sự thay đổi để khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
đang xâm phạm tài sản thương hiệu của mình. Sau đây là một số thiết kế được
nhóm nghiên cứu đề xuất mà Dalatmilk có thể tham khảo.
24

Với thiết kế này, hình ảnh vỏ hộp


sữa tươi độc đáo có hơi hướng phương
Tây của Dalatmilk được đưa lên để làm
điểm nhấn. Bên cạnh đó sự kết hợp màu
sắc giữa xanh navy và vàng sậm cùng
font chữ Runde Wien Bold Oblique góp
phần tạo cảm giác hoài cổ. Tổng thể
thiết kế thứ nhất này tập trung nhấn
mạnh yếu tố “Di sản” với lịch sử phát
triển lâu đời của Dalatmilk.

Với thiết kế thứ hai, yếu tố “Cao


nguyên” được chọn để làm nổi bật. Bằng
việc sử dụng hình ảnh cách điệu từ cao
nguyên tượng trưng cho cao nguyên
Lâm Đồng để thay thế cho chữ “M”
trong tên thương hiệu, gợi nhắc về xuất
xứ của sản phẩm. Gợi nhắc về điều làm
nên sự đặc biệt trong hương vị của
Dalatmilk.
25

Đối với thiết kế thứ 3 cũng là thiết


kế có phần cầu kỳ nhất trong 3 thiết kế.
Hình ảnh trời xanh thăm thẳm và cỏ
xanh mát lành của cao nguyên Lâm
Đồng được hòa quyện với nhau một
cách tròn trịa và làm nổi bật lên dòng
chữ viết tay tên và slogan của thương
hiệu. Sự phối hợp của các mảng màu
pastel tạo cảm giác mát mẻ dễ chịu cho
người nhìn và nổi bật lên trên đó là một
màu sắc trầm đậm đi sâu vào tâm trí của
họ, ghi dấu trong họ thương hiệu
Dalatmilk.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. “Phân tích mô hình SWOT của Dalatmilk” (2021),
https://123docz.net/document/9774195-phan-tich-mo-hinh-swot-cua-
dalatmilk.htm
2. PV (2021), “Tại sao Dalatmilk được các Barista yêu thích lựa chọn?”,
https://cand.com.vn/doanh-nghiep/tai-sao-dalatmilk-duoc-cac-barista-yeu-
thich-lua-chon--i639520/
3. Thiên An (2024), “Dalatmilk - “Di sản từ cao nguyên” chinh phục những
khách hàng kỹ tính nhất”, https://laodong.vn/xa-hoi/dalatmilk-di-san-tu-cao-
nguyen-chinh-phuc-nhung-khach-hang-ky-tinh-nhat-1332018.ldo
4. Tân Nguyễn (2023), “Chiến lược marketing của Dalatmilk”,
https://www.linkedin.com/pulse/chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB
%A3c-marketing-c%E1%BB%A7a-dalat-milk-t%C3%A2n-nguy%E1%BB
%85n-l5mtc
5. “Dalatmilk - sự lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu đồ uống lớn”,
https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/dalatmilk-su-lua-chon-
hang-dau-cua-cac-thuong-hieu-do-uong-lon-1545702
6. Hải Yến, “Doanh nghiệp sữa gia tăng áp lực cạnh tranh”,
https://www.dairyvietnam.com/vn/Kinh-te-Thi-truong/Doanh-nghiep-sua-
26

gia-tang-ap-luc-canh-

You might also like