ĐỀ 58

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

1 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

LỚP TỔNG ÔN LUYỆN ĐỀ TOÀN DIỆN 2K6


ĐỀ 58
HẠN NỘP BÀI: 12h trưa thứ 2 20/05
Đề mới được đăng vào 12:00 thứ 2 và thứ 6 hàng tuần.
Đề thứ 2: Hạn nộp 12:00 thứ 6; Đề thứ 6: Hạn nộp vào 12:00 thứ 2 tuần sau đó.
Học sinh ghi rõ tên – mã học viên vào đầu bài làm, đánh dấu số trang, scan bài
làm và nộp đúng quy định, đúng hạn.

PHẦN ĐỌC HIỂU. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Thời xa xưa, khi còn sống trong những cộng đồng săn bắt – hái lượm, chúng
ta luôn nghi ngại người lạ và chỉ đối xử tốt với những người cùng bộ lạc với mình. Thế
giới ngoài kia thật khắc nghiệt, vì vậy chúng ta phải tương trợ nhau để sống sót.
Thế nhưng cuộc sống bây giờ đã khác xưa. Chẳng còn mấy ai sống trong nhóm
nhỏ gồm những người sống với nhau cả đời và phụ thuộc nhau về mọi mặt. Ngày nay,
chúng ta hiếm khi biết rõ hàng xóm của mình, và chúng ta cũng không thường sống
mãi ở nơi mình đã sinh ra. Hầu hết, chúng ta đều sống ở chốn đô thị với các cộng đồng
tạm thời, và điều này có thể khiến ta khá cô đơn và lẻ loi.
Đối xử tử tế với người lạ giúp bạn kết nối chặt chẽ hơn với thế giới mình đang
sống, việc này thách thức những định kiến của bạn và làm bạn tạm quên đi vấn đề của
mình.
Đối xử tốt với một người lạ (một người có thể chẳng bao giờ gặp lại bạn và bạn
cũng không được khen thưởng vì việc làm tử tế đó) là một hành động có sức mạnh làm
thay đổi một con người.
Bạn không thể biết sự tử tế của mình sẽ tạo ra tác động gì, nhưng một điều chắc
chắn là bạn đã giúp cuộc sống của ai đó trở nên dễ thở hơn một chút, dù chỉ là hành
động nhường ghế ngồi cho hành khách mệt mỏi.
Nếu bạn muốn sống một thế giới tươi đẹp, hạnh phúc và bình yên, tin vui là bạn
có thể góp sức xây dựng một thế giới như vậy chỉ đơn thuần bằng cách làm việc tốt và
khiến bản thân trở thành những điều tốt đẹp đó.”
(Tử tế với người lạ, Trích “Tử tế đáng giá bao nhiêu”, Rusell, NXB Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, việc đối xử tử tế với người lạ sẽ đem lại điều gì?

Trang 1
2 |HỌC VĂN CÔ SƯƠNG MAI

Câu 3: Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của tác giả “Đối xử tử tế với người lạ
giúp bạn kết nối chặt chẽ hơn với thế giới mình đang sống, việc này thách thức những
định kiến của bạn và làm bạn tạm quên đi vấn đề của mình.” không? Vì sao?
Câu 4: Từ văn bản trên, anh/chị hãy rút ra một bài học có ý nghĩa với bản thân.
PHẦN LÀM VĂN.
Câu 1.
Từ nội dung của phần đọc hiểu, hãy trình bày suy nghĩ của anh chị hãy viết
đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về cách để tạo nên những hành
động tử tế trong xã hội ngày nay.
Câu 2. Cho đoạn trích sau:
“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thưở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

- Ta với mình, mình với ta


Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu)
Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên, từ đó nhận xét về ngòi bút trữ tình chính
trị của nhà thơ Tố Hữu.

Trang 2

You might also like