Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI 10; CMKHCN VÀ TOÀN CẦU HÓA

Câu 1: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX có nguồn gốc sâu xa từ
A. sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.
B. yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
C. nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia.
D. những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.
Câu 2: Nội dung nào sau đây không phải là nguồn gốc của các cuộc cách mạng khoa học- công nghệ?
A. Giải quyết vấn đề bùng nổ dân số.
B. Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất.
C. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.
D. Yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới.
Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra từ những năm 40 của thế kỉ XX được khởi đầu từ
A. nước Anh. B. nước Mĩ. C. nước Đức. D. nước Pháp.
Câu 4: Thành tựu nào của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất
nông nghiệp?
A. Phát minh ra nguồn năng lượng mới. B. Tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.
C. Thành tựu của cuộc “cách mạng xanh”. D. Thành tựu của cuộc “cách mạng chất xám”.
Câu 5: Cách mạng khoa học - công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh mới, thường được gọi là
A. “văn minh nông nghiệp”. B. “văn minh công nghiệp”.
C. “văn minh thương mại”. D. “văn minh thông tin”.
Câu 6: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. diễn ra trên một số lĩnh vực quan trọng.
B. diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
C. diễn ra với qui mô và tốc độ chưa từng thấy.
D. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ vì
A. đã hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
B. sự ra đời của máy tính điện tử và khả năng liên kết toàn cầu.
C. công nghệ sinh học được sử dụng trên toàn thế giới.
D. cách mạng khoa học công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
Câu 8: Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?
A. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
B. Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
C. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
D. Tạo nên sự thay đổi căn bản về cơ cấu dân cư.
Câu 9: Cuộc cách mạng nào sau đây có mục đích biến thế giới thực thành thế giới số?
A. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. B. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
C. Cách mạng khoa học - kĩ thuật.D. Cách mạng công nghiệp 4.0.
Câu 10: Một trong những hạn chế của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. sản xuất vũ khí hiện đại có sức hủy diệt.
B. làm thay đổi căn bản cơ cấu dân cư.
C. hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
D. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
Câu 11: Một trong những hạn chế của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là
A. hiện tượng Trái đất nóng dần lên.
B. làm thay đổi căn bản cơ cấu dân cư.
C. hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
D. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
Câu 12: Biểu hiện nào sau đây không phải là hạn chế của cuộc cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?
A. Hiện tượng Trái đất nóng dần lên. B. Xuất hiện những bệnh dịch mới.
C. Sản xuất vũ khí hiện đại có sức hủy diệt. D. Làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.
Câu 13: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ so với cuộc cách mạng công nghiệp
ở thế kỷ XVIII - XIX là
A. các phát minh khoa học nhằm cải tiến công cụ sản xuất.
B. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. mọi phát minh về kĩ thuật bắt nguồn từ thực tiễn kinh nghiệm.
D. mọi phát minh khoa học đều phục vụ nhu cầu của con người.
Câu 14: Điểm khác nhau căn bản giữa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ so với cuộc cách mạng công nghiệp
ở thế kỷ XVIII - XIX là
A. các phát minh về kĩ thuật đều nhằm cải tiến chất lượng công cụ sản xuất.
B. thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn.
C. mọi phát minh về kĩ thuật bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
D. mọi phát minh khoa học đều nhằm mục đích phục vụ nhu cầu của con người.
Câu 15: Điểm giống nhau về mục đích giữa cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ những năm 40 của thế kỉ
XX và cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ XVIII - XIX là đều
A. tăng cường sức mạnh của các cường quốc tư bản.
B. đáp ứng nhu cầu của cuộc sống con người.
C. tạo đối trọng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập.
D. sản xuất vũ khí hiện đại phục vụ nhu cầu chiến tranh.
Câu 16: Một trong những đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ
XX đến nay là
A. sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất.
B. sử dụng năng lượng thủy triều, hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
C. đạt nhiều thành tựu nổi bật về công cụ sản xuất, nguồn năng lượng.
D. mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây phản ảnh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40
của thế kỉ XX?
A. Tất cả những phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ Mĩ.
B. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất.
C. Tất cả các phát minh kĩ thuật luôn mở đường cho khoa học.
D. Khoa học luôn đi trước mở đường và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
Câu 18: Nhận xét nào sau đây phản ảnh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40
của thế kỉ XX?
A. Tất cả những phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ Mĩ.
B. Cách mạng khoa học gắn liền với cách mạng kĩ thuật.
C. Tất cả các phát minh kĩ thuật luôn mở đường cho khoa học.
D. Khoa học luôn đi trước mở đường và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây phản ảnh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40
của thế kỉ XX?
A. Tất cả những phát minh kĩ thuật đều khởi nguồn từ Mĩ.
B. Thời gian từ phát minh khoa học đến ứng dụng vào sản xuất được rút ngắn.
C. Tất cả các phát minh kĩ thuật luôn mở đường cho khoa học.
D. Khoa học luôn đi trước mở đường và tồn tại độc lập với kĩ thuật.
Câu 20: Hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX đến nay là
A. xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
B. dẫn tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư.
C. xuất hiện những phát minh quan trọng trong lĩnh vực công nghệ.
D. đưa tới sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử.
Câu 21: Toàn cầu hóa là kết quả quá trình tăng tiến mạnh mẽ của
A. lực lượng sản xuất.
B. quan hệ sản xuất.
C. hoạt động cạnh tranh thương mại toàn cầu.
D. hoạt động hợp tác kinh tế - tài chính khu vực.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.
B. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế.
C. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.
D. Việc duy trì liên minh Mĩ - Nhật.
Câu 23: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế
A. hòa hoãn tạm thời B. hợp tác và đấu tranh. C. đa dạng hóa. D. toàn cầu hóa.
Câu 24: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là
A. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến.
B. đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao tính cạnh tranh.
C. thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
D. nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Câu 25: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là
A. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến.
B. thúc đẩy xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
C. sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng sâu sắc.
D. tăng cường sức cạnh tranh của các nền kinh tế.
Câu 26: Một trong những hạn chế của xu thế toàn cầu hóa là
A. nguy cơ xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia.
B. cơ cấu kinh tế của các nước có sự chuyển biến.
C. tạo ra sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư.
D. thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.
Câu 27: Biểu hiện nào sau đây là tác động tiêu cực của toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia.
B. Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn.
C. Sự chuyển biến mạnh mẽ và căn bản của cơ cấu nền kinh tế.
D. Làm trầm trọng thêm sự bất công trong xã hội.
Câu 28: Tổ chức nào sau đây không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).
B. Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM).
C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA).
Câu 29: Biểu hiện nào chứng tỏ tính hai mặt của toàn cầu hóa?
A. Tạo cơ hội phát triển cho các nước.
B. Là thách thức đối với các nước công nghiệp mới.
C. Vừa tạo ra cơ hội vừa tạo ra thách thức cho các dân tộc.
D. Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
Câu 30: Nội dung nào không phản ánh đúng những thời cơ mà xu thế toàn cầu hóa đặt ra đối với các nước đang
phát triển?
A. Tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại.
B. Mở rộng quan hệ hợp tác, chiếm lĩnh thị trường,...
C. Các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
D. Khai thác vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm quản lí.
Câu 31: Một trong những tác động quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đối với xu hướng phát
triển chung của các nước tư bản hiện nay là
A. tập trung nghiên cứu, phát minh và bán bản quyền thu lợi nhuận.
B. liên kết kinh tế khu vực để tăng sức cạnh tranh.
C. đầu tư nhiều cho giáo dục để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao.
D. mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
Câu 32: Bước vào thế kỷ XXI, xu thế chung của thế giới hiện nay là
A. hòa bình, ổn định, cùng hợp tác phát triển.
B. cạnh tranh quyết liệt trên tất cả các lĩnh vực.
C. thiết lập trật tự thế giới “một cực” của các cường quốc.
D. hòa nhập mà không hòa tan về văn hóa.
Câu 33: Từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX, toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược vì
toàn cầu hóa là
A. hệ quả cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
B. kết quả của việc mở rộng các tổ chức liên kết quốc tế.
C. kết quả của việc thống nhất thị trường giữa các nước đang phát triển.
D. hệ quả của việc mở rộng quan hệ thương mại giữa các cường quốc.
Câu 34: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - kĩ
thuật hiện đại?
A. Tăng năng suất lao động, tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.
B. Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người.
C. Giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số.
D. Hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.
Câu 35: Một trong những thành tựu kĩ thuật được đánh giá quan trọng nhất của thế kỉ XX là
A. tìm ra phương pháp sinh sản vô tính.
B. phát minh ra máy tính điện tử.
C. chế tạo thành công bom nguyên tử.
D. công bố “Bản đồ gen người”.

III. ĐÁP ÁN
1-D 2-D 3-B 4-C 5-D 6-D 7-D 8-A 9-D 10 - A
11 - A 12 - D 13 - B 14 - B 15 - B 16 - A 17 - B 18 - B 19 - B 20 - A
21 - A 22 - D 23 - D 24 - D 25 - C 26 - A 27 - D 28 - C 29 - C 30 - C
31 - B 32 - A 33 - A 34 - C 35 - B

You might also like