Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 140

1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Khái lược

Chương tổng quan được trình bày một cách khái lược các nội
dung xuyên suốt cấu thành trong luận án. Các nội dung đó được kết cấu
thành hệ thống bao gồm: phản ánh sự cần thiết và ý nghĩa của đề tài
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu; đối tượng và phạm vi nghiên cứu;
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu; lược khảo tài liệu đã
được công bố trong cùng lĩnh vực nghiên cứu; những đề xuất có tính
chất sáng tạo trong nghiên cứu và kết cấu các chương của đề tài. Thông
qua các nội dung đó có thể hình dung một cách khái quát nội hàm của
công trình nghiên cứu.

1.2 Sự cần thiết ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu chủ yếu
của các quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Tăng
trưởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống vật chất
tinh thần và phúc lợi xã hội cho mọi tầng lớp dân cư và giảm tỷ lệ thất
nghiệp mà mọi quốc gia đều kỳ vọng,… Do vậy tăng trưởng kinh tế và
nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề luôn
thu hút sự quan tâm của chính phủ và các nghiên cứu cũng như nhà
hoạch định chính sách kinh tế - xã hội.

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ
giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế song mối quan hệ giữa hai yếu
tố này vẫn còn nhiều tranh luận. Trong số đó, có không ít các công trình
nghiên cứu, khẳng định tác động tích cực của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế như các nghiên cứu của Easterly và Rebelo, 1993; Abiad

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
2

& cộng sự, 2015,… Bên cạnh đó, một số nghiên cứu lại chỉ ra những tác
động tiêu cực hoặc tác động không đáng kể đến tăng trưởng kinh tế,
thường là các quốc gia đang phát triển (Devarajan và cộng sự, 1996; Shi,
2013; Wamer, 2014).

Các lý giải khác nhau về quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng
kinh tế nói trên, chủ yếu xuất phát từ nhận định về các góc độ tác động
của thể chế, cơ chế và chính sách của chính phủ đương quyền. Nguyên
nhân của sự khác biệt trên là do cách tiếp cận khác nhau và sự khác biệt
về quan điểm nghiên cứu.

Các công trình nghiên cứu về tác động tương quan này ở Việt
Nam có những kết quả ban đầu nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Chính vì
lẽ đó, luận án mong muốn tham gia nghiên cứu để tìm kiếm những kết
quả cần thiết trong trường hợp này ở Việt Nam. Cụ thể là ở Đồng bằng
sông Cửu Long.

Điều kiện kinh tế Việt Nam, vẫn trong tình trạng của một nước
đang phát triển, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu; việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại hóa và hội nhập đang là một yêu cầu bức xúc. Để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia, đòi hỏi phải có sự chuyển dịch
đồng bộ cơ cấu kinh tế từng vùng (như: vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng
Đông Bắc, vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ, vùng Tây Nguyên Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (Đồng bằng
sông Cửu Long). Sự chuyển dịch đồng bộ đó là nhân tố quan trọng tác
động đến tăng trưởng kinh tế.

Việc nghiên cứu các chiến lược và chính sách thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, nhằm xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý và hướng tới phát
triển kinh tế bền vững luôn được đặt ra. Đồng bằng sông Cửu Long ở
Việt Nam được xác định là một vùng kinh tế trọng điểm và giữ vai trò

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
3

bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển vùng
đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập chưa tương
xứng với tiềm năng vốn có của vùng. Tình trạng chậm phát triển kinh tế
ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất phát từ nhiều nguyên nhân như kết
cấu hạ tầng – xã hội còn yếu kém, công nghiệp phát triển chậm, hệ thống
giáo dục còn nhiều hạn chế,… (Nguyễn Hữu Thịnh, 2015).

Bắt nguồn từ thực tế đó, mục tiêu đặt ra cho đề tài nghiên cứu:

Hệ thống hóa các lý thuyết về tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế để đối chiếu và vận dụng phù hợp với các điều kiện đặc
thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Vận dụng hệ thống lý thuyết này và phân tích thực tế để rút ra


thực tiễn của Đồng bằng sông Cửu Long và tìm ra các giải pháp tương
ứng.

Đề xuất các giải pháp trong mối quan hệ giữa tác động của đầu tư
công đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng đầu
tư phát triển đồng bộ trên các phương tiện như: Kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội, công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, đào tạo, phúc lợi an sinh xã
hội và trong các mối quan hệ biện chứng của chúng.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án


1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Chọn lọc và hệ thống hóa các quan điểm lý luận để hình thành
khung lý thuyết, cơ sở lý luận về đầu tư công và ý nghĩa của đầu tư công;
những tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường
cho sự phát triển bền vững; đồng thời vận dụng kết quả đó vào nghiên
cứu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Một vùng kinh tế trọng điểm
của đất nước với nhiều tiềm năng nhưng chưa hội đủ các cơ hội để bức
phá. Đồng thời, bằng sự kết hợp giữa lý luận với phân tích thực tế để rút

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
4

ra ý nghĩa thực tiễn về các điểm mạnh, yếu, thời cơ, thách thức của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long và tìm ra cơ hội cho sự tăng trưởng, phát
triển của vùng thông qua các nguồn vốn đầu tư. Trong đó vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước (ngân sách TW và ngân sách địa phương) giữ vai trò
trọng yếu. Từ kết quả trên, luận án tìm kiếm các phương hướng giải pháp
nâng cao hơn hiệu quả đầu tư công cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long
theo các trật tự ưu tiên; với mong muốn cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long có mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và đón nhận cơ hội cho sự
phát triển đột phá để Đồng bằng sông Cửu Long hướng tới sự phát triển
bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế
toàn cầu.

Bên cạnh đó, để đề xuất những giải pháp đầu tư công hiệu quả và
phù hợp với bối cảnh thực tế của vùng , luận án cũng đề cập đến sự cảnh
báo của biến đổi khí hậu, nhiễm mặn mà Đồng bằng sông Cửu Long
đang đối mặt và sự cần thiết đầu tư ứng phó với các hiện tượng đó, nhằm
bảo đảm sự ổn định và tăng trưởng kinh tế.

1.3.2 Các mục tiêu cụ thể

Về mục tiêu cụ thể, luận án hướng đến hai mục tiêu cụ thể như
sau:

- Phân tích thực trạng và đánh giá thực nghiệm về tác động của
đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
giai đoạn 2001-2014.

- Từ cơ sở phân tích thực trạng và bằng chứng thực nghiệm về tác


động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, luận án hướng đến phân
tích thực trạng quy trình quản lý đầu tư công tại các tỉnh, thành vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2001-2014.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
5

1.4 Các câu hỏi được đặt ra

Để đạt được các mục tiêu trên, câu hỏi được đặt ra để giải quyết là:

Đầu tư công có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của
vùng Đồng bằng sông Cửu Long?

Thực trạng quy trình đầu tư công vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long giai đoạn 2001-2014 là như thế nào?

Giải pháp nào cho đầu tư công hướng đến mục tiêu tăng trưởng tại
vùng Đồng bằng sông Cửu Long ?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là thực trạng đầu tư công, tăng
trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa hai yếu tố này ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, luận án tập trung nghiên cứu những
đặc điểm riêng biệt về kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu
Long, phân tích những lợi thế, khó khăn cũng như những cơ hội và
thách thức của vùng trong thời kỳ hội nhập kinh tế, cụ thể là từ 2001 -
2014.

Nghiên cứu hướng đến phân tích hiện trạng của các ngành kinh tế
- xã hội: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo và các vấn
đề an sinh xã hội; đặc biệt là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trong mối
quan hệ với đầu tư công và sự tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế của vùng làm cơ sở cho quá trình phát triển bền vững.

Nghiên cứu cũng tập trung phân tích cơ cấu đầu tư công, hiệu quả
đầu tư công cũng như cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công tại vùng
Đồng bằng sông Cửu Long nhằm khái quát bức tranh toàn diện về đầu tư
công của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đó sẽ là tiền đề để nghiên

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
6

cứu đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả đầu tư
công hướng đến mục tiêu tăng trưởng toàn diện của vùng.

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu


Về không gian:

Luận án tập trung nghiên cứu vị trí, điều kiện, đặc điểm kể cả đặc
thù và tiềm năng kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng
kinh tế trọng điểm - bảo đảm an ninh và xuất khẩu lương thực quốc gia.
Theo đó, đề cập đến khả năng của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và
chiến dịch kinh tế theo hướng hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đối với
Đồng bằng sông Cửu Long.

Luận án cũng nghiên cứu về các hoạt động của các ngành kinh tế -
xã hội - văn hóa của vùng với sự tác động của đầu tư công.

Không gian nghiên cứu còn được xem xét đến mối quan hệ tương
tác giữa Đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh trên vị
thế là đầu tàu kinh tế quốc gia và miền Đông Nam Bộ là vùng kinh tế
trọng điểm của Nam Bộ.

Về thời gian:

Luận án tập trung nghiên cứu những tác động của đầu tư công đến
tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ 2001 - 2014. Theo Huy Vũ (2016),
trong những năm gần đây, đồng bằng sông Cửu Long có nhiều chuyển
biến trên các phương tiện về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, theo đó là sự
tăng trưởng của công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, giáo dục, đào tạo
và các vấn đề an sinh xã hội và những tác động tích cực đến chuyển dịch
cơ cấu kinh tế toàn vùng.

Có thể nói, thời kỳ này đã tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long có
nhiều cơ hội hơn trong tăng trưởng kinh tế, nhờ nhận được nhiều nguồn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
7

vốn đầu tư, trong đó nguồn quan trọng hơn cả là đầu tư công trình ngân
sách TW và ngân sách địa phương. Mặt khác, luận án cũng đề cập đến sự
cần thiết phải kết hợp đồng thời giữa đầu tư công từ ngân sách nhà nước
với các loại hình đầu tư khác, mới có thể tạo điều kiện để Đồng bằng
sông Cửu Long chuyển biến tích cực theo xu hướng hội nhập.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Luận án kết hợp các phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục
tiêu được đặt ra. Các phương pháp nghiên cứu được vận dụng để thực
hiện các luận án là:

- Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê.

Luận án tập hợp chọn lọc và sử dụng hệ thống số liệu “thứ cấp” đã
được xử lý của các cơ quan thống kê từ TW và địa phương. Đồng thời,
hệ thống hóa, phân loại theo các tiêu chí để phân tích đánh giá hiện
tượng thực đối tượng nghiên cứu và đúc kết thành những nội dung cần
thiết phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp điều tra khảo sát.

Điều tra và khảo sát ở đây được thực hiện trên 3 phương diện:

+ Khảo sát các điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội các địa phương
vùng Đồng bằng sông Cửu Long để tạo thêm căn cứ phân tích đánh giá
khả năng, tiềm lực cũng như những thuận lợi, khó khăn trong tiếp nhận
vốn đầu tư công và hiệu quả của nó đối với tăng trưởng kinh tế.

+ Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà
hoạch định chiến lược chính sách về đầu tư công và tác động của đầu tư
công đến tăng trưởng kinh tế đối với điều kiện kinh tế - xã hội vùng
Đồng bằng sông Cửu Long như: NGND GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền –
nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Trường Đại

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
8

học Kinh tế Tài chính TP.HCM; TS Võ Hùng Dũng - Giám đốc VCCI
Chi nhánh Cần Thơ; TS Trần Thanh Mẫn - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký
UBTW MTTQ VN; PGS.TS Mai Văn Nam - Trưởng khoa sau Đại học -
Trường Đại học Cần Thơ; TS Trần Ngọc Nguyên - Giám đốc Sở Khoa
học và Công nghệ Cần Thơ.

+ Tìm hiểu, quan sát về các yếu tố, có thể tạo ra những cơ hội
thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận với các nguồn vốn đầu
tư công dưới các dạng khác nhau.

- Phương pháp phân tích tổng hợp.

Dựa trên kết quả của việc hệ thống hóa các dữ liệu thống kê và
khảo sát nói trên; luận án phân tích theo từng góc độ, có sự kết hợp giữa
lý luận với thực tiễn để tổng hợp và rút ra những kết luận về các vấn đề
nghiên cứu đặt ra, làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp được hướng
tới.

Ngoài ra luận án cũng sử dụng các phương pháp suy diễn và qui
nạp cũng như phương pháp phân tích SWOT để tìm ra những điểm
mạnh, yếu, thời cơ và thách thức về đầu tư công của vùng trong mục tiêu
hướng đến tăng trưởng kinh tế bền vững.

- Phương pháp phân tích định lượng

Cụ thể, về phân tích định lượng, các kết quả nghiên cứu được thảo
luận chủ yếu dựa trên phương pháp Bình phương tổng quát khả dụng
(Feasible General Least Square - FGLS) bởi sự hiệu quả của phương
pháp này trong việc xử lý phương sai thay đổi và tự tương quan. Bên
cạnh đó, hệ thống các biến tương tác thích hợp cũng được đưa vào mô
hình kiểm định hướng đến những mục tiêu kiểm định cụ thể.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
9

1.7 Lược khảo tài liệu

Một trong những lý do để luận án thực hiện đề tài nghiên cứu này
xuất phát từ lược khảo và tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trước cùng
lĩnh vực. Luận án tham khảo một cách có hệ thống các công trình nghiên
cứu trong cùng lĩnh vực đã được công bố, nhằm kế thừa tri thức đã được
trải nghiệm; đồng thời để tích luỹ thêm kiến thức và vận dụng nó trong
nghiên cứu khoa học.

1.7.1 Lược khảo nghiên cứu của thế giới

Các nghiên cứu thường xem xét tác động của đầu tư công chung
(Pereira, 2000, 2001; Dessus & Herrera, 2000; Bose & cộng sự, 2003;
Le & Suruga, 2005; Arslanalp & cộng sự, 2010) đến tăng trưởng kinh tế
hoặc xem xét tác động đầu tư công trong một lĩnh vực cụ thể đến tăng
trưởng kinh tế, thường là đầu tư công trong phát triển cơ sở hạ tầng
(Aschauer, 1998; Pereira, 2001; Ramirez, 2004), năng lượng ( Lee &
Chang, 2005; Hye & Riaz, 2008), nông nghiệp (Mishra & Chand, 1995;
Mogues & cộng sự, 2012) hay giáo dục (Kuhl Teles & Andrade, 2008).

Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu thường nghiên cứu với dữ liệu
chuỗi thời gian đầu tư công của một quốc gia (Aschauer, 1989; 1998;
2010; Pereira, 2000, 2001; Pereira & Andraz, 2001; Chen, Shen-Tung,
& Lee, 2005; Hye & Riaz, 2008; Abounoori & Nademi, 2010 ) hoặc dữ
liệu bảng với nhiều quốc gia (Devarajan & cộng sự, 1996; Dessus &
Herrera, 2000; Bose & cộng sự, 2003; Haque, 2004; Gupta & cộng sự,
2005; World Bank, 2007; Arslanalp & cộng sự, 2010). Các nghiên cứu
cấp vùng hoặc địa phương còn khá khiêm tốn. (Auteri & Constantini,
2004; Matinez-López, 2005; Ezcurra & cộng sự, 2005; Schaltegger &
Torgler, 2006; Kortelainen & Leppänen, 2013).

Kết quả thực nghiệm về tác động của đầu tư công còn chưa thống

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
10

nhất và cho thấy kết quả trái chiều. Một số nghiên cứu cho thấy kết quả
tác động tích cực của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế (Aschauer,
1989; Pereira 2000, 2001; Dessus & Herrera, 2000; Bose & cộng sự,
2003; Haque, 2004; Romp & de Haan, 2005; Gupta & cộng sự, 2005;
World Bank, 2007; Arslanalp & cộng sự, 2010). Tuy nhiên, một số
nghiên cứu khác lại chỉ ra tác động tiêu cực hoặc tác động không đáng
kể của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế (Deverajan & cộng sự, 1996;
Folster & Henrekson, 2001; Schaltegger & Torgler, 2006). Một số
nghiên cứu chỉ ra tác động phi tuyến của chi tiêu công/ đầu tư công đến
tăng trưởng kinh tế (Chen & Lee, 2005; Abounoori & Nademi, 2010;
Odarawa, 2010; Herath, 2012; Altunc & Aydin, 2013).

Chính vì kết quả kiểm định về tác động của đầu tư công chưa
thống nhất, một các dòng nghiên cứu tập trung vào hiệu quả đầu tư tư
công hay phân tích cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công tại các
trường hợp nghiên cứu khác nhau (Fontaine, 1997, Richard & Daniel,
2001; Florio & Vignetti, 2005; Rajaram & cộng sự, 2010; Dabla-Norris
& cộng sự, 2012).

1.7.2 Lược khảo các nghiên cứu ở Việt Nam

Tương tự, vai trò của đầu tư công tại Việt Nam cũng được các học
giả quan tâm nghiên cứu. Một số nghiên cứu tập trung vào phân tích
thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại
trường hợp nghiên cứu Việt Nam (Nguyễn Thị Cành, 2008; Tô Trung
Thành, 2011; Sử Đình Thành 2011, 2013). Ở cấp độ địa phương, một số
nghiên cứu đi vào xem xét tác động của chính sách tài khóa hay quy mô
chính phủ đến ở các cấp tỉnh, thành (Phạm Thế Anh, 2008; Hoàng Thị
Chinh Thon, 2010; Sử Đình Thành, 2013; Đặng Văn Cường & Bùi
Thanh Hoài, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu thường nghiên cứu với

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
11

phạm vi nghiên cứu rộng là tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam, việc xem
xét tác động của đầu tư công đến một vùng cụ thể như Đồng bằng sông
Cửu Long dường như khá khiêm tốn. Việc này gây ra những khó khăn
nhất định trong việc đề xuất ý tưởng, hàm ý chính sách hiệu quả về đầu
tư công cho từng vùng miền cụ thể.

Một số nghiên cứu đi vào phân tích thực trạng cơ chế quản lý đầu
tư công ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu thường xem xét một vài
khía cạnh cụ thể của cơ chế quản lý đầu tư công (Nguyễn Hồng Thắng,
2008; Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài, 2012; Nguyễn Xuân Điền,
2015; Phạm Thị Anh Đào, 2015). Hơn nữa, do tập trung vào cơ chế quản
lý đầu tư công, các bằng chứng thực nghiệm về tác động của đầu tư công
đến tăng trưởng kinh tế ở các nghiên cứu này chưa được chú trọng.

Như vậy, vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế đã và
đang được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên
cứu được phát triển nhiều hướng khác nhau. Trong đó, các nghiên cứu
về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ vùng, địa
phương còn khá khiêm tốn. Bên cạnh đó, việc kết hợp tìm kiếm bằng
chứng thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
và phân tích cơ chế quản lý công ở cùng một trường hợp nghiên cứu
chưa được chú trọng. Chính vì vậy, luận án hướng đến mục tiêu kiểm
định thực nghiệm tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và
phân tích thực trạng về cơ chế quản lý đầu tư tại các tỉnh, thành vùng
Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2014.

1.8 Những điểm mới của luận án

Đầu tiên, luận án kết hợp giữa phân tích thực trạng và đánh giá
thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của
vùng đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu chỉ ra đầu tư công

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
12

của vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, do
đó, chưa tạo được tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của
vùng.

Kết quả của mục tiêu nghiên cứu thực nhất cũng là tiền đề để luận
án thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ hai. Không phân tích tất cả nguyên
dẫn đến đầu tư công không hiệu quả của vùng, luận án tập trung phân
tích thực trạng quản lý đầu tư công của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
vấn đề mà nhà nước có thể thay đổi trực tiếp để cải thiện hiệu quả đầu tư
công của vùng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng quản lý đầu tư
công còn nhiều hạn chế và đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến
những khó khăn, kém hiệu quả của đầu tư công của vùng đồng bằng
sông Cửu Long.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã cố gắng, gắn kết chặt chẽ
giữa đầu tư công với những đặc thù của Đồng bằng sông Cửu Long để
phân tích và tìm ra cách thức đầu tư phù hợp, nhằm tác động tích cực và
có hiệu quả hơn trong quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế,
tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của vùng. Đặc biệt chú ý đến
mối quan hệ biện chứng trong đầu tư giữa các ngành, nhằm tạo nên tác
động dây chuyền cho quá trình đó. Cụ thể là với đặc điểm của Đồng
bằng sông Cửu Long, ngoài giữ vai trò an ninh lương thực là cần phải ưu
tiên đầu tư cho nông nghiệp, nhưng để phát triển căn cơ và đồng bộ
trước tiên cần đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó đầu tư vào giao
thông vận tải có ý nghĩa đòn bẩy cho sự phát triển liên đới với các
ngành: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và nâng cao phúc lợi xã hội
của toàn vùng.

Bên cạnh đó, để có thể đưa ra những giải pháp về đầu tư công hiệu
quả và phù hợp với thực tế của vùng, luận án phân tích những khó khăn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
13

mà vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đối mặt trong tình hình mới.
Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đương đầu với biến đổi khí hậu và
nhiễm mặn, do đó, một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra là phải
tái cấu trúc qui hoạch kinh tế - xã hội toàn vùng Đồng bằng sông Cửu
Long và đầu tư công cần có sự thích ứng để hiệu quả đầu tư được nâng
cao hơn.

Tuy nhiên, bởi năng lực nghiên cứu của tác giả còn hạn chế; do đó
những ý tưởng này, trong chừng mực vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ như
mong muốn.

1.9 Cấu trúc của luận án

Luận án được cấu trúc thành 6 chương ứng với các nội dung
nghiên cứu được rút ra:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư công và tác động của đầu tư


công đến tăng trưởng kinh tế.

Chương 3: Phân tích thực trạng và đánh giá thực nghiệm về tác
động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu
Long.

Chương 4: Phân tích cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công


vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương 5: Những dự báo về kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu


Long.

Chương 6: Kết luận và hàm ý chính sách.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
14

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ
CÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ
CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Ở Chương này, luận án trình bày về cơ sở lý thuyết lý giải mối


quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế cũng như cơ chế về
quản lý đầu tư công. Chương cơ sở lý thuyết này sẽ là nền tảng để
nghiên cứu thực hiện các kiểm định, thảo luận kết quả kiểm định và phân
tích thực trạng về tình hình đầu tư công, cơ chế quản lý đầu tư công tại
các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở các chương sau. Theo đó, nội
dung của chương gồm hai nội dung chính như sau: phần thứ nhất tập
trung vào lý giải tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế dựa
trên nhiều nền tảng, lập luận khác nhau và phần thứ hai hướng đến các
vấn đề lý thuyết liên quan đến quản lý đầu tư công.

Tổng quan lý thuyết cho thấy, có nhiều khái niệm về đầu tư công
khác nhau và cũng có nhiều khác biệt nhất định tùy theo quan điểm của
từng quốc gia. Tuy nhiên, tựu chung lại, một cách khái quát nhất, có thể
hiểu đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình,
dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu đầu tư vào các
lĩnh vực phục vụ lợi ích chung. Có nhiều mô hình lý thuyết luận giải về
tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, trong đó, mô hình lý
thuyết của Le & Suruga (2005) không chỉ luận giải tác động của đầu tư
công đến tăng trưởng kinh tế mà còn lý giải tác động của FDI cũng như
sự tương tác giữa hai yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
15

Tương tự, mặc dù có những khác biệt trong quy trình quản lý đầu
tư công ở các quốc gia, quản lý đầu tư công được hiểu là một hệ thống
tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn trong chính
sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân sách, thực
thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm bảo hiệu
quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng trưởng
và phát triển chung của nền kinh tế.

Để trình bày các nội dung trên, Chương 2 được cấu trúc như sau:
Phần thứ nhất của chương trình bày các khái niệm chính của đề tài như
đầu tư công, tăng trưởng kinh tế và quản lý đầu tư công; Phần thứ hai
trình bày khung phân tích, một số mô hình lý thuyết điển hình lý giải về
tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế dựa trên nhiều nền
tảng, lập luận khác nhau. Trong khi đó, phần thứ ba của bài nghiên cứu
xem xét các vấn đề lý thuyết liên quan đến cơ chế quản lý công. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu thực nghiệm và các vấn đề có liên quan cũng
được trình bày.

2.1 Các khái niệm chính

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế


Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô sản lượng
quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
qua một thời gian nhất định. Theo đó, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
tổng các giá trị hàng hóa và dịch vụ do các ngành kinh tế của một quốc
gia tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Tăng trưởng kinh tế biểu hiện bằng quy mô tăng trưởng và tốc độ
tăng trưởng (trong đó quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng hay sụt
giảm đi; tốc độ tăng trưởng là phép so sánh tương đối phản ánh sự gia
tăng nhanh hay chậm của nền kinh tế). Khi nghiên cứu quá trình tăng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
16

trưởng, cần phải xem xét hai khía cạnh tăng trưởng về số lượng và chất
lượng.
2.1.2 Đầu tư và đầu tư công
 Đầu tư
Đầu tư, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm
tăng cường năng lực sản xuất tương lai. Đầu tư, vì thế, còn được gọi là
hình thành tư bản hoặc tích lũy tư bản. Có nhiều cách để phân loại đầu
tư, thông thường, đầu tư được phân loại thành đầu tư tư nhân và đầu tư
công. Trong mô hình tăng trưởng của Keynes, đầu tư tư nhân I và đầu tư
công G là các nhân tố quan trọng hình thành tổng cầu Y trong phương
trình: Y = C + I + G + X - M (với C là tiêu dùng cá nhân, X là xuất khẩu
và M là nhập khẩu)
Theo lý thuyết, có hai giả thuyết chính về quan hệ giữa đầu tư
công và đầu tư tư nhân. Giả thuyết đầu tư công “Lấn át” đầu tư tư nhân
cho rằng, đầu tư công gia tăng sẽ khiến đầu tư khu vực tư nhân bị thu
hẹp lại. Lý do là nhu cầu của Chính phủ về hàng hóa dịch vụ có thể
khiến lãi suất gia tăng, nguồn vốn trở nên đắt đỏ hơn, theo đó, tác động
tiêu cực đến khu vực tư nhân. Ngoài ra, việc tài trợ cho chi tiêu đầu tư từ
ngân sách nhà nước, thường được thực hiện bởi tăng thuế hay vay nợ, đã
cạnh tranh một cách trực tiếp với khu vực tư nhân trong việc tiếp cận các
nguồn lực tài chính khan hiếm của nền kinh tế. Với quan điểm được
đồng thuận là đầu tư công thường có hiệu quả thấp hơn đầu tư tư nhân,
thì giả thuyết “Lấn át” đưa ra khuyến nghị cắt giảm đầu tư công để hỗ
trợ tăng trưởng.
Giả thuyết ngược lại là đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân
(Bacha, 1990; Taylor, 1994; Agenor, 2000), do đầu tư công có thể tạo ra
“Ngoại ứng tích cực” cho khu vực tư nhân. Một số ngoại ứng có thể kể
đến như việc cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như giao thông,

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
17

viễn thông, giáo dục,… từ đầu tư công tạo ra môi trường kinh doanh
thuận lợi hơn cũng như giảm được chi phí sản xuất cho khu vực tư nhân
để tăng cường đầu tư và nhu cầu hàng hóa dịch vụ từ chính phủ khiến
cầu về sản phẩm của khu vực tư nhân gia tăng, khuyến khích khu vực
này đầu tư nhiều hơn do kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận tốt hơn. Nếu
giả thuyết này được kiểm định đúng, không nhất thiết phải giảm đầu tư
công, bởi những ngoại ứng tích cực là cần thiết cho khu vực tư nhân và
theo đó là cho tăng trưởng.
 Đầu tư công
Trên thế giới, khái niệm đầu tư công hay còn gọi là đầu tư của nhà
nước hoặc là đầu tư công cộng gắn liền với hoạt động chi tiêu của chính
phủ. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của từng quốc gia mà khái niệm đầu
tư công có thể có những khác biệt nhất định. Nhìn chung, khác biệt chủ
yếu là đầu tư công có thể bao gồm các dự án cho các mục đích kinh
doanh thông qua khu vực DNNN hoặc các dự án chỉ thuần tùy mục đích
công ích.
Ví dụ, ở Úc, đầu tư công bao gồm xây dựng cơ bản hạ tầng thiết
yếu đường bộ, đường sắt, nhà ở, hệ thống giáo dục và hỗ trợ tài chính
cho quỹ hưu trí, người lao động, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ như miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp trong ngắn hạn, các dự án đào tạo,... Đối với
nước Áo, đầu tư công gồm cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các chương trình đầu tư
bằng các biện pháp về thuế và các chương trình việc làm mang tính vùng
miền. Một số quốc gia như Canada đầu tư công gồm đầu tư vào đường,
cầu và giao thông công cộng, hệ thống nước sạch và chăm sóc y tế, đầu
tư và nâng cấp nhà xã hội, hỗ trợ người mua nhà, giảm thuế thu nhập cá
nhân và thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ các thành phần kinh tế và cộng
đồng dễ ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế như nông nghiệp, công
nghiệp sản xuất. Pháp chủ yếu đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước trong

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
18

các lĩnh vực bưu chính, năng lượng và đường sắt; đầu tư cho quốc
phòng, các lĩnh vực đầu tư trọng yếu (như phát triển bền vững và công
nghệ sạch, giáo dục chất lượng cao); đầu tư cho hệ thống công ích như
bệnh viện, nhà trẻ và các tổ chức mang tính cộng đồng khác; hỗ trợ giải
quyết vấn đề lao động, nhà ở, sức khỏe và bảo vệ môi trường. Đối với
Nhật Bản các loại hàng hóa công cộng được cung cấp bởi khu vực công
(do chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương và các tập đoàn công
cộng quản lý) là các loại hàng hóa không giao dịch được thông qua cơ
chế thị trường, đồng thời đầu tư được thực hiện bởi khu vực công cho
các tiện ích như đường xá, cầu cảng,… thì được gọi là đầu tư công. Ở
Việt Nam, khái niệm và quan điểm chung về đầu tư công được nhiều tác
giả cho rằng là phần chi tiêu công được thêm vào lượng vốn vật chất để
tạo ra các dịch vụ xã hội, chẳng hạn xây dựng đường xá, cầu cảng,
trường học, bệnh viện,…
Như vậy, mặc dù có nhiều khác biệt tùy thuộc vào quan điểm của
từng quốc gia, một cách tổng quát, đầu tư công được hiểu là đầu tư từ
nguồn vốn của Nhà nước vào các lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, không
nhằm mục đích kinh doanh (Nguyễn Xuân Tự, 2010). Tương tự, theo Đỗ
Thiên Anh Tuấn (2015), đầu tư công là việc sử dụng các nguồn vốn Nhà
nước để đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu của các chương trình, dự án
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đầu tư công thường tập trung vào các
lĩnh vực, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng như: cầu đường, giao thông,
thông tin và công nghệ thông tin; hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học;
đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo (bao gồm trường
học và giáo viên); khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực công nghệ
xanh và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, phát triển bền vững.
Theo Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài (2009), căn cứ theo tính
chất kinh tế, đầu tư công là một phần của chi tiêu công, là nhóm chi gắn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
19

liền với chức năng kinh tế của nhà nước như chi xây dựng các công trình
thuộc kết cấu hạ tầng - xã hội. Năm 2014, Luật Đầu tư công được Quốc
hội thông qua, đưa ra định nghĩa về đầu tư công là hoạt động đầu tư của
nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội.
Như vậy, có thể thấy, có nhiều khái niệm về đầu tư công khác
nhau và cũng có nhiều khác biệt nhất định tùy theo quan điểm của từng
quốc gia. Tuy nhiên, tựu chung lại, một cách khái quát nhất, có thể hiểu
đầu tư công là hoạt động đầu tư của nhà nước vào các chương trình, dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương
trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, chủ yếu đầu tư vào các
lĩnh vực phục vụ lợi ích chung.
2.1.3 Nguồn vốn đầu tư công
Theo Trần Văn (2012), vốn đầu tư là tiền đề cơ bản trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Cũng theo tác giả, về
nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn tài trợ cho đầu tư công không chỉ từ
nguồn ngân sách của chính phủ mà còn của chính quyền địa phương, đầu
tư từ nguồn trái phiếu chính phủ, tín dụng đầu tư qua kênh ngân hàng
phát triển, và kể cả đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, nguồn vốn chủ yếu tài trợ đầu tư vẫn là vốn ngân sách nhà
nước.
Tương tự, Luật Đầu tư công năm 2014 cũng quy định rõ, nguồn
vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư công bao gồm vốn ngân sách nhà
nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu
chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn
vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
20

vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay của ngân sách địa
phương để đầu tư.
Như vậy, nguồn vốn tài trợ đầu tư công được huy động từ các
nguồn chính sau đây:
- Vốn ngân sách nhà nước (NSNN): NSNN là hệ thống quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xã
hội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ nhà nước nhằm thực hiện các chức
năng của Nhà nước. NSNN được hình thành từ các khoản thu thuế, phí
và lệ phí. Trong đó, thuế là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất tại hầu hết
các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị. Khoản thu
này được xây dựng trên cơ sở trao đổi nghĩa vụ giữa công dân với nhà
nước; phí và lệ phí là nguồn thu thường được đề cập đầu tiên trong các
nguồn thu vốn có của NSNN vì nó trực tiếp gắn với chức năng cung cấp
hàng hóa công (Trần Văn, 2012).
- Vốn tín dụng Nhà nước: Nguồn tín dụng ngân hàng là một kênh
huy động vốn quan trọng cho đầu tư công (Trần Văn, 2012). Vốn tín
dụng Nhà nước được hiểu là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong
nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân
danh Chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát
hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật (Luật Đầu tư công
2014).
- Vốn ODA: Nguồn vốn này gồm các khoản viện trợ và cho vay
với các điều kiện ưu đãi, được phân bổ theo công trình, dự án (Trần Văn,
2012). ODA được hiểu là nguồn vốn dành cho các nước đang và kém
phát triển được các cơ quan chính thức và cơ quan thừa hành của chính
phủ hoặc các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ tài trợ.
2.1.4 Đối tượng đầu tư công

Đối tượng của đầu tư công ở hầu hết các nước đều là các chương

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
21

trình mục tiêu, dự án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, xã hội,
môi trường, quốc phòng, an ninh; chương trình mục tiêu, dự án phục vụ
hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội, kể cả việc mua sắm, sửa chữa tài sản cố định
bằng vốn sự nghiệp; các dự án đầu tư của cộng đồng dân cư, tổ chức
chính trị - xã hội - nghề nghiệp được hỗ trợ từ vốn nhà nước; chương
trình mục tiêu, dự án đầu tư công khác theo quyết định của Chính phủ.

Theo đó, đầu tư công ở Việt Nam hiện diện ở hầu khắp các lĩnh vực
của nền kinh tế, từ, giáo dục - đào tạo, y tế đến phát triển cơ sở hạ tầng,
truyền thông. các lĩnh vực đầu tư công bao gồm: (i) Đầu tư các chương
trình, dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; (ii) Đầu tư phục vụ hoạt
động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội ở trong nước và ở nước ngoài; (iii) Đầu tư và hỗ
trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích; (iv) Đầu tư bằng vốn
đầu tư công trong phần Nhà nước tham gia thực hiện các dự án theo hình
thức đối tác công tư (Luật Đầu tư công 2014).

Có thể nói, trong nền kinh tế thị trường, vốn đầu tư của nhà nước
hiện diện ở nhiều lĩnh vực kinh tế và chiếm một vị trí quan trọng, tuy
nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước trong tổng vốn đầu tư xã hội ở hầu
hết các lĩnh vực đều đang có xu hướng giảm.

2.1.5 Đặc điểm của đầu tư công

- Đầu tư công tạo nên hàng hóa công và đầu tư chủ yếu bằng vốn ngân
sách nhà nước.

Hàng hóa công là loại hàng hóa có thể được sử dụng cùng một lúc
bởi một hoặc nhiều người, việc sử dụng của người này hầu như không
gây trở ngại cho những người sử dụng khác và không từ chối bất cứ
người sử dụng nào. Do vậy, phần lớn hàng hóa công do nhà nước cung

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
22

cấp. Sự tham gia của khu vực tư trong việc cung cấp hàng hóa công gặp
nhiều khó khăn bởi khu vực tư phải đối mặt vấn đề hưởng thụ tự do mà
không trả tiền.

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có vai trò chủ yếu trong đầu tư
công để tạo những bước đột phá phát triển đất nước. Mặc dù vậy, trong
nền kinh tế nhiều thành phần, nhà nước cũng nên kêu gọi khu vực tư
nhân tham gia đầu tư và cung cấp hàng hóa công bằng các hình thức
thích hợp (BOT, BTO, BT, PPP,...).

Ngoài ra, thông qua đầu tư/chi tiêu công, nhà nước còn là một
trung tâm tái phân phối thu nhập vì đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao
phúc lợi xã hội giúp nâng cao mức sống dân cư tạo sự ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội.

- Đầu tư công của ngân sách nhà nước là khoản chi tích lũy.
Chi đầu tư công trực tiếp làm gia tăng số lượng và chất lượng tài
sản cố định, gia tăng giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Vấn
đề này thể hiện rõ nét thông qua việc nhà nước tăng cường đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội như: giao thông, thủy lợi, y tế, giáo
dục,… Sự tăng lên về số lượng và chất lượng của hàng hóa công này là
cơ sở và nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân trên các
mặt: phát triển cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực, các vùng kinh tế
trên lãnh thổ quốc gia; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế, thu hút
đầu tư trong nước và nước ngoài và tạo động lực, cú hích cho sự tăng
trưởng.

- Quy mô và cơ cấu chi đầu tư công của ngân sách nhà nước phụ thuộc
vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước trong từng thời
kỳ và mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.
Trong thời kỳ đầu thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, quy mô

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
23

đầu tư công chiếm tỷ lệ khá lớn so với tổng đầu tư xã hội. Do khu vực
kinh tế tư nhân còn yếu, chính sách thu hút vốn đầu tư chưa hoàn thiện
nên đầu tư từ ngân sách nhà nước đã tạo đà cho tiến trình công nghiệp
hóa.

Đi đôi với sự gia tăng quy mô, cơ cấu chi đầu tư cũng rất đa dạng
để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra, như chi hỗ trợ, chi thực hiện chương
trình mục tiêu kinh tế - xã hội,… Quy mô chi đầu tư công của nhà nước
sẽ giảm dần theo mức độ thành công của chiến lược công nghiệp hóa và
mức độ phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khi đó chi đầu tư phát
triển của nhà nước chủ yếu hỗ trợ các chương trình mục tiêu của quốc
gia như an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo nhằm đạt tới sự ổn định
của kinh tế vĩ mô và các khoản chi cho vay chỉ định, chi thực hiện
chương trình mục tiêu kinh tế xã hội sẽ được cắt giảm.

- Chi đầu tư công phải gắn chặt với chi thường xuyên nhằm nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư.
Sự phối hợp không đồng bộ giữa chi đầu tư với chi thường xuyên
sẽ dẫn đến tình trạng thiếu kinh phí để duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở
hạ tầng. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả khai thác và sử dụng tài sản đầu
tư. Sự gắn kết giữa 2 nhóm chi tiêu này sẽ khắc phục tình trạng đầu tư
tràn lan, không tính đến hiệu quả khai thác.

2.1.6 Vai trò của đầu tư công

Vai trò đầu tư công gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước nói chung và vai trò bà đỡ của bàn tay nhà nước nói
riêng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo yêu cầu phát triển
bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Thực tế, vai trò của đầu tư công
được thể hiện rõ ở các điểm như sau:

Đầu tư công góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
24

đại hóa, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Đầu tư công đóng
góp lớn vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,… Trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế toàn cầu thì đầu tư công càng nổi bật vai trò duy trì
động lực tăng trưởng kinh tế thông qua các gói kích cầu của Chính phủ.

Đầu tư công góp phần định hình và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
xã hội quốc gia.

Đầu tư công làm gia tăng tổng cầu của xã hội. Đầu tư công chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Khi tổng cung
chưa thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản
lượng cân bằng và giá cân bằng cũng tăng.

Đầu tư công làm gia tăng tổng cung và năng lực kinh tế. Đầu tư
công làm tăng năng lực sản xuất làm tổng cung tăng và sản lượng tăng,
giá giảm xuống cho phép tiêu dùng tăng. Tăng tiêu dùng lại kích thích
sản xuất phát triển và làm kinh tế - xã hội phát triển.

Đầu tư công có vai trò như là khoản “Đầu tư mồi”, tạo cú huých
và duy trì động lực tăng trưởng. Đầu tư công định vị và củng cố nền kinh
tế trong mối quan hệ của khu vực và quốc tế. Tạo niềm tin và động lực
cho các nguồn đầu tư khác vào trong nước góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư công góp phần giải quyết việc làm, giảm thiểu tỷ lệ thất
nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho toàn xã hội.

2.1.7 Hiệu quả đầu tư công

Với nguồn lực có hạn, không chỉ quan tâm đến số lượng, việc
đánh giá hiệu quả chi tiêu công nói chung và đầu tư công nói riêng là
điều cần thiết, tạo cơ sở để điều chỉnh quy mô và cơ cấu chi tiêu công,
đầu tư công hợp lý, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế.
Theo Sử Đình Thành & Bùi Thị Mai Hoài (2009), để đánh giá chi tiêu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
25

công, đầu tư công cần phân tích trên hai khía cạnh là định tính và hiệu
quả. Trong đó, mặt định tính là lựa chọn những loại hàng hóa công mà
chính phủ nên cung cấp cho xã hội và mặt định lượng là xem xét chi phí
bỏ ra để cung cấp hàng hóa công và lợi ích mà hàng hóa công mang lại.

Theo đó, xét về hiệu quả kinh tế, vốn đầu tư công nói riêng và
hiệu quả đầu tư nói chung biểu hiện mối tương quan so sánh giữa các lợi
ích thu được với khối lượng vốn đầu tư đã bỏ ra nhằm thu được các lợi
ích đó.

Với cùng mức vốn bỏ ra, khoản đầu tư nào đem lại lợi ích lớn hơn
thì hiệu quả lớn hơn và ngược lại, với cùng lợi ích thu được thì khoản
đầu tư nào được thực hiện với số vốn thấp hơn thì có hiệu quả cao hơn.

- Hiệu quả tổng thể: là hiệu quả được xem xét trên phạm vi một
ngành, một địa phương hay trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

- Hiệu quả tài chính của các dự án: là hiệu quả được xem xét cho
từng dự án đầu tư.

Chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nói chung và vốn đầu
tư công nói riêng phổ biến hiện nay là chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu
tư (Incremental Capital - Output Ratio – ICOR). Theo Tổng Cục Thống
Kê, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) là chỉ tiêu xác định hiệu
quả quan trọng cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng 1 đồng
GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Do vậy ICOR còn được sử dụng
để xác định nhu cầu vốn đầu tư.

ICOR = V/Δ GDP

Trong đó: Δ GDP là phần GDP tăng thêm trong một thời gian nhất
định (tối thiểu cũng phải một năm) do đầu tư mới tạo ra. V là tổng vốn
đầu tư mới đã thực hiện trong thời gian đó. Từ công thức trên, nếu cố

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
26

định chỉ số ICOR, Δ GDP sẽ tỷ lệ thuận với tổng mức đầu tư mới, tức là
đầu tư càng nhiều thì phần GDP tăng thêm có khả năng càng lớn. ICOR
tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng kinh tế, với cùng tỷ lệ đầu tư trong
GDP, nước nào có hệ số ICOR thấp hơn sẽ đạt mức tăng trưởng cao hơn
và ngược lại. Như vậy, hệ số ICOR càng thấp thì hiệu quả đầu tư càng
cao.

Trên thực tế, tính toán ICOR cho một thời gian dài sẽ chính xác
hơn là tính ICOR cho một giai đoạn ngắn, bởi vì trong thời gian ngắn thì
có một lượng đầu tư mới chưa phát huy tác dụng, tức là tác động của đầu
tư tới tăng trưởng có một độ trễ nhất định.

2.2 Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế
2.2.1 Khung phân tích

Đầu tư công có vai trò định hướng phát triển chung của đất nước.
Có thể thấy, đầu tư công có vai trò quan trọng, tác động đến nhiều biến
số vĩ mô khác nhau như nợ công, đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế
(Aschauer, 1989; Arai, 2011; Agénor, 2012). Ở nghiên cứu này, luận án
tập trung vào tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Lược
khảo lý thuyết cho thấy, quan điểm về vai trò của đầu tư công đối với
tăng trưởng kinh tế vẫn còn nhiều tranh luận.

Quan niệm của nhà kinh tế ủng hộ thị trường tự do cho rằng nhà
nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn
lực như vốn và lao động,... mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện
tốt hơn vai trò này. Trường phái này khẳng định một trong các ưu điểm
kinh tế thị trường đó là sự phân bổ nguồn lực một cách tự động hay qua
"Bàn tay vô hình" của thị trường. Vai trò nhà nước trong trường hợp này
chỉ nên dừng lại ở mức là cung cấp các hàng hóa công cần thiết cho nền
kinh tế phát triển như cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội mà

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
27

nếu để thị trường tự thân vận động thì không thể đáp ứng được (Nguyễn
Thị Cành, 2008). Qua đó, quan điểm này ủng hội chính phủ không nên
can thiệp vào thị trường bằng thuế, chi tiêu công hay đầu tư công.

Tuy nhiên, một số nhà kinh tế khác ủng hộ nhà nước cần can thiệp
vào thị trường thông qua các chính sách như thuế, chi tiêu công và đầu
tư công. Quan niệm của trường phái ủng hộ sự can thiệp của nhà nước là
do sự không hoàn hảo của thị trường (đặc biệt là thị trường của một số
quốc gia đang phát triển) nên sự tự thân vận động của thị trường sẽ
không mang lại kết quả tối ưu thông tin không hoàn hảo có thể sẽ dẫn
đến sản xuất và đầu tư quá mức. Các nhà kinh tế học theo trường phái
Keynes cho rằng bản thân nền kinh tế không thể tạo được đầy đủ việc
làm, cần thiết phải có sự tác động của chính sách tài khóa và chính sách
tiền tệ đến tổng cầu.

Hơn nữa, các nghiên cứu chỉ ra các nước đang phát triển thường
có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu nên nếu để tự thân thị trường vận
động thì không thể tạo ra sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ được.
Chuyển dịch cơ cấu là nội dung cơ bản của tiến trình công nghiệp hóa và
nhà nước cần phải tạo ra sự khởi động ban đầu để hình thành nên các
ngành công nghiệp. Sự can thiệp của nhà nước, nhất là trong việc phân
bổ các nguồn lực cho công nghiệp là rất cần thiết. Sở dĩ cần phát triển
công nghiệp bởi vì đây là khu vực có thể tăng năng suất lao động nhanh
nhất, do hấp thụ nhanh nhất các thành tựu của khoa học kỹ thuật; sản
xuất công nghiệp không bị ràng buộc và giới hạn bởi các điều kiện tự
nhiên như sản xuất nông nghiệp; sản phẩm công nghiệp có độ co giãn
cầu theo thu nhập cao hơn sản phẩm nông nghiệp,... Ngoài ra, khi công
nghiệp phát triển sẽ kéo theo nông nghiệp phát triển vì công nghiệp sẽ
cung cấp máy móc, thiết bị, tiến bộ kỹ thuật,... cho nông nghiệp qua đó

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
28

làm tăng năng suất trong nông nghiệp. Công nghiệp phát triển sẽ là cơ sở
để đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ. Tự thân vận động của thị
trường trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu không thể tạo ra sự phát
triển công nghiệp cần thiết, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay
gắt như ngày nay. Do đó, sự can thiệp của nhà nước là hết sức cần thiết.

Dù là các quan điểm khác nhau về đầu tư và tăng trưởng cùng với
mức độ can thiệp khác nhau của Nhà nước, nhưng đa số các quan điểm
đều cho rằng vai trò nhà nước là cung cấp các hàng hóa công cần thiết
cho nền kinh tế phát triển như cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã
hội. Hay nói cách khác, chính phủ phải tăng cường đầu tư công vào cơ
sở hạ tầng để thúc đẩy thu hút đầu tư của tư nhân vào các ngành sản xuất
(Nguyễn Thị Cành, 2008). Theo Fujita & cộng sự (2001), sự cải thiện hạ
tầng giao thông và thông tin liên lạc có tác động tích cực nếu tăng
trưởng. Bởi vì, khi chi phí vận chuyển thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp
tăng, và quá trình tích lũy cao, lao động và các nguồn lực khác sẽ di
chuyển đến những nơi có năng suất lao động cao hơn, tạo nên một sự đột
phá trong tỷ lệ tăng trưởng.

Tuy nhiên, không phải lúc nào đầu tư công hay sự can thiệp của
nhà nước nói chung cũng mang lại tác động tích cực, nhà nước can thiệp
quá mức có thể không hiệu quả và sẽ bóp méo thị trường gây trở ngại
cho tiến trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Cành,
2008).

Như vậy, các nghiên cứu cho thấy rằng có những trường hợp khi
tăng chi tiêu/ đầu tư chính phủ sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng
kinh tế và có những trường hợp khi giảm chi tiêu/đầu tư chính phủ sẽ
thúc đẩy tăng trưởng. Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra có
thể tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa chi tiêu/ đầu tư công và tăng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
29

trưởng kinh tế. Điều này được minh họa bằng đường cong Rahn (Swaby,
2007). Đường cong phản ánh mối quan hệ giữa chi tiêu/ đầu tư chính
phủ và tăng trưởng kinh tế đã được xây dựng bởi nhà kinh tế Richard
Rahn (1986), và được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi khi nghiên cứu
vai trò của chi tiêu/ đầu tư chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế. Đường
cong Rahn hàm ý tăng trưởng sẽ đạt tối đa khi chi tiêu/ đầu tư chính phủ
là vừa phải và được phân bổ hết cho những hàng hóa công cộng cơ bản
như cơ sở hạ tầng, bảo vệ luật pháp và quyền sở hữu. Tuy nhiên, chi tiêu/
đầu tư chính phủ sẽ có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế khi
nó vượt quá mức giới hạn này.

Tương tự, với giả định chi tiêu chính phủ phải được tài trợ bằng
thuế và chính phủ luôn thực hiện cán cân ngân sách cân bằng, một mặt,
mô hình của Barro (1990) phản ánh hiệu ứng tiêu cực của thuế hay chi
tiêu chính phủ đến tăng trưởng kinh tế. Việc tăng thuế sẽ làm giảm sản
phẩm biên sau thuế của tư bản, và do vậy làm giảm tốc độ tích luỹ tư bản
và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, việc tăng thuế này
cũng đồng nghĩa với tăng chi tiêu chính phủ cho các hàng hóa và dịch vụ
công cộng như cầu cống, đường sá, hệ thống luật pháp,… Những hàng
hóa và dịch vụ công cộng này làm tăng sản phẩm biên và sản lượng của
khu vực tư nhân như thể hiện trong hàm sản xuất. Như vậy, mô hình
cũng phản ánh hiệu ứng tích cực này của hàng hóa và dịch vụ công cộng
đối với tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh đó, có những lập luận cho rằng chi tiêu/đầu tư chính phủ
có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu ứng thúc
đẩy hay chèn lấn đầu tư tư nhân. Một mặt, đầu tư công có thể dẫn đến sự
gia tăng việc làm cho nền kinh tế. Đầu tư công trong phát triển cơ sở hạ
tầng có thể khuyến khích đầu tư của khu vực tư. Tuy nhiên, đầu tư công

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
30

cũng có thể tạo ra hiệu ứng chèn lấn đầu tư khu vực tư và sẽ có tác động
tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế (Swaby, 2007).

Như vậy, có khá nhiều những quan điểm khác nhau về tác động
của đầu tư công đối với quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một mặt,
một số nhà kinh tế cho rằng chính sách tài khóa nên được giữ ở mức tối
thiểu đúng mức tiềm năng bởi vì nó sẽ tạo ra sự không hiệu quả trong
việc sử dụng các nguồn lực và có thể có tác động tiêu cực đến nền kinh
tế. Mặc khác, một số lập luận lại chỉ ra sự cần thiết của đầu tư công trong
việc cung cấp cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế,… từ đó khuyến khích sự phát
triển của khu vực tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một số lập luận chỉ
ra tác động phi tuyến của của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Chính
vì vai trò của đầu tư công đối với tăng trưởng kinh tế còn nhiều tranh
luận, luận án hướng đến cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về
tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tại một vùng/ địa
phương cụ thể.

2.2.2 Mô hình lý thuyết

Như đã trình bày, bên cạnh phân tích thực trạng bằng phương
pháp thống kê mô tả, luận án hướng đến tìm kiếm những bằng chứng
thực nghiệm về tác động của chi tiêu công, đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001-2014.

Các mô hình tăng trưởng tân cổ điển như Solow (1956) và Swan
(1956) ban đầu chưa xem xét vai trò của chính phủ nên chưa thể trực tiếp
phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng
của các biến ngoại sinh như dân số hay tiến bộ công nghệ quyết định tốc
độ tăng trưởng trong dài hạn. Tuy nhiên, dựa vào mô hình tân cổ điển,
nhiều nhà kinh tế mở rộng theo nhiều hướng khác nhau, xem xét vai trò
của chính phủ trong mô hình tăng trưởng. Các nghiên cứu thực nghiệm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
31

thường dựa trên các mô hình nghiên cứu điển hình, như mô hình nghiên
cứu của Barro (1990) khi xem xét vai trò của chi tiêu công tác động như
thế nào đến tăng trưởng kinh tế hay Devarajan & cộng sự (1996) khi
kiểm định tác động của từng thành phần chi tiêu công (chi thường xuyên
và đầu tư công) đến tăng trưởng kinh tế (Phạm Thế Anh , 2008).

Nhiều mô hình phát triển từ các mô hình lý thuyết điển hình này
luận giải về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
một trong những hạn chế của những mô hình này là không xem xét đến
vai trò của vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, theo Le & Suruga
(2005), nhiều nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Theo đó, Le & Suruga (2005) mở rộng
mô hình lý thuyết của Tsoukis & Miller (2003) nhằm lý giải tác động
của cụ thể của từng đầu tư công, cùng với chi thường xuyên và vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến tăng trưởng kinh tế. Có thể nói, mô
hình lý thuyết của Le & Suruga (2005) đã lý giải được tác động của đầu
tư công, chi thường xuyên (chi tiêu chính phủ không dùng để đầu tư),
thuế suất và vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế.

Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình bao
gồm đầu tư công, chi thường xuyên, thuế suất và FDI. Theo Le & Suruga
(2005), tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế thông qua quá trình
thay đổi công nghệ và do đó, năng suất các yếu tố tổng hợp trong mô
hình được xem là hàm số của FDI.

Mô hình của Le & Suruga (2005) giả định chính phủ luôn cố gắng
tối đa hóa hiệu dụng nên có dạng hàm lợi ích CES (Constant Elasticity of
Substitution):

U = ∫0 (C1−θ − 1)/(1 − θ)e−ρt dt (1)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
32

Hàm sản xuất có dạng như sau:

Y= AK1−ϕ (P α H1−α )ϕ , A= ƒ ( F ) > 0 0 < ϕ,α < 1 (2)

Trong đó, Y là tổng kết quả đầu ra, K và P lần lượt là vốn đầu tư
tư nhân và vốn đầu tư chính phủ; H là vốn dòng chi tiêu chính phủ không
dùng để đầu tư và F là vốn FDI. A là năng suất các yếu tố tổng hợp. Giả
định chính phủ luôn thực hiện cân bằng ngân sách bằng cách đánh thuế
lên cách công ty.

Theo quy trình biến đổi tương tự Tsoukis & Miller (2003), tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế dài hạn có dạng như sau:
(1−α)ϕ
1 1⁄
1−ϕ x αϕ(1−ϕ) H ⁄1−ϕ
y̅ = (1 − τ)(1 − ϕ)A (y̅) (Y) − ρ (3)
θ

Với τ là thuế suất, h và x lần lượt là tỷ lệ chi tiêu chính phủ không
dùng để đầu tư và vốn đầu tư công trên giá trị đầu ra .

Như vậy, mối quan hệ giữa các nhân tố có dạng như sau:

y̅ = f(τ,A,x,h) (4)

Có thể thấy, mô hình của Le & Suruga (2005) đã lý giải được tác
động của đầu tư công, chi thường xuyên (chi tiêu chính phủ không dùng
để đầu tư), thuế suất và vốn FDI đến tăng trưởng kinh tế. Do đó, trong
kiểm định thực nghiệm, luận án nghiên cứu đầu tư công, chi thường
xuyên và FDI là các biến giải thích chính. Tương tự nghiên cứu của Le
& Suruga (2005), luận án cũng bỏ qua tác động của thuế suất. Điều này
là phù hợp với trường hợp nghiên cứu tại các tỉnh thành ở Việt Nam khi
mà chính phủ áp dụng mức thuế suất thống nhất cho tất cả tỉnh thành ở
Việt Nam.

2.3 Quản lý đầu tư công

Trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia đang phát triển, đầu tư công

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
33

luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng ngân sách. Vì vậy, bên cạnh xem xét
thực trạng của đầu tư công và vai trò của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư công rất cần được
quan tâm xem xét.

Có thể nói, mở rộng quy mô đầu tư công tại các nước thu nhập
thấp, đặc biệt đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội là hết sức cần
thiết để phát triển quốc gia. Tuy nhiên, sự yếu kém trong quản lý đầu tư
công thường là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả đầu tư toàn xã
hội đạt thấp (Vũ Thành Tự Anh, 2015).

Hiệu quả thấp của đầu tư công bắt nguồn từ lựa chọn dự án và
thực thi không tốt do thông tin giới hạn dẫn đến lãng phí; trì hoãn trong
thiết kế và hoàn thành làm phát sinh thêm chi phí dẫn đến thay đổi lợi
ích dự án; tham nhũng trong thực hiện đầu tư làm thất thóat nguồn lực;
dự án đầu tư dở dang, không đồng bộ; dự án hoạt động dưới công suất
hoặc thiếu kinh phí hoạt động và không có chi phí duy tu bảo dưỡng làm
cho lợi ích của dự án không đạt được mức kỳ vọng. Đầu tư khu vực tư
nhân kém hiệu quả do những đầu vào công cộng như hạ tầng giao thông,
năng lượng, cấp nước, viễn thông,… không đầy đủ hoặc chất lượng thấp.

Mặc dù có những khác biệt trong quy trình quản lý đầu tư công ở
các quốc gia, Theo Vũ Thành Tự Anh (2015), quản lý đầu tư công là một
hệ thống tổng thể, bắt đầu từ việc hình thành những định hướng lớn
trong chính sách đầu tư công cho đến việc thẩm định, lựa chọn, lập ngân
sách, thực thi, và đánh giá các dự án đầu tư cụ thể, với mục đích là đảm
bảo hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công, qua đó đạt được mục tiêu tăng
trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.

Anand Rajaram & cộng sự (2010) cung cấp một cách tiếp cận thực
tế và khách quan đẻ đánh giá hệ thống quản lý đầu tư công. Các tác giả

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
34

mô tả những yêu cầu phải có của một hệ thống quản lý đầu tư công tốt
trong tất cả các giai đoạn của chu trình dự án bao gồm: (1) Định hướng
đầu tư, phát triển dự án và sàng lọc dự án (investment guidance, project
development, and preliminary screening) (2) Thẩm định dự án (formal
project appraisal); (3) Thẩm định độc lập (independent review of
appraisal); (4) Lựa chọn và ngân sách thực hiện project selection and
budgeting; (5) Quá trình thực hiện (project implementation); (6) Điều
chỉnh dự án (project adjustment); (7) Quá trình vận hành (facility
operation) ; và (8) Đánh giá dự án (project evaluation). Tương tự, Dabla
& Norris (2012) chỉ ra 4 khía cạnh chính của quản lý đầu tư công là (1)
Định hướng chiến lược đầu tư và thẩm định dự án (Strategic Guidance
and Project Appraisal); (2) Lựa chọn dự án và ngân sách tài trợ (Project
selection and budgeting); (3) Thực thi dự án (Project implication); (4)
đánh giá và kiểm tra (Project evaluation and Audit). Theo đó, những nỗ
lực quốc gia trong việc quản lý đầu tư công đóng vai trò quan trọng
trong việc gia tăng hiệu quả của đầu tư công, từ đó thúc đẩy sự phát triển
của khu vực tư và tăng trưởng kinh tế. Một cách khái quát nhất, nó bao
gồm định hướng đầu tư, năng lực thẩm định và lựa chọn dự án, cơ chế
phù hợp để thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá đầu tư dự án công.

2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan


2.4.1 Trên thế giới

Lược khảo các nghiên cứu trước cho thấy, các nghiên cứu về tác
động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế được phát triển theo nhiều
hướng. Các nghiên cứu thường xem xét tác động của đầu tư công
(Pereira, 2000, 2001; Dessus & Herrera, 2000; Bose & cộng sự, 2003;
Le & Suruga, 2005; Arslanalp & cộng sự, 2010) đến tăng trưởng kinh tế
hoặc xem xét tác động đầu tư công trong một lĩnh vực cụ thể đến tăng
trưởng kinh tế, thường là đầu tư công trong phát triển cơ sở hạ tầng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
35

(Aschauer, 1998; Pereira, 2001; Ramirez, 2004), năng lượng (Lee &
Chang, 2005; Hye & Riaz, 2008) hay nông nghiệp (Mishra & Chand,
1995; Mogues & cộng sự, 2012).

Các kết quả kiểm định về tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế vẫn chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận (IMF, 2005;
Arslanalp & cộng sự, 2010). Đa số nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực
của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên tác động tích cực này
là khác biệt, tùy thuộc vào từng trường hợp nghiên cứu (Aschauer, 1989;
Pereira 2000, 2001; Dessus & Herrera, 2000; Bose & cộng sự, 2003;
Haque, 2004; Romp & de Haan, 2005; Gupta & cộng sự, 2005; World
Bank, 2007, Arslanalp & cộng sự, 2010).

Nghiên cứu của Aschauer (1989), với dữ liệu nghiên cứu ở Mỹ, chỉ
ra, về tổng thể, đầu tư công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, với một mức lợi nhuận cho trước, tăng một giá trị trong vốn
đầu tư công sẽ làm giảm một giá trị trong vốn tư nhân. Mặc dù vậy, vốn
đầu tư công lại làm tăng năng suất biên của vốn tư nhân, từ đó tạo hiệu
ứng tích cực đến đầu tư tư nhân.

Các nghiên cứu của Pereira (2000, 2001) nghiên cứu tác động của
đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong các giai đoạn giai
đoạn 1956-1997. Bằng mô hìnhVAR, nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực
của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Trong đó, đầu tư công vào hạ
tầng cở sở có tác động mạnh nhất. Tuy nhiên, nghiên cửa Pereira (2000)
chỉ ra tác động chèn lấn của đầu tư công đến đầu tư tư nhân.

Xem xét hai nhóm nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình,
nghiên cứu của Dessus & Herrera (2000), Bose & cộng sự (2003) và
Haque (2004) chỉ ra tác động tích cực của đầu tư công ở cả hai nhóm
nước.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
36

Arslanalp & cộng sự (2010) xem xét tác động của đầu tư công đến
tăng trưởng kinh tế ở cả hai mẫu nghiên cứu là 48 quốc gia OECD và các
quốc gia không phải thành viên OECD giai đoạn 1960-2001. Kết quả
kiểm định cho thấy tác động tích cực của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế ở cả hai mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, tác động tích cực của đầu tư
công có sự khác biệt ở hai nhóm nước. Cụ thể, ở những quốc gia OECD,
đầu tư công tác động mạnh hơn đến tăng trưởng trong ngắn hạn so với
các quốc gia không phải thành viên OECD. Ngược lại, trong dài hạn, tác
động này ở các nước không phải thành viên OECD mạnh hơn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm phát hiện tác động âm
của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế như các nghiên cứu của
Landau (1983), Marlow (1988), Deverajan & cộng sự (1996), Folster &
Henrekson (2001), Ghani & Din , Roache (2007),…

Devarajan & cộng sự (1996) đưa ra bằng chứng thực nghiệm trên
43 nước đang phát triển, nghiên cứu đã chỉ ra rằng tổng chi tiêu công
(tiêu dùng công và đầu tư công) không có tác động đáng kể đến tăng
trưởng kinh tế. Tuy nhiên, các tác giả tìm thấy một hiệu ứng thành phần
quan trọng đối với chi tiêu công: đó là, sự gia tăng trong tiêu dùng công
có một tác động tích cực đáng kể về tăng trưởng kinh tế, trong khi tăng
chi phí đầu tư công có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tăng trưởng kinh
tế. Tác động tiêu cực cũng đúng cả với các thành phần chính của đầu tư
công, bao gồm cả giao thông vận tải và truyền thông.

Ghani & Din (2006) nghiên cứu vai trò của đầu tư công đối với
tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh của nền kinh tế Pakistan. Tác giả sử
dụng mô hình tự hồi quy (VAR) bao gồm bốn biến: đầu tư công (IG),
đầu tư tư nhân (IP), tiêu dùng công (CG) và GDP (Y). Dữ liệu về các
biến này trong điều kiện thực tế cho giai đoạn 1973-2004. Kết quả cho
thấy rằng sự tăng trưởng phần lớn được thúc đẩy bởi đầu tư tư nhân và

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
37

không có bằng chứng thuyết phục có thể được rút ra từ những ảnh hưởng
của đầu tư công và tiêu dùng công đối với tăng trưởng kinh tế.

Roache (2007) sử dụng mô hình VAR với dữ liệu bảng (PVAR)


để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng tại trường hợp
nghiên cứu các quốc gia vùng Đông Caribbean. Nghiên cứu được thực
hiện bằng cách sử dụng GDP thực tế, đầu tư công thực tế và tỷ giá hối
đoái thực tế như các biến nội sinh. Trong đó, nguồn viện trợ cũng như
các biến giả cho các thảm họa tự nhiên và các cuộc bầu cử được coi là
biến ngoại sinh. Kết quả cho thấy rằng đầu tư công chỉ có hiệu lực tạm
thời và ít có ý nghĩa đến sự tăng trưởng trong khu vực. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn cho thấy đầu tư của chính phủ được tài trợ thông qua vốn
vay có tác động đến chứng khóan nợ lớn hơn mức tăng trưởng.

Một số nghiên cứu khác lại cho thấy tác động hỗn hợp của đầu tư
công đến tăng trưởng kinh tế (Pereira & Andraz, 2001; Dar &
AmirKhalkhali, 2002).

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy tồn tại mối quan hệ phi
tuyến giữa quy mô chính phủ và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu này
chỉ ra tác động của chi tiêu/ đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế là khác
nhau ở từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào quy mô tối ưu của chi tiêu
công và tồn tại giá trị ngưỡng chi tiêu công như nghiên cứu của Chen &
Lee (2005); Abounoori & Nademi (2010); Odarawa (2010); Herath
(2012); Altunc & Aydin (2013),...

Chen & Lee (2005) triển khai mô hình hồi quy ngưỡng với dữ liệu
quý ở Đài Loan giai đoạn 1979 - 2003 và tìm thấy ngưỡng tổng chi tiêu
công, chi đầu tư và chi thường xuyên lần lượt là 22,8%, 7,3%, 15 % so
với GDP.

Tương tự, Abounoori & Nademi (2010) áp dụng mô hình của Ram

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
38

(1986) và triển khai phương pháp Bootstrap của Hansen với dữ liệu hàng
năm của Iran từ 1959 – 2005. Kết quả là phát hiện hiệu ứng ngưỡng chi
tiêu công lên nền kinh tế của Iran lần lượt là: chi tiêu công tổng thể: 34%
GDP, chi thường xuyên: 23,6% và đầu tư công: 8% GDP.

Trên cơ sở ứng dụng mô hình của Ram (1986) và Chen & Lee
(2005), bằng việc sử dụng dữ liệu quý của Mỹ và 04 nước khối OECD
(Canada, Anh, Nhật, Úc), Odawara (2010) kết luận tồn tại mối quan hệ
phi tuyến giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế, ủng hộ khái niệm quy
mô chi tiêu/ đầu tư công tối ưu.

Herath (2012) cũng tìm thấy ngưỡng chi tiêu công cho trường hợp
của Srilanka giai đoạn 1959-2003 là 27% GDP. Bài nghiên cứu cũng chỉ
ra rằng đường cong Armey không chỉ đúng cho trường hợp các nước
phát triển mà còn đúng ở các nước đang phát triển.

Sử dụng dữ liệu của ba quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và Rumani,
Altunc & Aydin (2013) ứng dụng phương pháp ARDL bound testing của
Paseran và cộng sự (2001) nhằm kiểm định mối quan hệ phi tuyến giữa
chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế, phát hiện ngưỡng chi tiêu công tối
ưu ở Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari và Rumani lần lượt là 25%, 22%, 20% GDP.

Về cơ chế quản lý đầu tư công, Anand Rajaram và cộng sự (năm


2010) cung cấp một cách tiếp cận thực tế và khách quan để đánh giá hệ
thống quản lý đầu tư công. Các tác giả mô tả những yêu cầu phải có của
một hệ thống quản lý đầu tư công tốt trong tất cả các giai đoạn của chu
trình dự án bao gồm: chỉ dẫn đầu tư và sàng lọc sơ bộ, thẩm định dự án,
thẩm định độc lập, lựa chọn dự án và ngân sách, thực hiện dự án, điều
chỉnh dự án, vận hành và đánh giá. Đồng thời, nghiên cứu cũng gợi ý
những câu hỏi chẩn đoán để ước lượng hiệu quả đầu tư công.

Era Dabla-Norris & cộng sự (2011) xây dựng chỉ số hỗn hợp để

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
39

đánh giá hiệu quả của đầu tư công trong tất cả các giai đoạn của chu
trình đầu tư bao gồm: chỉ dẫn mục tiêu và thẩm định dự án; lựa chọn dự
án và ngân sách; thực hiện và quản lý dự án; đánh giá và kiểm toán thay
cho phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công dựa trên những chỉ tiêu
vật chất như: tỷ lệ phần trăm đường trong điều kiện tốt, tỷ lệ thất thóat
điện năng,… Các tác giả xây dựng 17 chỉ tiêu để đánh giá các chỉ số
thành phần trong các giai đoạn của chu trình dự án, bao gồm: chỉ dẫn
mục tiêu đầu tư và thẩm định dự án; lựa chọn dự án và ngân sách; thực
hiện dự án; đánh giá và kiểm toán. Phương pháp cho điểm với thang
điểm từ 0 đến 4 đã được sử dụng, với điểm càng cao thì thực hành quản
lý đầu tư công càng tốt, điểm số của từng chỉ số thành phần và chỉ số hỗn
hợp được tính toán bằng 2 phương pháp: bình quân giản đơn và bình
quân có trọng số. Cả hai phương pháp đều cho kết quả gần tương đương
nhau.

2.4.2 Việt Nam

Từ số liệu bảng cho 34 tỉnh thành của Việt Nam trong giai đoạn
2000 - 2005 cùng với phương pháp tiếp cận tham số (dựa trên hàm sản
xuất ngẫu nhiên) và phương pháp tiếp cận phi tham số (dựa trên DEA),
Nguyễn Khắc Minh (2008) đã chỉ ra sự chưa hiệu quả trong chi tiêu
công, tồn tại trong cả chi tiêu thường xuyên và đầu tư công.

Cũng nhằm mục đích xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu chi ngân
sách và tăng trưởng kinh tế, Phạm Thế Anh (2008) đã dùng số liệu thu
thập được từ 61 tỉnh thành ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005. Tác
giả chia đầu tư công và thường xuyên thành 5 ngành khác nhau, kết quả
nghiên cứu cho thấy hiệu ứng tích cực hơn của các khoản chi đầu tư so
với chi thường xuyên trong một số ngành và ngược lại chi thường xuyên
có tác động tích cực hơn đối với chi đầu tư trong một số ngành khác.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
40

Nguyễn Phi Lân (2009) dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội
sinh và lý thuyết tài khóa, mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và phân cấp quản lý tài khóa, đã tìm ra mối quan hệ giữa phân cấp tài
khóa và tăng trưởng kinh tế tại địa phương của 64 tỉnh thành phố của Việt
Nam trong hai giai đoạn riêng biệt 1997 - 2001 và 2002 - 2007. Và kết
luận rằng trong giai đoạn 1997 - 2001, biến phân cấp quản lý chi thường
xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản tác động tiêu cực đến tăng trưởng
kinh tế địa phương với mức ý nghĩa thống kê là 1%. Còn giai đoạn 2002 -
2007, phân cấp chi đầu tư có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế địa
phương, còn chi thường xuyên thì có tác động ngược lại.

Trong bài nghiên cứu của mình, với dữ liệu chuỗi thời gian, Sử
Đình Thành (2013) đã triển khai mô hình lý thuyết hai khu vực của Ram
(1986), Chen & Lee (2005) và được mở rộng bởi Odawara (2010) nhằm
phát hiện ngưỡng chi tiêu công tối ưu cho trường hợp Việt Nam giai
đoạn 1989 - 2011. Ngưỡng chi tiêu công tổng thể và chi thường xuyên
tối ưu tại Việt Nam lần lượt là 28% GDP và 19% GDP.

Với số liệu đã thu thập được ở các địa phương ở Việt Nam, dùng
phương pháp ước lượng tham số để tiến hành phân tích hồi quy, Hoàng
Thị Chinh Thon & cộng sự (2010) đã đánh giá, phân tích tác động của
chi tiêu cấp tỉnh và cấp huyện đến tăng trưởng của địa phương. Kết quả
hồi quy được cho thấy nguồn chi cho đầu tư cấp huyện cần được tăng
cường, trong khi chi đầu tư cấp tỉnh nên giảm để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của địa phương.

Về cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công tại Việt Nam, theo Sử
Đình Thành và Bùi Thị Mai Hoài (2008), quy trình phức tạp của đầu tư
công với nhiều quyết định và sự lựa chọn chính sách cùng với sự kém
minh bạch và trách nhiệm giải trình là môi trường thuận lợi cho tham

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
41

nhũng, thất thóat, lãng phí trong đầu tư, mà hậu quả của nó là chất lượng
đầu tư công kém, năng suất thấp. Các tác giả cũng cho rằng, đầu tư công
ở Việt Nam hiện nay thiếu mối liên hệ giữa kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội trung hạn với nguồn lực trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; chỉ chú
trọng đầu tư mới mà thiếu quan tâm đến chi phí hoạt động và duy tu bảo
dưỡng tài sản công; quản lý đầu tư công còn tùy tiện, không tôn trọng kỷ
luật tài khóa và vi phạm nguyên tắc minh bạch trong cân đối ngân sách.

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thắng (2008) cho thấy chất lượng
thẩm định dự án đầu tư công ở Việt Nam hiện nay không đúng chuẩn
mực được quốc tế thừa nhận rộng rãi; chất lượng công trình kém, thiếu
tầm nhìn bao quát xuyên suốt vòng đời dự án nên công trình hỏng hóc,
xuống cấp nhanh; mất cân đối giữa chi đầu tư xây dựng cơ bản với chi
hoạt động và duy tu bảo dưỡng tài sản công; chậm trễ trong thiết kế và
thực thi dự án nên phát sinh thêm chi phí; quy hoạch yếu trên phạm vi
toàn quốc ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư công.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2008), đầu tư công ở nước ta


còn rất nhiều hạn chế, yếu kém. Có thể kể ra một số điểm yếu cơ bản
như sau: tiến độ dự án rất chậm, hiệu quả đầu tư thấp, còn lãng phí, thất
thóat so với dự án đầu tư bằng nguồn vốn khác; tình trạng bố trí vốn dàn
trải, đầu tư thiếu đồng bộ vẫn còn phổ biến; công tác lập quy hoạch, kế
hoạch, công tác chuẩn bị đầu tư, chất lượng lập, thẩm định, phê duyệt dự
án tại nhiều bộ, ngành, địa phương chưa tốt; công tác khảo sát, thiết kế,
lập dự toán của nhiều đơn vị chưa đạt yêu cầu, các dự án phải điều chỉnh
trong quá trình thực hiện có xu hướng tăng lên; vẫn còn nhiều vi phạm
pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ môi trường, an toàn lao
động,… gây bức xúc trong nhân dân.

Dinh Hien Minh & cộng sự (2010) nghiên cứu tăng trưởng kinh tế

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
42

và hiệu quả đầu tư của Việt Nam giai đoạn 1991-2009. Các tác giả sử
dụng hàm sản xuất để đánh giá đóng góp của đầu tư đến tăng trưởng
kinh tế Việt Nam; tính toán hệ số ICOR cho mỗi giai đoạn kế hoạch 5
năm để đánh giá hiệu quả đầu tư. Nhóm tác giả kết luận rằng, nền kinh tế
Việt Nam tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư, các nhân tố công nghệ và
kỹ năng lao động có tác động hạn chế đến tăng trưởng; hiệu quả đầu tư
ngày càng giảm sút, đặc biệt trong khu vực công.

Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010), TFP của
Việt Nam có xu hướng giảm mạnh từ năm 2000, trong đó nhân tố vốn
trở thành nguồn lực chính tạo ra tăng trưởng; tỷ lệ đầu tư so với GDP
cao và ngày càng tăng; hiệu quả đầu tư thấp và ngày càng giảm với hệ
ICOR bình quân khoảng 4,8 giai đoạn 2000-2008 và tăng lên 5,4 giai
đoạn 2006-2008, trong đó đầu tư khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn
nhưng hiệu quả đầu tư thấp, bình quân hệ số ICOR khu vực kinh tế nhà
nước cao gấp rưỡi hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế.

Tóm lại, cho đến hiện tại đã có những nghiên cứu đánh giá tác động
của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế cả ở khía cạnh lý thuyết và thực
nghiệm. Xét về khía cạnh thực nghiệm, nhiều công trình nghiên cứu
trong và ngoài nước đã sử dụng cả dữ liệu dưới dạng bảng lẫn dạng
chuỗi thời gian tổng thể để đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế. .

Hầu hết các kết quả thực nghiệm đã minh chứng sự tồn tại mối
quan hệ giữa đầu tư công và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chiều hướng
tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế có thể âm (-) hoặc
dương (+) hoặc tồn tại tác động phi tuyến tùy theo bộ dữ liệu của nghiên
cứu thực nghiệm. Trong khi đó, cơ chế quản lý đầu tư công có sự khác
biệt giữa các quốc gia. Các nghiên cứu về cơ chế quản lý đầu tư công ở

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
43

Việt Nam cho thấy cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công còn hạn chế
trên nhiều khía cạnh.

2.5 Tham chiếu kinh nghiệm thực tế về đầu tư công ở một số quốc
gia trên thế giới

Về cơ bản, các quốc gia đều hướng đến quản lý đầu tư công để hỗ
trợ tăng năng suất cho khu vực tư nhân và toàn bộ nền kinh tế, có thể
dùng để bù đắp thất bại của thị trường trong một số thị trường đặc biệt.
Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy rằng đầu tư công không
nên là công cụ để duy trì và tăng sức mạnh kinh tế của khu vực doanh
nghiệp nhà nước.

Thực tiễn cho thấy, đầu tư công được xem là nhân tố quan trọng
cho sự tăng trưởng và phát triển của quốc gia, tạo ra nền tảng cơ sở hạ
tầng và xã hội, hỗ trợ hoạt động cho các thành phần kinh tế. Tùy vào
mức độ phát triển và thể chế của mỗi quốc gia, vai trò của đầu tư công và
các chính sách quản lý hình thức đầu tư này có những đặc điểm riêng
biệt, nhưng có một đặc điểm chung là các quốc gia luôn quan tâm quản
lý và sử dụng nguồn vốn đầu tư của nhà nước một cách hiệu quả nhất.
Một số kinh nghiệm quản lý đầu tư công trên thế giới:

Về lĩnh vực đầu tư, một số quốc gia như Canada chú trọng đầu tư
vào đường, cầu và giao thông công cộng, hệ thống nước sạch và chăm
sóc y tế, đầu tư và nâng cấp nhà xã hội, hỗ trợ người mua nhà, giảm thuế
thu nhập cá nhân và thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ các thành phần kinh
tế và cộng đồng dễ ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế như nông nghiệp,
công nghiệp sản xuất. Trong khi đó, Pháp chủ yếu đầu tư vào doanh
nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực bưu chính, năng lượng và đường sắt;
đầu tư cho quốc phòng, các lĩnh vực đầu tư trọng yếu (như phát triển bền
vững và công nghệ sạch, giáo dục chất lượng cao); đầu tư cho hệ thống

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
44

công ích như bệnh viện, nhà trẻ và các tổ chức mang tính cộng đồng
khác; hỗ trợ giải quyết vấn đề lao động, nhà ở, sức khỏe và bảo vệ môi
trường. Đối với Nhật Bản, các loại hàng hóa công cộng được cung cấp
bởi khu vực công (do chính phủ quốc gia, chính quyền địa phương và
các tập đoàn công cộng quản lý) là các loại hàng hóa không giao dịch
được thông qua cơ chế thị trường, đồng thời đầu tư được thực hiện bởi
khu vực công cho các tiện ích như đường xá, cầu cảng,…

Ở khía cạnh xây dựng kế hoạch đầu tư và quy hoạch phát triển,
nhiều quốc gia cũng có cách thực hiện khác nhau, chẳng hạn như ở
Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch
đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư và có Luật riêng về quy hoạch.
Toàn bộ hoạt động đầu tư công được giao cho một đơn vị quản lý và
được xem là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo
thẩm định về các quy hoạch phát triển để trình Chính phủ phê duyệt.
Công tác kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các quy hoạch đã được
duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu
tư (bằng vốn của ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của xã hội). Trung
Quốc rất coi trọng khâu chủ trương đầu tư dự án. Tất cả các dự án đầu tư
công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong
quy hoạch đã được phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (điều chỉnh mục
tiêu đầu tư, quy mô đầu tư dự án, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch
đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy
hoạch đó. Hệ thống ngân sách Hàn Quốc được thực hiện và quản lý tập
trung; trong đó, Bộ Chiến lược và Tài chính giữ vai trò chủ đạo trong
việc lập kế hoạch ngân sách cũng như chuẩn bị và thực hiện các hoạt
động đầu tư công. Thông thường, các quyết định liên quan tới ngân sách
sẽ được đưa ra sau khi có thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền và cơ
quan Bộ có nhu cầu sử dụng vốn.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
45

Từ những năm 80 thế kỷ trước, nhiều quốc gia đang phát triển đã
xây dựng các kế hoạch đầu tư công (PIP). Thời gian đầu, kế hoạch đầu
tư công được thực hiện ở các quốc gia phụ thuộc vào nguồn viện trợ của
Ngân hàng Thế giới (WB) mà ít có ở các quốc gia thu nhập trung bình.
Tuy nhiên gần đây, với sự giúp đỡ của WB và EU, kế hoạch đầu tư công
đã xuất hiện ở nhiều quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi. Tại một
số quốc gia đang phát triển, kế hoạch đầu tư công đơn giản là một danh
sách kêu gọi tài trợ và đầu tư mà ngân sách quốc gia đó khó có thể đáp
ứng. Mục tiêu mà PIP hướng tới là (i) cải thiện hoạt động quản lý kinh
tế, bảo đảm rằng các chiến lược kinh tế vĩ mô được chuyển hóa vào các
chương trình và dự án cụ thể; (ii) cải thiện hoạt động điều phối các
nguồn lực đầu tư, bảo đảm cho các lĩnh vực được ưu tiên đầu tư; (iii)
tăng cường năng lực của Chính phủ trong hoạt động đàm phán với các
nhà đầu tư; (iv) hỗ trợ công tác quản lý tài chính công bằng việc cân đối
(một cách tương đối) các cam kết và nguồn lực trong những giai đoạn
phát triển nhất định; (v) tăng cường năng lực thực thi dự án bằng việc
cung cấp khuôn khổ cần thiết cho các hoạt động chuẩn bị dự án, thực
hiện dự án và giám định đầu tư.

Đối với công tác tổ chức quản lý đầu tư và thẩm định dự án ở mỗi
quốc gia cũng có cách thức điều hành khác nhau. Đối với Trung Quốc,
quản lý đầu tư công được phân quyền theo 4 cấp ngân sách là Trung
ương, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện và thị trấn. Cấp có thẩm quyền
của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự án sử
dụng vốn từ ngân sách của cấp mình. Đối với các dự án đầu tư sử dụng
vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ
quan liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương
đầu tư dự án. Việc thẩm định các dự án đầu tư ở tất cả các bước (chủ
trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
46

kế thi công và tổng dự toán, đấu thầu,…) đều thông qua Hội đồng thẩm
định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà
nước có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của
ngân sách cấp trên. Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan được
giao kế hoạch vốn đầu tư thành lập (Cơ quan quản lý chuyên ngành).
Thành viên Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia có chuyên môn
sâu thuộc lĩnh vực dự án yêu cầu, được lựa chọn theo hình thức rút thăm
từ danh sách các chuyên gia được lập, quản lý ở từng cấp theo từng phân
ngành. Các chuyên gia này được xác định là có trình độ chuyên môn
thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định từng dự án cụ thể. Đồng thời, phân
loại dự án quan trọng quốc gia trên cơ sở các tiêu chí về quy mô tổng
mức đầu tư, quy mô tác động kinh tế - xã hội, môi trường của dự án và
quy mô sử dụng các nguồn tài nguyên, khóan sản của quốc gia.

Ở Nhật Bản, các cơ quan quản lý và điều hành đầu tư công ngoài
Chính phủ và các tập đoàn công cộng, cơ quan chính quyền quận, thành
phố còn có sự tham gia của các tổ chức hợp tác đầu tư giữa nhà nước và
tư nhân. Đối với Hàn Quốc, hệ thống quản lý đầu tư công được giao cho
một cơ quan chịu trách nhiệm đối với các dự án đầu tư công có quy mô
lớn và một số bộ, ngành có trách nhiệm thẩm định, thông qua và quyết
định việc loại bỏ hoặc chuyển sang giai đoạn nghiên cứu khả thi các dự
án, tiếp theo các dự án sẽ được trình ra Quốc hội xem xét, quyết định.

Đối với Vương quốc Anh, các dự án đường bộ trị giá trên 500 triệu
Bảng Anh (tương đương khoảng 16.500 tỷ đồng) cần được Bộ Tài chính
phê duyệt công khai, trong khi mức độ tham gia của Bộ Tài Chính vào
quá trình rà soát thẩm định các dự án giao thông khác còn phụ thuộc vào
quy mô và sự phức tạp của dự án. Ở Ai-len và Vương quốc Anh, các dự
án cơ sở hạ tầng lớn là đối tượng điều trần công khai trước khi kết thúc

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
47

giai đoạn thẩm định. Ở Chi-lê, việc thẩm định dự án được thực hiện bởi
Bộ lập kế hoạch dự án chứ không phải Bộ cấp tiền cho dự án.

Về điều chỉnh dự án và ủy thác đầu tư, một số nước có hệ thống


quản lý đầu tư công tương đối hiệu quả như Chi-lê, Ai-len, Hàn Quốc và
Vương quốc Anh đều áp dụng cơ chế cụ thể để xúc tiến rà soát thực hiện
dự án nếu có sự thay đổi cơ bản về chi phí, tiến độ, và lợi nhuận ước tính
của dự án. Ví dụ ở Hàn Quốc, các dự án tự động được thẩm định lại nếu
chi phí thực tế tăng thêm trên 20%; ở Chi-lê, nếu giá bỏ thầu thấp nhất
cao hơn giá dự toán từ 10% trở lên, dự án đó sẽ bị thẩm định lại. Đối với
ủy thác đầu tư, doanh nghiệp nhà nước không có cơ quan quản lý nhà
nước cấp trên ở Trung Quốc được toàn quyền quyết định về tổ chức,
nhân sự, hành chính và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của
pháp luật. Các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp không trực tiếp quản
lý tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ. Phần tài sản, cổ phần
của nhà nước ở các doanh nghiệp được quản lý theo quy định của pháp
luật do cơ quan quản lý công sản ở các cấp chịu trách nhiệm quản lý theo
quy định của pháp luật. Nói chung, các doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có cổ phần của nhà nước và các doanh nghiệp không có cổ phần
của nhà nước đều có quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau trước
pháp luật và trước các cơ hội sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và
tiếp cận các nguồn lực có thể. Trên cơ sở nền tảng là Nhà nước không
trực tiếp quản lý các tổ chức sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ nên
toàn bộ các khối lượng công việc chính cần thực hiện trong quá trình đầu
tư các dự án của Nhà nước Trung Quốc được thực hiện theo hình thức ủy
thác đầu tư bằng các hợp đồng ủy thác (hợp đồng kinh tế) theo quy định
của pháp luật. Ví dụ việc lập báo cáo khả thi, thẩm định báo cáo khả thi,
đấu thầu chọn nhà thầu,…; thực hiện đầu tư toàn bộ dự án hoặc từng
hạng mục công trình có tính chất độc lập của dự án. Việc lựa chọn các tổ

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
48

chức để ủy thác đầu tư được thực hiện thông qua đấu thầu theo quy định
của Luật Mua sắm Chính phủ, Luật Đấu thầu. Các Trung tâm Mua sắm
Chính phủ tổ chức đấu thầu, chọn ra các nhà thầu để ủy thác đầu tư theo
quy định của pháp luật. Các Trung tâm Mua sắm Chính phủ là các tổ
chức sự nghiệp được hình thành từ tổ chức mua sắm Chính phủ của Bộ
Tài chính và các Sở Tài chính của các tỉnh. Kinh phí hoạt động của các
trung tâm này được trang trải bằng nguồn thu từ tỷ lệ phần trăm giá trị
của các gói thầu do trung tâm đã tổ chức đấu thầu theo quy định của
pháp luật. Trung Quốc có đội ngũ các doanh nghiệp làm dịch vụ tổ chức
đấu thầu mua sắm cho các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp khác với
trình độ khá chuyên nghiệp. Việc áp dụng rộng rãi hình thức ủy thác đầu
tư đã góp phần làm giảm lãng phí, thất thóat trong đầu tư công, nâng cao
hiệu quả đầu tư, chất lượng các công trình đầu tư.

Về giám sát, kiểm tra, đánh giá đầu tư, một số nước tiên tiến như
Vương quốc Anh, Hàn Quốc, Chi-lê, Ai-len, việc kiểm tra, đánh giá
hoàn thành dự án được thực hiện thông qua chính sách hậu kiểm. Ở Chi-
lê và Hàn Quốc, trên thực tế, quan chức giữ vai trò lớn trong việc kiểm
tra tài sản hoàn thành so với kế hoạch dự án. Tại Ai-len và Vương quốc
Anh, đánh giá hoàn thành dự án là đánh giá tác động của dự án đầu tư
dựa trên kết quả đầu ra. Tại bốn quốc gia này, các dự án đầu tư đều phải
được kiểm toán. Riêng Ai-len và Vương quốc Anh, cơ chế rà soát đặc
biệt được thực hiện nhằm phát hiện những nhân tố mang tính hệ thống
ảnh hưởng tới chi phí và chất lượng của dự án. Ở Trung Quốc, việc tổ
chức giám sát các dự án đầu tư công được thực hiện thông qua nhiều
cấp, nhiều vòng giám sát khác nhau. Mục đích giám sát đầu tư của cơ
quan Chính phủ là đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy
định và có hiệu quả. Cơ quan có dự án phải bố trí người thực hiện giám
sát dự án thường xuyên theo quy định của pháp luật. Ủy ban phát triển

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
49

và Cải cách từng cấp chịu trách nhiệm tổ chức giám sát các dự án đầu tư
thuộc phạm vi quản lý của cấp mình, có bộ phận giám sát đầu tư riêng.
Khi cần thiết có thể thành lập tổ đặc nhiệm để thực hiện giám sát trực
tiếp tại nơi thực hiện giám sát trực tiếp tại nơi thực hiện dự án. Ủy ban
Phát triển và Cải cách thành lập và chủ trì các tổ giám sát đầu tư liên
ngành với sự tham gia của các cơ quan tài chính, chống tham nhũng,
quản lý chuyên ngành cùng cấp và các cơ quan, địa phương có liên quan.

Tóm lại, mỗi quốc gia đều không ngừng nghiên cứu hoàn thiện cơ
sở luật pháp, chính sách về sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đáp
ứng yêu cầu quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phù hợp với
hoàn cảnh trong từng giai đoạn phát triển. Kinh nghiệm nước ngoài cho
thấy, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, cần thiết phải có
một văn bản pháp lý đủ mạnh để quản lý quá trình đầu tư công một cách
toàn diện và hiệu quả, vì việc sử dụng vốn Nhà nước, nhất là nguồn vốn
ngân sách chi đầu tư phát triển của Việt Nam chiếm tỷ trọng không nhỏ
trong tổng cân đối ngân sách nhà nước hiện nay.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
50

Tóm tắt Chương 2:

Như vậy, Chương này đã khái quát cơ sở lý thuyết về đầu tư công


và tăng trưởng kinh tế cũng như các vấn đề lý thuyết liên quan đến cơ
chế quản lý đầu tư công.

Có thể thấy rằng, hầu hết các nghiên cứu lý thuyết đều chỉ ra vai
trò quan trọng, thiết yếu của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế. Tuy
nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến
tăng trưởng kinh tế vẫn chưa thống nhất và còn nhiều tranh luận. Một số
nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của đầu tư công đến tăng trưởng kinh
tế. Tuy nhiên, ở những trường hợp khác, một số nghiên cứu lại cho thấy
điều ngược lại. Vì vậy, việc nghiên cứu tác động của đầu tư công đến
tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ở cấp độ vùng (địa phương) là cần thiết.

Như đã trình bày, đầu tư có thể có tác động âm đến đến tăng
trưởng kinh tế. Chính vì vậy, một dòng các nghiên cứu đi vào xem xét
hiệu quả sử dụng vốn của đầu tư công. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá
hiệu quả sử dụng vốn và chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất ở cấp độ
tổng thể là hệ số ICOR của vốn đầu tư công. Lược khảo lý thuyết cũng
cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn ở những quốc gia đang phát triển như
Việt Nam còn rất cao, theo đó, cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công
ở Việt Nam nói chung cũng nhu vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng rất cần được quan tâm xem xét.

Chính vì vậy, chương cơ sở lý thuyết này sẽ là nền tảng để luận án


phân tích thực trạng về đầu tư, khám phá thực nghiệm về tác động của đầu
tư công đến tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu
Long cũng như phân tích và đánh giá cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư
công của Việt Nam nói chung và của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
51

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ


THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ
CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Lược khảo lý thuyết cho thấy, việc nghiên cứu tác động của đầu tư
công đến tăng trưởng kinh tế ở cấp độ một vùng, địa phương cụ thể là
điều cần thiết. Theo đó, mục tiêu của chương này nhằm phân tích thực
trạng và đánh giá thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu các tỉnh, thành vùng ĐBSCL
giai đoạn 2001-2014.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, đầu tư công ở các tỉnh, thành
vùng ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tỷ trọng vốn đầu tư
công trong tổng vốn đầu tư phát triển lớn, cơ cấu đầu tư công chưa hợp
lý, sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả; chưa thúc đẩy được các nguồn
vốn xã hội khác. Phân tích thực trạng đầu tư công ở vùng ĐBSCL này
cũng phù hợp với kết quả kiểm định thực nghiệm về tác động của đầu tư
công đến tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL. Phân tích thực nghiệm
giai đoạn 2001-2014 cho thấy, đầu tư công của vùng ĐBSCL chưa tạo
được tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của vùng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Chương 3 được cấu trúc như sau:
Phần đầu tiên của chương nhằm giới thiệu tổng quan về vùng ĐBSCL,
phần thứ hai phân tích thực trạng về đầu tư công của vùng ĐBSCL, phần
thứ ba hướng đến phân tích thực nghiệm về tác động của đầu tư công
đến tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Kết quả phân tích

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
52

thực trạng và kiểm định thực nghiệm ở chương này sẽ là này sẽ là nền
tảng để luận án đề xuất một số ý tưởng, hàm ý chính sách về đầu tư công
tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL.

3.1 Tổng quan tình hình kinh tế vùng ĐBSCL


3.1.1 Khái lược về vùng ĐBSCL

Theo cách phân vùng hiện nay, ĐBSCL bao gồm toàn bộ không gian
lãnh thổ của 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm: thành phố Cần Thơ
trực thuộc Trung ương, các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm vùng
ĐBSCL hình thành nên “Tứ giác động lực”, bao gồm: Cần Thơ - An
Giang - Kiên Giang và Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ quyết định
thành lập vào tháng 4 - 2009. ĐBSCL có diện tích đất tự nhiên khoảng
3,96 triệu ha, chiếm khoảng 12% diện tích, là địa bàn rộng và đông dân
cư đứng thứ 2 trong tất cả các vùng kinh tế của cả nước (chỉ sau ĐB
sông Hồng). Hàng năm, vùng này đóng góp khoảng 27% vào GDP cả
nước, sản xuất 55% sản lượng lương thực, cung cấp hơn 90% lượng gạo
xuất khẩu; chỉ riêng năm 2010 xuất khẩu 6,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch
hơn 2,7 tỉ USD, góp 70% lượng trái cây, 58% sản lượng thủy sản, riêng
tôm chiếm 80% và đóng góp trên 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của
cả nước. Trong sáu tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất, nhập
khẩu của toàn vùng đạt 8,7 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt 5,9 tỷ USD(
Nguyễn Minh Sang, 2011; Võ Hùng Dũng & cộng sự, 2012; Dương
Minh Anh, 2016).

Dân số của vùng chiếm khoảng 22,7% cả nước, mật độ dân số


trung bình đạt 426 người/km2. Diện tích tự nhiên toàn vùng có trên 4
triệu ha (chiếm 12,25% diện tích của cả nước) trong đó đất nông nghiệp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
53

chiếm 83,96% (tương đương 12,98% diện tích đất nông nghiệp của cả
nước), đất phi nông nghiệp chiếm 15,35%, đất chưa sử dụng chiếm
0,69%. Tài nguyên đất của vùng khá phong phú gồm 9 nhóm đất với 26
loại đất, trong đó ba nhóm đất chính chiếm diện tích lớn nhất là đất phèn
chiếm 34,04%, đất mặn chiếm 19,24%, đất phù sa chiếm 18,21%, các
loại đất còn lại diện tích nhỏ và phân bố rải rác. Bờ biển trải dài trên 700
km với vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2 (Võ Hùng
Dũng & cộng sự, 2012).

Là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Đông Nam Á
và thế giới, ĐBSCL là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn
nhất của cả nước, có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương
thực và xuất khẩu gạo của quốc gia. Với chiều dài bờ biển trên 700 km
và 345 km đường biên giới đất liền; vùng có vị trí địa lý, điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy
hải sản, khai thác nguồn tài nguyên phong phú dưới lòng biển; phát triển
thương mại, dịch vụ, giao lưu với các vùng trong nước, các nước trong
khu vực và quốc tế; một vị thế quan trọng về quốc phòng và an ninh ở
phía Nam của Tổ quốc. Tiềm năng và thế mạnh của ĐBSCL trong giai
đoạn hiện nay và lâu dài vẫn là nông nghiệp và nguồn nhân lực dồi dào
(Nguyễn Minh Sang, 2011).

Hình 1: Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
54

3.1.2 Tình hình kinh tế vùng ĐBSCL


 Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Trong những năm qua, vùng ĐBSCL đã có sự phát triển. Vùng


ĐBSCL là vùng châu thổ lớn và phì nhiêu bậc nhất không chỉ ở Việt Nam
mà cả vùng Đông Nam Á, hàng năm đóng góp khoảng 15%-17% GDP
của cả nước. Có thể thấy, vùng ĐBSCL có vị trí đặc biệt quan trọng trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; trong đó vùng kinh tế
trọng điểm bao gồm thành phố Cần Thơ và ba tỉnh An Giang, Kiên Giang,
Cà Mau - là vùng kinh tế trọng điểm tuy mới được thành lập nhưng có
xuất phát điểm ở mức khá cao so với cả nước. Vùng ĐBSCL đã phát triển
khá toàn diện, đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển chung của cả
nước, trong đó có một số thành tựu nổi bật như sau:

Duy trì tốc độ tăng trưởng cao liên tục so với bình quân chung của
cả nước. Trong thời gian từ 2000 đến 2014, vùng ĐBSCL được đầu tư
nhiều nguồn lực từ Trung ương; nhiều cơ chế chính sách đúng đắn đã tạo

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
55

điều kiện sản xuất phát triển, đặc biệt là các ngành sản xuất gắn với tiềm
năng thế mạnh của vùng. Kinh tế của vùng tăng trưởng khá cao và liên
tục, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của cả nước.

Biểu Đồ 1: GDP các tỉnh, thành vùng ĐBSCL, giai đoạn 2000-2014
100.000
Long An
90.000
Tiền Giang
80.000
Bến Tre
70.000
Vĩnh Long
60.000 An Giang
tỷ đồng

50.000 Kiên Giang


40.000 Cần Thơ

30.000 Trà Vinh

20.000 Đồng Tháp


Bạc Liêu
10.000
Sóc Trăng
000
Cà mau
2001
2000

2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn: Tổng cục thống kê các năm; Niên giám thống kê các tỉnh thành
các năm.

GDP của toàn vùng ĐBSCL năm 2014 đạt khoảng 677,037.27 tỷ
đồng, tăng quân hàng năm 13,01%. Biểu đồ 1 cho thấy, GDP hầu hết các
tỉnh, thành vùng ĐBSCL đều tăng nhanh qua các năm. Nếu như năm
2000, GDP toàn vùng chỉ đạt khoảng 71,557.16 tỷ đồng thì năm 2014 đã
GDP đã đạt khoảng 677,037.27 tỷ đồng (tăng hơn 9,46 lần). Đây là một
trong những thành tựu rất đáng ghi nhận trong quá trình phát triển kinh
tế của vùng ĐBSCL.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
56

Biểu đồ 2: GDP vùng ĐBSCL và các vùng lân cận

2000 Vùng
2005 Vùng
ĐBSCL ĐBSCL
16% 15%

các TP.HCM các TP.HCM


vùng vùng 18%
Vùng 17% khác Vùng
khác Đông Đông
52% 49%
Nam Bộ Nam Bộ
15% 18%

2010 Vùng
ĐBSCL
2014 Vùng
ĐBSCL
17% 17%
TP.HCM các TP.HCM
các 22%
vùng vùng 22%
khác Vùng khác Vùng
46% Đông 39% Đông
Nam Bộ Nam Bộ
15% 22%

900.000
800.000
700.000
600.000
Tỷ Đồng

500.000 Vùng ĐBSCL


400.000 TP.HCM
300.000 Vùng Đông Nam Bộ
200.000
100.000
000
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

Nguồn: Tổng cục thống kê các năm; Niên giám thống kê các tỉnh thành
các năm.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
57

Tuy nhiên, khi so sánh với các vùng lân cận như vùng Đông Nam
Bộ1 và TP.HCM, GDP mà vùng ĐBSCL đóng góp vào tổng GDP cả
nước chưa có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như vùng Đông Nam Bộ và
TP.HCM năm 2000 đóng góp lần lượt khoảng 16% và 17% tổng GDP cả
nước thì đến năm 2014 tỷ trọng này đã tăng rõ rệt (khoảng 22 %). Trong
khi đó, vùng ĐBSCL sau 15 năm (từ năm 2000 đến năm 2014) vẫn chỉ
đóng góp khoảng 15-17% tổng GDP cả nước.

Như vậy, với những tiềm năng và lợi thế to lớn của mình, mặc dù
có những bước phát triển đáng ghi nhận nhưng tăng trưởng kinh tế của
vùng ĐBSCL là chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của mình.
Theo đó, các giải pháp, hàm ý chính sách nhằm giúp vùng ĐBSCL phát
triển rất cần được quan tâm, cập nhật.
 Về cơ cấu kinh tế

Biểu đồ 3: cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL qua các năm

2000 2005
Khu vực Khu vực
3 3
29% 31%
Khu vực
1
Khu 47%
vực
Khu vực Khu
1
2 vực 2
53%
18% 22%

1
Vùng Đông Nam Bộ gồm Bà Rịa- Vùng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh (không
tính TP.HCM)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
58

2010
Khu vực
3 Khu vực
35% 1
39%
Khu vực
2
26%

Nguồn: niên giám thống kê các tỉnh, thành qua các năm

Biểu đồ cho thấy, cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tích cực hiện đại, tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ
gia tăng và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp
phát triển nhanh, nhiều khu công nghiệp tập trung được hình thành đã
thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Lĩnh vực dịch vụ, du lịch
cũng có bước phát triển phục vụ sản xuất công nghiệp, dịch vụ và tiêu
dùng. Có thể nói, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng khá đã tạo điều kiện
chuyển đổi cơ cấu kinh tế một cách tích cực.

Đặc biệt, ngành nông, lâm, ngư nghiệp phát triển toàn diện, từng
bước hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh, phát huy lợi thế
sản phẩm chủ lực lúa gạo, thủy sản, trái cây. Giá trị sản xuất toàn ngành
tăng từ 56.292 tỉ đồng (năm 2001) lên 101.000 tỉ đồng (năm 2012), tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2001-2012 đạt 6,9%/năm; thu nhập trên mỗi
ha đất sản xuất nông ghiệp trong vùng tăng từ 20,2 triệu đồng/ha (năm
2001) lên gần 38 triệu đồng/ha (năm 2012); sản xuất trái cây đạt 3,5 triệu
tấn, chiếm 70% cả nước; thủy sản đạt 1,9 triệu tấn, chiếm 58% cả nước.
Sản xuất lúa, trái cây, nuôi trồng thủy sản có nhiều tiến bộ rõ nét, phát
huy thế mạnh, là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng, đã hình thành một số
mô hình tập trung chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, áp dụng công
nghệ cao, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng lợi thế cạnh tranh trên

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
59

thương trường trong nước và quốc tế. Kinh tế nông nghiệp vùng ĐBSCL
đã hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh với lợi thế có các sản
phẩm chủ lực của vùng là lúa gạo, thủy sản, trái cây. Nhờ đó, khu vực
nông nghiệp tăng trưởng bình quân 6,9%/năm. Thu nhập mỗi hécta đất
sản xuất nông nghiệp từ hơn 20 triệu đồng trước đây nay tăng lên 39
triệu đồng. Năng suất lúa từ 4,3 tấn/ha tăng lên 6,3 tấn/ha, sản lượng lúa
từ 12,8 triệu tấn (năm 1995) tăng lên 24,5 triệu tấn vào năm 2012. Hàng
năm, vùng ĐBSCL xuất khẩu trên 6 triệu tấn gạo, trị giá trên 3 tỷ USD
(Võ Hùng Dũng & cộng sự, 2012).

Thủy sản cũng là ngành phát triển mạnh trong những năm qua và
trở thành vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước với gần 800.000ha
(tăng 500.000ha so với 10 năm trước). Các mặt hàng tôm, cá tra đã trở
thành một trong những ngành kinh tế chiến lược của quốc gia. Sản lượng
cá tra của vùng ĐBSCL đã hơn 1 triệu tấn/năm, với kim ngạch xuất khẩu
khoảng 1,4 tỷ USD. Sản lượng tôm cũng chiếm 80% và đóng góp 60%
kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước. (Võ Hùng Dũng & cộng sự,
2012)

Song song với phát triển nông nghiệp, lĩnh vực công nghiệp của
vùng ĐBSCL cũng được quan tâm đầu tư. Toàn vùng tập trung khai thác
các lĩnh vực thế mạnh như chế biến nông, thủy sản và từng bước đầu
phát triển công nghiệp dầu khí, năng lượng, nhiệt điện và cơ khí. Đến
năm 2012, sản xuất công nghiệp toàn vùng đạt giá trị 157.000 tỷ đồng,
tăng 16,4% so năm 2011. Hiện nhiều dự án lớn như xây dựng Trung tâm
Khí - Điện - Đạm Cà Mau, Trung tâm nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ), Nhà
máy điện Duyên Hải (Trà Vinh), Nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc
Trăng), Trung tâm nhiệt điện sông Hậu (Hậu Giang), đường ống dẫn khí
Lô B - Ô Môn đã và đang được triển khai xây dựng. Trong lĩnh vực

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
60

thương mại, Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển khá tốt các kênh
lưu thông phân phối với hệ thống chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ.
Mấy năm gần đây, các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài
nước được đẩy mạnh, góp phần khai thác tốt thị trường nội địa và mở
rộng thị trường xuất khẩu hữu hiệu hơn. Trong năm 2012, giá trị bán lẻ
hàng hóa đạt trên 456.000 tỷ đồng, tăng 25% so năm 2011, giá trị hàng
xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng ba lần so 10 năm trước. (Võ Hùng Dũng
& cộng sự, 2012)
 Về thu hút vốn đầu tư

Thu hút được nhiều nguồn lực đầu tư do có tiềm năng, thế mạnh và
điều kiện địa lý thuận lợi,… vùng ĐBSCL đã thu hút được nhiều nguồn
lực đầu tư trong và ngoài nước. Từ năm 2001 đến năm 2010, toàn vùng
đã huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 627 nghìn tỷ đồng (từ ngân
sách nhà nước 139 nghìn tỷ, còn lại từ vốn doanh nghiệp và vốn đầu tư
xã hội khác), riêng giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội
chiếm 40,5% so với GDP. Với nguồn lực đầu tư nói trên, hạ tầng kinh tế
xã hội của vùng ngày càng phát triển và đã tạo tiền đề cho phát triển
trong giai đoạn tới. Mặt khác, do thực hiện cải cách hành chính, môi
trường thu hút đầu tư được cải thiện rõ nét, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(PCI) của các địa phương trong vùng ngày càng được nâng cao và hầu
hết đều nằm ở tốp khá và tốt so với các địa phương khác của cả nước.
 Về kim ngạch xuất nhập khẩu

Kim ngạch xuất khẩu tăng khá do sản xuất, kinh doanh phát triển.
Các mặt hàng ngày càng phong phú, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước và
đã tham gia ngày càng tăng vào sản phẩm xuất khẩu chung. Hoạt động
xuất nhập khẩu diễn ra sôi động và đã góp phần tích cực và thành tích
xuất khẩu chung của cả nước; kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 đạt
gần 9,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 6,83 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
61

kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước (riêng xuất khẩu gạo đạt 3 tỷ
USD, chiếm 90% cả nước). Các mặt hàng thủy sản, lúa gạo, trái cây đã
chiếm kim ngạch lớn và vị trí hàng đầu so với các Vùng khác của cả
nước (Võ Hùng Dũng & cộng sự, 2012).
 Các lĩnh vực khác

Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống ngày được
nâng cao, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. Cùng với phát triển kinh tế,
các địa phương trong vùng ĐBSCL đều hết sức quan tâm đến văn hóa xã
hội. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước tiến bộ, thu nhập bình quân
đầu GDP bình quần đầu người năm 2010 đạt 1.000 USD, tăng gấp 2,5
lần so với năm 2001. Tỷ lệ hộ nghèo toàn vùng (theo chuẩn mới) đến năm
2010 giảm còn 13,45%; giải quyết việc làm bình quân 375.000 lao
động/năm; tỷ lệ dân nông thôn được cung cấp nước sạch đạt trên 87%.
Đến nay, các địa phương trong vùng đã hỗ trợ 88.665 căn nhà cho đồng
bào dân tộc thiểu số nghèo; hỗ trợ đất ở 2.580 hộ, đất sản xuất 2.756 hộ,
đào tạo nghề 5.986 lao động, giải quyết việc làm cho 10.657 lao động;
hỗ trợ vay vốn mua máy móc, công cụ lao động cho 524 hộ. Chính sách
trợ giá, trợ cước, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn tại 6
tỉnh ĐBSCL trên 100 tỉ đồng, giải quyết cho trên 3.000 hộ vay vốn để
phát triển sản xuất,... tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm
bình quân 4%/năm; đến cuối năm 2010 chỉ còn 24% hộ nghèo. Quốc
phòng an ninh được đảm bảo, trật tự an toàn xã hội được duy trì ổn định.
Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố và tăng
cường, nhất là trên địa bàn chiến lược, biên giới, vùng biển, đảo (Võ Hùng
Dũng, 2012).

Như vậy, có thể nói, vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2014 đã đạt
những thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều lĩnh vực, trở thành một trong

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
62

vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết
quả đạt được, phát triển vùng ĐBSCL còn có một số hạn chế, bất cập
cần quan tâm như: kết cấu và quy mô nền kinh tế còn nhỏ, lạc hậu và
thiếu hiện đại; chất lượng tăng trưởng chưa cao, phát triển kinh tế của
vùng chưa thực sự bền vững; năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền
kinh tế thấp; thu ngân sách chưa đáp ứng nhu cầu và đầu tư; thu nhập
bình quân đầu người tuy được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa đạt mức
bình quân chung của cả nước. Các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực,
kinh tế mũi nhọn của địa phương chưa tạo được thương hiệu mạnh; giá
các mặt hàng nông sản không ổn định, chưa đảm bảo tái sản xuất hàng
hóa, sức lao động, nhất là khu vực sản xuất lúa gạo. Thu hút đầu tư chưa
nhiều, nhất là đầu tư nước ngoài; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tuy
được tập trung đầu tư trong các năm qua, nhưng cơ bản vẫn còn yếu,
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Do địa hình vùng có nhiều sông ngòi, kênh rạch nên kết cấu hạ
tầng, nhất là giao thông đường bộ thấp kém, ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất kinh doanh và việc đi lại của người dân; trình độ văn hóa và chất
lượng nguồn nhân lực chưa cao. Hệ thống giáo dục và dạy nghề còn yếu,
sử dụng lao động giản đơn là phổ biến, nhu cầu lao động kỹ thuật cao
chưa nhiều và chưa thật sự đòi hỏi bức xúc; nhận thức của một bộ phận
cấp ủy Đảng, Chính quyền và người dân về công tác đào tạo nguồn nhân
lực chưa theo kịp với yêu cầu đặt ra của quá trình đổi mới và phát triển;
thu ngân sách còn thấp, đầu tư cho giáo dục đào tạo, dạy nghề và phát
triển nguồn nhân lực còn thấp, chưa tương xứng với quy mô, vị trí và đặc
thù của vùng ( Võ Hùng Dũng, 2012; Lương Thu Thuỷ, 2013).

Ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt và biến đổi khí hậu rất lớn. Đặc
biệt, năm 2016, vùng ĐBSCL bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, xâm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
63

nhập mặn lịch sử. Theo Lê Thủy (2016), ước tính sơ bộ đợt hạn hán ,
xâm nhập mặn lịch sử này đã làm thiệt hại của nông dân Đồng bằng sông
Cửu Long hơn 1.000 tỷ đồng và khoảng hơn 200.000 tấn lúa. Trong khi
đó, nguồn lực đầu tư phòng chống, khắc phục còn hạn chế, tiến độ đầu tư
cho các chương trình phòng chống thiên tai còn nhiều bất cập ( Phòng
thông tin và truyền thông - Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng chống
thiên tai, 2016). Theo đó, các nghiên cứu để vùng ĐBSCL phát triển bền
vững là vô cùng cần thiết và cấp bách, đặc biệt là trong bối cảnh thực tế
của vùng hiện nay.

Không thể phân tích tổng quát các nhân tố tác đến tăng trưởng
kinh tế của vùng ĐBSCL là một hạn chế lớn của luận án. Ở bài nghiên
cứu này, luận án chỉ tập trung vào phân tích vai trò của đầu tư công đối
với tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL. Theo đó, phần tiếp theo của
chương nhằm phân tích thực nghiệm về tác động của đầu tư công đến
tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2014.
3.2 Tình hình đầu tư công vùng ĐBSCL
3.2.1 Nguồn vốn tài trợ đầu tư công

Theo các văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch đầu tư phát triển từ ngân
sách Nhà nước cho vùng ĐBSCL giai đoạn 2006- 2010 đạt 90,8 nghìn tỷ
đồng (vốn ngân sách địa phương đạt 74,1 nghìn tỷ đồng; vốn các chương
trình mục tiêu quốc gia 1,6 nghìn tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu 13,0
nghìn tỷ đồng; vốn ODA đạt 2,0 nghìn tỷ đồng) (Võ Hùng Dũng & cộng
sự, 2012).

 Từ nguồn ngân sách nhà nước

Tổng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2000-
2010 đầu tư cho vùng khoảng 47,4 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng khoảng
22,3%/năm. Tập trung chủ yếu cho lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
64

kinh tế - xã hội, nhất là cho giao thông, thủy lợi, đồng thời chú trọng
hơn đầu tư vào giáo dục, đào tạo, lĩnh vực xoá đói giảm nghèo (Võ Hùng
Dũng & cộng sự, 2012).

Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước toàn vùng đạt
khoảng 11,2 nghìn tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào đầu tư, hỗ trợ cho các
chương trình và dự án lớn của vùng, các dự án trọng điểm (chương trình
kiên cố hóa kênh mương, đường giao thông nông thôn, chương trình tôn
nền vượt lũ, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng,...).

Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong giai đoàn 2006-
2010 đã được tăng lên đáng kể, chiếm khoảng 25-30% tổng vốn đầu tư,
trong đó chủ yếu là vốn khấu hao cơ bản của các doanh nghiệp, trích lợi
nhuận sau thuế cho đầu tư phát triển.

Nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006-2010 của toàn vùng
ĐBSCL là 19,1 nghìn tỷ đồng (chiếm 18,73% so với tổng vốn trái phiếu
Chính phủ của cả nước đối với phần vốn trái phiếu Chính phủ địa
phương quản lý); giải ngân 18,4 nghìn tỷ đồng, trong đó số kế hoạch
trong lĩn vực giao thông, thủy lợi là 13,9 nghìn tỷ , y tế 2,7 nghìn tỷ
đồng, kiên cố hóa trường học và ký túc xá sinh viên 2,2 nghìn tỷ (Võ
Hùng Dũng & cộng sự, 2012).

Bên cạnh đó, nguồn vốn xổ số kiến thiết của toàn vùng đạt 12,3
nghìn tỷ đồng để đầu tư chủ yếu cho Y tế, Giáo dục và hạ tầng xã hội.

 Từ nguồn vốn ODA

Song song với các nguồn vốn trong nước, nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) cũng giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội và điều chỉnh cơ cấu kinh tế của các vùng
trong cả nước. Nguồn vốn ODA cũng đã hỗ trợ thiết thực cải thiện điều

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
65

kiện sinh hoạt cho nhân dân ở các vùng, nhất là khu vực nông thôn. Cho
tới nay, tất cả các vùng trong nước đều được hưởng lợi từ nguồn vốn
ODA. Nhiều chương trình, lĩnh vực thuộc nguồn vốn này đã được trải
đều trên cả nước như: chương trình y tế cơ sở; chương trình tiêm chủng
mở rộng; chương trình sinh đẻ có kế hoạch; chương trình phòng chống
HIV/AIDS; chương trình đường giao thông nông thôn; chương trình cấp
nước sạch cho các thành phố, thị xã các tỉnh; chương trình trồng rừng
các tỉnh ven biển; chương trình trường tiểu học cho các tỉnh ven biển;
chương trình hạ tầng nông thôn,... Số người được đào tạo ngắn hạn, dài
hạn về chuyên môn, quản lý, ngoại ngữ ở các vùng ngày càng được gia
tăng. Sự đa dạng, phong phú theo lĩnh vực, theo tính chất nguồn vốn trên
các vùng trong những năm gần đây tăng lên rõ rệt (Trần Thiện, 2016).

Cụ thể ở vùng ĐBSCL, có thể nói, nguồn vốn ODA đóng vai trò
tích cực hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL. Tổng
nguồn vốn ODA ký kết trên địa bàn thời kỳ 2001 - 2010 đạt 674,7 triệu
USD. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn vay chiếm khoảng 84%, viện trợ không
hoàn lại chiếm khoảng 16%. Nguồn vốn ODA tập trung cho xây dựng
cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, chủ yếu tập trung vào: hỗ trợ phát triển
toàn diện nông thôn gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa
đói giảm nghèo và quản lý tài nguyên, khôi phục và phát triển cơ sở hạ
tầng nông thôn; phát triển mạng lưới giao thông nông thôn; đầu tư mới
và nâng cấp các hệ thống cấp và thóat nước ở các thị xã, thị trấn và vùng
nông thôn; hỗ trợ phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng và nâng cấp
các trường học kiên cố đáp ứng được yêu cầu của vùng lũ; phát triển hệ
thống y tế; phòng chống dịch bệnh và tăng cường trang thiết bị y tế,
trong đó ưu tiên cho các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh... (Võ Hùng Dũng
& cộng sự, 2012; Trần Thiện, 2016)

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
66

Giai đoạn 2006 - 2010, tổng số vốn ODA đã ký kết cho các tỉnh
vùng Tây Nam Bộ khoảng 1.899,8 triệu USD, trong đó vốn vay khoảng
1.700 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 99 triệu USD, các dự
án lớn như: Dự án Xây dựng cầu Cần Thơ do Nhật Bản tài trợ trị giá 4,626
tỷ Yên (tương đương 49,67 triệu USD); Dự án Khôi phục cầu trên Quốc lộ
1 giai đoạn 3 (đoạn Cần Thơ - Cà Mau) do Nhật Bản tài trợ trị giá 1,038 tỷ
Yên (tương đương 11,14 triệu USD), Dự án cầu Cao Lãnh do Chính phủ
Úc tài trợ trị giá khoảng 300 triệu USD; Dự án cầu Vàm Cống do Chính
phủ Hàn Quốc tài trợ trị giá khoảng 320 triệu USD… Những chương trình,
dự án ODA có giá trị lớn được ký kết bao gồm: Dự án Phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (207 triệu USD vốn
vay WB), Dự án Xây dựng nhà máy nhiệt điện Ô Môn và đường dây truyền
tải Đồng bằng sông Cửu Long IV (77,48 triệu USD vốn vay Nhật Bản), Dự
án Hỗ trợ y tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (75 triệu USD vốn vay
WB), Dự án Cấp nước Hòa Khánh Tây (35 triệu vốn vay Hàn Quốc),…
(Võ Hùng Dũng & cộng sự, 2012).

3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực


 Đối với thủy lợi

Tổng vốn huy động từ các nguồn đầu tư cho thủy lợi, phòng
chống thiên tai toàn vùng ĐBSCL giai đoạn 2000-2005 đạt khoảng 7,3
nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn Trung ương chiếm khoảng 40%. Xây
dựng 56/93 công trình thủy lợi, trong đó có 30/93 công trình hoàn thành,
26/93 công trình đang tiếp tục thi công. Ngoài ra, ngân sách nhà nước đã
đầu tư khắc phục thiên tai (chống xói lở đê, kè) khoảng trên 510 tỷ đồng
và nguồn vốn từ ODA dành cho thủy lợi khoảng gần 2.000 tỷ đồng, nhờ
vậy đã đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu cấp bách đối với dân sinh và
tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản. Giai đoạn 2006-2008, toàn vùng ĐBSCL
có 45 dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, với tổng số vốn đầu tư là

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
67

2,0 nghìn tỷ đồng (Võ Hùng Dũng & cộng sự, 2012). Bố trí ưu tiên tập
trung vốn đầu tư để hoàn thành các dự án dở dang và các công trình thật
sự cấp bách, phát huy hiệu quả cao, sớm đưa vào khai thác, sử dụng theo
đúng mục tiêu. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho thủy lợi vùng Đồng bằng sông
Cửu Long trong các năm qua vẫn còn thấp so với nhu cầu, nhất là thủy
lợi cho nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầu tư
tập trung (Nguyễn Song, 2016).

 Đối với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện trong giai đoạn
2000-2010 đạt khoảng 20,0 nghìn tỷ đồng, trong vốn ngân sách nhà nước
chiếm khoảng trên 30% tổng vốn đầu tư. Đã nâng cấp đưa vào sử dụng
các cảng Cần Thơ, Cái Cui; đang nâng cấp 2 tuyến đường sông TP. Hồ
Chí Minh - Kiên Lương, xây dựng các bến phà Cổ Chiên, Đại Ngãi, các
cảng hàng không: Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau, Rạch Giá,... đã và đang
tập trung vốn cho nâng cấp, mở rộng các tuyến Quốc lộ và các tuyến
đường ngang quan trọng. Đến nay, tuyến Quốc lộ 1A đã hoàn thành
nâng cấp (giai đoạn 1), đang triển khai mở rộng (giai đoạn 2), tập trung
xây dựng cầu Cần Thơ, tuyến N1, N2, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh -
Cần Thơ, tuyến Nam Sông Hậu, tuyến Quảng Lộ - Phụng Hiệp, các
Quốc lộ: 30, 50, 60, 61, 62, 63, 80,... đang đầu tư hệ thống đường trên
đảo Phú Quốc, chuẩn bị nạo vét luồng Định An,... (Võ Hùng Dũng &
cộng sự, 2012)

Qua đó, hệ thống giao thông địa phương cũng từng bước nâng cấp,
mở rộng tạo được sự kết nối tốt hơn với hệ thống quốc lộ. Tuy nhiên, kết
cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL vẫn đang trong tình trạng còn yếu
kém: nhiều tuyến đường bộ, đường sông quan trọng chưa được nâng cấp;
chưa có cảng biển lớn để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu, toàn vùng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
68

còn 176 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã và cụm xã,... đã làm hạn
chế việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước đến với vùng (Việt Âu &
Hồng Nhung, 2012).

 Đối với xây dựng cụm, tuyến dân cư

Việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư, các công trình phúc lợi
công cộng như trường học, trạm xá,... đã đảm bảo được cho người dân
sống trong vùng ngập lũ có cuộc sống an toàn, ổn định, không phải di
dời khi lũ lụt xẩy ra; đồng thời đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển
sản xuất, phù hợp với điều kiện tập quán sinh hoạt của nhân dân sống
trong vùng. Giai đoạn 2000-2010, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch đầu
tư tôn tạo nền vượt lũ cho các cụm tuyến dân cư ở 549 xã, phường, thị
trấn thuộc 3 vùng: ngập sâu, ngập vừa và ngập nông để giải quyết cho
dân cư sinh sống ở các vùng ngập lũ với tổng số vốn từ ngân sách nhà
nước Trung ương đạt 2,0 nghìn tỷ đồng. Cơ bản hoàn thành việc tôn nền,
xây dựng các bờ bao ở các khu vực dân cư có sẵn, hoàn thành trên 90%
công trình giao thông nội bộ, 72% hệ thống thóat nước, 75% cụm tuyến
có công trình cấp nước sinh hoạt, cấp điện. Bố trí đạt khoảng 95% số hộ
vào sống ổn định trong các cụm tuyến, bờ bao đã hoàn thành (Võ Hùng
Dũng & cộng sự, 2012). Trong quá trình thực hiện đã có phát sinh tăng
thêm nguồn vốn đầu tư, ngày 14/6/2007 Thủ tướng Chính phủ đã có
Quyết định số 749/QĐ-TTg bổ sung vốn tôn nền, đắp bờ bao cho các địa
phương. Nhìn chung, đây là chương trình được đánh giá là đã và đang
mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cao ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông
Cửu Long.

 Đối với thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học

Thực hiện Quyết định số 59/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của


Thủ tướng Chính phủ về kiên cố hóa trường lớp học cùng với sự đóng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
69

góp của người dân trong vùng, toàn vùng cơ bản giải quyết được 12.000
phòng học kiên cố, xóa tình trạng học ca ba và phòng học tạm tranh tre
nứa lá. Đã và đang đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường đại học
Cần Thơ, Đồng Tháp, cho hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp, dạy
nghề, cao đẳng của các Bộ, ngành đóng trong vùng. Đến nay phần lớn
các tỉnh trong khu vực đã có trường cao đẳng sư phạm được xây dựng
hoàn chỉnh, một số nơi được hỗ trợ trang thiết bị từ các dự án vốn vay
ODA. Thực hiện Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của
Thủ tướng Chính phủ về kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2008-
2012, các tỉnh trong vùng ĐB triển khai xây dựng 23.986 phòng học và
94.416 m2 nhà công vụ cho giáo viên với nguồn vốn khoảng 4.218 tỷ
đồng, trong đó vốn Trái phiếu Chính phủ là 2.606 tỷ đồng, vốn ngân
sách các địa phương và xã hội hóa là 1.612 tỷ đồng.

 Những diểm còn bất cập, hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nêu trên, việc sử dụng
nguồn vốn đầu tư công của vùng trong những năm qua vẫn còn nhiều bất
cập, yếu kém. Đánh giá chung kết quả đầu tư công vùng ĐBSCL, luận
án nhận thấy thực trạng đầu tư công còn những hạn chế bất cập lớn như
sau :

Đầu tư của nhà nước còn dàn trải, thiếu tập trung dứt điểm, chưa coi
trọng đầu tư cho khoa học và công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm.

Nguồn lực đầu tư từ ngân sách (cả Trung ương và địa phương) cho
phát triển các lĩnh vực xã hội còn nhỏ bé so với nhu cầu đầu tư ngày
càng tăng song việc sử dụng nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn hạn
chế, chưa bền vững; đầu tư còn dàn trải có tính chất bình quân.

Thiếu vốn cho đầu tư công khiến ngân sách luôn phải căng ra, dàn

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
70

mỏng để phân chia cho hàng ngàn dự án trong cơn "khát vốn" ngày càng
bộc lộ nhiều tác hại. Điều này dẫn đến tình trạng đầu tư vừa manh mún,
dàn trải do không đủ nguồn lực tài trợ cho các dự án. Bộ trưởng Bùi
Quang Vinh nêu dẫn chứng một con đường cấp tỉnh, phục vụ nhu cầu
dân sinh đã thi công khoảng 10 năm ở vùng ĐBSCL mà chưa hoàn thành
(Hồng Sơn, 2011). Các dự án đầu tư công không được hoàn thành không
đúng tiến độ, không những chưa mang lại lợi ích cho xã hội mà còn ảnh
hướng đến đời sống kinh tế của người dân. Nghiên cứu của Lê Khương
Ninh & cộng sự (2011), tình trạng quy hoạch treo là một trong những
nguyên nhân chủ yếu góp phần làm tăng tỷ lệ đói nghèo vùng ven đô thị
vùng ĐBSCL.

Tốc độ dịch chuyển đầu tư còn chậm và chưa hợp lý. Vốn từ ngân sách
nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chưa phát huy được nguồn vốn từ khu
vực kinh tế tư nhân.

Bảng 4: Vốn đầu tư phát triển của vùng ĐBSCL theo nguồn vốn
Năm Tổng số Trong đó cơ cấu nguồn vốn (% so với tổng số)
(triệu Ngân Vốn Vốn Vốn Vốn
đồng) sách tín đầu tư đầu tư đầu tư Nguồn
nhà dụng của các ngoài của vốn
nước đầu tư DN nhà nhà nước khác
nước nước ngoài
2001 19.540.792 28,8 13,4 5,3 45,2 3,7 3,5
2002 25.051.874 30,4 10,1 6,5 44,9 4,4 3,8
2003 31.097.292 26,2 8,4 4,2 54,6 6,3 0,3
2004 35.594.748 23,8 6,9 4,2 59,0 5,9 0,2
2005 44.672.182 24,3 5,6 4,9 59,5 5,3 0,4
2006 61.364.077 31,8 4,8 4,3 54,6 3,9 0,6
2007 77.796.628 34,3 4,3 4,7 52,2 4,0 0,5
2008 88.751.148 23,4 5,4 8,6 54,7 7,4 0,4
2009 90.839.256 22,8 4,8 0,8 63,6 7,9 0,1
2010 93.316.374 25,2 5,8 0,9 55,7 12,2 0,2
2011 91.192.043 29,6 4,5 0,6 58,1 7,1 0,1
2012 98.975.268 40,9 5,1 0,7 47,6 5,6 0,1
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
71

Có thể thấy, tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư phát triển
của vùng ĐBSCL chưa hợp lý, vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu
tư. Tương tự như đầu tư công phạm vi cả nước, đầu tư của khu vực nhà
nước của vùng ĐBSCL hiện chiếm khoảng 30 - 40% tổng đầu tư của xã
hội. 60% còn lại là của khu vực kinh tế ngoài nhà nước (tư nhân trong
nước) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Ở các nền kinh tế phát triển, đầu tư của khu vực nhà nước chỉ
chiếm một tỷ phần rất nhỏ trong tổng đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Vai
trò của nhà nước chỉ là hỗ trợ cho khu vực tư nhân hoặc nếu phải đầu tư
thì chỉ đầu tư vào các lĩnh vực mang lại lợi ích kinh tế nhưng tư nhân
không muốn đầu tư do không có lợi ích tài chính hoặc không thể đầu tư
do quá rủi ro mà không thể bảo hiểm (Đỗ Thiên Anh Tuấn, 2015). Tương
tự, Vũ Đức Thắng (2013) nhận định, để hiệu quả, đầu tư công chỉ nên tập
trung vào phân bổ các nguồn lực trong xã hội cho các lĩnh vực mà cơ chế
thị trường không thể hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả.

Với tỷ trọng trong vốn đầu tư cao như hiện nay, nhà nước đang đầu
tư vào những lĩnh vực mà khu vực tư có thể tham gia. Đặc biệt đối với
nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa huy động được nhiều. Đây là một vấn
đề lớn, cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để huy động cho đầu tư
phát triển. Như vậy, phân tích thực trạng cho thấy tình hình thực tế đầu tư
công rất phù hợp với kết quả kiểm định thực nghiệm ở chương trước.

Cơ cấu đầu tư công còn nhiều bất cập và thiếu sự liên kết, phối hợp giữa
các địa phương.

Bảng 5: Vốn đầu tư vùng ĐBSCL theo khu vực kinh tế2

2
Tổng số, vốn đầu tư bao gồm vốn đầu tư công, vốn đầu tư tư nhân, vốn đầu tư nước ngoài.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
72

Năm Tổng số Tỷ trọng Trong đó, cơ cấu chia theo khu vực (%)
(triệu đồng) vốn NSNN Khu vực 1 Khu vực II Khu vực
và DNNN (Nông, lâm (Công III
nghiệp Thủy nghiệp Xây (Thương
sản) dựng) mại Dịch
vụ)
2001 19.540.792 34,1% 17,5 18,6 64,0
2002 25.051.874 36,9% 16,0 20,5 63,5
2003 31.097.292 30,4% 14,3 21,7 64,0
2004 35.594.748 28% 12,1 24,5 63,4
2005 44.672.182 29,2% 12,5 28,4 59,1
2006 58.934.077 36,1% 10,6 33,3 56,1
2007 77.796.628 39% 9,7 36,5 50,1
2008 88.751.148 32% 10,4 34,3 51,6
2009 90839256.1 23,6% 12,5 28,4 59,1
2010 93316373.96 26,1% 10,6 33,3 56,1
2011 91192043.41 30,2% 9,7 36,5 50,1
2012 98975267.64 41,6% 10,4 34,3 51,6
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ niên giám thống kê
Vùng ĐBSCL là khu vực thuần nông, nền kinh tế chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thay vì chú trọng phát huy lợi thế về kinh
tế nông nghiệp, hầu hết các địa phương đều định hướng cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng công nghiệp. Hơn nữa, vốn đầu tư (trong đó có
vốn đầu tư công) vào khu vực nông nghiệp và công nghiệp, xây dựng
luôn thấp hơn so với khu vực thương mại dịch vụ (Võ Hùng Dũng &
cộng sự, 2012). Các khu vực công nghiệp chưa được phân bố phù hợp,
thiếu quy hoạch tổng thể do thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các tỉnh
trong vùng. Chẳng hạn, tỉnh nào cũng có khu, cụm công nghiệp, chợ đầu
mối, nhà máy đường và đang có xu hướng “chạy đua” xây dựng khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm giống,… kết quả là đầu
tư trùng lắp, dàn trải, chậm phát huy hiệu quả (Vũ Thành Tự Anh, 2015).
Do đó, các ngành công nghiệp, cụ thể là công nghiệp hỗ trợ, chưa phát
huy hết tiềm năng, lợi thế kinh tế của vùng, chưa tạo được tác động tích

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
73

cực đến phát triển kinh tế nông nghiệp của vùng. Mặc dù đầu tư rất nhiều
vào công nghiệp song nông sản xuất khẩu chủ yếu hiện nay vẫn là sản
phẩm thô, chưa qua chế biến (Trương Thị Hiền, 2011).

Phân tích vào từng khu vực kinh tế, cơ cấu đầu tư cũng còn nhiều
bất cập. Cơ cấu đầu tư trong nông nghiệp vẫn chưa hợp lý. Trong nông
nghiệp còn nặng đầu tư vào các công trình thủy lợi (chiếm hơn 70%),
chủ yếu là thủy lợi phục vụ cây lúa, còn coi nhẹ đầu tư thủy lợi tưới cho
các loại cây công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thủy sản. Trong
công nghiệp và các ngành kinh tế, hầu hết các công trình đầu tư đã quá
chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất và chưa chú ý đúng
mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm (Võ Hùng
Dũng & cộng sự, 2012).

Năng lực cán bộ và chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế

Năng lực cán bộ còn yếu, chất lượng nguồn nhân lực thấp nên việc
ưu tiên, chọn lọc mục tiêu, thực hiện đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu;
nguồn lực cho phát triển đặc biệt là nguồn vốn đầu tư phát triển tập trung
chủ yếu (trên 60%) cho khu vực đô thị, khu trung tâm, các thị trấn, thị
tứ; hạ tầng nông thôn chậm được cải thiện.

3.3 Phân tích thực nghiệm tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế vùng ĐBSCL
3.3.1 Mô hình kiểm định

Như phần cơ sở lý thuyết đã đề cập, mô hình của Le & Suruga


(2005) đã lý giải được tác động của đầu tư công, chi thường xuyên (chi
tiêu chính phủ không dùng để đầu tư), thuế suất và vốn FDI đến tăng
trưởng kinh tế. Do đó, trong kiểm định thực nghiệm, luận án nghiên cứu
đầu tư công, chi thường xuyên và FDI là các biến giải thích chính.
Tương tự nghiên cứu của Le & Suruga (2005), luận án cũng bỏ qua tác

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
74

động của thuế suất. Điều này là phù hợp với trường hợp nghiên cứu tại
các tỉnh thành ở Việt Nam khi mà chính phủ áp dụng mức thuế suất
thống nhất cho tất cả tỉnh thành ở Việt Nam.

Theo đó, dựa vào nghiên cứu của Le & Suruga (2005), mô hình
kiểm định thực nghiệm có dạng như sau:

growthit = αit + β2 Xit + β3 Zit + ηi + εit (5)

Với ηi ~ i.i.d (0, ση ) ; εit ~ i.i.d (0, σε ); E(ηiεit ) = 0. Biến


growthit là tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh, thành i năm t.
Xit là biến quan tâm chính (đầu tư công,); Zit là các biến kiểm soát (chi
thường xuyên, đầu tư tư nhân và FDI); ηi là tác động cố định có đặc tính
theo từng tỉnh, bất biến theo thời gian và không quan sát được và εit là
sai số.

Dựa trên lý thuyết tăng trưởng kinh tế và kết quả kiểm định của
một số nghiên cứu trước, bài nghiên cứu kỳ vọng tác động dương của
đầu tư công, đầu tư tư nhân và FDI cũng như tác động âm của chi
thường xuyên đến tăng trưởng kinh tế. (Aschauer, 1989, Barro (1990);
Le & Suruga (2005); Phạm Thế Anh (2008), Sử Đình Thành, 2013,
Đặng Văn Cường & Bùi Thanh Hoài, 2014...).
3.3.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu

Để thực hiện các phương pháp ước lượng mô hình, luận án đã tiến
hành thu thập dữ liệu từ các tỉnh thuộc vùng ĐBSCL (Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên
Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang) giai đoạn
2001-2014 do sự sẵn có của dữ liệu. Mặc dù đã rất nỗ lực song số các
đơn vị chéo còn khiêm tốn là một hạn chế của luận án. Việc thu thập dữ
liệu vùng ĐBSCL ở cấp độ chi tiết hơn như cấp quận, huyện là rất khó
khăn do sự thiếu hụt dữ liệu thống kê ở cấp độ này. Ngược lại, việc mở

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
75

rộng vùng nghiên cứu lại dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc
đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý chính sách hiệu quả cho vùng ĐBSCL.
Hạn chế này cũng là hướng phát triển tiếp theo cho những nghiên cứu
cùng lĩnh vực. Như phần trước đã đề cập, dữ liệu của các biến trong mô
hình được thu thập theo năm chủ yếu từ nguồn tổng hợp các niên giám
thông kê các tỉnh vùng ĐBSCL qua các năm, bao gồm:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh hàng năm (growth:%).

- Tổng vốn đầu tư nội địa của tỉnh hàng năm so với GDP, được
xác định bẳng cách lấy tổng đầu tư trong nước trừ đi đầu tư công (pricap:
%).

- Chi thường xuyên của tỉnh hàng năm so với GDP (pubcurr:%).

- Đầu tư công của tỉnh hàng năm so với GDP (pubcap:%).

- Vốn FDI đăng ký của tình so với GDP hàng năm (FDI: %).

Dữ liệu dùng để kiểm định mô hình được mô tả tóm tắt ở các bảng
dưới đây:

Bảng 1: Thống kê mô tả vắn tắt dữ liệu nghiên cứu

Biến Số quan Trung Độ lệch Giá trị Giá trị


sát bình chuẩn nhỏ lớn nhất
nhất

Growth 182 17.457 8.142 -10.969 41.639


Pubcap 143 3.527 2.096 0.786 12.86
Pubcurr 143 7.796 2.008 1.071 13.918
Pricap 142 57.707 28.709 3.638 147.632
FDI 163 6.104 17.664 0.008 134.641
Nguồn: do tác giả tính toán

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
76

Bảng 2: Tương quan giữa các biến


Growth pubcap pubcurr pricap FDI

Growth 1
Pubcap 0.046 1
Pubcurr -0.177 0.129 1
Pricap 0.102 -0.356 -0.378 1
FDI 0.211 0.281 0.013 -0.026 1
Nguồn: do tác giả tính toán.
Qua bảng tương quan các biến, có thể thấy, các biến đều có mối
quan hệ tương quan đúng như kì vọng ban đầu. Cụ thể, biến đo lường
đầu tư công (pricap), đầu tư tư nhân nội địa (pricap) và FDI có mối
tương quan dương với tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, biến đo lường chi
thường xuyên có mối tương quan âm đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
bảng tương quan giữa các biến chỉ mới cho thấy cái nhìn ban đầu về mối
tương quan giữa các biến. Ở phần sau, với phương pháp bình phương
tổng quát khả dụng FGLS, bài nghiên cứu thực hiện kiểm định thực
nghiệm nhằm khám phá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh
tế trong trường hợp nghiên cứu này.
3.3.3 Phương pháp kiểm định

Giả thiết quan trọng trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là
các yếu tố sai số xuất kiện trong hàm hồi quy tổng thể có phương sai
không thay đổi, hay còn gọi là chúng có cùng phương sai (phương sai
không thay đổi). Đồng thời, không có quan hệ tương quan chuỗi giữa các
sai số (không có hiện tượng tự tương quan). Khi các giả thiết này bị vi
phạm sẽ khiến cho các hệ số hồi quy ước lượng bằng phương pháp bình
phương nhỏ nhất dù vẫn tuyến tính và không thiên lệch, nhưng không
còn hiệu quả. Bên cạnh đó, Mouton (1986, 1990) cho rằng, với dữ liệu
bảng, sự hiện diện của hiệu ứng nhóm dẫn tới vấn đề sai số trong các kết
luận thống kê.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
77

Khắc phục những nhược điểm này, phương pháp bình phương
tổng quát (GLS) được hình thành với giả định rằng mô hình hoàn toàn
xác định, có sự khác biệt về phương sai của sai số ở mỗi nhóm đối
tượng, nhưng là không đổi trong phạm vi từng đối tượng.Với những giả
định này, GLS đem lại ước lượng tiệm cận hiệu quả và vững. Đồng thời,
việc ước lượng cũng cho phép khắc phục hiện tượng tự tương quan và
phương sai thay đổi (Đặng Văn Cường, 2015). Vì vậy, Scot & Holt
(1982) nhận định, sử dụng phương pháp GLS sẽ ít gặp thiên lệch hơn
trong các sai số chuẩn dùng để ước lượng hệ số góc.

Trường hợp bỏ qua hiện tượng hiệu ứng nhóm, ước lượng OLS và
sai số chuẩn không điều chỉnh được tính theo công thức:

β̂ = (X ′ X)−1 X ′ y , var
̂ (β̂) = s 2 (X ′ X)−1

s 2 = y ′ (y − Xβ̂)/(n − k)

Mouton (1986) đề xuất sử dụng phương pháp kiểm định nhân tử


Lagrange để kiểm tra sự hiện diện của hiệu ứng nhóm. Khi đó, ước
lượng GLS được dùng để tính các sai số chuẩn gần đúng bằng phương
pháp Maximun likelihood:

β̃ = (X ′ V
̃ −1 X )−1 X ′ V
̃ −1 y, ̃ (β̃) = (X ′ V
var ̃ −1 X )−1

̃ được tính tại các ước lượng của thành phần phương
Trong đó V
sai hoặc hiệp phương sai. Cuối cùng, sai số chuẩn điều chỉnh OLS được
tính theo công thực:

̃ (β̂) = (X ′ X)−1 X ′ V
var ̃X(X ′ X)−1

Mô hình cuối lúc này thảo mãn các giả thiết của mô hình của
điển, không có phương sai thay đổi và tự tương quan. Dựa trên cơ sở
này, Hansen (2007) phát triển thành phương pháp thành phương pháp

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
78

bình phương tổng quát khả dụng (FGLS), được ứng dụng rộng rãi trong
các nghiên cứu thực nghiệm.
3.3.4 Kết quả và thảo luận

Để phân tích thực nghiệm tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2014, luận án
tiến hành kiểm định mô hình (5) bằng phương pháp ước lượng bình
phương tổng quát khả dụng (FGLS). Kết quả kiểm định được trình bày
dưới dạng dưới đây3:

Bảng 3: Kết quả kiểm định thực nghiệm


FGLS(1) FGLS(2) FGLS(3)
Biến

đầu tư công -0.133 0.069 0.043


chi thường -.572* -.572* -0.422
xuyên
FDI .0754*** .161*** .501***
đầu tư tư nhân 0.035 0.026 0.026
FDI* pubcap -.0105*
FDI * pubcurr -.051***
_cons 21.044*** 20.686*** 19.692***
(*,**,***: lần lượt tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%)

Nguồn: do tác giả tính toán

Kết quả kiểm định cho thấy, ở mô hình FGLS(1), không như kì
vọng ban đầu, đầu tư công lại chưa cho thấy tác động có ý nghĩa đến
tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này. Tuy nhiên, mặc dù
trái với kì vọng ban đầu, kết quả này phần nào phản ánh thực tế về tình
hình đâu tư công tại Việt nam nói chung và tại các tỉnh, thành ĐBSCL
nói riêng. Nhiều nghiên cứu thực trạng cho thấy, đầu tư công tại Việt
Nam những năm qua chủ yếu chú trọng về quy mô tăng về giá trị đầu tư

3
kết quả chi tiết được trình bày trong phụ lục 03

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
79

mà không ý đến hiệu quả đầu tư, từ đó chưa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
(Nhóm soạn thảo báo cáo VDR12, 2012). Hơn nữa, đầu tư công của Việt
Nam còn đầu tư dàn trải, không hiệu quả (Đinh Thị Nga, 2013). Theo
đó, điều này có thể làm đầu tư công không có tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế. Trong khi đó, tác động của chi thường xuyên và FDI
đúng như kỳ vọng ban đầu, FDI có tác động tích cực có ý nghĩa trong
khi chi thường xuyên có tác động âm có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế
trong trường hợp nghiên cứu này. Đầu tư tư nhân trong nước cũng không
có tác động có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế, điều này có thể xuất
phát từ những hạn chế về mặt thống kê dữ liệu nghiên cứu ở các tỉnh,
thành Việt Nam nói chung và cụ thể là các tỉnh, thành ĐBSCL nói riêng.

Để hiễu rõ hơn về tác động của các biến quan tâm đến tăng trưởng
kinh tế trong trường hợp nghiên cứu này, tương tự Le & Suruga (2005),
luận án lần lượt đưa thêm các biến tương tác giữa đầu tư công và FDI;
chi thường xuyên và FDI vào các mô hình FGLS(2) và FGLS(3). Có thể
thấy rằng, cả hai hai biến tương tác được đưa vào đều có tác động âm và
có ý nghĩa thống kê. Như vậy, đầu tư công ở các tỉnh thành ĐBSCL
không những không khuyến khích tăng trưởng kinh tế mà còn có hiệu
ứng chèn lấn đầu tư nước ngoài FDI, làm giảm tác động tích cực của đầu
tư nước ngoài FDI đến tăng trưởng kinh tế. Tương tự, chi thường xuyên
cũng có tác động làm giảm tác động tích cực của đầu tư nước ngoài đến
tăng trưởng kinh tế tại trường hợp nghiên cứu này.

Có thể nói, kết quả nghiên cứu thực nghiệm này là động lực để
luận án thực hiện phân tích cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công ở
các tỉnh thành ĐBSCL giai đoạn 2001-2014 ở chương sau. Kết hợp giữa
kết quả kiểm định thực nghiệm ở chương này và phân tích thực trạng ở
chương sau, luận án hướng đến đề xuất một số ý tưởng, hàmý chính sách

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
80

về đầu tư công, cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công ở các tỉnh,
thành vùng ĐBSCL.

Tóm tắt Chương 3:

Như vậy, Chương này đã trình bày kết quả phân tích thực trạng
đầu tư công và đánh giá thực nghiệmtác động của đầu tư công đến tăng
trưởng kinh tế tại các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2001 - 2014.
Bên cạnh đó, Chương này cũng giới thiệu tổng quan về vùng ĐBSCL.

Có thể thấy, vùng ĐBSCL là một trong những vùng kinh tế trọng
điểm của quốc gia, có những lợi thế to lớn về điều kiện thiên nhiên, vị trí
địa lý và tiềm năng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng
ghi nhận, sự phát triển của vùng vẫn còn nhiều hạn chế trên nhiều lĩnh
vực, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của vùng, trong đó có đầu
tư công.

Phân tích thực trạng đầu tư công cho thấy, đầu tư công của vùng
ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nguồn vốn tài trợ đầu tư công
chủ yếu vẫn là từ ngân sách nhà nước. Đầu tư công còn dàn trải, thiếu
tập trung. Cơ cấu đầu tư công vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sự liên kết
giữa các địa phương nên chưa phát huy được lợi thế kinh tế của vùng, …

Phân tích thực nghiệm tác động đầu tư công đến tăng trưởng kinh
tế của vùng ĐBSCL cũng chỉ ra đầu tư công ở các tỉnh, thành vùng
ĐBSCL không những không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế của vùng mà còn có tác động chèn lấn đầu tư tư nhân, cụ thể là làm
giảm tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Kết quả kiểm
định là xuất phát điểm và cũng là động lực để luận án thực hiện phân tích
thực trạng về cơ chế quản lý đầu công tại các tỉnh thành vùng ĐBSCL.
Từ đó, luận án đề xuất một số ý tưởng, hàm ý chính sách về đầu tư công,
cơ chế đầu tư công cho vùng ĐBSCL.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
81

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CƠ CHẾ VÀ
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phân tích thực trạng đầu tư ở chương trước cho thấy, bên cạnh
những thành tựu đáng ghi nhận, đầu tư công ở vùng ĐBSCL vẫn còn
nhiều khó khăn, hạn chế. Kết quả thực nghiệm cũng chỉ ra, đầu tư công
của vùng trong những năm qua gia tăng về quy mô song chưa tạo được
tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Điều này cho thấy, các phân
tích sâu hơn về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và cơ chế, thực trạng
quản lý đầu tư công các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là điều cần thiết và cấp
bách.

Chính vì vậy, chương này của luận án hướng đến phân tích hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư công cũng như cơ chế, thực trạng quản lý đầu tư
công của vùng ĐBSCL. Có thể nói, cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư
công còn tồn tại rất nhiều vấn đề trong hầu hết các khâu từ định hướng
đầu tư công, thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công cho đến kiểm tra
và đánh giá dự án.

Theo đó, chương được cấu trúc gồm ba phần cụ thể như sau: Phần
thứ nhất trình bày về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của vùng, phần thứ hai
khái quát về chu trình của một dự án đầu tư công và phần thứ ba là phân
tích cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công tại các tỉnh thành vùng
ĐBSCL. Cùng với phân tích thực trạng và đánh giá thực nghiệm về tác
động của đầu tư công ở chương trước, kết quả phân tích ở chương này sẽ
là cơ sở để luận án đề xuất các hàm ý chính sách hiệu quả nhằm cải thiện

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
82

đầu tư công, đặc biệt là các giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý đầu
tư công của vùng ĐBSCL.

4.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam nói chung và của vùng
ĐBSCL hiện nay rất cần được quan tâm, nghiên cứu. Theo số liệu của
tổng cục thống kê, hệ số ICOR đã tăng từ 4,88 những năm 2001-2005
lên 6,96 những năm 2006-2010 và 6,91 những năm 2011-2015, tức là để
tạo ra một đồng GDP trong những năm vừa qua đã phải đầu tư 6,91
đồng. So với các quốc gia khác trong khu vực, đây là hệ số ICOR cao.
Điều này cho thấy, tăng trưởng chủ yếu dựa vào vốn nhưng có sự lãng
phí, thất thoát lớn nên hiệu quả đầu tư thấp (Tổng cục thống kê, 2016).

Thực tế cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cần
nghiên cứu một cách khách quan và khoa học các khu vực kinh tế và các
nguồn vốn đầu tư tương ứng với 3 nguồn vốn đầu tư chủ yếu là đầu tư
phát triển của Chính phủ, đầu tư của kinh tế tư nhân và kinh tế đầu tư
nước ngoài. Để đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế bền vững, cần có định hướng đúng, chính sách minh bạch
và ổn định, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy hoạch ngành và lãnh thổ.
Hiệu quả đầu tư là mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp và
nhà đầu tư, bởi mỗi đồng vốn họ chi ra đã được tính toán chi tiết, được
theo dõi, giám sát chặt chẽ. Trong khi đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư công cần được đặt trọng tâm vào việc tìm kiếm các giải pháp
đồng bộ, mạnh mẽ và được thực hiện nghiêm túc đối với khu vực kinh tế
nhà nước, cũng như việc sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
83

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo từng thành phần kinh tế

tính theo vốn đầu tư tính theo tích lũy tài sản
Tổng cộng 5.2 3.5
Nhà nước 7.8 4.9
ngoài nhà nước 3.2 2.2
FDI 5.2 4.3
Nguồn: Vũ Thành Tự Anh & cộng sự

Xem xét hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công theo từng thành phần
của ĐBSCL cho thấy, hệ số ICOR của vốn đầu tư công hiện cao gấp
rưỡi so với mức ICOR chung của nền kinh tế và gấp đôi so với ICOR
của khu vực dân doanh. ICOR cao ở đầu tư công có nguyên nhân khách
quan do đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xóa đói, giảm nghèo không
trực tiếp tạo ra GDP; nhưng chủ yếu do chủ trương đầu tư không đúng,
thiếu đồng bộ, lãng phí và thất thóat nghiêm trọng việc sử dụng vốn đầu
tư có nguồn từ ngân sách nhà nước, triển khai nhiều dự án quá chậm,
thường kéo dài thời gian đưa vào sử dụng, chất lượng các công trình
không bảo đảm tiêu chuẩn, nên phải sửa chữa, thậm chí làm lại (Võ
Hùng Dũng & cộng sự, 2012; Vũ Thành Tự Anh, 2015).

Như vậy, phân tích thực trạng cho thấy, bên cạnh những thành tựu
đáng ghi nhận, tình hình đầu tư công ở Việt Nam nói chung và các tỉnh,
thành vùng ĐBSCL nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, bất cập.
Hiệu quả sử dụng vốn của đầu tư công hiện nay rất thấp, cho thấy sự thất
thoát, lãng phí lớn torng việc sử dụng vốn đầu tư công. Những điểm hạn
chế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân song một trong những nguyên
nhân chính là xuất phát từ cơ chế quản lý đầu tư công (Vũ Thành Tự
Anh, 2015). Ở phần tiếp theo của chương, luận án phân tích cơ chế và
thực trạng quản lý đầu tư công tại Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL
nói riêng, từ đó chỉ ra những điểm hạn chế cơ bản của cơ chế quản lý đầu
tư công thời gian qua.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
84

4.2 Chu trình dự án đầu tư công


4.2.1 Các dự án từ vốn ODA

Nhìn chung, các đối tác viện trợ ODA cho Việt Nam như: WB,
ADB, EU, Chính phủ Nhật Bản, Chính phủ Úc,…đều cơ bản thực hiện
chu trình dự án có 5 giai đoạn sau đây:

- Xác định dự án: các nhà tài trợ căn cứ vào chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội 10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và đề
án định hướng thu hút và sử dụng ODA để xác định dự án. Các dự án
được xác định phải hỗ trợ thực hiện các mục tiêu chiến lược quốc gia.

- Chuẩn bị dự án: nghiên cứu tính khả thi của các đề xuất đầu tư
và chuẩn bị thiết kế chi tiết để phục vụ công tác thẩm định, phê duyệt;
chuẩn bị các tài liệu đề xuất về chiến lược theo dõi - đánh giá, các mối
quan hệ trong quá trình hoạt động, ma trận khung logic, dự thảo kế
hoạch hoạt động và dự trù ngân sách. Phương pháp phân tích khung
logic được sử dụng trong giai đoạn này và tiếp tục được sử dụng cho
theo dõi và đánh giá khi dự án đi vào thực hiện sau này.

Khung logic được phát triển bởi USAID năm 1960. Ngày nay, nó
được sử dụng rộng rãi trong các cộng đồng phát triển như EU, FAO,
WB, ADB. Ở Việt Nam, khung logic còn tương đối xa lạ trong thực
hành quản lý dự án ở Việt Nam, nhất là các dự án sử dụng các nguồn
vốn trong nước tư. Sau thẩm định là quá trình đàm phán và phê duyệt
của Chính phủ và tổ chức cho vay.

- Thẩm định và phê duyệt: thẩm định là việc đánh giá độc lập các
khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, thể chế, tài chính, môi trường và xã hội của
dự án đầu tư.

- Thực hiện và theo dõi: quá trình thực hiện được lập kế hoạch và
tiến hành theo lịch trình và thủ tục đã được thống nhất trong các văn kiện

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
85

thiết kế dự án. Theo dõi là một công việc thường xuyên trong quá trình
thực hiện dự án, giúp các cơ quan ra quyết định quản lý trên cơ sở
thường xuyên so sánh tình hình thực hiện giữa thực tế và kế hoạch của 3
yếu tố: giải ngân vốn đầu tư, các quá trình quản lý đầu tư và thực hiện
các kết quả đầu ra. Các dữ liệu và kết quả thực hiện này sẽ cung cấp
thông tin để liên tục hoàn thiện quá trình thực hiện.

- Đánh giá dự án: là việc xem xét định kỳ tính phù hợp, hiệu suất,
hiệu quả và tác động của một dự án.

4.2.2 Các dự án từ vốn nhà nước

Về mặt khái quát, chu trình dự án từ vốn trong nước cũng bao gồm
bốn giai đoạn: xác định dự án, thẩm định và lưa chọn đầu tư, thực hiện
đầu tư, và nghiệm thu, bàn giao và đánh giá.

Nhìn chung, nội dung quy trình thực hiện các dự án đầu tư trong
nước cũng có cùng tiêu chuẩn như các dự án đầu tư của các định chế
quốc tế tài trợ cho Việt Nam. Kết quả của quá trình xác định dự án là chủ
trương đầu tư; kết quả của quá trình chuẩn bị và phê duyệt là quyết định
đầu tư; kết quả của quá trình thực hiện dự án là hoàn thành giai đoạn xây
dựng; nghiệm thu, bàn giao và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của chu
trình đầu tư bao gồm nghiệm thu kết quả đầu tư để bàn giao cho đơn vị
quản lý đưa vào sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và đánh giá sau đầu tư.

4.3 Thực trạng quản lý đầu tư công

Có thể nói, năm 2014, Luật Đầu tư công số 49/2013/QH13 và


Nghị Định số 136/2015/NĐ-CP đã có những quy định mới và cụ thể về
hoạt động đầu tư công như: quyết định chủ trương đầu tư, nguồn vốn đầu
tư, quản lý dự án đầu tư công. Ví dụ, Luật Đầu tư công quy định rõ cơ sở
quyết định và thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
86

án đầu tư công4 hay kế hoạch đầu tư công trung hạn cũng được nêu trong
nội dung của Luật Đầu tư công và Nghị định.

Việc ra đời Luật Đầu tư công được kì vọng tạo lập một cơ sở pháp
lý thống nhất và đồng bộ, nâng cao hiệu quả đầu tư công và quản lý đầu
tư công, giải quyết được rất nhiều điểm khó khăn bất cập trong thời gian
qua. Trước khi có Luật Đầu tư công, theo Vũ Thành Tự Anh (2015), đã
có rất nhiều văn bản hướng dẫn về các khía cạnh của quản lý công. Tuy
nhiên, tưởng chừng như mạng lưới hàng trăm văn bản, từ chiến lược đến
kế hoạch, quy hoạch, định hướng, chương trình v.v. từ cấp trung ương
đến cấp huyện và các bộ ngành sẽ bao quát hết mọi ngóc ngách của hoạt
động đầu tư công và đảm bảo đầu tư công được dẫn dắt bởi những định
hướng rõ ràng và nhất quán. Thực tế lại cho thấy, hàng loạt văn bản này
lại dẫn đến một số hạn chế lớn ở tất cả các khâu của quy trình quản lý
đầu tư công:

4.3.1 Về định hướng đầu tư

Về phạm vi, trong thời gian qua, chính phủ đã coi kinh tế - xã hội
- môi trường là ba trụ cột của phát triển bền vững ở Việt Nam, song các
chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở cấp địa
phương, nhìn chung chỉ mới coi trọng lĩnh vực kinh tế mà ít đề cập tới
hai trụ cột còn lại. Đối với vùng ĐBSCL, để phát triển kinh tế vùng,
Trung ương Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành và hình thành hệ
thống chủ trương, định hướng và chính sách phát triển vùng ĐBSCL qua
việc ban hành các Nghị quyết, Chiến lược, Chương trình, Kế hoạch phát
triển và qui hoạch vùng ĐBSCL, tập trung lĩnh vực đột phá của vùng
như phát triển: giao thông, thủy lợi, giáo dục - đào tạo và dạy nghề, cụm
tuyến dân cư vượt lũ, các công trình trọng điểm trên địa bàn vùng,... Tuy

4
được trình bày chi tiết trong phụ lục 04

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
87

nhiên, các vấn đề môi trường, an sinh xã hội chưa được quan tâm nhiều.
Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc hoạch định và phân bổ nguồn lực
đầu tư công cho hai lĩnh vực hết sức quan trọng này.

Hiện nay, Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng chưa có
một bộ chỉ tiêu chính thức để đánh giá mức độ ưu tiên của dự án đầu tư
công (Đinh Thị Nga, 2013). Theo đó, thứ tự ưu tiên trong định hướng
đầu tư công chưa rõ ràng. Theo Lê Viết Thái (2012), do cùng một lúc tồn
tại quá nhiều mũi nhọn, trọng tâm, trọng điểm nên đã dẫn đến hiện tượng
đầu tư tràn lan, làm phân tán nguồn lực đầu tư, kéo dài thời gian thực
hiện dự án và giảm hiệu quả đầu tư. Không chỉ thiếu rõ ràng, trong
không ít trường hợp, thứ tự ưu tiên về đầu tư công còn không nhất quán
với thứ tự ưu tiên về nguồn lực (Vũ Thành Tự Anh, 2015). Cụ thể ở các
tỉnh, thành vùng ĐBSCL, như đã phân tích ở phần trên, mặc dù là vùng
có thế mạnh về nông nghiệp nhưng hầu hết các tỉnh, thành đều lựa chọn
ưu tiên phát triển công nghiệp. Trong khi đó, số liệu thống kê cho thấy tỷ
trọng vốn đầu tư phát triển (cả vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân) ở khu
vực thương mại dịch vụ lại cao hơn.

Sự điều phối của trung ương cũng như sự phối hợp giữa các cấp và
giữa các bộ, ngành, địa phương trong quy hoạch đầu tư còn rất lỏng lẻo
(Lương Thu Thủy, 2013). Trong cách làm quy hoạch và lập chương trình
đầu tư công hiện nay, nhu cầu đầu tư của các bộ ngành và địa phương
được tổng hợp từ dưới lên. Hiện nay, mỗi bộ ngành và địa phương chỉ chú
trọng tới quy hoạch đầu tư trong ngành mình - trong nhiều trường hợp là
do chạy theo thành tích và lợi ích cục bộ - mà không quan tâm đến quy
hoạch đầu tư trong các bộ ngành và địa phương khác. Đồng thời, kỷ luật
tài khóa và kỷ luật quy hoạch của trung ương thấp, mang nặng tính ban
phát và bao cấp. Hệ quả là quy hoạch đầu tư luôn vượt xa khả năng ngân

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
88

sách (Đinh Thị Nga, 2013; Vũ Thành Tự Anh, 2015).

Tương tự các vùng khác trên cả nước, vùng ĐBSCL đang thiếu một
cơ chế liên kết vùng, sự phối hợp giữa các cấp và giữa các bộ, ngành, địa
phương trong quy hoạch đầu tư còn nhiều hạn chế. Như đã phân tích, các
tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đều có đặc điểm chung là hoạch định
chiến lược, các chương trình, kế hoạch đầu tư đều theo hướng tăng công
nghiệp, dịch vụ, giảm nông - lâm - ngư nghiệp, hướng theo một “Cơ cấu
đẹp” nên hướng theo một cơ cấu kinh tế tương tự nhau hơn là dự trên lợi
thế chung (hợp tác) và khai thác lợi thế so sánh (đặc thù) của từng tỉnh. Dễ
thấy nhất là tình trạng tỉnh nào cũng có khu, cụm công nghiệp, chợ đầu
mối, nhà máy đường, hoặc đang có xu hướng “chạy đua” xây dựng khu
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm giống,… kết quả là đầu
tư trùng lắp, dàn trải, chậm phát huy hiệu quả (Trương Thị Hiền, 2011;
Vũ Thành Tự Anh).

Chẳng hạn, ở vùng ĐBSCL, cảng biển, sân bay, khu kinh tế ven
biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp,… được quy hoạch và đầu
tư một cách tràn lan và kém hiệu quả. Việt Nam hiện có 21 sân bay (theo
quyết định số 238/QĐ-BGTVT năm 2012 của bộ giao thông vận tải) thì
riêng vùng ĐBSCL đã có 4 sân bay5. Trong đó, nhiều sân bay cách nhau
chỉ từ 1 đến 2 giờ lái xe. Ngay cả khi sân bay Cần Thơ chỉ sử dụng chưa
tới 20% công suất và đang thua lỗ thì sân bay An Giang cách đó khoảng
70 km (và cách sân bay Rạch Giá khoảng 60 km) vẫn được đưa vào quy
hoạch với số vốn đầu tư lên tới 3.400 tỷ (Vũ Thành Tự Anh, 2015).

Tình trạng hiện nay là cấp tỉnh đang thực sự chi phối và quyết
định sự phát triển kinh tế vùng. Do đó, kinh tế vùng ĐBSCL mặc dù
đang có nhiều lợi thế về sản phẩm mũi nhọn và các yếu tố địa - kinh tế

5
Danh sách sân bay được trình bày trong phụ lục 05.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
89

khác nhưng chưa thể phát triển như mong muốn, đòi hỏi một cơ chế liên
kết hợp tác thực sự hiệu quả.

Như vậy, việc chưa có bổ chi tiêu đánh giá thự tự ưu tiên dự án
đầu tư công cùng với sự yếu kém trong điều phối của trung ương và phối
hợp của các địa phương, sự chia cắt của nền kinh tế và kỷ luật tài khóa
lỏng lẻo là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới đầu tư sai ưu tiên, chồng
chéo, lãng phí, kém hiệu quả hiện nay ở Việt Nam.

4.3.2 Về thẩm định và lựa chọn dự án

Có thể nói, năng lực của các cơ quan thẩm định dự án hiện rất hạn
chế, thể hiện rõ nhất qua việc thẩm định các dự đầu tư quy mô lớn và
phức tạp. Vì thiếu năng lực thẩm định nên các cơ quan thẩm định thường
không đưa ra được những đánh giá thuyết phục về hiệu quả tài chính,
kinh tế, và xã hội của dự án, và vì vậy không đủ luận cứ để loại bỏ hay
thông qua dự án. Trong trường hợp này, giải pháp thông thường là yêu
cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại dự án sao cho phù hợp với các quy định
hiện hành để tránh những rủi ro về trách nhiệm và pháp lý sau này.
Trong không ít trường hợp, việc thẩm định dự án chỉ mang tính minh
họa cho các quyết định đầu tư có tính chính trị, và vì vậy không đảm bảo
tính khách quan.

Sức ép về thời gian cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của
thẩm định dự án. Theo quy định hiện nay, thời gian thẩm định dự án phụ
thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của dự án. Mặc dù quy định chính
thức là như vậy, song trên thực tế, thời gian thẩm định phải được rút
ngắn hơn rất nhiều thì mới có thể giải quyết được một khối lượng dự án
đồ sộ cần phải thẩm định. Điều này mâu thuẫn trực tiếp với thực trạng
năng lực của đội ngũ thẩm định hạn chế, thiếu động cơ khuyến khích
làm việc, nguồn dữ liệu và thông tin chuyên môn khan hiếm. Kết quả là

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
90

trong nhiều trường hợp, việc thẩm định dự án hoặc rất tốn thời gian,
hoặc chỉ được làm sơ sài chiếu lệ.

Việc áp dụng phân tích chi phí - lợi ích (CBA) đối với các dự án
đầu tư công ở các nước phát triển đã trở nên phổ biến từ nhiều thập kỷ
nay. Ở Anh, Bộ Tài Chính khuyến cáo rằng, đối với tất cả các chính
sách, chương trình và dự án đầu tư công, nếu có thể, cần lượng hóa các
lợi ích và rủi ro bằng cách quy ra thành tiền (Bateman & cộng sự, 2002).
Luật Đầu tư công 2014 cũng quy định trong các báo cáo đề xuất chủ
trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khá thi, báo nghiên cứu khả thi
cũng có các nội dung đánh giá về lợi ích, chi phí của dự án đầu tư công.
Tuy nhiên, Luật chưa quy định cụ thể phương pháp phân tích cũng như
hệ thống chỉ tiêu thống nhất để phân tích CBA hiệu quả, chính xác cho
các dự án đầu tư công. Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá chi phí -
lợi ích của các dự án đầu tư công chưa chính xác, dẫn đến lựa chọn và
đánh giá dự án đầu tư công không hiệu quả.

Hơn nữa, Việt Nam hiện nay lại không có hội đồng thẩm định đầu
tư công thường trực cũng như không có hội đồng thẩm định hay đánh giá
đầu tư công độc lập. Về mặt pháp lý, trong các văn bản pháp quy về đầu
tư công hiện nay, không có quy định về đánh giá độc lập đối với thẩm
định dự án đầu tư công. Về mặt danh nghĩa, theo chức năng nhiệm vụ
được phân công, một số bộ ngành (đặc biệt là Bộ Kế hoạch và Đầu tư và
trong một chừng mực ít hơn là Bộ Tài chính) được giao nhiệm vụ theo
dõi chung hoạt động đầu tư nằm trọng phạm vi quản lý của mình, và vì
vậy về nguyên tắc có quyền và trách nhiệm xem xét lại kết quả thẩm
định của các ngành và địa phương liên quan. Tuy nhiên, trên thực tế, một
mặt vì không được giao nhiệm vụ cụ thể, mặt khác vì nguồn lực (về tổ
chức, con người, thời gian, tài chính) hết sức hữu hạn nên các bộ cũng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
91

không có sức và động cơ để “bao sân”.

4.3.3 Về triển khai dự án

Sự thành công (hay thất bại) trong triển khai dự án phụ thuộc vào
những bước chuẩn bị trước đó, bao gồm xây dựng định hướng chiến
lược và quy hoạch đầu tư công, thẩm định dự án, lựa chọnvà tài trợ dự
án, đấu thầu xây dựng,… Những phân tích ở các phần trước về hạn chế
của những bước trong quy trình quản lý đầu tư công ngụ ý rằng khâu
triển khai dự án đầu tư công ở Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều trục trặc.
Trên thực tế, điều đã đã xảy ra, mà biểu hiển rõ ràng nhất và bức xúc
nhất là việc trong rất nhiều trường hợp, tiến độ của dự án bị kéo dài, giá
thành cao hơn nhiều so với dự toán, đồng thời chất lượng bị xuống cấp
nhanh chóng.

Chẳng hạn, ở vùng ĐBSCL, các tuyến đường liên tỉnh và nối kết
với TP.HCM như: Hồ Chí Minh - Trung Lương, Trung Lương - Mỹ
Thuận, và Bến Lức - Long Thành có chi phí rất lớn, lên tới trên dưới 20
triệu đô-la/km. Đặc biệt, suất đầu tư của tuyến Bến Lức - Long Thành dự
kiến lên tới 28 triệu đô-la/km (Vũ Thành Tự Anh, 2015).

4.3.4 Về kiểm tra giám sát

Về mặt lý thuyết, các cơ quan dân cử (bao gồm Quốc hội, Hội
đồng nhân dân tỉnh - thành phố, và Hội đồng nhân dân quận - huyện) có
chức năng quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,
đồng thời có chức năng giám sát việc triển khác các quy hoạch và kế
hoạch này và do vậy cần thiết và phải có ý kiến độc lập về quyết định
đầu tư công trong phạm vi của mình.

Tuy nhiên, trên thực tế, vai trò quyết định và giám sát này của các
cơ quan dân cử rất hạn chế, đặc biệt là ở cấp địa phương. Nguyên nhân
chủ yếu là do thiếu nguồn lực và động cơ. Bản thân đa số thành viên của

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
92

các cơ quan dân cử là công chức trong bộ máy chính quyền; hơn nữa, tỷ
lệ chuyên trách rất thấp, nguồn lực về con người và tài chính đều bất cập.

4.3.5 Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án

Nhiệm vụ này hiện được giao cho Kiểm toán Nhà nước. Tuy
nhiên, vì nhiều nguyên nhân, số lượng dự án được kiểm toán hàng năm
rất ít. Theo Nguyễn Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp của Kiểm
toán Nhà nước, trung bình hằng năm, toàn ngành Kiểm toán Nhà nước
chỉ thực hiện kiểm toán từ 310 đến 350 dự án đầu tư công, tức là chưa
đến 1% tổng số dự án đầu tư công của cả nước. Trong số này, Kiểm toán
Nhà nước chuyên ngành thực hiện kiểm toán khoảng 22-25 chương
trình, dự án trọng điểm do các Ban quản lý dự án của trung ương và
ngành làm chủ đầu tư. Còn Kiểm toán Nhà nước khu vực thực hiện kiểm
toán chi tiết từ 6 đến 10 dự án đầu tư ở mỗi tỉnh.

Ngay cả với một mẫu kiểm tra rất nhỏ (chưa tới 1% tổng số dự
án), tổng kết của Nguyễn Anh Tuấn cho thấy “những hạn chế, thiếu sót
trong quản lý đầu tư xây dựng đã xảy ra ở tất cả các khâu của quá trình
đầu tư, làm giảm hiệu quả đầu tư, gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà
nước.

4.3.6 Đối với các dự án ODA

Đối với các dự án ODA, những mâu thuẫn về quy trình và quy
chuẩn thẩm định dự án của Việt Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói
riêng với đối tác quốc tế luôn là một nguyên nhân quan trọng khiến việc
thẩm định dự án bị chậm trễ. Hơn nữa, với đặc điểm của nguồn vốn
ODA còn phụ thuộc vào chính sách của các nhà tài trợ, ta không thể điều
phối được hoàn toàn nguồn vốn này nên trong thời gian qua nguồn vốn
ODA được đầu tư vào Vùng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm (i) thiếu sự điều phối hài hoà

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
93

giữa các nguồn vốn trong và ngoài nước. Các địa phương vẫn chưa xác
định được những khó khăn và thuận lợi khi sử dụng nguồn vốn ODA nên
dẫn đến việc không xác định được những lĩnh vực ưu tiên để vận động
ODA; (ii) các cơ quan trung ương chưa có những quy định, tiêu chí rõ
ràng về chính sách ưu tiên cụ thể cho các vùng, đặc biệt là các vùng khó
khăn như vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (iii) các nhà tài trợ có chính
sách riêng, đôi khi bị chi phối bởi động cơ chính trị nên chỉ mới quan
tâm đến một số lĩnh vực cụ thể của Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu
là nông nghiệp và phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo. Đồng thời,
về phần mình, ta chưa thành công trong việc thuyết phục các nhà tài trợ
dành nhiều ODA trong các lĩnh vực đòi hỏi tổng đầu tư lớn hơn vào
vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (iv) sự phối kết hợp giữa các ngành,
các cấp ở các tỉnh trong việc xây dựng, đề xuất dự án ODA cũng như
vận động và thực hiện các dự án chưa thật sự tốt; (v) đặc biệt, chưa có sự
phối hợp vận động ODA giữa các tỉnh trong cùng vùng Đồng bằng sông
Cửu Long mặc dù các tỉnh có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự
nhiên, kinh tế; (vi) ở các tỉnh trong vùng, cán bộ trực tiếp tham gia vào
quá trình quản lý, thực hiện dự án ODA còn yếu. Đây là một trong
những nguyên nhân gây quan ngại cho phía nhà tài trợ dành vốn ODA
cho vùng này.

Về quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO), kể từ khi
Nghị định số 93/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2010, các tỉnh thuộc
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chưa có vấn đề về mặt quản lý viện trợ
NGO. Về công tác vận động viện trợ: các tỉnh Vĩnh Long, Cần Thơ và
Tiền Giang có công tác vận động viện trợ tương đối tốt. Tuy nhiên, việc
tuân thủ quản lý các dự án, đặc biệt là tài liệu kèm theo Quyết định phê
duyệt dự án sử dụng viện trợ NGO còn chưa đúng với quy định.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
94

Tóm tắt Chương 4:


Như vậy, chương này của luận án đã trình bày về hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư công cũng như cơ chế, thực trạng quản lý đầu tư công ở Việt
Nam nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng.

Có thể thấy rằng, hiệu quả sử dụng đầu tư công của các tỉnh, thành
vùng ĐBSCL thời gian vẫn còn rất thấp. Điều này cho thấy có sự thất
thoát, lãng phí lớn trong việc sử dụng vốn đầu tư công tại vùng ĐBSCL.
Một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ cơ chế và thực trạng
quản lý đầu tư công còn nhiều hạn chế.

Phân tích thực trạng cho thấy, cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư
công của vùng hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề như: thứ tự ưu tiên đầu
tư chưa rõ ràng và nhất quán, sự phối hợp chưa hiệu quả giữa chính
quyền trung ương và địa phương, năng lực thẩm định dự án còn thấp,…
Những hạn chế, bất cập này dẫn đến việc lựa chọn dự án đầu tư, thực thi
dự án đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả, đầu
tư công dàn trải, gây ra nhiều thất thóat lãng phí trong đầu tư công.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
95

CHƯƠNG 5

NHỮNG DỰ BÁO VỀ KINH TẾ VÙNG ĐỒNG


BẰNG SÔNG CỬU LONG

Vùng ĐBSCL là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc
phòng, an ninh của cả nước, với tiềm năng phát triển đa dạng. Với việc
thực hiện hai mục tiêu chính là kiểm định thực nghiệm về tác động của
đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế và phân tích thực trạng về tình hình
đầu tư công cũng như cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công của vùng
ĐBSCL, luận án hi vọng mang lại cho người đọc một cái nhìn tổng thể
về đầu tư công của vùng ĐBSCL giai đoạn 2001-2014.

Dựa trên những phân tích có được, luận án hướng đến đề xuất một
số ý tưởng, hàm ý chính sách nhằm cải thiện tình hình đầu tư công, nâng
cao hiệu quả đầu tư ở vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, để có thể đưa ra những
hàm ý chính sách về đầu tư công hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế,
việc phân tích, dự báo về những thuận lợi, khó khăn cũng như định
hướng phát triển của vùng là điều cần thiết.

Hướng đến mục tiêu đó, chương này của luận án gồm hai phần cụ
thể: phần 1 trình bày những dự báo về những thuận lợi, khó khăn và
thách thức của vùng ĐBSCL, phần 2 là những định hướng, quan điểm
cũng như mục tiêu đầu tư công với tăng trưởng kinh tế bền vững vùng
ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025.

5.1 Dự báo về những thuận lợi, khó khăn và thách thức về đầu tư
công ở vùng ĐBSCL
5.1.1 Những thuận lợi

Vùng ĐBSCL là một trong những đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
96

của vùng Đông Nam Á, đồng thời là vùng đồng bằng có diện tích lớn
nhất Việt Nam, với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện khí hậu,
thời tiết thuận lợi và nguồn lao động dồi dào, nên có vị trí rất quan trọng
trong cơ cấu kinh tế quốc gia, đồng thời còn là vùng kinh tế xuất siêu của
cả nước, chủ yếu là xuất khẩu lúa gạo, trái cây và thủy sản (Trương Thị
Hiền, 2011).

Thành tựu phát triển kinh tế: tốc độ tăng GDP của khu vực
ĐBSCL bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%; giai đoạn 2011-
2013 đạt 10,63%; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 34,7 triệu
đồng; riêng 9 tháng đầu năm 2014, GDP tăng 8-8,5%, cao hơn so với
mức 6,19% của cả nước; vốn đầu tư của khu vực ước đạt 235.290 tỷ
đồng, dự kiến vượt kế hoạch 2,8%; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã
hội được giữ vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tập
trung khai thác các tiềm năng, lợi thế của vùng. Vùng ĐBSCL đóng góp
khoảng 18,5% GDP của cả nước, 55,6% sản lượng lúa, trên 50% sản
lượng trái cây, 54% sản lượng thủy sản, 90% sản lượng gạo xuất khẩu và
chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước,...(Nguyễn
Minh Sang, 2011; Võ Hùng Dũng & cộng sự, 2012; Nguyễn Song,
2016). Đó là những đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của
khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và của Việt Nam nói
chung. Tuy nhiên, nếu thực hiện tốt việc liên giữa các địa phương trong
vùng và với các vùng khác, vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ phát huy
hơn nữa tiềm năng và lợi thế sẵn có của mình để phát triển (Trương Thị
Hiền, 2011). Liên kết vùng miền, trong đó tập trung phát triển mạnh vào
những ngành, lĩnh vực mà các tỉnh, thành có lợi thế sẽ tạo động lực và
tạo đà cho sự phát triển chung của toàn khu vực. Đây là giải pháp có tính
chiến lược, khai thác được tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, thu
hút đầu tư, nguồn nhân lực và tiếp cận công nghệ mới, mở rộng thị

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
97

trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Về định hướng phát triển: hiện tại đã có các căn cứ quan trọng như
Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm
2025; quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với mục tiêu duy
trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng
năng xuất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt nhu cầu, thị trường
của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; nâng cao thu nhập, cải
thiện mức sống cho dân cư nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030 và phê duyệt nhiệm vụ điểu chỉnh quy hoạch xây dựng vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Văn bản
này xác định vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL là vùng trọng điểm sản
xuất lương thực, thủy sản, hoa quả, góp phần quan trọng bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia, đóng góp lớn và xuất khẩu nông thủy sản của
cả nước; là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện
lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây
Nam; là trung tâm dịch vụ và du lịch lớn của cả nước, trong đó có khu
du lịch quốc gia Năm Căn và đặc biệt là đảo Phú Quốc được xác định
xây dựng trở thành trung tâm giao thương quốc tế, khu du lịch quốc gia
với sản phẩm du lịch sinh thái chất lượng cao của khu vực Đông Nam
Bộ và lưu vực hạ lưu sông Mêkông; là cầu nối trong hội nhập quốc tế và
khu vực,... Thực hiện các mục tiêu nêu trên, Chính phủ sẽ ưu tiên các
nguồn lực và có chính sách phát triển chương trình, dự án chiến lược có
sức lan tỏa và phát triển vùng ĐBSCL và là cơ sở pháp lý quan trọng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
98

trong việc liên kết và phát triển của cả vùng ĐBSCL trong những năm
tới. Việc tổ chức triển khai thực hiện tốt các công trình, dự án nêu trên sẽ
tạo thuận lợi để đánh thức tiềm năng, cũng như việc khai thác có hiệu
quả các nguồn lực trong và ngoài khu vực để phát triển cả khu vực này.

Về thu hút đầu tư: đến thời điểm năm 2014 toàn vùng ĐBSCL có
904 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
11,8 tỷ USD, chiếm 5,3% số dự án và 4,93% về tổng vốn đầu tư của cả
nước. Riêng 9 tháng đầu năm 2014, có 66 dự án FDI được cấp giấy
chứng nhận đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 692 triệu USD. Các
dự án FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo,
bất động sản, điện, vận tải kho bãi, xây dựng, nông nghiệp, thủy sản,
dịch vụ lưu trú,... So với 6 khu vực khác trong cả nước vùng ĐBSCL xếp
thứ 4 về số dự án (đứng sau khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông
Hồng, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung) được cấp phép nhưng
lại đứng vị trí thứ 4 (trước các khu vực Trung du miền núi phía Bắc, Tây
Nguyên) về tổng vốn đăng ký, dù thu hút FDI thấp so với khu vực khác
trong cả nước nhưng tiềm năng và nhu cầu thu hút FDI còn rất lớn (đặc
biệt trong lĩnh vực chế biến bảo quản nông, thủy sản sau thu hoạch nâng
cao giá trị gia tăng cho sản phẩn nông thủy sản xuất khẩu). Có thể nói, so
với các vùng khác của Việt Nam, vùng ĐBSCL có những thế mạnh như:

- Có vị trí chiến lược, nằm trong khu vực có đường giao thông
hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, nối Nam Á và Đông Nam Á,
Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương; nằm giữa khu
vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam - một vùng phát triển năng động nhất Việt Nam, bên cạnh các
nước Thái Lan, Singapore, Malaysia,... Đây là vị trí thuận lợi cho giao
lưu quốc tế bằng đường thủy, hàng không và đường bộ. Về chiến lược

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
99

lâu dài, khi cơ sở hạ tầng của vùng được cải thiện, việc xuất nhập khẩu
hàng hóa có thể thực hiện ngay tại vùng, mà không cần phải vận chuyển
lên thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay. Đây là nhân tố quan trọng,
giúp làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của hàng
hóa Việt Nam.

- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là một trong những
đồng bằng phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương
thực lớn nhất trong cả nước. Với bờ biển dài trên 700km, giáp biển đông
và Vịnh Thái Lan, vùng có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế biển;
có đường biên giới giáp Campuchia qua 4 tỉnh Long An, Đồng Tháp,
Kiên Giang và An Giang, thuận lợi cho phát triển kinh tế cửa khẩu giữa
Việt Nam - Campuchia - Thái Lan. Tổng hợp những đặc điểm về khí
hậu, đất đai, biển, khoáng sản, ĐBSCL có những ưu thế đặc biệt để nhà
đầu tư phát triển các dự án chế biến thực phẩm, sản xuất lương thực,
thực phẩm, chế biến hàng xuất khẩu, du lịch sinh thái,...

- Có dân số đứng thứ ba trong cả nước, với chất lượng lao động
ngày càng được nâng cao, là nguồn cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho
các dự án trong vùng trong khi nguồn nhân lực tại các vùng khác của
Việt Nam ngày càng khó khăn hơn. Mặt khác, với mật độ dân cư đông
đúc, đây là một thị trường tiềm năng trong tương lai khi thu nhập bình
quân đầu người tăng lên.

5.1.2 Những khó khăn và thách thức của vùng ĐBSCL

Việc sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước của vùng
trong những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Trong nông
nghiệp còn nặng đầu tư vào các công trình thủy lợi (chiếm hơn 70%),
chủ yếu là thủy lợi phục vụ cây lúa, còn coi nhẹ đầu tư thủy lợi tưới cho
các loại cây công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thủy sản. Trong

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
100

công nghiệp và các ngành kinh tế, hầu hết các công trình đầu tư đã quá
chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất và chưa chú ý đúng
mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nền kinh tế, đặc biệt là vốn đầu
tư từ ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân khách
quan do đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xóa đói, giảm nghèo không
trực tiếp tạo ra GDP; nhưng chủ yếu do chủ trương đầu tư không đúng,
thiếu đồng bộ, lãng phí và thất thoát nghiêm trọng việc sử dụng vốn đầu
tư có nguồn từ ngân sách nhà nước, triển khai nhiều dự án quá chậm,
thường kéo dài thời gian đưa vào sử dụng, chất lượng các công trình
không bảo đảm tiêu chuẩn, nên phải sửa chữa, thậm chí làm lại. Thực tế
cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, cần nghiên cứu một
cách khách quan và khoa học các khu vực kinh tế và các nguồn vốn đầu
tư tương ứng với 3 nguồn vốn đầu tư chủ yếu là đầu tư phát triển của
Chính phủ, đầu tư của kinh tế tư nhân và kinh tế đầu tư nước ngoài.

Thiếu sự liến kết giữa các địa phương trong vùng và liên kết giữa
các vùng làm giảm năng suất lao động, giảm hiệu quả đầu tư của từng
địa phương, từng vùng và tác động đến môi trường đầu tư, hiệu quả đầu
tư và chất lượng tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Đây là yếu tố rất
quan trọng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt
Nam với thế giới bên ngoài. Do vậy, các địa phương trong quá trình xây
dựng và thực hiện kế hoạch phát triển của mình, cần phải đặc biệt lưu
tâm hơn đến yếu tố liên kết trong vùng và giữa các vùng, tạo lên sức
mạnh cộng hưởng trong đầu tư và phát triển. Cần lưu ý, dù có sự phân
chia theo địa giới hành chính, song cần xem ĐBSCL như một cấu trúc
tương đồng để hoạch định chính sách chung về đầu tư phát triển (diện
tích đất liền tự nhiên trên 40.000 Km2, khoảng 360.000 Km2 vùng biển

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
101

chủ quyền của Việt Nam, dân số trên 17 triệu người, điều kiện tự nhiên,
kinh tế - xã hội các tỉnh trong vùng khá đồng đều, cấu trúc văn hóa và
trình độ văn hóa có nhiều điểm tương đồng).

Còn những bất cập về cơ sở hạ tầng. Trong những năm gần đây,
đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là nhu cầu hết sức cấp bách của Việt Nam
và là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ, các Bộ, ngành và
chính quyền địa phương. Nhiều công trình lớn trong lĩnh vực hạ tầng
giao thông, năng lượng, cảng, phát triển đô thị, khu kinh tế, khu công
nghiệp do Chính phủ đầu tư vào khu vực ĐBSCL trong đó có nhiều công
trình lớn, có yếu tố liên kết vùng hoàn thành và đi vào hoạt động đã và
đang phát huy hiệu quả, mở ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu
tư trong nước và đầu tư nước ngoài,... Hệ thống cảng biển và cảng song
hiện nay cũng hoàn toàn chưa đáp ứng được yêu cầu (Diễn đàn doanh
nghiệp, 2012).

Nguồn nhân lực dồi dào nhưng chất lượng còn thấp. Mặc dù thời
gian qua Chính phủ đã và đang đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng
thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu cả
về số lượng và chất lượng lao động cho xã hội, trong đó có khu vực đồng
bằng sông Cửu Long tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực của vùng vẫn
còn ở mức thấp. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề luôn thấp hơn
turng bình của cả nước.

Một vấn đề nghiêm trọng khác, năm 2016, những tác động của
biến đổi khí hậu cùng động thái “giữ nước” của các quốc gia thượng
nguồn sông Mekong đã đẩy ĐBSCL vào tình trạng thiếu nước ngọt
nghiêm trọng và không thể chống chọi khi nước mặn xâm nhập. Tại
ĐBSCL, 95% kênh rạch là các kênh rạch được xây dựng từ thời Pháp
thuộc, Việt Nam chỉ xây dựng thêm và hoàn chỉnh một số kênh rạch.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
102

Thế nên mặc dù là vựa lúa lớn nhất cả nước, nền nông nghiệp ĐBSCL
hầu hết vẫn phụ thuộc vào mạng lưới nước tự nhiên và rất dễ bị tổn
thương trước tình trạng biến đổi khí hậu. Đầu năm 2016, 10/13 tỉnh bị
ảnh hưởng bởi hạn hán và nước mặn xâm lấn, nửa triệu hécta lúa bị mất
mùa và hàng triệu người đang thiếu nước ngọt sinh hoạt đã chứng minh
chúng ta không thể phụ thuộc vào hệ thống nước tự nhiên nữa mà cần
những biện pháp tổng thể, lâu dài( Phòng thông tin và truyền thông - Ban
chỉ đạo Trung Ương về phòng chống thiên tai, 2016).

5.2 Định hướng, quan điểm và mục tiêu đầu tư công với tăng trưởng
kinh tế bền vững.
5.2.1 Định hướng:

Với vị thế là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước; ĐBSCL giữ vai
trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và trong
chừng mực nào đó tạo dựng những cơ sở cần thiết cho tiến trình công
nghiệp hóa đát nước. Tuy nhiên, cho đến nay đầu tư công của nhà nước,
đặc biệt là đầu tư cho cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn còn không ít bất
cập so với nhiều vùng khác của cả nước.

Để tạo diều kiện cho ĐBSCL có mức tăng trưởng nhanh về kinh tế
- xã hội và tiến tới sự phát triển bền vững, cần xác lập những định hướng
cơ bản về đầu tư công để hỗ trợ, thúc đẩy cho tiến trình này. Các định
hướng này được phân tích, tổng hợp từ thực tế của địa phương cũng như
các báo cáo, văn bản pháp luật về quy hoạch phát triển vùng có liên quan
như Quyết định 245/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của thủ tướng chính
phủ; Báo cáo “quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng KTTĐ vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
103

2030” của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam (2012); Báo cáo “quy hoạch
phát triển điện lực vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025” của Viện Năng Lượng (2015); Báo cáo “quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”của viện nghiên cứu du lịch (2012).

Kết quả phân tích thực nghiệm cho thấy đầu tư công tại vùng
ĐBSCL chưa tạo được tác động tích cực, thúc đẩy tăng trưởng của vùng.
Phân tích thực trạng cho thấy đầu tư công của vùng còn dàn trải, manh
mún, chu trình quản lý đầu tư công chưa hiệu quả. Vì vậy, với nguồn lực
có hạn, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đầu tư công,
tái cơ cấu chi tiêu công và chọn lĩnh vực ưu tiên đầu tư là điều cần thiết.
Các nhà làm chính sách buộc phải đánh đổi, lựa chọn tập trung đầu tư
công nhiều hơn vào lĩnh vực, dự án này và ngược lại. Tuy nhiên, lược
khảo các văn bản về quy hoạch vùng ĐBSCL tổng thể và một số ngành
cho thấy, các ngành đều đặt ra mục tiêu phát triển cao và chỉ ra sự cần
thiết phải đầu tư ở từng ngành, từng lĩnh vực. Theo đó, để đạt được mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch, các định hướng về đầu tư
công có thể rút ra là:

- Đầu tư phát triển đồng bộ, hợp lý và có tính tới việc tạo ra các
mối liên kết KT - XH một cách có hiệu quả giữa 13 tỉnh ĐBSCL; lấy TP.
Cần Thơ làm trung tâm.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với những đặc điểm và
điều kiện KT - XH của vùng, gắn với vai trò và vị thế và các mối quan
hệ của vùng ĐBSCL đối với các vùng lân cận và cả nước.

- Hướng đầu tư công tiếp cận với xu thế hiện đại hóa và tạo cơ hội
cho ĐBSCL thực hiện tái cấu trúc KT - XH theo trào lưu hội nhập toàn
cầu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
104

- Xác định trật tự ưu tiên trong đầu tư công cho vùng ĐBSCL,
nhằm đảm bảo yêu cầu: vừa phát triển ổn định vừa tạo cơ hội cho bước
đột phá theo hướng: ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nông
nghiệp bền vững; đầu tư hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc
nhằm mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại, dịch vụ trong và ngoài nước
đi đôi với đầu tư phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục đào tạo, bảo vệ
sức khỏe và nâng cao phúc lợi cho người dân vùng ĐBSCL.

- Xác lập lộ trình đầu tư hợp lý nhằm vào việc khai thác có hiệu
quả các thế mạnh vốn dĩ của ĐBSCL.

- Hiệu quả đầu tư công của ĐBSCL luôn gắn với sự liên kết của
vùng với Tp HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (TP. HCM và
các tỉnh Đông Nam Bộ).

5.2.2 Quan điểm

Những quan điểm sau đây được định hình nhằm hiện thực hóa các
định hướng, là:

- Kết hợp đầu tư công của Nhà nước (ngân sách Trung ương) với
đầu tư của địa phương (ngân sách địa phương) và hợp tác công tư (PPP),
đồng thời huy động sức dân vào các công trình phúc lợi công cộng xã
hội. Ngân sách Trung ương chỉ hỗ trợ các công trình KT - XH có qui mô
lớn, có ý nghĩa quốc gia và vùng ĐBSCL. Ngân sách địa phương đầu tư
các công trình có qui mô vừa và nhỏ trực thuộc các đại phương quản lý.

- Xác lập các chuẩn mực đầu tư hiệu quả, khắc phục các hiện
tượng lãng phí, tham ô trong đầu tư; bởi đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật
thuộc các tỉnh ĐBSCL thường có chi phí cao gấp 2 đến 3 lần các vùng
khác trong nước.

- Đầu tư có trọng tâm, nhằm tạo sức bật cho cả vùng hoặc tiểu

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
105

vùng của ĐBSCL (Bắc hoặc Nam sông Hậu).

- Xem xét toàn diện hiệu quả KT - XH với sự kết hợp giữa lợi ích
trước mắt và lâu dài của vùng, có tính tới mối liên kết với các vùng kinh
tế hữu quan khác.

Trên đây là những quan điểm cơ bản hỗ trợ cho các “định hướng”
có tính khả thi. Để từng bước thực hiện hóa các định hướng và quan
điểm được đề cập cần hình thành các mục tiêu.

5.2.3 Các mục tiêu

Dựa vào các định hướng, quan điểm nói trên và đặc biêt là từ mục
tiêu trong quy hoạch các mục tiêu sử dụng hiệu quả đầu tư công được
xác định:

- Đến năm 2020, làm thay đổi đáng kể cơ sở hạ tầng nông nghiệp
(hệ thống thủy lợi, giống cây tròng, vật nuôi, phát triển công nghệ sinh
học phục vụ nông nghiệp…), nhằm tiến tới phát triển nông nghiệp bền
vững vào những năm 2025 và nhưng năm sau.

- Đến năm 2025 hệ thống giao thông vận tải phát triển tương đối
hoàn chỉnh cho toàn vùng, tác động đến sự phát triển tương ứng của
công nghiệp, thương mại, dịch vụ theo hướng hiện đại, giảm tỷ trọng giá
trị sản phẩm nông nghiệp trong cấu thành GDP toàn vùng. Theo đó là tổ
chức lại hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học; bảo đảm cho các em
học sinh trong độ tuổi được đến trường và nâng cao số sinh viên trên dân
số vùng từng bước đuổi kịp với các vùng khác trong cả nước. Mở rộng
và nâng cao chất lượng mạn lưới bảo vệ sức khỏe, theo đó sẽ cải thiện
đáng kể các nhu cầu về phúc lợi xã hội cho người dân ĐBSCL.

- Xác định việc xây dựng các công trình kinh tế - xã hội trọng
điểm, nhằm tạo sức bật cho toàn vùng hoặc tiểu vùng (Bắc, Nam sông

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
106

Hậu), thông qua Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, đồng thời liên kết khai thác
mọi năng lực sẵn có và các tiềm năng, hướng tới phát triển bên vững
ĐBSCL.

- Trước mắt cần tập trung mọi biện pháp chống biến đổi khí hậu,
hiện tượng nhiễm mặn, đi đôi với tái cơ cấu lại các vùng: cây lương
thực, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản, để ứng phó với thiên tai mà
ĐBSCL đang phải đối mặt.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
107

Tóm tắt Chương 5:

Vùng ĐBSCL là một vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế,
đặc biệt là kinh tế nông nghiệp như tài nguyên thiên nhiên phong phú,
khí hậu ôn hòa, vị trí địa lý thuận lời song thực tế vẫn chưa phát triển
tương xứng với tiềm năng.
Bên cạnh những thuận lợi, vùng ĐBSCL vẫn đang phải đối mặt
với nhiều khó khăn, hạn chế trên nhiều lĩnh vực như thiếu liên kết giữa
các tỉnh thành, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực
còn hạn chế,...Đặc biệt, năm 2016, những tác động của biến đổi khí hậu
cùng động thái “giữ nước” của các quốc gia thượng nguồn sông Mekong
đã đẩy vùng ĐBSCL vào tình trạng thiếu nước ngọt nghiêm trọng và
không thể chống chọi khi nước mặn xâm nhập, gây thiệt hại nặng nề cho
nền kinh tế và cuộc sống của người dân ĐBSCL.
Vì vậy, có thể nhận định rằng, các giải pháp để vùng ĐBSCL phát
triển bền vững trong bối cảnh hiện nay là một nhiệm vụ khó khăn, nhiều
thử thách song rất cần thiết và cấp bách.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
108

CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

6.1. Kết luận

Đúc kết lại, phân tích thực nghiệm giai đoạn 2001-2014 cho thấy,
đầu tư công của vùng ĐBSCL chưa tạo được tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế của vùng. Kết quả kiểm định thực nghiệm này phù hợp
với thực trạng đầu tư công ở vùng ĐBSCL trong những năm qua. Bên
cạnh những thành tựu đạt được, đầu tư công ở các tỉnh, thành vùng
ĐBSCL vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tỷ trọng vốn đầu tư công
trong tổng vốn đầu tư phát triển lớn, cơ cấu đầu tư công chưa hợp lý, sử
dụng vốn đầu tư không hiệu quả; chưa thúc đẩy được các nguồn vốn xã
hội khác. Chính từ những hạn chế này, luận án tiến hành phân tích cơ
chế và thực trạng quản lý đầu tư công ở vùng ĐBSCL nói riêng và Việt
Nam nói chung. Có thể nói, cơ chế và thực trạng quản lý đầu tư công còn
tồn tại rất nhiều vấn đề trong hầu hết các khâu từ định hướng đầu tư
công, thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư công cho đến kiểm tra và đánh
giá dự án.

Phân tích về những thuận lợi, khó khăn và thách thức của vùng
trong bối cảnh hiện nay cho thấy, giai đoạn tiếp theo được dự báo là
vùng ĐBSCL sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển
kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, dựa trên những phân tích thực nghiệm kết
hợp cùng phân tích thực trạng đầu tư công và quản lý đầu tư công, phần
tiếp theo của luận án đề xuất một số ý tưởng, hàm ý chính sách nhằm cải
thiện tình hình đầu tư công, nâng cao hiệu quả đầu tư ở vùng ĐBSCL
trong giai đoạn tiếp theo.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
109

6.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu


Căn cứ vào sự phân tích về những điều kiện, đặc điểm và những
đặc thù về kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, luận án nghiên cứu và phân
tích một cách có hệ thống trên các phương diện lý luận và thực tiễn để
tìm kiếm các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm nâng cao hiệu quả
đầu tư nói chung và đầu tư công nói riêng cho vùng ĐBSCL, với các nội
dung chính yếu như sau:

Thứ nhất, luận án tiếp cận với các quan điểm khoa học, đặc biệt là
các lý thuyết về mối quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế và
vận dụng lý thuyết đó vào việc hệ thống hóa các luận điểm khoa học nói
trên, hướng tới hình thành luận cứ khoa học xuyên suốt cho công trình
nghiên cứu và vận dụng nó vào điều kiện kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL.

Thứ hai, đối chiếu và minh chứng về lý thuyết được đúc kết với
thực tiễn kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, nhằm làm sáng tỏ thêm mối
quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế trong hoạt động kinh tế
- xã hội ở vùng ĐBSCL.

Thứ ba, tiếp cận với thực tế để phân tích và làm sáng tỏ hơn về
tác động tương hỗ giữa đầu tư công với tăng trưởng kinh tế trong hoạt
động thực tiễn vùng ĐBSCL và đánh giá đúc kết về những thành quả,
bất cập, hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế nhằm tìm ra
các giải pháp khắc phục.

Thứ tư, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn đã được đúc kết để hình
thành các giải pháp ở tầm vi mô và vĩ mô hướng vào việc hoàn thiện mối
quan hệ giữa đầu tư công với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội
vùng ĐBSCL.

Cuối cùng là hệ thống hóa toàn bộ nội dung của công trình
nghiên cứu và hàm ý và cơ chế chính sách ở tầm vĩ mô.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
110

Nhìn chung, luận án được thực hiện dựa trên sự vận dụng và kết
hợp các loại hình tư duy trong nghiên cứu khoa học, đồng thời bám sát
với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu được xác định và sử dụng hợp lý
các phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và phương pháp tiếp
cận thích ứng trong quá trình nghiên cứu.

6.3. Hàm ý về cơ chế và chính sách phát triển vùng ĐBSCL


Chiến lược đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ĐBSCL là một bộ
phận gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Tuy nhiên
do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, như đã phân tích ở trên, đặc
biệt là sự yếu kém kéo dài của hệ thống hạ tầng giao thông vận tải, vùng
ĐBSCL có điểm xuất phát chậm, còn nhiều bất cập và hạn chế so với
nhiều vùng kinh tế khác. Điều này đòi hỏi Nhà nước cần có sự phân tích
thấu đáo và toàn diện và thế mạnh, khó khăn, thời cơ và thách thức của
ĐBSCL và những đóng góp của ĐBSCL đối với tăng trưởng kinh tế - xã
hội của đất nước để có những chính sách, giải pháp thiết thực tác động
cho những chuyển biến tích cực của ĐBSCL. Điều này được thực hiện
thông qua nguyên tắc kết hợp quản lý kinh tế - xã hội theo ngành và lãnh
thổ (tức là kết hợp quản lý kinh tế - xã hội quốc gia giữa Trung ương và
Địa phương). Xuất phát từ nhận thức đó, có thể hình thành nên những ý
tưởng gợi mở về mối quan hệ đàu tư công với tăng trưởng cho vùng
ĐBSCL.
ĐBSCL đang phải đối mặt và ứng phó với biến đổi khí hậu và
nhiễm mặn. Sự kiện này là đông thái tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đên
tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL trước mắt và lâu dài.
Điều này đòi hỏi chính phủ cần có sự điều chỉnh qui hoạch tổng thể của
toàn vùng, bao gồm: cơ cấu kinh tế - xã hội tổng thể; cơ cấu ngành: công
nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, cơ cấu nội bộ ngành, đặc biệt là qui
hoạch các vùng kinh tế của ngành nông nghiệp: sản xuất cây lương thực

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
111

- nuôi trồng thủy sản - chăn nuôi gia súc và cây ăn quả, đi đôi với phát
triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,… Đồng thời, quy
hoạch lại các kế hoạch kinh tế - xã hội cho toàn vùng hoặc các tiểu vùng
(Bắc, Nam sông Hậu) và các khu công nghiệp, xác định các phương
hướng và chiến lược đầu tư công thích ứng, hợp lý và có hiệu quả.
ĐBSCL là một trong ba vùng chiến lược được Nhà nước quan tâm
gồm: vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ; ba vùng này đều có
biên giới với Trung Quốc, Lào và Campuchia, và hải phận, do đó, đều
có vị thế trong bảo vệ an ninh quốc gia. Tuy nhiên, ĐBSCL cũng có
nhiều khác biệt về vị thế và những đặc thù vốn có về cả lĩnh vực kinh tế
và xã hội. ĐBSCL ngoài vai trò bảo đảm an ninh lương thực và có ưu thế
xuất khẩu nông, thủy sản; còn có vùng kinh tế biển rộng lớn, hệ thống
giao thông thủy bộ, hàng không có khả năng giao lưu với các nước trong
khu vực và quốc tế, có nguồn nhân lực khá dồi dào, nếu được đào tạo sẽ
tạo sức bật lớn. Nhìn chung là còn nhiều tiềm năng và đa dạng, đóng góp
không nhỏ đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả
nước. Do vậy nếu có chính sách đầu tư bồng bộ với cơ chế hợp lý và có
hiệu quả, có thể sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển đột phá của vùng ĐBSCL
và cả nước.
Ban chỉ đạo Miền Tây được Chính phủ thành lập đã thể hiện một
tư duy chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc gia
của vùng. Ban chỉ đạo Miền Tây cũng có chức năng tham mưu với
Chính phủ về xây dựng cơ chế chính sách kinh tế - xã hội phù hợp với
quá trình phát triển của ĐBSCL. Tuy nhiên, hoạt động của Ban chỉ đạo
Miền Tây còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự gắn kết giữa các địa
phương trong vùng bằng “tiếng nói chung”. Do vậy sự liên kết giữa các
tỉnh ĐBSCL vẫn còn lõng lẻo. Có thể xem xét thành lập “Hội đồng Chủ
tịch các tỉnh ĐBSCL” và xây dựng cơ chế hoạt động của Hội đồng để có

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
112

sự liên kết thực sự hiệu quả hơn, thiết thực hơn giữa các địa phương mà
chính Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ với tư cách là “nhạc trưởng”.
Ngân sách địa phương các tỉnh ĐBSCL cần tăng mức đầu tư các
công trình hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, du lịch, văn hóa…) để
dành phần vốn ngân sách Trung ương cho các công trình hạ tầng kinh tế
quan trọng tạo sức bật tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho toàn vùng,…
Để thực hiện được điều này giải pháp quan trọng bậc nhất là tiết kiệm
chi thường xuyên của ngân sách địa phương, đi đôi với những biện pháp
tích cực trong chống lãng phí, tham ô và lấy nguyên tắc tiết kiệm là quốc
sách trong chi tiêu Ngân sách địa phương.
Để giảm đầu tư công của nhà nước vào các công trình kinh tế - xã
hội đặc biệt là các công trình lớn, cần tìm giải pháp hợp tác công - tư
(PPP) một cách hợp lý và bảo đảm tối ưu lợi ích giữa công và tư.
Thực hiện tích cực cổ phần hóa các doanh nghiệp do địa phương
quản lý mà Nhà nước địa phương xét thấy không cần nắm giữ để thu hồi
lại một phần vốn cần thiết cho nhà nước.
Với nguyên tắc quản lý theo ngành và lãnh thổ, đặc biệt các
ngành tài chinh - ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ tài chính hợp lý cho
các công trình đầu tư có ý nghĩa quan trọng, có hiệu quả, găn với yêu cầu
của địa phương hoặc của toàn vùng.
Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, thị trường tài
chính các tỉnh ĐBSCL cũng được mở rộng tương ứng. Để thị trường tài
chính hoạt động có hiệu quả cần hình thành một trung tâm tài chsinh của
vùng để phối hợp với điều hành. Trung tâm tài chính đó, ưu thế thuộc về
TP Cần Thơ.
Bằng lợi thế nằm gần các mỏ dâu khí ngoài thềm lục địa Tây
Nam, ĐBSCL cần được chính phủ khẩn trương có kế hoạch dẫn dầu và
khí vào đất liền, hình thành cụm công nghiệp dầu - khí và cung cấp chậm

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
113

nhất vào năm 2020. Điều này được hiện thực hóa sẽ là “đòn bẩy” giúp
cho ĐBSCL “cất cánh” và tạo ra bước tăng trưởng và phát triển kinh tế
bền vững. Nội dung này đã được đề cập ở phần “giải pháp”. Tuy nhiên
để nhanh chóng thực hiện hóa, thì điều này thuộc chức năng của các cơ
quan quyền lực.
Cần nhấn mạnh thêm biến đổi khí hậu và nhiễm mặn đang tiếp diễn
và ĐBSCL là nơi “đối mặt”; Chính phủ cần có chính sách ứng phó tích
cực, bằng huy động mọi nguồn lực cần thiết, kể cả nội và ngoại lực để
ĐBSCL có thể ứng phó và giữ vững được vị thế bảo đảm “an ninh lương
thực” quốc gia. Một yếu tố quan trọng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Để phát triển giáo dục - đào tạo và tạo nguồn nhân lực cao; các
tỉnh ĐBSCL cần có sự hợp tác hình thành quỹ du học với qui mô lớn để
góp phần đào tạo nhân tài cho vùng. Trong đó đặt lợi ích vùng lên trên,
không có sự “phân bổ“ bình quân giữa các địa phương, chủ yếu là coi
trọng chữ “tài” vì lợi ích “đại cuộc”.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là các thủ tục tài
chính có liên quan đến: đất đai, xây dựng, thuế, hải quan, tiếp nhận vốn
đầu tư nước ngoài… ở tất cả các khâu, các cấp và nhanh chóng cải thiện,
nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong khu vực ĐBSCL; giảm thiểu
thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư và kinh doanh
vào các tỉnh ĐBSCL. Đồng thời, trao cho Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ
quyền quyết định mức đầu tư cao hơn hiện hành từ vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) vào các tỉnh trong vùng.
Một nội dung nữa cũng cần đề cập là thực hiện thanh tra và kiểm
tra có hiệu lực các công trình đầu tư công. Bởi nó là sự đóng góp công
sức của toàn dân bằng thuế. Do vậy điều này phải được coi trọng, đặc
biệt là đối với ĐBSCL, bởi đầu tư ở đây có chi phí cao gấp nhiều lần các
vùng khác trong cả nước.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
114

6.4 Các giải pháp sử dụng hiệu quả đầu tư công nhằm tăng trưởng
kinh tế bền vững ĐBSCL

Các giải pháp được hình thành trước hết dựa vào thực tiễn được
đúc kết cũng như kết quả nghiên cứu được rút ra từ nghiên cứu này.Các
giải pháp được đề xuất theo trình tự dựa trên mức độ cần thiết, nhu cầu
bức xúc và tác động tích cực của nó đối với quá trình phát triển bền vững
của ĐBSCL.

6.4.1 Đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững - bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia và xuất khẩu
Thế mạnh của ĐBSCL là sản xuất lương thực, thực phẩm với gần
60% sản lượng lúa, 90% lượng lúa xuất khẩu và hơn 60% giá trị xuất
khẩu thủy hải sản của cả nước. Do đó, ĐBSCL được coi là 1 khu kinh tế
trọng điểm. Với ý nghĩa đó, cần đặt ưu tiên hàng đầu là phát triển nông
nghiệp bền vững cho ĐBSCL, trên các phương tiện sau:
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ tưới
tiêu chống hạn và chống nhiễm mặn do biến đổi khí hậu mà ĐBSCL
đang đối mặt, đặc biệt là các tỉnh Nam sông Hậu, tiếp tục hoàn chỉnh hệ
thông tưới tiêu, xã lũ Vùng Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên và
các vùng chịu nhiều ảnh hưởng của nhiễm mặn do biến đổi khí hậu.
- Xây dựng hệ thống đê biển để chống ngập mặn tràn vào đất liền
ảnh hưởng lớn đến canh tác và đời sống cư dân các tỉnh Kiên Giang, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Bến Tre,… Đồng thời, củng cố hệ thống đê
sông trên sông Tiền, sông Hậu và vùng tả sông Tiền.
- Phát triển các giống lúa có năng suất và chất lượng cao để tiêu
dùng và xuất khẩu, đặc biệt khẩn trương nghiên cứu các giống lúa chịu
mặn (từ 10‰) để ứng phó với hiện tượng nhiễm nặn đang rất bức xúc.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
115

- Quy hoạch lại các vùng trồng lúa, chủ yếu là các vùng ven sông
tiền, sông Hậu và những nơi bảo đảm nguồn nước ngọt lâu dài; vùng
nuôi trồng thủy sản; cây ăn quả và chăn nuôi súc vật có giá trị cao.
- Đầu tư cho sự “đột phá” của công nghệ sinh học phục vụ lai tạo
giống cây trồng vật nuôi, kể cả biến đổi gien thích ứng với môi trường và
hình thành một nền công nghiệp sạch cho ĐBSCL. Điều này, kinh
nghiệm đã có ở Thái Lan và đã đi trước Việt Nam một bước.
- Đầu tư hiện đại hóa công nghệ, thiết bị và nhân ực cho các viện
lúa, viện cây ăn quả, và viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, trung tâm
kỹ thuật và ứng dụng công nghệ ĐBSCL, nhằm phát triển các sản phẩm
nông nghiệp đa dạng, chất lượng cao và ổn định.
- Ngoài ra cũng cần đầu tư đáng kể cho trồng rừng, rừng phòng hộ
tạo môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển xâm nhập vào
đất liền. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là: ĐBSCL đang đối mặt với
biến đổi khí hậu, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, do vậy cần sử
dụng mọi biện pháp ứng phó để ĐBSCL phát triển nông nghiệp ổn định
và giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia. Bên cạnh đó, cần đề cập đến
cải thiện dân sinh bằng việc xây dựng các dự án cấp nước, thóat nước,
xử lý chất thải, các dự án cấp nước liên tỉnh: Sông Hậu I (Cần Thơ),
Sông Hậu II và III (An Giang).
6.4.2 Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông vận tải, tạo thêm
sức bật để tăng trưởng và phát triển KT - XH vùng ĐBSCL
Dân gian có câu:”Đại lộ - Đại phát”, “Trung lộ - Trung phát”,
“Tiểu lộ - Tiểu phát”. Điều này không sai, nếu nhìn lại quá khứ về hệ
thông giao thông của ĐBSCL . Từ một nền kinh tế “đóng”, nhưng chỉ
sau 10 năm gần đây khi hệ thống giao thông được khởi sắc như: mở rộng
Quốc lộ 1, xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - trung
Lương, Cầu vượt sông Tiền (Mỹ Thuận), Sông Hậu (Cần Thơ) và một số

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
116

đường huyết mạch khác trong vùng… kinh tế ĐBSCL đã khởi sắc. Điều
đó có thể được minh chứng bằng: mức tăng trưởng GDP tương ứng bình
quân các tỉnh ĐBSCL khoảng 11% và tăng năng suất từ 5-7% hàng năm.
Tuy nhiên, để ĐBSCL có khả năng khai thác các thế mạnh và tiềm
lực kinh tế của vùng, một nhân tố rất quan trọng là tiếp tục mở mang
đồng bộ hệ thống giao thông vận tải với các giải pháp căn bản sau:
Về hệ thống đường bộ:
- Đầu tư con đường cao tốc huyết mạch Trung Lương - Mỹ Thuận
- Cần Thơ, tạo nên tác động tích cực đến sự “chuyển mình” của toàn
vùng.
- Mở rộng đường Quốc lộ 1, từ Cần Thơ - Sóc Trăng - Bạc Liêu
đến tận đất mũi Năm Căn, phục vụ khai thác các nguồn lực kinh tế và
nâng cao trình độ dân sinh.
- Nâng cấp và mở rộng các quốc lộ: 30, 50, 53, 54, 57, 61, 63, 91
tạo giao lưu thông suốt giữa các tỉnh ĐBSCL nhằm tạo giao lưu kinh tế
toàn vùng.
- Mở rộng Quốc lộ 1 tuyến Cần Thơ - Phụng Hiệp (Hậu Giang),
và từng bước thực hiện đô thị hóa vùng Nam sông Hậu.
- Sớm hoàn thành đường Hồ Chí Minh - Trường Sơn đoạn qua
ĐBSCL đến đất mũi Cà Mau.
- Nâng cấp và mở rộng tuyến N1, nhằm rút ngắn giao lưu giữa các
tỉnh miền Tây Nam Bộ.
- Hoàn thành đường hành lang ven biển phía Nam từ cửa khẩu Xà
Xía đến Cà Mau.
- Xây dựng, mở rộng hoặc nâng cấp hệ thống đường bộ trên đảo
Phú Quốc nhằm phát triển và hiện đại hóa về du lịch và dịch vụ mang
tầm cỡ quốc tế.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
117

- Mở tuyến đường cao tốc Thành phố Cần Thơ - An Giang - biên
giới Campuchia phía Tây Nam, mở rộng giao thương và phát triển du
lịch (có thể được tính tới hình thức đầu tư PPP).
Đường sắt:
- Nghiên cứu phương án xây dựng đường sắt khổ 1435 mm từ
Thành phố Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Cần Thơ và hoàn thành vào năm
2025.
Hệ thống đường thủy:
Lợi thế ĐBSCL là giao lưu bằng hệ thống đường thủy, bởi sông
rạch chằng chịt, giao lưu thuận lợi và chi phí thấp. Đây cũng là nhu cầu
thực sự của người dân ĐBSCL. Do vậy nhà nước cũng cần đầu tư hợp lý
bằng việc kết hợp giữa vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa
phương, theo hướng sau:
- Nạo vét, mở rộng luồn kênh Quan Chánh Bố, đi đôi với nâng cấp
Cảng Cái Cui - Cần Thơ thành cảng trung tâm ĐBSCL, đồng thời xây
dựng các cảng vệ tinh ở Trà Vinh. Mở rộng giao lưu kinh tế của ĐBSCL
với các vùng khác (kể cả trong nước và quốc tế) mà không phải qua
Cảng Sài Gòn, giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩu.
- Nghiên cứu xây dựng các cảng biển tiếp nhận tàu 30 - 5- nghìn
DWT ở Trà Vinh, Sóc Trăng hoặc Cà Mau,…
- Phù hợp với chủ trương khai thác và phát triển kinh tế biển thành
một thế mạnh quốc gia, Nhà nước cần quan tâm hơn khai thác các nguồn
lợi trên các đảo (Nam Du, Thổ Chu, quần đảo An Thới,...) thuộc bờ biển
Tây Nam để vừa phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng và phân
bố lại dân cư trong thời gian tới .
Về đường sông:
Mở rộng luồng và xây bến bãi của tuyến: Cà Mau - Năm Căn;
tuyến Kiên Lương - Hà Tiên; tuyến Bạc Liêu - Cà Mau; tuyến Chợ Gạo

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
118

(Tiền Giang) - TP. HCM. Tuyến Chợ Gạo - TP. HCM là tuyến huyết
mạch trong giao thông giữa miền Tây và TP. HCM, trong đó, cần được
ưu tiên hàng đầu là việc mở rộng luồng và bến bãi.
Hệ thống giao thông thủy hàng không:
- Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa cảng hàng không Cần Thơ,
Cà Mau, từng bước trở thành những sân bay quốc tế, trước mắt là mở
rộng giao lưu với các nước Đông Nam Á….
- Nghiên cứu khả thi việc xây dưng sân bay tỉnh An Giang vừa
phục vụ cho dân sự và quốc phòng.
- Hiện đại hóa sân bay Phú Quốc, trở thành sân bay quốc tế có tầm
cỡ, tương xứng với quá trình phát triển của đảo Phú Quốc như là một
trung tâm du lịch và dịch vụ quốc tế.
6.4.3 Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc
- Về viễn thông và internet:
* Phát triển màn lưới viễn thông theo hướng hội tụ (công nghệ tích
hợp, ứng dụng công nghệ truy cập vô tuyến băng thông rộng phục vụ đa
năng)
Mở rộng truyền dẫn liên tỉnh, trước hết trong vùng ĐBSCL.
* Mạng internet: đổi mới công nghệ cung cấp đa dịch vụ.
- Dịch vụ bưu chính viễn thông:
Đáp ứng về trình độ công nghệ nhằm phục vụ tốt cho hoạt động
của các cơ quan nhà nước địa phương.
Phát triển mạnh các dịch vụ viễn thông công ích.
Hướng hoạt động bưu chính, viễn thông phục vụ cho chính quyền
điện tử: từ Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ đến các tỉnh thành phố từng khu
vực.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
119

6.4.4 Đầu tư phát triển công nghiệp cho tiến trình công nghiệp hóa
ĐBSCL:
Nhìn chung, toàn vùng ĐBSCL hiện nay vẫn đang trong tình trạng
của cơ cấu kinh tế nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Công nghiệp ở
ĐBSCL còn non yếu và chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cấu thành GDP
của toàn vùng và chủ yếu là công nghiệp chế biến…
Do vậy, ĐBSCL cần được nhà nước đầu tư những công trình lớn,
tạo động lực và đòn bẩy để tái cấu trúc kinh tế - xã hội theo hướng hiện
đại hóa.
Những trọng tâm đầu tư phát triển công nghiệp cho vùng ĐBSCL
cần hướng vào các ngành quan trọng là:
Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp năng lượng như:
+ Xây dựng và mở rộng các trung tâm điện lực: Ô Môn - Cần Thơ;
Duyên Hải - Trà Vinh; Long Phú - Sóc Trăng; Sông Hậu - Hậu Giang;
Kiên Lương - Kiên Giang và nhà máy nhiệt điện Phú Quốc và trung tâm
điện lục Cà Mau,… Theo đó là xây dựng hệ thống truyền tải: đường dây
500KV: Trà Vinh - Mỹ Tho, Ô Môn - Sóc Trăng và các vùng khác như:
Đồng Tháp Mười, Tư giác Long Xuyên và biên giới Tây Nam. Đồng
thời, cũng phát triển hệ thống điện gió để hòa vào lưới điện ĐBSCL. Mặt
khác cũng cần coi trọng việc áp dụng các nguồn năng lượng mới vào hệ
thống điện của vùng.
+ Xây dựng đường dẫn khí đốt từ bờ biển Tây Nam vào Cần Thơ
và khi có cơ hội sẽ xây dựng cụm công nghiệp dầu khí ở ĐBSCL - một
động lực cho phát triển kinh tế của vùng.
Việc phát triển hệ thống điện năng ở ĐBSCL có ý nghĩa quan
trọng đối với phát triển công nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu
hiện nay mà ĐBSCL đang phải đương đầu.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
120

+ Xây dựng hệ thống công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp tại
trung tâm ĐBSCL là thành phố Cần Thơ. Đầu tư cho chương trình này
có thể bằng đối tác công tư (PPP) là một lựa chọn hợp lý.
Có chính sách khai thác nguồn nguyên liệu “tại chỗ” dựa vào thế
mạnh của từng địa phương (như Bến Tre có ưu thế về cây dừa, các địa
phương khác cũng tương tự) để phát triển công nghiệp chế bến (sơ chế)
hạn chế xuất khẩu “nguyên liệu thô” ra ngoài tỉnh. Vừa góp phần phát
triển kinh tế địa phương vừa tạo việc làm tại chỗ cho người lao động. Sự
“đầu tư gián tiếp” của nhà nước ở đây chính là ưu đãi thuế đối với những
hoạt động này một cách hợp lý.
6.4.5 Mở rộng các hoạt động du lịch, dịch vụ
ĐBSCL còn nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch
sinh thái và du lịch “miệt vườn”. Nhưng hiện tại vẫn còn thiếu sự liên
kết toàn vùng; do vậy cũng gây không ít lãng phí những nguồn tài lực và
tạo thêm việc làm cho dân cúng trong vùng. Từ tầm nhìn đó, cần hướng
tới:
Qui hoạch “con đường” du lịch sinh thái xuyên ĐBSCL từ Long
An đến Cà Mau với nhiều sắc thái khác nhau đẻ thu hút du khách. Điều
đó, đòi hỏi cần có sự liên kết và phân công hợp tác toàn vùng và từng
tiểu vùng (Bắc sông Tiền, Bắc sông Hậu, Nam sông Hậu và vùng U
Minh, cực Nam Nam Bộ). Đi đôi với tạo sự khác biệt trong du lịch sinh
thái, du lịch vườn, du lịch vùng sông nước gắn với phát huy các đặc
điểm của từng địa phương.
Qui hoạch và đầu tư phát triển theo từng giai đoạn đảo Phú Quốc
thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế gồm có hệ thống sân bay, giao
thông, khu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dưỡng bệnh cao cấp,… phát triển
du lịch Phú Quốc còn tạo cơ hội cho đầu tư nước ngoài và thu hút nhiều
lao động trong vùng và cả nước - là một nguồn lợi lớn của quốc gia.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
121

Mở rộng vùng du lịch biên giới thông qua các khu kinh tế cửa
khẩu: Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình (An Giang), Mộc Hóa -
Đồng Tháp Mười (Long An) để từng bước nối với con đường du lịch qua
Campuchia và Thái Lan,…
Phát triển trung tâm du lịch ĐBSCL tại TP. Cần Thơ, bằng việc
xây dựng công viên có qui mô lớn hiện đại, biển nhân tạo, các khu liên
hiệp thể thao đa năng, quảng trường, có tầm cỡ khu vực và quốc tế, để
thu hút khách vùng ĐBSCL và du khách vãng lai trong và ngoài nước…
Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các loại hình dịch
vụ, tạo nhiều việc làm cho dân cư góp phần đáng kể cho tăng trưởng
kinh tế.
6.4.6 Đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo:
ĐBSCL hiện nay vẫn là nơi có tỷ lệ thấp nhất về số người học phổ
thông, đại học và đào tạo nghề (Tổng cục thống kê, 2016). Do vậy, để
khắc phục nó, cần có kế hoạch đầu tư lâu dài:
Trước hết về giáo dục phổ thông, cần có kế hoạch đầu tư hợp về
cơ sỏ hạ tầng và trường lớp. Hiện trạng trường lớp phổ thông, đặc biệt là
cấp tiểu học còn rất tạm bợ so với các vùng khác. Việc tới trường đối với
các em còn nhiều bất cập. Nhà nước và các địa phường, cần có chương
trình đầu tư tương xứng để cho các em đến tuổi đi học đều được đến
trường. Đây là nguồn chi lớn, cần có quá trình và một chiến lược quốc
gia.
Nâng cấp các trường Đại học hiện hữu ở các địa phương, đặc biệt
là các trường Đại học Cần thơ, Đại học Kỹ Thuật - Công nghệ Cần Thơ,
Đại học Y Cần Thơ, Đại học Trà Vinh, Đại học An Giang, và cụm Đại
học công lập Vĩnh Long…
Xây dựng một trung tâm Đại học ĐBSCL lấy “trục” là TP. Cần
Thơ - TP. Vĩnh Long. Ngoài những trường đại học hiện hữu và các

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
122

trường sẽ được nâng cấp lên đại học ở đây, cần mở thêm: Đại học Kiến
trúc, Đại học Văn hóa, Đại học Luật, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc
tế… Nâng cấp Đại học Cần Thơ hiện hữu thành Đại học chất lượng cao
theo chuẩn mực quốc tế.
Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống các trường nghề nhằm phục
vụ cho việc gia tăng các khu công nghiệp trong tương lai. Phát triển sự
nghiệp giáo dục, đào tạo tương xứng cho ĐBSCL, về lâu dài, không chỉ
đáp ứng nguồn nhân lực và nhân lực cao cho vùng mà cho nhu cầu của
đất nước.
6.4.7 Đầu tư hiện đại hóa mạng lưới bảo vệ sức khỏe vùng ĐBSCL
Mạng lưới bảo vệ sức khỏe ở ĐBSCL hiện còn yếu về nguồn nhân
lực và thiếu về thiết bị y tế hiện đại. Số người mắc bệnh hiểm nghèo và
bệnh khó chữa trị hoặc bệnh cấp tính đều được chuyển lên tuyến trên -
gây tình trạng quá tải cho các bệnh viện ở TP. HCM.
Để chia sẻ cho thành phố Hồ Chí Minh và giảm tốn kém cho bệnh
nhân; ĐBSCL cần qui hoạch hệ thống bệnh viện có sự liên kết toàn
vùng, lấy thành phố Cần Thơ làm trung tâm, theo hướng:
- Lấy thành phố Cần Thơ làm trung tâm y tế chất lượng cao cho
toàn vùng ĐBSCL, bằng việc xây dựng hoặc nâng cấp các bệnh viện đa
khoa, chuyên khoa; đặc biệt là các bệnh viện chuyên khoa ung bướu,
viện tim mạch, bệnh viện nhi đồng, bệnh viện phụ sản và bệnh viện chữa
trị các bệnh nhiệt đới và các bệnh hiểm nghèo khác…
- Nâng cao chất lượng điều trị các bệnh viện trung tâm của các
tỉnh, bảo đảm yêu cầu chữa trị tại địa phương. Bên cạnh đó, là nâng cấp
về thiết bị và qui mô của các bệnh viện tuyến huyện. Đồng thời, nâng
dần từng bước một số trạm y tế cấp xã thành những bệnh viện qui mô
nhỏ cho liên xã…

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
123

Hệ thống bệnh viện các tuyến cũng cần có sự liên kết hổ trợ nhau,
khắc phục tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên.
6.4.8 Xây dựng công trình văn hóa, thể dục, thể thao:
* Đầu tư các công trình văn hóa gắn với giáo dục truyền thống:
ĐBSCL là mãnh đất được khai mở cuối cùng của lưu dân người
việt. Nơi đây cũng lư lại nhiều di tích của một thời khai hoang mở cõi.
Do đó, các công trình văn hóa cần có sự gắn kết với giai đoạn lịch sử này
để giáo dục truyền thống. Từ ý tưởng đó cân xây dựng một bảo tàng tái
hiện sự kiện “ khai mở đất Phương Nam”, gắn với những “công thần”
khai mở thời nhà Nguyễn tại trung tâm ĐBSCL - thành phố Cần Thơ.
Bên cạnh đó là nâng cấp hoặc xây mới các trung tâm văn hóa từng
địa phương và cho cả vùng (tại thành phố Cần Thơ), phục dựng lại các bảo
tàng, văn hoa Khmer, Ốc Eo và các đền thờ ghi công các bậc tiền nhân
trong lịch sử mở manmg bờ cõi. Đồng thời, xây dựng một quảng trường
lớn cho ĐBSCL tại Cần Thơ phục vụ cho các lễ hội quan trọng của vùng và
xây dựng trung tâm triển lãm những thành tựu kinh tế ĐBSCL tại thành
phố Cần Thơ.
* Đầu tư các công trình thể dục, thể thao:
Chủ yếu là nâng cấp các công trình sẵn có ở các địa phương. Đặc
biệt là xây dựng một trung tâm thi đấu thể dục thể thao đa năng có tầm
vóc quốc tế cho toàn vùng ĐBSCL.
Đầu tư đồng bộ các công trình kinh tế - văn hóa - xã hội nói trên,
trực tiếp hay gián tiếp đều phục vụ cho quá trình tăng trưởng và phát
triển kinh tế đồng bộ của vùng ĐBSCL và đóng góp vào tăng trưởng và
phát triển kinh tế của đất nước và trực tiếp góp phần nâng cao đời sống
vật chất và tinh thân cho nhân dân ĐBSCL.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
124

6.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo


Để có thể đề ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu
quả thì việc xây dựng các mô hình toán đánh giá tác động của các yếu tố
đóng góp là hết sức cần thiết. Đồng thời để các dự báo có độ tin cậy cao
thì cần phải quan tâm đến vấn đề xây dựng hệ thống số liệu chính xác,
hoàn chỉnh. Từ kết quả tính toán, luận án xin đề xuất một số ý kiến về
hạn chế và hướng phát triển tiếp theo về đề tài này.
Có được tập hợp số liệu đầy đủ cho công tác nghiên cứu hiện nay
ở các địa phương là rất khó khăn. Thực tế cho thấy số liệu ở địa phương
thường không đầy đủ, các số liệu được lập vào nhiều giai đoạn nên
không thống nhất gây khó khăn cho việc so sánh, xử lý. Vì vậy tác giả
xin đề nghị Nhà nước cần sớm xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn
quy định thực hiện đối với công tác tập hợp, lưu trữ và thống kê số liệu
của từng cấp độ địa phương, đặc biệt là các hệ thống số liệu liên quan
đến phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các địa phương làm công
tác thống kê chính xác hiệu quả. Lãnh đạo các cấp phải xem công tác
thống kê là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó yêu cầu các tổ chức, cá nhân
hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác thống kê, nhằm góp phần phát
triển kinh tế tại địa phương.
Với điều kiện số liệu sẳn có ở các địa phương hiện nay, mô hình
có thể áp dụng phù hợp là mô hình tăng trưởng của Le & Suruga (2006).
Do hạn chế số liệu được tập hợp từ các tỉnh thành trong vùng ĐBSCL
nên có sự trùng lắp trong số liệu đầu tư công, đặc biệt là đối với các công
trình trọng điểm do Trung ương đầu tư và các hoạt động đầu tư công
mang tính chất liên vùng, liên tỉnh,... nếu tách được các số liệu này trong
dài hạn và ngắn hạn thì chắc chắn việc tính toán đem lại độ chính xác
cao hơn. Bên cạnh việc áp dụng các mô hình trên, nếu phối hợp với các

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
125

mô hình tăng trưởng nội sinh (điều kiện số liệu cho phép) thì kết quả
phân tích và dự báo sẽ tốt hơn.
Mặc dù đã đạt được một số yêu cầu nêu trong mục đích nghiên
cứu, nhưng luận án vẫn còn một số hạn chế: do thiếu số liệu nên kết quả
kiểm định mô hình của luận án đã thực hiện có thể bị giảm độ tin cậy
trong các tính toán; cũng vì hạn chế về mặt số liệu và kỹ thuật kinh tế
lượng, phương pháo và mô hình nghiên cứu sử dụng trong luận án còn
đơn giản. Tác giả luận án nhận thấy để nghiên cứu về lĩnh vực này đạt
kết quả cao hơn cần phải phối kết hợp nhiều mô hình và các phương
pháp nghiên cứu phong phú với điều kiện số liệu đầy đủ hơn./.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
126

DANH MỤC
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Ngô Anh Tín (2013), Đầu tư công và tăng trưởng kinh tế vùng Đồng
bằng sông Cửu Long - Tạp chí Phát triển và hội nhập số 15 (25) tháng
03-04/2013, trang 65, 66, 67.

2. Ngô Anh Tín (2013), Trái phiếu đô thị, kênh huy động vốn để đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng trong thời kỳ khó khăn về nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước thành phố Cần Thơ – Tạp chí Phát triển và hội nhập
số 11 (21) tháng 07-08/2013, trang 79, 80, 81, 82, 83.

3. TS. Võ Hùng Dũng và Ths. Ngô Anh Tín (2012), Đề tài cấp thành phố
“Hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào
thành phố Cần Thơ” - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – Chi
nhánh Cần Thơ.

4. Ngô Anh Tín (2012), Nâng chất lượng hạ tầng và dịch vụ khu công nghiệp
- Tạp chí Đầu tư nước ngoài số tháng 4/2012, trang 52, 53.

5. Trần Trung Kiên & Ngô Anh Tín (2017), Vai trò chính phủ và tăng
trưởng kinh tế: Góc nhìn từ chi tiêu công, quản trị công tại các quốc gia châu
Á - Tạp chí Phát triển và hội nhập số 32 (42) tháng 01-02/2017, trang
11, 12, 13, 14, 15, 16, 17.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
127

Tài liệu tham khảo


Abounoori, E., & Nademi, Y. (2010). Government Size Threshold and
Economic Growth in Iran. International Journal of Business and
Development Studies, 95-108.
Agénor, P. R. (2012). Public capital, growth and welfare: Analytical
foundations for public policy. Princeton University Press.
Altunc, O., & Aydin, C. (2013). The Relationship between Optimal Size
of Government and . Procedia - Social and Behavioral Sciences
92, 66-75.
Dương Minh Anh (2016, 07 04). Báo Nhân Dân Điện Tự. Retrieved 12
01, 2016, from http://www.nhandan.com.vn/:
http://www.nhandan.com.vn/tphcm/item/30051502-dau-tu-phat-
trien-vung-dong-bang-song-cuu-long.html
Phạm Thế Anh (2008). The composition of Goverment and economic
Growth. Vietnam Financial Journal, No 6.
Vũ Thành Tự Anh (2015). Chương trình giản dạy kinh tế Fullbright.
Retrieved 06 01, 2016, from http://www.fetp.edu.vn/:
http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP05-513-R1002V-2013-01-29-
15523330.pdf
Vũ Thành Tự Anh (n.d.). Chương trình giảng dạy Fullbright. Retrieved
06 02, 2016, from http://www.fetp.edu.vn:
http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP05-513-R1002V-2013-01-29-
15523330.pdf
Arai, R. (2011). Productive government expenditure and fiscal
sustainability. FinanzArchiv: Public Finance Analysis, 67(4), 327-
351.
Arslanalp, S., Bornhorst, F., Gupta, S., & Sze, E. (2010). Public capital
and growth. IMF Working Paper.
Aschauer, D. (1989). Is public expenditure productive? . J Monet Econ
23(2), 177–200.
Aschauer, D. (1998). The role of public infrastructure capital in Mexican
economic growth. Quarterly J Econ 96, 605–629.
Việt Âu., & Hồng Nhung (2012, 05 25). Đài phát thanh truyền hình
thành phố Cần Thơ. Retrieved 12 01, 2012, from
http://canthotv.vn/: http://canthotv.vn/ket-cau-ha-tang-dong-bang-
song-cuu-long-%E2%80%9Cnut-that%E2%80%9D-giao-thong/
Auteri, M., & Constantini, M. (2004). Fiscal policy and economic
growth: the case of the Italian regions. The Review of Regional
Studies, 34(1), 72.
Báo Điện Tử Giáo Dục Việt Nam. (2015). Báo Điện Tử Giáo Dục Việt
Nam. Retrieved 01 01, 2016, from http://giaoduc.net.vn/:

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
128

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Co-hoi-de-Dong-Bang-Song-
Cuu-Long-thoat-khoi-vung-trung-giao-duc-day-nghe-
post162033.gd
Báo người lao động. (2005). Báo người lao động. Retrieved 06 01, 2016,
from nld.com.vn: http://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/phat-trien-
giao-duc-dbscl-bao-gom-ca-linh-vuc-dao-tao-va-day-nghe-
125535.htm
Bateman, I. J., Carson, R. T., Day, B., Hanemann, M., Hanley, N., Hett,
T., et al. (2002). Economic Valuation with Stated Preference
Techniques. Edward Elgar Publisher.
Bose, N., Haque, M. E., & Osborne, D. (2003). Public Expenditure and
Economic Growth. A disaggregated Analysis for developing
Countries. Centre for Growth and Business Cycle Research,
Economic Studies, University of Manchester.
Brumby, J., & Verhoeven, M. (2010). Public Expenditure after the
Global Financial Crisis.
Chen, Shen-Tung, & Lee, C.-C. (2005). Goverment size and economic
growth in Taiwan: Athreshold regression approach. Journal of
Policy Modeling 27, 1051-1066.
Đặng Văn Cường (2015). Tác động của viện trợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Tạp chí Công nghệ
Ngân hàng 2015, số 114, 52-62.
Đặng Văn Cường, & Bùi Thành Hoài (2014). Tác động của chi tiêu công
đến tăng trưởng kinh tế: Minh chứng dữ liệu chuỗi tại TP. Hồ Chí
Minh. Tạp chí phát triển & Hội Nhập 18(28).
Dabla-Norris, E., Brumby, J., Kyobe, A., Mills, Z., & Papageorgiou, C.
(2012). Investing in public investment: an index of public
investment efficiency. Journal of Economic Growth, 17(3), 235-
266.
Phạm Thị Anh Đào (2015 ). Công khai, minh bạch trong đầu tư công
giải pháp phòng ngừa tham nhũng. Quản lý Nhà nước số 228, 32-
34.
Dar, A. A., & AmirKhalkhali. (2002). Government size, factor
accumulation, and economic growth: evidence from OECD
countries. Journal of policy modeling, 24(7) , 679-692.
Dessus, S., & Herrera, R. (2000). Public Capital and growth Revisited: a
Panel Data Assessment. Economic Development and Cultural
Change, 48, 407–418.
Devarajan, S., Swaroop, V., & Zou, H. (1996). The Composition of
Public Expenditure and Economic Growth. Journal of Monetary
Economics, Vol. 37, pp. 313–344.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
129

Diễn Đàn Doanh Nghiệp. (2012). Diễn Đàn Doanh Nghiệp. Retrieved 06
01, 2016, from http://enternews.vn/:
HTTP://ENTERNEWS.VN/DAU-TU-HA-TANG-GIAO-
THONG-TAI-DBSCL-CHO-VON.HTML
Nguyễn Xuân Điền (2015). Chính sách phân bổ vốn đầu tư công nhìn từ
thực tiễn tại Hà Giang. Tạp chí Tài chính số 6, 70-72.
Vũ Hùng Dũng (2012). Kinh tế Đồng Bằng Sông Cửu Long 2001-2011
tập 1. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ.
Ezcurra, R., Gil, C., Pascual, P., & Rapun, M. (2005). Public capital,
regional productivity and spatial spillovers. Ann Reg Sci 39, 471–
494.
Florio, M., & Vignetti, S. (2005). Cost-Benefit Analysis of Infrastructure
Projects in an Enlarged European Union: Returns and Incentives.
Economic Change and Restructuring, No. 38, 179-210.
Folster, T., & Henrekson, M. (2001). Growth effects of Goverment
Expenditure and taxation in rich countries. European Economic
Review 45, 1501-1520.
Fontaine, E. R. (1997). Project Evaluation Training and Public
Investment in Chile. American Economic Review, Vol. 87, No.2,
63-67.
Ghani, E., & Din, M. U. (2006). The impact of public investment on
economic growth in Pakistan . The Pakistan Development Review,
87-98.
Gupta, S., Clements, B., Baldacci, E., & Mulas-Granados, C. (2005).
Fiscal Policy, Expenditure Composition, and Growth in Low-
Income Countries. Journal of International Money and Finance,
24, 441–463.
Hansson, P., & Henrekson, M. (1994). A new framework for testing the
effect of government spending on growth and productivity. Public
Choice, 81(3-4), 381-401.
Haque, M. E. (2004). The Composition of Government Expenditure and
Economic Growth in developing Countries. Global Journal of
Finance and Economics, 1, 97-117.
Trương Thị Hiền (2011). Một số suy nghĩ về liên kết vùng ĐBSCL với
TP.HCM trong chiến lược phát triển kinh tế. Tạp chí phát triển
nhân lực số 5(26), 40-46.
Hye, Q., & Riaz, S. (2008). Causality betweenenergy
consumptionandeconomic growth:the case of Pakistan. Lahore J
Econ 13(2), 45-58.
IMF. (2005). Public Investment and Fiscal Policy—Lessons from the
Pilot Country. IMF.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
130

Kortelainen, M., & Leppänen, S. (2013). Public and private capital


productivity in Russia:a non-parametric investigation. Empir Econ
45, 193-216.
Kuhl Teles, V., & Andrade, J. (2008). Public investment in basic
education and economic growth. Journal of Economic Studies,
35(4), 352-364.
Lee, C., & Chang, C. (2005). Energy consumption and economic growth
in Asian economies: A more comprehensive analysis using panel
data. Resource Energy Econ 30, 50-65.
Matinez-López. (2005). Fiscal policy and growth: the case of spanish
regions. Economic Issues Vo.10, part1.
Dinh Hien Minh, Long, Hang & Hoang (2010). vnep.org.vn. Retrieved 4
20, 2016, from vnep.org.vn:
http://vnep.org.vn/Upload/beyond%20investment%20led-
growth.pdf
Mishra, S., & Chand, R. (1995). Public and Private Capital Formation in
Indian Agriculture: Comments on the Complementarity
Hypothesis and Others. Economic and Political Weekly 30 (25).
Mogues, T., Yu, B., Fan, S., & McBride, L. (2012). The impacts of
public investment in and for agriculture . IFPRI Discussion Paper,
No. 01217.
Moulton, B. R. (1986). Random group effects and the precision of
regression estimates. Journal of econometrics, 32(3), 385-397.
Moulton, B. R. (1990). An illustration of a pitfall in estimating the
effects of aggregate variables on micro units. The review of
Economics and Statistics, 334-338.
Đinh Thị Nga (2013). Chi tiêu công - Những nguyên tắc chủ yếu và thực
tiễn ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Kinh Tế số 1, số 416, 24-36.
Nguyễn Thị Cành, 2. (2008). Tác động của đầu tư vốn ngân sách đến thu
hút đầu tư tư nhân và tăng trưởng kinh tế. Tạp trí Phát triển Kinh
tế, số 215.
Nhóm soạn thảo báo cáo VDR12. (2012). Báo cáo phát triển Việt Nam
2012. Hà Nội: Trung Tâm Thông Tin Phát Triển Việt Nam.
Lê Khương Ninh, Tuyết & Thọ (2011). Ảnh hưởng của quy hoạch treo
đến tình trạng nghèo đói ở vùng ven đô thị đồng bằng sông Cửu
Long . Tạp chí Phát triển kinh tế số 245.
Odawara, R. (2010). A threshold Approach to measuring the Impact of
Goverment Size on Economic Growth. The George Washington
University.
Pereira, A. M. (2000). Is All Public Capital Created Equal? Review of
Economics and Statistics, 82:3, 513-518.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
131

Pereira, A. M. (2001). On The Effects of Public Investment on Private


Investment: What Crowds in What? Public Finance Review, 29, 3-
25.
Pereira, A. M., & Andraz, J. M. (2001). On the Impact of Public
Investment on the Performance of U.S. Industries. Public Finance
Review, 31, 66-90.
Rajaram, A., Le, T. M., Biletska, N., & Brumby, J. (2010). A diagnostic
framework for assessing public investment management. World
Bank Policy Research Working Paper Series.
Ramirez, M. (2004). Is public infrastructure spending productive in the
Mexican case? A vector error correction analysis. J Int Trade
Econ Dev 13(2), 159–178.
Richard, A., & Daniel, T. (2001). Managing public expenditure a
reference book for transition countries: A Reference Book for
Transition Countries . OECD Publishing.
Roache, S. K. (2007). Public Investment and Growth in the Eastern
Caribbean . IMF Working Paper .
Romp, W., & de Haan, J. (2005). Public Capital and Economic Growth:
a Critical Survey. EIB Papers 2/2005, European Investment Bank,
Economic and Financial Studies.
Nguyễn Minh Sang (2011, 10 15). Cục Xúc tiến thương mại. Retrieved
12 01, 2016, from http://www.vietrade.gov.vn/:
http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-dbscl/2403-
vi-tri-vai-tro-tiem-nang-va-the-manh-cua-vung-kinh-te-trong-
diem-vung-dbscl.html
Schaltegger, C. A., & Torgler, B. (2006). Growth effects of public
expenditure on the state and local level: evidence from a sample of
rich governments. Applied Economics 38(10, 1181-1192.
Hồng Sơn (2011). Hà Nội Mới. Retrieved 06 01, 2016, from
http://hanoimoi.com.vn/: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Chinh-
tri/530700/dau-tu-cong-khong-the-gong-them
Nguyễn Song (2016, 09 06). Cần Thơ Online. Retrieved 12 01, 2016,
from http://www.baocantho.com.vn/:
http://www.baocantho.com.vn/?mod=detnews&catid=72&p=&id=
183569
Swaby, R. (. (2007). Public Investment and Growth in Jamaica.
Kingston: Research and Economic Programming Division, Bank
of Jamaica.
Phòng thông tin và truyền thông - Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng
chống thiên tai. (2016, 05 12). Ban chỉ đạo Trung Ương về phòng
chống thiên tai. Retrieved 12 01, 2016, from
http://phongchongthientai.vn/: http://phongchongthientai.vn/tin-

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
132

tuc/hoi-nghi-truc-tuyen-tong-ket-cong-tac-phong--chong-thien-tai-
tu-nam-2015-den-nay-va-trien-khai-nhiem-vu-nhung-thang-tiep-
theo-nam-2016/-c2048.html
Lê Viết Thái (2012). Phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch và kế hoạch ở
Việt Nam – Thực Trạng và Giải Pháp. Kỷ yếu Diễn đàn Kinh tế
mùa Thu 2012. Hà Nội: Ủy ban Kinh tế Quốc Hội và Viện Khoa
học - Xã hội Việt Nam.
Nguyễn Hồng Thắng (2008). Củng cố chất lượng đầu tưcông. Hội thảo
khoa học: Chính sách đầu tư công và tập đoàn kinh tế nhà nước.
TP.HCM: Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
Vũ Đức Thắng (2013). Đầu tư công: những bất cập và giải pháp tháo gỡ.
Tạp chí Nghiên cứu Tài Chính Kế Toán số 12(125).
Sử Đình Thành (2011). Đầu tư công chèn lấn hay thúc đẩy đầu tư khu
vực tư nhân ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế số 251.
Sử Đình Thành (2014). Government Size and Economic Growth in
Vietnam: A Panel Analysis. Journal of Economic Development
No.222, 17-39.
Sử Đình Thành, & Bùi Thị Mai Hoài (2007). Đầu tư công và tham
nhũng. Hội thảo khoa học: Chính sách đầu tư công và tập đoàn
kinh tế nhà nước. TP.HCM: Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
Sử Đình Thành, & Bùi Thị Mai Hoài (2009). Lý thuyết Tài Chính Công.
TP.HCM: NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM.
Sử Đình Thành, & Bùi Thị Mai Hoài (2012). Xây dựng hệ thống giám
sát và đánh giá chi tiêu công dựa trên kết quả ở VN. Tạp chí Phát
triển Kinh tế số 258, 3-11.
Tô Trung Thành (2011). Đầu tư công “lấn át” đầu tư tư nhân? Góc nhìn
từ mô hình thực nghiệm VECM. Tạp chí Tài chính, 24-27.
Trần Thiện (2016, 05 26). Thời báo tài chính Việt Nam. Retrieved 12 01,
2016, from http://thoibaotaichinhvietnam.vn/:
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2016-05-
26/nhieu-du-an-lon-o-dong-bang-song-cuu-long-dang-moi-goi-
dau-tu-32036.aspx
Thịnh, N. H. (2015). Để vùng Tây Nam Bộ phát triển bền vững. Kinh tế
và Dự báo, 36-38.
Hoàng Thị Chinh Thon, Hương, & Thuỷ. (2010). Tác Động của chi tiêu
công tới tăng trưởng kinh tế tại các địa phương ở Việt nam .
VEPR.
Lê Thủy (2016, 02 19). Kinh Tế Và Dự Báo. Retrieved 12 01, 2016, from
http://kinhtevadubao.vn/: http://kinhtevadubao.vn/chi-tiet/221-
5278-dong-bang-song-cuu-long-thiet-hai-hon-1-000-ty-dong-boi-
xam-nhap-man.html

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
133

Lương Thu Thủy (2013). Phân cấp quản lý đầu tư công giữa trung ương
và địa phương ở Việt Nam . Tạp Chí Quản lý Nhà nước 2013, số
4, 441-46.
Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam. (2012). Báo Cáo Quy Hoạch Phát Triển
Giao Thông Vận Tải Vùng KTTĐ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long Đến Năm 2020 Và Định Hướng Đến Năm 2030. Hà Nội:
Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam.
Tổng Cục Thống Kê. (2014). Y tế Việt Nam Qua Tổng Điều Tra Cơ Sở
Kinh Tế, Hành Chính, Sự Nghiệp 2012. Hà Nội: NXB Thống Kê.
Tổng cục thống kê. (2016). Động thái và thực trạng Kinh tế - Xã hội Việt
Nam 5 năm 2011-2015. Hà Nội: NXB thống kê.
Tổng Cục Thống Kê. (n.d.). Tổng Cục Thống Kê. Retrieved 11 25, 2016,
from https://www.gso.gov.vn:
https://www.gso.gov.vn/danhmuc/HTCT_QG.aspx?ma_nhom=05
0305
Đỗ Thiên Anh Tuấn (2015). Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
Retrieved 6 1, 2016, from http://www.fetp.edu.vn/:
http://www.fetp.edu.vn/cache/MPP7-513-LN07V-
Dau%20tu%20cong%20&%20Quan%20ly%20dau%20tu%20con
g%20o%20VN--Do%20Thien%20Anh%20Tuan-2015-02-27-
11243871.pdf
Ủy ban Thường vụ quốc hội. (2008). Báo cáo kết quả giám sát thực hiện
chính sách, pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà
nước của các bộ, ngành, địa phương 2005-2007. Hà Nội: Quốc
Hội XII.
Trần Văn (2012, 04 30). Công thông tin điện tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu
Tư. Retrieved 11 27, 2016, from http://www.mpi.gov.vn/:
http://www.mpi.gov.vn/pages/tinbai.aspx?idTin=17761&idcm=23
5
Viện Năng Lượng. (2012). Quy hoạch phát triển điện lực vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Hà
Nội: Bộ Công Thương.
Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương. (2010). Báo cáo cạnh
tranh Việt Nam năm 2010. Hà Nội: Viện nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung Ương.
Huy Vũ (2016, 09 06). Tạp chí cộng sản. Retrieved 27 11, 2016, from
http://www.tapchicongsan.org.vn/:
http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te/2016/40897/Tao-
dong-luc-phat-trien-moi-cho-Vung-kinh-te-trong-diem.aspx
World Bank. (2007). Fiscal Policy for Growth and Development Further
Analysis and Lessons from Country Studies. World Bank.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
134

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
135

Mục lục

CHƯƠNG 1....................................................................................................... 1
1.1 Khái lược................................................................................................. 1
1.2 Sự cần thiết ý nghĩa của đề tài nghiên cứu .......................................... 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu của luận án ......................................................... 3
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................ 3
1.3.2 Các mục tiêu cụ thể .......................................................................... 4
1.4 Các câu hỏi được đặt ra ........................................................................ 5
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 5
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 5
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 6
1.6 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 7
1.7 Lược khảo tài liệu .................................................................................. 9
1.7.1 Lược khảo nghiên cứu của thế giới .................................................. 9
1.7.2 Lược khảo các nghiên cứu ở Việt Nam .......................................... 10
1.8 Những điểm mới của luận án .............................................................. 11
1.9 Cấu trúc của luận án ........................................................................... 13
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 14
2.1 Các khái niệm chính ............................................................................ 15
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế ........................................................................ 15
2.1.2 Đầu tư và đầu tư công..................................................................... 16
2.1.3 Nguồn vốn đầu tư công .................................................................. 19
2.1.4 Đối tượng đầu tư công .................................................................... 20
2.1.5 Đặc điểm của đầu tư công .............................................................. 21
2.1.6 Vai trò của đầu tư công................................................................... 23
2.1.7 Hiệu quả đầu tư công ...................................................................... 24
2.2 Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế .......................... 26
2.2.1 Khung phân tích ............................................................................. 26
2.2.2 Mô hình lý thuyết ........................................................................... 30
2.3 Quản lý đầu tư công ............................................................................. 32
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan ......................................... 34
2.4.1 Trên thế giới ................................................................................... 34
2.4.2 Việt Nam......................................................................................... 39
2.5 Tham chiếu kinh nghiệm thực tế về đầu tư công ở một số quốc gia
trên thế giới ................................................................................................. 43

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
136

Tóm tắt chương 2 ....................................................................................... 50


CHƯƠNG 3..................................................................................................... 51
3.1 Tổng quan tình hình kinh tế vùng ĐBSCL ....................................... 52
3.1.1 Khái lược về vùng ĐBSCL ............................................................ 52
3.1.2 Tình hình kinh tế vùng ĐBSCL...................................................... 54
3.2 Tình hình đầu tư công vùng ĐBSCL ................................................. 63
3.2.1 Nguồn vốn tài trợ đầu tư công........................................................ 63
3.2.2 Cơ cấu đầu tư theo ngành, lĩnh vực ............................................... 66
3.3 Phân tích thực nghiệm tác động của đầu tư công đến tăng trưởng
kinh tế vùng ĐBSCL .................................................................................. 73
3.3.1 Mô hình kiểm định ......................................................................... 73
3.3.2 Mô tả dữ liệu nghiên cứu ................................................................ 74
3.3.3 Phương pháp kiểm định .................................................................. 76
3.3.4 Kết quả và thảo luận ....................................................................... 78
Tóm tắt chương 3 ....................................................................................... 80
CHƯƠNG 4..................................................................................................... 81
4.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư .............................................................. 82
4.2 Chu trình dự án đầu tư công .............................................................. 84
4.2.1 Các dự án từ vốn ODA ................................................................... 84
4.2.2 Các dự án từ vốn nhà nước ............................................................ 85
4.3 Thực trạng quản lý đầu tư công ......................................................... 85
4.3.1 Về định hướng đầu tư ..................................................................... 86
4.3.2 Về thẩm định và lựa chọn dự án ..................................................... 89
4.3.3 Về triển khai dự án ......................................................................... 91
4.3.4 Về kiểm tra giám sát ....................................................................... 91
4.3.5 Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án .......................... 92
4.3.6 Đối với các dự án ODA .................................................................. 92
Tóm tắt chương 4 ....................................................................................... 94
CHƯƠNG 5..................................................................................................... 95
5.1 Dự báo về những thuận lợi, khó khăn và thách thức về đầu tư công
ở vùng ĐBSCL............................................................................................ 95
5.1.1 Những thuận lợi .............................................................................. 95
5.1.2 Những khó khăn và thách thức của vùng ĐBSCL ......................... 99
5.2 Định hướng, quan điểm và mục tiêu đầu tư công với tăng trưởng
kinh tế bền vững vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 102
5.2.1 Định hướng: .................................................................................. 102
5.2.2 Quan điểm..................................................................................... 104
5.2.3 Các mục tiêu ................................................................................. 105

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
137

Tóm tắt chương 5 ..................................................................................... 107


CHƯƠNG 6................................................................................................... 108
6.1. Kết luận .............................................................................................. 108
6.2. Nội dung và kết quả nghiên cứu ...................................................... 109
6.3. Hàm ý về cơ chế và chính sách phát triển vùng ĐBSCL .............. 110
6.4 Các giải pháp sử dụng hiệu quả đầu tư công nhằm tăng trưởng
kinh tế bền vững ĐBSCL ........................................................................ 114
6.4.1 Đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững - bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia và xuất khẩu .................................................................... 114
6.4.2 Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông vận tải, tạo thêm sức
bật để tăng trưởng và phát triển KT - XH vùng ĐBSCL ...................... 115
6.4.3 Hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc ....................................... 118
6.4.4 Đầu tư phát triển công nghiệp cho tiến trình công nghiệp hóa
ĐBSCL: ................................................................................................. 119
6.4.5 Mở rộng các hoạt động du lịch, dịch vụ ....................................... 120
6.4.6 Đầu tư phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo: ........................... 121
6.4.7 Đầu tư hiện đại hóa mạng lưới bảo vệ sức khỏe vùng ĐBSCL ... 122
6.4.8 Xây dựng công trình văn hóa, thể dục, thể thao: .......................... 123
6.5 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................... 124
Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 127

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
138

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Diễn giải


ADB Ngân hàng phát triển Châu Á (Asian Development
Bank)
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
EU Liên Minh Châu Âu (European Union)
FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp
Quốc (Food and Agricultural Organization of United
Nation)
FDI Vốn đầu tư nước ngoài (Forein Direct Investment)
FGLS phương pháp bình phương tổng quát khả dụng
(Feasible General Least Square)
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
NSNN Ngân sách nhà nước
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official
Development Assistance)
SWOT Phương pháp phân tích SWOT (Strengths,
Weaknesses, Opportunities and Threats analysis)
TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TW Trung Ương
WB Ngân Hàng thế giới (World Bank)
KT-XH Kinh tế - xã hội

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
139

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1 Thống kê mô tả vắn tắt dữ liệu nghiên cứu Trang 75


Bảng 2 Tương quan giữa các biến Trang 76
Bảng 3 Kết quả kiểm định thực nghiệm Trang 78
Bảng 4 Vốn đầu tư phát triển của vùng ĐBSCL theo Trang 70
nguồn vốn`
Bảng 5 Vốn đầu tư vùng ĐBSCL theo khu vực kinh tế Trang 71
Bảng 6 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư theo từng thành Trang 83
phần kinh té

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399
140

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Các Hình
Hình 1 Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL Trang 54
Các biểu đồ
Biểu Đồ 1 GDP các tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn Trang 55
2000-2014
Biểu Đồ 2 GDP vùng ĐBSCL và các vùng lân cận Trang 56
Biểu Đồ 3 Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL qua các năm Trang 57-
58

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ


Mail : luanvanaz@gmail.com
Phone: 0972.162.399

You might also like