Giải pháp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Giải pháp:

Tính đến hết quý III/2023, Việt Nam xuất khẩu được 16,16 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị
giá 77,85 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 39,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.Tại
thị trường trong nước, trong quý III/2023, giá heo hơi tăng vào đầu quý, tuy nhiên đến thời điểm
cuối quý III/2023 đà tăng bắt đầu yếu dần, sau đó giá thịt heo giảm và đi ngang. Giá heo hơi trung
bình cả nước tiếp tục giảm trong tháng 10/2023. Trong khi đó, giá thịt bò và thịt gà hơi (lông màu)
duy trì ở mức ổn định, không có nhiều biến động so với quý trước. Sản lượng thịt heo tăng, trong
khi nhu cầu thị trường yếu cùng với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên giá heo hơi giảm
trở lại. Sức mua vẫn chưa có nhiều cải thiện do người dân tiết kiệm chi tiêu. Hiện cung – cầu chăn
nuôi trong nước nhìn chung khá cân bằng, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Ngành thịt heo Việt Nam năm 2023 đối mặt với nhiều thách thức như: dịch tả heo châu Phi (ASF),
giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, biến động thị trường, ảnh hưởng của kinh tế thế giới,... Do đó, để
phát triển bền vững, ngành cần có những giải pháp sau:
1. Kiểm soát dịch bệnh và ổn định giá thức ăn chăn nuôi:
Về dịch bệnh chủ yếu duy trì các biện pháp phòng dịch ASF hiệu quả tại các trang trại, hộ gia
đình, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Điều này có thể dẫn đến việc tìm
kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế cho ngô; đậu nành và phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi
trong nước. Và một số giải pháp cụ thể là:
o Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh...
o Hỗ trợ người chăn nuôi tiêu hủy đàn heo mắc bệnh....
o Bồi thường thiệt hại cho người chăn nuôi do dịch bệnh gây ra.
o Tăng cường dự trữ các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi....
o Áp dụng các biện pháp bình ổn giá thức ăn chăn nuôi....
o Hỗ trợ người chăn nuôi mua thức ăn chăn nuôi....

2. Phát triển thị trường trong nước và phát triển chăn nuôi một cách bền vững:
Để đẩy mạnh và cạnh tranh thị trường thịt heo, chúng ta cần phải mở rộng thị trường xuất khẩu và
khuyến khích tiêu thụ thịt heo một cách an toàn. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi
trường trong chăn nuôi. Hỗ trợ người chăn nuôi áp dụng các mô hình chăn nuôi an toàn, thân thiện
với môi trường. Nghiên cứu và phát triển các giống heo có khả năng chống chịu tốt với biến đổi khí
hậu.
Tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại thịt heo. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ,
triển lãm trong nước và quốc tế. Áp dụng các chính sách thuế ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu
thịt heo, chẳng hạn như là sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và áp dụng các mô hình chăn
nuôi an toàn, thân thiện với môi trường.
3. Nguyên cứu hỗ trợ doanh nghiệp và người chăn nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cap của
các khách hàng mục tiêu:
o Đầu tiên, phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người chăn nuôi vay vốn đầu tư
phát triển chăn nuôi.
o Cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp và người chăn nuôi.
o Hỗ trợ doanh nghiệp và người chăn nuôi kết nối với các đối tác trong nước và quốc tế.
o Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi hiện đại.
o Áp dụng các chính sách giảm thuế, phí cho doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Ngoài những giải pháp trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước,
doanh nghiệp và người chăn nuôi để thực hiện hiệu quả các giải pháp, đưa ngành thịt heo Việt
Nam phát triển bền vững.
Kết luận : Ngành thịt heo Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên,
để phát triển bền vững, ngành cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả. Các
giải pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo, cần được điều chỉnh cho phù hợp
với điều kiện thực tế của từng địa phương.

You might also like