Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

ĐỀ 1:

Đọc thầm bài văn sau:


NGHÌN NĂ M VĂ N HIẾ N
Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội, ngôi trường được coi
là trường đai học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên
khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ
khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam
đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ cụ thể như sau:

Triều đại Số khoa thi Số tiến sĩ Số trạng nguyên


Lý 6 11 0
Trần 14 51 9
Hồ 2 12 0
Lê 104 1780 27
Mạc 21 484 11
Nguyễn 38 558 0
Tổng cộng 185 2896 46

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng
Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1306
vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền
văn hiến lâu đời.
(Nguyễn Hoàng)
Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành
các bài tập sau:
Câu 1: Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 2: Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất?
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 3: Triều đại nào tổ chức ít khoa thi nhất?
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 4: Triều đại nào có nhiều trạng nguyên nhất?
A. Trần
B. Lê
C. Lý
D. Hồ
Câu 5: Đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách ngạc nhiên vì điều gì?
A. Vì biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt
Nam.
B. Vì thấy Văn Miếu - Quốc Tử Giám được xây dựng từ rất lâu và rất to lớn.
C. Vì biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ.
D. Vì có nhiều tấm bia và vị tiến sĩ.
Câu 6: Từ nào dưới đây trái nghĩa với các từ còn lại ?
A. Nhỏ xíu
B. To kềnh
C. Nhỏ xinh
D. Bé xíu
Câu 7: Từ đồng nghĩa với từ “siêng năng” là :
A. Chăm chỉ
B. Dũng cảm
C. Anh hùng
D. Lười biếng
Câu 8: Gạch chân các từ trái nghĩa trong câu thành ngữ sau:
Lên thác xuống ghềnh
Câu 9: Gạch dưới một gạch từ “mắt” mang nghĩa gốc, gạch 2 gạch dưới từ
“mắt” mang nghĩa chuyển.
Đôi mắt của bé mở to.
Quả na mở mắt
Câu 10: Điền các từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:
(Văn Miếu - Quốc Tử Giám; 82 tấm bia khắc tên tuổi; đến khoa thi năm
1779)
Ngày nay, khách vào thăm.........................................................còn thấy bên
giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ
kính,......................................................1306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm
1442.....................................................như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

ĐỀ 2:
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
QUẢ CẦ U TUYẾ T
Tuyết rơi ngày càng dày.
Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng
thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại.
Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo
đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”.
Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết
đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng
sợ bỏ chạy.
Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném?
Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không.
Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.
Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:
- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!
- Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.
- Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói.
- Mình không đủ can đảm.
- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay
bạn, dìu bạn đi như một người bệnh.
Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài
người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt
bạn và nói:
- Các bác định đánh một đứa trẻ à?
Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã
đưa cụ già bị thương vào.
Cụ già ngồi trên ghế, tay bưng mắt kính.
Ga-rốp-phi khóc òa lên và ôm hôn đôi bàn tay của cụ già. Cụ già quạng tìm
cái đầu của cậu bé biết hối hận và xoa tóc nó:
- Cháu là một cậu bé dũng cảm.
(Theo A-mi-xi)
1. Câu chuyện gồm có những nhân vật nào?
A. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-rô, Ga-rốp-phi
B. Cụ già, cháu của cụ già, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
C. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-nê, Ga-rốp-phi
D. Cụ già, người hàng xóm bị vỡ cửa kính, Ga-rô-rô, En-ri-cô
2. Ai đã vô tình ném quả cầu tuyết trúng cụ già?
A. En-ri-cô
B. Ga-rô-nê
C. Ga-rốp-phi
D. Cháu của cụ già
3. Quả cầu tuyết làm cụ già bị thương ở đâu?
A. Bị thương ở mắt
B. Bị thương ở chân
C. Bị thương ở đầu
D. Bị thương ở mũi
4. Ai là người đã động viên cậu bé nhận lỗi?
A. En-ri-cô
B. Ga-rô-nê
C. Ga-rốp-phi
D. Cháu của cụ già
5. Vì sao cụ già khen cậu bé dũng cảm?
A. Vì cậu bé dũng cảm gỡ những mảnh kính găm vào da thịt giúp ông cụ.
B. Vì cậu bé chơi ném tuyết rất cừ.
C. Vì cậu bé dám dũng cảm nhận lỗi.
D. Vì cậu bé dám dũng cảm đánh nhau với những người lớn.
6. Em học được điều gì thông qua câu chuyện trên?
A. Cần đối xử lịch sự, lễ phép với những người xung quanh mình.
B. Cần kính trọng những người lớn tuổi, đặc biệt là người già.
C. Tự tin thể hiện bản thân mình trước đám đông.
D. Dũng cảm nhận lỗi và sửa sai khi mình mắc lỗi.
7. Xác định trạng ngữ trong những câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý
nghĩa gì?
a) Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới.
b. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm.
8. Câu tục ngữ “Sông có khúc, người có lúc” khuyên người ta điều gì?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
9. Đặt một câu cảm cho mỗi tình huống sau?
a) Cô giáo ra một bài toán khó, cả lớp chỉ có mình bạn Ngọc làm được.
.................................................................................................................................
b) Nhận được món quà sinh nhật của mẹ.
.................................................................................................................................

ĐỀ 3:
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MỘ T CHUYẾ N ĐI XA
Một người cha dẫn con trai của mình đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé
hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó. Hai cha con họ sống
chung với một gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến
đi thế nào?”
- Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.
- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.
- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn.
Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta
thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa
sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha
đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!
(Theo Quang Kiệt)
1. Hai cha con bạn nhỏ đã đi cắm trại ở đâu?
A. Trên núi
B. Ở một vùng quê
C. Ở gần biển
D. Ở công viên
2. Người cha muốn con đưa con đi cắm trại nhằm mục đích gì?
A. Muốn con gặp gỡ xóm làng, những người thân quen với người cha.
B. Muốn con được hít thở không khí trong lành.
C. Muốn con học cách chịu khổ.
D. Muốn con hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó.
3. Bạn nhỏ đã so sánh cuộc sống của gia đình bạn nhỏ với cuộc sống của gia đình
người nông dân như thế nào? Hoàn thành sơ đồ so sánh sau:
Gia đình bạn nhỏ có Những người nông dân có
......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

......................................................................... .........................................................................

4. Bạn nhỏ kết luận gì về cuộc sống bên ngoài?


A. Cuộc sống bên ngoài thật nghèo khổ và thiếu thốn!
B. Cuộc sống bên ngoài thật thú vị và nhiều điều lí thú!
C. Cuộc sống bên ngoài không hề như những gì bạn nhỏ đã tưởng tượng.
D. Cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp đẽ biết bao!
5. Em học tập được điều gì sau khi đọc xong câu chuyện này?
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
6. Gạch dưới trạng ngữ trong các câu sau?
a. Vì quá tham lam, con chuột ăn quá no, không chui qua được cái lỗ.
b. Do chăm chỉ học tập, tôi đã tiến bộ hơn trước.
7. Tìm những từ ngữ có chứa tiếng lạc để điền vào mỗi chỗ trống sau:
a. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến việc phát triển kinh tế địa phương nhằm xóa
bỏ đói nghèo, .......................
b. Bác Hồ luôn ......................., yêu đời dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

You might also like