Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

16/11/22

Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn


Đo Lường Chất Lượng TP.HCM

QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG

ĐẶC TRƯNG CHẤT LƯỢNG CƠ BẢN


CỦA PHÉP ĐO

Phép đo : Tập hợp các thao tác để xác định giá


trị của đại lượng.
Giá trị của đại lượng : Độ lớn của đại lượng
thường được diễn tả bằng một đơn vị đo nhân
với một số.
Tính thống nhất : kết quả thể hiện theo đơn vị
đo lường hợp pháp và sai số biết rõ ràng.
Độ chính xác cần thiết : tuỳ thuộc mục đích
sử dụng của phép đo.

CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH PHÉP ĐO

Phương tiện đo.


Phương pháp đo.
Người đo.
Các hoạt động đo lường : toàn bộ các công việc
khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là
tạo ra các yếu tố cần thiết để tiến hành được phép
đo.

1
16/11/22

MONG MUỐN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG


ĐO LƯỜNG

Cácđại lượng cần đo đều được đo.


Phép đo đảm bảo tính thống nhất và độ chính
xác cần thiết.
Đo lường luôn phát triển.
Chi phí đo ít nhất.

KHÁI NIỆM QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG

Quản lý đo lường là việc xây dựng và áp


dụng các cơ sở về khoa học, kỹ thuật, pháp
lý, tổ chức và kinh tế - xã hội để đạt được
tính thống nhất và độ chính xác cần thiết của
phép đo với chi phí ít nhất.

CÁC CƠ SỞ CỦA QLĐL


Cơ sở khoa học : Đo lường học.
Cơ sở kỹ thuật : Hệ thống chuẩn đo lường; Hệ
thống mẫu chuẩn và số liệu tra cứu chuẩn về
thành phần và tính chất của các chất và vật liệu;
Hệ thống các phòng kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm phương tiện đo; Hệ thống nghiên cứu,
thiết kế, đưa vào sản xuất, sử dụng phương tiện
đo.

2
16/11/22

CÁC CƠ SỞ CỦA QLĐL

Cơ sở pháp lý : Các luật lệ, các quy định về đo


lường. Phân loại cơ sở pháp lý về nội dung và về
cấp ban hành.
Cơ sở về tố chức : Các tổ chức được giao nhiệm
vụ quản lý đo lường.
Cơ sở về kinh tế - xã hội : Chính sách về đầu tư,
thuế, giá cả; tiền lương; đào tạo, giáo dục; tuyên
truyền, vận động …

ĐO LƯỜNG KHOA HỌC


Thiết lập, duy trì hệ thống đơn vị và hệ thống chuẩn
đo lường quốc gia

Tự nguyện, Theo quy


thoả thuận định
ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP
ĐO LƯỜNG CÔNG *Soạn thảo luật lệ.
NGHIỆP *Kiểm định.
*Liên kết chuẩn và phương *Phê duyệt mẫu PTĐ.
tiện đo trong công nghiệp *Công nhận, uỷ quyền KĐ.
với chuẩn quốc gia. *Quản lý sản xuất, nhập
*Quản lý , phát triển đo khẩu PTĐ.
lường tại doanh nghiệp *Quản lý phép đo và hàng
đóng gói sẵn.
*Thanh tra đo lường.

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QLNN VỀ ĐO


LƯỜNG
Luật đo lường 2011. Ngày 11/11/2011, Kỳ họp
thứ 2 Quốc hội khóa XIII thông qua Luật Đo
lường. Luật số 04/2011/QH13. 01 tháng 7 năm
2012 : LĐL có hiệu lực trên phạm vi cả nước.
NĐ 86/2012/NĐ-CP 19/10/2012 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo
lường.
Các Quy định của Bộ KH&CN và Tổng cục
TCĐLCL về các vấn đề quản lý đo lường cụ thể.

3
16/11/22

CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


VỀ ĐO LƯỜNG

Đối tượng là tất cả các thành phần kinh tế.


Quan tâm đo lường thương mại, an toàn, sức khoẻ và môi
trường.
Phân biệt và kết hợp chặt chẽ đo lường khoa học, đo lường
hợp pháp và đo lường công nghiệp. Đa dạng hoá các hình
thức và biện pháp quản lý; tôn trọng quyền của cơ sở sản
xuất – kinh doanh.
Hệ thống QLNN về đo lường cũng phải được quản lý.
Phù hợp quốc tế.

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG

Điều 8 Luật Đo lường (LĐL) quy định đơn vị đo lường gồm hai
loại :
1.Đơn vị đo lường pháp định ;
2.Đơn vị đo lường khác .
Đơn vị đo lường pháp định :
Theo Đ.8 LĐL, đơn vị đo lường pháp định bao gồm :
a)Đơn vị đo cơ bản thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
b)Đơn vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
c)Bội thập phân, ước thập phân của đơn vị đo cơ bản và đơn
vị đo dẫn xuất thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế;
d)Đơn vị đo không thuộc Hệ đơn vị đo quốc tế phù hợp với tập
quán trong nước và thông lệ quốc tế được quy định;
đ) Đơn vị đo được thiết lập bằng tổ hợp các đơn vị đo quy định
tại các đểm a, b, c và d nêu trên.

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG


Sử dụng đơn vị đo pháp định
Đ.9 LĐL quy định về sử dụng đơn vị đo. Theo đó :
Đơn vị đo pháp định phải được sử dụng trong các trường hợp sau
đây:
a) Trong văn bản do cơ quan nhà nước ban hành;
b) Trên phương tiện đo sử dụng trong hoạt động thanh tra,
kiểm tra, giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác;
c) Ghi lượng của hàng đóng gói sẵn;
d) Trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phương tiện đo được
sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán,
thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng,
bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư
pháp và trong các hoạt động công vụ khác.
đ) Trong hoạt động bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng
đồng, bảo vệ môi trường.

4
16/11/22

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG

Đơn vị đo lường khác


Khoản 5 Đ.8 LĐL quy định đơn vị đo lường khác bao gồm :
a) Đơn vị đo cổ truyền;
b) Đơn vị đo không được quy định là đơn vị đo lường pháp
định.
Sử dụng đơn vị đo khác
a) Đơn vị đo khác được sử dụng theo thỏa thuận, trừ các trường
hợp phải sử dụng đơn vị đo pháp định đã quy định.
b) Trường hợp giải quyết tranh chấp có liên quan đến sử dụng
đơn vị đo khác với đơn vị đo pháp định thì phải quy đổi sang
đơn vị đo pháp định.

ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG

Nghị định 86/2012/NĐ-CP, Chương 2 : Đơn vị đo.


Quy định cụ thể : Đơn vị đo pháp định; Sử dụng đơn
vị đo; Quy đổi đơn vị đo khác theo đơn vị đo pháp
định.
Thể hiện cụ thể ở 5 Phụ lục :
1. Đơn vị đo dẫn xuất;
2. Thiết lập bội thập phân, ước thập phân của đơn vị
đo;
3. Đơn vị đo theo thông lệ quốc tế;
4. Đơn vị đo chuyên ngành đặc biệt, đơn vị đo theo
tập quán trong nước;
5. Trình bày đơn vị đo pháp định.

CHUẨN ĐO LƯỜNG TRONG


LUẬT ĐO LƯỜNG MỚI
Điều 10 LĐL đã quy định hệ thống chuẩn đo lường của từng
lĩnh vực đo gồm chuẩn đo lường quốc gia, chuẩn đo lường
chính và chuẩn đo lường công tác :
1. Chuẩn đo lường quốc gia (chuẩn quốc gia) : là chuẩn
đo lường cao nhất của quốc gia được dùng để xác định giá
trị đo của các chuẩn đo lường còn lại của lĩnh vực đo.
2. Chuẩn đo lường chính (chuẩn chính) : là chuẩn đo
lường được dùng để hiệu chuẩn, xác định giá trị đo của các
chuẩn đo lường khác ở địa phương, tổ chức.
3. Chuẩn đo lường công tác (chuẩn công tác) : là chuẩn đo
lường được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
phương tiện đo

5
16/11/22

CHUẨN ĐO LƯỜNG TRONG


LUẬT ĐO LƯỜNG
Yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường
Đ.11 LĐL quy định các yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo
lường.
Theo đó yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường là :
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩn đo lường phải
được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng
hóa hoặc tài liệu kèm theo.
2. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp
với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công
bố hoặc được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm
quyền quy định áp dụng.

CHUẨN ĐO LƯỜNG TRONG LUẬT ĐO


LƯỜNG
Yêu cầu đối với chuẩn đo lường quốc gia : Đ.12 LĐL quy định các yêu
cầu đối với chuẩn đo lường quốc gia. Theo đó, yêu cầu đối với chuẩn đo
lường quốc gia là :
a) Chuẩn đo lường quốc gia phải đáp ứng yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo
lường.
b) Chuẩn quốc gia phải được thiết lập theo quy hoạch phát triển chuẩn quốc
gia.
c) Chuẩn quốc gia phải được phê duyệt; duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ
chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia.
d) Chuẩn quốc gia phải được định kỳ hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn
quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc
đã được so sánh với chuẩn quốc tế. Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn
quốc gia do tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia thực hiện.
e) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển chuẩn quốc gia.
g) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ
định tổ chức giữ chuẩn quốc gia; quy định chi tiết việc phê duyệt, duy trì,
bảo quản, sử dụng, hiệu chuẩn chuẩn quốc gia.

CHUẨN ĐO LƯỜNG TRONG


LUẬT ĐO LƯỜNG
Chuẩn đo lường chính, chuẩn đo lường công tác : Đ.14 LĐL đã quy định yêu
cầu đối với chuẩn chính, chuẩn công tác. Theo đó chuẩn chính, chuẩn công tác
phải đáp ứng các yêu cầu sau đây :
1. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản đối với chuẩn đo lường.
2. Chuẩn chính, chuẩn công tác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương
hoặc tổ chức tự thiết lập.
3. Việc duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn chính, chuẩn công tác được thực hiện
theo quy định của Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương
hoặc của người đứng đầu tổ chức giữ chuẩn đo lường này.
4. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn chính, chuẩn công tác phải bảo đảm phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được công bố thông qua việc định kỳ hiệu
chuẩn hoặc so sánh với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác
cao hơn đã được hiệu chuẩn.
5. Việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn chính, chuẩn công tác phải được thực hiện tại
tổ chức hiệu chuẩn đáp ứng các điều kiện LĐL quy định cho tổ chức kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm.
6. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 phải được
hiệu chuẩn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định và phải được chứng nhận phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.

6
16/11/22

CHUẨN ĐO LƯỜNG TRONG


LUẬT ĐO LƯỜNG
Chất chuẩn
1. Chất chuẩn là gì ?
Mục 4 Đ.3 LĐL đã giải thích khái niệm chuẩn đo lường và
chất chuẩn như sau :
Chuẩn đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện, duy trì
đơn vị đo của đại lượng đo và được dùng làm chuẩn để so
sánh với phương tiện đo hoặc chuẩn đo lường khác.
Chất chuẩn là một loại chuẩn đo lường đặc biệt có độ đồng
nhất và ổn định nhất định đối với một hoặc một số thuộc
tính. Chất chuẩn được sử dụng để hiệu chuẩn, kiểm định
thiết bị, phương tiện đo, đánh giá phương pháp đo hoặc để
xác định giá trị về thành phần, tính chất của vật liệu hoặc
chất khác.

PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG

I. Phương tiện đo nhóm 1, phương tiện đo nhóm 2


Điều (Đ.) 16 Luật Đo lường (LĐL) quy định các loại phương
tiện đo. Theo đó ta có phương tiện đo nhóm 1 và phương tiện đo
nhóm 2.
Phương tiện đo nhóm 1 : Là những phương tiện đo được sử dụng
trong nghiên cứu khoa học, điều khiển, điều chỉnh quy trình
công nghệ, kiểm soát chất lượng trong sản xuất hoặc các mục
đích khác không quy định cho phương tiện đo nhóm 2. Phương
tiện đo nhóm 1 được kiểm soát theo yêu cầu kỹ thuật đo lường
do tổ chức, cá nhân công bố.
Phương tiện đo nhóm 2 : Là những phương tiện đo được sử dụng
để định lượng hàng hoa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo
đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường,
trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt
động công vụ khác. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm soát
theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan quản lý nhà nước về
đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG

II.Yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo : Đ.17 LĐL


quy định các yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo. Theo
đó yêu cầu cơ bản đối với phương tiện đo là :
1.Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của phương tiện đo
phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc ghi trên nhãn
hàng hóa, tài liệu đi kèm.
2.Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự
can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.
3.Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù
hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá
nhân công bố hoặc do cơ quan quản lý nhà nước về đo
lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

7
16/11/22

PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG


III. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1 : Đ.18 LĐL
quy định các yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1.
Theo đó, yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 1 là :
• Đáp ứng các yêu cầu cơ bản của phương tiện đo.
• Được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo yêu cầu
của tổ chức, cá nhân hoặc khi có yêu cầu của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
• Việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo
nhóm 1 do tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập
khẩu, sử dụng phương tiện đo lựa chọn, quyết định
thực hiện tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm đáp ứng các điều kiện LĐL quy định cho tổ
chức kiểm đị nh, hiệu chuẩn, thử nghiệm.

PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG LUẬT ĐO LƯỜNG

IV. Yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2 : Đ.19 LĐL
quy định các yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2.
Theo đó, yêu cầu đối với phương tiện đo nhóm 2 là :
1. Đáp ứng các yêu cầu cơ bản của phương tiện đo.
2. Phải được kiểm soát về đo lường bằng một hoặc một số
biện pháp sau đây:
a) Phê duyệt mẫu khi sản xuất, nhập khẩu;
b) Kiểm định ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;
c) Kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng;
d) Kiểm định sau sửa chữa.
3. Việc phê duyệt mẫu, kiểm định phương tiện đo nhóm 2
phải được thực hiện theo các quy định tương ứng của LĐL.

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG

I. Khái niệm kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo giải
thích của Luật Đo lường
Điều (Đ) 3 Luật Đo lường (LĐL) đã giải thích các khái niệm
kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và khái niệm liên quan
như sau :
Kiểm định : là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật
đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Hiệu chuẩn : là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa
giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo
của đại lượng cần đo.
Thử nghiệm : là việc xác định một hoặc một số đặc tính kỹ
thuật đo lường của phương tiện đo, chuẩn đo lường.

8
16/11/22

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG
Hai khái niệm có liên quan : LĐL giải thích :
1. Yêu cầu kỹ thuật đo lường : là tập hợp các quy định về
đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường, phương
tiện đo, phép đo hoặc lượng của hàng đóng gói sẵn do tổ
chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định.
2. Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ
định : là tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định của
LĐL và quy định khác của pháp luật có liên quan, được
cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền xem xét,
đưa vào danh sách để tổ chức, cá nhân lựa chọn sử dụng
dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện
đo, chuẩn đo lường.

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG
II. Phê duyệt mẫu phương tiện đo : Theo quy định tại
khoản 2 Đ.19 LĐL, phê duyệt mẫu là một biện pháp kiểm
soát về đo lường áp dụng đối với phương tiện đo nhóm 2.
Phê duyệt mẫu phương tiện đo được quy định tại Đ.20
LĐL:
1. Phê duyệt mẫu phương tiện đo là việc do cơ quan nhà
nước về đo lường có thẩm quyền thực hiện để đánh giá, xác
nhận mẫu phương tiện đo phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo
lường quy định.
2. Việc thử nghiệm mẫu phương tiện đo để phê duyệt phải
được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định. Mẫu
phương tiện đo có thể được miễn, giảm thử nghiệm theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG
III. Kiểm định phương tiện đo : Đ.21 LĐL quy định về kiểm
định phương tiện đo. Các quy định đó là :
1. Việc kiểm định phương tiện đo do tổ chức kiểm định thực hiện
để đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện
đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
2. Phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định ban đầu trước khi
đưa vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng,
kiểm định sau sửa chữa.
Một số phương tiện đo nhóm 2 phải được kiểm định định kỳ
bằng hình thức kiểm định đối chứng. Việc kiểm định đối chứng
được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ
chức kiểm định được chỉ định.
3. Phương tiện đo nhóm 1 được kiểm định tự nguyện theo yêu cầu
của tổ chức, cá nhân có liên quan.

9
16/11/22

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG
IV. Hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường : Đ.22
LĐL quy định về hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo
lường. Các quy định đó là :
1. Việc hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường do tổ
chức hiệu chuẩn thực hiện để xác định, thiết lập mối quan
hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với
giá trị đo của đại lượng cần đo.
2. Chuẩn công tác dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện
đo nhóm 2 phải được hiệu chuẩn bắt buộc.
3. Phương tiện đo nhóm 1 và các chuẩn chính, chuẩn công
tác không dùng trực tiếp để kiểm định phương tiện đo
nhóm 2 được hiệu chuẩn tự nguyện theo yêu cầu của tổ
chức, cá nhân có liên quan.

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG
V.Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường : Đ.23
LĐL quy định về thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo
lường. Các quy định đó là :
1. Việc thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm thực hiện để xác
định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của
phương tiện đo, chuẩn đo lường.
2. Mẫu phương tiện đo nhóm 2 phải được thử nghiệm bắt
buộc trước khi phê duyệt trừ trường hợp được miễn, giảm.
3. Chuẩn chính, chuẩn công tác và phương tiện đo nhóm 1
được thử nghiệm tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá
nhân.

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG
VI. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; điều
kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; chi
phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm : LĐL đã có các quy định cụ
thể về nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; điều kiện
hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; chi phí kiểm
định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
1. Nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
Đ.24 LĐL quy định các nguyên tắc hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử
nghiệm. Các nguyên tắc đó là:
a) Độc lập, khách quan, chính xác; công khai, minh bạch về trình tự, thủ
tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm.
b) Tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được
công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm
quyền.
c) Tuân thủ quy định về bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm.

10
16/11/22

PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN,


THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG
LUẬT ĐO LƯỜNG
2.Điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm:
Đ.25 LĐL quy định các điều kiện hoạt động của tổ chức kiểm định, hiệu
chuẩn, thử nghiệm. Các điều kiện đó là :
a) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cung cấp dịch vụ kiểm định,
hiệu chuẩn, thử nghiệm phải đáp ứng các điều kiện sau đây :
+ Có tư cách pháp nhân;
+ Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
+ Có đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu đối với lĩnh vực hoạt động;
+ Đáp ứng yêu cầu về tính độc lập, khách quan;
+ Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với lĩnh vực hoạt động;
+ Đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước về đo lường có thẩm quyền.
b) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được chỉ định thực hiện kiểm
định, hiệu chuẩn, thử nghiệm bắt buộc phải đáp ứng điều kiện quy định nêu
trên và phải được chỉ định.

THÔNG TƯ 23/2013 – TT-BKHCN QUY ĐỊNH


VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PTĐ NHÓM 2

+ Ngày 26/9/2013 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã


ban hành Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo
lường đối với phương tiện đo nhóm 2 (PTĐ 2), cụ thể là vấn
đề kiểm định và phê duyệt mẫu đối với nhóm PTĐ này.
+ Thông tư đã quy định danh mục PTĐ 2, các biện pháp kiểm
soát về đo lường gồm phê duyệt mẫu (PDM); kiểm định ban
đầu (KĐBĐ), kiểm định định kỳ (KĐĐK), kiểm định sau sửa
chữa (KĐSSC) và chu kỳ kiểm định (CKKĐ) tương ứng với 59
PTĐ thuộc các lĩnh vực đo độ dài; khối lượng; dung tích, lưu
lượng; áp suất; nhiệt độ; hóa lý; điện, điện tử; âm thanh, rung
động; quang học.

THÔNG TƯ 23/2013 – TT-BKHCN QUY ĐỊNH


VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PTĐ NHÓM 2

Chương III của Thông tư 23 quy định cụ thể việc PDM


phương tiện đo, bao gồm các vấn đề:
 Yêu cầu đối với việc phê duyệt mẫu;
 Hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu;
 Xử lý hồ sơ đăng ký phê duyệt mẫu;
 Thử nghiệm mẫu;
 Miễn giảm thử nghiệm mẫu;
 Đánh giá mẫu;
 Hồ sơ kết quả thử nghiệm, đánh giá mẫu;
 Quyết định phê duyệt mẫu;
 Gia hạn hiệu lực, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, hủy bỏ hiệu
lực của quyết định phê duyệt mẫu.

11
16/11/22

THÔNG TƯ 23/2013 – TT-BKHCN QUY ĐỊNH


VỀ ĐO LƯỜNG ĐỐI VỚI PTĐ NHÓM 2

Chương IV của Thông tư 23 quy định cụ thể việc kiểm định PTĐ
nhóm 2.
Có 3 chế độ kiểm định : Kiểm định ban đầu; Kiểm định định kỳ, bao
gồm chế độ kiểm định đối chứng; Kiểm định sau sửa chữa.
Cần lưu ý các quy định sau :
Việc kiểm định do cơ sở có PTĐ lựa chọn, thực hiện theo thỏa
thuận với tổ chức kiểm định được chỉ định có phạm vi kiểm định
phù hợp.
Việc kiểm định do kiểm định viên đo lường của tổ chức kiểm
định được chỉ định thực hiện. Kiểm định viên đo lường phải
được chứng nhận và cấp thẻ theo quy định.
Việc kiểm định thực hiện theo quy trình kiểm định phương tiện
đo tương ứng do Tổng cục ban hành.
Chứng chỉ kiểm định làm theo mẫu thống nhất và có hiệu lực pháp
lý trên phạm vi cả nước.

Kiểm tra, Thanh tra, Xử lý vi phạm pháp luật về


đo lường trong LĐL
Luật quy định rõ trường hợp vi phạm hành chính về đo
lường: có số tiền thu lợi bất chính trong suốt quá trình vi phạm
lớn hơn mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường theo quy
định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng
hình thức phạt tiền với mức bằng từ 01 đến 05 lần số tiền thu
lợi bất chính đó. Số tiền thu lợi bất chính phải bị tịch thu. Cá
nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử
phạt bổ sung, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và thực
hiện các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành
chính.
Nghị định 86/2012/NĐ-CP Chương III và IV: quy định cụ thể
Cách xác định thu lợi bất chính do vi phạm pháp luật đo lường;
Trách nhiệm kiểm tra nhà nước về đo lường, Đoàn kiểm tra
và Kiểm tra đặc thù.

TRÁCH NHIỆM QLNN VỀ ĐO LƯỜNG


Chương VIII LĐL gồm 4 điều (từ Điều 53 đến Điều 56)
quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đo lường : trách
nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Khoa học và
Công nghệ; trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ; trách
nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp.
Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
đo lường trong phạm vi cả nước. Bộ Khoa học và Công
nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và
Công nghệ thực hiện việc quản lý nhà nước về đo lường.

12
16/11/22

TRÂN TRỌNG
CẢM ƠN !

THÔNG TIN LIÊN HỆ:


TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
CHẤT LƯỢNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Dịch vụ: HUẤN LUYỆN+TƯ VẤN –


KIỂM ĐỊNH/HIỆU CHUẨN – THỬ NGHIỆM
263 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM
Tel: (028) 3930 2790/3930 2733/ Fax: (028) 3930 2790
Email: tt_tdc.skhcn@tphcm.gov.vn

Thông tin huấn luyện+tư vấn chi tiết liên hệ:


Phòng Dịch vụ Kỹ thuật (tel: 0834 579 479/ (028) 3930 2790,
Email: dichvukythuat@smeq.com.vn)

13

You might also like