Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

ÔN TẬP ĐẦU NĂM HÓA 9

1/ Oxit : Oxit được chia làm 2 loại:


+ Oxit axit: là oxit của một phi kim với oxi
VD: SO2; CO2
+ Oxit bazơ: là oxit của một kim loại với oxi
VD: MgO; Al2O3
Cách gọi tên:
Tên kim loại + Oxit
Lưu ý: Nếu kim loại nhiều hóa trị phải kèm hóa trị
VD1: CaO: Canxi oxit
K2O: Kali oxit
Fe2O3: Sắt(III) oxit
Tên oxit axit:
(tiền tố) tên phi kim+(tiền tố) oxit

VD2: SO3: Lưu huỳnh trioxit


N2O5: Đinitơ pentaoxit
CO2: Cacbon đioxit
Bài tập
Phân loại oxit axit, oxit bazơ và gọi tên các hợp chất sau
NO, CO2, CaO, NO2 , Cu2O, MnO2, Cu2O, K2O, SO2, P2O

2. Axit
Khái niệm Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit,
các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
Công thức hóa học
HnA : A là gốc axit, n là hóa trị gốc axit
Phân loại
+ Axit không có oxi
Tên gọi: Tên axit= axit+ tên phi kim + hiđric

CTHH Tên axit Tên gốc axit

HCl Axit clohiđric Clorua


HBr Axit brom hiđric Bromua
H2S Axit sunfuhiđric Sunfua
+ Axit có oxi

CTHH Tên axit Tên gốc axit

HNO2 Axit nitrơ Nitrit


H2SO3 Axit sunfurơ Sunfit
HNO3 Axit nitric Nitrat
H2SO4 Axit sunfuric Sunfat
H2CO3 Axit cacbonic Cacbonat
H3PO4 Axit photphoric Photphat

3.Bazơ
Khái niệm : Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
nhóm OH
Công thức hóa học
M(OH)n : M là kim loai, n là hóa trị của kim loại
Phân loại
Bazơ tan
Bazơ không tan
Tên gọi
Tên bazơ= tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit
CTHH Tên bazơ
NaOH Natri hiđroxit
LiOH Liti hiđroxit
KOH Kali hiđroxit
Ca(OH)2 Canxi hiđroxit
Ba(OH)2 Bari hiđroxit
Al(OH)3 Nhôm hiđroxit
Cu(OH)2 Đồng (II)
hiđroxit
Fe(OH)2 Sắt (II) hiđroxit
Fe(OH)3 Sắt (III) hiđroxit
Mg(OH)2 Magie hiđroxit
Zn(OH)2 Kẽm Hiđroxit

Bài tập: Phân loại oxit axit, oxit bazơ, axit, bazơ và gọi tên các hợp chất sau
H2SO4, SO3, H2CO3, CO2, H3PO4, P2O5, NaOH, Al(OH)3, Na2O, Al2O3, Fe(OH)2,
Fe(OH)3, Fe2O3
3. MUỐI
Khái niệm
Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều
gốc axit
Công thức hóa học
MnAm : M là kim loại có hóa trị m , A là gốc axit có hóa trị n
Gọi tên
Tên muối: tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + gốc axit
Phân loại
Muối trung hòa
Muối axit

CTHH Tên muối Gốc axit

MgCl2 Magie clorua Clorua


ZnCl2 Kẽm clorua Clorua
NaHS Natri hiđro sunfua Hiđro sunfua
K2S Kali sunfua Sunfua
KHSO4 Kali hiđro sunfat Hiđro sunfat
FeSO4 Sắt (II) sunfat Sunfat
Na3PO4 Natri photphat Photpphat
Na2HPO4 Natri hiđro photphat Hidđro photphat
Ba(H2PO4)2 Bari đihiđro photphat Đihiđro photphat

4.Các công thức đã học


+ Định luật bảo toàn khối lượng:
Trong phản ứng hóa học:
A + B  C + D Công thức về khối lượng: mA + mB = mC + mD
+ Tỉ khối của chất khí
MA
. dA/B = MB dA/B: Tỉ khối của khí A đối với khí B
MA : khối lượng mol của khí A (g/mol )
MB : khối lượng mol của khí B
MA
. dA/kk = 29 dA/B: Tỉ khối của khí A đối với không khí

+ Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng, thể tích mol chất khí:
m
n
M n: số mol (mol), m : khối lượng của chất(g),
M: khối lượng mol (g/mol)

V
n
22,4 n: số mol (mol),
V: thể tích chất khí ở đktc

+ Nồng độ phần trăm của dung dịch.


m
C %  ct 100%
mdd
Mà mdd= mct + mdm

Trong đó: mct là khối lượng chất tan (g)


mdd là khối lượng dung dịch (g), mdm là khối lượng dung môi (g).

VD1: Hòa tan 10g đường vào 40g nước.Tính nồng độ phần trăm của dung dịch.
Giải
mct
Ta có: C%= .100%  C%đường = 10 .100%= 20%
m dd 50
VD2:Tính khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%.
Giải
C %.mdd C % NaOH.mdd 15.200
Ta có: mct =  mNaOH =   30 g
100% 100% 100

Bài tập:
1. Hòa tan hết 30g HCl vào 120g H2O thu được dung dịch HCl. Tính nồng độ phần
trăm dung dịch thu được?
2. Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%?
+ Nồng đô mol của dd:
Nồng độ mol (CM) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch.
n
CM = Trong đó: CM: nồng độ mol (M).
V
n: Số mol chất tan (mol)
VD 1: Trong 100ml dd có hòa tan 8g CuSO4. Tính nồng độ mol dd?
Giải:

Đổi: 100ml = 0,1 l

VD 2: Cần bao nhiêu gam H2SO4 nguyên chất để điều chế 200ml dd H2SO4 3M?
(H = 1, S = 32, O =16)
Giải: Đổi 200ml = 0,2 l

Bài tập
1. Cho 6,5g kẽm Zn vào 200ml dd H2SO41M.
a. Chất nào dư sau phản ứng? Khối lượng là bao nhiêu?
b. Nồng độ mol các chất sau phản ứng (giả sử Vdd sau phản ứng không thay đổi)

2.Hoà tan 13g kẽm Zn cần vừa đủ Vml dd HCl 2 M.


a. Viết PTPƯ.
b. Tính Vml
c. Tính Vkhí thu được (đktc).
d. Tính mmuối tạo thành.
BÀI TẬP
1. Hoàn thành phương trình hóa học sau:

a. KClO3 

t

b. Zn + H2SO4 

c. P2O5 + H2O 

d. CuO + H2 

t

e. KMnO4 

t
f. Mg + HCl 
g. Na + H2O 
h. K + H2O 
i. Ca + H2O 
j. SO3 + H2O 
k. Al + HCl 
l. Al + H2SO4 
2. Thực hiện chuối phản ứng sau:
a. S  SO2   SO3   H2SO4
b. P  P2O5   H3PO4
c. Na  Na2O   NaOH   NaCl
d. Al  Al2O3   Al2(SO4)3
3. Phân biệt oxit, axit, bazơ, muối và gọi tên các chất sau:
P2O5 , FeCl3 , NaOH , H3PO4 , HCl, MgO, Fe2O3, N2O5, H2SO4

4. Hòa tan hoàn toàn một lượng kim loại kẽm Zn trong dung dịch axit sunfuric
H2SO4 loãng dư, phản ứng tạo ra dung dịch ZnSO4 và 3,36 lít khí hidro H2
(ở đktc) .

a.Tính khối lượng kẽm đã dùng.


b.Tính thể tích không khí chứa 20% thể tích oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy
hết lượng khí hiđro H2 sinh ra từ phản ứng trên.

5. Cho 11,2 g bột sắt tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch HCl.

a. Tính thể tích khí hiđro sinh ra ở đktc.


b. Tính khối lượng muối thu ñược.
c. Tính khối lượng axit đã dùng
d. Tính nồng độ % axit đã dùng

6. Cho 20,4 gam nhôm oxit Al2O3 tác dụng với dung dịch axit sunfuric H2SO4 có
nồng độ 20% phản ứng xảy ra vừa đủ.

a. Tính khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành Al2(SO4)3.


b. Tính khối lượng dung dịch axit sunfuric H2SO4 tham gia.
c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng.
d. Nếu lấy lượng dung dịch axit sunfuric H2SO4 trên tác dụng 200ml dung
dịch barihiđroxit Ba(OH)2 phản ứng vừa đủ.
+ Tính nồng độ mol dung dịch barihiđroxit Ba(OH)2 tham gia
+ Tính khối lượng kết tủa tạo thành

7. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với axit H2SO4 2M, phản ứng xảy ra
vừa đủ.

a. Tính thể tích axit H2SO4tham gia phản ứng.


b. Tính khối lượng muối tạo thành.
c. Để trung hòa hết lượng axit H2SO4 trên cần bao nhiêu khối lượng KOH

8. Hòa tan 11,2 g sắt vào dung dịch H2SO4 20 % phản ứng vừa đủ.

a. Tính khối lương muối tạo thành và thể tích khí H2 sinh ra ở đktc
b. Tính khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng
c. Nếu lấy 1/2 lượng dung dịch H2SO4 trên tác dụng với 200 ml dung dịch
Ba(OH)2
+ Tính nồng độ mol dung dịch Ba(OH)2 tham gia
+ Tính khối lượng kết tủa tạo thành.

9. Cho 20,4 gam nhôm oxit Al2O3 tác dụng với dung dịch axit sunfuric H2SO4 có
nồng độ 20% phản ứng xảy ra vừa đủ.

a. Tính khối lượng muối nhôm sunfat tạo thành Al2(SO4)3.


b. Tính khối lượng dung dịch axit sunfuric H2SO4 tham gia.
c. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng.
d. Nếu lấy lượng dung dịch axit sunfuric H2SO4 trên tác dụng 200ml dung
dịch barihiđroxit Ba(OH)2 phản ứng vừa đủ.
+ Tính nồng độ mol dung dịch barihiđroxit Ba(OH)2 tham gia
+ Tính khối lượng kết tủa tạo thành

10. Cho 31 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ

a. Tính nồng độ mol dung dịch bazơ


b. Cho dung dịch axit sunfuric H2SO4 có nồng độ 20 % , có khối lượng
riêng D=1,14 g/ml tác dụng với dung dịch bazơ trên
+ Tính khối lượng muối natrisunphat Na2SO4 tạo thành
+ Tính thể tích dung dịch axit sunfuric H2SO4 cần dùng để trung hòa hết
lượng bazơ nói trên .

You might also like