Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Cơ chế tham gia của nhân dân trong phòng chống tham nhũng của Trung

Quốc và một vài kinh nghiệm cho Việt Nam

People's participation mechanism in anti-corruption in China and some


experiences for Vietnam

TS. Phạm Thị Duyên Thảo1


TS. Phạm Lương Khiển2

Tóm tắt: Bài viết tập trung phân tích cơ chế pháp lý và thực tiễn việc tham
gia của nhân dân trong phòng chống tham nhũng (PCTN) ở Trung Quốc và Việt
Nam, đánh giá những thành tựu và hạn chế của cơ chế này ở hai nước. Bài viết
cũng làm rõ những điểm tương đồng nhất định giữa Việt Nam và Trung Quốc liên
quan đến PCTN của nhân dân nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn. Từ những ưu
điểm và nhược điểm của cơ chế tham gia của nhân dân vào phòng chống tham
nhũng ở Trung Quốc, Việt Nam xem đó là một vài kinh nghiệm nên học hỏi liên
quan đến quản trị nhà nước và PCTN. Nghiên cứu gợi mở những giải pháp mang
tính chất tiền đề để Việt Nam có thể vận dụng được những kinh nghiệm tốt, tránh
những bất cập từ các đặc thù PCTN của nhân dân ở Trung Quốc, hướng đến tăng
cường hiệu quả sự tham gia của nhân dân trong PCTN, phù hợp với yêu cầu và
thực tiễn ở Việt Nam.
Từ khoá: phòng chống tham nhũng; cơ chế; nhân dân; Việt Nam; Trung
Quốc; bài học kinh nghiệm…

1
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; ptduyenthao@gmail.com; 098 111 2455
2
Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; khienvnu@gmail.com; 0986740292
1
Summary: The article focuses on analyzing the legal mechanism and
practice of people's participation in anti-corruption (anti-corruption) in China and
Vietnam, evaluating the achievements and limitations of this mechanism in the
two countries. The article also clarifies certain similarities between Vietnam and
China related to people's anti-corruption from a theoretical and practical
perspective. From the advantages and disadvantages of the people's participation
mechanism in anti-corruption in China, Vietnam consider them as experiences
that should be learned for Vietnam related to state governance and anti-
corruption. The study suggests preliminary solutions so that Vietnam can apply
good experiences, avoid shortcomings from the specific characteristics of anti-
corruption of the people in China, aiming to increase the effectiveness of
participation. of the people in anti-corruption, in accordance with the
requirements and reality in Vietnam.
Keywords: anti-corruption; mechanism; people; Vietnam; China; Lessons
learned…

2
1. Cơ chế tham gia của nhân dân trong phòng chống tham nhũng ở
Trung Quốc
PCTN của Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban Chấp hành
Trung ương (TƯ) Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc. Năm 2005, TƯ ĐCS
Trung Quốc ban hành "Cương lĩnh xây dựng và thực thi kiện toàn hệ thống giáo
dục, chế độ giám sát, coi trọng trừng trị và đề phòng tham nhũng". Năm 2007, Ủy
ban Kiểm tra và Kỷ luật TƯ ĐCS Trung Quốc đã công bố "Một số quy định về
nghiêm cấm lợi dụng những lợi ích trong công tác để mưu cầu lợi ích không
chính đáng cho cá nhân". Cùng với các văn kiện liên quan, đây là cơ sở tư tưởng
quan trọng trong xây dựng chính sách pháp luật về PCTN của Trung Quốc.
Các triều đại phong kiến Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến công tác phòng
chống tham nhũng và, coi việc quản lý tham nhũng là một vấn đề quan trọng, ảnh
hưởng đến nền tảng của quản trị quốc gia, qua đó đã hình thành một số biện pháp
chống tham nhũng thiết thực và hiệu quả trong thực tiễn quản lý nhà nước thời kỳ
phong kiến.
Cao Đào (một thủ lĩnh các bộ tộc Trung Quốc thời Nhà Hạ- triều đại phong
kiến đầu tiên của Trung Quốc) là người đi tiên phong trong việc trừng phạt tội
tham nhũng ở Trung Quốc. Cao Đào được mệnh danh là “người khởi xướng công
lý Trung Quốc”. Ông đã xây dựng luật hình sự sớm nhất và cho rằng “tham lam
dẫn đến quan chức tham nhũng”, quan chức phạm tội tham nhũng phải bị xử
phạt.
Nhà Tần sau đó chịu sự ảnh hưởng lớn của Pháp gia nên phổ biến hình phạt
nghiêm khắc, coi quan chức tham ô công quỹ là “trộm cắp” và phải bị trừng phạt.
Nhà Hán chủ trương kết hợp giữa Nho giáo và Pháp gia, việc quản lý quan lại
chuyển từ trừng phạt nghiêm khắc sang kết hợp giữa nghiêm khắc và khoan dung.
Tuy nhiên vẫn có các quy định người phạm tội tham nhũng không được miễn,
giảm hình phạt.
3
Nhà Tống nhấn mạnh việc sử dụng các hình phạt nghiêm khắc để trừng phạt
những quan chức tham nhũng và bổ sung chính sách đãi ngộ, khen thưởng quan
chức địa phương, ban hành các quy định như "Luật kiểm tra lẫn nhau giữa các
quan lại". Đồng thời hình thành hệ thống "Thanh tra và đặc phái viên" - là một hệ
thống thanh tra đưa người từ trung ương về thanh tra địa phương.
Vào thời nhà Minh, Hoàng đế Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) yêu cầu
các quan chức phải nghiêm khắc thực hiện kỷ luật tự giác, trong "Bộ luật Đại
Minh", chỉ riêng việc quản lý các quan chức đã chiếm hơn 2/3 tổng số quy
định. Nhà Minh áp đặt những hình phạt cực kỳ nghiêm khắc đối với các quan
chức vì lơ là nhiệm vụ, nhận đồ ăn trộm và các tội danh khác, trong đó có tham
nhũng.
Hoàng đế Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) là người rất nổi bật trong
công cuộc đưa nhân dân tham gia vào phòng chống tham nhũng. Ông biết tham
nhũng là nguyên nhân sâu xa quan trọng của các cuộc khởi nghĩa nông dân nên
ông đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của người dân trong quá trình trừng trị, bài
trừ tham nhũng.
Chu Nguyên Chương đã biên soạn "Đại cáo", trong đó quy định rõ ràng rằng
người dân có quyền giám sát, báo cáo và thậm chí bắt giữ những quan chức tham
nhũng và đưa họ về triều đình để xét xử. Để dân thường biết những quyền đó, ông
còn ra lệnh rao giảng “Đại cáo” tại các buổi họp mặt trong làng, yêu cầu những
dân thường biết chữ phải đọc thuộc lòng, còn những dân thường mù chữ phải có
người đọc cho họ nghe. Ông đã thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng và
thực thi pháp luật sâu rộng. Để khuyến khích người dân tố cáo quan chức tham
nhũng, Chu Nguyên Chương còn dựng một “trống khiếu nại” bên ngoài cổng của
kinh thành lúc bấy giờ, nếu người dân có bất bình và không thể đòi lại công lý ở

4
địa phương, họ có thể đến cổng kinh thành để đánh trống kêu oan. Đồng thời
khen thưởng, khuyến khích những người báo cáo.
Nhà Thanh nhấn mạnh đến sự trừng phạt và giáo dục của nhà Minh, đồng
thời áp dụng mô hình quản lý tham nhũng coi trọng đạo đức và pháp quyền như
nhau. Dưới thời trị vì của Ung Chính, "Quy định bổ sung về luật của nhà Thanh"
đã được sửa đổi vào năm thứ năm. Đến thời Càn Long, “Bộ luật nhà Thanh” được
sửa đổi. Tất cả các lần sửa đổi đều quy định chi tiết về tội phạm tham
nhũng. Ngoài ra, triều đình còn lần lượt ban hành một số quy định riêng như
“Tội tham nhũng đối với quan chức”, “Quy định về các vụ án tham nhũng”, v.v.
Nhìn lại xã hội truyền thống Trung Quốc, việc xây dựng và thực thi pháp
luật, dựa vào nhân dân đề phòng chống tham nhũng là một đặc điểm rất nổi bật
trong thời kỳ phong kiến Trung Quốc.
Năm 1949, Trung Quốc kết thúc nội chiến và thành lập nước Cộng hòa Nhân
dân Trung Hoa. Từ đây, công cuộc Nhân dân tham gia PCTN được tiếp tục và
bước sang giai đoạn mới. Từ năm 1949 đến 1977, với các phong trào "ba chống"
(tham nhũng, lãng phí, quan liêu), "năm chống" (hối lộ, trốn thuế, trộm cắp tài
sản nhà nước, buôn lậu, trộm cắp thông tin kinh tế quốc dân). Ở các phong trào
này, nhân dân được huy động đoàn kết với các doanh nhân tuân thủ pháp luật, tạo
thành một mặt trận thống nhất rộng rãi. Tiếp đến, phong trào "bốn sạch" - chính
trị sạch, kinh tế sạch, tư tưởng sạch, tổ chức sạch được triển khai hầu hết ở các
vùng nông thôn, trường học, các đơn vị khác. Mang đến cho người dân ý thức
rộng rãi trong việc tham gia PCTN. Năm 1981, ĐCS Trung Quốc đưa ra "đường
lối quần chúng" - tất cả vì quần chúng, phải dựa vào quần chúng, phải từ quần
chúng, PCTN cũng phải theo đường lối quần chúng này. Từ năm 1997, toàn quốc
tập trung vào làm rõ, xử lý những vụ việc tham nhũng được người dân báo cáo,
làm gia tăng số lượng người dân PCTN [19].

5
Hiến pháp Cộng hoà Nhân dân (CHND) Trung Hoa quy định: "Công dân
nước CHND Trung Hoa có quyền phê bình và kiến nghị đối với bất kỳ cơ quan
nhà nước hoặc nhân viên nhà nước". Trung Quốc hiện có các đạo luật điển hình
PCTN như: Hiến pháp, Luật Chống hối lộ năm 1988, Bộ luật Hình sự, Luật Liêm
chính công chức. Các Chiến lược phòng chống tham nhũng gồm "Kế hoạch
PCTN giai đoạn 2008-2012", "Kế hoạch chống tham nhũng 2013-2017". Năm
2018, "Luật Giám sát quốc gia" được ban hành, có phạm vi điều chỉnh rộng, bao
phủ các cơ quan trong và ngoài đảng, quân đội, công chức, doanh nghiệp quốc
doanh, tư nhân, đơn vị sự nghiệp, tổ chức quần chúng, nhân viên quản lý, đây là
nền tảng để phát hiện, xử lý tham nhũng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã gia
nhập Công ước của Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng năm 2005.
Tháng 9/2007, Trung Quốc thành lập Cục PCTN quốc gia, năm 2018, thành
lập Ủy ban Giám sát quốc gia (UBGS)- cơ quan chống tham nhũng siêu quyền
lực, gồm UBGS Trung ương và UBGS các địa phương. Hệ thống ủy ban này bao
trùm lên các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức và tư nhân. Cơ quan này độc
lập, trực thuộc Quốc hội, ngang với Toà án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát
Nhân dân Tối cao, do Ban Kiểm tra Trung ương Đảng lãnh đạo, chức trách chính
là giám đốc, điều tra, xử lý liên quan đến chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật.
Giám sát của người dân được xem là hình thức giám sát bên ngoài quan
trọng nhất, bởi nó là cơ sở giúp các chủ thể khác cũng nhận ra quyền giám sát của
mình [19]. Trung Quốc xem sự tham gia của người dân là lựa chọn tất yếu để
quản lý tham nhũng có hệ thống, là cốt lõi của ý tưởng lấy người dân là trung
tâm. Theo nhiều học giả, hơn 40 năm từ khi cải cách, công cuộc chống tham
nhũng của Trung Quốc trải qua 4 mô hình, xét theo tiêu chí cơ hội tham gia và sự
sẵn lòng của người dân, bao gồm: Mô hình "Ít cơ hội, mạnh ý chí" giai đoạn

6
1978-1989 (BCH TƯ Đảng và nhân dân sẵn sàng tham gia PCTN nhưng các kênh
để nhân dân tham gia chưa thông suốt và ít có cơ hội); Mô hình "Ít cơ hội và sẵn
sàng yếu" giai đoạn 1990-2004 (cơ hội tham gia chính thức của người dân không
nhiều, các vụ việc vi phạm làm người dân có thái độ "bỏ mặc" việc PCTN); Mô
hình "Cơ hội, sẵn sàng yếu" giai đoạn 2005-2012 (cơ hội PCTN của người dân
tăng thông qua việc thừa nhận đa dạng các hình thức tố cáo tham nhũng, nhưng
sự chủ động và nhiệt tình của nhân dân không thay đổi đáng kể); Và, mô hình
"Cơ hội, sự sẵn lòng" giai đoạn 2013 đến nay (TƯ Đảng mở chiến dịch mạnh mẽ
về PCTN, trừng trị nghiêm khắc phần tử tham nhũng bất kể địa vị, làm gia tăng
sự sẵn lòng của công chúng với PCTN) [11].
Không chỉ giám sát, tố cáo tham nhũng, người dân còn tham gia vào xây
dựng văn hóa chính quyền trong sạch, gồm: nhận thức về chính phủ trong sạch và
giám sát liêm chính, thông qua các nhân tố căn bản là gia đình, trường học và
phương tiện thông tin đại chúng. Việc tham gia vào xây dựng văn hóa chính
quyền trong sạch giúp cho dân chúng nâng cao hiệu quả chống tham nhũng ở
Trung Quốc [1].
Hiện nay, sự sẵn lòng của quần chúng trong tố cáo, tham gia kiến nghị về
chính sách, pháp luật tham nhũng ngày cảng tăng. Công chúng có cơ hội để cung
cấp thông tin của mình một cách đa dạng, có thể trực tiếp hoặc qua các trang Web
và cho ý kiến về đối phó với tham nhũng. Người dân bên cạnh cung cấp thông tin,
manh mối cho nhà nước, còn gây áp lực lên Chính phủ trong giải quyết tham
nhũng qua các phương tiện truyền thông khác nhau [19]. Theo thống kê, khoảng
80% vụ án tham nhũng khám phá được là do nhân dân, báo chí tố giác và hơn
90% là do nhân dân, báo chí cung cấp đầu mối. Trung Quốc cũng coi đơn tố cáo,
tố giác của nhân dân là nguồn quan trọng nhất để từ đó phát hiện ra tham nhũng,
do đó, pháp luật quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đấu tranh chống tham

7
nhũng trong việc xác minh đầy đủ, kịp thời thông tin này và có trách nhiệm trong
việc bảo vệ bí mật đối với người khiếu nại, tố cáo tội phạm.
Trung Quốc gia tăng xây dựng thể chế, bảo vệ quyền của người chống tham
nhũng, cung cấp các kênh cho nhân dân bày tỏ quan điểm về phong cách của
đảng, chính quyền như kênh của Viện Kiểm sát, Kiểm tra Kỷ luật của cục nhà
nước, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương, Cục giải quyết khiếu nại và báo cáo
Nhà nước [11]... Nhưng, về cơ bản, vẫn chưa có cơ chế hữu hiệu trong việc đảm
bảo cho người dân khi PCTN, thiếu quy định bảo vệ tài sản, quyền lợi của dân.
Cần gia tăng hơn nữa niềm tin của nhân dân vào PCTN của Đảng, Nhà nước [19].
Trung Quốc đã công bố một trang web vận động mọi người cùng đóng góp
thông tin về những người mà họ cho là nghi phạm tham nhũng chạy trốn ra nước
ngoài. Từ năm 2000 đến nay, thông qua ưu thế của internet, chủ yếu dựa vào các
diễn đàn, blog, tài khoản chính thức Baidu, Weibo, WeChat, các hành vi tham
nhũng được phơi bày nhanh chóng, kích thích nhiệt huyết PCTN của quần chúng.
Nhà nước đã dùng internet để liên lạc, lắng nghe người dân, góp phần vào việc
phát hiện, xử lý tham nhũng [19]. Sự nổi lên của Weibo đã mở ra không gian
tranh luận chưa từng có cho công chúng Trung Quốc. Năm 2012, số lượng người
dùng Internet và các vụ chống tham nhũng trên Weibo tăng nhanh, với 309 triệu
người dùng, chiếm 54,7% tổng số người dùng Internet (Trung tâm Thông tin
Mạng Internet Trung Quốc, 2013) [18]. Chống tham nhũng trên Internet thực sự
đã đạt kết quả trong việc thúc đẩy điều tra và trừng phạt một nhóm quan chức
tham nhũng. Tuy vậy, hạn chế là sự tham gia thảo luận trên các nền tảng internet
không đồng đều, rời rạc; hầu hết tập trung vào từng cá nhân quan chức hơn là hệ
thống, lỗ hổng lớn nhất là thông tin khó có thể phân biệt được thật, giả, gây khó
khăn cho giám sát tin tức, dư luận [9].

8
Sự tham gia của nhân dân qua các tổ chức xã hội đại diện cho các thành
phần dân cư ở Trung Quốc vào PCTN được đánh giá là "chưa cao, chưa sâu, rộng
và đầy đủ", thành tựu lớn nhất nằm ở khía cạnh giám sát phản biện các trường
hợp kiện tụng liên quan đến ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm của các tổ chức xã
hội là hướng dẫn và giáo dục công chúng tham gia và cung cấp một nền tảng khả
thi cho sự tham gia của công chúng trong PCTN. Hiện việc tham gia của các tổ
chức xã hội mới dừng nhiều ở các thẩm quyền chung theo quy định của pháp luật,
như đại diện người dân của tổ chức mình tham gia soạn thảo luật, giám sát soạn
thảo dự luật, thảo luận dự luật [5].
Như vậy, có thể thấy, về cơ bản, sự tham gia của nhân dân vào PCTN của
Trung Quốc đã mang tính hệ thống, với bề dày lịch sử nhất định, cùng các
phương thức khá đa dạng, linh hoạt, cũng như những mức độ thành công khác
nhau qua mỗi giai đoạn. Những hạn chế, bất cập trong hệ thống này là không nhỏ,
chúng đến từ quá trình triển khai các biện pháp để đảm bảo sự tham gia của nhân
dân trong PCTN cũng như quản trị nhà nước của Trung Quốc, từ đó kéo theo
những so sánh, nhận định nhất định trong tương quan với PCTN của người dân ở
những quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
2. Chủ trương, chính sách pháp luật và thực tiễn cơ chế tham gia của
nhân dân trong phòng chống tham nhũng ở Việt Nam
2.1. Chủ trương, chính sách pháp luật của Việt Nam về cơ chế tham gia
của nhân dân trong PCTN
Chủ trương phát huy vai trò của nhân dân trong phòng chống tham nhũng
(PCTN) đã được Đảng ghi nhận trong nhiều văn kiện. Từ việc khẳng định vị trí
giám sát quyền lực: "sử dụng đồng bộ hệ thống giám sát..., sự giám sát của nhân
dân và cơ quan đại diện nhân dân... tích cực đấu tranh chống tham nhũng" đến coi
PCTN là "nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã
hội" [6]. Đảng nhấn mạnh: "nêu cao trách nhiệm của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân; thiết lập bằng được một cơ chế
giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn thật
9
sự có hiệu lực, hiệu quả để ngăn ngừa tham nhũng" [7] là một trong những nhiệm
vụ, giải pháp quan trọng trong PCTN.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng khẳng định đấu tranh
PCTN là sự nghiệp của toàn dân: “nâng cao vai trò, phát huy tính tích cực, chủ
động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, nhân dân... đấu
tranh phòng chống tham nhũng” [8], yêu cầu: “có cơ chế khuyến khích, bảo vệ
người tố cáo tham nhũng. Nâng cao hiệu quả giám sát, kiểm tra” [8].
Từ chủ trương của Đảng, Quốc hội ban hành Luật Phòng chống tham
nhũng (Luật PCTN) năm 2005, ghi nhận trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Ban Thanh tra nhân dân, công dân... trong PCTN. Luật PCTN năm 2018 bổ
sung quyền giám sát, được khen thưởng, bảo vệ, được kiến nghị với chủ thể có
thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về PCTN.
Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc (LHQ) về chống tham
nhũng ngày 3 tháng 7 năm 2009. Theo đó, một trong những lộ trình thực hiện
Công ước tại Việt Nam là mở rộng phạm vi tham gia PCTN cho những đối tác
ngoài khu vực nhà nước, bao gồm các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội, nhân
dân...
Năm 2009, Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020
(kèm theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009). Chiến lược thể chế hóa
quan điểm của Đảng trong việc huy động sự tham gia chủ động của người dân, tổ
chức xã hội, xây dựng văn hóa PCTN.
Vai trò PCTN của nhân dân được quy định tại nhiều văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) như: Luật Thanh tra năm 2010, Luật Khiếu nại năm 2011,
Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Bầu cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tổ chức Chính phủ năm
2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam năm 2015, Luật Báo chí năm 2016 cùng các văn bản hướng dẫn liên
quan...
Theo pháp luật hiện hành, sự tham gia của nhân dân vào PCTN được quy
định cụ thể là: công dân và các tổ chức đại diện cho công dân, tập trung vào các
chủ thể như: Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), Ban Thanh tra nhân dân (BTTND) và
ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Trong đó, MTTQ và các tổ chức thành viên
có trách nhiệm: tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN;
phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật; kiến nghị việc
phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; động viên Nhân dân tham gia, giám
10
sát, cung cấp thông tin trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng; yêu cầu chủ thể có
thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa, xác minh vụ việc, xử lý hành vi, thu
hồi tài sản tham nhũng, kiến nghị việc bảo vệ, khen thưởng người có công trong
PCTN... Công dân tự mình hoặc thông qua BTTND, Ban giám sát đầu tư của
cộng đồng hoặc qua tổ chức mà mình là thành viên tham gia PCTN. BTTND, Ban
giám sát đầu tư của cộng đồng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN. Pháp luật quy định chủ thể được yêu
cầu phải trả lời MTTQ và tổ chức thành viên trong 15 ngày từ ngày nhận được
yêu cầu; vụ việc phức tạp thì thời hạn không quá 30 ngày để đảm bảo sự tham gia
của nhân dân và các thành phần xã hội trong PCTN.
2.2. Thực tiễn thực hiện cơ chế tham gia của nhân dân trong PCTN ở
Việt Nam
Ở Việt Nam, vai trò của nhân dân trong PCTN đã được đề cập trong thời
kỳ phong kiến. Không ít triều đại đã coi PCTN là việc của toàn dân, huy động sự
tham gia của nhân dân vào PCTN thông qua việc khuyến khích, động viên, bảo vệ
người dân không bị trả thù, trù dập khi tố cáo tham nhũng. Điển hình như nhà Lý,
nhà Lê, người dân tố cáo tham nhũng của quan lại địa phương thì được miễn lao
dịch 3 năm, người dân ở kinh thành tố giác thì được trọng thưởng. Thời vua Lê
Thánh Tông, cho đặt hòm thư tại sân đình để người dân phản ánh việc làm tốt xấu
của quan lại. Thời Nguyễn, vua Gia Long quy định trọng thưởng cho người dân
tố cáo tham nhũng gấp 10 lần tang vật, cho công khai, minh bạch tất cả các quy
chế, nội dung công việc để tạo điều kiện cho người dân giám sát thuận tiện. Vua
Minh Mạng cho đặt trống Đăng Văn để dân chúng có công việc cần kíp có thể
khiếu nại lên triều đình, các chỉ dụ của vua về tội tham nhũng, cách xử tội, danh
sách các quan lại đã có hành vi tham nhũng... được làm thành nhiều bản, niêm yết
nhiều nơi để công khai thủ đoạn tham nhũng để mọi người cảnh giác và phát hiện.
Dù chưa thực sự bài bản, nhưng việc PCTN của nhân dân đã bước đầu có cơ chế
với tính chất khuyến khích người tố cáo tham nhũng. Cơ chế tham gia của nhân
dân vào PCTN được xem là cần thiết trong việc xây dựng bộ máy phong kiến
vững mạnh, thanh liêm, tạo lập niềm tin trong dân chúng [12].
Hiện nay, PCTN được người dân tiến hành trực tiếp bằng việc tố cáo hành
vi tham nhũng hoặc đưa các yêu cầu, kiến nghị thông qua các tổ chức đại diện
cho nhân dân thực hiện các hoạt động PCTN theo quy định của pháp luật:
Cụ thể, người dân khi tố cáo hành vi tham nhũng với chủ thể có thẩm
quyền phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài
11
liệu liên quan đến nội dung tố cáo [4] mà mình có được. Khi công dân phản ánh
về hành vi tham nhũng, BTTND tiếp nhận, xem xét và kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban
Nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn
vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết
đó, đồng thời có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho công dân đã có ý
kiến phản ánh biết.
Nhân dân cũng thực hiện PCTN thông qua hình thức giám sát, với các nội
dung liên quan đến: quản lý và sử dụng công chức hành chính, quản lý và cung
cấp dịch vụ hành chính công, quản lý và sử dụng tài sản công và PCTN. Các
phương thức giám sát gồm: giám sát qua khiếu nại, tố cáo, qua báo chí, qua thực
hiện dân chủ ở cơ sở. Tuy nhiên, Ở Việt Nam, tính khả thi trong sự tham gia của
người dân ở cơ sở không cao3, các loại việc tham vấn hạn hẹp, xã chưa có quyền
tự quyết một số vấn đề của địa phương, hạn hẹp về hình thức tham vấn; sự tham
vấn chưa được đưa thành kế hoạch, chương trình lớn; chưa thực sự có đủ các nền
tảng cho sự tham gia như tự do ngôn luận, hiệp hội; tính trách nhiệm tổ chức
tham vấn chưa cao, sát thực; phạm vi dân chủ cơ sở còn chưa được rõ ràng, nhất
quán [2].
MTTQ Việt Nam - cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Hoạt động PCTN của
MTTQ là: tuyên truyền pháp luật kết hợp giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân
tộc trong nhân dân; tập hợp ý kiến của nhân dân để kiến nghị chính sách, giải
pháp PCTN; giám sát cơ quan, công chức nhà nước, đại biểu dân cử, đảng viên;
giám sát đầu tư của cộng đồng; tiếp công dân, tổ chức hòm thư phát hiện tham
nhũng; đối với cấp xã, tổ chức lấy tín nhiệm với các chức danh lãnh đạo chính
quyền địa phương; phối hợp với các cơ quan nhà nước khác trong PCTN; các tổ
chức thành viên cũng chủ động giám sát hoạt động của thành viên tổ chức mình.
Từ 2014-2019, MTTQ các cấp đã chủ trì phối hợp giám sát 492.784 cuộc về các
lĩnh vực như bồi thường đất đai, an toàn thực phẩm, thực hiện pháp luật, những
bức xúc, đòi hỏi của nhân dân... Ủy ban MTTQ ở địa phương thường bám sát tình
hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch giám sát và phối hợp giám sát
[2].

3
Thể hiện ở việc Pháp lệnh thực diện dân chủ ở cơ sở quy định khá cao về số lượng người tán thành (trên 50%
tổng số cử tri hoặc đại diện hộ gia đình hoặc trong toàn bộ địa phương) khi tham gia đối với những vấn đề dân
bàn, quyết định trực tiếp...
12
Tuy vậy, hạn chế lớn của MTTQ là chưa thực sự chủ động trong PCTN,
"còn trông chờ vào chỉ đạo và đề xuất của cấp ủy và cơ quan nhà nước, lúng túng
về phương pháp, cách làm, có nơi, cấp ủy cùng cấp yêu cầu phải phê duyệt kế
hoạch hoặc tác động, thu hẹp nội dung giám sát, phản biện. Việc giám sát chưa
thu hút được nhân dân quan tâm, tham gia, còn nhầm lẫn giữa giám sát với kiểm
tra nội vụ; lãnh đạo mặt trận ở địa phương còn nể nang, chưa thể hiện bản lĩnh
dám làm, giám chịu [2]. Nguyên nhân từ giám sát của MTTQ không có chế tài, sự
phối hợp với báo chí, truyền thông còn kém, chưa công khai và chưa có kế hoạch,
chương trình khoa học.
BTTND - thiết chế xã hội được thành lập (lần đầu tiên theo Quyết định số
25 của Thủ tướng Chính phủ năm 1976) trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước với chức năng chính là giám sát hoạt
động của các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước nhằm PCTN, lãng phí, tiêu
cực. BTTND ở xã, phường, thị trấn hoạt động dưới sự chỉ đạo của MTTQ Việt
Nam cùng cấp và BTTND ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh
nghiệp nhà nước hoạt động dưới sự chỉ đạo của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.
Trong PCTN, BTTND giám sát thực hiện các quy định pháp luật về PCTN. Các
hình thức đã tiến hành gồm: tiếp nhận các phản ánh của nhân dân, cán bộ, người
lao động về vụ việc tham nhũng; trực tiếp thu thập thông tin, tài liệu trong thực
hiện pháp luật PCTN; phát hiện hành vi, vụ việc tham nhũng ở các cơ quan nhà
nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền; trực tiếp hoặc
thông qua Ban thường trực MTTQ kiến nghị giải quyết và giám sát giải quyết vụ
việc tham nhũng. Theo số liệu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đến năm
2015, cả nước đã thành lập được 61.599 BTTND, chiếm 97,52% tổng số cơ quan
đơn vị thuộc đối tượng phải thành lập BTTND [2].
Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng (BGS) thực tế đã tiến hành các hoạt
động giám sát việc chấp hành quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai,
xử lý chất thải và bảo vệ môi trường; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng và
phương án tái định canh, định cư bảo đảm quyền lợi của Nhân dân; các chương
trình, dự án sử dụng một phần vốn đóng góp của người dân; tình hình triển khai
và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; việc thực hiện công khai, minh bạch
trong đầu tư công; phát hiện những việc làm tổn hại đến lợi ích của cộng đồng;
những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường sinh sống của cộng đồng trong
quá trình thực hiện đầu tư và vận hành dự án; những việc làm gây lãng phí, thất
thoát vốn, tài sản thuộc dự án.
13
BTTND, BGS bước đầu PCTN có kết quả tích cực. Từ năm 2014 đến
2018, BTTND đã thực hiện 189.461 cuộc giám sát, BGS đầu tư công là 173.928
cuộc giám sát [2]. Tại nhiều địa phương, Ban thanh tra phát huy vai trò giám sát
hoạt động của chính quyền, góp phần phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi tham
nhũng. Tuy nhiên, tại một số đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan, doanh nghiệp
nhà nước, vai trò BTTND còn mờ nhạt, vì thành viên chínhlà công chức, cán bộ,
người lao động trong tổ chức đó, nên hiệu quả giám sát bị hạn chế [2], tức là, hoạt
động của Ban thanh tra do công đoàn cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn, đặt dưới sự chỉ
đạo của các tổ chức chính trị, xã hội, mang vai trò quản lý nhà nước [2]. Một
khảo sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam thực hiện cho thấy: chỉ có 30% số Ban
Thanh tra nhân dân hoạt động tốt, số còn lại hoạt động trung bình hoặc yếu kém,
thậm chí có địa phương BTTND ra nhưng không hoạt động [3].
Như vậy, có thể thấy, Ở Việt Nam, sự tham gia của nhân dân vào PCTN có
hai dạng, đó là trực tiếp từ người dân và hai là qua tổ chức đại diện. Cơ chế cho
việc tham gia đã bước đầu hình thành, cùng với quyết tâm chính trị của Đảng
Cộng sản (ĐCS), ngày càng thu hút được nhiều hơn sự quan tâm hơn của người
dân vào PCTN. Các tổ chức đại diện cho nhân dân đã tiến hành PCTN theo thẩm
quyền, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ được giao. Quá trình PCTN của các tổ
chức đại diện đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng còn những hạn chế
về cách thức và hiệu quả. Việc giám sát thường được thực hiện trên cơ sở phối
hợp với các cơ quan khác, nhưng chưa thực sự bài bản, chưa thành phong trào râu
rộng trong nhân dân và chưa có hệ thống. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
trên đến từ nhiếu khía cạnh, cả sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật, việc
thiếu một thiết chế PCTN chuyên biệt, quyền tiếp cận thông tin của người dân
chưa thực sự được đảm bảo, nhận thức của người dân về vai trò của mình với
PCTN còn chưa toàn diện, các tổ chức đại diện cho nhân dân còn chưa thực sự
độc lập, cơ cấu tổ chức, vị thế còn liên quan đến quản lý nhà nước, mang tính
chất quyền lực...
3. Một vài kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam từ Trung Quốc
1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc vận dụng kinh nghiệm từ Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc không chỉ có quan hệ lánh giềng, mà còn là hai
quốc gia theo hình thức Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) với những bề dày
lịch sử và văn hóa nhất định. Cả hai nước đang trong quá trình triển khai những
chủ trương, chính sách pháp luật lớn về PCTN, coi PCTN là một lĩnh vực quan
trọng trong tiến trình quản trị nhà nước của mình. Việt Nam có không ít điểm
14
tương đồng về cơ sở lý luận và thực tiễn so với Trung Quốc. Từ đó có thể tạo
thành nền tảng cho việc học tập cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm từ công
cuộc PCTN của Trung Quốc.
Trước hết, Việt Nam và Trung Quốc đều coi trọng vai trò của nhân dân
trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước và PCTN. Các thế hệ lãnh đạo
Trung Quốc đều cơ bản có chung quan điểm này. Chủ tịch Mao Trạch Đông tin
rằng, chỉ khi dựa vào sự giám sát hiệu quả của quần chúng, Chính phủ mới không
buông lỏng nỗ lực của mình và cuối cùng là vì lợi ích của nhân dân. Chủ tịch Tập
Cận Bình coi việc tôn trọng đường lối quần chúng là nguyên tắc cơ bản và
phương thức quan trọng để hiện thực hóa chủ nghĩa hướng về con người [20]. Từ
Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XV năm 1997, mục tiêu đặt ra
là: "ngăn chặn được đà lây lan của hiện tượng tham nhũng trong các cơ quan và
đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, làm cho công tác xây dựng tác phong liêm
chính của Đảng và đấu tranh chống tham nhũng đạt được những thành quả mới,
rõ nét" [17].
Ở Việt Nam, tư tưởng "lấy dân làm gốc" mang tính nhất quán trong các
giai đoạn phát triển của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đền cao tư tưởng
“dân là gốc của nước, nước lấy dân làm gốc”. Người cho rằng: "PCTN là dân
chủ, là bảo vệ tài sản nhân dân, bảo vệ chủ quyền nhân dân", “Phong trào chống
tham ô, lãng phí, quan liêu ắt phải dựa vào dân thì mới thành công”, “Quần chúng
tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng”, do đó “… cần làm cho
quần chúng khinh ghét tệ tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hành trăm, hàng triệu
con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp
nơi, không để cho tệ tham ô làm chỗ ẩn nấp” [13]. Quan điểm của ĐCS Việt Nam
trong PCTN là phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của
toàn dân; tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách
nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác PCTN; tăng
cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử.
Việt Nam và Trung Quốc đều sớm tham gia Công ước Chống tham nhũng
của LHQ, đang từng bước thực hiện các cam kết liên quan, trong đó có việc phát
huy hết vai trò tham gia của công chúng trong PCTN. Đây là nền tảng để hoàn
thiện nhận thức và xây dựng cơ chế pháp lý cho sự tham gia hiệu quả của nhân
dân trong thực tiễn công tác PCTN của từng nước.
Hai quốc gia đều trải qua tiến trình phát triển với sự chuyển đổi của thể chế
kinh tế, từ tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường XHCN. Quá trình
15
chuyển đổi này đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, các nhóm lợi
ích trong cùng một thành phần kinh tế của từng địa phương, lĩnh vực, thúc đẩy
khoảng cách giàu nghèo. Sự điều tiết của nhà nước vềkinh tế vẫn chưa thích ứng
với yêu cầu thị trường, các chỉ thị hành chính còn can thiệp trực tiếp vào kinh tế,
pháp luật thiếu đồng bộ, sự chuyển biến chưa thực sự nhanh của chức năng nhà
nước... làm gia tăng tình trạng tham nhũng ở cả hai quốc gia.
Mô hình XHCN của hai nước có ưu thế chính trị nhất định trong PCTN,
bởi, mục tiêu là xóa bỏ bóc lột, bất bình đẳng, đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân, đòi hỏi phát huy cao độ dân chủ, hình thành sự ràng buộc quyền lực
với giám sát, ngăn chặn tham nhũng. "Chức năng của chế độ chính trị XHCN
đương nhiên và chống tham nhũng. Sự xuất hiện của một số hiện tượng tham
nhũng chỉ phản ánh sự thiếu đồng bộ, thiếu kiện toàn của thể chế chính trị chứ
không phải là bản chất của chế độ chính trị XHCN" [17].
PCTN ở Việt Nam và Trung Quốc đều trải qua một tiến trình, từ ít quan
tâm, không thu hút, kém hiệu quả, đến ngày càng thu hút sự sự quan tâm, tham
gia và gia tăng niềm tin của công chúng vào Đảng, nhà nước trong PCTN. Theo
Phong vũ biểu Tham nhũng toàn cầu - khu vực châu Á, gần 2/3 số dân Trung
Quốc tin rằng tham nhũng đã giảm ở nước họ thời gian qua. Trung Quốc xếp
hạng thứ 80 vào năm 2020 và giữ điểm số 40/100. Chiến dịch chống tham nhũng
đã tạo cơ sở để phần lớn người dân Trung Quốc với 84% tham gia khảo sát nói
với Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) rằng Chính phủ của họ đang làm tốt việc
chống tham nhũng. Theo một cán bộ phụ trách Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung
ương (KTKLTƯ): "quần chúng đã khẳng định kết quả của công tác chống tham
nhũng trong mấy năm qua, nhưng vẫn bất bình với những hiện tượng tham nhũng
còn tồn tại. Tuy vậy, đại đa số tin tưởng vào tương lai cuộc đấu tranh chống tham
nhũng" [17]. Ở Việt Nam, thời gian qua, công cuộc PCTN do Đảng phát động
mạnh mẽ đã thu hút sự quan tâm, bàn luận của các tầng lớp nhân dân. Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng nhận định: "công tác PCTN có bước tiến mạnh, nhất là hơn 2
năm gần đây, tạo niềm tin trong nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực lan tỏa trong xã
hội" [16].
Việt Nam và Trung Quốc đều đang triển khai chống tham nhũng từ trong
Đảng, đề cao vai trò của Đảng trong PCTN, đã thu được những kết quả bước đầu.
Hai quốc gia đều coi việc chống tham nhũng quan hệ tới sự tồn vong của Đảng và
nhà nước. Sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc, Tổng bí thư Tập Cận Bình đã
phát động chiến dịch chống tham nhũng với quy mô và mức độ quyết liệt nhất
16
chưa từng có kể từ sau chính sách mở cửa. Việt Nam đang theo xu hướng của
Trung Quốc: các cơ quan của Đảng làm nòng cốt chống tham nhũng, PCTN trước
hết từ trong Đảng. Kết quả chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam tăng
từ 31/100 điểm năm 2015 lên 37/100 điểm năm 2019. Theo Tổ chức Minh bạch
Quốc tế tại Việt Nam, việc gia tăng điểm CPI của là chỉ báo tích cực đối với công
tác PCTN thời gian qua
Tuy vậy, cho đến hiện nay, ở cả hai quốc gia, thực trạng tham nhũng đã cải
thiện nhưng chậm và tham nhũng còn ở mức độ cao. "Nhìn bề ngoài, nạn tham
nhũng ở Trung Quốc hiện đã được kiềm chế, nhưng ở một số mặt và trên một số
lĩnh vực, nó vẫn có xu thế phát triển lan rộng, nhiều căn nguyên sâu xa của tham
nhũng chưa được giải quyết triệt để" [17].
1.2. Một vài bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ Trung Quốc
Bài học về việc kiên định đường lối quần chúng, phát huy chủ nghĩa dân
chủ, vai trò tiên phong của Đảng trong PCTN
Chủ nghĩa dân chủ được xem là nền tảng tư tưởng trong quá trình quản trị
nhà nước của Trung Quốc. Đảng, nhà nước Trung Quốc đã nhận thức được nhân
dân là nạn nhân của tham nhũng, nhưng cũng là chủ thể thúc đẩy tham nhũng. Do
đó, phải làm cho nhân dân trở thành lực lượng chính trong cuộc chiến PCTN. Dân
chủ trong PCTN của Trung Quốc là việc lấy người dân là trung tâm, coi việc phát
huy, bảo vệ lợi ích của nhân dân làm mục tiêu cuối cùng của PCTN. Cùng với đó,
ĐCS Trung Quốc luôn thể hiện vai trò tiên phong, đã tiến hành PCTN trước hết
từ trong Đảng, coi PCTN trong Đảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng. Từ ban
hành “Hướng dẫn của ĐCS Trung Quốc dành cho những người lãnh đạo trong
Đảng trong việc thực hiện nhiệm vụ công một cách liêm khiết” cho đến cấm
những người giữ chức vụ lãnh đạo trong Đảng lợi dụng chức vụ và quyền hạn của
mình để thu lợi không chính đáng. Việc kết hợp giữa cơ quan chống tham nhũng
của Đảng (Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật) với cơ quan chống tham nhũng của nhà nước
(Bộ Giám sát hành chính và Cục điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Viện Kiểm
sát) ở Trung Quốc làm gia tăng lực lượng nòng cốt trong PCTN.Đây cũng là
khuynh hướng phù hợp với các nguyên tắc dân chủ trong tổ chức, vận hành quyền
lực mà nhà nước Việt Nam đang nỗ lực hướng đến.
Bài học về xây dựng hệ thống tham gia của dân chúng vào PCTN
Dù sự tham gia của dân chúng ở mỗi giai đoạn là khác nhau, nhưng có thể
thấy, Trung Quốc đã xây dựng được một hệ thống tham gia của dân chúng vào
quá trình PCTN. Hệ thống này trải qua 3 cấp độ: PCTN chiến dịch, PCTN thể chế
17
và PCTN toàn diện. Với PCTN chiến dịch, dù còn những hạn chế, nhưng tạo ra
một "phong trào chống tham nhũng" trong nhân dân dưới sự khởi xướng, tổ chức
của Đảng, Chính phủ. Ở cấp độ này, người dân không phải là thành phần chính
nhưng đã được huy động nhanh chóng, tạo sự lan tỏa rộng trong PCTN. Với
PCTN thể chế, tập trunghoàn thiện thiết chế tư pháp, cơ quan chuyên trách
PCTN, pháp luật về giám sát, nền tảng trực tuyến chính thức, hệ thống tố cáo sử
dụng tên thật chống tham nhũng. Ngoài ra, còn tiến hành tổ chức trao đổi kinh
nghiệm, tổng hợp đầu mối, thảo luận để hình thành khí thế toàn xã hội PCTN,
như: xây dựng trang web chuyên trách về PCTN, cơ sở học thuật tổ chức diễn đàn
chống tham nhũng, thực hiện giáo dục có mục tiêu về chủ đề chính phủ trong
sạch... Ở cấp độ PCTN toàn diện, nhân dân là chủ lực trong PCTN, người dân tự
giác, chủ động tham gia sâu rộng, cùng với PCTN trực tuyến, đồng thời yêu cầu
chính phủ hình thành một sự tương tác tích cực về PCTN, cung cấp manh mối,
hợp tác tích cực và gây áp lực lên Chính phủthông qua PCTN [10]. Đây nên là bài
học mang tính chiến lược của Việt Nam, nó sẽ góp phần làm cơ chế tham gia của
nhân dân vào PCTN trở nên bài bản, hiệu quả hơn.
Bài học về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng văn hóa chính
quyền trong sạch, giảm thiểu khả năng chịu đựng tham nhũng của người dân
Tham nhũng ngày càng phức tạp và được che dấu tinh vi, việc xây dựng
văn hóa chính quyền trong sạch mà ĐCS Trung Quốc đề cao từ sau Đại hội XVIII
là phù hợp với đòi hỏi của tình hình. Qua khía cạnh nhận thức về chính phủ trong
sạch - "quyền lực mềm" và giám sát liêm chính - "quyền lực cứng", người dân tạo
ra một sự răn đe tham nhũng mạnh mẽ, xây dựng mạng lưới giám sát đồng bộ,
tăng mạnh tính "không dám tham nhũng" [1]. Văn hóa chính quyền càng trong
sạch, khả năng chịu đựng tham nhũng, sự khoan dungcủa dân chúng sẽ giảm đi,
thúc đẩy sự hăng hái PCTN của nhân dân. Bài học này là cần thiết cho Việt Nam,
bởi sẽ đạt mục tiêu kép: cơ quan công quyền phải hoàn thiện tiêu chuẩn để có thể
tồn tại phù hợp với yêu cầu của công chúng, đồng thời đảm bảo tính liêm chính
trong hoạt động trên cơ sở giám sát của nhân dân, thúc đẩy việc PCTN đạt kết
quả gấp đôi với công sức chỉ bằng một nửa.
Bài học về việc đề cao bảo vệ, khen thưởng người dân tố cáo tham nhũng,
gia tăng niềm tin của nhân dân với Đảng và nhà nước trong PCTN
Trung Quốc quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đấu tranh PCTN trong
việc bảo vệ bí mật đối với người tố cáo, tố giác tội phạm, cho phép người tố cáo
được giấu tên và chấp nhận thư nặc danh, đồng thời quy định nếu tội tham nhũng
18
được phát hiện và xử lý, thì người tố giác, tố cáo tội phạm được hưởng một tỷ lệ
phần trăm nhất định trên tổng số giá trị tài sản mà cơ quan đấu tranh chống tham
nhũng thu giữ được. Bên cạnh đó, với nỗ lực 8 năm của Trung Quốc khi triển
khai chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" (打 虎 拍 蝇) của chủ tịch Tập Cận Bình, cùng
các cuộc điều tra, trừng phạt hàng triệu quan chức, đã ảnh hưởng tích cực đến
nhận thức của người dân. Một khảo sát của IT đã cho kết quả: 84% trong số
người dân tham gia khảo sát cho rằng Đảng, Chính phủ của họ đang làm tốt việc
giải quyết tham nhũng. Đây là một trong những thành công của Trung Quốc, khi
niềm tin của người dân được xem là nền tảng quan trọng để nâng cao hiệu quả
PCTN từ phía người dân.
Bên cạnh những bài học trên, những tồn tại trong quá trình huy động sự
tham gia của dân chúng ở Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam những kinh
nghiệm nên tránh phạm phải.
Bài học về tránh việc xâm hại đến quyền cơ bản của con người trong
tương quan với các phương thức quản trị nhà nước
Trung Quốc đã sử dụng Hệ thống tín nhiệm xã hội (SCS) được Quốc Vụ
viện ban hành trong Đề cương xây dựng hệ thống Tín nhiệm xã hội giai đoạn
2014-2020 ngày 14/06/2014 [15]. Hệ thống này đặt ra cơ chế khen thưởng và
trừng phạt, kết quả là nâng cao mức độ tín nhiệm và nhận thức về tín nhiệm trong
xã hội. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020 xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn
cơ bản về tín nhiệm xã hội, hệ thống điều tra, đánh giá tín nhiệm đối với toàn xã
hội trên nền tảng chia sẻ thông tin, quản lý và giám sát tín nhiệm. Về bản chất, hệ
thống SCS của Trung Quốc là một hệ thống được xây dựng để thu thập toàn bộ
thông tin về tất cả các khía cạnh, bao gồm nhưng không giới hạn ở: hoạt động
sinh hoạt, đi lại, mua sắm, kết bạn, biểu lộ ý chí trên mạng xã hội của mỗi cá
nhân; trên cơ sở đó để đánh giá, cho điểm, làm cơ sở để đưa ra các hình thức
khuyến khích các hành vi được xem là tốt, và hạn chế những hành vi bị cho là xấu
theo tiêu chuẩn mà hệ thống này đặt ra. Bất luận khía cạnh những mong muốn
tích cực từ chính quyền, SCS đã xâm phạm quyền riêng tư, môi trường sống, tự
do ngôn luận và các nền tảng khác của xã hội dân chủ, tức là đã giới hạn quyền
con người một cách tuỳ tiện. Đây là bài học mà Việt Nam cần tránh trong quá
trình quản trị. Bởi vì nó không nhất quán với chủ nghĩa dân chủ, nhân dân mà cả
Việt Nam và Trung Quốc vốn đang theo đuổi, nó cũng sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến
nhiệt tình, hiệu quả PCTN của nhân dân.

19
Bài học về tránh sự bất cân đối giữa mức độ giám sát của trung ương và
cơ sở trong PCTN
Trung Quốc hiện đang duy trì chế độ “tuần thị”, với tính chất của việc
thanh tra “quần vòng”. Chế độ này giúp phát hiện tham nhũng ở các địa phương
khi mà hệ thống kiểm soát quyền lực ở đó bị vô hiệu, đồng thời gây áp lực cho
các quan tham, làm cho họ “ăn không ngon, ngủ không yên”, từ đó không dám
tham nhũng. Tuy nhiên, một cách bền vững, không thể xem “tuần thị” như là biện
pháp cơ bản trong PCTN, bởi chính các đoàn “tuần thị”, khi mang quyền lực lớn
mà trách nhiệm giải trình thường thiếu rõ ràng cũng sẽ hàm chứa rủi ro cao với
tham nhũng, đặc biệt sẽ làm vô hiệu hóa hệ thống giám sát quyền lực ở cấp cơ sở,
trong khi giám sát cơ sở mới chính là biện pháp nền tảng bảo đảm hiệu quả PCTN
của một quốc gia.
4. Những giải pháp hỗ trợ việc tiếp thu các kinh nghiệm từ Trung Quốc
cho Việt Nam về sự tham gia của nhân dân vào PCTN
1.1. Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa dân chủ trong PCTN
Trung Quốc trong quá trình phát triển đã kế thừa và tiếp nối chủ nghĩa lấy
con người là trung tâm từ thời cổ đại và hình thành chủ nghĩa dân chủ ngày nay.
Mục tiêu cuối cùng đặt ra là thúc đẩy lợi ích của người dân, đi theo đại đa số quần
chúng, nghiêm trị "những con hổ" và "những con ruồi" gây ảnh hưởng xấu cho
nhân dân trong cuộc chiến chống tham nhũng, phấn đấu tất cả hơn 1,3 tỷ dân
Trung Quốc có cơ hội phát triển trong cuộc sống [20]. Do đó, việc nhận thức đầy
đủ về chủ nghĩa dân chủ trong PCTN là cần thiết cho việc học tập các kinh
nghiệm từ Trung Quốc.
Chủ nghĩa dân chủ chống tham nhũng mà Trung Quốc hướng đến bao gồm
các khía cạnh thuộc nội hàm như: mục tiêu cuối cùng của PCTN là thúc đẩy lợi
ích người dân; hiểu rõ nhu cầu PCTN của người dân; củng cố niềm tin của nhân
dân đối với PCTN; tạo điều kiện để người dân tham gia đấu tranh PCTN và giải
quyết vấn đề tham nhũng xung quanh nhân dân (gồm xây dựng lại một quan hệ
chính trị - kinh doanh tiến bộ để nhân dân có thể hoạt động dễ dàng, hợp pháp và
phấn đấu đạt được một nền công vụ trong sạch, giải quyết được sự xa rời quyền
lực chính trị cơ sở ở nông thôn).
Nhận thức và có cơ chế để tạo ra các điều kiện tiền đề cũng như chủ động
trước các yếu tố tác động sẽ góp phần làm cho Việt Nam có sự chủ động trong
việc theo đuổi một mô hình PCTN từ nhân dân một cách thực chất.
1.2. Bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong PCTN
20
Luật tiếp cận thông tin năm 2016 đã tạo thêm cơ sở pháp lý cho đảm bảo
quyền tiếp cận thông tin (TCTT) ở Việt Nam. Tuy vậy, những hạn chế trong thực
tiễn như quyền TCTT mới chỉ cơ bản mang tính nguyên tắc, chưa có quy định đủ
cụ thể để thuận lợi cho việc TCTT, các chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin
thường né tránh, lạm dụng quy định về bảo mật thông tin đãảnh hưởng đến việc
thụ hưởng quyền của người dân. Muốn quyền TCTT được đảm bảo tốt hơn, cần
đồng bộ hóa nội dung, khắc phục những hạn chế pháp lý của pháp luật, chú trọng
công tác giáo dục, phổ biến pháp luật về quyền TCTT, xây dựng đội ngũ cán bộ
làm công tác cung cấp thông tin,thường xuyên thanh tra, kiểm tra giám sát việc
thực hiện pháp luật và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quyền TCTT của công
dân nhằm bảo đảm quyền TCTT cho công dân, phát triển hệ thống dữ liệu quốc
gia về cung cấp thông tin... Giải pháp này sẽ hỗ trợ người dân Việt Nam trong
việc tăng cường giám sát hiệu quả hoạt động và mức độ liêm chính của chính
quyền, một hoạt động mà người dân Trung Quốc đã rất đề cao trong quá trình
tham gia PCTN. Bởi chỉ khi người dân được đảm bảo TCTT, nhất là những thông
tin về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền, người dân
mới đủ điều kiện để giám sát, từ đó phát hiện và tố cáo tham nhũng.
1.3. Thúc đẩy cơ chế người dân tham gia vào công việc của chính quyền
Xã hội càng phát triển, sự tham gia của người dân vào công việc của chính
quyền phải càng đa dạng, kịp thời. Pháp luật về bảo đảm thực thi dân chủ ở chính
quyền cơ sở của Việt Nam hiện đã có vai trò rất lớn trong việc cải thiện mối quan
hệ giữa chính quyền và nhân dân, theo hướng minh bạch, tăng quyền của người
dân. Tuy nhiên, cần hoàn thiện hơn nữa để có thể tạo lập được một cơ chế có thể
thúc đẩy cao nhất và kịp thời sự tham gia của người dân vào công việc của nhà
nước. Cụ thể, phải đảm bảo hơn về tính khả thi trong sự tham gia của người dân ở
cơ sở, mở rộng quyền tự chủ cho chính quyền cấp cơ sở trong việc chủ động tự
quyết một số vấn đề khác ngoài các vấn đề đã quy định trong pháp luật mà cần
tham vấn ở địa phương, gia tăng các hình thức đề thực thi dân chủ ở cơ sở (như
khảo sát, kiến nghị, hoặc giám sát qua các kênh thông tin trên mạng), phải đưa sự
tham vấn thành các kế hoạch lớn, nằm trong các chương trình lớn, đảm bảo nền
tảng cho sự tham gia (như tự do ngôn luận, hiệp hội), quy trình phân cấp, trao
quyền hợp lý, đề cao tính trách nhiệm trong tham vấn...
1.4. Khắc phục những hạn chế cố hữu trong PCTN của nhân dân, tạo tiền
đề cho việc xây dựng một hệ thống nhân dân PCTN hiệu quả

21
Xóa bỏ sự "ăn theo" trong PCTN. Về bản chất, việc chống tham nhũng, hay
giám sát quyền lực mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng, cho cả những người
không tham gia. Nhưng chi phí và hậu quả lại do một số ít cá nhân thực hiện phải
gánh chịu và thường là lớn hơn nhiều so với lợi ích mà họ được hưởng trực tiếp
từ các hoạt động này. Hầu hết mọi người đều mong muốn xã hội không còn tham
nhũng, và ai cũng có thể hành động, nhưng không ai chịu làm và chịu các chi phí,
thiệt hại nếu có từ việc PCTN... do đó, người "vác tù và hàng tổng" sẽ rất ít, đa số
sẽ chọn cách "khoanh tay đứng nhìn", chờ đợi người khác làm, nếu thành công thì
mình cùng hưởng lợi.
Xóa bỏ tình trạng thiếu thông tin, nguồn lực và sự bất cân xứng về vị thế
giữa người dân và đối tượng tham nhũng. Người dân - với vị thế là chủ nhân của
quyền lực - tiến hành bầu ra người đại diện và giám sát người đó, tuy nhiên
"trong sự đa dạng của quan hệ đại diện, người đại diện vốn có hoặc có được
những thông tin mà đối với người chủ là không có sẵn hoặc là phải chi phí rất lớn
mới có được" [14], bởi người dân không trực tiếp điều hành và thực thi quyền
lực, cũng không có các nguồn lực và sức mạnh quyền lực cần thiết như các chủ
thể đại diện. Điều đó tạo nên sự bất tương xứng về thông tin, nguồn lực, quyền
lực, dẫn đến, người đại diện dễ sử dụng những thông tin, nguồn lực mình có để
mưu lợi cá nhân, còn người dân thì thiếu thông tin, điều kiện. Đồng thời, ngay cả
khi đã bị phát hiện, kẻ tham nhũng cũng vẫn có nhiều cơ hội hơn về thẩm quyền,
cơ hội để che chắn, đối phó với những người dân chống đối họ. Tất cả những vấn
đề này ảnh hưởng mạnh mẽ đến tính chất và hiệu quả PCTN của người dân.
Do đó, cách thức cần thiết là phải có cơ chế để tập hợp người dân trong
những tổ chức đại diện cho họ, để công cuộc giám sát, PCTN mang sức mạnh của
tập thể, được tiến hành trên cơ sở tập thể, huy động được chi phí và nguồn lực của
cả tập thể, tạo đối trọng cần thiết về quyền lực đối với những kẻ tham nhũng. Đây
cũng chính là hướng mà Việt Nam đang đi, khi mà người dân PCTN thông qua
các tổ chức đại diện như MTTQ, BTTND... nhưng để hướng đi này có hiệu quả,
cần phải làm cho nó hoạt động thực chất hơn, xóa bỏ được những hạn chế cố hữu
trên.

Tài liệu tham khảo

22
1. 刘爱新, 我国民众参与廉政文化建设论要, 廉政文化研究 2020 年 5 期, L
Aixin, On the Public Participation in the Construction of a Clean Government
Culture in my country, Research on a Clean Government Culture, Issue 5, 2020
(Sự tham gia của nhân dân trong việc xây dựng văn hóa chính phủ trong sạch ở
nước tôi, Nghiên cứu về văn hóa chính phủ trong sạch, Trung Quốc, Số 5, 2020).
2. N T Q Anh, B T Đạt, V C Giao, N H Anh (đồng chủ biên), Sự tham gia của xã
hội vào quản trị nhà nước và phòng chống tham nhũng trên thế giới và ở Việt
Nam, NXB. Chính trị Quốc gia (CTQG) Sự thật, Hà Nội, 2020, tr.379.
3. P T Anh, Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân Việt Nam: những vấn
đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học Xã hội,
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Hà Nội, 2015, tr.104.
4. Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định 59/2013/NĐ-
CP ngày 17 tháng 06 năm 2013 về quy định chi tiết một số điều của Luật phòng,
chống tham nhũng, trích Khoản 2 điều 54,
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-59-2013-ND-
CP-huong-dan-Luat-phong-chong-tham-nhung-194652.aspx (truy cập ngày: 15-
8-2023).
5. 王栋, 芮国强, 社会组织协商参与法治反腐:逻辑、经验与分层建构, 江海学
刊 2020, 3, W Dong, R Guoqiang, Negotiation and Participation of Social
Organizations in Anti-corruption under the Rule of Law: Logic, Experience and
Hierarchical Construction, Jianghai Academic Journal (Đàm phán và tham gia
của các tổ chức xã hội trong công cuộc chống tham nhũng dựa trên pháp quyền:
Logic, kinh nghiệm và phân cấp thứ bậc, Tạp chí học thuật Giang Hải, Trung
Quốc, số 3, 2020).
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành TW khóa
X, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.44, 49.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
2016, https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-
hoi-dang/lan-thu-xii/nghi-quyet-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xii-1596
(truy cập ngày: 15-8-2023).
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,
NXB. CTQG Sự thật, Hà Nội, 2021 (tập 2), tr.146.
9. 人民网首页, 论网络反腐的功能定位, Homepage of People's Daily Online, On
the Functional Orientation of Network Anti-corruption, (Vị trí chức năng của
Internet trong chống tham nhũng, Trang chủ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc
23
trực tuyến) http://media.people.com.cn/n/2014/0312/c382352-24615958.html,
(truy cập ngày: 15-8-2023).
10. 陈建, 反腐进程中民众参与的制度建构 , 江西社会科学 2015, 3, C Jian,
Institutional Construction of Public Participation in the Anti-corruption Process,
Jiangxi Social Sciences, (Xây dựng thể chế về sự tham gia của nhân dân trong
quá trình chống tham nhũng, Tạp chí Khoa học Xã hội Giang Tây, Trung Quốc,
số 3, 2015).
11. 任建明, 王方方, 改革开放 40 年民众参与反腐的模式与变迁, 北京航空航天
大 学 学 报 ( 社 会 科 学 版 ), R Jianming, W Fangfang, Modes and Changes of
Public Participation in Anti-corruption in the 40 Years of Reform and Opening
Up, Journal of Beihang University (Social Science Edition) Vol. 32 No. 1
January, 2019, (Những thay đổi của quá trình nhân dân tham gia phòng chống
tham nhũng trong 40 năm cải cách và mở cửa, Tạp chí Đại học Hàng Không Bắc
Kinh, Trung Quốc, Ấn bản Khoa học Xã hội, số 1, 2019).
12. Đ Đ Minh, Quan điểm của nhà nước Việt Nam về PCTN, Sách Quản trị nhà
nước và PCTN ở Việt Nam trước năm 1945, N Q Anh, N M Tuấn, V C Giao, N
H Anh (đồng chủ biên), NXB. CTQG Sự thật, 2020.
13. Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 13, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 419.
14. M Olson, 1970, The logic of collective Action Public goods and the Theory of
Groups, Schoken Books, NewYork, p.90, Mancur Olson, 1970, (Logic của hành
động tập thể và lý thuyết về nhóm, Schoken Books, NewYork, tr.90).
15. Quốc vụ viện Trung Quốc, Đề cương xây dựng hệ thống tín nhiệm xã hội giai
đoạn 2014-2020, 2014, http://www.gov.cn/zhengce/content/2014-06/27/con
tent_8913.htm (truy cập ngày 15/8/2023).
16. N P Trọng, Phát biểu tại phiên họp lần thứ 14 Ban Chỉ đạo Trung ương về
PCTN (16/8/2018), https:/bnews.vn/phien-hop-thu-14-ban-chi-dao-trung-uong-
ve-phong-chong-tham-nhung/93686.htmi (truy cập ngày: 26-8-2023).
17. H Vĩ, Các biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc, NXB. Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 2004.
18. 吴瑛 宋韵雅 刘勇,社会化媒体的“中国式反腐”-对落马官员案微博
讨论的社会网络分析, 新闻大学 2016 年 04 期, W Ying, S Yunya, L Yong,
"Chinese-style anti-corruption" in social media - social network analysis of
Weibo discussions on the case of fallen officials, News University, Issue 04,
2016 ("Chống tham nhũng kiểu Trung Quốc" trên mạng xã hội – Phân tích các

24
cuộc thảo luận trên mạng xã hội Weibo về trường hợp quan chức tham nhũng,
Đại học Thông tin, Trung Quốc, số 4 năm 2016).
19. 杜治洲, 李艳菲, 顾文冠, 建国以来民众参与反腐的历程与特点, 广州大学学
报 ( 社 会 科 学 版 ), D Zhizhou, L Yanfei, G Wenguan, The history and
characteristics of people's participation in anti-corruption since the founding of
the People's Republic of China, Journal of Guangzhou University (Social Science
Edition) Vol. 15 No. 1, Jan 2016, (Lịch sử và đặc điểm sự tham gia của người
dân trong phòng chống tham nhũng kể từ khi thành lập Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, Tạp chí Đại học Quảng Châu, Ấn bản Khoa học Xã hội, số 1, 2016).
20. 杜治洲 , 反腐民本主 义 内涵与模型 , 廉政文化研究 , 2016 年第 1 期, D
Zhizhou, Connotation and Model of Anti-corruption People-oriented Principles,
Research on Clean Government Culture, Issue 1, 2016, (Nội dung và mô hình
nguyên tắc nhân dân là trung tâm trong phòng, chống tham nhũng, Nghiên cứu
về văn hóa chính quyền trong sạch, số 1, 2016).

25

You might also like