Bài Thu Ho CH Nhóm 9-12 A

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

- Tiêu Đề: Bài viết: “ Quy tắc đạo đức của luật sư trong quan hệ với đồng

nghiệp ”
Tính đồng nghiệp của luật sư được quy định từ quy tắc 17 đến quy tắc 25 trong Bộ
quy tắc Đạo Đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam trong quan hệ đồng
nghiệp là cơ sở, căn cứ để xây dựng đánh giá chuẩn mực đạo đức và ứng xử nghề
nghiệp của luật đối với đồng nghiệp. Giúp luật sư phòng tránh các vi phạm rủi ro nghề
nghiệp có thể xảy ra, tránh những xích mích không đáng có trong quá trình trao đổi
hay làm việc cùng đồng nghiệp.
Quy tắc 17 đề cao sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ luật sư giữa luật sư,
không phân biệt tuổi tác, thời gian hành nghề. Mỗi luật sư thường mang trên mình một
chuyên môn riêng, một cách nhìn khác nhau về vấn đề hay về 1 vụ việc, triết lý và
trong quá trình chúng ta tiếp xúc, trao đổi cũng như giành cho nhau sự tôn trọng để tạo
niềm tin giúp đỡ lẫn nhau.
Theo hồ sơ số 8 tình huống thực hành về Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư
với đồng nghiệp, cơ quan thông tin đại chúng :
“Trong giờ giải lao giữa buổi hội thảo, luật sư A đã đến trao đổi ngay ý kiến phản
đối của mình về thông tin và cách hành xử của luật sư B tại phiên thảo luận. Giữa hai
luật sư đã xảy ra cuộc tranh cãi và luật sư chủ trì hội thảo phải can thiệp để cuộc
tranh cãi dừng lại.”
Luật sư A đến trao đổi ý kiến riêng của mình về việc phản đối cách luật sư B đưa
thông tin và cách hành xử tại phiên thảo luận là đúng. Trong tình huống luật sư B đưa
ra thông tin nhưng không tôn trọng luật sư T vi phạm quy tắc 21.5.1 khi đề cập đến
việc thắng thua kiện với luật sư T. Thông tin luật sư B đưa ra khiến luật sư trong nước
bức xúc. Căn cứ theo quy tắc 18.1 quy định về việc tôn trọng hợp tác với đồng nghiệp,
luật sư B phải có nghĩa vụ bảo vệ uy tín, danh dự của giới luật sư cũng như chính uy
tín, danh dự cá nhân. Uy tín danh dự của cá nhân luật sư luôn gắn liền và có quan hệ
với giới luật sư và nghề luật sư.
Khi gặp tình huống trên, luật sư A không những phải yêu cầu luật sư B không được
thực hiện hành vi xâm phạm lợi ích đồng nghiệp, xúc phạm đồng nghiệp mà luật sư A
đã đúng khi kịp thời góp ý khi thấy luật sư B làm điều sai, gây ảnh hưởng đến úy tín
nghề nghiệp luật sư trong hội thảo với người nước ngoài.
Luật sư cần góp ý khi đồng nghiệp có việc làm chưa đúng, ứng xử chưa đẹp, không
được vô trách nhiệm trước vi phạm, sai phạm của đồng nghiệp. Luật sư phải độc lập,
bảo vệ danh dự, uy tín của đội ngũ luật sư cũng như danh dự, uy tín của chính cá nhân
mình căn cứ theo quy tắc 3 về giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của
luật sư.
Trong tình huống trên, khi luật sư A trao đổi, góp ý kiến phản đối của mình với luật
sư B nhưng xảy ra tranh cãi cần sự can thiệp của hội chủ trì hội thảo. Căn cứ theo quy
tắc 20 quy định về ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp, khi phát sinh
tranh chấp phải giải quyết bằng thương lượng, hòa giải, cách thức hòa bình để có thể
chấm dứt tranh chấp, mâu thuẫn trong mối quan hệ nhằm giữ tình đồng nghiệp.
Quy tắc 21 trong bộ Quy tắc và Ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam quy định cụ
thể việc luật sự không được áp đặt hay cố tình chi phối làm ảnh hưởng đến tính độc
lập. Luật sư A cần tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp căn cứ theo các quy tắc 18.2
trong Bộ quy tắc Đạo đức và Ứng xử của nghề Luật sư Việt Nam, khi có quan điểm
khác nhau giữa các luật sư, các luật sư cần trao đổi nhằm tránh mâu thuẫn, mất tình
đồng nghiệp, không những không được xúc phạm xảy ra tranh cãi mà ta cần phải phân
tích cho bên đối phương rủi ro, cách nhìn vụ việc ở một khịa cạnh khác.

You might also like