Lý Thuyết Về LBVQLNTD

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Khái niệm, đặc điểm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật bảo

vệ quyền lợi người tiêu dùng, nội dung cơ bản của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng?
Khái niệm:

Pháp luật bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng (BVQLNTD) là lĩnh vực pháp luật điều
chỉnh các quan hệ giữa ng tiêu dùng và các thg nhân khi ng tiêu dùng mua, sử dụng hàng
hóa, dịch vụ của thg nhân đó. Lĩnh vực pháp luật này quy định n~ quyền của ng tiêu
dùng, quy định trách nhiệm sản phẩm của thg nhân, ngăn chặn các giao dịch ko công
bằng, bảo vệ thông tin cá nhân của ng tiêu dùng.

Phương pháp điều chỉnh:

PL BVQLNTD sử dụng phương pháp của luật hành chính để tác động bằng cách
trao thêm quyền cho bên yếu thế là ng tiêu dùng trog những quan hệ hợp đồng vs thg
nhân.

Đối tượng điều chỉnh:

Quan hệ mua bán giữa thg nhân và ng tiêu dùng chỉ thuần túy là đối tượng điều
chỉnh truyển thống của luật dân sự. Quan hệ này kp là qh thg mại vì ko có mục đích mua
đi bán lại nên ko thể dc điều chỉnh bởi luật thg mại. Tuy nhiên, ng tiêu dùng cần dc bảo
vệ thiết thực hơn bằng các quy định của pl công bên ngoài các qd của luật dân sự truyền
thống, cho nên đã hình thành nên lĩnh vực pl mới - pl bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng.

Nội dung cơ bản:

+ Một là, quyền và nghĩa vụ của ng tiêu dùng:

Đây là phần quan trọng nhất của pl bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng. Tuy về hình
thức, chúng mang tính tuyên ngôn hơn là các qd điều chỉnh trực tiếp nhưng đây là cơ sở
pháp lí quan trọng để chi tiết hóa trong các đạo luật chuyên ngành có liên quan đến ng
tiêu dùng.

+ Hai là, nghĩa vu, trách nhiệm của ng cung cấp hàng hóa, dịch vụ chon ng tiêu dùng:

Đây là ND đặc thù của của PL BVQLNTD. Ngoài những nghĩa vụ theo thỏa thuận
và dc điều chỉnh bởi các ngành luật tư, ng cung cấp, hàng hóa, dịch vụ chon g tiêu dùng
phải gánh chịu thêm nhiều nghĩa vụ mang tính hành chính và đặc biệt là gánh chịu trách
nhiệm sản phẩm - loại tn pháp lí đặc biệt khi hàng hóa dịch vụ của nhà cung cấp có
những khuyết tật kể cả trong trường hợp ng này ko có lỗi đvs những khuyết tật đó.
+ Ba là, kiểm soát các điều khoản giao dịch ko công bằng:

Về hình thức, giao dịch của ng cung cấp hàng hóa dịch vụ vs ng tiêu dùng dc thực
hiện theo các qd của luật dân sự. Tuy vậy, do tình trạng bất đối xứng thông tin giữa 2 bên
tham gia giao dịch có thể dẫn đến những lạm dụng, nhà làm luật các nc đều thiết lập các
cơ chế kiểm soát để ngăn ngữa những hậu quả xấu đvs bên yếu thế.

+ Bốn là, giải quyết tranh chấp vs ng tiêu dùng:

Đối tượng của tranh chấp là những qh tư. Vì vậy, về nguyên tắc, các tranh chấp vs
ng tiêu dùng sẽ dc giải quyết theo trình tự của luật tư. Thg thì các tranh chấp vs ng tiêu
dùng có thể dc giải quyết theo các hình thức: thg lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Khi
tranh chấp dc đưa ra tòa án, pl các nc đều có xu hướng giảm bớt nghĩa vụ chứng minh
chon g tiêu dùng trong tố tụng khi anh ta là ng đi kiện, trong 1 số trg hợp, đảo hoàn toàn
nghĩa vụ chứng minh cho phía thg nhân.

+ Năm là, các hành vi bị cấm và chế tài xử lí vi phạm:

Luật BVQLNTD các nc đều hướng tới loại bỏ những hành vi thg mại ko lành
mạnh ngay cả khi chúng ko hướng tới ng tiêu dùng cụ thể nào. Những hành vi này thg là:
quảng cáo gian dối, nêu thông tin sai lệch về uy tín của DN or sp,…Khi có vi phạm or
tranh chấp, những qh hợp đồng giữa ng tiêu dùng và thg nhân sẽ dc áp dụng chế tài có
tính truyền thống là chế tài dân sự mà bồi thg thiệt hại là hình thức chủ yếu. Đồng thời
hình thức xử lí vi phạm bằng chế tài hành chính cung thg xuyên dc áp dụng nếu xuất hiện
những vi phạm thuộc những trg hợp bị cấp. Trong nhungwx trg hợp vi phạm nghiêm
trọng, thương nhân có thể bị xủa lí về hình sự.

Khái niệm người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh, bên thứ ba theo qui định
của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các
chủ thể theo qui định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nguyên tắc bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng?
Người tiêu dùng:

Khái niệm: K1 Đ 3 LBVQLNTD 2010

Quyền: Đ 8

Nghĩa vụ: Đ 9

Tổ chức, cá nhân kd:


Khái niệm: K2 Đ 3

Quyền:

Nghĩa vụ: Đ 12 - Đ 26

Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ng tiêu dùng: Đ 4

Khái niệm, đặc điểm Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung?
Khái niệm: K5 Đ 3 và K6 Đ 3

Từ 2 khái niệm trên có thể thấy 2 khái niệm này tương đối giống nhau, hay đúng
hơn là hợp đồng theo mẫu cũng dc coi như là “điều kiện giao dịch chung”.

Đặc điểm:

+ Thứ nhất, điều kiện giao dịch chung là những quy định, quy tắc, điều kiện do thg nhân
đơn phương ban hành.

Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, thg nhân thường đưa ra những
quy tắc, quy định áp dụng cho ng tiêu dùng khi mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ của
mình. Các quy tắc, điều kiện đó là sự ràng buộc đvs ng tiêu dùng và họ không thể thay
đổi, sửa chữa hay hủy bỏ.

+ Thứ hai, điều kiện giao dịch chung dc áp dụng chủ yếu cho ng tiêu dùng.

Mục đích của thg nhân khi ban hành các dk giao dịch chung là để tạo đk thuận lợi
cho họ trog quá trình giao dịch vs người tiêu dùng. Do vậy, đối tượng áp dụng chủ yếu
của điều kiện giao dịch chung là người tiêu dùng. Điều này xuất phát từ thực tiễn kd của
thg nhân khi slg ng tiêu dùng của họ là quá lớn ko cho phép sd các hình thức giao kết hợp
đồng truyền thống dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện.

+Thứ ba, đk giao dịch chung áp dụng cho nhiều ng tiêu dùng và sd nhiều lần.

Các quy tắc, qd mà thg nhân ban hành ko hướng đến ng tiêu dùng cụ thể hay trg
hợp cụ thể mà nó như “luật” riêng mà thg nhân áp dụng cho nhiều ng tiêu dùng và sd 1
cách lâu dài. Khi sd đk giao dịch chung thì dường như ko có bất kì sự phân biệt nào giữa
các ng tiêu dùng vs nhau, hay nói cách khác là các quy tắc, quy định mặc nhiên áp dụng
cho all người tiêu dùng khi xác lập giao dịch vs thương nhân.
Phân tích những hành vi bị cấm được quy định trong Luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
Những hành vi bị cấm có thể hiểu là đó là những hành vi vi phạm pháp luật, do đó chủ
thể thực hiện hành vi này luôn phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi. Những hành vi bị
cấm được pháp luật quy dịnh khá cụ thể tại điều 10 Luật BVQL NTD 2010 như sau:

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người
tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy
đủ, sai lệch, không chính xác về một trong các nội dung sau đây:

a) Hàng hóa, dịch vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp;

b) Uy tín, khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

c) Nội dung, đặc điểm giao dịch giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua
tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có
hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu
dùng.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng thông qua
việc thực hiện một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng;

b) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh
để ép buộc giao dịch.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện hoạt động xúc tiến thương
mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự
hoặc người mất năng lực hành vi dân sự.

5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ yêu cầu người tiêu dùng thanh toán
hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng.

6. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
7. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của
người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không
bảo đảm chất lượng.

8. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng gây thiệt
hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng.”

Khi thị trường cung ứng hàng hóa càng phát triển nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng
cao dẫn đến các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh luôn tìm đủ mọi cách, mọi
chiêu trò để thu hút khách hàng về với mình vậy nên không thể tránh khỏi sự nhầm lẫn,
vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thường
dùng các chiêu trò quảng cáo, pi a cho sản phẩm của mình bằng cách làm ra các video
quảng cáo làm quá sự thật, thông tin không chính xác ví dụ như quảng cáo dầu gội từ tóc
xơ rối chỉ sau 1 làm gội tóc đã mượt mà như lụa, điều này là không hợp lý so với thực tế,
nên hành vi này có thể bị cấm. Hình thức quấy rối người tiêu dùng có thể được hiểu là
các hãng sản xuất thường dán tờ rơi khắp các ngóc ngách của con đường hoặc rải rác tờ
rơi khắp phố gây mất vệ sinh, mỹ quan hoặc là các chương trình gọi điện tư vấn quá đà
mặc dù khách hàng đã từ chối nhiều lần. Nhưng trên thực tế thực trạng phát tờ rơi trước
cổng các trường học và những nơi đông người vấn đang hoạt động rất thường xuyên và
không có ai can thiệp.

Có một số trường hợp khi khách hàng vào mua hàng thì nhân viên chăm sóc khách hàng
đón tiếp rất nhiệt tình nhưng nếu khách không mua thì có những lời nói không hay hoặc
thậm chí là dùng đến vũ lực để bắt ép khách hàng phai mua, điều này là trái vơi pháp luật
quy định. Những trường hợp này thường xảy ra với những người nông dân mới từ quê lên
phố chưa quen với môi trường nên các nhà kinh doanh không có tâm thường lợi dụng
nhược điểm này của họ để chuộc lợi bất hợp pháp. Mặt khác chính sự thiếu hiểu biết cuả
một số người tiêu dùng không hiểu rõ về đặc tính, chất lượng của sản phẩm nên thường
bị những nhà kinh doanh, cung ứng dịch vụ lợi dụng để thực hiện những phi vụ làm ăn
bất hợp pháp ví dụ như dịch vụ mua bảo hiểm y tế,bảo hiểm nhân thọ,... nếu như đúng
mục đích thì đây là những hành động có ích cho con người cho xã hội, tuy nhiên một số
doanh nghiệp lợi dụng lòng tin đó để mua bán với người tiêu dùng và sau đó cùng với số
tiền đó biến mất. Hành vi này nên được ngăn chặn và xử lý triệt để.

Hành vi lợi dụng lúc người khác gặp khó khăn để cung cấp hàng hóa kém chất lượng
cũng là 1 trong các hành vi bị cấm. Ví dụ khi một vùng gặp bão lụt cần lương thực hoặc
một vùng bị khô hạn đang thiếu một mặt hàng nào đó, lúc này các nhà cung cấp lợi dụng
tình hình này sẽ đưa những thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không ro nguồn gốc
xuất sứ đến với người dân, lúc này tinh thần của họ đang rất hoang mang nên khi có thực
phẩm thì họ chỉ biết nhận mà không cần suy nghĩ, điều này ảnh hưởng rất nhiêu đến sức
khỏe và đạo đức con người. Vấn đề này đang là mối lo ngại rất lớn đối với cơ quan chức
năng của Việt Nam, chính người Việt mình hại người Việt mình bằng những hóa chất độc
hại, băng những thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc nguồn gốc mất vệ sinh có nguy cơ
gây bệnh ung thư cho người tiêu dùng ví dụ như sữa chứa chất melatin, rau quả tiêm
thuốc kích thích tăng trưởng, thịt có chứa chất bảo quản gây ung thư,... những vấn nạn
trên đang diễn ra hàng ngay trước mắt chúng ta mặc dù các cơ quan về bảo vệ an toàn
thực phẩm đã có những biện pháp xử lý xong những nhà kinh doanh vẫn có những hành
vi làm để chống đối, để qua mắt cơ quan chức năng. Đây là 1 trong những hành vi có hậu
quả nghiêm trọng nhất đến người tiêu dùng.

Nhìn chung 8 hành vi bị cấm quy định tại điểu 10 Luật BVQL NTD 2010 là rất cần thiết,
rất có ích đối với người tiêu dùng. Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có
những biện pháp, những chế tài nghiêm ngặt để những hành vi trên không còn diễn ra.
Tuy nhiên thực tế áp dụng vẫn còn nhiều bất cập, chưa triệt để vẫn còn có lỗ hổng để
những hành vi đó vẫn còn tồn tại, vẫn gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Vì vậy các
nhà thi hành luật cần phải có chế tài nghiêm ngặt, chặt chẽ hơn để có thể bảo vệ được tối
đa quyền lợi,sức khỏe cho người tiêu dùng.

Phân tích các quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng và các công cụ pháp lý mà người
tiêu dùng được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của mình.
a) Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 của Việt Nam đã nêu đầy đủ các quyền
và nghĩa vụ cơ bản của người tiêu dùng. Theo Điều 8 và Điều 9 Luật này, người tiêu
dùng có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khi tham
gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ cung cấp.
- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được
cung cấp hóa đơn; chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết
khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua và sử dụng.
- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu
cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch
và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ.
- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng
hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên
quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ.
- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc
cam kết.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi
của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Các quyền của người tiêu dùng không chỉ được Nhà nước bảo vệ mà còn nhận được sự
bảo vệ từ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi họ phải thực hiện các quy định
của pháp luật. Các quyền của người tiêu dùng còn được các tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
và mọi cá nhân (trong đó có bản thân người tiêu dùng) đều có trách nhiệm tham gia bảo
vệ. ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục, động viên
nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thi hành pháp luật
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế quyền của người tiêu dùng Việt Nam đã và đang bị xâm hại
nghiêm trọng.
Những vụ việc như vụ xăng chứa aceton gây hỏng động cơ gắn máy, nước tương chứa
chất 3-MPCD gây ung thư, sữa đóng hộp không đúng trọng lượng, ghi nhãn sai đối với
sữa tươi nhằm lừa dối người tiêu dùng, ghi nhãn mác là nước mắn cá hồi bắc Âu sau phải
cải chính lại hương cá hồi, vấn đề rau xanh, an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái, hàng
kém chất lượng, việc gian dối taximét của các hãng taxi, chất lượng dịch vụ viễn thông…
đã và đang gây ra nhiều bức xúc trong cộng đồng xã hội.
Các cơ quan chức năng đã có những cố gắng nhất định trong việc bảo vệ người tiêu dùng.
Chẳng hạn, trước Tết, các cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp tiêu thụ hàng
giả trong đó có rượu ngoại, thuốc lá…
- Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng cần có những nghĩa vụ nhất định đó là kiểm tra
hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ
rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã
hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực
hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Với những nghĩa vụ này
xem chừng rất đơn giản, nhưng thực tế khi thực hiện hoàn toàn ngược lại, bởi lẽ,
trong điều kiện tổ chức biên chế lực lượng của các cơ quan chức năng đối với hoạt
động thanh, kiểm tra quản lý thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm,…có hạn, nhưng
tình trạng hàng lậu, hàng giả, dịch vụ kém chất lượng, thực phẩm “bẩn” ngâm, tẩm
hóa chất độc hại,…tràn lan như hiện nay, thậm chí ngay cả một số loại thuốc tây
không chỉ các mặt hàng thuốc rẻ tiền như thuốc cảm mà nhiều loại thuốc cao cấp đặc
trị các bệnh về tim, mạch,v.v.. cũng bị làm giả. Dược phẩm, thuốc tây trên thị trường
có nhiều dạng và được làm nhái y như thật, nếu như không được kiểm định thì khó có
thể biết được thuốc đó là thật hay giả nếu như chỉ nhìn trực quan bề ngoài. Nhưng dù
thế nào đi nữa thì NTD vẫn là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, không chỉ bị
lừa gạt về tiền bạc mà còn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mình, mặc dù
các cơ quan chức năng đã nỗ lực rất nhiều trong việc rà soát thị trường nhưng vẫn
chưa hoàn toàn có thể kiểm soát hết toàn bộ vấn đề này. Nên đặt ra quy định buộc
NTD phải biết lựa chọn hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng không gây
nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình…trong khi họ chỉ có kinh nghiệm của
NTD là công cụ duy nhất để thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định thì rõ là thiếu
thực tế và kém hiệu quả.
- Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng
hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người tiêu dùng.
Tóm lại, người tiêu dùng cần phải biết lựa chọn hàng hoá, dịch vụ cần mua một cách thận
trọng, khôn ngoan, phát hiện và tố cáo những hành vi tiêu cực trên thị trường làm tổn hại
đến lợi ích người tiêu dùng.
b) Các công cụ pháp lý mà người tiêu dùng được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của
mình (chỗ này không chắc lắm)
Theo khoản 5,6,7 Điều 8 LBVNTD người tiêu dùng có thể bảo vệ quyền lợi của mình
thông qua các công cụ:
“5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam
kết.
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi
của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Thứ nhất, tham gia xd và thực thi chính sách PL bảo vệ quyền lợi NTD. Các VBPL:
LBVQLNTD 2010; Nghị định 99/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng… có thể coi là những công cụ PL quy định cụ thể và rõ ràng quyền lợi của
NTD, nghĩa vụ của tổ chức, DN… chính vì vậy để bảo vệ quyền lợi của NTD, PL là một
công cụ không thể thiếu. Điều quan trọng hơn khi sd công cụ này, NTD còn được tham
gia xd và thực thi chính sách, PL của nhà nước đề ra. Theo đúng nhu cầu thực tế và mong
muốn của NTD, các chính sách, PL sẽ trở thành công cụ thuận lợi hơn giúp NTD bảo vệ
quyền lợi của mình.
Thứ hai, Yêu cầu bồi thường thiệt hại: Điều không mong muốn là thiệt hại xảy ra, tuy
nhiên trường hợp này với hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết, thì
NTD có quyền đòi bổi thường thiệt hại. Quyền đòi bồi thường thiệt hại là một công cụ
không thể thiếu với NTD, điều này ràng buộc trách nhiệm người cung ứng HH, DV với
những công bố, quảng cáo, cam kết đã đề ra trước đó, nghiêm cấm hành vi lừa dối, quảng
cáo sai sự thật, đồng thời giúp NTD có quyền được tiếp nhận một cách chính xác với
thông tin sản phẩm, dịch vụ.
Thứ ba, Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ
quyền lợi. Đơn giản, khi người dân khiếu kiện, vụ việc mới được đưa ra công lý, và
những người hoặc cơ quan xâm phạm quyền của họ mới bị trừng phạt. Điều này cũng có
tác dụng giáo dục công chúng về quyền của mình, và răn đe và ngăn chặn các cá nhân tổ
chức khác vi phạm quyền.

Nhận xét qui định của pháp luật về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong
giao dịch với người tiêu dùng, các điều khoản bị coi là không có hiệu lực, kiểm soát
nhà nước về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Trả lời:

1.Khái niệm

- Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ soạn thảo để giao dịch với người tiêu dùng( K5Đ3 LBVNTD)
- Điều kiện giao dịch chung: là những quy định, quy tắc bán hàng, cung
ứng dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ công bố và
áp dụng đối với người tiêu dùng( K6Đ3LBVNTD)

2. Căn cứ pháp lý

Pháp luật quy định về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung trong giao
dịch với người tiêu dùng, các điều khoản bị coi là không có hiệu lực, kiểm
soát nhà nước về hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung một cách chi
tiết, cụ thể như sau:

Thứ nhất, theo quy định của BLDS 2015 thì:

Điều 405. Hợp đồng theo mẫu


… Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về
những nội dung của hợp đồng.
Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật….
Điều 406. Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng (bổ sung)
… Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp
điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết
về điều kiện đó.
Trình tự, thể thức công khai điều kiện giao dịch chung thực hiện theo quy định của pháp
luật.
Thứ hai, Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung với người tiêu dùng được quy
định từ Điều 7 đến Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27-10-2011 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cụ thể như
sau:

Hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung phải được lập thành văn bản và phải
đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1) Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt, nội dung phải rõ ràng, dễ hiểu; cỡ chữ ít nhất là
12;

2) Nền giấy và màu mực thể hiện nội dung hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch
chung phải tương phản nhau. Trước khi áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch
chung thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện việc đăng ký theo quy định của
nghị định này. Hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung chỉ được áp dụng đối với
người tiêu dùng khi việc đăng ký được hoàn thành theo quy định tại Điều 14 Nghị định
99/2011/NĐ-CP.

Các hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc
áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên phải đăng ký với Bộ Công thương và với sở công
thương nếu có phạm vi áp dụng trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung bao gồm các tài liệu sau:
1) Đơn đăng ký nêu rõ địa chỉ, ngành nghề kinh doanh của tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ. Bộ Công thương hướng dẫn mẫu đơn đăng ký;

2) Dự thảo hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Chậm nhất 20 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký có trách nhiệm ra
thông báo về việc chấp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung và
gửi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trong trường hợp không chấp nhận đăng ký hợp
đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải gửi
văn bản trả lời cho tổ chức, cá nhân kinh doanh trong đó nói rõ lý do không chấp nhận.
Sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được
công bố công khai và lưu trữ trên trang thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tiếp
nhận đăng ký.

Khi thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì tổ chức, cá nhân
kinh doanh phải đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Thủ tục đăng
ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung được thực hiện như đăng ký lần đầu
theo quy định của Nghị định 99/2011/NĐ-CP.

- Theo điều 16 luật BV quyền lợi NTD 2010 quy định về điều khoản của hợp đồng...

3. Nhận xét

Trước khi luật BVNTD ra đời BLDS 2015 đã có một số quy định về vấn
đề này, tuy nhiên các quy định trong BLDS là chưa đầy đủ và mang tính
chất chung chung, thiếu những quy định cụ thể, trực tiếp bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng khi giao kết, thực hiện các điều kiện giao dịch chung

Theo đó, khi thực hiện theo hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung
trong luật BV Quyền lợi NTD phù hợp với thực tiễn đời sống, bởi:

- Thứ nhất, luật BVNTD 2010 không chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp
đồng mẫu mà còn điều chỉnh các loại giao dịch chung khác nhau quy định nguyên
tắc bán hàng...Đây là 1 trong những điểm mới khi mà trước đây chưa từng có 1 quy
định nào điều chỉnh vấn đề này, và là nguyên nhân những năm qua tình trạng sử
dụng các điều kiện giao dịch 1 cách tràn lan, thiếu kiểm soát và vi phạm quyền lợi
NTD
- Thứ hai,về hợp đồng theo mẫu: Luật BVQL NTD 2010 quyu định lại tất cả vẫn dề về
hợp đồng giao dịch.
Đây là một điều hợp lý vì những vấn đề chung về hợp đòng đa được quy định trong
BLDS 2015, không nên quy định lại để tránh sựu mâu thuẫn, chồng chéo, khó khăn
trong việc áp dụng
- Từ những đặc thù là sự: “Bất bình đẳng” giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh và NTD
mà luật dưa ra một số nguyên tắc nhằm bổ sung cho vấn đề hợp đồng mà BLDS
2015 và luật thương mại 2005 chưa quy định có thể đảm bảo nhất quyề lợi NTD
- Thứ tư, các tiêu chí để đánh giá tính vô hiệu các điều khoản của hợp đồng giao kết
với NTD, điều kiện giao dịch chung
+ Luật BV QL NTD quy định tính vô hiệu trong các điều khoản hợp đồng giao kết
với NTD, điều khoản giao dịch chung tại Khoản 1 điều 16 luật này. Theo đó, các
trường hợp mà điều khoản của hợp đồng giao kết với NTD và điều khaorn giao dịch
chung không có hiệu lực
+ Sự xâm phạm của chủ thể san rxuatas kinh doanh đến quyền lợi NT vì mục đích lợi
ích kinh tế. Theo đó, luật BVQL NTD 2010 đưa ra điều luật loại trừ hiệu lực của
những điều khoản mà gây bất lợi cho NTD khi điều khoản đó có được NTD đồng ý,
chấp thuận.
- Thứ năm, Vấn đề thực hiện hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung
Luật BVQLNTD 2010 quy định khá đầy dủ việc thực hiện hợp đồng theo mẫu, tổ
chức, cá nhân kinh doanh phải dành thời gian để nTD nghiên cứu hợp đồng, thương
nhân phải lưu giữ hợp đồng cho đén khi hết hiệu lực; điều kiện giao dịch chug phải
xác định rõ thời điểm áp dụng và được niêm yết tại địa điểm giao dịch để NTD có
thể nhìn thấy.

Phân tích về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong
mối quan hệ với người tiêu dùng.

Trả lời:

1, Khái niệm:
Người tiêu dùng: là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức( K1-Đ3Luật BVQL NTD 2010)

Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:

a,Thương nhân theo quy định của Luật thương mại

b, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký thường
xuyên.

( Theo khoản 2-điều 3 luật BV QL NTD 2010)

2. Phân tích

Thứ nhất, các quyền cơ bản của người tiêu dùng


Theo quy định tại Điều 8 Luật BVQLNTD năm 2010, quyền của NTD được nhà làm luật
quy định khá chi tiết và tương đối bao quát trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, qua nghiên cứu
thấy rằng một số nội dung quan trọng gắn liền với quyền lợi của NTD, nhưng chưa được
ghi nhận trong quy định về quyền cơ bản của NTD, đó là, quyền được thông tin về điều
kiện mua bán, cung cấp, bảo hành của các hàng hoá dịch vụ; quyền được giao kết hợp
đồng một cách công bằng;…Hơn nữa, tuy là quyền cơ bản của NTD, nhưng xét về lô gic
nhà làm luật lại chưa quy định nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan là cơ quan quản lý
Nhà nước, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ trong việc tôn trọng
và bảo đảm quyền của NTD được thực thi trên thực tế. Cũng như vấn đề giải quyết tranh
chấp phát sinh của các cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
NTD. Chính vì vậy, tác giả đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 8 Luật BVQLNTD hiện hành,
mà theo đó, sau khi được sửa đổi, bổ sung được viết lại như sau:
“Điều …Các quyền cơ bản của người tiêu dùng
1 .Người tiêu dùng có các quyền cơ bản sau đây:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi
tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung
cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về
hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
3. Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu
cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và
các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ.

4. Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng
hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên
quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ.

5. Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.

6. Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam
kết.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi
của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

- Bên cạnh luật BV QL NTD thì Liên hợp quốc cũng có những quy định về quyền người
tiêu dùng như sau:

8 quyền của người tiêu dùng được Liên Hợp Quốc quy định gồm có:

1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản: Là quyền được có những hàng hoá, dịch
vụ thiết yếu, nơi ở, chăm sóc sức khoẻ, nhu cầu tinh thần... với giá hợp lý.

2. Quyền được an toàn: Là quyền có những hàng hoá dịch vụ an toàn, không gây nguy
hiểm cho sức khoẻ và tính mạng, cả trước mắt và lâu dài.

3. Quyền được thông tin: Được cung cấp các thông tin trung thực, chính xác và đầy đủ
về các hàng hoá, dịch vụ để có thể lựa chọn một cách khách quan, chính xác. Quyền này
còn bao gồm việc được bảo vệ chống lại các thủ đoạn dối trá, lừa đảo, các quảng cáo
lừa dối. 4. Quyền được lựa chọn: Có quyền được lựa chọn hàng hoá và dịch vụ mình cần
một cách trung thực, không bị ép, lừa dối hoặc làm lạc hướng... với chất lượng hàng
hoá, dịch vụ phù hợp với giá cả.
5. Quyền được lắng nghe: Quyền được bày tỏ ý kiến trong việc hoạch định các chủ
trương, chính sách có liên quan đến lợi ích của người tiêu dùng, cả đối với cơ quan nhà
nước và các tổ chức kinh doanh. Quyền này bao gồm cả việc được tham khảo ý kiến trực
tiếp hoặc thông qua đại diện của mình về những vấn đề liên quan đến người tiêu dùng.

6. Quyền được khiếu nại và bồi thường: Người tiêu dùng khi bị thiệt thòi có quyền khiếu
nại và đòi hỏi được bồi thường hợp lý những thiệt hại chính đáng của mình, kể cả quyền
khiếu nại hoặc kiện trước toà án.

7. Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng: Người tiêu dùng được quyền bồi dưỡng về
những kiến thức về tiêu dùng, về kỹ năng tiêu dùng, về phong cách tiêu dùng lành mạnh
và hợp lý để có thể chủ động và sáng suốt trong lựa chọn, để có được cuộc sống tiêu
dùng hợp lý, để có thể tự bảo vệ mình và góp phần cho sự phát triển của xã hội.

8. Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững: Được sống trong một môi
trường an toàn, lành mạnh, được sống xứng đáng, không bị đe doạ tới hạnh phúc của
các thế hệ hiện tại và tương lai.

Nếu so sánh với quy định của Liên Hợp Quốc, quyền của người tiêu dùng trong Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng của nước ta đã bao gồm 6 quyền là:

1. Quyền được an toàn

2. Quyền được thông tin

3. Quyền được lựa chọn

4. Quyền được lắng nghe

5. Quyền được khiếu nại và bồi thường

6. Quyền được giáo dục, đào tạo về tiêu dùng

Còn 2 quyền chưa được quy định cụ thể trong Luật BVQL người tiêu dùng là:

1. Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản

2. Quyền được có môi trường sống lành mạnh và bền vững.

Tuy không quy định trong Luật, nhưng những quyền này hiện đã được quy định trong
hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác nên không cần thiết phải nhắc lại trong Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một luật đặc thù, chỉ quy định riêng cho nội dung
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Như vậy, nội dung của luật của nước ta không có mâu
thuẫn gì với pháp luật quốc tế.

Thứ hai, Nghĩa vụ của người tiêu dùng

Đi đôi với quyền, người tiêu dùng có những nghĩa vụ được quy định trong điều 9 của
Luật như sau:

Người tiêu dùng có các nghĩa vụ:

1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc,
xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo
đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác;
thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa,
dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng.

Tóm lại, người tiêu dùng có 2 nghĩa vụ chính được quy định trong Luật là: 1. Lựa chọn
hàng hoá, dịch vụ cần mua một cách thận trọng, khôn ngoan. 2. Phát hiện và tố cáo
những hành vi tiêu cực trên thị trường làm tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng

Thứ ba, Trách nhiệm của tổ chức , cá nhân


Trong quá trình hoạt động, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tham gia vào
nhiều quan hệ pháp lý khác nhau nên cũng phải thực hiện nhiều loại trách nhiệm trong
các lĩnh vực khác nhau như trách nhiệm về thuế, trách nhiệm về chứng từ, trách nhiệm về
đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ… trong đó có trách nhiệm đối với người tiêu dùng. Có thể
hiểu, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng là nghĩa vụ mà
tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có bổn phận tuân thủ theo quy định của pháp luật đối
với người tiêu dùng, trong trường hợp tổ chức cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng, không đủ các trách nhiệm thì phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi theo
quy định của pháp luật.

 Nhìn chung, vấn đề trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
đối với người tiêu dùng có một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, đây là loại trách nhiệm được pháp luật quy định, thể hiện thái độ của Nhà nước
trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng.
Thứ hai, trách nhiệm này phải phát sinh trong mối quan hệ với người tiêu dùng.

Thứ ba, trách nhiệm này có xu hướng bất lợi đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh và tùy
thuộc vào hành vi vi phạm mà có những chế tài tương ứng.

Thứ tư, trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu
dùng được điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau

 Những loại trách nhiệm cơ bản mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cần đảm bảo để
bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng
Cụ thể đó là:
- Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng;

- Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch;

- Thực hiện hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung;

- Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện;

- Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật;

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra.

Phân tích chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng
- Chế tài hành chính
đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hậu
quả pháp lí bất lợi được áp dụng với cá nhân, tổ chức trong việc xâm phạm quyền lợi của
người tiêu dùng, theo đó cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu áp dụng các biện pháp xử
phạt hành chính và các biện pháp cưỡng chế hành chính khác.
Đặc điểm:
 Cơ sở áp dụng chế tài hành chính trong việc BVQLNTD là hành vi vi phạm hành
chính.
 Chế tài hành chính trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD nói
riêng có sự đặc thù về thủ tục áp dụng chế tài hành chính.
 Thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính rất đa dạng, thuộc về nhiều chủ thể khác
nhau.
 Mục đích của việc áp dụng chế tài hành chính đối với các hành vi xâm phạm
quyền lợi của người tiêu dùng là nhằm răn đe và giáo dục tổ chức, cá nhân vi
phạm.
Thông thường các biện pháp xử phạt hành chính với chủ thể có hành vi vi phạm liên quan
đến BVQLNTD được chia thành 2 nhóm: Nhóm biện pháp xử phạt chính bao gồm phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền; Nhóm biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục
hậu quả bao gồm thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy
phép, tịch thu tang vật,…

Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVQLNTD bao gồm: Cục trưởng Cục
quản lý cạnh tranh; chủ tịch UBND các cấp, các lực lượng quản lý thị trường và các cơ
quan quản lý nhà nước khác.

- Chế tài hình sự


đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hậu
quả pháp lí bất lợi được áp dụng với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi
là tội phạm trong BLHS xâm phạm quyền lợi của NTD, theo đó người thực hiện hành vi
vi phạm tội phải chịu hình phạt, biện phát tước bỏ và chịu sự hạn chế một số quyền, lợi
ích hợp pháp.
Đặc điểm:
 Chế tài hình sự được coi là biện pháp chế tài nghiêm khắc nhất trong tất cả các
biện pháp chế tài đối vs người vi phạm QL của NTD
 Chế tài hình sự đối với người vi phạm quyền lợi của NTD được BLHS quy định
và Tòa án áp dụng.
 Chế tài hình sự đối với người vi phạm QLNTD luôn luôn là hậu quả pháp lý bất
lợi chỉ dc áp dung đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội- tức là hành vi vi
phạm quyền lợi của NTD bị coi là tội phạm trong BLHS.
Vd về 1 số hành vi vi phạm: tội sản xuất, buôn bán hàng giả; tội lừa dối khách hàng; tội
quảng cáo gian dối…

Thông thường các biện pháp xử phạt hành chính với chủ thể có hành vi vi phạm liên quan
đến BVQLNTD được chia thành 2 nhóm: Nhóm biện pháp xử phạt chính như phạt tiền,
cải tạo ko giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình; nhóm hình phạt bổ sung:phạt
tiền, cấm đảm nhận chức vụ, quyền dc hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

- Chế tài dân sự


đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hậu
quả pháp lí bất lợi được áp dụng với cá nhân, tổ chức trong việc xâm phạm quyền lợi của
người tiêu dùng, theo đó cá nhân tổ chức vi phạm phải thực hiện những nghĩa vụ nhất
định và/ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra.

Đặc điểm:
 Chế tài dân sự đối vs HVVPPL bảo về NTD luôn mang nội dung kinh tế.
 Chế tài dân sự dc áp dụng rộng rãi hơn sơ với các biện pháp chế tài khác trong
việc xử lí hành vi xâm phạm quyền lợi của NTD
 Chế tài Ds đối với hành vi XPQLNTD có thể do các chủ thể thỏa thuận lựa chọn.
Hậu quả pháp lý với hành vi XPQLNTD: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc
thực hiện cam kết theo sự thỏa thuận với NTD, buộc bồi thường thiệt hại cho NTD và
các hậu quả pháp lí khác.

Phương thức giải quyết tranh chấp khi có hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu
dùng, đặc thù của việc sử dụng những phương thức này theo quy định của pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
I. THƯƠNG LƯỢNG

Điều 31 và 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức thương
lượng.

Người tiêu dùng có quyền gửi yêu cầu đến tổ chức, cá nhân để thương lượng khi cho rằng
quyền , lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Đây là cách giải quyết tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân
thông dụng nhất và đảm bảo lợi ích các bên.

Quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng được quy định cụ thể tại Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng 2010 và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng
trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận được yêu cầu.

Quá thời hạn trên, nếu tổ chức, cá nhân không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa
đáng, người tiêu dùng có thể gia hạn để tiếp tục thương lượng hoặc sử dụng các phương
thức giải quyết tranh chấp khác như hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.

II. HÒA GIẢI

Điều 33 đến Điều 37 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức
hòa giải.

Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Hòa giải là việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân thông qua
bên thứ ba.

Tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng có quyền thỏa thuận lựa chọn bên thứ ba là cá nhân
hoặc tổ chức hòa giải để thực hiện hòa giải.

Hòa giải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

- Bảo đảm khách quan, trung thực, thiện chí, không được ép buộc, lừa dối.

- Tổ chức, cá nhân tiến hành hòa giải, các bên tham gia hòa giải phải bảo đảm bí mật
thông tin liên quan đến việc hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác.

III. TRỌNG TÀI

Điều 38 đến Điều 40 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức
trọng tài.

Phương thức trọng tài được sử dụng khi điều khoản trọng tài được tổ chức, cá nhân thông
báo trước khi ký kết hợp đồng giao dịch và được người tiêu dùng chấp thuận.

Trường hợp điều khoản trọng tài do tổ chức, cá nhân đưa vào hợp đồng theo mẫu hoặc
điều kiện giao dịch chung thì khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng là cá nhân có quyền
lựa chọn phương thức khác nếu không nhất trí phương thức trọng tài.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp
luật về trọng tài thương mại.

Tham khảo:

- Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và các Trung tâm trọng tài thương mại khác.

- Các văn phòng khiếu nại của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và các
Hội ở các tỉnh, thành phố.

IV. TÒA ÁN

Điều 41 đến Điều 46 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về phương thức tòa
án.

Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được giải quyết theo thủ tục đơn giản
quy định trong pháp luật về tố tụng dân sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa,
dịch vụ cho người tiêu dùng bị khởi kiện;

2. Vụ án đơn giản, chứng cứ rõ ràng;

3. Giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.

Nghĩa vụ chứng minh trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Người tiêu dùng có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trong vụ án dân sự để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự,
trừ việc chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không
có lỗi gây ra thiệt hại.

3. Toà án quyết định bên có lỗi trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Người tiêu dùng khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Toà án.

Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được quyền đại diện hoặc tự
mình khởi kiện vì lợi ích công cộng.

Ngoài bốn phương thức trên, Điều 25 và 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy
định về giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại cơ quan quản lý nhà nước
về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện. Quy định này được hướng dẫn chi tiết từ Điều 20
đến Điều 23 Nghị định Chính phủ số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Theo đó:

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của
tổ chức, cá nhân gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu
dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản
đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực
hiện giao dịch giải quyết.

Sau khi tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền tiến
hành giải quyết yêu cầu. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu
các bên giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời theo quy định tại Điều 26
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có
thể được gia hạn nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc.

Trong quá trình giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nếu cơ quan có
thẩm quyền xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
hoặc vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển hồ sơ vụ việc cho
cơ quan đó giải quyết và nêu rõ trong văn bản trả lời người tiêu dùng.

You might also like