Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Câu 1: Phân tích những yêu cầu, đòi hỏi đối với chức năng của nhà nước

Việt Nam
hiện nay (số lượng chức năng, nội dung chức năng, phương pháp thực hiện chức
năng).
Trả lời:
+ Số lượng chức năng: Có thể nói, các nhà nước đều có chức năng kinh tế và chức
năng xã hội, chức năng bảo vệ tổ quốc.... Tuy nhiên, có những chức năng chỉ xuất
hiện ở những nhà nước hiện đại, còn ở các nhà nước chủ nô và phong kiến chưa có
các chức năng đó mà mới chỉ là những hoạt động lẻ tẻ chưa phải là mặt hoạt động
cơ bản, chủ yếu của nhà nước để phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục hay để giải
quyết những vấn đề có tính chất quốc tế các nhà nước cần thiết phải tham gia quan
hệ với các nhà nước khác tùy thuộc vào điều kiện lịch sử đất nước, chế độ chính trị
xã hội của từng nước mà chức năng này có biểu hiện khác nhau sự phát triển đa
dạng phức tạp trên mọi mặt của đời sống xã hội có thể khiến nhà nước còn phải
thực hiện thêm một số chức năng khác chẳng hạn chống biến đổi khí hậu, chống
chủ nghĩa khủng bố .
Sự thay đổi về số lượng chức năng nhà nước còn thể hiện ở việc mất đi chức năng
nào đó của nhà nước.
Ví dụ: 1.tiến hành chiến tranh xâm lược là chức năng của nhà nước phong kiến, tư
sản nhưng nhà nước xã hội chủ nghĩa không có chức năng này như vậy việc mất đi
những chức năng có tác động tiêu cực tới tiến trình phát triển của xã hội cũng là
biểu hiện của sự phát triển chức năng nhà nước.
2.
 Như vậy cần phải xem xét những chức năng nào còn phù hợp thì giữ lại, những
chức năng nào không còn phù hợp thì loại bỏ, những chức năng nào cần thiết
nhưng còn thiếu thì phải bổ sung.
+ Nội dung của chức năng: có những chức năng luôn song hành với quá trình tồn
tại cùng 1 nhà nước như chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng bảo vệ đất
nước....Tuy nhiên thực tiễn đặt ra những yêu cầu đòi hỏi đó là: các chức năng này
phải luôn được mở rộng theo hướng hoàn thiện, đầy đủ và phức tạp hơn thậm chí
nội dung của chức năng này lại tác động đến nội dung của chức năng khác. Điều
này xuất phát từ một thực tế khách quan là đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát
triển và phức tạp hơn, từ đó là ra nhiều vấn đề mà nhà nước cần giải quyết cùng
với sự phát triển ngày một phức tạp của xã hội thì nội dung mỗi chức năng của nhà
nước cũng ngày một đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều vấn đề phát sinh mới
mà nhà nước phải giải quyết.
Ví dụ: cùng một chức năng về kinh tế tuy nhiên ở các kiểu nhà nước khác nhau thì
các hoạt động này cũng khác nhau. Ở nhà nước chủ nô nhà, nhà nước chủ yếu là
củng cố, bảo vệ chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất và người nô lệ
còn hoạt động tổ chức quản lý kinh tế của nhà nước thì rất hạn hẹp như nhà nước
chỉ tiến hành một số hoạt động trị thủy, khai khẩn đất hoang nhằm mở rộng diện
tích canh tác để phát triển nông nghiệp. Còn đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa để
thực hiện chức năng này nhà nước xã hội chủ nghĩa phải củng cố bảo vệ chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, phải tiến hành việc quốc hữu hóa xí nghiệp, đất đai
của giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, quy định những tư liệu sản xuất quan trọng đều
thuộc sở hữu toàn dân thực hiện các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc đối với mọi
hành vi xâm hại tới chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa.
+ Phương thức thực hiện chức năng:
Các các nhà nước đều thực hiện chức năng của mình thông qua các phương thức là
xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật để pháp luật
được thực hiện nghiêm chỉnh các nhà nước thường kết hợp giữa giáo dục thuyết
phục và cưỡng chế.
Yêu cầu đòi hỏi đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đó là phải
chú trọng việc phổ biến, giáo dục, giải thích pháp luật cho người dân, từ đó động
viên, khuyến khích tính tích cực của họ trong việc đáp ứng các yêu cầu thực hiện
chức năng nhà nước. Vì vậy yêu cầu đối với nhà nước Việt Nam là phải tăng dần
biện pháp giáo dục, thuyết phục và giảm dần biện pháp cưỡng chế ( chỉ giảm chứ
không loại bỏ hoàn toàn)
Câu 2: phân biệt quy phạm pháp luật với điều luật:
Quy phạm pháp luật và điều luật là hai hiện tượng pháp lý độc lập:
Phân biệt Quy phạm pháp luật Điều luật
Định nghĩa là quy tắc xử sự chung do Điều luật là cách thể hiện
nhà nước đặt ra và thừa quy phạm pháp luật trong
nhận và bảo đảm thực các văn bản quy phạm
hiện để điều chỉnh quan pháp luật
hệ xã hội theo những định
hướng và nhằm đạt được
những mục đích nhất định
+ Quy phạm pháp luật là thành tố, mắt xích nhỏ nhất của pháp luật
+ Quy phạm pháp luật là tập hợp của nhiều điều luật..................................SAI

You might also like