Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1.

Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, Hà Nội giành chính quyền trong thời gian
nào?
A. Ngày 16/8/1945. B. Ngày 19/8/1945. C. Ngày 23/8/1945. D. Ngày 25/8/1945.
Câu 2. Thời cơ của Cách mạng tháng Tám được Đảng ta xác định trong khoảng thời gian nào?
A. Ngay khi quân Đồng minh đánh bại phe phát xít đến trước khi Nhật đầu hàng Đồng minh.
B. Ngay khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh đến sau khi quân Đồng minh kéo vào nước ta.
C. Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật đến trước khi quân Đồng minh vào nước
ta.
D. Từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta.
Câu 3. Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
Việt Nam là?
A. Liên minh công – nông vững chắc.
B. Phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, kẻ thù của nhân dân Đông Dương bị đánh đổ.
C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sảng Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
D. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta.
Câu 4. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?
A. Đội du kích Bắc Sơn. B. Cứu Quốc quân.
C. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. D. Việt Nam giải phóng quân.
Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội những nước Đồng minh nào vào Việt Nam để
giải giáp quân đội phát xít Nhật?
A. Quân Trung Hoa Dân Quốc và quân Mĩ. B. Quân Trung Hoa Dân Quốc và quân Anh.
C. Hồng quân Liên Xô và quân Mĩ. D. Quân Trung Hoa Dân Quốc và quân Pháp. Câu 6. Tình
hình tài chính nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 như thế
nào?
A. Tài chính được bước đầu xây dựng. B. Tài chính trống rỗng.
C. Tài chính lệ thuộc vào Pháp – Nhật. D. Tài chính phát triển.
Câu 7. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để xóa nạn mù chữ và nâng cao
trình độ văn hóa cho nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
A. phát động phong trào Bổ túc văn hóa. B. ký sắc lệnh cải cách giáo dục.
C. ký sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ. D. phát động phong trào “Dạy tốt, học tốt”.
Câu 8. Lực lượng quân đội nào đã dọn đường và tiếp tay cho thực dân Pháp quay trở lại xâm
lược nước ta?
A. Quân Anh. B. Quân Mĩ.
C. Quân Trung Hoa Dân Quốc. D. Quân Nhật.
Câu 9. Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam lần thứ hai? A.
Pháp cho quân tấn công những người đi nghe Tuyên Ngôn độc lập (2/9/1945).
B. Đêm 22 rạng sáng 23/9/1945 thực dân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ
quạn Tự vệ thành phố Sài Gòn.
1
C. Ngày 28/2/21946, Pháp – Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp, Pháp đem quân ra Bắc Kì.
D. Ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán và giao quyền
kiểm soát Hà Nội cho chúng.
Câu 10. Thực dân Pháp mở đượt tiến công lên căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc năm 1947 nhằm
thực hiện âm mưu
A. vừa đánh vừa đàm. B. đánh nhanh thắng nhanh.
C. vừa đánh vừa bảo toàn lực lượng. D. buộc ta đầu hàng vô điều kiện.
Câu 11. Tác phẩm nào dưới đây không nằm trong các văn kiện xây đường đường lối kháng
chiến chống thực dân Pháp của ta (1946 - 1954)?
A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
B. Tác phẩm Bàn về cách mạng Việt Nam (Tổng Bí thư Trường Chinh).
C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (Tổng Bí thư Trường Chinh).
D. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến (Ban thường vụ Trung ương Đảng).
Câu 12. Sự kiện lịch sử nào trực tiếp dẫn đến cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp
bùng nổ vào ngày 19/12/1946?
A. Ngày 20/11/1946 Pháp đánh chiếm một số vị trí quan trọng của ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
B. Ngày 18/12/1946, thực dân Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Chính phủ ta giải tán và giao quyền
kiểm soát Hà Nội cho chúng.
C. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khước từ mọi yêu cầu của Pháp trong bản Hiệp định
Sơ Bộ.
D. Cuối tháng 12 năm 1946, Pháp gây ra nhiều cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội.
Câu 13. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng và đầy đủ về đường lối kháng chiến chống thực
dân Pháp (1945 - 1954) của ta?
A. Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân Pháp.
B. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
D. Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tranh thủ sự ủng hộ của các lực lượng hòa bình trên thế giới.
Câu 14. “…Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thì thắng
lợi nhất định về dân tộc ta!”. Đoạn tư liệu trên được trích trong
A. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến. B. tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C. Bản Tuyên ngôn độc lập. D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 15. Lực lượng quân sự nào của ta được thành lập trong cuộc chiến đấu chống thực dân
Pháp ở Hà Nội đầu năm 1947?
A. Trung đoàn Thủ đô. B. Tự vệ Thủ đô.
C. Cứu quốc quân. D. Dân quân du kích.
Câu 16. Trong thời kì 1945 - 1954, thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản âm
mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?
A. Cuộc chiến đấu ở các đô thị năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc - thu đông năm 1947.

2
C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. D. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm
1953. Câu 17. Đâu là biện pháp lâu dài được thực hiện để giải quyết nạn đói sau Cách mạng
tháng Tám năm 1945?
A. Kêu gọi người dân không sử dụng gạo, ngô để nấu rượu. B. Tổ chức “Hũ gạo cứu đói”.
C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất. D. Tổ chức “Ngày đồng tâm”.
Câu 18. Từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa chủ trương
A. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp ở miền Nam và quân Trung Hoa Dân quốc ở miền
Bắc.
B. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp trên cả nước.
C. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc và kháng chiến chống Pháp ở miền
Nam. D. hòa hoãn với quân Pháp ở miền Nam, tập trung lực lượng chiến đấu chống quân
Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc.
Câu 19. Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là
A. Việt Bắc thu - đông năm 1947. B. Biên giới thu - đông năm 1950.
C. Tây Bắc thu - đông năm 1952. D. Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952.
Câu 20. Trận mở màn trong chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 ở
A. Cao Bằng. B. Đông Khê. C. Thất Khê. D. Đình Lập.
Câu 21. Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu - đông năm
1950 của Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa? A. Khai thông biên giới
Việt - Trung.
B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.
D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Câu
22. Đại hội nào được xem là “Đại hội thúc đẩy cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng
lợi”?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I. B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III. D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV.
Câu 23. Sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, sự kiện lịch sử thế giới ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của ta là
A. các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
B. cuộc kháng chiến của nhân dân Cam-pu-chia có bước phát triển mới.
C. chính phủ kháng chiến Pathet Lào ra đời.
D. cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1/10/1949).
Câu 24. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mục tiêu của ta trong chiến dịch Biên
giới thu - đông 1950?
A. Tiêu diệt bộ một bộ phận lực lượng địch.
B. Khai thông biên giới Việt – Trung.
C. Quyết chiến với Pháp giành chiến thắng cuối cùng.
3
D. Tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến trên toàn quốc.
Câu 25. Thắng lợi chiến dịch quân sự nào của ta đã phá vỡ kế hoạch Rơ-ve của Pháp?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947). B. Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950).
C. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (1950 - 1951). D. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) Câu
26. Khó khăn lớn nhất của quân và dân ta sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là gì? A.
Pháp tăng cường quân tấn công lên Việt Bắc.
B. Mĩ can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương.
C. Mĩ giúp Pháp xây dựng kế hoạch Rơ-ve.
D. Hành lang Đông – Tây được thiết lập.
Câu 27. Mục tiêu chính của thực dân Pháp khi đề ra và thực hiện kế hoạch Na-va là
A. kết thúc chiến tranh, Pháp rút khỏi Đông Dương và nhường lại Đông Dương cho Mĩ.
B. xoay chuyển cục diện chiến tranh với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong
danh dự”.
C. tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Nam và các nước Đông Dương.
D. cắt đứt sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam.
Câu 28. Thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông 1953, Pháp tập trung quân lớn nhất ở đâu?
A. Đồng bằng Bắc Bộ. B. Tây Bắc.
C. Thượng Lào. D. Các đô thị và thành phố lớn.
Câu 29. Phương hướng chiến lược của ta trong đông xuân 1953 - 1954 là gì?
A. Mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
B. Tấn công vào các đô thị lớn - trung tâm đầu não chính trị, kinh tế của Pháp.
C. Tấn công địch ở vùng rừng núi - nơi ta có lợi thế trong thực hiện cách đánh du kích.
D. Tấn công địch ở đồng bằng Nam Bộ.
Câu 30. Thực dân Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành một hệ thống phòng ngự gồm
A. 49 cứ điểm và 4 phân khu. B. 49 cứ điểm và 3 phân khu.
C. 49 cứ điểm và 5 phân khu. D. 49 cứ điểm và 6 phân khu.
Câu 31. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954? A.
Đập tan kế hoạch Nava và mọi ý đồ xâm lược của Pháp - Mĩ.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc nhân dân trên phạm vi cả nước.
Câu 32. Thắng lợi nào của ta đã làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ?
A. Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
C. Chiến dịch Hà - Nam - Ninh 1950 - 1951. D. Chiến dịch đường số 18 (1950 -
1951). Câu 33. Trong Đông - Xuân 1953 - 1954, ta phân tán lực lượng địch ra những vùng nào
dưới đây?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-băng.
B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Play-ku, Luông Pha-băng.
4
C. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-băng, Play-ku.
D. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Play-ku, Sầm Nưa.
Câu 34. Thắng lợi to lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong Hiệp định Genevơ năm
1954 về Đông Dương là
A. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
B. các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
C. Pháp cam kết góp phần vào thực hiện hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông
Dương.
D. các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông
Dương.
Câu 35. Thắng lợi quân sự nào của Việt Nam giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược, kết thúc
cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp?
A. Chiến dịch Biên giới. B. Chiến dịch Việt Bắc.
C. Chiến dịch Hòa Bình. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Câu 36. Nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp (1946 - 1954) là gì?
A. Xây dựng được căn cứ hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.
B. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương.
C. Sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. D.
Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.

You might also like