ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ CKII

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ CKII

1. Trình bày vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa của Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Đông Nam Bộ Đồng bằng Sông Cửu Long
Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ - Phía Bắc + Tây Bắc: Campuchia - Nằm ở phía Tây của Đông Nam
- Phía Đông + Đông Bắc: Duyên Bộ
hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên - Phía Bắc: Campuchia
- Phía Nam: Biển Đông - Phía Tây Nam: vịnh Thái Lan
- Phía Tây Nam: Đồng bằng Sông - Phía Đông Nam: biển Đông
Cửu Long
Ý nghĩa => Nhiều thuận lợi cho phát triển => Thuận lợi cho giao lưu trên
kinh tế, giao lưu với các vùng đất liền và biển với các vùng trên
xung quanh và với quốc tế thông cả nước
qua hệ thống các đường giao
thông

2. Trình bày đặc điểm công nghiệp của Đông Nam Bộ, giải thích.
- Khu vực công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh
- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng, năm 2002 (chiếm 59,3%) cao gấp 1,5 lần so với cả
nước
- Cơ cấu sản xuất công nghiệp cân đối, đa dạng
- Một số ngành công nghiệp quan trọng của vùng: cơ khí, hóa chất, luyện kim, sản xuấ vật liệu xây dựng,
chế biến lương thực, thực phẩm
- Có vị trí địa lí thuận lợi (ê không biết sao tập t k cs dòng này, kiểu định ghi nhưng gạch á nên hỏi
thử đứa nào nha)
- Khó khăn: Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, ô nhiễm môi trường
*Nêu nguyên nhân TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng.
- Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm
- Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu của Đông Nam Bộ và cả nước
- Dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại
- Chính sách đầu tư phát triển, đặc biệt có vốn trong nước, nước ngoài.

3. Trình bày đặc điểm nông nghiệp của Đông Nam Bộ, giải thích.
- Nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng chiếm vai trò quan trọng
a. Trồng trọt:
- Là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều)
- Cây công nghiệp lâu năm và hằng năm phát triển mạnh. Cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng
b. Chăn nuôi:
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăm nuôi công nghệ
- Nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản đem lại nguồn lợi lớn
Nêu nguyên nhân cao su được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ.
- Đất badan có diện tích lớn, địa hình thoải
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm với chế độ gió ôn hoà
- Cây cao su được trồng từ lâu đời => người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật
- Nguồn nước dồi dào với các hồ thủy lợi như hồ Dầu Tiếng
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định
- Mang lại năng suất, hiệu quả cao
4. Dịch vụ ở Đông Nam Bộ có những nét nổi bật nào?
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP
- Cơ cấu đa dạng: bao gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải
- Tp HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng, hàng đầu của vùng và cả nước:
+ Có sức hút mạnh, nguồn đầu tư nước ngoài
+ Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất nhập khẩu
+ Là trung tâm du lịch lớn nhất của nước

Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?


+ Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông.
+ Điều kiện địa chất, khí hậu ổn định
+ Kề liền với các vùng nguyên liệu và thị trường quan trọng (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên,
Campuchia).
+ Số dân đông, tập trung nhiều lao động có tay nghề.
+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

5. Nêu tên các thành phố nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và nêu ý nghĩa.
- Gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh,
Long An.
- Ý nghĩa: Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Đông Nam Bộ. các tỉnh phía Nam và cả nước. Sự
phát triển kinh tế của vùng sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long, Tây
Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

6. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Đồng bằng Sông Cửu Long.
a. Thuận lợi:
- Giao tài nguyên để phát triển nông nghiệp: địa hình thấp, đồng bằng rộng, đất phù sa, khí hậu nóng ẩm,
nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú, đa dạng
b. Khó khăn:
- Lũ lụt, diện tích đất phèn, đất mặn lớn cần được cải tạo, thiếu nước ngọt mùa khô
- Lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long vào mùa mưa với diện rộng và thời gian dài.

7. Tình hình phát triển kinh tế của Đồng bằng Sông Cửu Long.
a. Nông nghiệp
- Trồng trọt:
+ Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+ Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực ở nước ta.
+ Là vùng trồng cây ăn quả nhiệt đới lớn nhất nước: xoài, dừa, cam, bưởi …
- Chăn nuôi: Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh.
- Thủy sản:
+ Tổng sản lượng thủy sản chiếm hơn 50% cả nước
+ Nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
b. Công nghiệp
- Tỉ trọng thấp.
- Các ngành công nghiệp: chế biến lương thực thực phẩm (chiếm tỉ trọng cao nhất), vật liệu xây dựng, cơ
khí nông nghiệp và một số ngành công nghiệp khác.
- Phân bố: tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.
c. Dịch vụ
- Các ngành chủ yếu: xuất nhập khẩu lương thực thực phẩm, vận tải thủy và du lịch sinh thái bắt đầu phát
triển.
+ Xuất khẩu: hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả.
+ Giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.
+ Du lịch sinh thái phát triển: du lịch sông nước, miệt vườn, biển đảo.
- Vùng đang đực đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả các ngành dịch vụ.

8. Kể tên các trung tâm kinh tế.


- Thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm văn hóa, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.
- TP Biên Hòa: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.
- Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.

9. TP Cần Thơ có điều kiện gì để trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long.
- Vị trí thuận lợi trong việc phát triển kinh tế của vùng - cách Tp HCM 170km
- Cơ sở hạ tầng phát triển nhất so với các thành phố khác trong vùng, với khu công nghiệp Trà Nóc lớn
nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Đại học Cần Thơ: trung tâm đào tạo và nghiên cứu lớn nhất vùng, sân
bay quốc tế Trà Nóc
- Thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế quan trọng của đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi tiếp nhận các
nông sản, thủy sản của vùng rồi xuất khẩu đi các vùng và các nước
- Là nơi sản xuất các máy nông nghiệp, viện nghiên cứu tạo ra giống lúa mới
- Là nơi tập trung các trường Đại học, Cao đẳng lớn, có nhiều địa danh đẹp thu hút khách du lịch

10. Nêu ý nghĩa của vận tải thủy trong cuộc sống ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Là loại hình giao thông phổ biển và tiện lợi nhất, đặc biệt trong mùa lũ.
- Mạng lưới giao thông đường bộ ở nhiều vùng nông thôn còn kém phát triển, hoạt động vận tải còn hạn
chế, nhất là vào mùa mưa, nên giao thông vận tải thủy có vai trò hàng đầu trong gắn kết các địa phương ở
đồng bằng với nhau.
- Có vai trò quan trọng trong giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng khác và với cả nước ngoài.
- Phát triển các loại hình du lịch như chợ nổi.
BÀI TẬP
Bài 3/116:
- Xử lí số liệu: Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh 1995 – 2002 (%)

- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ dân số thành thị, dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm

- Nhận xét:
+ Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn.
+ Từ 1995 đến 2002, tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
Bài 3/120:
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh
- Nhận xét: Trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2000) chiếm tỉ trọng cao nhất là dịch
vụ 51,6% , tiếp theo là công nghiệp – xây dựng 46,7% sau đó là nông lâm ngư nghiệp 1,7%
Bài 3/123:
- Xử lý số liệu:
Diện tích Dân số GDP
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 39,3 39,3 65,0
Ba vùng kinh tế trọng điểm 100,0 100,0 100,0

Tỉ trọng diện tích dân số GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của
cả nước năm 2002 (%)

Biểu đồ Tỉ trọng, diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế
trọng điểm của cả nước năm 2002.
- Nhận xét:
+ Trong ba vùng kinh tế trọng điểm của nước ta, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 39,3% diện
tích, 39,3% dân số nhưng chiếm tới 65% giá trị GDP.
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà với
các tỉnh phía Nam và cả nước.
Bài 1/124:
Biểu biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở
Đông Nam Bộ so với cả nước năm 2001.

Bài 1/133:
- Vẽ biểu đồ :

Biểu đồ sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước

- Nhận xét:

+ Giai đoạn 1995 – 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long và cả nước liên tục tăng. Cụ
thể, đồng bằng sông Cửu Long tăng 1,5 lần, cả nước tăng 1,67 lần.

+ So với sản lượng thủy sản cả nước năm 2002, sản lượng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long chiếm
51,2 %

You might also like