Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

FDI

Là 1 hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của 1 nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn
cho 1 dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó

Đặc điểm

- FDI chủ yếu là đầu tư tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận: Dù chủ thể là tư
nhân hay Nhà nước, cũng cần khẳng định FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu là lợi nhuận. Các
nước nhận đầu tư, nhất là các nước đang phát triển phải đặc biệt lưu ý điều này khi tiến
hành thu hút FDI. Các nước tiếp nhận vốn FDI cần phải xây dựng cho mình 1 hành lang pháp
lý đủ mạnh và các chính sách thu hút FDI hợp lý để hướng FDI phục vụ cho các mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ cho mục tiêu tìm kiếm
lợi nhuận của các chủ đầu tư.
- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu: Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu
tư sẽ quyết định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được
phân chia dựa vào tỷ lệ này.
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về
lỗ, lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về
chính trị.
Thu nhập của chủ đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn
đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải là lợi tức.
- FDI kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước nhận đầu tư thông qua việc đưa máy
móc, thiết bị, bằng sáng chế, phát minh, bí quyết kĩ thuật, cán bộ quản lý,… vào nước nhận
đầu tư để thực hiện dự án

Các hình thức FDI:

Theo hình thức xâm nhập:

- Đầu tư mới: Chủ đầu tư nước ngoài góp vốn để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh mới tại nước
nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này được các nước nhận đầu tư đánh giá cao vì nó có khả năng tăng
them vốn, tạo them việc làm và giá tị gia tang cho các nước này.

- Sát nhập và mua lại: Chủ đầu tư nước ngoài sát nhập và mua lại 1 cơ sở sản xuất, kinh doanh sẵn
có tại nước nhận đầu tư. FDI thường được diễn ra dưới hình thức mua lại. M&A được chủ đầu tư
nước ngoài ưa chuộng hơn hình thức đầu tư mới vì chi phí đầu tư thường thấp hơn và cho phép chủ
đầu tư tiếp cận thị trường nhanh hơn.

Theo quan hệ về ngành nghề, lĩnh vực giữa chủ đầu tư và nước nhận đầu tư:

- FDI theo chiều dọc: nhằm khai thác nguyên liệu, nhiên vật liệu hoặc để gần gủi hơn với người
tiêu dùng thông qua việc mua lại các kênh phân phối của nước tiếp nhận đầu tư. Như vậy,
doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư nằm trong cùng 1 dây chuyền
sản xuất và phân phối 1 sản phẩm cuối cùng.
- FDI theo chiều ngang: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất cùng loại sản phẩm hoặc
các sản phẩm tương tự như chủ đầu tư đã sản xuất tại nước của chủ đầu tư. Như vậy, yếu tố
quan trọng quyết định đến sự thành công của hình thức FDI là sự khác biệt của sản phẩm.
Thông thường, FDI theo chiều ngang được tiến hành nhằm tận dụng những lợi thế độc
quyền hoặc độc quyền nhóm đặc biệt khi việc phát triển ở thị trường trong nước vi phạm
luật chống độc quyền.
- FDI hỗn hợp: Doanh nghiệp chủ đầu tư và doanh nghiệp tiếp nhận đầu tư hoạt động trong
các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau

Theo định hướng của nước nhận đầu tư

- FDI thay thế nhập khẩu: hoạt động FDI được tiến hành nhằm sản xuất và cung ứng cho thị
trường nước nhận đầu tư những sản phẩm mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Các yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến hình thức đầu tư này là dung lượng thị trường, các rào cản
thương mại của nước nhận đầu tư và chi phí vận tải
- FDI tăng cường xuất khẩu: Thị trường mà hình thức FDI này hướng đến không chỉ dừng lại ở
nước nhận đầu tư mà còn là các thị trường rộng lớn hơn trên toàn thế giới và cũng có thể là
thị trường của nước chủ đầu tư. Các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến dòng vốn FDI này là khả
năng cung ứng yếu tố đầu vào với giá rẻ của nước nhận đầu tư như nguyên vật liệu, bán
thành phẩm
- FDI theo các định hướng khác của Chính phủ: Chỉnh phủ của nước nhận đầu tư có thể áp
dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư để điều chỉnh dòng vốn FDI chảy vào nước mình
theo ý đồ của mình, ví dụ như tang cường thu hút FDI để giải quyết tình trạng thâm hụt của
cán cân thanh toán

Theo định hướng của chủ đầu tư:

- FDI phát triển: nhằm khai thác các lợi thế về quyền sở hữu của doanh nghiệp nước nhận đầu
tư. Từ đó giúp chủ đầu tư tang lợi nhuận qua tăng doanh thu nhờ mở rộng thị trường ra
nước ngoài
- FDI phòng ngự: Nhằm khai thác nguồn lao động giá rẻ của nước nhận đầu tư với mục đích
giảm chi phí sản xuất như vậy lợi nhuận của chủ đầu tư cũng sẽ tăng lên

Theo hình thức pháp lý

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết giữa 2 bên hoặc nhiều bên, để tiến hành đầu
tư kinh doanh tại VN trong đó quy định trách nhiệm và nghĩa vụ phân chia kết quả kinh
doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.
Hình thức đầu tư này có sự tham gia của cả Chủ đầu tư VN và chủ đầu tư nước ngoài. Điểm
đặc biệt của hình thức này là không hình thành pháp nhân mới (các đối tác thực hiền quyền
và nghĩa vụ của hợp đồng với tư cách là pháp nhân cũ của mình). Hình thức đầu tư này được
áp dụng đối với 1 số kinh tế đặc biệt như Viễn thông, dầu khí… hoặc chỉ áp dụng đối với các
chủ đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường mới mà họ chưa biết rõ
- Doanh nghiệp liên doanh: doanh nghiệp xây dựng cơ sở kinh doanh tại VN trên cơ sở hợp
đồng liên doanh được kí giữa 2 bên hay nhiều bên, trường hợp đặc biệt là được xây dựng
trên cơ sở hiệp định ký kết giữa Chính phủ VN và Chính phủ nước ngoài để tiến hành đầu tư
kinh doanh tại VN
Hình thức này có sự tham giả của Chủ đầu tư Vn và Chủ đầu tư nước ngoài. Khác với hợp
đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh có hình thành pháp nhân mới và là pháp nhân việt nam
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc sở hữu của chủ đầu tư nước
ngoài, do chủ đầu tư nước ngoài xây dựng tại VN, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
Khác với 2 hình thức trên, hình thức này không có sự tham gia của chủ đầu tư VN. Cũng
giống với liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có pháp nhân mới và la pháp nhân
VN
Ngoài ra, FDI ở VN còn được diễn ra qua các hình thức Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT),
Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Xây dựng – Chuyển giao (BT)…

Tác động tích cực:

- Góp phần bổ sung 1 lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển
- Mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới
- Nâng cao trình độ quản lý và điều hành doanh nghiệp
- Nguồn vốn để phát triển nền KT: những năm gần đây, nguồn vốn FDI từ nước ngoài chảy vào
VN ngày càng nhiều đóng góp 1 phần quan trọng trong đầu tư kinh tế
- Tạo nhiều việc làm cho nguồn lao động trong nước

Tác động tiêu cực

- Chuyển giao máy móc, thiết bị, công nghệ gây ô nhiễm môi trường
- Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn FDI
- Cạnh tranh với sản xuất trong nước

FPI

Đầu tư gián tiếp nước ngoài qua chứng khoán là việc bỏ vốn tiền tệ ra mua chứng khoán để kiếm lời.
Kiếm lời trong đầu tư chứng khoán có thể là từ thu nhập cổ tức, trái tức, cũng có thể do chênh lệch
giá do kinh doanh chứng khoán đem lại.

Đầu tư chứng khoán nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của 1 nước mua
chứng khoán của các công ty,các tổ chức phát hành ở 1 nước khác với mức độ khống chế nhất định
để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng
khoán.

Đặc điểm

- Chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm giữ quyền kiểm soát hoạt động
của tổ chức phát hành chứng khoán
- Số lượng chứng khoán mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống chế ở mức độ
nhất định tùy theo từng nước
- Phạm vi đầu tư bị giới hạn trong số các hàng hóa đang lưu hành trên thị trường chứng khoán
của nước nhận đầu tư
- Thu nhập của chủ đầu tư: cố định hay không tùy theo loại chứng khoán mà họ đầu tư.
- Đầu tư chứng khoán không được tiến hành với mục đích giành 1 mức độ ảnh hưởng đáng kể
đối với doanh nghiệp nhận đầu tư, mà chỉ với kỳ vọng về 1 khoản lợi nhuận tương lai hoặc
phần chênh lệch giá.
- Các nhà đầu tư chứng khoán thường là các tổ chức tài chính, các nhà đầu tư tổ chức, các nhà
đầu tư cá nhân.

Các hình thức

Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu

Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào cổ phiếu là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư nước ngoài của 1
nước mua cổ phiếu của các công ty, các tổ chức phát hành ở 1 nước khác với mức độ khống chế nhất
định để thu lợi nhuận nhưng không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành cổ
phiếu

Đặc điểm
- Người bỏ vốn và ngườ quản lý vốn không phải là 1 chủ thể, quyền sở hữu và quyền sử dụng
vốn tách rời nhau
- Bên tiếp nhận đầu tư có quyền chủ động hoàn toàn trong kinh doanh
- Tùy theo từng nước, số lượng cổ phiếu mà các công ty nước ngoài được mua có thể bị khống
chế ở mức độ nhất định
- Phạm vi đầu tư có bị giới hạn vì các chủ đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp
làm ăn có triển vọng
- Các chủ đầu tư nước ngoài thu lợi nhuận qua thu nhập của cổ phiếu là khoản thu không cố
định, nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Họ sẽ được chia lời dưới dạng
cổ tức, được lợi khi mệnh giá cổ phiếu gia tăng do tích lũy nội bộ của công ty, được lợi khi giá
của cổ phiếu trên thị trường tăng cao hơn mệnh giá.
- Hình thức này có ưu điểm khi doanh nghiệp gặp rủi ro thì doanh nghiệp ít bị thiệt hại do vốn
đầu tư được phân tán trong số đông những người mua cổ phiếu. Tuy nhiên hình thức này
cũng có nhược điểm về khả năng thu hút vốn, kỹ thuật, công nghệ của nước chủ đầu tư
nước ngoài vì có sự khống chế mức độ góp vốn tối đa, hiệu quả sử dụng vốn thường thấp

Đầu tư gián tiếp nước ngoài qua trái phiếu

Đầu tư gián tiếp nước ngoài qua trái phiếu là việc bỏ vốn tiền tệ ra mua trái phiếu để kiếm lời

Đặc điểm

- Dù công ty có làm ăn thua lỗ vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm như cổ phiếu
- Trái phiếu có loại được miễn thuế thu nhập (trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa
phương)
- Nhưng hình thức đầu tư trái phiếu cũng có những bất lợi hơn hình thức đầu tư cổ phiếu, rất
ít công ty có chương trình tái đầu tư tiền lãi trái phiếu, nhưng rất nhiều công ty có chương
trình tái đầu tư cổ tức

Tác động tích cực

- Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường nội địa và làm giảm chi phí vốn thông qua việc
đa dạng hóa rủi ro
- Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa
- Thúc đẩy cải cách thể chế và nâng cao kỷ luật đối với các chính sách của Chính phủ

Tác động tiêu cực:

- Nếu dòng vốn FPI vào tăng mạnh, thì nền kinh tế tiếp nhận dễ rơi vào tình trạng phát triển
quá nóng ( bong bóng), nhất là thị trường tài sản tài chính của nó
- Dòng vốn FPI có đặc điểm di chuyển (vào và ra) rất nhanh làm cho tài chính trong nước dễ bị
tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính khi gặp phải cú sốc từ bên trong cũng như bên
ngoài nền kinh tế
- Giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái

Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hòa các yếu tố bên ngoài liên quan đến các hoạt động đầu tư như
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, tài chính,cơ sở vật chất, năng lực thị trường, lợi thế của
1 quốc gia tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của nhà đầu tư

Tác động tích cực

- Giúp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư


- Xây dựng được thị trường cung cấp nguyên vật liệu ổn định
- Bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế
- Phân tán rủi ro khi tình hình kinh tế bất ổn
- Thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng có hiệu quả

Tác động tiêu cực

- Chủ đầu tư sẽ gặp rủi ro lớn nếu không hiểu rõ về môi trường của quốc gia đó
- Giảm việc làm của nước chủ đầu tư
- Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công nghệ
- Gây ra sự tụt hậu cho nước chủ đầu tư

Thu hút đầu tư nước ngoài nhằm mục đích:

- Thu hút duy trì vốn đầu tư


- Tạo điều kiện để chuyển giao và lan tỏa công nghệ
- Khuyến khích năm bắt những kĩ năng năng trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực
- Thâm nhập thị trường nước ngoài
- Tăng khả năng cạnh tranh quốc gia trong thu hút đầu tư nước ngoài

Lợi ích M&A:

- Kế hoạch đầu tư được tiến hành nhanh chóng


- Loại bỏ các đối thủ cạnh tranh
- Ít rủi ro hơn so với hình thức đầu tư mới
- Mang lại xung lực mới cho các nhà đầu tư
 Cắt giảm nhân lực
 Lợi ích kinh tế nhờ quy mô
 Mua được công nghệ mới
 Thúc đẩy tiếp cận thị trường và khẳng định vị thế trong ngành

Nguyên nhân thất bại M&A:

- Do doanh nghiệp mua lại trả giá quá cao (định giá tài sản mua lại quá cao)
- Do xung đột văn hóa
- Gặp nhiều trở ngại và thời gian để liên kết hoạt động của 2 công ty bị kéo dài
- Do chưa tính toán kĩ trước khi quyết định M&A
- Giảm khả năng thất bại

Các hình thức chuyển giá:

- Tăng giá trị tài sản góp vốn


- Nâng khống số giá trị của khối tài sản vô hình
- Thông qua việc mua và bán nguyên vật liệu, thành phẩm
- Nâng cao chi phí trong quản lý và hành chính
- Thay đổi giá bán giữa các công ty có liên kết
- Tăng chi phí quảng cáo
- Đi vay và cho vay

You might also like