Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRÌNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN WEB

T rong thời buồi kinh tế thị trường với sự phát


triển chóng mặt của khoa học kỹ thuật và công
nghệ, xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế
Google
2

đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thương


trường thì thông tin dần dần trở thành thứ hàng hoá
đắt giá nhất. Kẻ nào nắm được thông tin trước, kẻ đó
giữ thế thượng phong. Mạng Internet là một quyển
bách khoa toàn thư khổng lồ được cập nhật thông tin
từng phút, từng giờ. Vì thế truy tìm thông tin trên
Internet đã trở thành một hoạt động không thể thiếu,
thậm chí mang tính chất sống còn trong nhiều lĩnh
vực xã hội.
Để phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin trên mạng
được tiện lợi. Nhiều trang web có chức năng truy tìm
thông tin đã lần lượt xuất hiện trên Internet và cũng
dần dần mất đi theo sự sàng lọc khắc nghiệt của thời
gian. Nhưng có thể khẳng định rằng Google là một
“ông trùm” vững chân trong lĩnh vực này. Lúc vừa ra
đời (1998), Google đã sớm trở thành “bạn thân của
giới hacker”, nhiều tin tặc đã lợi dụng sức mạnh của
Google để đánh cắp những thông tin mật trên mạng.
Chỉ riêng điều đó đã nói lên khả năng truy tìm thông
tin cực mạnh của Google.
Trong khuôn khổ quyển tài liệu này chỉ xin giới thiệu
vài dịch vụ và một số mẹo tìm kiếm thông dụng của
Google nhằm giúp người sử dụng đạt được kết quả
tìm kiếm tối ưu trong thời gian ngắn nhất.

INTERNET
Google
3

Các dịch vụ và công cụ của Google


Tất cả những ai sử dụng Internet hẳn đều biết tới Google cũng như
hiểu được giá trị và sự hữu ích mà những gì trang web này mang lại. Có
thể nói Google là công cụ tìm kiếm thông tin hoàn hảo nhất hiện nay trên
mạng Internet. Khi muốn tìm kiếm thông tin về vấn đề gì, bạn chỉ cần vào
trang web www.google.com, gõ từ khoá liên quan đến thông tin cần tìm là
Google sẽ cung cấp hàng trăm thậm chí hàng ngàn đường dẫn (link) tới
các website có chứa thông tin bạn cần.
Bạn có biết Google cung cấp bao nhiêu dịch vụ không? Hoặc bạn đã
biết những gì về những sản phẩm của Google? Để trả lời 2 câu hỏi này,
bạn hãy vào trang web sau: www.google.com/options/index.html
Tại đây liệt kê cho bạn một danh sách khoảng 30 dịch vụ (services)
và công cụ mà Google cung cấp, như Book Search, News, Froogle, Groups,
Gmail... Có thể bạn đã biết và sử dụng một số trong những dịch vụ này,
nhưng cũng có thể một số dịch vụ còn xa lạ với bạn hoặc bạn ít nghe nói
tới khi sử dụng Google (như University Search, Labs... chẳng hạn). Mọi
dịch vụ và công cụ hữu ích của Googleđều có thể tìm thấy tại đây.
Dưới đây sẽ giới thiệu một số dịch vụ và vài trang tìm kiếm chuyên
môn của Google, mà nếu sử dụng nó thay cho trang www.google.com sẽ
cho nhưng kết quả cô đọng, chính xác hơn nhiều:
1. Google Image Search (images.google.com)
Tìm hơn 425 triệu hình ảnh được truy cập công khai do Google thu
thập từ các site; tìm theo tên, mô tả và từ khoá.
2. Google Glossary (labs.google.com)
Tìm định nghĩa từ không chỉ ở các bộ từ điển mà còn tham khảo ở
các website khoa học, y tế, pháp luật...
3. Froogle (froogle.google.com)
Tìm duyệt và phân loại các sản phẩm trên các website bán sỉ hay
bán đấu giá.

4. Google University Search


(www.google.com/options/universities.htm)
Thông tin thu thập từ các website của các trường đại học; bao gồm
tin tức, lịch học...
5. Google Directory (directory.google.com)
Duyệt web theo những chủ đề phân loại nhất định.
6. Google Answers (answers.google.com)
Hỏi và nhận câu trả lời tức các chuyên gia về những vến đề khó.
Nhưng phải trả tiền: 2,5 USD cho mỗi câu hỏi.
7. Google Advanced Search
(www.google.com/advanced_search)
Tìm từ đây nếu các bạn muốn thiết lập nhiều điều kiện tìm kiếm.
8. Google Groups (groups.google.com)

INTERNET
Google
4
Duyệt kho lưu trữ của các nhóm tin Usenet từ cuối thập niên 1970,
hoặc gửi tin mới tới các nhóm thảo luận.
9. Google New (news.google.com)
Xem tin tức chọn lọc từ các website tin tức trên khắp thế giới. Liên
tục được cập nhật mỗi 5 phút.

10. Google Blog Search (www.blogsearch.google.com)


Là bộ máy chuyên tìm kiếm thông tin từ các blog, bạn có thể tìm
kiếm theo giờ, theo ngày một cách dễ dàng và nhanh chóng.

11. Google Video (www.video.google.com)


Cho phép bạn tìm kiếm những đoạn video, bạn có thể xem nhưng
không thể download trừ khi áp dụng một số thủ thuật nhỏ.

12. Google Suggest (www.google.com/webhp?


complete=1&hl=en)
Google Suggest là một dịch vụ mới, giúp tự động đưa ra các từ gợi
ý khi bạn gõ từ khoá để tìm kiếm thông tin trên trang web tìm kiếm
Google nổi tiếng. Ví dụ bạn đang muốn thông tin về Firefox, bạn chỉ
cần gõ phím “f” lập tức sẽ xuất hiện một danh sách với các từ
firefox, fafsa, freeware, v.v… và bạn sẽ chọn từ thích hợp trong số
các từ do Google đề nghị là xong. Nếu muốn thu hẹp kết quả, bạn

INTERNET
Google
5
hãy bấm phím Space, Google Suggest sẽ cung cập tiếp cho bạn các
gợi ý để giới hạn bớt kết quả tìm kiếm như Firefox download,
Firefox browse, Firefox theme v.v...
Google Suggest sẽ đặc biệt hữu ích nếu bạn chưa có nhiều kinh
nghiệm tìm kiếm hoặc vốn ngoại ngữ không nhiều để chọn và gõ từ
khoá chính xác. Google Suggest cũng có hỗ trợ tiếng Việt.

13. Personalizeed Search (www.google.com/psearch)


Chức năng của dịch vụ này là lưu lại kết quả tìm kiếm trên Google.
Muốn sử dụng, bắt buộc bạn phải có một tài khoản Google. Nếu
bạn đã có hộp thư Gmail thì dùng nó để đăng nhập, còn không thì
hãy vào trang:
www.google.com/accounts/NewAccount
để đăng ký, hoặc bấm vào đường link Create a Google Account
(nằm phía dưới ô đăng nhập) để tạo cho mình một tài khoản miễn
phí. Sau đó hãy điền đầy đủ vào ô Email và Password rồi bấm Sign
in. Trang tìm kiếm sẽ được mở ra.
Các bạn để ý phía bên tay phải của trang có một cuốn lịch. Mỗi
ngày, khi tìm kiếm, các kết quả và từ khoá được lưu lại. Tuỳ théo
số lượng từ khoá mà mỗi ngày được đánh dấu bằng màu đậm, nhạt
khác nhau. Nếu muốn xem lại các kết quả đã tìm kiếm, bạn bấm
vào ngày tương ứng.
Bên phía tay trái là khung Search History. Bạn bõ hay chọn các dấu
kiểm ở ô Web, Images, News để tắt hay mở các dịch vụ tìm kiếm
web, trang ảnh và tin tức mà bạn đã từng sử dụng, ngoài ra, có
một số chức năng thú vị mà nếu bạn đã từng dùng Gmail thì chắc
chắn rất quen thuộc đó là Bookmark bằng cách đánh dấu hình ngôi
sao nhỏ. Chức năng này rất hữu ích trong việc lưu lại các từ khoá
thường dùng nhất. Bạn bấm vào dấu sao bên cạnh từ khoá đã tìm
để đánh dấu và sau này xem lại bằng cách bấm vào dòng chữ
Bookmark.
Bây giờ bạn hãy nhập từ khoá trong khung phía trên, sau đó bấm
Search the Web để tìm kiếm trên Internet hay bấm vào Search
History để tìm kiếm trong danh sách các từ khoá đã lưu.
Thỉnh thoảng, vì một lý do nào đó, bạn không muốn lưu lại các kết
quả tìm kiếm trong một thời gian nhất định, bạn hãy bấm Pause.
Nếu muốn tiếp tục lưu các kết quả, bấm Resume. Tất cả lịch sử tìm
kiếm của bạn đã được bảo mật một cách nghiêm ngặt, do đó bạn
không phải lo về việc để lộ thông tin.

INTERNET
Google
6

14. Tìm sách với Google Book Search (www.books.google.com)


Bạn có thể xem các trích dẫn có chứa từ khoá trong một quyển
sách, một vài trang (có giới hạn của tác giả), thậm chí có khi là cả
cuốn sách với hình ảnh chi tiết rõ ràng như bạn đọc trực tiếp cuốn
sách vậy. Sau khi nghiên cứu các cuốn sách mà Google Book
Search giới thiệu, thích cuốn nào, bạn chỉ việc mua ở mục Buy this
Book, hoặc mượn thông qua các thư viện lớn trên thế giới liên kết
với Google. Thậm chí có những cuốn cho xem và tải về miễn phí
đấy.

15. Google Alert (www.googlealert.com)


Bạn chỉ cần nhờ Google Alert kiếm thông tin một lần là có thể nhận
được kết quả tìm kiếm được cập nhật hàng ngày qua email của
mình. Để sử dụng dịch vụ này, bạn cần phải tạo một tài khoản truy
cập, đăng ký tại trang: www.googlealert.com
Sau khi có một tài khoản truy cập, bạn chỉ cần đăng nhập vào
trang web trên để tìm kiếm.

16. Google Map (www.maps.google.com/maps)


Xem bản đồ thế giới và một số hình ảnh các địa điểm nổi tiếng trên
thế giới nhìn từ tên cao.

INTERNET
Google
7

Chuyển đổi đơn vị đo lường trực tuyến tại google


Là một cỗ máy tìm kiếm siêu hạng, google có khả năng chuyển đổi
đơn vị đo lường rất chính xác và cực kỳ nhanh chóng. Bạn có thể đổi đơn
vị về khối lượng, độ dài, nhiệt độ và nhiều đơn vị khác với vài phím gõ.
Nhưng để tận dụng tối đa chức năng này bạn phải sử dụng tiếng Anh.
 Ví dụ: muốn đổi 25 kilomet ra dặm (mile) thì trong google bạn gõ:
25 km in mile
Sau khi Enter, google sẽ cho kết quả là:
25 kilometers = 15.5342789 mile

Xóa các từ khóa đã tra cứu trong Google


Google luôn lưu lại danh sách các từ tìm kiếm, và trong nhiều
trường hợp, hẳn bạn không thích điều này chút nào!
Nếu muốn xóa tất cả, bạn làm như sau (với trình duyệt IE): bấm
Start > Settings > Control Panel. Trong cửa sổ Control Panel, bấm
đúp lên biểu tượng Internet Options. Ở cửa sổ Internet Properties,
bấm thẻ Content, bấm nút Clear Form, bấm OK. Với trình duyệt
Firefox, vào Tool > Options > Saved Form > Clear Save Form Data
now rồi bấm OK.
Nếu muốn xoá có chọn lọc: bạn đưa con trỏ chuột vào ô tìm kiếm
(Search), gõ chữ cái đầu tiên của từ cần xoá, lúc này một danh
sách các từ đã tìm sẽ hiện ra, dùng phím mũi tên di chuyển đến
dòng chứa từ khoá mà bạn muốn xoá, ấn Delete.

Thay thế trình tìm kiếm mặc định của Windows bằng trang web
tìm kiếm của Google
Truy cập vào trang web www.google.com/options/defaults.html,
kéo thanh cuộn của trình duyệt web xuống phần Internet Explorer, bấm
chuột phải lên chữ This file, chọn Save Target As, chọn thư mục để lưu file
và bấm nút Save. Mở thư mục này, bấm đúp chuột lên file google.reg,

INTERNET
Google
8
chọn Yes ở thông báo hiện ra. Ngoài ra bạn có thể download trực tiếp file
google.reg từ địa chỉ www.google.com/google.reg nếu trình duyệt web
không tự mở file này.

Làm gì khi Google đưa bạn tới liên kết vô hiệu?


Khi bạn nhờ bộ máy tìm kiếm Google để tìm những trang web có
chứa những thông tin mà bạn cần thì danh sách kết quả sẽ hiện ra với vài
dòng miêu tả ngắn gọn về những trang web ấy. Một trở ngại thường xảy
ra là đôi khi bạn bấm vào dòng liên kết tới một trang nào đó thì nó đã bị
thay thế bởi một trang quảng cáo, hoặc tệ hại hơn là không thể hiển thĩ
được (The page cannot be displayed...).
Tại sao các trang web ấy không tồn tại mà các bộ máy tìm kiếm vẫn có
được những thông tin ngắn gọn về chúng? Như chúng ta đã biết khi có
một website nào đó mới được tạo ra, các bộ máy tìm kiếm sẽ sao lưu ngay
một bản của trang đó và cũng tự động cập nhật thông tin sau một khoảng
thời gian xác định. Chính vì điều đó nên khi chúng ta tìm kiếm, các máy
chủ chỉ tìm kiếm thông tin trên chính nó chứ không quét toàn bộ mạng
Internet (để rút ngắn thời gian tìm kiếm). Nếu để ý, bạn sẽ thấy cạnh địa
chỉ của trang web luôn có một dòng chữ nhỏ “Cached”, hay đối với Google
tiếng Việt thì dòng chữ này là “sẵn có” (trong máy chủ Google). Nếu nhấn
vào đó, bạn sẽ vào nơi lưu giữ của máy chủ tìm kiếm. Hầu hết nội dung
tìm kiếm trong trang web đó còn khá nguyên vẹn, trừ một số hình ảnh,
âm thanh, các đoạn video (vì có thể chúng bị lạc đường dẫn khi trang web
ngưng hoạt động).
Bạn có thể lợi dụng tính năng này để truy cập vào một số diễn đàn và lấy
thông tin vốn chỉ dành cho thành viên hoặc truy cập vào các trang web
không còn tồn tại nữa .

Những quy định về cú pháp tìm kiếm cơ bản trong Google


Để tìm kiếm thông tin trên website www.google.com, điều tất nhiên
là bạn phải đánh các từ khoá tìm kiếm, song để có thể giới hạn được kết
quả tìm kiếm thu được gần với những gì mình cần nhấtthì trước tiên bạn
phải nắm vững được một vài quy định cơ bản trong cú pháp lệnh tìm kiếm
của trang web này.
1. Google tìm kiếm không phân biệt chữ hoa và thường.
2. Google sẽ loại bỏ các từ thông dụng trong các từ khóa, ví
dụ như "where", "how", "a", "the"... để tăng tốc độ tìm kiếm. Do đó
nếu bạn muốn kết quả có các từ này, hãy thêm khoảng trắng và
dấu cộng " +" trước từ khóa đó, ví dụ: "computer +how". Nếu bạn
muốn tìm chính xác 1 chuỗi nào đó, hãy thêm ngoặc kép cho đoạn
đó, ví dụ: "where are you".
3. Sử dụng dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch nối trong lệnh tìm
kiếm
Một nhóm từ tìm kiếm có thể được viết dưới dạng đặt trong dấu
ngoặc kép, ví dụ: “Khoa Học Phổ Thông”, hoặc cũng có thể viết
theo kiểu giữa các từ tìm kiếm sử dụng dấu gạch nối “-”, ví dụ:
Khoa-Học-Phổ-Thông, hai cách viết này là tương đương nhau về
mặt cú pháp.
4. Tra từ đồng nghĩa (Chỉ dành cho tiếng Anh)
Chẳng hạn khi bạn tìm kiếm về từ “house” và bạn cũng muốn tìm
luôn cả từ “home”, bạn hãy đánh ~house.
5. Tìm định nghĩa của các từ (Chỉ dành cho tiếng Anh)
Cú pháp:
define:từ cần tra
hoặc: what is từ cần tra
Ví dụ: define: WTO
what is WTO

INTERNET
Google
9
6. Trả lời những câu hỏi đơn giản (Chỉ dành cho tiếng Anh)
Google còn có một chương trình phụ trợ khá thú vị khác giúp bạn
kiểm tra thông tin dựa trên việc nhập những câu hỏi hoặc những
cụm từ đơn giản kiểu như: when was Einstein born? hay Einstein
birthday. Kết quả tìm được cho cả hai lệnh tìm kiếm trên là: “Albert
Einstein – Date of Birth: 14 March 1879”.
7. Sử dụng dấu cộng trong lệnh tìm kiếm (hay toán tử AND)
Google sẽ tiến hành tìm kiếm tất cả các từ trong lệnh nhập của bạn
bất kể có dùng dấu + để gắn kết các từ đó lại hay không, và như
thế, việc thêm dấu + vào giữa các từ hoàn toàn không cần thiết.
8. Sử dụng dấu vạch đứng (|) và dấu ngoặc đơn trong lệnh
tìm kiếm
Cú pháp:
đối tượng 1(đối tượng 2| đối tượng 3)
Ví dụ: fun(laugh|smile)
Kết quả tìm sẽ là những trang web có chứa từ (hoặc kết nối với từ)
“fun” và chứa thêm ít nhất một trong hai từ “laugh” và “smile”.
9. Sử dụng toán tử OR
Cú pháp:
đối tượng 1 OR đối tượng 2 OR đối tượng 3 OR ...
Lưu ý: OR phải được viết hoa, nếu viết thường thì toán tử này không
có tác dụng.
Ví dụ: “thủ thuật” OR “tip”
Kết quả tìm được là những trang web có ít nhất một trong hai từ
“thủ thuật” và “tip”.
10. Tìm kiếm loại file có chứa nội dung mong muốn
filetype chính là lệnh bạn cần dùng.
Cú pháp:
nội dung mong muốn filetype:phần mở rộng
Ví dụ: “thuật ngữ tin học” filetype:doc OR filetype:pdf
Kết quả tìm kiếm là những file có liên quan đến từ “thuật ngữ tin
học” có phần mở rộng là doc hoặc pdf.
Kết quả tìm
11. Tìm những thông tin về một trang web nào đó
Dùng lệnh info.
Cú pháp:
info:url
Ví dụ: info:www.ctu.edu.vn
Kết quả tìm được là những thông tin liên quan đến trang web
www.ctu.edu.vn mà Google thu thập được. Tính năng này cũng có
thể thực hiện được bằng cách đánh trực tiếp đường link vào ô tìm
kiếm của Google.
12. Tìm các trang web có xuất xứ từ một khu vực nào đó
Bạn có thể dùng toán tử location.
Cú pháp:
đối tượng location:khu vực
Ví dụ: queen location:canada
Kết quả thu được sẽ là những bài viết chứa từ “queen” có trong
những trang web của Canada. Trong trường hợp như thế này thì
những địa danh viết tắt thông dụng như US, UK cũng được chấp
nhận.
13. Để tìm một chủ đề trong một website cụ thể
Cú pháp:
đối tượng site:url
Ví dụ: “điểm rèn luyện” site:www.ctu.edu.vn
14. Tìm từ khoá có trong địa chỉ liên kết Internet

INTERNET
Google
10
Cú pháp:
inurl:từ khoá
Ví dụ: inurl:admin
Kết quả tìm được là một danh sách cách địa chỉ có chứa từ “admin”.
15. Tìm thư mục trên Internet
Cú pháp:
index.of.tên thư mục
hoặc “index of” tên thư mục
Ví dụ: “index of” admin
Kết quả tìm được là một danh sách các thư mục có tên là “admin”.
16. Tìm từ khoá hiển thị trong tiêu đề của trang web
Cú pháp:
intitle:từ khoá
Ví dụ: muốn tìm các trang web có chứa chữ “quản trị mạng”
trong phần tiêu đề, bạn gõ vào ô tìm kiếm:
intitle:“quản trị mạng”
17. Tìm các trang có chứa liên kết mong muốn
Để kiểm tra xem các site có cùng liên kết đến một site nào đó hay
không.
Cú pháp:
link:url
Ví dụ: link:www.google.com
Kết quả tìm được là một danh sách các site có chứa link đến trang
www.google.com
18. Tìm nội dung của những trang web không còn tồn tại
Có những trang web đã “chết” từ lâu, nhưng biết đâu bản sao của
nó vẫn còn lưu lại trong máy chủ của Google. Bạn cứ thử xem sao.
Cú pháp:
“cache:url”
Ví dụ: “cache:tinhca.com”
19. Truy tìm nguồn gốc của một file
Cú pháp:
*.phần mở rộng của file + detail
Ví dụ: *.doc + detail
Kết quả tìm được là các thông tin về loại file mà các bạn đang tìm.
20. Tìm các trang web có thông tin tương tự 1 trang web nào
đó
Cú pháp:
"related:URL”
Ví dụ: tìm trang tương tự trang www.google.com, bạn nhập từ
khóa "related:www.google.com"
21. Kết hợp các tuỳ chọn lại với nhau
Điểm hay của Google là không chỉ dừng lại ở những tuỳ chọn đã
được trình bày ở trên mà là sự kết hợp các tuỳ chọn lại với nhau sẽ
cho những kết quả cực kỳ cô đọng và chính xác!
Ví dụ: Antivirus filetype:exe site:rapidshare.de

Vui cùng Google


1. Google nhìn phản chiếu qua gương
Giao diện tìm kiếm của Google trở nên quá quen thuộc. Nếu chán,
các bạn có thể ngắm hình ảnh của Google qua tấm gương soi. Nhưng
không cần thiết phải dùng gương soi đâu, trong khung tìm kiếm của
Google, bạn nhập vào từ elgoog, nhấn Xem một trang hay I’m Feel
Lucky, hãy xem chúng ta có gì này!

INTERNET
Google
11

2. Quân pháp chiến thắng hay quân pháp đánh bại


Trong khung tìm kiếm của Google, bạn nhập vào cụm từ sau:
french military victories và nhấn Xem một trang hay I’m Feel Lucky
thì một lời khuyên của Google xuất hiện bảo người dùng nên thay cụm từ
french military victories bằng cụm từ french military defeats. Đồng
thời quan sát trên thanh address thì địa chỉ của Google không thấy đâu mà
thay vào đó là một địa chỉ lạ hoắc!

INTERNET

You might also like