Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Bài 2: Cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII

I. Nước Anh trước cách mạng tư sản


1. Chế độ quân chủ chuyên chế và những mâu thuẫn nội tại
* Chế độ quân chủ Stuard
- Giữa thế kỉ XVII, nước Anh vẫn là một quốc gia phong kiến quân chủ chuyên
chế, nhưng không có quân đội thường trực.
+ Cơ sở kinh tế: Vua là người sở hữu ruộng đất trong toàn quốc, ban cấp cho các
chư hầu và thuộc hạ => Thu tô thuế và cống vật.
+ Cơ sở chính trị: Vua nắm trong tay mọi cơ quan cao cấp cai trị đất nước, có
quyền kiểm tra các hoạt động tư pháp, hành pháp và các công việc của nhà thờ,
đồng thời là người đứng đầu giáo hội Anh => Nắm cả vương quyền và thần quyền
- Tuy nhiên, ngoài thuế ruộng đất, triều đình ko có nguồn thu nhập khác chi trả cho
chiến tranh xâm lược và lỗi sống xa hoa => khủng hoảng tài chính và trở thành con
nợ của giới tư sản => mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới >< nhà vua và quý tộc
phong kiến về tài chính diễn ra gay gắt
* Nhà vua Charles I.
- Sau khi lên ngôi, Jêm I (1566–1625) và tiếp theo đó là Sáclơ I (1600–1649) đại
diện cho quyền lợi của quý tộc phong kiến chống lại quyền lợi của giai cấp tư sản,
quý tộc mới và quần chúng nhân dân.
+ Thi hành chế độ độc quyền trong sản xuất, ngoại thương và một phần nội
thương. Đặt ra những quy chế rất chặt chẽ để kiểm soát các ngành công nghiệp
+ Đàn áp và trục xuất tín đồ Thanh giáo ; kết thân với triều đình Tây Ban Nha là kẻ
cạnh tranh nguy hiểm của giai cấp tư sản Anh
+ Tiến hành chiến tranh đẫm máu đối với nhân dân Xcốtlen
- Khủng hoảng tài chính + thất bại quân sự + khởi nghĩa nông dân => triệu tập nghị
viện để để nghị thông qua luật tăng thuế và ban hành thuế mới nhưng bị phản đối
=> mâu thuẫn xã hội đỉnh điểm, thời cơ cách mạng chin mùi
- Chales I ra lệnh bắt giam 5 nghị viên hoạt động sôi nổi để dập tắt phong trào =>
10 vạn dân chống lại quân nhà vua bảo vệ nghị viện => Charles I rút về miền Bắc
tổ chức phản công => 2 lần nội chiến (1642-1646) và (1648)
=> Kết quả: Quân Cách mạng giành thắng lợi, vua Charles I bị xử tử
* Chế độ nghị viện
- Quyền hành của nhà vua phần nào bị hạn chế bởi nghị viện
+ Nghị viện là tổ chức đại diện cho các tầng lớp phong kiến, có quyền tán thành
hay phản đối việc ban hành thuế khóa và ngân sách chi tiêu cho quân đội
+ Tổ chức: bao gồm hai viện là thượng viện (hay viện nguyên lão) và hạ viện (hay
viện dân biểu)
Thượng viện là cơ quan có quyền khởi thảo pháp luật cao nhất, được triệu tập theo
ý muốn của vua và các đạo luật chỉ có hiệu lực sau khi đã được vua phê chuẩn, vua
có quyền giải tán nghị viện theo ý riêng của mình và cũng là chỗ dựa chắc chắn
nhất của vua, do vua chỉ định và được quyền kế thừa, cha truyền con nối.
Hạ viện đại diện quyền lợi của quý tộc thấp hơn gồm các chủ ruộng đất được lựa
chọn qua những cuộc bầu cử rất nghiêm ngặt. Đến giữa thế kỉ XVII, thành phần
của hạ viện có thay đổi, đa số là quý tộc mới. Tầng lớp này có ảnh hưởng rất lớn vì
có thế lực kinh tế hùng hậu, có quyền thông qua các đạo luật về thuế khóa và nhờ
đó kiểm soát được việc chi tiêu của nhà vua và chính phủ
=> Hạ viện trở thành nơi đấu tranh gay gắt của thế lực mới, tiến bộ chống lại vua
và tập đoàn phong kiến phản động. Giữa vua và nghị viện, hay nói đúng ra là giữa
thế lực phong kiến và thế lực tư sản luôn luôn có sự xung đột gay gắt xoay quanh
các chính sách lớn, đặc biệt là vấn đề tài chính.
2. Chế độ ruộng đất phong kiến và sự phát triển công thương nghiệp
* Tình trạng rào đất ở nông thôn và những hệ quả.
- Công nghiệp len dạ phát triển => Địa chủ tước đoạt ruộng đất mà nông dân đang
cày cấy, rào ruộng đất riêng và cả một phần ruộng đất của công xã, biến thành
đồng cỏ chăn cừu và cấm súc vật của nông dân vào => Nông dân không có chỗ
trồng trọt và chăn nuôi, bị đuổi hàng loạt ra khỏi ruộng đất, sống cuộc đời vô cùng
khổ cực
- Trên những mảnh đất còn tiếp tục canh tác nông nghiệp, địa chủ tiến hành rào đất
và trao cho một số nhà tư bản kinh doanh theo phương thức mới => nảy sinh ra
một tầng lớp trại chủ giàu có.
=> Hệ quả:
+ Số người tay trắng bị tước đoạt ruộng đất, nghĩa là bị tách khỏi tư liệu sản xuất
ngày càng đông, trở thành một đội quân lao động của nền công nghiệp
+ Số tiền tích lũy nhờ việc bán lông cừu ngày càng nhiều trở thành nguồn tư bản,
bỏ vào kinh doanh công thương nghiệp
=> Chính là quá trình tích lũy nguyên thủy, làm tiền để cho sự phát triển chủ nghĩa
tư bản ở Anh.
* Những bước tiến trong kinh tế công thương nghiệp.
- Từ thế kỉ XVI, các ngành công nghiệp ở Anh phát triển mạnh. Những phát minh
mới về kĩ thuật, nhất là những hình thức tổ chức mới trong lao động đã làm cho
năng suất lao động ngày càng tăng.
- Thương nghiệp Anh cũng đạt nhiều thành tựu to lớn. Thị trường dân tộc được
hình thành và các cơ sở kinh doanh của người nước ngoài dần dần bị suy sụp.
Thương nhân Anh mở rộng buôn bán với thị trường thế giới, thành lập những công
ti thương mại hoạt động từ Ban Tích đến châu Phi, từ Trung Quốc đến châu Mĩ =>
Sự phát triển của ngoại thương đã thúc đẩy nhanh sự thay đổi công nghiệp.
=> Sự phát triển công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa làm thay đổi bộ mặt của
nước Anh. Các ngành công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải... phát đạt tới mức độ
chưa từng có, tạo nên những yếu tố cách mạng trong lòng xã hội phong kiến đang
tan rã. Quan hệ sản xuất mới dần dần hình thành.
- Tuy nhiên, nước Anh vào nửa thế kỉ XVII vẫn còn thua kém Hà Lan về các mặt
công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải, luôn luôn gặp phải sự kình địch của các
thuyền buôn Hà Lan.
3. Tình hình xã hội
* Các giai cấp mới xuất hiện: Tư sản và quý tộc mới
- Quý tộc cũ: quý tộc lớp trên, quý tộc miền Tây và miền Bắc
+ Cơ sở kinh tế: thu địa tô phong kiến, dựa vào quyền sở hữu ruộng đất và phương
pháp bóc lột phong kiến, trông chờ sự trợ cấp và uy thế của nhà vua
+ Cơ sở chính trị: hế độ quân chủ chuyên chế, cổ bảo vệ trật tự phong kiến và được
sự ủng hộ của phong kiến nước ngoài
=> Đối tượng của cách mạng
- Qúy tộc mới (quý tộc tư sản hóa)
+ Chủ yếu là trung và tiểu quý tộc, thương nhân giàu có hay những nhà tài chính,
nhà công nghiệp cũng có thể bước vào hàng ngũ quý tộc mới bằng con đường mua
và kinh doanh ruộng đất.
+ Cơ sở kinh tế: chuyển sang kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa; tham
gia cả những công việc kinh doanh khác như buôn bán len dạ hoặc pho-mát, nấu
rượu hoặc luyện kim...
=> Ưu thế về kinh tế của quý tộc mới là hậu quả trực tiếp của chiều hướng sản xuất
tư bản chủ nghĩa trong nông thôn.
+ Cơ sở chính trị: trở thành một giai cấp đặc biệt gắn quyền lợi với giai cấp tư sản.
Sự liên minh giữa quý tộc mới và tư sản trong cuộc đấu tranh cách mạng là một
đặc điểm nổi bật ở nước Anh giữa thế ki XVII.
- Tư sản: thành phần giai cấp tư sản Anh không đồng nhất.
+ Tầng lớp trên: đại công thương nghiệp, nắm những công ti độc quyền lớn, trở
thành chủ nợ của nhà vua và quý tộc phong kiến, có nhiều đặc quyền, đặc lợi
=> Tầng lớp này gắn chặt số mệnh với chế độ phong kiến, chủ trương duy trì nhà
vua và chế độ phong kiến, chỉ đòi hỏi một vài cải cách nhỏ để tăng thêm quyền lực
chính trị và ưu thế kinh tế mà thôi
+ Tầng lớp đông đảo trong giai cấp tư sản là những thương nhân tự do, chủ các
công trường thủ công, những người kinh doanh ở thuộc địa
=> Thái độ thù địch với chế độ phong kiến vì những biện pháp ngăn cản sự phát
triển kinh tế công thương nghiệp của họ => tích cực trong cuộc đấu tranh chống
phong kiến, trở thành lực lượng đại biểu cho phương thức sản xuất mới chống lại
phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu
* Tình cảnh giai cấp nông dân
- Chế độ nông nô ở Anh đã sớm bị thủ tiêu, người nông dân có thân phận tự do, tuy
nhiên người nông dân vẫn không thoát khỏi sự ràng buộc của chế độ phong kiến.
- Nông dân Anh bị phân hóa thành những tầng lớp khác nhau : nông dân tự do
(freeholder), nông dân tá điền (copyholder) và cố nông (cotter).
+ Tá điền: chiếm từ 60 đến 75% nông dân, là thành phần cơ bản của nông dân
Anh, và cũng là đối tượng bóc lột của bọn địa chủ quý tộc => Họ trở thành bộ phận
kiên quyết và lực lượng chủ yếu trong cuộc cách mạng chống phong kiến.
+ Nông dân tự do: có mảnh ruộng nhỏ bé riêng, không hoàn toàn lệ thuộc vào địa
chủ => Cũng rất bất mãn với chế độ phong kiến, muốn xác lập quyền tư hữu ruộng
đất hoàn toàn thuộc về mình, tránh khỏi sự đe dọa cướp đất của bọn quý tộc địa
chủ.
+ Cố nông: Hoàn toàn không có đất, chịu hai tầng áp bức của quý tộc phong kiến
và tư sản, buộc phải đi làm thuê trở thành công nhân nông nghiệp hoặc công nhân
trong các công trường thủ công => Có thái độ kiên quyết và đóng một vai trò đáng
kể trong những cuộc khởi nghĩa nông dân suốt thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII và trong
cuộc cách mạng sau này
* Mâu thuẫn tôn giáo: Anh giáo và Thanh giáo
- Sự phát triển của những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa => tư tưởng tư sản
ra đời và dần dần hình thành từ trong lòng chế độ phong kiến, khoác một bộ áo tôn
giáo => Thanh giáo chống lại tôn giáo cũ là Anh giáo.
- Anh giáo dựa trên cơ sở lí thuyết của đạo Cơ đốc, nhưng về tổ chức thì tách khỏi
giáo hội La Mã. Người đứng đầu giáo hội Anh là vua Anh. Vì vậy, Anh giáo được
sử dụng như công cụ thống trị tinh thần của giai cấp phong kiến.
=> Cuộc đấu tranh giữa Thanh giáo và Anh giáo là cuộc đấu tranh tôn giáo, nhưng
thực chất, nó phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng tư sản và phong
kiến, cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội Anh, khi mà chế độ phong kiến đang suy
tàn và chủ nghĩa tư bản đang vươn lên.
- Nội bộ Thanh giáo bị phân hóa thành nhiều xu hướng khác nhau:
+ Phái Trưởng lão: Đại tư sản giàu có, ít nhiều gắn quyền lợi với chế độ phong
kiến, lên tiếng chống đối giáo hội Anh nhưng không chủ trương cải cách triệt để.
Do địa vị kinh tế, thái độ của phái Trưởng lão thường không kiên định, dễ thỏa
hiệp với thế lực phong kiến
+ Phái Độc lập: là Cánh tả của Thanh giáo hoàn toàn chống đối giáo hội Anh, bao
gồm tư sản và quý tộc mới loại nhỏ và vừa, quyền lợi kinh tế đối địch với chế độ
phong kiến. Phong trào của họ có tính chất dân chủ rõ rệt hơn.
=> Trên cơ sở của Thanh giáo, những lí luận chính trị và hiến pháp được ra đời
trong cách mạng tư sản Anh. Quan trọng nhất là bản “Công ước xã hội”
II. Tiến trình của cách mạng
1. Cuộc nội chiến 1640-1649
* Mâu thuẫn xã hội dẫn đến cách mạng
- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới >< nhà vua và quý tộc phong kiến
- Mâu thuẫn giữa nông dân >< địa chủ phong kiến và quý tộc mới \
- Mâu thuẫn tôn giáo giữa Anh giáo >< Thanh giáo
- Mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa Scốtlan >< chế độ thực dân Anh xâm lược
* Nội chiến lần 1 (1642-1646)
- Ngày 22/8/1642, Charle I chính thức tuyên chiến ở Nothingham => nội chiến
bùng nổ dưới hình thức đấu tranh giữa triều đình (phong kiến phản động) với nghị
viện (tư sản tiến bộ và toàn thể quần chúng nhân dân)
- Diễn ra trong khuôn khổ một cuộc nội chiến tránh được sự can thiệp của các nước
quân chủ phong kiến Châu Âu
- Chia thành 2 giai đoạn:
+ Từ 1642-mùa hè 1644: thế chủ động thuộc về phe nhà vua, phe nghị viện ở trong
thế cầm cự
+ Từ mùa hè 1644-1646: thế chủ động thuộc về phe nghị viện
=> Sau 4 năm chiến tranh, đến năm 1646, cuộc nội chiến lần thứ nhất kết thúc với
kết quả tạm thời có lượi cho cách mạng
* Nội chiến lần 2 (1648-1649)
- Bối cảnh: Nghị viện mâu thuẫn, chia thành phái Trưởng lão (gồm quý tộc mới và
tư sản độc quyền, chủ trương thỏa hiệp với nhà vua) và phái Độc lập (gồm tư sản
tiến bộ và quần chúng nhân dân, chủ trương cương quyết với nhà vua)
- Lợi dụng mâu thuẫn, Charle I bỏ trốn và tạo phản với sự hậu thuẫn của triều đình
Tây Ban Nha => Mùa xuân 1648, nội chiến lần 2 bùng nổ
- Tháng 8/1648, nội chiến kết thúc, phe cách mạng giành thắng lợi, Charle I bị xử
tử vì tội “Phản quốc”, nền cộng hòa ra đời
2. Chế độ Cộng hòa và nền bảo hộ độc tài (1649-1660)
* Chế độ Cộng hòa và chế độ độc tài bảo hộ Cromwell
- Ngày 19/5/1649, nền cộng hòa chính thức được tuyên bố, phái Độc lập chiếm ưu
thế trong chính quyền, tầng lớp sĩ quan quân đội – đứng đầu là Cromwell nắm giữ
những chức vụ quan trọng
- Tình hình kinh tế không sáng sủa mà ngày càng nghiêm trọng, các yêu sách được
hứa hẹn trong “Bản thỏa ước nhân dân” ko thực hiện được
=> Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, đại biểu là phái San bằng và
phái Đào đất tiếp tục diễn ra nhưng bị đàn áp mạnh mẽ
- Sau khi trấn áp được các phong trào nhân dân, Cromwell tiến hành chiến tranh
xâm lược Ailen và Scốtlen, chiến tranh Anh-Hà Lan, nhằm xâm chiếm đất đai và
tài sản, tạo cơ sở xã hội mới cho chế độ Cromwell
=> Việc củng cố bên trong và những thắng lợi bên ngoài làm cho thế lực kinh tế và
chính trị của tầng lớp quý tộc mới được tăng cường, trong khi quần chúng nhân
dân ngày càng bất mãn
=> Cromwell, được sự ủng hộ của các thế lực phản động, từng bước giải tán nghị
viện, thủ tiêu nền cộng hòa, thiết lập chế độ bảo hộ độc tài
- Tuy nhiên, chi phí chiến tranh và tình hình kinh tế bất ổn làm cho chính quyền
độc tài bảo hộ ngày càng lâm vào tình thế bi đát + Cromwell chết, con trai là Risa
không đủ năng lực tiếp tục duy trì chế độ bảo hộ
=> Mùa cuân 1659, giai cấp tư sản, quý tộc mới và giới sĩ quan cao cấp tước bỏ
danh hiệu bảo hộ của Risa, chế độ độc tài bảo hộ và thời kì cách mạng chấm dứt
* Tình hình nước Anh sau Cromwell
- Bối cảnh: trong thời kì cộng hòa và bảo hộ, các chính sách phản động và tình
hình kinh tế bi đát làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Nội bộ quân đội xảy ra
bất hòa => Tầng lớp quý tộc mới có khuynh hướng bảo hoàng, chủ trương khôi
phục chế độ quân chủ cũ
- Năm 1660, Charle II về nước và lên ngôi vua. Vương chiều Schiua thực hiện
những chính sách phản động nhằm củng cố chế độ quân chủ cũ => Chứng tỏ nền
quân chủ không hề có ý muốn bảo vệ tài sản và địa vị chính trị cho giai cấp tư sản
=> Những đại biểu của giai cấp tư sản và quý tộc mới trong đảng Uých (tiền thân
của Đảng Bảo Thủ) và Đảng Tory (tiền thân Đảng Tự do) thỏa thuận thay thế
James II bằng Vinhem III – thống đốc Hà Lan, qua một liên minh với Cộng hòa Hà
Lan
- Đầu tháng 11/1688, Vinhem III đem quân đổ bộ vào Anh, được sự ủng hộ của
giai cấp tư sản và quý tộc mới, lật đổ James II lên làm vua nước Anh
- Tháng 2/1689, nghị viện thông qua “đạo luật về quyền hành”, chuyển sang chế độ
Quân chủ Lập hiến => Chính quyền chuyển từ tay nhà vua sang nghị viện
- Đây là một cuộc chính biến phản ánh sự thỏa hiệp giữa các tập đoàn trong giai
cấp tư sản nhằm thiết lập chế độ quân chủ lập hiến Anh
* Bài toán thỏa hiệp 1688. Chế độ lập hiến
3. Kết luận:
- Chấm dứt nền quân chủ chuyên chế, chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến, tạo
tiền đề cho sự phát triển của CNTB
- Được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh giai cấp tư sản và quý tộc
mới
- Là cuộc cách mạng không triệt để có tính chất bảo thủ
- Là cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức tôn giáo
- Diễn biến của CMTS Anh đã nêu ra một số vấn đề về mối quan hệ giữa giai cấp
tư sản vưới quần chúng nhân dân
- Ý nghĩa quan trọng đối với châu Âu và thế giới

You might also like