Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 91

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM NHẬT ANH – 82205

ĐẶNG KIM CHI – 82361

ĐÀO THỊ XUÂN YẾN – 85625

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU TẠI CẢNG


HOÀNG DIỆU VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC GIẢI PHÓNG TÀU TẠI CẢNG
HẢI PHÒNG - 2023
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: PHẠM NHẬT ANH – 82205

ĐẶNG KIM CHI – 82361

ĐÀO THỊ XUÂN YẾN – 85625

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: LẬP KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG TÀU TẠI CẢNG


HOÀNG DIỆU VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC GIẢI PHÓNG TÀU TẠI CẢNG

NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI MÃ SỐ: D840104


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. PHAN MINH TIẾN
HẢI PHÒNG - 2023
LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm sâu sắc, chân thành, nhóm chúng em xin phép được bảy
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đoàn thể đã tạo điều
kiện giúp đỡ nhóm em trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận.

Nhóm chúng em xin dành lời cảm ơn chân thành nhất gửi đến Ban
giám hiệu Trường đại học Hàng Hải Việt Nam, cũng như quý thầy cô ngành
Kinh Tế Vận Tải Biển đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức,
kinh nghiệm quý báu trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, nhóm em xin
cảm ơn thầy Phan Minh Tiến đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, định hướng bài
làm cũng như sửa lỗi sai để nhóm em có thể hoàn thành bài khóa luận một
cách hợp lý và sâu sắc hơn.

Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các phòng
ban, các cô chú, anh chị trong Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu, đặc
biệt chúng em xin cảm ơn bác Nguyễn Tuấn Vinh – Phó giám đốc Công ty,
chú Phùng Mạnh Dũng - Phó phòng Điều Hành Sản xuất đang công tác tại
công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cũng như dành thời gian cho nhóm
em trong suốt quá trình hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.

Vì kiến thức của bản thân còn hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ nên bài khóa
luận của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong thầy
cô góp ý cho những hạn chế mà nhóm đã mắc phải trong bài khóa luận này để
nhóm em có thể hiểu rõ hơn cùng như hoàn thiện kiến thức của bản thân trong
việc thực hiện những nghiệp vụ đã được học.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 01 tháng 06 năm 2023.

Sinh viên

i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.......................................

DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................

DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................vii

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH GIẢI PHÓNG


TÀU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG HOÀNG DIỆU...........................

1.1. Mục đích, ý nghĩa của việc lập kế hoạch giải phóng tàu...................2

1.1.1. Mục đích..........................................................................................2

1.1.2. Ý nghĩa............................................................................................2

1.2. Nguyên tắc lập kế hoạch giải phóng tàu.............................................2

1.3. Căn cứ để lập kế hoạch giải phóng tàu...............................................4

1.3.1. Kế hoạch tàu đến Cảng Hoàng Diệu...............................................4

1.3.2. Sơ đồ xếp dỡ hàng hóa....................................................................4

1.3.3. Hợp đồng xếp dỡ hàng hóa.............................................................5

1.4. Cơ sở để lập kế hoạch giải phóng tàu.................................................8

1.4.1. Phương tiện, thiết bị xếp dỡ và nhân lực của Cảng.........................8

1.4.2. Sơ đồ cơ giới hóa.............................................................................8

1.4.3. Cơ sở lập kế hoạch giải phóng tàu..................................................9

1.4.4. Thông báo tàu đến và yêu cầu dịch vụ..........................................10

1.4.5. Sơ đồ xếp hàng..............................................................................11

ii
1.5. Giấy yêu cầu dịch vụ..........................................................................13

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIẢI PHÓNG TÀU VIENDONG 88 TẠI


CẢNG HOÀNG DIỆU VÀO THÁNG 2/2023 VÀ TÍNH TOÁN MỘT SỐ
CHỈ TIÊU GIẢI PHÓNG TÀU.......................................................................14

2.1. Tìm hiểu chung về Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu.........14

2.1.1. Thông tin chung về Cảng Hoàng Diệu..........................................14

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát trỉển....................................................16

2.1.3. Cơ cấu tổ chức...............................................................................20

2.1.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cảng Hoàng Diệu........................24

2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Cảng Hoàng Diệu................................26

2.1.6. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Cảng Hoàng Diệu...................27

2.1.7. Kết quả sản suất kinh doanh..........................................................29

2.2. Quy trình giải phóng tàu VIENDONG 88.......................................34

2.2.1. Thông tin tàu VIENDONG 88......................................................34

2.2.2. Thông tin về hàng hoá tàu VIENDONG 88..................................36

2.3. Lập kế hoạch giải phóng tàu VIENDONG 88.................................42

2.3.1. Sơ lược kế hoạch giải phóng tàu Viendong 88 tại Cảng Hoàng
Diệu…………………………………………………………………….42

2.3.2. Lập kế hoạch cầu tàu.....................................................................45

2.3.3. Lựa chọn phương án xếp dỡ..........................................................47

2.3.4. Thiết bị xếp dỡ và công cụ mang hàng.........................................50

2.3.5. Tính toán các chỉ tiêu làm hàng....................................................55

iii
2.3.6. Bố trí nhân lực...............................................................................62

2.3.7. Xác định vị trí bố trí các máng xếp dỡ..........................................65

2.3.8. Tổng hợp kế hoạch giải phóng tàu................................................66

CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI PHÓNG TÀU


TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG HOÀNG DIỆU...................................69

3.1. Nhận xét..............................................................................................69

3.1.1. Ưu điểm.........................................................................................69

3.1.2. Nhược điểm...................................................................................70

3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng tàu......71

3.2.1. Công tác quản trị và điều hành của doanh nghiệp.........................71

3.2.2. Công tác đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị......................72

3.2.3. Công tác khai thác.........................................................................73

3.2.4. Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ..........................................74

3.2.5. Công tác nhân sự...........................................................................75

KẾT LUẬN........................................................................................................76

PHỤ LỤC..........................................................................................................77

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................86

iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Chữ viết tắt Giải thích

cg Công nhân cơ giới

pt Công nhân phụ trợ

ht Công nhân hầm tàu

TBTT Thiết bị tiền tuyến

CN Công nghệ xếp dỡ

P.ÁN Phương án

TB Thiết bị

v
DANH MỤC CÁC BẢNG

Tran
Số bảng Tên bảng
g

2.1 Thông tin chung về Cảng Hoàng Diệu 14

Kết quả sản xuất kinh doanh của cảng Hoàng Diệu trong
2.2 30
năm 2020-2021

2.3 Danh sách hàng hóa trên tàu VIENDONG 88 36

2.4 Kế hoạch tàu bến cho tàu VIENDONG 88 47

2.5 Thông số kỹ thuật cần trục chân đế 51

2.6 Thông số kỹ thuật xe nâng 52

2.7 Thông số kỹ thuật ô tô 52

2.8 Bảng tính toán cân đối khả năng các khâu xếp dỡ 60

2.9 Bảng bố trí nhân lực 63

2.10 Bảng tính toán mức sản lượng theo chuyên môn riêng 64

2.11 Vị trí máng xếp dỡ 66

2.12 Các chỉ tiêu giải phóng tàu 66

2.13 Kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu VIENDONG 88 68

vi
DANH MỤC CÁC HÌNH

Tran
Số hình Tên hình
g

2.1 Cảng Hoàng Diệu 14

2.2 Vị trí địa lý Cảng Hoàng Diệu 15

2.3 Cảng Hoàng Diệu vào cuối thế kỷ 20 17

2.4 Cảng Hoàng Diệu ngày nay 17

2.5 Cảng Hoàng Diệu ngày càng xuống cấp 18

Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty TNHH


2.6 20
MTV Cảng Hoàng Diệu

2.7 Vận chuyển hàng hóa trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 25

2.8 Đường sắt tại Cảng Hải Phòng 26

2.9 Vận chuyển hàng hoá tại sân bay 26

2.10 Tàu VIENDONG 88 35

2.11 Thép cuộn 39

2.12 Thép dây 39

2.13 Cần trục chân đế Cảng Hoàng Diệu 51

2.14 Ngáng chữ C 53

2.15 Cáp đan thép 54

2.16 Dây sì lắng xếp dỡ hàng thép dây 54

vii
LỜI MỞ ĐẦU
Là một quốc gia có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, đồng thời
cũng là điểm nút giao thương với các nước Asian, khu vực Châu Á cũng như
các quốc gia trên thế giới. Có thể thấy, qua bao thăng trầm của lịch sử, Việt
Nam đã hội nhập sâu rộng trên toàn khu vực và thế giới. Đặc biệt, ngành xuất
nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển đã và đang được nhà nước đặc biệt chú
trọng quan tâm, phát triển. Và Hải Phòng, nơi có vị trí chiến lược quan trọng
trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá và là thành phố cảng lớn thứ hai của
cả nước với nhiều cảng biển lớn nhỏ phục vụ các tàu với các kích thước và
hàng hoá khác nhau.

Trong công tác tổ chức sản xuất ở cảng, việc lập kế hoạch tác nghiệp
phục vụ tàu là vô cùng quan trọng. Vì thế, kế hoạch tác nghiệp phục vụ tàu
phải được lập một cách khoa học nhằm phối kết hợp một cách hợp lý các
bước công việc nhằm rút ngắn thời gian tàu ở cảng, đáp ứng được thời gian
dời cảng dự kiến.

Nhận thấy tầm quan trọng của quy trình lập kế hoạch tác nghiệp giải
phóng tàu tại cảng, em đã lựa chọn Cảng Hoàng Diệu đề tài nghiên cứu là:
“Lập kế hoạch giải phóng tàu tại Cảng Hoàng Diệu và đề xuất nâng cao
hiệu quả công tác giải phóng tàu tại Cảng ”.

Đề tài nghiên cứu của nhóm chúng em gồm 4 chương chính như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về cảng biển và lập kế hoạch giải phóng tàu

Chương 2: Quy trình giải phóng tàu VIEN DONG 88 tại Cảng Hoàng
Diệu vào tháng 2/2023 và tính toán một số chỉ tiêu giải phóng tàu

Chương 3: Đề xuất nâng cao hiệu quả công tác giải phóng tàu tại
Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu

1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP KẾ HOẠCH GIẢI
PHÓNG TÀU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG HOÀNG DIỆU
1.1. Mục đích, ý nghĩa của việc lập kế hoạch giải phóng tàu
1.1.1. Mục đích

- Giúp đảm bảo lịch chạy tàu và các quy định trong hợp đồng giữa các
Cảng được thực hiện đúng.
- Giảm chi phí do giảm thời gian tàu đỗ bến và giảm thời gian chờ đợi
thông qua việc giải phóng tàu.
- Nâng cao sự uy tín và tạo dựng niềm tin với khách hàng.
- Tăng tăng số chuyến, tăng thời gian quay vòng của phương tiện và
tăng khối lượng hàng được chuyên chở trong quá trình giao nhận.
- Do hợp đồng quy định rõ mức thưởng phạt giữa các bên liên quan và
khi xảy ra sai sót dễ dàng quy trách nhiệm, điều đó mang lại nguồn thu nhập
đáng kể cho Cảng.
- Dễ dàng trong quá trình lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất.
1.1.2. Ý nghĩa

Có thể thấy, Cảng dễ dàng trong quá trình bố trí cầu bến, kho bãi cũng
như các phương tiện thiết bị xếp dỡ để phục vụ tổ chức khai thác tại Cảng
thông qua hoạt động giải phóng tàu nhanh.

Bên cạnh đó, cũng thể hiện một cách rõ ràng trình độ tổ chức, quản lí
cũng như mức độ cơ giới hóa của Cảng.
1.2. Nguyên tắc lập kế hoạch giải phóng tàu

 Những nguyên tắc chung để đảm bảo thực hiện kế hoạch giải
phóng tàu nhanh:

2
- Phải thực hiện kế hoạch giải phóng tàu thường xuyên, liên tục để đảm
bảo các hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của Cảng.
- Các bên là chủ hàng, đại lý khách hàng được yêu cầu Cảng tiếp nhận
cũng như giải phóng tàu.
- Ưu tiên tiếp nhận, điều động và phục vụ những thiết bị hiện đại và
không cần sử dụng nhiều đến lao động cơ thô sơ, lao động thủ công; những
loại hàng không gây ô nhiễm hay tác động xấu đến môi trường; những mặt
hàng xếp dỡ bằng thiết bị cơ giới.
- Luôn công khai minh bạch, luôn phải chống lại những tiêu cực trong
việc tiếp nhận điều động tàu.
 Thứ tự được ưu tiên khi mức độ và khả năng thông qua của
Cảng nhỏ hơn khối lượng hàng hóa đến Cảng như sau:
1. Tàu quân sự
2. Tàu định tuyến với lịch trình thường xuyên, đều đặn
3. Tàu của khách hàng qua Cảng thường xuyên.
4. Tàu có hợp đồng dài hạn về thuê kho bãi.
5. Tàu có hàng lưu tại Cảng nhưng không phải đóng bao gói.
 Tiêu chí xếp hàng:
- Phải nhường cho phương tiện khác cần xếp dỡ liên tục và ngay tại
Cảng đối với những tàu chậm thời gian sau 6h.
- Phải tuân thủ theo nguyên tắc xếp hàng: tàu nào đến trước sẽ được
xếp trước, tàu vào Cảng muộn hay đến sau sẽ phải chờ xếp sau.
- Cảng sẽ có những giải pháp cụ thể và giải phóng tàu nhanh nhất có
thể trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong những hiện tượng thời tiết cực
đoan không lường trước được.
- Trong trường hợp tàu đăng kí trước nhưng sai thời gian hoặc đăng kí
vào. sau tàu khác sẽ phải giải quyết sau theo quy định.

3
1.3. Căn cứ để lập kế hoạch giải phóng tàu
1.3.1. Kế hoạch tàu đến Cảng Hoàng Diệu

Khi tàu đến Cảng, nhiệm vụ chính là phòng khai thác và phòng điều độ,
đồng thời phải tiến hành tiếp nhận thông báo tàu đến Cảng và cung cấp, tư
vấn các dịch vụ sẵn có và dịch vụ riêng của Cảng phục vụ cho tổ chức xếp dỡ.
Hãng tàu có nhiệm vụ gửi thông tin liên quan đến hàng hóa như sau cho Cảng
trước khi vào Cảng như:

+ Tên của tàu đến Cảng và cờ treo trên phương tiện thể hiện quốc tịch
của tàu.
+ Thông số kích thước liên quan như: chiều dài, trọng tải...
+ Cảng cuối cùng
+ Thời gian dự kiến đến trạm hoa tiêu
+ Thời gian dự kiến cập cầu
+ Thời gian dự kiến dời Cảng
+ Hàng hóa và thông tin liên quan
+ Yêu cầu dịch vụ được cung cấp và sử dụng
+ Chi phí cơ bản dự kiến cần thanh toán.

1.3.2. Sơ đồ xếp dỡ hàng hóa

Hãng tàu có nhiệm vụ gửi cho Cảng sơ đồ hàng hóa gồm:

+ Số vận đơn
+ Vị trí cụ thể của hàng hóa
+ Trọng lượng và số lượng hàng cụ thể

Đối với mỗi hàng hóa khác nhau có phương pháp xếp dỡ khác nhau
dựa vào tính chất cũng như sơ đồ hầm tàu để lập phương án phù hợp nhất về
bảo quản cũng như điều động phương tiện, nhân công hợp lí nhất.

4
1.3.3. Hợp đồng xếp dỡ hàng hóa

 Khái niệm :

Thỏa thuận được kí kết giữa các bên liên quan trong quá trình thực hiện
hoạt động vận chuyển và khai thác được gọi là hợp đồng xếp dỡ hàng hóa.
Chủ thể của hợp đồng một bên có thể là chủ hàng, đại lí được ủy thác hay
người vận chuyển, một bên còn lại là giám đốc đại diện của Cảng. Các bên
quy định trách nhiệm trong việc bảo quản hàng hóa, xếp dỡ hay cơ sở để phân
chia trách nhiệm khi xảy ra sai sót giữa các bên thông qua hợp đồng.

Nội dung thông thường trong hợp đồng gồm những nội dung sau:

- Quy định chung về những điều khoản trong hợp đồng.


- Trách nhiệm cụ thể của mỗi bên được đưa ra trong thỏa thuận.
- Cơ sở pháp lí, nguyên tắc để giải quyết phát sinh hay tranh chấp khi
xảy ra sai sót.
- Giá cước vận chuyển và các chi phí hợp lí khác liên quan.
- Các loại chứng từ, văn bản, biểu mẫu có liên quan và hình thức thực
hiện thanh toán.
- Mẫu hợp đồng được quy định chung dưới hình thức mẫu chung.
- Thời gian bắt đầu và hết hiệu lực của hợp đồng.
 Một hợp đồng thông thường bao gồm những nội dung và được
chia
thành các phần riêng biệt như sau:

1. Phần mở đầu hợp đồng bao gồm nội dung như sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của hợp đồng
- Số hợp đồng và kí hiệu của hợp đồng

5
- Những quy định về luật hay những điều khoản về luật được thông
qua, những nghị định văn bản pháp lý, thông tư để xác lập hợp đồng.
- Thời gian, ngay giờ, địa điểm quy định rõ khi tiến hành thực hiện ký
kết hợp đồng giữa các bên.
2. Phần thân hợp đồng bao gồm nội dung như sau:
- Các thông tin liên quan và các bên tham gia kí kết hợp đồng.
- Tên của doanh nghiệp.
- Đại diện pháp lí của các bên liên quan: giám đốc, phó giám đốc, trợ lí
giám đốc…
- Địa chỉ, trụ sở cụ thể của các bên
- Thông tin các bên để liên hệ như: fax, mail, website, điện thoại...
3. Phần nội dung cụ thể của hợp đồng bao gồm:
a) Đối tượng cụ thể của hợp đồng: các địa diện liên quan: Cảng, hãng
tàu...
b) Trách nhiệm của các bên liên quan:
 Bên A: Cảng
- Cảng chịu trách nhiệm trong việc sắp xếp vị trí cầu bến, đảm bảo cho
phương tiện cập bến an toàn nhất.
- Thực hiện công tác liên quan đến hoạt động khai thác, giao nhận như:
xếp dỡ, vận chuyển theo yêu cầu của chủ hàng, người vận chuyển...đồng thời
cung cấp dịch vụ liên quan như công nhân thô sơ, máy móc thiết bị đầy đủ số
lượng và năng suất theo tiêu chuẩn được quy định trong thỏa thuận giữa các
bên như trước khi kí kết trong hợp đồng đưa ra .
- Thực hiện việc cung cấp cho chủ hàng, người vận chuyển hay đại lí
ủy thác các loại chứng từ liên quan như: giấy giao nhận, kiểm kê hàng hóa,
quy trình và sơ đồ bốc xếp hàng....
 Bên B: chủ hàng, người vận chuyển hay đại lí nhận ủy thác.

6
- Khi tàu chuẩn bị đến Cảng, bên B có nhiệm vụ thông báo cho Cảng
vụ trước 24h trong thời gian hành trình dự kiến đến Cảng để Cảng có thể sắp
xếp lịch cụ thể cho phương tiện neo đậu, thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ
trợ khác.
- Thông báo cụ thể về hàng hóa, kế hoạch để làm hàng và thủ tục, giấy
tờ có liên quan cần thiết của lô hàng.
- Khi 2 bên đã quy định những thỏa thuận về phí chi trả cho dịch vụ,
bên B cần thanh toán toàn bộ phí theo như thỏa thuận áp dụng những hình
thức thanh toán theo quy định.
c) Cước xếp dỡ
- Cước xếp dỡ được tính theo những dịch vụ mà bên B sử dụng hay phụ
thuộc và từng loại hàng mà bên B thực hiện vận chuyển với yêu cầu khác
nhau.
d) Điều kiện nghiệm thu
- Sau khi toàn bộ quá trình xếp dữ được hoàn tất, bên B sẽ nhận những
giấy tờ, chứng từ liên quan từ phía Cảng, đây chính là điều kiện để xuất Cảng
của bên B có dấu chứng nhận của Cảng. Các giấy tờ liên quan có thể bao gồm
như: nhật kí xếp dỡ hàng, biên bản xá nhận hư hỏng đổ vỡ có sự xác nhận của
kiểm định viên hợp lí...
e) Điều khoản thanh toán
- Cảng sẽ lập và phát hành các khoản phí yêu cầu và thanh toán theo giá
tiền trên hóa đơn rõ ràng.
- Những chi phí như: chi phí bốc hàng, chi phí xếp hàng, sẽ do Cảng
lập và được thanh toán theo hóa đơn hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm tùy
thuộc theo mức độ thường xuyên của phương tiện vận chuyển khi hoạt động
tại Cảng và theo thỏa thuận đã kí từ trước.
f) Trách nhiệm của các bên liên quan với vi phạm hợp đồng.

7
g) Biện pháp cưỡng chế thực hiện hợp đồng chung.
h) Thỏa thuận chung giữa các bên liên quan.
i) Thời gian và hiệu lực thi hành của thỏa thuận.
 Phần kí kết bao gồm những nội dung sau:
- Số lượng hợp đồng bản chính và bản copy có hiệu lực.
- Đại diện các bên liên quan kí và dấu hợp lệ.

1.4. Cơ sở để lập kế hoạch giải phóng tàu


1.4.1. Phương tiện, thiết bị xếp dỡ và nhân lực của Cảng

Việc lập kế hoạch giải phóng tàu được quyết định nên nhờ một trong
những yếu tố quan trọng đó là phương tiện, thiết bị xếp dỡ và nhận lực của
Cảng.

Theo quy định chung, cán bộ đi ca có nhiệm vụ sau khi nhận được
thông báo tàu tới Cảng:

- Kiểm tra số lượng phương tiện có thể sử dụng, hoạt động


- Kiểm tra số lượng thiết bị

Thông qua đó xác định việc đáp ứng cho nhu cầu xếp và dỡ hàng của
tàu cần những thiết bị, phương tiện nào. Cần đề ra những biện pháp dự phòng
phù hợp đối với những thiết bị, phương tiện còn hoạt động và đảm bảo hay
không. Qua công tác thanh kiểm tra cẩn thận và kĩ lưỡng, đồng thời tiến hành
bố trí thiết bị, phương tiện phù hợp nhất.

Thêm vào đó, một yêu cầu đặc biệt quan trọng, là căn cứ để bố trí ca
làm việc một cách hợp lí nhất đó chính là nguồn nhân lực. Nếu nguồn nhân
lực bị hạn hẹp, thiếu, không đủ đáp ứng phải có những phương án dự phòng
như: thuê ngoài, điều động từ bộ phận khác,... cần tìm ra giải pháp sao cho
đảm bảo kế hoạch phục vụ giải phóng tàu.

8
1.4.2. Sơ đồ cơ giới hóa

a) Khái niệm:

Sơ đồ cơ giới hóa được hiểu theo nhiều cách khác nhau, trên quan điểm
khai thác, sơ đồ cơ giới hóa được định nghĩa như sau:

“Sơ đồ cơ giới hóa là sự phối hợp nhất định giữa các máy xếp dỡ cùng
kiểu hoặc khác kiểu cùng với các thiết bị phụ tùng dùng để cơ giới hóa công
tác xếp dỡ ở Cảng.”
(Trích: giáo trình quản lí khai thác Cảng, NXB Hàng hải, Năm 2017)

b) Lựa chọn Sơ đồ cơ giới hóa trên cơ sở các nhân tố ảnh hưởng


sau:
- Lưu lượng hàng hóa đến Cảng theo thời gian: tháng, tuần, năm, quý,...
- Chiều của luồng hàng đến Cảng
- Những tính chất và đặc trưng của hàng hóa
- Kho bãi và vị trí xây dựng
- Thủy văn ( độ dao động mực nước )
- Địa chất
- Khí hậu
- Kiểu phương tiện: tàu, toa xe, ô tô...

1.4.3. Cơ sở lập kế hoạch giải phóng tàu

Những cơ sở lập kế hoạch giải phóng tàu gồm thông tin cơ bản như
sau:

- Thời gian dự kiến tàu đến và ra khỏi Cảng


- Thông số và đặc điểm liên quan của phương tiện
- Khối lượng, chủng loại hàng hóa
- Kho bãi và khả năng phục vụ của TBXD

9
- Phương án phục vụ công tác xếp dỡ
- Quy định liên quan về hoa tiêu, lai dắt
- Điều kiện hoạt động: thơi tiết, khí hậu,...
- Thời gian thực hiện bước công việc
- Yêu cầu riêng từng loại hàng, chủ hàng yêu cầu
- Năng lực xếp dỡ của phương tiện
- Năng lực xếp dỡ của Cảng
- Năng lực xếp dỡ và sức chứa của kho, bãi,...
- Tình hình tập kết hàng và phương tiện được tập kết
- Yêu cầu giải phóng phương tiện
- Đảm bảo cân đối và ổn định của tàu
- Điều kiện an toàn cho người và phương tiện
- Năng suất đạt được trong quá trình giải phóng tàu
- Uy tín, niềm tin của khách hàng.

1.4.4. Thông báo tàu đến và yêu cầu dịch vụ

Yêu cầu được thực hiện trước khi tàu đến Cảng một ngày là thông báo
tàu đến và yêu cầu dịch vụ. Đại lí của hãng tàu hoặc chính hãng tàu phải có
nhiệm vụ gửi cho phóng khai thác và phòng điều độ của Cảng thông báo hàng
đã đến Cảng để Cảng có kế hoạch chủ động trong công tác bố trí và điều động
phương tiện, vị trí phương tiện sao cho phù hợp nhất mà lại an toàn và hiệu
quả cao cho phương tiện trước khi tàu đến Cảng 1 ngày. Ngoài ra, còn bao
gồm các yêu cầu về hàng hóa riêng ( nếu có ) của chủ phương tiện, bao gồm
những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch giải phóng phương tiện như:

- Thông tin liên quan đến tàu:


+ Tên tàu
+ Tên quốc tịch của tàu

10
+ Mớn nước quy định
+ Thông số kích thước
+ Trọng tải tàu
+…
- Thành viên phụ trách trên tàu
+ Thuyền trưởng
+ Thuyền phó
+ Thuyền viên phụ trách
- Thông tin về Cảng
+ Cảng đến
+ Cảng đi
- Thời gian dự kiến
+ Thời gian dự kiến đến Cảng
+ Thời gian dự kiến rời khỏi Cảng
+ Thời gian dự kiến cập cầu
- Thông tin liên quan đến hàng hóa
+ Số lượng hàng hóa
+ Trình tự xếp dỡ
+ Chủng loại hàng hóa
+ Quy cách đóng gói, bảo quản
+ Trọng lượng và thông số đi kèm
+…

Sau khi nhận được toàn bộ thông báo tàu đến, cán bộ nhân viên phòng
khai thác có nhiệm vụ lập kế hoạch, bố trí cầu bến, phương tiện sẵn sàng phục
vụ cho tàu vào Cảng bốc xếp và thực hoạt động phục trợ khác.

11
1.4.5. Sơ đồ xếp hàng

a) Khái niệm:

Sơ đồ thể hiện vị trí của các loại hàng được xếp lên trên phương tiện là
sơ đồ xếp hàng. Từng loại hàng, từng chủng loại của hàng hóa cũng như số
lượng hàng được chất xếp đi kèm dung tích của phương tiện và hàng hóa đó
đã được thể hiện rõ trên sơ đồ xếp hàng. Ngoài ra Cảng xếp, Cảng dỡ và
những thông tin liên quan khác,... cũng được đề cập đến trên sơ đồ xếp hàng.

Sơ đồ xếp hàng do hãng tàu lập và thông tin đến Cảng phục vụ cho việc
làm hàng dễ hàng và tránh nhầm lẫn liên quan đến các lô hàng khác nhau của
những chủ hàng khác nhau.

Đây là cơ sở, yếu tố căn bản để thiết lập cũng như xây dựng các
phương án xếp dỡ khác nhau.
1.5. Giấy yêu cầu dịch vụ

Giấy yêu cầu dịch vụ được thực hiện theo quy trình và các bước cụ thể
như sau:

- Đại lý hãng tàu phát giấy yêu cầu dịch vụ sau đó tiến hành chuyển cho
Cảng nhàm cung cấp các dịch vụ liên quan hay các tiện ích của Cảng trước
khi tàu thực hiện quá tình làm hàng. Bên cạnh đó giấy yêu cầu dịch vụ
- (order) chính là cơ sở pháp lí và trách nhiệm thanh toán được nêu rõ
và thanh toán sau này.
- Thông thường thông tin trên giấy yêu cầu dịch vụ bao gồm những nội
dung sau:
+ Đề nghị Cảng thực hiện làm hàng khi tàu đã cập bến.
+ Các điều kiện được áp dụng cho xếp dỡ trên phương tiện.
+ Các yêu cầu khác kèm theo (nếu có).

12
13
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIẢI PHÓNG TÀU VIENDONG
88 TẠI CẢNG HOÀNG DIỆU VÀO THÁNG 2/2023 VÀ TÍNH
TOÁN MỘT SỐ CHỈ TIÊU GIẢI PHÓNG TÀU
2.1. Tìm hiểu chung về Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu
2.1.1. Thông tin chung về Cảng Hoàng Diệu

Hình 2.1. Cảng Hoàng Diệu

Bảng 2.1. Thông tin chung về Cảng Hoàng Diệu

BẾN CẢNG HOÀNG DIỆU

Thông tin chung

Công ty TNHH MTV cảng Hoàng


Tên đơn vị khai thác cảng
Diệu

Số 4 Lê Thánh Tông, Máy Tơ, Ngô


Địa chỉ đơn vị khai thác cảng
Quyền, Hải Phòng

14
Số điện thoại liên hệ (0225).3836011

Số 3 Lê Thánh Tông, Ngô Quyền, Hải


- Vị trí bến cảng
Phòng

Công năng khai thác cảng Tổng hợp, Hàng rời, hàng khô

- Diện tích bến cảng (ha) 16,3

Năng lực thông qua của bến cảng


10.000.000
(T/N)

Cơ quan QLNN chuyên ngành hàng


Cảng vụ hàng hải Hải Phòng
hải

 Vị trí địa lý

Địa chỉ: Số 3 đường Lê Thánh Tông, phường Máy Tơ, quận Ngô
Quyền, thành phố Hải Phòng.

Hình 2.2. Vị trí địa lý Cảng Hoàng Diệu


 Thời gian làm việc: 24h/ngày

 Luồng vào Cảng từ phao số 0 đến cầu cảng dài: 40 km

 Cỡ tàu lớn nhất cập bến: 50.000WT giảm tải

15
 Độ sâu luồng từ điểm đón hoa tiêu đến Cảng Hoàng Diệu: -7,2m÷
- 6,3m (chưa tính thủy triều)

 Chế độ thủy triều: Nhật triều

 Dao động thủy triều tối đa: 3m÷4m


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát trỉển

Được hình thành từ năm 1874, trải qua hơn 140 năm xây dựng phát
triển, cảng Hải Phòng đã trở thành cảng biển lớn nhất khu vực phía bắc Việt
Nam.

Từ năm 1874, thực dân Pháp xây dựng cảng Hải Phòng làm cửa ngõ
chính ra biển Bắc nhằm mục đích khai thác thuộc địa. Dự án lớn đầu tiên của
chúng tôi là một hệ thống nhà với sáu nhà kho. Do đó cảng Hoàng Diệu trước
kia có tên là Bến Sáu Kho và số lượng lớn công nhân được gọi là 'phu khuân
vác'. Sống trong nghèo khổ và đói khát dưới sự bóc lột của thực dân Pháp đã
châm ngòi cho cuộc đấu tranh của 500 công nhân bến tàu đòi tăng lương,
giảm giờ làm và đấu tranh chống bạo lực. Vào tháng 11 năm 1929, lực lượng
công nhân giành thắng lợi giòn giã. Bốn ngày sau, Đông Dương Cộng sản
Đảng đầu tiên được thành lập tại cảng Hải Phòng, mở đầu cho truyền thống
vẻ vang của công nhân miền biển dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người thợ
đóng tàu đã sản xuất và chiến đấu trong cuộc chiến tranh căng thẳng. Sau khi
thống nhất đất nước, Cảng Hải Phòng đã tổ chức lại sản xuất, tích cực tranh
thủ tiến bộ khoa học công nghệ. Chỉ hai năm sau ngày miền Nam hoàn toàn
giải phóng, sản lượng hàng hóa qua cảng đã vượt công suất kế hoạch 10%.
Khi bắt đầu giai đoạn cải tạo, Cảng Hải Phòng đã có sự phát triển vượt bậc,
với 17 cầu cảng, năm 1995 đã thông qua 4,5 triệu tấn hàng hóa. Lần đầu tiên
doanh thu của cảng vượt 200 tỷ đồng.

16
Hình 2.3. Cảng Hoàng Diệu vào cuối thế kỷ 20
Bến Hoàng Diệu là một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn sự
phát triển của cảng Hải Phòng nói riêng và hệ thống cảng Bắc Bộ cho đến
cuối thế kỷ 20 nói chung. Cầu cảng có tổng diện tích 1,7km gồm 11 cầu tàu.
Nhà kho có diện tích hơn 31.000m2 kho hàng và 163.000m2 phòng hàng,
đồng bộ với hệ thống bốc xếp, hệ thống đường sắt và đường bộ. Nằm trong
Tam giác kinh tế Hải Phòng-Hà Nội-Quảng Ninh, khu vực có cơ sở hạ tầng
phát triển và điều kiện kinh tế thuận lợi. Bến Hoàng Diệu là địa điểm xếp dỡ
hàng hóa tin cậy tại Hải Phòng và các tỉnh, thành phía Bắc Việt Nam.

Hình 2.4. Cảng Hoàng Diệu ngày nay

17
Từ ngày 01/02/2016, Cảng Hoàng Diệu chuyển đổi mô hình hoạt động
thành Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hoàng Diệu với tư cách pháp
nhân độc lập.

Những năm gần đây, do xu thế đóng hàng vào container, Cảng Hoàng
Dư đang dần mất đi vị thế độc tôn do cơ sở vật chất xuống cấp không đảm
bảo khả năng xếp dỡ giao nhận hàng container và nằm sâu trong đất liền.
Hiện nay, do các luồng lạch nước cạn đã đầy nên cảng chỉ tiếp nhận tàu nhỏ
hoạt động làm hàng, chủ yếu là hàng rời ngoài container. Đây cũng là những
hàng hóa có giá trị thấp, ảnh hưởng đến thu nhập công nhân tại cảng này.

Hình 2.5. Cảng Hoàng Diệu ngày càng xuống cấp


Vào giữa tháng 3-2017, Chủ trương di dời bến cảng Hoàng Diệu được
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và Thành ủy Hải Phòng đã phê duyệt. Bộ
GTVT cũng đã chỉ đạo Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Công ty cổ
phần Cảng Hải Phòng hoàn chỉnh đề án di dời bến cảng Hoàng Diệu để trình
Thủ tướng Chính phủ bởi vị trí cảng Hoàng Diệu không phù hợp với địa lý
cùng tiện ích giao thông và ô nhiễm môi trường gây ra vấn đề nhức nhối.

18
Phương án lựa chọn để di dời cảng Hoàng Diệu sẽ là triển khai xây dựng bến
container và cảng tổng hợp tại bến số 3 và số 4 của cảng cửa ngõ quốc tế Hải
Phòng tại Lạch Huyện. Vấn đề này đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc đồng ý về mặt nguyên tắc trong buổi làm việc với lãnh đạo Thành
phố Hải Phòng. Đồng thời, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp UBND thành phố
Hải Phòng khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.

19
2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.6. Sơ đồ bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty TNHH MTV


Cảng Hoàng Diệu

20
2.1.4. Cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng cảng Hoàng Diệu
2.1.4.1. Cơ sở vật chất và cở sở hạ tầng

21
2.1.4.2. Kết nối giao thông với cảng

a) Đường bộ

Hệ thống đường bộ kết nối Hải Phòng và các vùng lân cận

 Hà Nội-Hải Phòng: Đường 05 và cao tốc B5

 Hải Phòng – Thái Bình; đường số 10

 Hải Phòng –Quảng Ninh: đường số 18 và đường cao tốc

Hình 2.7. Vận chuyển hàng hóa trên cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Hệ thống đường bộ này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông
hàng hóa giữa Cảng Hải Phòng và vùng hậu phương miền Bắc Việt Nam.

b) Đường thủy

Có thể vận chuyển hàng hóa từ cảng Hoàng Diệu bằng phương tiện
thủy tới các tỉnh ở miền Bắc Việt Nam.

c) Đường sắt

22
Cảng Hoàng diệu là cảng duy nhất tại Việt Nam có hệ thống đường sắt
kết nối từ cầu cảng và hệ thống đường sắt quốc gia.

Hình 2.8. Đường sắt tại Cảng Hải Phòng


d) Đường hàng không

Sân bay quốc tế Nội Bài cách Hải phòng 120km và sân bay quốc tế Cát
Bi cách cảng Hoàng Diệu 5 km tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không.

Hình 2.9. Vận chuyển hàng hoá tại sân bay

23
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của Cảng Hoàng Diệu

Theo cơ chế thị trường hiện nay, trong điều kiện xây dựng đất nước và
phát triển kinh tế đất nước, việc xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các phương
tiện vận tải như đường sắt, đường bộ, đường thủy và đường hàng không là
một nhiệm vụ cần thiết và tất yếu. Bên cạnh những điều trên, đường thủy là
một trong những phương thức vận tải chiếm tỷ trọng lớn và đặc biệt quan
trọng vì những lý do sau:

- Cảng là khu vực thu hút và giải phóng nguồn cung hàng hoá

- Bốc xếp sản phẩm

- Nơi lánh nạn an toàn cho tàu thuyền

- Các cảng phục vụ tàu như các mắt xích trong một chuỗi

- Cần thiết cho nguồn cung cấp và luân chuyển hành khách

- Nơi tập trung đầu mối giao thông vận tải trong và ngoài nước

- Tiện ích phát triển thương mại ven bến cảng.

Chính vì thế, Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu, với vị trí nằm ở
khu vực Cảng chính, có những chức năng, nhiệm vụ như sau:

- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hóa với
chủ hàng.
- Giao hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận hàng nhập khẩu
từ phương tiện vận tải nếu được ủy thác.
- Kết toán việc giao nhận hàng và lập các chứng từ cần thiết.
- Tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho mà hàng hóa bị hư
hỏng do lỗi của Cảng thì Cảng phải chịu trách nhiệm bồi thường hàng hóa bị
hư hỏng.

24
2.1.6. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Cảng Hoàng Diệu

Đặc thù đối với Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu nói riêng,
Cảng Hải Phòng nói chung là vận chuyển, xếp dỡ và lưu kho hàng hóa. Hàng
hóa thông qua cảng bao gồm rất nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú như:
các thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, than, gỗ, lưu huỳnh, tôn cuộn, phế
liệu, phân bón, lương thực, hàng tiêu dùng… và hình thức cũng rất đa dạng
như:

- Hòm, kiện, bó, hàng bao, hàng rời

- Hàng cồng kềnh, hàng không phân biệt kích thước

- Hàng siêu trường, siêu trọng, hàng độc hại, hàng nguy hiểm

- Hàng rau quả tươi sống

Đặc điểm hàng hóa xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau như hàng xuất
khẩu, hàng nhập khẩu, hàng nội địa… vì vậy đòi hỏi Cảng phải có các điều
kiện xếp dỡ phù hợp bằng các công cụ, vật tư, máy móc chuyên dùng.

* Các dịch vụ chính của Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu:

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

 Vận tải hàng hóa đường sắt

 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

 Cung ứng lao động tạm thời

 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ
sử dụng hoặc đi thuê

25
 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

 Sửa chữa thiết bị khác

 Dịch vụ phục vụ đồ uống

 Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác

 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với
khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới,…)

 Hoạt động hỗ trợ dịch vụ kinh doanh khác

 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

 Cho thuê xe có động cơ

 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

 Sửa chữa máy móc thiết bị

 Bốc xếp hàng hóa


2.1.7. Kết quả sản suất kinh doanh

26
Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doaanh của cảng Hoàng Diệu trong năm 2020-2022

27
28
2.1.7.1. Đánh giá chung

- Dựa vào bảng đánh giá trên có thể thấy: tổng sản lượng hàng hóa
thông qua cảng Hoàng Diệu năm 2022 ước tính đạt được 6.012.486/5.680.000
tấn. Như vậy, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng hoàn thành105,9% kế
hoạch năm 2022, tăng 10,4% so với năm 2021 (5.792.584 tấn) và đạt 94,3%
so tổng sản lượng năm 2020 (6.372.939 tấn).

- Chỉ tiêu Tổng doanh thu đạt 109,3% kế hoạch năm 2022; tăng 8,2%
so với năm 2021 và tăng gần 10% so với doanh thu năm 2020.

- Chỉ tiêu Lợi nhuận trước thuế đạt 108,7% kế hoạch năm 2022; tăng
24,8% so với năm 2021 và tăng 17,5% so với năm 2020

- Bình quân thu nhập của người lao động Cảng Hoàng Diệu năm 2022
là 17,7 triệu đồng/người/tháng tăng hơn 20% (tương đương 3 triệu
đồng/người/tháng) so với năm 2021 và gần gấp đôi bình quân thu nhập của
người lao động vào 2020 do đời sống của cán bộ công nhân viên được cải
thiện.
2.1.7.2. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động của một số chỉ tiêu

Về vị trí đại lý: Cảng Hoàng Diệu bị gặp hạn chế về lợi thế thu hút
khách hàng so với các cảng phía hạ nguồn do Cảng nằm ở thượng nguồn sông
Cấm. Bên cạnh đó, một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến cảng
Hoàng Diệu do dự án xây dựng cầu Nguyễn Trãi. Thực tế các tàu chở hàng
xuất nhập khẩu hoạt động hiện nay loại nhỏ nhất cũng có cỡ từ 6000 DWT trở
lên, nhưng Cảng chỉ tiếp nhận được cỡ tàu dưới 4000DWT.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19: Hàng hóa tuy vẫn được vận
chuyển qua lại giữa các quốc gia trên thế giới nhưng vẫn bị sụt giảm đáng kể
do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn ra vô cùng căng thẳng trong 2 năm gần

29
đây. Hàng sắt thép nội địa giảm mạnh, giá sắt thép tăng cao khiến cho lượng
hàng nhập khẩu giảm sâu.

Thực tế có thể thấy, Tổng sản lượng của năm 2021 giảm một cách đáng
kể so với năm 2020. Mặc dù vậy, Cảng vẫn nhận thêm nhiều mặt hàng có giá
trị lớn, đồng thời làm tăng mức giá thành xếp dỡ đã góp phần giữ ổn định
doanh thu của cảng.

Chi phí bốc xếp tăng mạnh do yếu tố nguyên vật liệu đầu vào tăng cao,
cảng buộc doanh nghiệp phải thuê phương tiện vận chuyển, công nhân và các
thiết bị y tế khác để xét nghiệm, phòng chống COVID-19, làm tăng vốn đầu
tư và các chi phí khác. Công ty đã phải điều chỉnh giá xếp dỡ hàng hóa, ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh và khả năng phục vụ các cảng khác trong khu
vực. Cùng với đó, do trang thiết bị lỗi, trục trặc và hết thời gian khấu hao nên
Cảng cũng đang đầu tư mua thiết bị mới, nạo vét kênh rạch và tăng lương cho
nhân viên. Do đó, chi phí năm 2021 tăng so với năm 2020.

30
2.2. Quy trình giải phóng tàu VIENDONG 88.
2.2.1. Thông tin tàu VIENDONG 88

VIENDONG 88 là một tàu hàng bách hóa được đăng kí và thông hành
trên biển, quốc tịch Việt Nam.

IMO number 9551832

MMSI 574999240

Name of the ship VIENDONG 88

Vessel type General Cargo Ship

Operating status Active

Flag VietNam

Gross tonnage 4811

Summer Deadweight 8583,9

Length Overall 105,73 m

Breadth 16,8 m

Year of build 2017

31
Hình 2.10. Tàu VIENDONG 88

Tên tàu: VIEN DONG 88

Quốcltịchltàu: Việt Nam

Tênlcảnglrờilcuối cùng: Sơn Dương – Vũng Áng

Dự kiếnlthờilgianltàu đến trạm hoa tiêu: 12:00 LT 21/02/2023

Dự kiến thời gian tàu đến cảng: 02:00 LT 22/02.2023

Dự kiến thời gian cập cầu: 9:15 LT 22/02/2023

Mớn nước, chiều dài, trọng tải tàu: 8.2 M

Tóm tắt hàng hóa:

- Tổng số hàng nhập: 8150 MT thép cuộn và thép dây


- Hàng xuất: NIL
- Hàng chuyển cảng: NIL

32
Điều kiện xếp dỡ: Liner out (L.O)

Yêu cầu dịch vụ: Có

- Tàu lai hỗ trợ theo quy định


- Công nhân buộc/cởi dây
- Cẩu bờ

2.2.2. Thông tin về hàng hoá tàu VIENDONG 88

- Hàng hóa của tàu

Bảng 2.3. Danh sách hàng hóa trên tàu VIENDONG 88

MÔ TẢ SỐ LƯỢNG KHỐI LƯỢNG

Hot rolled coils 285 6663.555


Wire rod 649 1481.38
934 8144.935
a) Hàng thép cuộn

- Thép cuộn có đặc điểm nổi bật là khả năng chống ăn mòn cao, có thể
chịu đựng nhiều kiểu môi trường khắc nghiệt như vùng biển, hay những nơi
có chứa nhiều axit.

- Thép cuộn có khả năng chịu nhiệt cao

- Có độ bền và đàn hồi cao.

- Từ tính kém

33
b) Hàng thép dây

Mặt hàng cồng kềnh, được bó thành cuộn đường kính lớn nhất là
1500mm, đường kính tiết diện cuộn dây có thể đạt tới 350mm.

Dây thép có đường kính từ 6,5- 8mm, trọng lượng của cuộn thông
thường khoảng 350 kg.

Hình 2.12. Thép dây

 Quy trình xếp dỡ hàng cuộn và thép dây tại cảng

Dưới hầm Cần cẩu đã được lắp công cụ xếp dỡ với hàng thép
tàu cuộn là ngán chữ C còn với thép dây là dây sì lắng di
chuyển theo tín hiệu của công nhân đánh tín hiệu hạ cần
xuống khu vực khoảng sân hầm tàu để lập mã hàng.

Công nhân được bố trí gồm 2 công nhân dưới hầm


tàu dùng móc thép xỏ luồn qua lõi các cuộn thép. Mỗi mã
hàng gồm 1 cuộn thép cuộn được lập thành có trọng tải 20
tấn và với thép dây là 4 cuộn hàng được thành lập có trọng

34
lượng khoảng hơn 8,4 tấn.

Khi công nhân thành lập mã hàng xong, công nhân


đánh tín hiệu cho cần cẩu nâng mã hàng lên từ từ cách
mặt sàn 0,5m để công nhân kiểm tra độ ổn định
và cân bằng của mã hàng và loại bỏ bất kỳ cuộn thép nào
vướng vào mã hàng. Sau khi xác nhận ổn định và chắc
chắn an toàn, công nhân ra hiệu cho người điều khiển cẩu
nâng dây lên. Hàng hóa được nâng khỏi hầm hàng và đưa
đến vị trí dỡ hàng trên cầu tàu.

Công nhân sử dụng công cụ xếp dỡ điều chỉnh mã


hàng đến vị trí dỡ tải khi cần cẩu hạ mã hàng cách mặt cầu
tàu hoặc sàn phương tiện 0,2m, đặt các cuộn thép ở tư thế
đứng ổn định hoặc nằm (có kê lót chống lăn cho hàng).

Thông báo tín hiệu cho lái cẩu hạ mã hàng, tháo


công cụ xếp dỡ khỏi mã hàng để cần cẩu di chuyển về phía
Trên cầu hầm tàu lặp lại thao tác dưới hầm tàu.
tàu: Xe nâng dùng càng đưa vào lõi của cuộn thép xúc
cuộn thép chất lên sàn phương tiện vận tải giao thẳng hoặc
trên sàn phương tiện vận chuyển để chất xuống kho bãi.

Sau khi mã hàng đã ổn định trên phương tiện vận


chuyển, công nhân tiến hành kê lót chằng buộc hàng để
đảm bảo cho mã hàng được ổn định và vững chắc trong
quá trình vận chuyển.

Trên Xe nâng dùng càng đưa vào lõi của cuộn thép xúc
phương tiện cuộn thép chất lên sàn phương tiện vận tải giao thẳng hoặc

35
trên sàn phương tiện vận chuyển để chất xuống kho bãi.

Sau khi mã hàng cách mặt sàn phương tiện 0,2 m


vận chuyển công nhân đã ổn định trên phương tiện vận chuyển, 2 công
chuyên chở nhân được bố trí tiến hành kê lót chằng buộc hàng nhằm
đảm bảo cho mã hàng được ổn định và tránh xảy ra xê dịch
mất an toàn hàng trong quá trình vận chuyển.

Tại kho bãi Xeinâng xếpihàng từ ô tô di chuyển về khu vực kho/bãi


được chỉ định theo kế hoạch đã lập. Tại kho, đặt cuộn lên
đốngihàng theo chỉ dẫninhân viênikho. Sau đó, dùng bạt
bao quanh bảo vệ hàng khỏi ảnh hưởng của thời tiết.

2.3. Lập kế hoạch giải phóng tàu VIENDONG 88


2.3.1. Sơ lược kế hoạch giải phóng tàu Viendong 88 tại Cảng Hoàng
Diệu

2.3.2. Lập kế hoạch cầu tàu


2.3.2.1. Lựa chọn cầu tàu

Chiều dài của toàn bộ con tàu là 105,73 m

Chiều dài của cầu tàu tại cảng từ 125-164 m

36
Cảng có tổng cộng 9 cầu tàu. Khi tàu vào cảng lúc 02:00 LT ngày
22/02/2023, cảng đang có các tàu đang cập tại cảng như sau:

 Cầu tàu 1: Tàu VIET THUAN 10.01 đang thực hiện xuất hàng Tôn
cuộn- Sắt vòng lên xe chủ hàng, sang mạn sà lan.
 Cầu tàu 3: Tàu HAI AU 28 vừa cập cầu cảng, chuẩn bị xuất hàng.
 Cầu tàu 4: Tàu DAI TAY DUONG 26 đang xuất hàng tôn tấm
xuống bãi.
 Cầu tàu 5: TAN BINH 259 đang thự hiên dỡ hàng gỗ cây xuống bãi.
 Cầu tàu 6: Tàu HAI CHANG dỡ hàng thép vôi sang mạn sà lan và
chuyển vào kho bãi.
 Cầu tàu 7: Tàu TIEN QUANG 68 đỗ tại cầu, không làm hàng.
 Cầu tàu 8: Tàu FENG DA đỗ tại cảng, đợi xe chủ hàng.
 Cầu tàu 9: Tàu TONG CHENG 901 đang thực hiện xuất hàng gỗ
vụn sang mạn sà lan.

Vì vậy, tàu VIEN DONG 88 sẽ điều động vào cầu 2 để thực hiện công
tác xếp dỡ.

- Lựa chọn cầu tàu số 2 ở mạn trái nhìn từ toàn bộ phận trực ban sản
xuất điều hành xếp dỡ tàu, chiều dài cầu phù hợp với kích thước của con tàu.
- Chằng buộc đảm bảo cho cầu tàu nằm ở phía bên trái để cho việc
xếp dỡ hàng hóa diễn ra phù hợp hơn.
2.3.2.2. Thời gian xếp dỡ và nằm cầu dự kiến

- Thời gian tàu đến cảng 02:00 LT 22/02/2023


- Thời gian dự kiến cập cầu 9:15 LT 22/02/2023
- Hoa tiêu dắt tàu vào cảng 7 giờ
- Thời gian tàu rời dự kiến 15:00 LT 23/02/2023
 Thời gian tàu nằm cầu dự kiến 29,75 giờ

37
- Thời gian tiến hành thủ tục, ký kết giấy tờ dự kiến 3,5 giờ
 Thời gian tối đa dự kiến dùng cho việc xếp dỡ hàng hóa 26,25
giờ
 Tổng khối lượng hàng hóa cần xếp dỡ: 8145T sắt thép
Trong đó + Thép cuộn: 6663T
+ Thép dây: 1482T
 Năng suất xếp dỡ bình quân
+ Thép cuộn: 198,05 T/Máy-giờ~198 T/Máy-giờ
+ Thép dây: 83,6 T/Máy-giờ~84 T/Máy-giờ
 Lập mã hàng:
+ Mỗi cuộn thép trọng lượng 23T, mỗi lần nâng 1 cuộn
 Trọng lượng 1 lần nâng thép cuộn là 23 T
+ Mỗi cuộn thép dây trọng lượng 2,1T, mỗi lần nâng 4 cuộn
 Trọng lượng 1 lần nâng thép dây là 8,4 T

Tỉ lệ tăng thời gian xếp dỡ do các yêu tố khách quan như thời
tiết, đóng mở nắp hầm, sự cố, tai nạn, quá mớn nước phải đợi thủy
triều: 10%

 Số máng xếp dỡ cần mở

( 1986663
x 19 , 25 84 x 19 , 25 )
+
1482
∗1 , 1= 2 máng

 Tổng số máng dự kiến mở: 2 máng


 Thời gian xếp dỡ dự kiến ban đầu

( 1986663x 2 + 841482x 2 )∗1 ,1=25 ,6 giờ

38
2.3.2.3. Kế hoạch cầu tàu

Bảng 2.4. Kế hoạch tàu bến cho tàu VIENDONG 88

Hàng hoá
Kết
Bắt đầu
Giờ cập Thép Thép thúc Số Ghi
Tàu/chuyến Dài (m) làm
cầu cuộn dây làm cầu chú
hàng
(T) (T) hàng
th
th th
23
VIENDON 22 Feb 22 Feb Feb
105,73 6663 1482 2
G 88 9:15 11:00
6:00
2.3.3. Lựa chọn phương án xếp dỡ

2.3.3.1. Đề xuất sơ đồ cơ giới xếp dỡ

Do tính chất của hàng thông dụng nói chung và tính chất của hàng thép
cuộn nói riêng ta có sơ đồ xếp dỡ thép sau

- Phương án 1: TÀU – CẨU TRỤC – BÃI

 Ưu điểm:

Thuận tiện, tính cơ động cao, năng suất lớn,tốc độ xếp dỡ hàng cao.

Có thể xếp dỡ được nhiều loại hàng.

39
 Nhược điểm:

Thời gian xếp dỡ có thể bị kéo dài.

- Phương án 2: TÀU – CẦN TRỤC – XE – CẦN TRỤC – BÃI

 Ưu điểm:

Năng suất xếp dỡ cao, có thể xếp được một lượng hàng lớn, tốc độ xếp
dỡ cao, tầm với hoạt động của sơ đồ lớn, tận dụng tối đa các thiết bị xếp dỡ ở
cảng. Có thể xếp dỡ được nhiều loại hàng.

 Nhược điểm:

Vốn đầu tư lớn, chi phí sản xuất lớn. Phải sử dụng nhiều trang thiết bị
xếp dỡ gây lãng phí cho cảng. Thời gian xếp dỡ có thể bị kéo dài. Sức nâng
của xe nâng bị hạn chế.

- Phương án 3: TÀU- CẦN TRỤC- Ô TÔ

40
 Ưu điểm:

Tính cơ động cao, giảm thời gian mật độ thiết bị ở tuyến cầu tàu.

 Nhược điểm:

Hạn chế tầm với, khó khăn khi làm việc với quá trình lưu kho khi cần
tàu hoạt động, độ ổn định của tàu bị thay đổi liên tục, năng suất không cao
lắm và không áp dụng được cho những tàu không được trang bị cần trục.

- Phương án 4: TÀU- CẦN TRỤC- SÀ LAN

 Ưu điểm:

Tính cơ động cao, không ảnh hưởng đến mật độ thiết bị xếp dỡ ở tuyến
cầu tàu.

 Nhược điểm:

Hạn chế tầm với, cần sự ổn định ở phương tiện dỡ hàng, thời gian xêps
dỡ có thể bị kéo dài.
2.3.3.2. Biện luận lựa chọn sơ đồ cơ giới

Dựa trên tiền đề hàng hóa là sản phẩm thép, lượng hàng hóa cập cảng
Hoàng Diệu mỗi năm lớn, phương tiện vận chuyển hàng hóa, phương tiện
thủy là tàu và sà lan, phương tiện vận tải bộ là ô tô, nên chọn, ta nên chọn 1
sơ đồ thỏa mãn các điều kiện sau:

41
Ưu tiên giải phóng lao động cơ giới.

Sơ đồ cần trục bờ kết hợp xe nâng phù hợp cho hàng thép cuộn, thép
dây, cần trục đảm bảo thực hiện trong các điều kiện mưa, nắng,… khác nhau
không bị trì trệ, hạn chế tối đa thiết bị xếp dỡ, sử dụng ít công nhân thủ công
nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo năng suất xếp dỡ. Không những thế,
nó mang tính cơ động cao, tạo điều kiện hoàn thành kế hoạch giải phóng.

Vì điều kiện xếp dỡ theo LINER OUT, nên trước khi dỡ hàng khỏi tàu
cảng cần liên hệ với chủ hàng để nắm được hình thức tập kết hàng và phương
tiện nhận hàng nhằm để cảng dỡ hàng đặt lên xe ô tô chủ hàng/ sà lan/ chuyển
vào kho của cảng để bảo quản đợi người vận chuyển.

Vì các yếu tố trên, nên ta chọn phương án để đưa vào tính toán.

- Thép cuộn: phương án 1 và 3

- Thép dây: phương án 3.

2.3.4. Thiết bị xếp dỡ và công cụ mang hàng


2.3.4.1. Thiết bị xếp dỡ

a) Cần trục Tukan

Hình 2.13. Cần trục chân đế Cảng Hoàng Diệu

42
Đây là loạiicầnitrục có cần quayiđược đặt trên phần châniđỡ gồm
4ichân, chạy trên đườngiray trênicầu tàu. Cáciđặc trưngikĩ thuật:
Bảng 2.5. Thông số kỹ thuật cần trục
KÝchân đế
STT CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ
HIỆU

1 Nâng trọng (m) Gn 45

Chiều cao nâng hàng của móc cẩu so với


2 Hn 32
mặt cầu (m)

Chiều cao hạ hàng của móc cẩu so với


3 Hh 15
mặt cầu (m)

4 Tầm với lớn nhất (m) Rmax 32

5 Tầm với nhỏ nhất (m) Rmin 8

6 Nâng hạ (m/phút ) Vn
25-55

7 Vận tốc quay (vòng/phút) Vq 1,0-1,5

8 Thay đổi tầm với (m/phút) v 40-60

9 Di chuyển (m/phút) 32

b) Xe nâng hàng
Bảng 2.6. Thông số kỹ thuật xe nâng
STT CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ

1 Trọng tải 18-46 Tấn

2 Chiều dài 4620 mm

43
3 Chiều rộng 1480 mm

4 Chiều cao 2230 mm

5 Vận tốc khi có hàng 20 km/h

6 Vận tốc khi không hàng 40 km/h


c) Phương tiện vận tải

Phương tiện của chủ hàng đến cảng là ô tô

Phương tiện vận tải bộ là ô tô, hàng thép cuộn, thép dây là hàng phải
chống ẩm nên ta lựa chọn phương tiện của chủ hàng là xe ô tô không thành.

Trong đó:
Bảng 2.7. Thông số kỹ thuật xe ô tô
STT CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ

1 Trọng tải thực chở 16 Tấn

2 Với kích thước của ô tô 12x3x2.2 (m)

3 Trọng tải toàn bộ 27 Tấn


2200
4 Công suất
vòng/phút
5 Dung tích thùng nhiên liệu 200 lít

6 Tốc độ cực đại 100km/h

7 Khả năng vượt dốc 38.4o

8 Bán kính quay vòng nhỏ nhất 10.1m


2.3.4.2. Công cụ mang hàng

 Công cụ mang hàng thép cuộn:

44
- Ngáng chữ C với chiều dài 2,265 m, chiều rộng 1,185 m, sức nâng 25T

Hình 2.14. Ngáng chữ C

- Bộ xích cấu 2 nhánh:


Cáp thép đường kính Φ ( 16 ÷ 22 mm ), chiều dài L=( 4 ÷ 8 ) m

Hình 2.15. Cáp đan thép

 Công cụ mang hàng thép dây:

Dây sì lắng: Dây thép, dây ny long, dây gai hoặc đay được dung để
chằng buộc mã hàng.

45
Hình 2.16. Dây sì lắng xếp dỡ hàng thép dây

2.3.5. Tính toán các chỉ tiêu làm hàng


2.3.5.1. Công cụ xếp dỡ thép cuộn:

Do khối lượng của mỗi cuộn thép là 23 tấn nên mỗi cuộn sẽ được lập
thành một mã hàng để xếp dỡ.

- Gh = trọng lượng của một mã hàng = 23 ( Tấn)

Kiểm tra sự phù hợp của mã hàng:

Gn ≥ Gh + Gcc

Trong đó:

- Gn: trọng lượng của một lần nâng của cần trục
- Gcc: trọng lượng của công cụ mang hàng.

Từ các thông tin có sẵn, ta có:

- Gn = 45T
- Gh + Gcc = 23+1,8=24,8T ( ngáng chữ C )

= 23+0,12=23,12 T ( dây cáp đan )

46
 Gn ≥ Gh + Gcc ( 45T > 24,8T)
 Thỏa mãn điều kiện.

2.3.5.2. Công cụ xếp dỡ thép dây:

Khối lượng mỗi cuộn thép dây là 2,1 T, nên 4 cuộn sẽ được lập thành
một mã hàng

- Gh = trọng lượng của một mã hàng = 8,4 ( Tấn)

Kiểm tra sự phù hợp của mã hàng:

- Gn ≥ Gh + Gcc

Trong đó:

- Gn: trọng lượng của một lần nâng của cần trục
- Gcc: trọng lượng của công cụ mang hàng.

Từ các thông tin có sẵn, ta có:

- Gn = 45T
- Gh + Gcc = 8,4+0.02=8,42T

 Gn ≥ Gh + Gcc ( 45T > 8,42T)


 Thỏa mãn điều kiện.

2.3.5.3. Lược đồ tính toán

Dựalvàolsơlđồlcơ giới hóa ta chuyển sang lượclđồltính toán sau :

47
Quá trình tác nghiệp:
1.Tàu – Xe
2.Tàu – Bãi

2.3.5.4. Tính toán năng suất của thiết bị xếp dỡ

* Năng suất của thiết bị tuyến tiền

- Năng suất giờ Phi


3600 .Gh i
Ph i =
T CKi

Trong đó:

- Gh là khối lượng hàng một lần nâng của TBTT theo quá trình i (Tấn)
- T CK là thời gian chu kỳ của TBTT theo quá trình i ( s )
- Mà T CKi = kf x (tm + tn + tq + th + tt + td/c + tm’ + tn’ + tq’ + th’ + tt’ )
- kf là hệ số phối hợp đồng thời các động tác (=0,7 ÷ 0,8) lấy 0,8
- tm , tn , tq , th , tt là thời gian móc, nâng, quay, hạ, tháo của công cụ khi
có hàng (s)
- tm’ , tn’ , tq’ , th’ , tt’ là thời gian móc, nâng, quay, hạ, tháo của công cụ
khi không có hàng (s)

48
- td/c là thời gian di chuyển của cần trục từ công cụ không mang hàng
sang công cụ có hàng (=15 ÷ 20), đối với hàng thép cuộn và thép dây thời
gian này bằng 0
- tm, tm’, tt’, tt’: lấy phụ thuộc vào công cụ mang hàng

tq = tq’ = n∗k q + (2 ÷ 4) (s)

 là góc quay của cần trục. Với:


Quá trình 1,3 thì = 900 hay = 0,25 vòng
Quá trình 2 thì = 1800 hay = 0,5 vòng
- n là tốc độ quay của cần trục
- kq là hệ số sử dụng tốc độ quay (=0,6 ÷ 0,9)
Hn
tn = th’ = Vn∗k n + (2 ÷ 4) (s)

Hh
th = tn’ = Vn∗k n + (2 ÷ 4) (s)

- Vn là vận tốc nâng của cần trục (m/s)


- kn là hệ số sử dụng tốc độ nâng (=0,7 ÷ 0,9)
- Hn, Hh là chiều cao nâng có hàng, hạ không hàng và hạ có hàng, nâng
không hàng.
- Cách tính Hn, Hh phụ thuộc vào từng quá trình

- Quá trình 1: Tàu - xe

49
Tùy vào từng quá trình mà cách tính Hn, Hh mà sẽ có sự khác nhau:

Ht
Hn = (TTB - 2 ) + (Hct - MNTB) +d + h+ 0.5 (m)
h
Hh = 2 + 0.5 (m)

Trong đó:

TTB là mớn nước trung bình của tàu


T ch +T kh 6 ,5+ 2 ,5
TTB = = 2 =4 , 5(m)
2

Ht là chiều cao của tàu (m)

Hct là chiều cao của cầu tàu (m)

MNTB là mớn nước trung bình của cầu tàu (m) = 7,5m

d là đường kính của bánh xe ô tô d = 1,2 m

h là chiều cao của ô tô (m) ta có h = 2,2 m

0.5 : chiều cao an toàn

50
- Quá trình : Tàu – Bãi

Hn của quá trình này bằng Hn của quá trình 1


Ht
Hn = (TTB – 2 ) + (Hct – MNTB) +d + h+ 0.5 (m)

Hh = 2
+0 , 5 (m)
Trong đó:
HĐ =m.d t (m)

m: số lớp (m=3)
dt: chiều cao 1 hòm ( xếp đứng )=1m
- Năng suất ca

Pcai = Phi . (T ca – T ng ) (Tấn/máy – ca)


Trong đó:

Tca: thời gian làm việc trong 1 ca theo quy định (h/ca)

51
Tng: thời gian ngừng làm việc trong ca (1h)

- Năng suất ngày

P¿= Pcai . n ca( Tấn/máy – ngày)

Trong đó:

nca: số ca làm việc trong 1 ngày (ca/ngày)

Cảng tiến hành việc chia ca làm theo chế độ 6 giờ/ca, mỗi ngày 4 ca bắt
đầu từ 0h

Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.8. Bảng tính toán cân đối khả năng các khâu xếp dỡ

THÉP
CHỈ TIÊU KÍ HIỆU ĐƠN VỊ THÉP CUỘN
DÂY
i=1 i=2 i=1
Mớn nước trung bình
TTB m 4,5 4,5 4,5
của tàu
Chiều cao của tàu Ht m 7,2 7,2 7,2
Chiều cao cầu tàu Hct m 9 9 9
Mớn nước trung bình MNTB m 7,5 7,5 7,5
Đường kính bánh xe ô
d m 1,2 1,2 1,2

Chiều cao của ô tô h m 2,2 2,2 2,2
Chiều cao nâng có
Hn m 32 32 32
hàng
Chiều cao hạ có hàng Hh m 15 20 15
Vận tốc nâng của cần
Vn m/s 0,6 0,6 0,9
trục

52
THÉP
CHỈ TIÊU KÍ HIỆU ĐƠN VỊ THÉP CUỘN
DÂY
i=1 i=2 i=1
Hệ số sử dụng tốc độ
kn 0,7 0,7 0,7
nâng
Hệ số sử dụng tốc độ
kq 0,6 0,6 0,6
quay
Tốc độ quay n vòng/s 0,02 0,02 0,025
Góc quay của cần trục vòng 0,25 0,5 0,25
Thời gian móc hàng tm s 90 90 90
Thời gian nâng tn s 84 84 62
Thời gian quay tq s 20,8 41,6 16,7
Thời gian hạ th s 36,5 46,8 27,4
Thời gian tháo tt s 30 30 30
Thời gian di chuyển td/c s 0 0 0
Thời gian móc không
tm’ s 60 60 60
hàng
Thời gian nâng không
tn’ s 36,5 46,8 27,4
hàng
Thời gian quay không
tq’ s 20,8 41,6 16,7
hàng
Thời gian hạ không
th’ s 84 84 62
hàng
Thời gian tháo không
tt’ s 60 60 60
hàng
Hệ số phối hợp các
kf 0,8 0,8 0,8
động tác
Thời gian chu kì Tck s 418,08 467,8 361,76
Trọng lượng một lần
Gh tấn 23 23 8,4
nâng

53
THÉP
CHỈ TIÊU KÍ HIỆU ĐƠN VỊ THÉP CUỘN
DÂY
i=1 i=2 i=1
Năng suất giờ Ph t/m-giờ 198,05 176,9 83,6
Năng suất ca Pca t/m-ca 990,25 884,5 417,96
Năng suất ngày Png t/m-ngày 3.961 3.538 1.671,83
2.3.6. Bố trí nhân lực

2.3.6.1. Xác định số lượng công nhân trong quá trình xếp dỡ

Việc xếp dỡlhànglthépldây, thép cuộn chỉ yêu cầulcônglnhânlcơ giới và


công nhân phụ trợ cơ giới, không cần đến cônginhân thô sơ. Công nhân tham
gia quá trình xếp dỡ được xác định như sau:”

NXD=Ʃncg+Ʃnpt

Trong đó:

- Ʃncg: tổng số công nhân cơ giới trong quá trình xếp dỡ theo chuyên
môn riêng.
- Ʃnpt: tổng sốicônginhân phụitrợ cơigiớiitheo cáciloại công việc như
tháo móc công cụ mang hàng,….
a) Số lượng công nhân trong quá trình xếp dỡ thép cuộn

Quá trình 1: Hầm tàu – Ô tô

Công nhân phụ trợ: 4 công nhân

- Trong hầm tàu: 2 công nhân làm nhiệm vụ chỉnh cáp và móc cáp vào
mã hàng.
- Ô tô: 2 công nhân đưa mã hàng vào vị trí và tháo mã hàng.
Công nhân cơ giới: 2 công nhân làm nhiệm vụ điều khiển cần trục và
đánh tín hiệu.

54
Quá trình 2: Tàu – Bãi

Cônginhân phụ trợ: 4 công nhân

- Trong hầm tàu: 2 công nhân làminhiệmivụ chỉnhicáp và mócicáp vào


mã hàng.
- Bãi: 2 cônginhân đưa mã hàngivào vị trí và tháo mã hàng.
Công nhân cơ giới: 2 công nhân làm nhiệm vụ điều khiển cần trục và
đánh tín hiệu.

b) Số lượng công nhân trong quá trình xếp dỡ thép dây

Quá trình 1: Hầm tàu – Ô tô

Công nhân phụ trợ: 4 công nhân

- Trong hầm tàu: 2 công nhânilàminhiệm vụichỉnh cáp và móc cáp vào
mã hàng.
- Ô tô: 2 công nhân đưa mã hàng vào vị trí và tháo mã hàng.
Công nhân cơ giới: 2 công nhân làm nhiệm vụ điều khiểnicầnitrục và
đánhitín hiệu.

Bảng 2.9. Bảng bố trí nhân lực

LOẠI HÀNG CHỈ TIÊU TÀU - Ô TÔ TÀU - BÃI


Ʃncg 2 2
Thép cuộn Ʃnpt 4 4
NXD 6 6
Ʃncg 2 0
Thép dây Ʃnpt 4 0
NXD 6 0
2.3.6.2. Mức sản lượng theo từng chuyên môn riêng

a) Mức sản lượng của công nhân cơ giới theo từng chuyên môn riêng
Pcai
Pcgmi = ncgi (T/người - ca)

55
ncgi: số công nhân cơ giới phục vụ một thiết bị trong quá trình i

b) Mức sản lượng của công nhân phụ trợ, cơ giới theo từng khâu thao
tác phụ riêng
hi∗Pcai
Pptmi =
∑ npti (T/người - ca)
hi: số lượng thiết bị làm việc phối hợp trong 1 máng ở quá trình

∑ npti: tổng số công nhân phụ trợ phục vụ các thiết bị trong một máng
c) Mức sản lượng của công nhân đội tổng hợp
hi∗Pcai
Pbmi = hi∗ncgi∗ npti

Bảng 2.10. Bảng tính toán mức sản lượng theo chuyên môn riêng

THÉP CUỘN THÉP DÂY


STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ
i=1 i=2 i=1

1 nmht Người 2 2 2

2 nmô tô Người 2 0 2

3 nmbai Người 0 2 0

4 ncg Người 2 2 2

5 npt Người 4 4 4

6 Nxd Người 6 6 6

7 hi* Máy 1 1 1

8 Pca T/máy - ca 990,25 884,5 417,96

9 Pcgmi T/người - ca 495,12 442,25 209

10 Pptmi T/người - ca 247,56 221,12 104,5

56
THÉP CUỘN THÉP DÂY
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ
i=1 i=2 i=1

11 Pbmi T/người - ca 123,78 110,56 52,25


2.3.7. Xác định vị trí bố trí các máng xếp dỡ

 Tổng khối lượng hàng hóa cần xếp dỡ: 8145T sắt thép
Trong đó + Thép cuộn: 6663T
+ Thép dây: 1482T
 Năng suất xếp dỡ bình quân
+ Thép cuộn: 198,05 T/Máy-giờ~198 T/Máy-giờ
+ Thép dây: 83,6 T/Máy-giờ~84 T/Máy-giờ
 Lập mã hàng:
+ Mỗi cuộn thép trọng lượng 23T, mỗi lần nâng 1 cuộn
 Trọng lượng 1 lần nâng thép cuộn là 23 T
+ Mỗi cuộn thép dây trọng lượng 2,1T, mỗi lần nâng 4 cuộn
 Trọng lượng 1 lần nâng thép dây là 8,4 T

Tỉ lệ tăng thời gian xếp dỡ do các yêu tố khách quan như thời
tiết, đóng mở nắp hầm, sự cố, tai nạn, quá mớn nước phải đợi thủy
triều: 10%

 Số máng xếp dỡ cần mở

( 1986663
x 19 , 25 84 x 19 , 25 )
+
1482
∗1 , 1= 2 máng

 Tổng số máng dự kiến mở: 2 máng


- Sơ đồ bố trí các máng xếp dỡ
NĂNG
Bảng 2.11. VịCNtrí máng xếpTB
dỡ TB
MÁNG LỌẠI HẦM LOẠI
LƯỢNG SUẤT XẾP P.ÁN HẦM TIỀN
SỐ HÀNG SỐ XE
/GIỜ DỠ HÀNG TUYẾN
1 THÉP 2975,37 1 335 Cẩu bờ Tàu- 01 Xe Xe đầu Cần trục

57
CUỘN Bãi kéo
Tàu- ô nâng chân đê-
THÉP Xe đầu T1
646,8 1 160 Cẩu bờ tô,toaa
DÂY kéo
xe
Tàu- ô
THÉP Xe đầu
3683,25 2 405 Cẩu bờ tô,toa
CUỘN kéo Cần trục
xe 01 Xe
chân đê-
2 Tàu- ô nâng
THÉP Xe đầu T4
834,58 2 160 Cẩu bờ tô, toa
DÂY kéo
xe

TỔNG 8145 02 02

2.3.8. Tổng hợp kế hoạch giải phóng tàu

Bảng 2.12. Các chỉ tiêu giải phóng tàu

GIÁ TRỊ
STT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ THÉP THÉP
CUỘN DÂY
I TỔNG KHỐI LƯỢNG HÀNG 6663,555 1481,38

1 Khối lượng hàng vào bãi Tấn 2183,574 0


Khối lượng hàng chuyển
2 Tấn 4479,981 1481,38
thẳng
II SỐ MÁNG Máng 2

III THIẾT BỊ XẾP DỠ VÀ PHƯƠNG TIỆN

1 Cần trục chân đế Chiếc 1 1

2 Xe nâng hàng Chiếc 1 1

IV LỰC LƯỢNG CÔNG NHÂN

1 Cônglnhânllái đế Người/máng 1 1

2 Cônglnhânlphụ trợ Người/máng 4 4

3 Công nhânltínlhiệu Người/máng 1 1

V THỜI GIAN GIẢI PHÓNG TÀU

58
1 Thờilgianlđưaltàu cập cầu Giờ 7,25
Thờilgianllàmlthủ tục vào
2 Giờ 2
cảng
3 Thời gianldỡlhàng Giờ 26,25
Thời gianlLàmlthủ tục rời
4 Giờ 1,5
cảng
5 Thờilgianlrời cầu Giờ 2,5

59
Bảng 2.13. Kế hoạch tác nghiệp tàu VIENDONG 88

60
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI PHÓNG
TÀU TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẢNG HOÀNG DIỆU
3.1. Nhận xét

Qua quá trình tìm hiểu quy trình giải phóng tàu VIEN DONG 88 tại
Cảng Hoàng Diệu, nhóm em cũng nhận thấy một số thuận lợi và khó khăn
trong công tác lập kế hoạch giải phóng tàu mà Công ty TNHH MTV Cảng
Hoàng Diệu đã và đang gặp phải.
3.1.1. Ưu điểm
- Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu trong nhiều năm hoạt
động trong lĩnh vực khai thác tàu, đã chiếm ưu thế và sở hữu đội ngũ
khai thác dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn cao trong lĩnh vực khai
thác tàu hàng rời. Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực giao nhận, khai thác,
Công ty hiện đã thiết lập được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, trở thành đối
tác tin cậy, uy tín với nhiều công ty, hãng tàu, doanh nghiệp ở trong và
ngoài nước như Trung Quốc, Indonesia,...
- Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng Diệu thường xuyên tổ chức
khóa huấn luyện kĩ năng cho nhân viên, đảm bảo đội ngũ luôn thúc trục
hỗ trợ các tình huống nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch giải phóng
đã được đề ra. Cùng với đó, hoạt động của các phòng ban và nhân viên
luôn được giám đốc để tâm tới, luôn lắng nghe những ý kiến và khó
khăn của nhân viên, sẵn sàng hướng dẫn khi nhân viên gặp khó khăn
cần tham vấn, giúp đỡ.

- Đặc biệt trong mối quan hệ với khách hàng: Cảng luôn đặt chữ tín lên
hàng đầu, phương châm hoạt động của Công ty TNHH MTV Cảng Hoàng
Diệu là luôn luôn nhiệt tình với mọi khách hàng. Do đó, Cảng luôn được các
đối tác tín nhiệm lâu dài. Có thể thấy, Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ

61
tốt đẹp, chặt chẽ, thông qua các đối tác này Công ty đã có thêm những khách
hàng mới.

Đặc biệt, khi lập kế hoạch giải phóng tàu tại cảng, Cảng Hoàng Diệu có
cơ sở vật chất và hạ tầng lớn giúp việc khai thác được hoàn thành bởi những
phương án xếp dỡ nhanh chóng và phù hợp, giảm thiếu sử dụng công nhân
thủ công, thiết bị xếp dỡ được tiết kiệm tối đa, đảm bảo công việc được thực
hiện trong mọi điều kiện thời tiết nhờ hệ thống cần trục của công ty.
3.1.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thuận lợi đó công ty còn có những khó khăn, hạn chế,
bất cập ảnh hưởng đến việc khai thác hàng rời tại cảng những năm gần đây:
3.1.2.1. Khách quan

- Ngành giao nhận nói chung và Cảng Hoàng Diệu nói riêng còn gặp
khá nhiều khó khăn trong việc vận chuyển do cơ sở hạ tầng chung của nước ta
còn chưa thực sự phát triển. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhân viên
cảng liên hệ với chủ hàng yêu cầu xác nhận phương thức nhận hàng, khó khăn
phát sinh khi chủ hàng nhận hàng bằng phương tiện: xe ô tô, phương tiện thuỷ
như sà lan, … nhưng thời điểm lượng hàng hóa tăng cao đổ về chủ hàng
không đảm bảo thiết bị nhận hàng sẽ khiến hàng hoá bị ùn tắc, giao thông,
dịch vụ tắc nghẽn, điều đó làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch giải
phóng cùng các quy trình khác.

- Do đặc trưng chế độ thuỷ triều khu vực Vịnh Bắc Bộ, việc ra/vào
cảng của tàu, thuyền bị ảnh hưởng bởi luồng nước thuỷ triều lên/ thấp. Vào
thời điểm nước thấp, tàu khó khăn để cập cầu gây ắc tắc giao thông khu vực
phao số 0 gây châm trễ trong quá trình thực hiện kế hoạch giải phóng tàu và
hàng.

62
- Sức ép giảm giá để cạnh tranh làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của xí nghiệp do loại giá dầu không ổn định, giá nhiên liệu cao.

- Khối lượng công việc còn mang tính thời vụ cao, có những lúc hàng
hóa nhiều, nhiều hợp đồng thì nhân viên phải làm việc liên tục gây ra phát
sinh nhiều chậm trễ trong quá trình thực hiện kế hoạch giải phóng; bên cạnh
đó, clúc hợp đồng ít lại dẫn đến việc cắt giảm nhân sự. Điều này ảnh hưởng
tiêu cực đến doanh thu cũng như hiệu quả làm việc tại công ty.

- Chứng từ thực tế kê khai của cảng với các bên đối tác như doanh
nghiệp, chủ hàng, hãng tàu,... đôi lúc nhầm lẫn, sai lệch; cùng với phát sinh
biến dạng của hàng hóa khi dỡ xuống cảng như cong, vênh, rách, vỡ, thiếu,...
Hoạt động giải phóng và khai thác tàu của cảng bị gián đoạn bởi các bên cần
giám định và cùng giải quyết.

- Có những loại mặt hàng đa dạng, khó làm, nhiều yếu tố độc hại, nguy
hiểm, một số loại hàng có đặc tính kỵ nước. Vào những ngày thời tiết mưa,
việc thực hiện kế hoạch giải phóng buộc phải tạm dừng việc làm hàng để chờ
thời tiết nhằm đảm bảo không làm hàng bị hư hại.

- Thiết bị hầm hàng của tàu thực hiện đóng/mở để phục vụ quá trình
làm hàng gặp trục trặc, khó khăn khi tiến hàng thực hiện thao tác mở hầm gây
ra chờ đợi cùng với chậm trễ trong quá trình giải phóng tàu.

3.1.2.2. Chủ quan

- Cảng Hoàng Diệu dần trở nên cũ kỹ với các trang thiết bị lạc hậu,
thường xuyên gặp lỗi, không được thường xuyên tu sửa gây ảnh hưởng đến
hiệu quả làm hàng, xếp dỡ hàng hoá. Đặc biệt trong những năm gần đây, xuất
hiện nhiều cảng mới được đầu tư xây dựng đều tiến ra cửa sông Cấm (phía
giáp biển) do xu thế phát triển chung.

63
- Bãi xếp hàng chưa được mở rộng, các phương tiện thiết bị ở càng còn
chưa được đồng bộ.

3.2. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả công tác giải phóng tàu
3.2.1. Công tác quản trị và điều hành của doanh nghiệp
- Đáp ứng yêu cầu trong quản trị và điều hành hoạt động thông qua việc
hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý nội bộ.
- Từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực chi
nhánh Cảng Hải Phòng nói chung và Cảng Hoàng Diệu nói riêng: Nâng cấp
tổng thể doanh nghiệp; cơ cấu lại nguồn nhân lực, nguồn tài chính, làm việc
với các Bộ, cơ quan quản lý Nhà nước để triển khai “Đề án di dời Cảng
Hoàng Diệu”.
- Đầu tư theo mô hình tài sản tinh gọn, liên doanh, liên kết với đối tác
trong và ngoài nước về hoạt động đầu tư nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng
về tài chính phải gánh chịu.
- Rà soát lại toàn bộ các dự án, khoản mục đầu tư, chỉ thực hiện các dự
án thực sự cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của sản xuất.
3.2.2. Công tác đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị
- Tập trung cho công tác sửa chữa, đặc biệt đẩy mạnh tự sửa chữa trang
thiết bị, cải tạo cơ sở hạ tầng ở vùng đất cảng, hạn chế việc thuê ngoài để
giảm chi phí.
- Trong thời gian ngừng hoặc ít hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh,
cần phải tính toán phân kỳ sửa chữa hợp lý, tranh thủ tiến hành sửa chữa, thay
thế các phụ tùng thiết bị (nếu thực sự cần thiết), sẵn sàng đáp ứng yêu cầu
phục vụ xếp dỡ, làm hàng khi thị trường tăng cao, đến mùa cao điểm của hàng
hoá.

64
- Đối với các trang thiết bị đã có tuổi thọ lớn, hết chi phí khấu hao,
xảy ra nhiều sai sót trong quá trình xếp dỡ gây ảnh hưởng đến công nhân
xếp dỡ cũng như hàng hóa, doanh nghiệp cần có các biện pháp đầu tư mua
mới, tái chế trang thiết bị cũ bởi nếu sử dụng các thiết bị cũ này cũng gây
gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Ngoài ra, Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện những hoạt động cải
tiến, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị phù hợp nhằm nâng cao năng
suất lao động, tính năng tác dụng để các tài sản cố định vận hành tốt hơn
so với mức ban đầu, đưa vào áp dụng những quy trình công nghệ mới làm
giảm chi phí sửa chữa tài sản hơn trước. Đưa ra các đề xuất sử dụng ứng
dụng tự động hóa trong mô hình kho hiện đại. Kết cấu kho vững chắc, lắp
đặt, bảo trì bảo dưỡng và thay đổi dễ dàng, nhanh chóng chỉ cần thông
qua hệ thống của máy tính điều khiển.

3.2.3. Công tác khai thác


- Dựa vào dự báo thuỷ triều trong ngày, nắm bắt được thời điểm nước
lên, tập trung giải phóng giúp tàu, thuyền kịp ra/vào cảng thuận lợi giúp Cảng
nhanh chóng hoàn thành kế hoạch cùng với đó đảm bảo không gây ắc tắc giao
thông tại cảng.
- Thường xuyên cung cấp các thông báo về độ sâu của từng khu vực
cầu tàu chuẩn bị cho công tác cập cầu của tàu trong cảng và vị trí các vùng
nước nông ảnh hưởng đến luồng để nhân viên lập kế hoạch giải phóng tại
phòng khai thác nhằm tối đa độ sâu của luồng và tiếp nhận tàu có mớn nước ở
vùng nước cao đảm bảo an toàn cho tàu. Sau đó, phối hợp với Cảng vụ Hải
Phòng lập báo cáo, đề xuất Cục Hàng hải Việt Nam điều chỉnh hướng tuyến
để cải thiện độ sâu toàn tuyến cùng với đó phát huy ưu điểm cyar độ sâu tự
nhiên mà vùng nước cảng vốn có.

65
- Chủ động liên hệ giữa cảng, chủ hàng cùng các bên liên quan để nắm
bắt kịp thời các phát sinh liên quan đến hàng hoá, thiết bị kỹ thuật để kịp thời
đề ra phương án giải quyết nhằm đảm bảo kế hoạch được diễn ra thuận lợi.
3.2.4. Công tác nâng cao chất lượng dịch vụ

- Công tác giải phóng tàu nhanh chóng tránh việc ách tắc cũng như
giúp hàng hóa cập Cảng một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần đưa ra
những quy tắc để quy trình của công tác giải phòng tàu trở nên nhanh gọn
hơn. Việc giải phóng tàu nhanh chóng cũng sẽ giúp cho chuyến hàng sau
đấy sẽ cập cảng sớm nhất, tiết kiệm thời gian và góp phần làm cho công
tác xếp dỡ hàng hóa được trôi chảy hơn. Nhờ đó, giúp cho chi phí lưu trữ
làm hàng của doanh nghiệp được cải thiện hơn.

- Doanh nghiệp nên thay đổi một số công đoạn trong quy trình làm
hàng tại cảng, lược bỏ những công đoạn rườm rà, không cần thiết, thay
bằng một số công đoạn khác để tối ưu hóa quy trình làm hàng tại cảng,
giúp quá trình làm hàng nhanh chóng hơn mà vẫn đạt hiệu quả cao. Qua
đó, mức độ công việc không bị chồng chéo nhau khiến nhân công của
doanh nghiệp không phải bỏ gấp đôi công sức chỉ để giải quyết một công
việc nhất định mà vẫn tăng năng suất hiệu quả làm việc.

- Cần tích cực phát triển, mở rộng quy mô trong công tác xếp dỡ
được nhiều loại hàng hóa hơn, chú trọng đầu tư nghiên cứu quảng bá
doanh nghiệp, thu hút nguồn vốn lớn và tìm kiếm những cơ hội mới. Cần
liên tục cải cách các thủ tục, quy trình khai thác, tăng cường hợp tác với
các cơ quan quản lý, luôn đẩy nhanh tiến độ và đạt hiệu quả cao, thiết lập
hệ thống kết nối với cơ quan Hải quan, triển khai nhiều giải pháp,. Từ đó
giúp tiết kiệm chi phí.

- Công ty cần tiếp tục có những chiến lược quảng cáo dịch vụ của

66
mình đến các khách hàng có nhu cầu để giới thiệu, sau đó giải đáp những
thắc mắc, đưa ra cho họ những cách giải quyết đúng đắn bằng việc sử
dụng dịch vụ của Công ty. Đẩy mạnh hoạt động khai thác tìm kiếm khách
hàng, đối tác một cách linh hoạt. Sau khi có được khách hàng, chú trọng
vào công tác chăm sóc khách hàng, hỗ trợ nhiệt tình bằng thái độ phục vụ
chuyên nghiệp, tạo sự ấn tượng, gắn bó lâu dài, có chế độ ưu đãi tốt với
khách hàng lâu năm tiềm năng, qua đó vừa thu hút khách hàng mới và giữ
chân được khách hàng cũ.

3.2.5. Công tác nhân sự


- Tiếp tục công tác nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân
viên công tác tại Cảng. Tiếp tục thực hiện đánh giá, rà soát và điều chỉnh các
quy chế phân cấp để đơn vị, công ty cần phải chủ động hơn nữa trong công
tác sản xuất kinh doanh nhưng vẫn duy trì tốt sự quản lý và tránh việc cạnh
tranh nội bộ, đảm bảo lợi ích chung.

- Doanh nghiệp nên có các chính sách đào tạo và tuyển dụng phù
hợp và hấp dẫn được nhiều nhân tài trong nước. Cụ thể như việc đưa 1 số
các bộ phận nhân viên đi học nâng cao kiến thức, phát huy hết khả năng
của mình phục vụ cho công tác vận tải của doanh nghiệp.

- Sử dụng và quản lí vốn tiền lương hợp lí cho người lao động
nhằm khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi văn hóa khoa
học kĩ thuật, rèn luyện trong lao động.Cần động viên cũng như tạo nên giá
trị về mặt tinh thần để công nhân viên có thể hăng hái và cống hiến thật
nhiều cho công ty ngày một tốt lên.Doanh nghiệp cần đưa ra những chiến
lược đúng đắn, quản lí được những chi phí và cải tiến những chi phí gây
thừa thãi, lãng phí mà doanh nghiệp đang gặp phải để phù hợp với từng
giai đoạn.

67
- Nên tổ chức những hội thảo, những cuộc thảo luận giữa các cơ
quan trong ngành để các cán bộ học hỏi kinh nghiệm và tăng thêm mối
quan hệ với các doanh nghiệp khác. Qua đó tiết kiệm được chi phí thuê
các nhân viên nước ngoài và các khoản bảo hiểm cao phải chi trả cho họ.

68
KẾT LUẬN
Việc luân chuyển hàng hóa gữa các quốc gia được thực hiện dễ dàng
hơn thông qua phương thức vận chuyển bằng đường biển, đặc biệt trong giai
đoạn toàn cầu hóa hiện nay. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể coi
là một trong những ngành chủ lực nhất tại Việt Nam. Vận tải biển xuất hiện từ
khá sớm với những tàu siêu tải trong, ngành đã dần trở thành yếu tố chủ chốt
trong tăng trường kinh tế của nước ta.
Bên cạnh đó, việc tổ chức cơ giới hóa xếp dỡ cho từng mặt hàng nói
riêng và toàn bộ công tác sản xuất ở cảng nói chung cần phải tiến hành một
cách hợp lý và có hiệu quả. Do đó, để tận dụng được tối đa nhân lực và thiết
bị của cảng, cũng như bố trí nhân lực và thiết bị là vấn đề quan trọng nhất để
có thể tìm ra phương án đem lại hiệu quả tối đa thông qua việc lựa chọn cân
nhắc tiến hành những phương án xếp dỡ phù hợp nhất.
Đối với sinh viên chuyên ngành Kinh tế vận tải biển, việc kết hợp kiến
thức trên giảng đường cùng kiến thức thực tế đã mang lại sự gắn kết giữa lý
thuyết với thực tế, đem đến những kiến thức thực tế bổ ích và quý giá cho
chuyên ngành học cũng như công việc trong tương lai.
Nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy Phan Minh
Tiến đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cũng như chỉ ra những lỗi sai và thiếu sót
mà nhóm mắc phải, giúp chúng em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên bài khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm em rất mong được nghe lời góp ý của thầy
cô về những sai lệch, thiếu sót mà nhóm đã mắc phải trong bài khóa luận này
để bản thân mỗi thành viên trong nhóm có thể hiểu rõ và hoàn thiện toàn bộ
kiến thức cũng như các nghiệp vụ đã được học và thực hiện.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

69
PHỤ LỤC
1. Thông báo tàu đến/đi và yêu cầu dịch vụ

70
71
2. Manifest of cargo

72
73
74
3. Cargo hatch list

75
76
77
4. Danh sách phương tiện đến nhận hàng

Hạ bãi

Hạ bãi

Hạ bãi

78
5. Biên bản kết toán nhận hàng với tàu

79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Giáo trình Quản lý & Khai thác cảng (2020), Nhà xuất bản Hàng
Hải
[2]. https://haiphongport.com.vn/
[3]. https://www.vinamarine.gov.vn/vi/noi-dung/ben-cang-hai-phong
[4]. Quy trình công nghệ xếp dỡ quyển số 2 (2016).
[5]. Đào Thị Anh Đào, Vũ Thị Bảo Khanh, Bùi Hạnh Ngân, N.T
(2022), Khoá luận tốt nghiệp, Lập kế hoạch giải phóng tàu
DERYOUNG SUNSHNE tại cảng Hoàng Diệu vào tháng 4/2022

80

You might also like