Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

HỎI ÔN TẬP MÔN : XÃ HỘI HỌC- K12 Công chúng và Đảng

1. Xã hội học, chức năng của xã hội học?


2. Vị thế xã hội, các loại vị thế, nguồn gốc và các yếu tố hình
thành lên vị thế, vai trò xã hội, các loại vai trò
3. Tương tác xã hội
4. Bất bình đẳng
5. phân tầng xã hội ( khái niệm, nguồn gốc và các dạng phân
tầng)
6. Xã hội hóa:khái niệm, các giai đoạn và môi trường xã hội hóa
7. Phương pháp điều tra xã hội học : phương pháp quan sát,
phương pháp điều tra bảng hỏi; phương pháp nghiên cứu
định tính, nghiên cứu định lượng. Bảng hỏi, kết cấu trình tự
và yêu cầu bảng hỏi. các giai đoạn tiến hành một cuộc điều
tra xã hội học. Các loại câu hỏi trong bảng hỏi, thang đo và
các loại thang đo, biến số và các loại biến số, chỉ báo. Lựa
chọn 1 đề tài nghiên cứu liên quan đến chuyên ngành.
8. Dư luận xã hội : Khái niệm,tính chất và các yếu tố ảnh hưởng
tới hình thành DLXH, các bước hình thành lên DLXH
9. Xã hội học thanh niên, đặc điểm chung và đặc điểm thanh
niên chia theo độ tuổi, hành vi lệch chuẩn trong thanh niên.
( các loại lệch chuẩn, nguyên nhân, hậu quả)
Câu 1: XHH và chức năng của xhh.

*Khái niệm: xhh là khoa học nghiên cứu quy luật,cơ chế
và các điều kiện của sự nảy sinh, vận động, biến đổi mqh
giữa con người và xh.
*Chức năng của xhh: có 3 chức năng.
- Chức năng nhận thức:
+ Nhận thức: -Trang bị những tri thức khoa học.
-Phát hiện các quy luật, cơ chế, vận động
và phát triển của quá trình, hiện tượng xh, mối tác động
qua lại giữa con người và xh, nhận thức sâu sắc, giải
thích khoa học hơn về các hiện tượng xh.
+ Tạo tiền đề để nhận thức: -Tiền đề để nhận thức trong
tương lai (tích cực, tiêu cực).
-Thúc đẩy xh phát triển, phát
huy tối đa nhân tố tích cực.
- Chức năng thực tiễn (quản lý).
+ Được coi là chức năng “cầu nối” giữa các nhà khoa
học, các nhà lãnh đạo đối với cuộc sống của người dân,
giữa bên trên và bên dưới.
+ Dự báo: nhận biết được xu hướng phát triển của các
vấn đề, hiện tượng xh giúp các nhà quản lý, lãnh đạo
nhận thức đúng bản chất vấn đề.
+ Kiến nghị đề xuất với các nhà lãnh đạo quản lý điều
hành xh một các khoa học, hiệu quả của các quá trình
quản lý.
+ Đánh giá dựa vào kết quả nghiên cứu xhh để phát
triển, lí giải các hiện tượng xh, các quá trình, vấn đề xh -
> công cụ đánh giá.
-Chức năng tư tưởng:
+ Các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ thực trạng, tư tưởng,
tâm lý xh mọi tầng lớp nhân dân.
+ Cá nhân tích cực, sáng tạo và trách nhiệm trước vấn đề
của cuộc sống.

Câu 2: Vị thế xã hội, các loại vị thế, nguồn


gốc và các yếu tố hình thành lên vị thế, vai trò
xã hội, các loại vai trò.

*Khái niệm: Vị thế xã hội là vị trí của một cá nhân


hay nhóm người trong hệ thống cấu trúc xh. Vị thế xh
quy định “thế và lực” và cách ứng xử của cá nhân,
nhóm người trong mối liên hệ, quan hệ với những
người xung quanh.
* Các loại vị thế:
- Dựa vào nguồn gốc tự nhiên và xh:
+ Vị thế tự nhiên (vị thế có sẵn): Là vị thế cá nhân
sinh ra đã có, tự nhiên mà có, bị chỉ định, bị gán cho
bởi những thiên chức, những đặc điểm cơ bản mà cá
nhân ko tự kiểm soát hay mong muốn.
+ Vị thế xã hội (vị thế đạt được): Là vị thế phụ thuộc
vào những đặc điểm mà cá nhân hay nhóm người có
thể kiểm soát được, nó phụ thuộc vào sự nỗ lực, ý chí
phấn đấu vươn lên của cá nhân để đạt được.
- Dựa vào tính chất, vai trò:
+ Vị thế then chốt: là vị thế cơ bản có vai trò quyết
định đối với các vị thế khác.
+ Vị thế ko then chốt: là vị thế ko giữ vai trò chủ đạo
trong việc quy định đặc điểm và hành vi xh của cá
nhân.
* Nguồn gốc và các yếu tố hình thành lên vị thế xã
hội:
- Dòng dõi, nguồn gốc giai tầng xh, đẳng cấp, chủng
tộc, dân tộc, sắc tộc...
- Của cải: địa vị kinh tế cũng tham gia vào cấu thamhf
nên địa vị của con người. Tuy nhiên, hình thức của cải
khác nhau thì mức độ tham gia vào việc cấu thành vị
thế cũng khác nhau.
- Nghề nghiệp: những nghề nghiệp khác nhau có ý
nghĩa khác nhau trong việc cấu thành vị thế cho con
người. Đương nhiên, nó cũng được biến đổi theo
tgian, tùy theo ý nghĩa thiết thực và lợi ích mà những
nghề đó mang lại.
- Chức vụ và quyền lợi do chức vụ mang lại: chức vụ
khác nhau thì tiếng nói xh và quyền lợi cũng khác
nhau. Ví dụ: ông giám đốc ngân hàng được xh suy
tôn, kính trọng hơn một nhân viên.
- Trình độ học vấn: người có trình độ học vấn càng
cao thì vị thế với nhóm xã hội càng cao.
VD: Ông giáo sư có vị thế xã hội cao hơn thạc sĩ.
- Các cấp bậc, chức sắc trong tôn giáo, dòng họ, làng,
bản,...cũng tham gia tạo ra vị thế xh.
- Những đặc điểm về sinh lý, giới tính: cũng là yếu tố
quan trọng đóng góp vào cấu tạo vị thế của con người.
- Và những yếu tố khác như sắc đẹp, ngoại hình, thể
chất,...
* Vai trò xã hội:
- Định nghĩa: Vai trò xã hội là một tập hợp nhưngx
khuôn mẫu tác phong và hành vi để thực hiện nhiệm
vụ nhất định. Vai trò xh của một người có nghĩa là
người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành
vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của
người đó, đồng thời họ cũng nhận được những quyền
lợi xh xứng đáng với những đóng góp của mình.
- Các loại vai trò:
+Vai trò chỉ định: là vai trò mang tính chất tự nhiên
mà người nào đó ko thể tự mình lựa chọn đc hay cũng
có thể đc tạo ra do sự bàn bạc của những người khác
đối với người đó.
+ Vai trò lựa chọn: là vai trò do người nào đó chủ
động tự mình nắm lấy vai trò bằng nỗ lực và quyết
định cá nhân của mình.
+ Vai trò then chốt: là vai trò chính luôn nổi lên so với
những vai trò khác, và thay đổi theo tgian.
+ Vai trò tổng quát: sự phối hợp các vai trò khác nhau
trong một con người tạo ra bộ mặt chung-đặc trưng
cho người đó.

Câu 3: Tương tác xã hội.

*Khái niệm: tương tác xh là quá trình liên hệ, tác động
lẫn nhau giữa hai hay nhiều hơn hai cá nhân, nhóm
người.
*Nguồn gốc: Hành động xh là cơ sở, tiền đề của tương
tác xh, ko có hành động xh thì ko có tương tác xh.
*Phân loại:
- Phân loại theo cấp độ:
+Tương tác cá nhân
+Tương tác nhóm
+Tương tác giữa cá nhân với nhóm
- Phân loại theo tính chất:
+Tương tác-hợp tác: phối hợp, bổ sung để thực hiện mục
tiêu của cả hai bên.
+Tương tác-cạnh tranh: ra sức đạt được mục tiêu, nếu
bên này được nhiều thì bên kia được ít.
+Tương tác-xung đột: phá vỡ quy tắc hợp tác hòa bình,
có hành vi bạo lực gây tổn hại tới quyền và lợi ích của
nhau.

Câu 5: Phân tầng xã hội.

* Khái niệm: là sự phân chia, sắp xếp và hình thành cấu


trúc các tầng xh (bao gồm cả sự phân loại, xếp hạng). Đó
là sự khác nhau về địa vị kinh tế hay tài sản, về địa vị
chính trị hay quyền lực, địa vị xh hay uy tín cũng như sự
khác nhau về trình độ học vấn, loại và trình độ nghề
nghiệp, phong cách sinh hoạt, cách ăn mặc, kiểu nhà ở,
nơi cư trú, thị hiếu nghệ thuật, trình độ tiêu dùng...

You might also like