Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

5.

Kết luận và hàm ý quản trị


5.1. Kết luận
Bài nghiên cứu đã trả lời được cho mục tiêu ban đầu đó là kiểm định, đo lường các
mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu, xem xét mức độ ảnh hưởng của đặc điểm
quảng cáo lên niềm tin khi xem. Từ đó, bài nghiên cứu xác định được các yếu tố
quan trọng và ít quan trọng hơn của một video quảng cáo trực tuyến ảnh hưởng lên
sự tin cậy của người xem là người trẻ có độ tuổi từ 12 đến trên 25 tuổi.
- Điểm mới thứ nhất của nghiên cứu này chính là chứng minh và khẳng định tầm
quan trọng của sự tin cậy của người xem lên việc xem tiếp hay bỏ qua quảng cáo,
điều mà những nhà làm quảng cáo trước nay luôn dành nhiều sự quan tâm. Hơn
thế, những chỉ số đo lường đã cho thấy sự ảnh hưởng cao của biến sự tin cậy lên
niềm tin tiếp theo của người xem là bỏ qua quảng cáo mạnh mẽ hơn so với việc
xem tiếp quảng cáo. Cả hai biến chịu tác động bởi sự tin cậy đều được ủng hộ với
mức độ ảnh hưởng tương đối cao. Dựa vào điểm này, các nhà chiến lược và các
doanh nghiệp có thể nắm rõ được những nguyên nhân dẫn đến niềm tin của người
xem sau khi xem quảng cáo, và từ đó có thể phát triển kế hoạch tiếp thị thành công.
- Điểm mới thứ hai, đây có thể được xem là một nghiên cứu niềm tin bổ sung
thêm vào kho tàng khoa học tại Việt Nam khi chưa thật sự có các nghiên cứu
tương tự. Chưa có một nghiên cứu tương tự được viết bởi tác giả Việt Nam. Chính
vì vậy, bài nghiên cứu này có thể đóng vai trò bổ sung những kiến thức học thuật
vào những bài nghiên cứu liên quan trong tương lai. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu
có thể là một nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu về video quảng cáo
trên Facebook.
5.2. Hàm ý quản trị
Dựa trên kết quả phân tích, bài báo đề xuất một số hàm ý quản trị như sau:
- Thứ nhất, các doanh nghiệp nên đặt ra các chiến lược phát triển chất lượng các
quảng cáo thương hiệu của mình thông qua việc xem xét sử dụng nhân vật nổi
tiếng và có sức ảnh hưởng (theo nghĩa tích cực) liên quan đến sản phẩm quảng cáo,
tạo nên một thông điệp vừa tự nhiên vừa có sức lan tỏa đến người xem trên thị
trường hiện nay cũng như sự kết dính giữa nội dung quảng cáo với đối tượng người
xem mục tiêu để tăng tính hiệu quả của video quảng cáo trên nền tảng Facebook.
- Thứ hai, các doanh nghiệp có thể không cần quá chú trọng đến hai yếu tố là sự
phiền nhiễu và giá trị thông tin bởi hai yếu tố này thường sẽ không ảnh hưởng hoặc
có sự ảnh hưởng thấp đến sự tin cậy của người xem, hay nói cách khác, là làm
giảm đi cảm giác về sự tự do bị đe dọa. Và khi doanh nghiệp muốn tăng sự tích
cực theo dõi quảng cáo của người xem thông qua việc giảm sựu tin cậy thì doanh
nghiệp nên tập trung vào các yếu tố có sự ảnh hưởng mạnh như Tính giải trí, Loại
hình quảng cáo và Người nổi tiếng trong video quảng cáo…
- Thứ ba, nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự tin cậy ở video quảng cáo không thể bỏ qua
cao hơn video quảng cáo có thể bỏ qua. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn người
dùng ít cảm thấy tác động của sự tin cậy thì họ cần đắn đo về loại hình quảng cáo
nào sẽ tung ra nhằm tối ưu hiệu quả tiếp thị bằng video.
- Thứ tư, doanh nghiệp cần có sự nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của sựu tin
cậy mà video quảng cáo trên Facebook ảnh hưởng đến hành động tiếp theo của
người xem. Nếu sự tin cậy ảnh hưởng ngược chiều đến việc xem tiếp quảng cáo
với giá trị –1,991, thì với việc bỏ qua quảng cáo, sự tin cậy ảnh hưởng cùng chiều
với giá trị 0,048. Thế nên mỗi sự thay đổi được tác động lên sự tin cậy sẽ ảnh
hưởng đến việc bỏ qua quảng cáo cao gấp nhiều lần việc xem tiếp quảng cáo. Như
vậy, với các nhà quản trị thương hiệu, trước hết, hãy quan tâm đến yếu tố loại hình
bởi mức độ tác động của nó đến sựu tin cậy là mạnh mẽ nhất. Các doanh nghiệp
nên xem xét thời điểm thích hợp để tăng tính hiệu quả và độ nhận diện thương
hiệu: Trước điểm nhấn của quảng cáo (đối với quảng cáo có thể bỏ qua) và sau
điểm nhấn của quảng cáo (đối với quảng cáo không thể bỏ qua). Ngoài ra, để
thương hiệu ngày càng được biết đến, các doanh nghiệp có thể phối hợp với những
người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội như các Influencer, hay những chuyên gia
trong một lĩnh vực nhất định. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể thu hút được sự
chú ý, quan tâm từ phía đông đảo người theo dõi, người dùng Facebook. Trong bối
cảnh đại dịch COVID-19, việc quảng cáo video trên Facebook đã giúp họ có thể
tiết kiệm chi phí và nguồn nhân lực mà đạt được hiệu quả tiếp thị hơn cả mong đợi,
vì vậy, doanh nghiệp cần biết rõ các đặc điểm của một video quảng cáo để triển
khai chiến lược phù hợp trên tinh thần tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng
hiệu quả hơn trong tương lai.
- Cuối cùng, doanh nghiệp cần triển khai phương hướng sử dụng quảng cáo trực
tuyến theo hướng cá nhân hóa, tùy vào sự quan tâm và nhu cầu của người dùng,
kết hợp ứng dụng của công nghệ AI mà truyền tải thông điệp video quảng cáo đến
đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó giảm sự tin cậy và tăng khả năng người
dùng tiếp tục xem video của doanh nghiệp.
5.3. Hạn chế nghiên cứu
Cũng như bất kỳ nghiên cứu nào khác, bài nghiên cứu này có một số hạn chế nhất
định, mà từ đây sẽ tạo thêm nhiều hướng đi, cơ hội cho các bài nghiên cứu khác
trong tương lai.
- Đầu tiên, đối tượng chủ yếu của bài nghiên cứu chỉ giới hạn ở nhóm người dùng
Facebook là sinh viên đại học và người đi làm trong một độ tuổi nhất định và trong
khu vực nội thành TP.HCM. Do đó, sẽ rất có giá trị nếu nhân rộng nghiên cứu này
với một mẫu lớn hơn và đa dạng hơn.
- Thứ hai, bài nghiên cứu chưa đo lường được về sự tập trung của người xem trong
các tình huống thực tế và hoàn cảnh khác nhau và chưa thể đo lường mức độ quá
tải về nhận thức gây ra bởi sự phức tạp về hình ảnh trong quảng cáo. Do đó, có thể
cần phải phát triển một thang đo để nắm bắt đầy đủ hơn các yếu tố liên quan đến
độ dài và sự gián đoạn mang lại của quảng cáo để đánh giá mức độ xâm nhập cụ
thể do video quảng cáo gây ra.
- Thứ ba, mặc dù nghiên cứu hiện tại cung cấp những hiểu biết có giá trị về việc bỏ
qua video quảng cáo trực tuyến trên nền tảng Facebook, nhưng vẫn cần nghiên cứu
sâu hơn để nắm rõ hơn về việc bỏ qua video quảng cáo. Sự hiện diện và tầm quan
trọng của các lý do bỏ qua có thể thay đổi tùy theo các tình huống cụ thể của người
dùng. Lấy ví dụ các trường hợp như: Những người tìm kiếm thông tin cụ thể trong
một khoảng thời gian giới hạn có thể có những lý do khác nhau để tránh quảng cáo
trên Facebook như: Áp lực về thời gian, quảng cáo không liên quan hoặc không
đúng mục tiêu, không có nguồn lực nhận thức để dành cho quảng cáo… Do đó,
một lĩnh vực nghiên cứu trong tương lai được cả các nhà nghiên cứu, người tiêu
dùng, và các nhà quảng cáo Facebook quan tâm phải là một nghiên cứu toàn diện
xem xét ảnh hưởng của các lý do né tránh khác nhau trong các tình huống người
xem khác nhau. Kết quả của nghiên cứu như vậy sẽ giúp các nhà quảng cáo
Facebook thiết kế các công cụ tương tác khác nhau để giảm bớt mức độ xâm nhập
cũng như việc bấm bỏ qua quảng cáo của người tiêu dùng trên nền tảng Facebook.

You might also like