Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ May & Thời trang – GFAC HUFI 5-2023

THIẾT KẾ BỘ SƯU TẬP VÍ CẦM TAY NAM VÀ NỮ


BẰNG NGHỆ THUẬT GHÉP VẢI QUILTING

Nguyễn Ngọc Như Ý, Phan Hoàng Sang, Ngô Hoài Quang Trung *
Khoa Công nghệ May và Thời trang, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, HUFI
*
Email: trungnhq@hufi.edu.vn
Ngày nhận bài: 10/03/2023 ; Ngày chấp nhận đăng: 25/04/2023

TÓM TẮT

Nghiên cứu này hạn chế lượng vải vụn thải ra từ các môn học thực hành tại Xưởng May
HUFI. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các bạn sinh viên.Đồng thời tạo ra bộ sưu tập
ví cầm tay nam và nữ bằng nghệ thuật ghép vải Quilting có tính mỹ thuật và ứng dụng phù
hợp với thế hệ trẻ

Từ khóa: nghệ thuật quilting, ví cầm tay nam, ví cầm tay nữ

1. MỞ ĐẦU

Quilting là kỹ thuật chần vải có nguồn gốc từ Mỹ qua nhiều thế kỉ và được thực hiện
bằng cách may ghép các tấm vải vụn lại thành một tấm vải. Việc này bắt nguồn từ việc
những người dân di cư đến Mỹ gặp khó khăn trong việc chuyên chở vải vóc, vốn dày và
nặng, nên họ nghĩ đến việc giữ lại các tấm vải may thừa và ghép chúng lại.
Ở Bắc Mỹ, nơi những người định cư đầu tiên từ Anh và Hà Lan thành lập Quilting như
một nghề thủ công phổ biến và có một truyền thống làm "chăn ong" cho một cô gái sắp kết
hôn, với mục đích khâu toàn bộ chăn trong một ngày. Một 'Chiếc váy cô dâu' của người Mỹ
trong bộ sưu tập đã được làm ra cho đám cưới của John Haldeman và Anna Reigart vào năm
1846. Nó sử dụng một mô hình được gọi là “sunburst” hoặc “mặt trời mọc”; phổ biến cho sự
kết hợp mang tính biểu tượng vào một ngày mới.
Tại Anh, Quilting được phổ biến nhất vào thế kỷ 17, khi nó được sử dụng cho việc khâu
chăn lụa size lớn và quần cho những người giàu có, và sau đó Quilting được ứng dụng để
làm áo lót, áo khoác, và áo gile
Trong nghiên cứu của IDH năm 2020, 75% vải vụn được thu gom và tái chế không
chính thức và nhãn hàng hay các nhà máy dệt may không biết được vải vụn được xử lý thế
nào. Với các nhà tái chế tại Việt Nam, họ phải đối mặt với các vấn đề về chất lượng rác thải
hiện tại không được phân loại tốt, thời gian tìm kiếm nguồn cung ứng lâu, gây khó khăn
trong việc truy xuất nguồn gốc và họ phải tốn thêm 20-30% chi phí nhân công cho việc phân
tách thành phần vải vụn. Việc kêu gọi hợp tác giữa đa bên, đồng thuận nhằm tăng hiệu quả
phân loại vải vụn, minh bạch và truy xuất được dữ liệu nguồn thải nhằm thu hút đầu tư đơn
vị tái chế, đồng thời thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp nội
địa cho chính doanh nghiệp dệt may Việt Nam.

162
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ May & Thời trang – GFAC HUFI 5-2023

Tại Việt Nam, cộng đồng người yêu thích Quilting ngày càng tăng lên, nhu cầu được sử
dụng các sản phẩm này cũng đang rất lớn, dù giá của một bộ ga gối Quilting thường rất
cao.Những sản phẩm chăn ga Quilting hiện nay đã xuất hiện trong các phòng tân hôn của các
cặp đôi mới cưới, trong các món quà độc đáo gửi người phương xa, gửi gắm các thông điệp
ý nghĩa hay trong các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm đặc biệt.
Dựa vào những tác hại trên, chúng ta thấy lượng vải vụn sản xuất hằng năm sẽ bỏ ra
ngoài thị trường là rất lớn. Bên cạnh đó, hiện nay, các công ty dệt may nói chung và ngành
may xuất khẩu ở Việt Nam nói riêng cũng đã có những bước ngoặc tái sử dụng lại các loại
vải vụn với mục đích giảm thiểu lượng rác thải rắn đồng thời nhằm tăng doanh thu cho công
ty. Do số lượng, chất lượng và thành phần vải vụn chưa được thống kê một cách hiệu quả
nên việc tái sử dụng và tạo thành phẩm từ các nghệ thuật ghép vải Quilting được coi là một
giải pháp rất tốt ở thời điểm nay. Với số lượng vải, màu sắc và sợi vải sử dụng trong may
mặc , sẽ tồn tại rất lâu ngoài môi trường sống nên việc tái sử dụng lại nguồn nguyên phụ liệu
này là cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hiện chưa có đề tài nghiên
cứu nào đề cập cụ thể đến việc tái sử dụng các loại vải vụn trong lĩnh vực thời trang, đặc biệt
là những sản phẩm thời trang nhỏ gọn đáp ứng nhu cầu hàng ngày của giới trẻ như túi xách
và ví cầm tay ứng dụng nghệ thuật ghép vải Quilting.

2. NGHIÊN CỨU

2.1. Chất liệu của ví

2.1.1 Vải Nylon

Vải Nylon là một trong những chất liệu được sử dụng để may túi xách, balo, túi du lịch,
vali, ví cầm tay, Đặc biệt, vải nylon có khả năng chống nước tuyệt với, bảo vệ đồ vật bên
trong bất kể thời tiết mưa bão.

Hình 1: Vải Nylon

163
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ May & Thời trang – GFAC HUFI 5-2023

2.2.2. Vải Cotton

Vải Cotton là loại vải được sử dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thời trang, từ
việc sản xuất quần áo cho đến phụ kiện thể thao như túi, balo, tất, nón.

Sở dĩ vải Cotton được sử dụng phổ biến như thế là nhờ vào những ưu điểm vượt trội
như khả năng thấm hút mồ hôi tốt, có độ bền, độ mài mòn ít, dễ nhuộm màu cũng như ngăn
ngừa nấm mốc. Người ta thường pha vải cotton với các loại vải khác để gia tăng độ bền cho
sản phẩm.

Hình 2: Vải Cotton

2.2.3. Vải lót

Bên cạnh lớp vải chính, đa số các túi xách sẽ được may thêm một lớp vải lót bên trong
để giúp túi trở nên thẩm mỹ và nâng cao tính bền bỉ của sản phẩm. Vải lót túi xách thường
được làm từ vải sợi tự nhiên hoặc tổng hợp. Ngoài việc sản xuất túi xách thì vải lót cũng
được ứng dụng trong các sản phẩm khác như quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang,

Hình 3: Vải Lót

164
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ May & Thời trang – GFAC HUFI 5-2023

2.2.4.Vải Polyester

Bên cạnh vải Cotton thì vải Polyester cũng là loại vải được ứng dụng phổ biến không
kém trong việc may túi xách, balo. Đặc tính của vải Polyester là không bị co lại khi giặt, ít
nhăn, ít co giãn đặc biệt là khả năng chống nước tốt, không bị phai màu theo thời gian.

Một số loại vải Polyester may túi có thể kể đến là vải 1680D, vải 1680, vải 800D, vải
600. Mỗi loại vải sẽ được ứng dụng để may những kiểu túi khác nhau, từ những chiếc túi có
giá thành phải chăng đến những chiếc túi thuộc phân khúc cao cấp.

2.2. Phương pháp thực hiện

Dựa trên lượng vải vụn của sinh viên Khoa Công nghệ May và Thời trang trong các
buổi thực tập tại Xưởng, tiến hành phân loại theo kích thước, chất lượng, mẫu vải.

Phác thảo bản vẽ các sản phẩm ví cẩm tay phù hợp với các mẫu vải và đặc điểm của thế
hệ Z. Tiến hành may và hoàn thiện bộ sưu tập ví cầm tay nam và nữ bằng nghệ thuật ghép
vải.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Bản vẽ thiết kế

Hình 4: Bản vẽ thiết kế ví cầm tay

3.2. Quá trình thực hiện sản phẩm

Bước 1: Phân loại vải đã thu được từ xưởng may HUFI theo màu sắc, hình dạng, kích thước

Bước 2: Cắt vải lót ví cầm tay, cắt các hình vuông bằng nhau để ghép vải.

165
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ May & Thời trang – GFAC HUFI 5-2023

Bước 3: May cố định các mảnh ghép hình vuông lại với nhau thảnh khổ vải

Bước 4: Cắt vải chính, vải đắp từ các mảnh vải nhỏ ghép lại với nhau thành khổ vải lớn

Bước 5: Lắp ráp các miếng ví lại với nhau.

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm

3.3. Sản phẩm cuối cùng.

Ví quilting cầm tay hình chữ nhật được ghép lại từ nhiều mảnh vải nhiều màu sắc, dễ
thương, tạo nên một chiếc ví nghệ thuật đầy cảm hứng.

Hình 5. Sản phẩm ví cầm tay mặt trước và mặt sau

166
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ May & Thời trang – GFAC HUFI 5-2023

4. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu, nhóm tác giả đã đáp ứng được mục tiêu hạn chế lượng vải vụn tại
xưởng may và thời trang của Khoa Công nghệ may và Thời trang thuộc trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh bằng cách tái sử dụng vải vụn với mục
đích chế tạo sản phẩm ví ghép vải quilting. Sản phẩm đã được sử dụng hiệu quả và thiết
kiệm được chi phí. Kết quả nghiên cứu về đề tài giúp trao dồi thêm kiến thức về ví cầm tay,
cách thiết kế ví cầm tay, đặc biệt giúp cho việc tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả sử dụng
lâu dài.
Hướng phát triển của tiếp theo nghiên cứu có thể thiết kế ví Quilting với nhiều hình
dáng khác nhau như hình lục giác, hình tam giác,…Đồng thời phát triển thêm nhiều sảm
phẩm đa dạng như túi xách, balo, túi du lịch, …để có thể đa dạng thêm về sản phẩm. Từ đó
có thể phát triển thành một mô hình kinh doanh để đưa sản phẩm rộng ra bên ngoài thị
trường hơn, đến tay với nhiều người dung hơn.

Lời cảm ơn: Đề tài nghiên cứu này được tài trợ bởi Trường Đại học Công nghiệp thực
phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (HUFI) trong khuôn khổ Đề tài nghiên cứu khoa học sinh
viên cấp Trường năm học 2022-2023. Chúng tôi xin cảm ơn Khoa Công nghệ May và Thời
trang nói riêng và Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (HUFI)
nói chung đã hỗ trợ thời gian, phương tiện và cơ sở vật chất cho nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thuỳ Dung, Xu hướng thời trang Xuân – Hè 2021: Cuộc “đổ bộ” của những kiểu dáng
bất quy tắc, www.gerbertechnology.com, truy cập ngày 12/01/2021.

167
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Công nghệ May & Thời trang – GFAC HUFI 5-2023

DESIGN FOR THE COLLECTION OF CLUTCHES FOR MEN AND WOMEN


IMPLEMENTING THE ART OF QUILTING

Nguyen Ngoc Nhu Y, Phan Hoang Sang, Ngo Hoai Quang Trung *
Ho Chi Minh City University of Food Industry
*
Email: trungnhq@hufi.edu.vn
Receipt date: 10/03/2023; Acceptance date for posting: April 25, 2023

This study is to recycle the amount of scrap from the practice of many subjects at HUFI
garment factory, therefore, to improve the awareness of the students in protecting the
surrounding environment. Moreover, conducting a design for the collection of clutches for
both men and women applying the art of quilting which is highly aesthetic and applicable for
young generation.

Keywords: the art of quilting, men’s clutch, women’s clutch

Authors:
1) Full name: Nguyen Ngoc Nhu Y
Student at Faculty of Textile Technology and Fashion – Ho Chi Minh City University of
Food Industry
MSSV : 2043211252 –12DHKDTT2.
2) Full name: Phan Hoang Sang
Student at Faculty of Textile Technology and Fashion – Ho Chi Minh City University of
Food Industry
MSSV : 2027211614 –12DHCM1.
1) Full name: Ngo Hoai Quang Trung
Lecturer at Faculty of Textile Technology and Fashion – Ho Chi Minh City University
of Food Industry

168

You might also like