Phạm Quốc Tú-22103134-Lớp CH05 - QLĐĐ4-Ô nhiễm môi trường và sử dụng đất đai

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

Lớp: CH05_QLĐĐ04

Họ tên: Phạm Quốc Tú


MSHV: 22103134
Giảng viên: PGS. TS Nguyễn Đinh Tuấn

KIỂM TRA GIỮA KỲ


MÔN: Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Đề: Trình bày hiện trạng môi trƣờng của một địa phƣơng từ cấp huyện trở
lên mà anh chị biết? (Không quá 10 trang).

Bài làm

HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG TẠI LƢU VỰC SÔNG VÀM
CỎ ĐÔNG CHẢY QUA ĐỊA PHẬN TỈNH TÂY NINH NĂM 2023
* PHẢN ÁNH CỦA NGƢỜI DÂN:
Địa bàn tỉnh Tây Ninh đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất tinh bột sắn, chăn
nuôi gia súc thường xuyên xả thải trực tiếp ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm
môi trường, khiến người dân lo lắng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chủ yếu là
khu vực thuộc thị xã Hòa Thành và huyện Gò Dầu.
Cụ thể vào đầu năm 2023, hàng chục hộ dân sống ven sông Vàm Cỏ Đông
đoạn đi qua địa phận xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh liên tục
phản ánh, nước sông Vàm Cỏ Đông đổi thành màu đen bất thường, trên mặt
sông có nhiều váng dầu, kèm theo mùi hôi nồng rất khó chịu, Đặc biệt, mùi hôi
càng nặng vào ban đêm, gây cảm giác nôn ói nếu phải hít thở lâu..
Đa số người dân ở đây chủ yếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng
khoan nên rất lo ngại về tình hình ô nhiễm này.
Trao đổi về phản ánh của người dân, lãnh đạo ở địa phương cho biết sau
khi khảo sát thực tế, đã kiến nghị các ngành chức năng vào cuộc để tìm hiểu
nguyên nhân và truy tìm nguồn thải gây ô nhiễm nếu có để xử lý theo quy định.
* HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM THỰC TẾ
Theo ghi nhận thực tế, đoạn rạch khoảng 500m, tại khu vực cầu Rạch Rễ
Dưới, ngang Quốc lộ 22B chảy ra sông Vàm Cỏ Đông, dòng nước có màu đen,
đục, xuất hiện nhiều bọt khí màu trắng, bốc mùi hôi thối.
- Địa phận thị xã Hòa Thành:
Nhiều hộ dân ở ấp Trường Ân, xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh
Tây Ninh bức xúc phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp trên địa bàn xã
1
Trường Đông thường xuyên xả nước thải có mùi hôi khó chịu ra con rạch Rễ
Dưới, đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Ông Nguyễn Chí Hiếu (40 tuổi, ngụ ấp Trường Ân, Xã Trường Đông) chia
sẻ, khi các doanh nghiệp trên địa bàn xã Trường Đông xả nước thải, dòng nước
tại rạch Rễ Dưới dẫn ra sông Vàm Cỏ Đông thường xuyên chuyển sang màu
đen, đục, trên mặt nước xuất hiện nhiều bọt khí và lớp màng màu trắng, bốc mùi
hôi thối. Nguồn nước ô nhiễm tràn vào đất canh tác của người dân khiến cho cây
lúa, hoa màu thường xuyên bị thiệt hại nặng.
Bà Trần Thị Nhịn (61 tuổi, ngụ ấp Trường Ân, xã Trường Đông) cho biết,
nhiều năm nay tình trạng ô nhiễm tại các tuyến rạch trên địa bàn ấp Trường Ân
diễn ra thường xuyên, bị ô nhiễm nặng nề nhất là rạch Rễ Dưới. Tuyến rạch này
thường bốc mùi hôi thối, khiến cho cuộc sống của gia đình và người dân sinh
sống gần rạch bị đảo lộn.
Thời gian gần đây, nguồn nước từ rạch Rễ Dưới bốc mùi nặng hơn, nhất là
lúc nửa đêm đến gần sáng. Bà Trần Thị Nhịn cũng cho biết, mùi hôi khiến cho
nhiều người bị chóng mặt, buồn nôn, khi ăn cơm phải đóng cửa để hạn chế mùi
hôi.
Ông Võ Hòa Hiệp (43 tuổi, ngụ ấp Trường Huệ, xã Trường Tây, thị xã Hòa
Thành) có đất canh tác lúa liền kề với rạch Rễ Dưới cho biết, trên 10 năm nay,
nguồn nước tại rạch bị ô nhiễm nặng, khiến cho cây lúa và hoa màu bị thối rễ,
úng phần thân và chết dần, người dân nhiều lần phun thuốc bảo vệ thực vật
nhưng không thể cứu chữa. Muốn trồng trọt canh tác, người dân phải đắp đập,
ngăn không cho nước tràn vào đất, đồng thời phải bơm nước giếng khoan lên
ruộng để tưới.
Do đó, nhiều người phải bỏ hoang đất ruộng do canh tác không hiệu quả
hoặc không còn vốn để đầu tư. Mỗi khi các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn
xã Trường Đông xả thải thì tôm, cá đều chết nổi lên trên các tuyến kênh, rạch.
Hoạt động xả thải của Công ty TNHH May Xuất Nhập khẩu Thành Trực có
3 thông số vượt so với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp,
do đó doanh nghiệp đã bị xử phạt hơn 79 triệu đồng.
Cũng theo ông Võ Hòa Hiệp, khi người dân tiếp xúc với nguồn nước tại
rạch Rễ Dưới thì thường xuyên xảy ra hiện tượng ngứa, nổi mẩn đỏ dưới da và
bị nhiễm trùng nếu da bị trầy xước. Bản thân ông khi có vết thương ngoài da thì
không dám tiếp xúc với nguồn nước; còn khi có việc phải tiếp xúc với nguồn
nước thì phải dùng xăng để rửa tay, chân. Nếu tắm, gội bằng xà phòng thông

2
thường thì không thể sạch chất nhờn bám vào da và không khử hết được mùi hôi
thối.
Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền địa phương
nhưng vẫn chưa có biện pháp khắc phục triệt để. Hơn 10 năm nay, tình trạng ô
nhiễm vẫn cứ tiếp diễn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt,
sức khỏe, đất canh tác của người dân.
Ông Võ Hòa Hiệp kiến nghị các cấp chính quyền địa phương, ban ngành
liên quan sớm vào cuộc giải quyết tình trạng này, đồng thời đề nghị các doanh
nghiệp sản xuất trên địa bàn, xử lý nước thải theo đúng quy định trước khi thải
ra môi trường, không gây ô nhiễm để tránh thiệt hại và đảm bảo sức khỏe cho
người dân.
Ông Ngô Tùng Minh, Trưởng ấp Trường Ân, xã Trường Đông, thị xã Hòa
Thành cho biết, nhiều năm nay người dân sinh sống gần tuyến rạch Rễ Giữa và
rạch Rễ Dưới, thuộc địa bàn ấp Trường Ân thường xuyên phản ánh về tình trạng
ô nhiễm môi trường, có nhiều lúc nguồn nước chuyển sang màu đen, đục, mặt
nước xuất hiện nhiều bọt khí màu trắng, bốc mùi hôi thối; có thời điểm các loại
thủy sản như tôm, cá, ốc... bị chết hàng loạt do nguồn nước bị ô nhiễm nặng,
nguồn nước còn làm cho nhiều diện tích canh tác lúa và hoa màu của người dân
bị hư hại.
Cũng theo ông Ngô Tùng Minh, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm là
do các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn xã Trường Đông xả nước thải chưa
qua xử lý ra môi trường và thường xả nước thải vào đêm khuya nên rất khó phát
hiện.
- Địa phận huyện Gò Dầu:
Các nhà liền kề với mương nước thải dẫn ra rạch Bàu Nâu của trang trại
ông Lê Trường Đức (ấp Cẩm An, xã Cẩm Giang, huyện Gò Dầu; đang nuôi 900
con lợn thịt), chị Nguyễn Thị Hằng cho biết, tình trạng ô nhiễm của trang trại
này đã kéo dài trong nhiều năm. Mùi hôi thối nồng nặc khiến cuộc sống gia đình
chị bị đảo lộn, việc kinh doanh buôn bán bị ảnh hưởng rất lớn. "Mùi hôi thối gắt
nồng, đôi khi còn có mùi của lợn chết, gây cảm giác khó chịu, buồn nôn. Nhiều
người dân ở đây hiện nay bị viêm xoang, viêm mũi, đau đầu, dị ứng… Lúc ăn
cơm cũng phải đóng cửa để hạn chế mùi hôi. Người già, trẻ em đều không ai
chịu nổi", chị Hằng bức xúc.
Cách trang trại ông Đức khoảng 300 m là trang trại chăn nuôi lợn nái của
ông Lê Văn Công (ấp Trường Đức, xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành) xả thải
trực tiếp ra rạch Bàu Nâu. Theo ông Trần Phước Vinh (ngụ ấp Trường Đức),
gần 10 năm nay, trại nuôi lợn này liên tục xả thải trực tiếp ra rạch, chôn lấp lợn
3
chết ở khu vực xung quanh, gây ra mùi hôi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh
hoạt khiến người dân rất bức xúc. Bà con đã nhiều lần phản ánh đến chính
quyền địa phương, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.
* XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM
Ông Lâm Thanh Bình, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã
Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết, nhận được phản ánh của người dân về tình
trạng các cơ sở xả thải gây ô nhiễm môi trường tại rạch Rễ Dưới, Phòng đã tiến
hành kiểm tra.
Qua đánh giá trực quan, nguồn nước tại rạch Rễ Dưới hiện tại chưa đảm
bảo về các yếu tố về môi trường, có mùi hôi, tích tụ cặn thải từ các nguồn xả
trên địa bàn, trong đó có các nguồn thải từ các hộ dân, nước thải từ các cơ sở
chăn nuôi nhỏ lẻ, các cơ sở sản xuất tinh bột sắn... lén xả ra môi trường vào đêm
khuya.
Thời gian qua, cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức kiểm tra nhưng
chưa phát hiện cơ sở vi phạm. Theo ghi nhận, hiện tượng sủi bọt trắng bốc mùi
hôi thối, trên bề mặt ruộng canh tác của người dân xuất hiện lớp màng đục màu
xanh xám (khoảng 500m2), tại rạch Rễ Dưới có thể là do hiện tượng bùn đất tích
tụ lâu ngày, dẫn đến hiện tượng kỵ khí.
Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hòa Thành cho biết,
hiện nay chất lượng nước sông trên địa bàn vẫn chưa đảm bảo, đặc biệt là vào
mùa khô, trên các tuyến kênh rạch thường có hiện tượng nguồn nước chuyển
sang màu đen, bốc mùi hôi thối... ảnh hưởng đến môi trường. Để kiểm soát được
công tác xử lý, xả nước thải của các cơ sở sản xuất, cần có quy định về trang bị
thiết bị quan trắc tự động tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải, để giám sát
việc xả thải; từ đó, giúp ngành chức năng quản lý chặt chẽ việc chấp hành các
quy định về môi trường của doanh nghiệp, tránh tình trạng một số doanh nghiệp
sản xuất lén xả nước chưa qua xử lý ra môi trường vào bao đêm.
Thời gian tới, Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Hòa Thành sẽ chủ
động phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Trường Đông thường xuyên kiểm tra tại
các cơ sở sản xuất trên địa bàn, đặc biệt là tại các cơ sở sản xuất, chế biến tinh
bột sắn, nếu phát hiện có sai phạm sẽ báo cáo các cơ quan chuyên môn xử lý
theo quy định.
* XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM
Ngành chức năng của tỉnh đã vào cuộc phát hiện 9 doanh nghiệp vi phạm
về xả nước thải vượt chuẩn ra môi trường, không vận hành công trình xử lý chất
thải; đặt cống ngầm, máy bơm công suất lớn xả thải thẳng ra môi trường, không

4
nằm trong giấy phép xả thải, giấy xác nhận hoàn thành công trình xử lý nước
thải do cơ quan chức năng của tỉnh cấp trước đó... với tổng số tiền xử phạt vi
phạm hành chính gần 2,9 tỷ đồng.
Trong đó, xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành (là địa phương được tỉnh
lựa chọn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023) có 6/10 cơ sở chế biến
tinh bột sắn xả nước thải có từ 1 - 2 chỉ tiêu vượt chuẩn cho phép; 2 cơ sở có
hành vi xây lắp, lắp đặt đường ống xả thải trái phép để xả thải không qua xử lý
ra môi trường. UBND tỉnh đã có quyết định xử phạt Công ty Trách nhiệm hữu
hạn dịch vụ Lê Tính 830 triệu đồng; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đặng Hùng
Duy và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Thúy, mỗi đơn vị bị phạt 800 triệu
đồng; Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Phùng Xuân bị phạt 120 triệu đồng…
Trước đó vào năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh
phối hợp với các đơn vị chức năng xử phạt hành chính 10 cơ sở chế biến tinh bột
sắn trên địa bàn xã Trường Đông với tổng số tiền trên 982 triệu đồng (có cơ sở
bị xử phạt 2 lần) về hành vi xả thải không đạt chuẩn ra môi trường. Một số
doanh nghiệp ở xã Trường Đông đã bị phạt nặng gồm: Doanh nghiệp tư nhân
Đoàn Minh Thanh bị phạt 170 triệu đồng, Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Văn
Đặng bị phạt 134 triệu đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ngân Khoa bị phạt
96 triệu đồng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tân Thúy bị phạt 30 triệu đồng...
*PHƢƠNG HƢỚNG KHẮC PHỤC
Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Trường Đông Huỳnh Thiện Huấn, địa
phương hiện vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp có hành vi lén lút xả thải
gây ô nhiễm môi trường. Chính quyền địa phương đã ghi nhận phản ánh của
người dân và có báo cáo với ngành chuyên môn để kịp thời xử lý theo quy định.
Ủy ban nhân dân xã đã tăng cường kiểm tra, vận động các doanh nghiệp tuân
thủ nghiêm Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đến nay, địa bàn vẫn còn tình
trạng vi phạm.
Ông Lê Hồng Vân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hòa Thành cho
biết, có tình trạng các cơ sở sản xuất trên địa bàn (có đầu tư hệ thống xử lý chất
thải) xả thải chưa xử lý ra môi trường, do công suất xử lý không đáp ứng được
so với quy mô sản xuất. Theo ghi nhận, để đầu tư hệ thống xử lý chất thải hoàn
chỉnh, đáp ứng được nhu cầu sản xuất, các doanh nghiệp phải bỏ ra số tiền rất
lớn. Do đó, các doanh nghiệp này thường lén lút xả thải ra môi trường hoặc chây
ỳ, chấp nhận bị phạt để hoạt động cầm chừng, dẫn đến tái diễn tình trạng gây ô
nhiễm môi trường.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Hòa Thành thông tin, hiện tại, xung
quanh các nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Trường Đông đang có dân cư sinh
5
sống tập trung đông. Để đảm bảo thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường và
sức khỏe cho người dân, thời gian tới, thị xã kiên quyết xử lý triệt để các cơ sở
gây ô nhiễm nghiêm trọng, không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm mới. Các
doanh nghiệp thường xuyên vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, ngoài biện pháp
xử phạt vi phạm hành chính, địa phương sẽ đề xuất áp dụng hình thức phạt bổ
sung, tước giấy phép hoạt động có thời hạn đối với các cơ sở vi phạm; niêm
phong, đình chỉ hoạt động các cơ sở này theo quyết định xử phạt của cấp có
thẩm quyền... Nếu các doanh nghiệp không khắc phục các hành vi vi phạm, xã
sẽ áp dụng hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động, cưỡng chế biện pháp
khắc phục hậu quả, buộc di dời dự án, cơ sở sản xuất không đảm bảo môi trường
đến vị trí phù hợp với quy hoạch, phân vùng môi trường, đánh giá khả năng chịu
tải của môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Ông Trần Minh Sơn, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh
Tây Ninh cho biết, để ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường của các doanh
nghiệp trên địa bàn, Sở đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn
số 2177/UBND-KT, ngày 17/7/2023 về việc chấn chỉnh công tác quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường. Theo đó, các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố
tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia
cầm, kịp thời phát hiện và xử lý các cơ sở xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Sở đã có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư phải xây dựng hoàn chỉnh các công
trình xử lý chất thải theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê
duyệt; lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trình cơ quan quản lý Nhà
nước có thẩm quyền thẩm định, cấp giấy phép môi trường trước khi vận hành
thử nghiệm công trình xử lý chất thải; không được phép đưa dự án đi vào hoạt
động và xả nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt quy chuẩn quy định ra môi
trường. Các doanh nghiệp có hành vi tái phạm nhiều lần, Sở sẽ đề xuất chính
quyền địa phương rà soát xây dựng lộ trình di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường ra khỏi khu vực dân cư./.

You might also like