Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG VIỆC SỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI ĐỊA PHƯƠNG

@ Thanh Phú
ứng dụng vi sinh vật trong bảo vệ môi trường nước nổi bật nhất chính là xử lý nước thải và khôi phục
hệ sinh thái trong môi trường nước. Các công đoạn ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong việc làm
sạch môi trường nước -xử lí bằng vsv kị khí Gồm các giai đoạn chính:
Gđ1:Thuỷ phân
Gđ2:acid hoá
Gđ3:acetane hoá
Gđ4:methane hoá -xử lí bằng vsv hiếu khí:
Gđ1:các chất hữu cơ bị oxy hoá
Gđ2:vsv tiến hành tổng hợp tế bào mới
Gđ3:vsv phân huỷ nội bào vì khan hiếm nguồn thức ăn
Công nghệ xử lý nước thải được lựa chọn thuộc công nghệ mới cải tiến có cơ sở khoa học và thực tế
phù hợp trong điều kiện khu vực Nam Bình Dương và đây là lần đầu tiên tại Bình Dương áp dụng công
nghệ: Bể bùn hoạt tính theo mẻ cải tiến với dòng nước thải châm vào liên tục trong suốt các pha của
chu trình xử lý-ASBR với công suất giai đoạn I là 17.650 m3/ng.đ (trong khi bể bùn hoạt tính theo mẻ
truyền thống- SBR chỉ thích hợp với công suất khoảng 5.000 – 7.000 m3/ng.đ)
Công nghệ xử lý gồm: Nước thải từ hộ thoát nước →Bể tiếp nhận/song chắn rác→Bể lắng cát thổi
khí→ASBR→Khử trùng bằng tia cực tím→Hồ ổn định→sông Sài Gòn.
@Khánh Ngọc
Nhóm mình đề xuất cách xử dụng công nghệ vi sinh bằng công nghệ AAỞ.
Công nghệ AAO bao gồm 3 quá trình:

Quá trình Anaerobic ( quá trình kỵ khí)


Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật kỵ khí có thể đơn giản hóa quá trình phân hủy kỵ
khí bằng các phương trình hóa học như sau:
- Chất hữu cơ + VK kỵ khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng
- Chất hữu cơ + VK kỵ khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới)
Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas.

Quá trình phân hủy kỵ khí được chia thành 3 giai đoạn chính: phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử
(thủy phân), tạo các axit, tạo methane, xảy ra đồng thời trong quá trình phân hủy kỵ khí chất hữu cơ.

• Thủy phân: Dưới tác dụng của enzyme do vi khuẩn tiết ra, các phức chất và các chất không tan
(polysaccharides, protein, lipid) chuyển hóa thành các phức đơn giản hơn hoặc chất hòa tan (đường,
các amino acid, acid béo).
Quá trình này xảy ra chậm. Tốc độ thủy phân phụ thuộc vào pH, kích thước hạt và đặc tính dễ phân
hủy của cơ chất. Chất béo thủy phân rất chậm.
• Acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản
như acid béo dễ bay hơi, alcohols, acid lactic, methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.
• Methane hóa (methanogenesis): Acetic, H2, CO2, acid fomic và methanol chuyển hóa thành
methane, CO2 và sinh khối mới.
Quá trình Anoxic ( thiếu khí)
Tại bể Anoxic, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử lý N và P thông qua quá
trình Nitrat hóa và Photphoril.
Quá trình khử Nitrat
Khử nitrate, bước thứ hai theo sau quá trình nitrate hóa, là quá trình khử nitrat-nitrogen thành khí
nitơ, nito oxitN2Ohay NO được thực hiện trong môi trường thiếu khí (Anoxic) và đòi hỏi một chất cho
electron là chất hữu cơ hoặc vô cơ.
Hai con đường khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống sinh học đó là:
• Đồng hóa: Quá trình khử nitrat thành amoniac NH4+ sử dụng cho tổng hợp tế bào. Nó xảy ra khi
amoniac không có sẵn, độc lập với sự ức chế của oxy.
• Dị hóa (hay khử nitrate): Khử nitrat bằng con đường dị hóa liên quan đến sự khử nitrat thành
nitrit, oxit nito và khí nitơ: NO3- => NO2- =>NO(g)=> N2O (g) => N2(g)
Phương trình sinh hóa của quá trình khử nitrate sinh học:
Tùy thuộc vào nước thải chứa carbon và nguồn nitơ sử dụng.
Phương trình năng lượng sử dụng methanol làm chất nhận electron:
6 NO3- + 5 CH3OH => 5 CO2 + 3 N2 + 7 H2O + 6 OH-
Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối:
 NO3- + 1,08 CH3OH + 0,24 H2CO3 => 0,056 C5H7O2N + 0,47 N2 + 1,68 H2O + HCO3-
 O2 + 0,93 CH3OH + 0,056 NO3- => 0,056 C5H7O2N + 0,47 N2 + 1,04 H2O + 0,59 H2CO3 + 0,56
HCO3-
Phương trình năng lượng sử dụng metanol, amoniac-N làm chất nhận electron:
NO3- + 2,5 CH3OH + 0,5 NH4+ + 0,5 H2CO3 => 0,5 C5H7O2N + 0,5 N2 +4,5 H2O + 0,5 HCO3-
Phương trình năng lượng sử dụng metan làm chất nhận electron:
5 CH4 + 8NO3- => 4 N2 + 5 CO2 + 6 H2O + 8 OH-
Toàn bộ phản ứng gồm cả tổng hợp sinh khối sử dụng nước thải làm nguồn cacbon, amoniac-N, làm
chất nhận electron:
NO3- + 0,345 C10H19O3N + H+ + 0,267 NH4+ + 0,267 HCO3- => 0,612 C5H7O2N + 0,5 N2 +2,3
H2O + 0,655 CO2
Quá trình Oxic (Hiếu khí)
Quá trình phân hủy hiếu khí dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí, chúng sẽ sử dụng oxy
hòa tan có trong nước để phân giải chất hữu cơ (chất ô nhiễm cần xử lý). Các vi sinh vật Pseudomonas
Denitrificans, Baccillus Licheniforms,… sẽ khử nitrat thành N2 và thải vào không khí. Điều kiện chung
cho vi khuẩn nitrat hóa pH = 5,5 – 9 nhưng tốt nhất là 7,5. Khi pH < 7 thì vi khuẩn phát triển chậm, oxy
hòa tan cần là 0,5 mg/l, nhiệt độ từ 5 – 40oC.
Quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải gồm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ.
CxHyOz + O2 → CO2 + H2O + ∆H
- Giai đoạn 2: Tổng hợp xây dựng tế bào
CxHyOz + O2 → tế bào VSV + CO2 + H2O + C5H7NO2 – ∆H
- Giai đoạn 3: oxy hóa chất liệu tế bào.
C5H7¬NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH2 ± ∆H’
Lý do nhóm mình chọn phương pháp này là vì
Chí phí đầu tư thấp, chi phí của hệ thống bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị chính như Máy
thổi khí, máy khuấy chìm, bơm…,
– Phát sinh ít bùn thải hơn so với các công nghệ sinh học hiếu khí khác
– Chất lượng nước đạt tiêu chuẩn A hoặc B, tùy vào mục tiêu thiết kế
– Tiêu thụ ít năng lượng
@Nguyễn Thiên Phú
Công nghệ vi sinh vật đã được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý môi trường nước để làm sạch nước và
giảm ô nhiễm. Dưới đây là một số loại ứng dụng công nghệ vi sinh vật phổ biến và các công đoạn
được sử dụng:
Lọc sinh học (Biological Filtration):
Sử dụng vi khuẩn, vi rút, và các loại vi sinh vật khác để phân hủy chất hữu cơ trong nước.
Các hệ thống lọc sinh học thường được sử dụng trong hồ cá, bể bơi, và các hệ thống xử lý nước thải.
Xử lý nước thải (Wastewater Treatment):
Vi sinh vật được sử dụng trong các bể lọc sinh học để loại bỏ chất hữu cơ, nitơ và phosphat từ nước
thải.
Công đoạn xử lý thường bao gồm các bước như xử lý tiền nước, xử lý lý hóa học và xử lý sinh học.
Xử lý chất độc hại (Bioremediation):
Sử dụng vi sinh vật để phân hủy hoặc chuyển hóa các chất ô nhiễm trong nước như dioxin, PCBs, hoặc
dầu mỏ.
Công đoạn này có thể được thực hiện trên mặt nước hoặc trong đất đai.
Xử lý độc tố (Detoxification):
Các vi sinh vật được sử dụng để khử độc tố hóa học trong nước, biến chất chúng thành các hợp chất ít
độc hại hơn.
Công nghệ này thường được áp dụng trong các khu vực có nước bị ô nhiễm bởi các hóa chất công
nghiệp.
Xử lý nước cống (Sewage Treatment):
Sử dụng vi sinh vật để phân hủy chất hữu cơ và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh từ nước cống.
Công đoạn xử lý thường bao gồm các bước như lọc cơ bản, xử lý sinh học và xử lý lý hóa học.
Xử lý nước cấp (Drinking Water Treatment):
Vi sinh vật được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn và các tạp chất hữu cơ từ nước cấp.
Công đoạn xử lý thường bao gồm lọc cơ bản, khử trùng và xử lý sinh học.
Những công nghệ này đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nước và bảo vệ môi
trường nước. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện cụ thể của môi trường
nước và các yếu tố kỹ thuật khác để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Công nghệ vi sinh vật đã được áp dụng trong nhiều công đoạn để làm sạch môi trường nước. Dưới
đây là các công đoạn chính được sử dụng:
Tiền xử lý (Pre-treatment):
Trong các hệ thống xử lý nước thải, tiền xử lý thường bao gồm loại bỏ các chất lơ lửng và cặn hữu cơ
lớn.
Công nghệ vi sinh vật có thể được sử dụng để phân hủy một phần hoặc toàn bộ các chất hữu cơ lớn
này, giúp giảm tải ô nhiễm cho các bước xử lý sau.
Xử lý sinh học (Biological Treatment):
Đây là công đoạn quan trọng trong việc loại bỏ chất hữu cơ và các chất cặn từ nước thải.
Vi sinh vật như vi khuẩn và vi khuẩn nitrat được sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ thành các chất
không độc hại hoặc chuyển hóa chúng thành dạng dễ xử lý hơn.
Công nghệ xử lý sinh học có thể bao gồm các hệ thống bùn hoạt động, hệ thống bùn lọc cố định, hoặc
hệ thống bùn hoạt động kết hợp với lọc sinh học.
Xử lý chất độc hại (Bioremediation):
Khi nước nhiễm chất độc hại như dioxin, PCBs, hoặc dầu mỏ, công nghệ vi sinh vật có thể được sử
dụng để biến đổi hoặc loại bỏ chúng.
Vi sinh vật được sử dụng để phân hủy hoặc chuyển hóa các chất độc hại thành các sản phẩm ít độc hại
hơn, hoặc để hấp thụ và tách chúng khỏi nước.
Xử lý nước sạch (Polishing):
Công đoạn này nhằm mục đích loại bỏ các chất hữu cơ nhỏ, vi khuẩn, và tạp chất còn lại sau các bước
xử lý chính.
Vi sinh vật có thể được sử dụng trong các hệ thống lọc cuối cùng để làm sạch nước một cách hiệu
quả, đảm bảo rằng nước xuất ra đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng.
Khử trùng (Disinfection):
Một số loại vi khuẩn và vi rút có thể được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong nước sau các
bước xử lý chính.
Công nghệ này đảm bảo rằng nước xuất ra là an toàn để sử dụng hoặc thải ra môi trường mà không
gây hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
Những công đoạn này thường được kết hợp với nhau để tạo ra các hệ thống xử lý nước hiệu quả, giúp
làm sạch môi trường nước và bảo vệ sức khỏe công cộng.

You might also like