Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa( Nguyễn

Văn Tý)

Năm 1973, Mỹ đánh phá miền Bắc vô cùng dữ dội. Tỉnh Hà Bắc (Bắc
Giang và Bắc Ninh) lúc bấy giờ là chiến lũy thép của một mặt cửa ngõ Hà
Nội về phía Bắc. Thị xã Đa Mai lúc đó là địa bàn hoạt động của Trung
đoàn Pháo phòng không 216, đã chiến đấu dũng cảm với máy bay địch để
bảo vệ cầu Bắc Giang và đoạn đường sắt, quốc lộ 1A Hà Nội - Lạng Sơn
chạy qua địa bàn. Những trận địa pháo giăng đầy cửa ngõ, chiến đấu suốt
ngày đêm. Tiếng báo động liên hồi, trận này vừa xong đã đến ngay trận
khác. Các chiến sĩ, theo hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý, “như những
thiên thần không hề biết sợ chết. Đánh xong mỗi trận ai cũng mặt mày đen
sạm, quần áo tả tơi vì những hố bom”.
Đúng vào lúc cao điểm ấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý về Hà Bắc. Ông
chứng kiến ngay trong những thời khắc chiến đấu gian khổ, ác liệt ấy, phía
sau trận địa là các chị, các mẹ ở Hội Mẹ chiến sĩ xã Đa Mai đã hy sinh tất
cả để giúp đỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Pháo phòng không
216, bám địa bàn, trận địa, chiến đấu kiên cường, dũng cảm tiêu diệt máy
bay địch để bảo vệ bầu trời Hà Bắc.
Theo Hồi ký của nhạc sĩ, ở đó, trong một đêm tối trời ông chứng kiến
những bà mẹ ngồi khâu áo cho các chiến sĩ. Ông được kể rằng những mẹ,
những chị ở đây đã khâu hết 2.500 tấm áo. Ông nhớ lại: “Tôi lắng nghe, vô
cùng xúc động khi nhìn vào gương mặt các mẹ già, phần lớn đã sáu, bảy
mươi tuổi, nhìn vào những cặp mắt đã kèm nhèm thế mà lại vá áo với
những ngọn đèn “Hoa Kỳ” chỉ được phép sáng như những con đom đóm,
với điều kiện che đậy thế nào cho máy bay trinh sát địch trên trời không
phát hiện ra ánh sáng trong đêm. Mà đã vá là phải vá gấp để kịp đưa ra trận
địa. Nhiều chiến sĩ mình trần, quần lại rách nhưng vẫn không ngơi tay đánh
giặc. Thấy thế các mẹ đau lòng nên đường kim mũi chỉ phải vội vàng ngày
cũng như đêm”.
Trong đêm hôm ấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý bất chợt chú ý đến một
người có khuôn mặt rất giống mẹ ông. Chạnh lòng ông lại nhớ mẹ. Nếu còn
sống ông biết mẹ vẫn luôn sẵn sàng vá áo cho con. Trong khoảnh khắc ấy, Tấm
áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa đã được ra đời.
II/ Ý nghĩa
- Thể hiện tấm lòng biết ơn với công lao của các mẹ đã làm trong những năm
tháng chiến đấu ác liệt của Tổ Quốc
- Ca ngợi hình ảnh người phụ nữa Việt Nam nhân hậu, kiên cường, bất khuất
- Đề cao tinh thần đoàn kết của dân tộc ta
III/ Giai điệu bài hát
Bài hát bắt đầu nhẹ nhàng bằng những cung bậc thiết tha mà da diết,
như một câu chuyện kể giản dị mà thấm đẫm những tình cảm yêu thương chan
chứa:
Tấm áo ấy bấy lâu nay con thường vẫn mặc
Người chiến sĩ anh hùng ngoài trận mạc, hóa ra chính là được sinh ra từ những
người mẹ anh hùng như vậy. Con xông pha đánh giặc làm cho áo lành trở thành
áo rách. Mẹ hậu phương vững chắc động viên, biến áo rách trở lại áo lành...
Đẹp thay mà cũng thật kỳ vĩ lắm thay !
Giọng điệu bài hát đến đây, cất lên cao bi tráng theo lời hát bay bổng
của người ca sĩ đang hát bằng cả trái tim, bằng cả tấm lòng:
Tấm áo ấy, bấy lâu nay, con quý hơn cơm gạo
Đời mẹ nghèo, trong áo rách, áo rách nên thương
Các con ra đi đã mấy chiến trường
Mang theo cả tình thương của mẹ...
Đời mẹ vất vả, lại thêm kẻ thù tàn bạo gieo rắc tội ác phi nhân tính. Áo
con ra đi mấy chiến trường để áo mẹ sẽ lành lặn, vẹn nguyên.
Thế là người chiến sĩ đã "ngộ" ra được từ tấm áo mẹ vá năm xưa điều kỳ
diệu. Mẹ gửi gấm vào tấm áo mẹ vá, anh đã mặc và đã cảm nhận được điều đó
một cách trọn vẹn vô cùng.
Bài hát đến đây bùng cháy lên mạnh mẽ như một khúc quân hành hùng
tráng:
Lạ kỳ thay con đi như thế
Bỗng khi nào chợt nhớ hậu phương
Vì đường đang xa mà đôi chân thêm khỏe
Trái tim này rực cháy yêu thương...

You might also like