NGLL Tháng 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TIẾNG ANH

Trường thực tập: Trường THPT Tạ Quang Bửu

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Mai Trinh Lớp chủ nhiệm: 11B08

Họ và tên sinh viên:

● Hoàng Ngọc Minh MSSV: 44.01.701.104

● Võ Phương Trúc Đào MSSV: 4501701034

Ngành: Sư phạm Tiếng Anh

GIÁO ÁN GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP - NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

CHỦ ĐỀ THÁNG 3:

THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP

Thời gian: Thứ 6 (04/03/2022), tiết 3 buổi chiều (15h20)

Địa điểm: Lớp 11B08

Thành phần tham dự: Giáo viên hướng dẫn và toàn thể lớp 11B08

I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG

Sau khi thực hiện xong chủ đề, học sinh cần:

- Hiểu sâu sắc ý nghĩa của vấn đề lựa chọn đúng nghề nghiệp quyết định đến sự phát triển
của bản thân, gia định và xã hội.
- Biết trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và biện pháp để theo đuổi một nghề phù
hợp với năng lực và sở trường mà mình yêu thích.
- Sẵn sàng trao đổi và thực sự cầu thị, cởi mở khi được tư vấn về nghề nghiệp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
- Hoạt động 1: Hoạt động thảo luận “Đồng ý/Không đồng ý”:
Hình thức: Thảo luận nhóm
Mục tiêu của hoạt động nhằm giúp xác định tâm tư, nguyện vọng của các em học sinh.
Từ đó, các em sẽ có cơ hội nhìn nhận kỹ lưỡng những quan điểm và xu thế xã hội đang
đặt ra để mở đường cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.
- Hoạt động 2: Trò chơi “Đó là nghề gì?”
Hình thức: Hoạt động nhóm
Mục tiêu của hoạt động nhằm giúp các em học sinh nắm được một số tiêu chí của các nhà
tuyển dụng trong thị trường lao động ngày nay. Từ đó, các em sẽ hiểu thêm các tiêu chí
và chuẩn bị những kỹ năng cần thiết và phù hợp trong quá trình chọn nghề. Đồng thời,
hoạt động cũng giúp thúc đẩy tinh thần đoàn kết và bầu không khí vui tươi, tích cực giữa
các em học sinh.

- Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép hình đoán nghề”


Hình thức: Hoạt động nhóm
Mục tiêu của hoạt động nhằm giúp các em hình dung ra công việc của một số ngành nghề
hiện nay. Từ đó, các em có cái nhìn bao quát hơn về đa dạng các công việc. Đồng thời,
hoạt động cũng giúp đẩy tinh thần đoàn kết và bầu không khí vui tươi, tích cực giữa các
em học sinh.
- Hoạt động 4: Trắc nghiệm nghề nghiệp
Hình thức: Hoạt động cá nhân
Mục tiêu của hoạt động nhằm giúp các em xác định và hiểu rõ về nhóm tính cách của
mình. Từ đó, các em có thể lựa chọn cho mình những ngành nghề phù hợp với sở thích
và nhóm tính cách mà mình đã xác định dựa trên gợi ý mà bài trắc nghiệm đưa ra.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

● Giáo viên

- Lên kế hoạch tổ chức, thiết kế các hoạt động, trò chơi phục vụ cho chủ đề sinh hoạt.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, câu hỏi, từ khóa, hình ảnh liên quan đến chủ đề sinh hoạt
và phần thưởng dành cho đội thắng cuộc.

● Học sinh
- Tìm hiểu và nắm bắt những thông tin cơ bản về chủ đề để có thể tiếp thu nhanh chóng
trong quá trình hoạt động.
- Tham gia tích cực, nghiêm túc và đoàn kết trong các hoạt động sinh hoạt.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

3 phút Khai mạc và giới thiệu lí do - Nghiêm túc lắng nghe

- Ổn định lớp
- Nêu lí do của hoạt động

10 phút Hoạt động 1: Hoạt động thảo luận - Lắng nghe hướng dẫn của
“Đồng ý/Không đồng ý?” giáo viên.

- Giáo viên chia lớp ra thành 4 - Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ
nhóm. Mối 2 nhóm sẽ cử đại diện về vấn đề nào đó mà GV
để chọn 1 túi ý tưởng để thảo luận. yêu cầu và chia sẻ quan
(2 túi ý tưởng – 2 nhóm/túi). điểm (đồng ý/không đồng ý)
với các bạn cũng nhóm.
- Trong mỗi túi sẽ có 2 quan điểm để
các bạn thảo luận với nhau xem có - Thảo luận nhóm, tìm ra
đồng ý hoặc không đồng ý với quan quan điểm chung (đồng
điểm đó hay không. ý/không đồng ý) và viết vào
giấy A3 những dẫn chứng,
- Mỗi nhóm sẽ được phát 1 tờ giấy
lập luận để chứng minh cho
A3 để ghi ý tưởng và sau thời gian
quan điểm đó.
thảo luận 5 phút các nhóm sẽ lần
lượt trình bày ý tưởng của mình. - Đại diện các nhóm sẽ trình
bày những kết luận/ý kiến
Giáo viên hướng dẫn học sinh như sau:
chung của nhóm đã thu thập
- Mỗi thành viên sẽ suy nghĩ về vấn được trong quá trình thảo
đề nào đó mà GV yêu cầu và chia luận.
sẻ quan điểm (đồng ý/không đồng
ý) với các bạn cũng nhóm.

- Thảo luận nhóm, tìm ra quan điểm


chung (đồng ý/không đồng ý) và
viết vào giấy A3 những dẫn chứng,
lập luận để chứng minh cho quan
điểm đó.

- Mỗi 2 nhóm sẽ đảm nhận 2 quan


điểm. Các quan điểm như sau:

1. Máy móc đang dần thay thế con người


và kiếm việc sẽ trở nên khó khăn hơn
do có sự ảnh hưởng của máy móc.
2. Sở thích cá nhân có thể biến thành sự
nghiệp.
3. Một người nên làm nhiều công việc
khác nhau trong suốt cuộc đời.
4. Không nhất thiết phải thích công việc
mình đang làm để có thể làm tốt công
việc đó.

- Thảo luận nhóm, tìm sự đồng thuận


(đồng ý/không đồng ý) và ghi
những luận điểm, dẫn chứng cho 2
vấn đề được đặt ra để thể hiện quan
điểm của nhóm vào giấy A3.

- Khi trình bày trước lớp, đại diện


các nhóm sẽ trình bày những kết
luận/ý kiến chung của nhóm đã
được viết ở giấy A3 (Mỗi nhóm sẽ
có khoảng 1 - 2 phút để trình bày).
- Sau khi hoàn thành thảo luận giáo
viên sẽ giải thích một số nội dung
của các câu đã được đặt ra.

10 phút Hoạt động 2: Trò chơi “Đó là nghề gì?” - Lắng nghe hướng dẫn của
giáo viên.
- Giáo viên chia lớp ra thành 4
- Các thành viên trong nhóm
nhóm. Mỗi nhóm sẽ nhận được 2
sẽ phối hợp với nhau để
bức hình cắt ra từ các thông tin
đoán tên công việc đang
tuyển dụng trên mạng. Các nhóm
được tuyển dụng. Sau khi
có nhiệm vụ đoán xem vị trí đang
hoàn thành, đại diện nhóm
được tuyển là nghề nghiệp gì.
sẽ lên bảng để viết 2 công
Giáo viên hướng dẫn học sinh như sau: việc đã hoàn chỉnh.
- Các thành viên trong nhóm sẽ phối
hợp với nhau để tìm ra tên công
việc đang được tuyển là gì.
- Sau khi tìm ra tên của 2 công việc,
đại diện nhóm sẽ lên bảng để viết
tên 2 công việc đó. Nhóm nào hoàn
thành trước sẽ là nhóm chiến thắng.
- Sau khi tất cả các nhóm đã hoàn
thành việc ghi từ, giáo viên sẽ giải
thích một số nội dung của các bức
hình đã được đưa ra.

5 phút Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép hình đoán - Học sinh chú ý lắng nghe và
nghề” đưa ra câu hỏi nếu chưa rõ
luật chơi
- Giáo viên chia lớp thành 4 đội.
Mỗi đội sẽ nhận được 12 miếng - Tham gia vui chơi trật tự,
ghép hình về 2 bức tranh liên công bằng và đoàn kết.
quan đến 1 nghề nghiệp. Mỗi
đội sẽ phải ghép hoàn chỉnh 2
bức tranh và đoán xem nghề
nghiệp cuối cùng đó là gì. Đội
nào đưa ra đáp án chính xác
trong thời gian ngắn nhất sẽ là
đội thắng cuộc.
- Giáo viên quan sát học sinh, ghi
chú và đánh giá.

15 phút Hoạt động 4: Trắc nghiệm nghề nghiệp - Học sinh chú ý lắng nghe và
đưa ra câu hỏi nếu chưa rõ
- Giáo viên phát cho mỗi học sinh 1
hướng dẫn
tờ phiếu trắc nghiệm tính cách phù
hợp với nghề nghiệp. - Học sinh tham gia trật tự.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm
bài trắc nghiệm
“Trong phiếu có tổng cộng 6 nhóm
tính cách. Mỗi nhóm tính cách sẽ
có 9 câu hỏi. Các em sẽ tự chấm
điểm cho mình dựa trên số điểm đã
được quy ước ban đầu. Khi hoàn
thành xong, các em sẽ tổng kết số
điểm của từng bảng. Bảng nào có
số điểm cao nhất, tức đó là nhóm
tính cách của các em. Sau đó, các
em có thể xem ở phần tổng kết kết
quả để có cái nhìn tổng quát về
nhóm tính cách của mình cũng như
nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính
cách đó.”
- Sau 10 phút, gíao viên tổng kết và
gợi ý một số ngành nghề phù hợp
với từng nhóm tính cách
- Giáo viên quan sát học sinh, ghi
chú và đánh giá.

2 phút Tổng kết hoạt động: - Nghiêm túc lắng nghe.

- Nhận xét chung về các hoạt động


đã diễn ra.

- Tuyên dương sự tham gia của học


sinh và các đội thắng cuộc.

- Tóm tắt lại nội dung chính của buổi


sinh hoạt

- Kết thúc sinh hoạt.

Phiếu trắc nghiệm nghề nghiệp của John Holland


1. Bạn thấy ý đó chưa bao giờ đúng với bạn: tương ứng 0 đ.
2. Chỉ thấy ý đó chỉ đúng trong một vài trường hợp: tương ứng 1 đ
3. Bạn thấy ý đó chỉ một nửa là đúng với bạn: tương ứng 2 đ
4. Bạn thấy ý đó gần như là đúng với bạn trong hầu hết mọi trường hợp, chỉ có một vài trường hợp là
chưa đúng lắm: tương ứng 3đ
5. Bạn thấy ý đó là hoàn toàn đúng với bạn, không thể nào khác đi được: tương ứng 4 đ

STT BẢNG A (R, Realistic, Người thực tế) SỐ ĐIỂM


1.
Tôi có tính tự lập
2.
Tôi suy nghĩ thực tế
3.
Tôi là người thích nghi với môi trường mới
4.
Tôi có thể vận hành, điều khiển các máy móc thiết bị
5.
Tôi làm các công việc thủ công như gấp giấy, cắt, dán, đan, móc
6.
Tôi thích tiếp xúc với thiên nhiên, động vật cây cỏ
7. Tôi thích làm việc sử dụng tay chân hơn là sử dụng trí óc
8.
Tôi thích làm những công việc có thể thấy được kết quả ngay
9.
Tôi thích làm công việc ngoài trời hơn là trong phòng học, văn phòng
Tổng điểm bảng A (tự cộng và điền kết quả vào đây)

STT BẢNG B (I, Investigate, Người thích nghiên cứu) SỐ ĐIỂM


1.
Tôi có tìm hiểu khám phá nhiều vấn đề mới
2.
Tôi có khả năng phân tích vấn đề
3.
Tôi biết suy nghĩ mạch lạc, chặt chẽ
4.
Tôi thích thực hiện các thí nghiệm hay nghiên cứu
5.
Tôi có khả năng tổng hợp, khái quát, suy đoán những vấn đề
6.
Tôi thích những hoạt động điều tra, phân loại, kiểm tra, đánh giá
7.
Tôi tự tổ chức công việc mình phải làm
8. Tôi thích suy nghĩ về những vấn đề phức tạp, làm những công việc phức
tạp
9.
Tôi có khả năng giải quyết các vấn đề
Tổng điểm bảng B

STT BẢNG C (A, Artisic, Người có tính nghệ sĩ) SỐ ĐIỂM


1.
Tôi là người dễ xúc động
2.
Tôi có óc tưởng tượng phong phú
3.
Tôi thích sự tự do, không theo những quy định, quy tắc
4.
Tôi có khả năng thuyết trình, diễn xuất
5.
Tôi có thể chụp hình hoặc vẽ tranh, trang trí, điêu khắc
6.
Tôi có năng khiếu âm nhạc
7. Tôi có khả năng viết, trình bày ý tưởng của mình
8.
Tôi thích làm những công việc mới, những công việc đòi hỏi sự sáng tạo
9.
Tôi thoải mái bộc lộ những ý thích
Tổng điểm bảng C

STT BẢNG D (S, Social, Người có tính xã hội) SỐ ĐIỂM


1.
Tôi là người thân thiện hay giúp đỡ người khác
2.
Tôi thích gặp gỡ làm việc với con người
3.
Tôi là người lịch sự, tử tế
4.
Tôi thích khuyên bảo, huấn luyện hoặc giảng giải cho người khác
5.
Tôi là người biết lắng nghe
6.
Tôi thích các hoạt động chăm sóc sức khỏe của bản thân và người khác
7.
Tôi thích các hoạt động vì mục tiêu chung của cộng đồng, xã hội
8.
Tôi mong muốn mình có thể đóng góp để xã hội tốt đẹp hơn
9.
Tôi có khả năng hòa giải, giải quyết những sự việc mâu thuẫn
Tổng điểm bảng D

STT BẢNG E (E, Enterprise, Người dám nghĩ dám làm_ Kinh doanh) SỐ ĐIỂM
1.
Tôi là người có tính phiêu lưu mạo hiểm
2.
Tôi có tính quyết đoán
3.
Tôi là người người năng động
4.
Tôi có khả năng diễn đạt, tranh luận và thuyết phục người khác
5.
Tôi thích các công việc quản lý, đánh giá
6.
Tôi thường đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống
7. Tôi thích gây ảnh hưởng đến người khác
8.
Tôi là người thích cạnh tranh và muốn mình phải giỏi hơn người khác
9.
Tôi muốn người khác phải kính trọng, nể phục tôi
Tổng điểm bảng E

STT BẢNG F (C, Conventional, Người công chức) SỐ ĐIỂM


1.
Tôi là có đầu óc sắp xếp, có tổ chức
2.
Tôi có tính cẩn thận
3.
Tôi là chu đáo, chính xác và đáng tin cậy
4.
Tôi thích các công việc tính toán, sổ sách, ghi chép tài liệu
5.
Tôi thích các công việc lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin
6.
Tôi thường đặt ra những mục tiêu, kế hoạch trong cuộc sống
7.
Tôi thích dự kiến các khoản thu, chi
8.
Tôi thích lập thời khóa biểu, sắp xếp lịch làm việc
9.
Tôi thích làm việc với các con số, làm việc theo hướng dẫn, quy trình

Tổng điểm bảng F

Tổng kết kết quả:

Kiểu người R (Realistic - Người thực tế): (tổng điểm số của bảng A là cao nhất so với các
bảng khác)
Người thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp này thường có khả năng về kỹ thuật, công nghệ, hệ
thống; ưa thích làm việc với đồ vật, máy móc, động thực vật; thích làm các công việc ngoài
trời.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm những nghề về kiến trúc, an toàn lao động, nghề
mộc, xây dựng, thủy sản, kỹ thuật, máy tàu thủy, lái xe, huấn luyện viên, nông - lâm nghiệp
(quản lý trang trại, nhân giống cá, lâm nghiệp...), cơ khí (chế tạo máy, bảo trì và sửa chữa thiết
bị, luyện kim, cơ khí ứng dụng, tự động...), điện - điện tử, địa lý - địa chất (đo đạc, vẽ bản đồ
địa chính), dầu khí, hải dương học, quản lý công nghiệp...
Kiểu người I (Investigative - Người nghiên cứu): (tổng điểm số của bảng B là cao nhất so
với các bảng khác)
Có khả năng về quan sát, khám phá, phân tích đánh giá và giải quyết các vấn đề.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên
(toán, lý, hóa, sinh, địa lý, địa chất, thống kê...); khoa học xã hội (nhân học, tâm lý, địa lý...); y
- dược (bác sĩ gây mê, hồi sức, bác sĩ phẫu thuật, nha sĩ...); khoa học công nghệ (công nghệ
thông tin, môi trường, điện, vật lý kỹ thuật, xây dựng...); nông lâm (nông học, thú y...).
Kiểu người A (Artistic - Nghệ sỹ): (tổng điểm số của bảng C là cao nhất so với các bảng
khác)
Có khả năng về nghệ thuật, khả năng về trực giác, khả năng tưởng tượng cao, thích làm việc
trong các môi trường mang tính ngẫu hứng, không khuôn mẫu.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về văn chương; báo chí (bình luận
viên, dẫn chương trình...); điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, ca nhạc, múa, kiến trúc, thời trang,
hội họa, giáo viên dạy sử/Anh văn, bảo tàng, bảo tồn...
Kiểu người S (Social - Xã hội): (tổng điểm số của bảng D là cao nhất so với các bảng
khác)
Có khả năng về ngôn ngữ, giảng giải, thích làm những việc như giảng giải, cung cấp thông tin,
sự chăm sóc, giúp đỡ, hoặc huấn luyện cho người khác.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: sư phạm; giảng viên; huấn luyện viên điền kinh;
tư vấn - hướng nghiệp; công tác xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuyền trưởng, thư viện, bác sĩ
chuyên khoa, thẩm định giá, nghiên cứu quy hoạch đô thị, kinh tế gia đình, tuyển dụng nhân
sự, cảnh sát, xã hội học, bà đỡ, chuyên gia về X-quang, chuyên gia dinh dưỡng...
Kiểu người E (Enterprise - Thiên phú lãnh đạo): (tổng điểm số của bảng E là cao nhất so
với các bảng khác)
Có khả năng về kinh doanh, mạnh bạo, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục
người khác, có khả năng quản lý.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành về quản trị kinh doanh (quản lý
khách sạn, quản trị nhân sự...), thương mại, marketing, kế toán – tài chính, luật sư, dịch vụ
khách hàng, tiếp viên hàng không, thông dịch viên, pha chế rượu, kỹ sư công nghiệp (ngành
kỹ thuật hệ thống công nghiệp), bác sĩ cấp cứu, quy hoạch đô thị, bếp trưởng (nấu ăn), báo chí
(phóng viên, biên tập viên...)...
Kiểu người C (Conventional - Mẫu người công chức): (tổng điểm số của bảng F là cao
nhất so với các bảng khác)
Có khả năng về số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với những số
liệu, theo chỉ dẫn của người khác hoặc các công việc văn phòng.
Ngành nghề phù hợp với nhóm này bao gồm: Các ngành nghề về hành chính, thống kê, thanh
tra ngành, người giữ trẻ, điện thoại viên...

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

TP.HCM, ngày 03 tháng 03 năm 2022

Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

You might also like