Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

II.

Chọn mẫu phi xác suất


1. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện:

Chọn mẫu thuận tiện là cách chọn mẫu mà người nghiên cứu chỉ cần chọn
một đặc điểm phù hợp với nghiên cứu và thực hiện phỏng vấn những
người có thể tiếp xúc được.

Đây là kỹ thuật lấy mẫu được sử dụng phổ biến nhất vì nó cực kỳ nhanh
chóng, không phức tạp và ít tốn kém.

Ví dụ: chọn mẫu nghiên cứu gần nhà, xung quanh người nghiên cứu, hoặc
chọn mẫu đi ngang qua trong khu vực mà nhà nghiên cứu muốn nghiên
cứu.

2. Phương pháp chọn mẫu theo phán đoán:

Phương pháp lấy mẫu phán đoán buộc nhà nghiên cứu tự phán đoán sự
thích hợp của các phần tử để mời họ tham gia vào mẫu. Như vậy, tính đại
diện của mẫu phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của nhà nghiên cứu.

Ví dụ: Cần lấy mẫu với kích thước n = 200, thị trường Tp.HCM, độ tuổi
từ 18 đến 22 về cảm nhận đối với một sản phẩm mới. Áp dụng lấy mẫu
phán đoán bằng cách xác định phần tử đại diện dựa vào phán đoán của
phỏng vấn viên. Nếu khả năng/kinh nghiệm phán đoán tốt thì cho mẫu tốt
hơn thuận tiện.

3. Phương pháp chọn mẫu theo định mức

Đây là cách giao chỉ tiêu phải phỏng vấn bao nhiêu người trong thời gian
qui định.

 Tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang
quan tâm.
 Sau đó dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiên hay chọn mẫu phán
đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra.

Ví dụ: Nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có
tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Ta có chọn dựa theo 2 tiêu thức phân tổ như
sau:

 Chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40


 Chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên.

Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi
cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Ở trên là phân bổ theo tiêu thức: độ tuổi và giới tính. Ta có thể sử dụng
nhiều tiêu thức hơn

4. Phương pháp chọn mẫu tích lũy nhanh

- Là phương pháp lấy mẫu mà theo đó những phần tử mẫu ban đầu được
chọn theo sác xuất hoặc kinh nghiệm, còn phần tử mẫu bổ sung được chọn
sẽ dựa vào các phần tử mẫu ban đầu. Phương pháp này thích hợp khi tổng
thể ít phần tử hoặc khó nhận ra đối tượng cần để thu thập dữ liệu

Ví dụ: Nghiên cứu thị trường chơi goft tại Tp.HCM và đối tượng để thu
thập thông tin là người chơi goft. Có thể chọn một vài người chơi goft và
thông qua những người này để tìm những phần tử khác để lấy mẫu.

Tác dụng chọn mẫu phi xác suất

-Tạo giả thuyết: Các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi
xác suất để tạo ra một giả định khibị giới hạn thông tin, thông tin không
sẵn có. Phương pháp

này giúp trả về dữ liệu ngay lập tức và xây dựng cơ sở để nghiên cứu
thêm.

-Nghiên cứu thăm dò: Các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi kỹ thuật lấy
mẫu này khi thực hiện nghiên cứu định tính, nghiên cứu thử nghiệm hoặc
nghiên cứu thăm dò.

-Ràng buộc về ngân sách và thời gian: khi có những ràng buộc về ngân
sách và thời gian, đồng thời phải thu thập một số dữ liệu sơ bộ. Vì thiết kế
khảo sát không cứng nhắc, nên việc chọn ngẫu nhiên người trả lời và yêu
cầu họ thực hiện khảo sát hoặc bảng câu hỏi sẽ dễ dàng hơn.

You might also like