Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÀI THI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

NHÓM MÔN HỌC: 09

Giảng viên: Từ Thảo Hương Giang


Sinh viên: Tạ Tuấn Minh
Mã số sinh viên: B21DCTM064
Lớp: D21CQTM02-B
Số điện thoại: 0858248636

Hà Nội năm 2024


Câu 1: Xác định và phân tích rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm
để tránh chồng chéo và xung đột. Đề xuất cách triển khai công việc để mỗi thành viên
cảm thấy vai trò của mình quan trọng và được công nhận.
➢ Xác định và phân tích rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong
nhóm
• Anh Minh – Trưởng nhóm, Chuyên gia về kỹ thuật:
- Lãnh đạo nhóm và chịu trách nhiệm chung cho dự án.
- Đề xuất và đưa ra quyết định về các vấn đề kỹ thuật.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
- Giám sát tiến độ dự án và đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các thành viên trong nhóm.
• Chị Lan – Chuyên gia Marketing:
- Phát triển chiến lược marketing cho dự án.
- Tạo dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm.
- Phân tích thị trường và nhu cầu của khách hàng.
- Hỗ trợ anh Minh trong việc đưa ra quyết định về chiến lược marketing.
• Anh Hoàng – Nhà phát triển phần mềm:
- Phát triển phần mềm cho dự án.
- Thiết kế và triển khai các tính năng của sản phẩm.
- Đảm bảo chất lượng và hiệu suất của phần mềm.
- Hợp tác với anh Dũng để hoàn thiện phần mềm.
• Chị Hạnh – Chuyên viên tài chính:
- Quản lý tài chính cho dự án.
- Theo dõi chi tiêu.
- Lập kế hoạch ngân sách cho dự án
- Báo cáo tình hình tài chính cho anh Minh và các thành viên trong nhóm.
- Đề xuất các giải pháp tài chính hiệu quả cho dự án
• Anh Dũng – Thiết kế đồ họa:
- Thiết kế giao diện người dùng cho sản phẩm.
- Đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ sử dụng của giao diện.
- Hợp tác với anh Hoàng để hoàn thiện phần mềm.
• Chị Mai - Quản lý khách hàng:
- Quản lý các mối quan hệ với khách hàng.
- Giải đáp thắc mắc và hỗ trợ khách hàng.
- Thu thập phản hồi của khách hàng và đề xuất các cải tiến cho sản phẩm.
- Báo cáo lại cho anh Minh ý kiến khach hàng.

➢ Đề xuất cách triển khai công việc để mỗi thành viên cảm thấy vai trò của
mình quan trọng và được công nhận.
• Phân công công việc một cách rõ ràng, cụ thể. Anh Minh cần hiểu rõ năng lực,
kinh nghiệm và sở thích của từng thành viên để giao đúng công việc phù hợp.
Chỉ khi nhiệm vụ của mỗi cá nhân được rõ ràng thì họ mới thấy vai trò của mình
quan trọng và được công nhận.
• Tổ chức các buổi họp nhóm hàng tuần để cập nhật tiến độ công việc, thảo luận
các vấn đề. Mỗi thành viên sẽ có cơ hội báo cáo công việc của mình và nhận ý
kiến để cải thiện.
• Tạo điều kiện cho các thành viên tham gia các khóa học, đào tạo để nâng cao kỹ
năng.
• Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng với cá nhân làm việc xuất sắc, họ sẽ thấy nỗ
lực của mình được công nhận.

Câu 2: Đưa ra các phương pháp để giải quyết xung đột giữa anh Hoàng và anh Dũng
về thiết kế giao diện người dùng

- Tổ chức một buổi họp nhóm để thảo luận về vấn đề. Trong buổi họp, anh Minh
nên khuyến khích cả hai bên trình bày quan điểm. Mọi người trong nhóm sẽ lắng
nghe và đưa ra ý kiến, từ đó giúp giải quyết xung đột 2 bên.
- Sử dụng phương pháp thỏa hiệp: Trong phương pháp này, anh Hoàng và
anh Dũng sẽ đồng ý từ bỏ một số điều, nhượng bộ để đạt được thỏa thuận.
Phương pháp này có thể hữu ích nếu cả 2 bên đều linh hoạt.
- Đề xuất một giải pháp mà cả hai đều có thể chấp nhận được: Anh Minh sẽ
tập hợp mọi người để đưa ra giải pháp, giải pháp này có thể là sự kết hợp giữa
các ý tưởng thiết kế của hai người, hoặc là một ý tưởng hoàn toàn mới.
- Tổ chức bỏ phiếu: Anh Hoàng và anh Dũng sẽ nêu ý tưởng của mình. Sau đó,
nhóm sẽ bỏ phiếu để chọn ý tưởng tốt nhất. Phương pháp này có thể giúp giải
quyết vấn đề mà cả 2 bên vẫn hài lòng.

Câu 3: Đề xuất các biện pháp để tăng cường động lực làm việc cho chị Hạnh và anh
Dũng. Nêu ra các chiến lược lâu dài để duy trì động lực làm việc cao cho tất cả các thành
viên trong nhóm.

➢ Các biện pháp để tăng cường động lực làm việc cho chị Hạnh và anh Dũng.
• Đối với chị Hạnh:
- Công nhận sự đóng góp của chị Hạnh, khen ngợi khi chị hoàn thành tốt công việc
và đạt được mục tiêu. Việc công nhận thành tích sẽ giúp chị cảm thấy được trân
trọng và có động lực để tiếp tục cố gắng.
- Thường tổ chức các cuộc họp về tình hình tài chính, giao cho chị Hạnh làm những
báo cáo tài chính quan trọng hơn. điều này sẽ giúp chị cảm thấy được tin tưởng
và có trách nhiệm hơn.
• Đối với anh Dũng:
- Mở một cuộc họp để mọi người cùng nhau thảo luận, nghiên cứu ý tưởng thiết
kế của anh Dũng, đóng góp ý kiến về những điểm mạnh, điểm yếu trong ý tưởng
của anh.
➢ Các chiến lược lâu dài để duy trì động lực làm việc cao cho tất cả các thành
viên trong nhóm
• Tìm hiểu, nhận biết nhu cầu của từng cá nhân trong nhóm.
• Ghi nhận công lao và đóng góp của mỗi thành viên.
• Được tham gia vào quá trình ra quyết định của dự án.
• Có chế độ tăng lương, khen thưởng với những cá nhân xuất sắc.
• Lập các mục tiêu cụ thể, đo lường được, rõ ràng cho từng cá nhân và nhóm. Điều
này giúp mọi người biết chính xác những gì họ cần đạt được và có động lực để
hoàn thành.
• Cung cấp các khóa đào tạo, hội thảo và cơ hội học tập để các thành viên được
nâng cao trình độ và năng lực.
• Xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện, bầu không khí lành mạnh.
• Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm như đi ăn, team building, du lịch,
picnic... để giải tỏa căng thẳng cũng như giúp gắn kết mối quan hệ giữa các thành
viên nhóm.
• Đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi, không nguy hiểm, độc hại.

Câu 4: Đưa ra các giải pháp giúp anh Minh nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình, bao
gồm cách thức dung hòa các ý kiến trái chiều và tạo ra một môi trường làm việc hợp tác.

➢ Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình, anh Minh cần:
• Nâng cao một số kỹ năng cần thiết như:
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng tổ chức công việc
- Kỹ năng điều hành cuộc họp – thảo luận
• Nâng cao trình độ chuyên môn:
- Tham gia các khóa học và hội thảo về kỹ năng lãnh đạo, quản lý xung đột và xây
dựng đội nhóm.
- Trau dồi, nghiên cứu các phương pháp lãnh đạo hiệu quả từ những nhà lãnh đạo
thành công.
- Học cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả bằng cách sử dụng các kỹ thuật
như thương lượng, thỏa hiệp,...
• Dung hòa các ý kiến trái chiều:
- Lắng nghe cẩn thận ý kiến của mỗi thành viên, tìm kiếm giải pháp thỏa hiệp mà
tất cả mọi người đều có thể chấp nhận được.
- Tổ chức cuộc họp nhóm, trong đó mọi người đóng góp ý kiến. Sau khi lắng nghe,
anh Minh có thể tổng hợp các ý kiến và đưa ra quyết định dựa trên lợi ích chung
của dự án.
• Tạo môi trường làm việc hợp tác:
- Đáp ứng tốt những điều kiện làm việc cho các thành viên nhóm.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động nhóm như đi ăn, team building, du lịch,
picnic... giúp gắn kết các thành viên nhóm.
- Xây dựng môi trường làm việc tích cực, thân thiện, bầu không khí lành mạnh.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp để giải quyết xung đột nhóm.

You might also like