Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

LTV là gì?

LTV (Lifetime Value)

- Là giá trị trọn đời của khách hàng, đây là ước tính doanh thu trung bình mà
khách hàng sẽ tạo ra dòng thời gian họ sử dụng một sản phẩm hoặc 1 dịch vụ
nhất định.

LTV so với CLV?

- Bạn cũng có thể đã nghe đến thuật ngữ CLV, hoặc giá trị trọn đời của khách
hàng và muốn biết nó khác với LTV như thế nào. Trên thực tế, hai chỉ số này
rất giống nhau và ở một số công ty, các thuật ngữ được sử dụng thay thế cho
nhau.
- Tuy nhiên, nhìn chung thì CLV đươc dùng để đo lường giá trị mà một khách
hàng cá nhân sẽ mang lại trong thời gian mà họ sử dụng dịch vụ của bạn
- Trong khi đó LTV sẽ xem xét “giá trị trung bình” trên toàn bộ cơ sở khách
hàng của bạn.

Cách tính LTV?

LTV= Giá trị mua trung bình* Số lần mua* Thời gian giữ chân người
dùng

Tại sao LTV lại quan trọng:

1. Bạn không thể cải thiện những gì bạn không đo lường


2. Đưa ra quyết định thu hút người dùng tốt hơn
3. Cải thiện tính năng dự đoán
4. Tăng sự trung thành và tỷ lệ giữ chân khách hàng
5. Thúc đẩy mua hàng định kỳ
6. Tăng lợi nhuận

Mối quan hệ giữa LTV và CAC: con số kỳ diệu

- Tỷ lệ LTV: CAC cho phép bạn có thể so sánh giá trị trọn đời của khách hàng
với chi phí thu hút khách hàng (CAC).
- Vậy để tính CAC thì ta:

Tổng chí phí Marketing của bạn


CAC=
Số lượng khách hàng mới có được

- Tỷ lệ LTV: CAC của bạn được tính bằng LTV/ CAC. Điều này có thể được
biểu thị dưới dạng tỷ lệ.
- Nếu kết quả dưới mức 1: Bạn đang gặp vấn đề và khách hàng đang khiến cho
bạn mất tiền.
- Kết quả tốt nhất là tỷ lệ LTV/ CAC ít nhất là 3:1 (LTV ít nhất gấp 3 lần CAC).
Nếu quá thấp và bạn có thể gặp phải khó khăn để thu lại chi phí thu hút trong
suốt vòng đời của Khách hàng. Mặt khác, nếu cho ra 1 con số cao thì cho thấy
Doanh nghiệp của bạn đang làm rất tốt việc giữ chân khách hàng- nhưng có thể
sẽ bỏ lỡ cơ hội để thu hút nhiều khách hàng phù hợp hơn.

CRR là gì?

- Customer Retention là một chuỗi các hoạt động nhằm tạo dựng lòng trung
thành và giữ chân khách hàng ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, giảm thiểu sự rời

bỏ của khách hàng.


- Tỷ lệ giữ chân khách hàng đóng góp vai trò quan trọng trong việc đánh giá
hành vi tiêu dùng và đo lường mức độ trung thành của khách hàng quay trở lại
để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ.

Những lợi ích của Customer Retention?

1. Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí


2. Tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp
3. Củng cố sức mạnh cho Marketing truyền miệng
4. Nâng cao uy tín cho thương hiệu

Công thức tính tỷ lệ giữ chân khách hàng.

( E−N )¿ 100
CRR=
s

Trong đó:

- CRR: Tỷ lệ giữ chân khách hàng


- E: Số lượng khách hàng cuối kỳ
- N: Số lượng khách hàng mới có được trong khoảng thời gian đó
- S: Số lượng khách hàng vào đầu kỳ.
Các nâng cao tỷ lệ giữ chân khách hàng
1. Tri ân khách hàng
2. Xây dựng dịch vụ hậu mãi lâu dài
3. Xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành.

Ví dụ về quán cà phê study:

- Khi mở ra quán cà phê study, thì giai đoạn đầu kỳ quán dự tính có 160 khách
hàng, sau đó quán dự tính mất đi 40 khách hàng vì có những lý do khác nhau:
như là không gian quán, phong cách phục vụ,… Và quán chi tiền để làm
Marketing với tổng chi phí Marketing 10.000.000 VNĐ, và thu hút được 63
khách hàng mới. Biết Doanh thu trung bình mà khách hàng phải bỏ khi đến
quán là 27.200 VNĐ, tần suất trung bình đến quán là 10 lần/ năm, và thời gian
giữ chân là 4 năm.
Tính LTV, CAC, CRR và LTV/ CAC

Ta có:
Số lượng khách hàng cuối kỳ:

E= Giai đoạn đầu kỳ- Số lượng khách hàng mất đi+ Số lượng khách hàng mới
trong khoảng thời gian đó
E= 160-40+63= 183 (người)

Tỷ lệ giữ chân khách hàng:

( E−N )¿ 100
CRR=
s

( 183−63 )∗100
CRR= = 75%
160

Chi phí sở hữu khách hàng:

Tổng chí phí Marketing của bạn


CAC=
Số lượng khách hàng mới có được

10.000.000
CAC=
63
= 158.730 VNĐ-

Giá trị trọn đời của khách hàng:

LTV= Giá trị mua trung bình/Số lần mua* Thời gian giữ chân người dùng

LTV= 27.200*10*4= 1.088.000 VNĐ

LTV/ CAC= 6.85

Nguồn tham khảo:

- https://www.appsflyer.com/vi/glossary/ltv/
- https://stringeex.com/vi/blog/post/Customer-Retention-la-gi

LVT=

You might also like