Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật

Triết học Mác Lênin (TRI114)

1 0
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. Hai loại hình biện chứng và phép biện chứng duy vật
1. Hai loại hình biện chứng
- Khái niệm “Biện chứng”:
o Là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của
chúng trong tư tưởng trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau của chúng,
trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và tiêu vong của
chúng
- Theo khái niệm trên, biện chứng được chia thành 2 loại:
o Biện chứng khách quan:
 Là biện chứng của thế giới vật chất, tồn tại khách quan độc
lập với ý thức của con người.
o Biện chứng chủ quan:
 Biện chứng của sự thống nhất giữa logic biện chứng, phép
biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng và
biện chứng của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào
bộ óc của con người.
 Bởi vậy, biện chứng chủ quan một mặt phản ánh thế giới
khách quan, mặt khác phản ánh những quy luật của tư duy
biện chứng.
2. Khái niệm phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng duy vật:
o C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I Lênin không đưa ra một định nghĩa
thống nhất nào về phép biện chứng duy vật mà trong các tác phẩm
của các ông có nhiều địng nghĩa khác nhau về phép biện chứng duy
vật.
 Trong tác phẩm Chống Đuyrinh, Ph. Ăngghen định nghĩa
“Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những
quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”
 V.I.Lênin định nghĩa “Phép biện chứng, tức là học thuyết về
sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và
không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức
của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn phát
triển không ngừng”
 Từ một số định nghĩa trên, ta có thể định nghĩa vắn tắt “Phép biện chứng
là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế giới thành các
nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng phương pháp luận khoa
học”.

1 0
- Đặc điểm và vai trò của PBCDV
o Đặc điểm:
 Là sự sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương
pháp luận biện chứng; giữa lý luận nhận thức và lôgíc biện
chứng; được chứng minh bằng sự phát triển của khoa học tự
nhiên trước đó.
o Vai trò:
 Là phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn để giải
thích quá trình phát triển của sự vật và nghiên cứu khoa học.
- Đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng duy vật là trạng thái tồn tại có
tính quy luật phổ biến nhất của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Vấn đề
này thế hiện trong các câu hỏi: “Sự vật, hiện tượng quanh ta và cả bản
thân ta tồn tại trong trạng thái liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn
nhau và luôn vận động, phát triển hay trong trạng thái tác rời, cô lập và
đứng im, không vận động, phát triển?”.
- Để trả lời câu hỏi trên thì phép biện chứng duy vật đã đưa ra nội dung
gồm hệ thống những nguyên lý, những phạm trù cơ bản, những quy luật
phổ biến phản ảnh đúng đắn hiện thực. Trong đó, nhóm chúng mình đã
đặc biệt nghiên cứu hai nguyên lý đó là “Nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến và nguyên lý về sự phát triển” cũng như “Ý nghĩa của phương pháp
luận rút ra từ những nguyên lý đó” bởi suy cho cùng, bất kỳ cấp độ nào
của nhận thức thì hai nguyên lý này đều là những nguyên lý có trình độ
khái quát và phạm vi ứng dụng phổ biến nhất. Bên cạnh đó, làm sáng tỏ
và đa dạng thêm những quy luật thể hiện hai nguyên lý này chính là đối
tượng của phép biện chứng duy vật.
II. Nội dung của phép BCDV
1. Hai nguyên lý của phép BCDV
- Khái niệm “Nguyên lý” được hiểu là những khởi điểm (điểm xuất phát
đầu tiên) hay những luận điểm cơ bản nhất có tính chất tổng quát trong
các khoa học cụ thể. Nó được hình thành và được xác nhận dựa trên sự
quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ con người trong lĩnh vực tự nhiên,
xã hội và tư duy, phục vụ cho các hoạt động nhận thức và thực tiễn của
con người.
a) Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
- Trong khi cùng tồn tại, các đối tượng luôn tương tác với nhau, qua đó thể
hiện các thuộc tính và bộc lộ bản chất bên trong, khẳng định mình là những
đối tượng thực tồn. Sự thay đổi các tương tác tất yếu làm đối tượng, các
thuộc tính của nó thay đổi, và trong một số trường hợp có thể còn làm nó
biến mất, chuyển hóa thành đối tượng khác. Sự tồn tại của đối tượng, sự

1 0
hiện hữu các thuộc tính của nó phụ thuộc vào các tương tác giữa nó với các
đối tượng khác, chứng tỏ rằng, đối tượng có liên hệ với các đối tượng khác.
- Khái niệm “Liên hệ”:
o Là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
o Ví dụ:
 Các sinh vật đều có liên hệ với môi trường bên ngoài:
 Những thay đổi của các nhân tố vô sinh (ánh sáng,
nước, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,...) của môi trường
bên ngoài sẽ làm các sinh vật có sự thay đổi tương
ứng. Chẳng hạn, nhiệt độ cơ thể người luôn ở mức ổn
định khoảng từ 36-37,5C.
o Khi thời tiết nóng, sức nóng từ cơ thể toát ra
truyền sang môi trường không khí xung quanh.
Lúc đó, cơ thể chúng ta toát mồ hôi để mất nhiệt
nhanh hơn. Mồ hôi tiết ra trên bề mặt da và khi
chúng bốc hơi sẽ thu nhiệt từ cơ thể ra môi
trường bên ngoài làm cho cơ thể cảm thấy mát
hơn
o Khi gặp thời tiết lạnh sẽ có hiện tượng run
người, đây là phản xạ co cơ nhẹ diễn ra với mật
độ nhanh hơn bình thường để sinh nhiệt làm cho
cơ thể ấm hơn.
 Công cụ lao động liên hệ tới đối tượng lao động:
 Những thay đổi của công cụ lao động luôn gây ra
những thay đổi xác định trong đối tượng lao động mà
các công cụ đó tác động lên. Và ngược lại, sự biến đổi
của đối tượng lao động sẽ gây ra những biến đổi ở các
công cụ lao động
o Ở thời kì nguyên thủy, con người chỉ có thể săn,
bắt, hái, lượm nhưng đến khi công cụ lao động
như cày, cuốc xuất hiện đã tác động mạnh làm
thay đổi đối tượng lao động là đất đai. Từ đó,
con người bắt đầu hoạt động trồng trọt để tạo ra
sản phẩm nông nghiệp phục vụ đời sống của
mình. Khi đối tượng lao động bị biến đổi như
đất đai khô cằn thì công cụ lao động cũng thay
đổi phù hợp như xuất hiện máy cày, máy xới để
phục vụ nông nghiệp.
o Tuy nhiên, mọi đối tượng đều trong trạng thái vừa liên hệ vừa cô
lập với nhau. Chúng liên hệ với nhau ở một số khía cạnh, trong

1 0
chúng có cả những biến đổi khiến đối tượng khác thay đôi và có cả
những biến đổi không làm đối tượng khác thay đổi.
 Ví dụ:
 Mối quan hệ giữa môi trường và cơ thể sống. Một số
thay đổi nhất định của môi trường làm cơ thể sống
thay đổi, nhưng cũng có những thay đổi lại không làm
cơ thể sống thay đổi.
o Môi trường bị ô nhiễm sẽ khiến khí hậu thay đổi
đột ngột và gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống con người và các sinh vật khác trên Trái
Đất.
 Liên hệ và cô lập luôn tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của mọi
quan hệ cụ thể giữa các đối tượng.
- Khái niệm “mối liên hệ”:
o Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng
buộc tương hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ
phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối tượng với nhau.
o Ví dụ:
 Mối liên hệ giữa cung và cầu (hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường cùng với những yêu cầu cần đáp ứng của con người
có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ). Cung và cầu tác động, ảnh
hưởng lẫn nhau, từ đó tạo nên quá trình vận động, phát triển
không ngừng của cung và cầu.
 Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người
 Mối quan hệ giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa,...
trong một quốc gia và giữa các quốc gia với nhau
- Quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về “mối liên hệ”
o Quan điểm siêu hình:
 Quan điểm siêu hình nhận định rằng mọi sự vật hiện tượng
trên thế giới khách quan đều tồn tại biệt lập, tách rời nhau,
không quy định ràng buộc lẫn nhau, nếu có thì chỉ là những
quan hệ bề ngoài, ngẫu nhiên. Quan điểm trên xuất phát từ
thế kỷ XVII - XVIII tại Tây Âu, khi mà trình độ KH-TN còn
nhiều hạn chế, chủ yếu chỉ dừng ở việc thu thập tài liệu và
nghiên cứu thế giới theo từng bộ phận riêng lẻ. Quan điểm
này là dựng lên ranh giới giả tạo giữa các sự vât, hiện tượng,
nó làm cho các sự vật, hiện tượng trên thế giới không được
phát hiện ra những quy luật, bản chất và sự phát triển của
mình.

1 0
 Còn các nhà triết học duy tâm tuy đã thấy được mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng nhưung lại cho rằng ý thức, tinh
thần là cơ sở của các mối liên hệ này
 Hegel – nhà triết học người Đức cho rằng Tinh thần
tuyệt đối (hay Ý tưởng tuyệt đối) là căn nguyên phát
sinh ra tất cả vũ trụ vạn vật, là nền tảng phát triển các
mối liên hệ
 Berkeley – nhà triết học người Ireland trên lập trường
duy tâm chủ quan đã cho rằng cảm giác là nền tảng
phát sinh các mối liên hệ giữa các đối tượng.
o Quan điểm biện chứng:
 Trái với quan điểm siêu hình, quan điểm biện chứng cho rằng
các sự vật, hiện tượng của thế giới thực vừa tồn tại tồn tại
độc lập, vừa liên hệ, quy định và chuyển hóa lẫn nhau.
 Khi nói đến mối liên hệ, chúng ta mới chỉ chú ý đến sự ràng
buộc, tác động lẫn nhau của các đối tượng vật chất hữu hình
mà quên mất rằng trong thế giới tinh thần, các đối tượng
không chỉ là những sự vật hữu hình mà nó còn bao hàm cả
các sự vật vô hình như hình thức tư duy của con người (khái
niệm, phán đoán, duy lý) . Khi quan niệm về sự nhận thức
được mở rông bao hàm cả các đối tượng tinh thần thì sẽ có
quan niệm về “mối liên hệ phổ biến”
 Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, “mối liên hệ phổ biến”
là khái niệm chỉ sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt của
một sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.
 Theo nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, các sự vật, hiện
tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau,
quy định lẫn nhau, thâm nhập, chuyển hóa lẫn nhau, không
tách biệt nhau. Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ
là tính thống nhất vật chất của thế giới. Theo đó, nhờ sự
thống nhất vật chất của thế giới mà các đối tượng không thể
tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại, chuyển hoá lẫn
nhau.
 Ví dụ:
o Giữa tri thức cũng có mối liên hệ phổ biến:
 Khi làm kiểm tra Toán, Lý, Hóa, chúng ta
phải vận dụng kiến thức Văn học để phân
tích đề bài, đánh giá đề thi. Đồng thời, khi
học các môn xã hội, chúng ta cũng phải

1 0
vận dụng tư duy, lôgic của các môn tự
nhiên.
 Trong thế giới động vật thì động vật hấp
thụ khí O2 và nhả khí CO2, trong khi đó
quá trình quang hợp của thực vật lại hấp
thụ khí CO2 và nhả ra khí O2.
b) Các tính chất của mối liên hệ phổ biến
1. Tính khách quan
- Phép biện chứng duy vật khẳng định tính khách quan của các mối liên hệ,
tác dộng trong thế giới. Tính khách quan thể hiện sự cố hữu của bản thân
sự vật, không thể thay đổi bởi ý chí con người. Nó chỉ ra rằng mối liên hệ
phổ biến là cái vốn có, tồn tại độc lập với con người và con người chỉ
nhận thức sự vật thông qua các mối liên hệ vốn có của nó.
- Ví dụ:
o Mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các
vật thể
o Mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu
hàng hóa trên thị trường
o Mối liên hệ phổ biến tác động qua lại trong giới tự nhiên vô cơ
như nước chảy đá mòn, gió thổi mây bay…
 Các ví dụ trên đều chỉ ra những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập và
không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
2. Tính phổ biến
- Theo quan điểm biện chứng thì mối liên hệ phổ biến thể hiện ở chỗ dù bất
kỳ đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có nhiều các mối liên hệ đa
dạng. Chúng giữ các vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động, chuyển
hoá của các sự vật hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa
lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội,
tư duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự
vật, hiện tượng.
- Ví dụ:
o Mỗi cơ thể sống được coi là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả
năng tự trao đổi chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại và phát
triển.
o Mối liên hệ chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai
 Như vậy, không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại
tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
3. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
- Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: mọi sự
vật, hiện tượng đều có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong - bên
ngoài; trực tiếp - gián tiếp; cơ bản - không cơ bản...) chúng giữ vị trí, vai

1 0
trò khác nhau đối với sự tồn tại, phát triển của sự vật đó; đồng thời, một
mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì tính chất, vai
trò cũng khác nhau. Tuỳ thuộc vào tính chất và vai trò của từng mối liên
hệ mà ta có thể phân loại thành các mối liên hệ khác nhau như:
o Mối liên hệ về mặt không gian và thời gian giữa các sự vật, hiện
tượng
o Mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng lĩnh, từng sự vật, hiện
tượng cụ thể
o Mối liên hệ phổ biến trực tiếp và mối liên hệ phổ biến gián tiếp
o Mối liên hệ giữa tổng thể và bộ phận
- Tuy nhiên, việc phân loại các mối liên hệ phổ biến trên chỉ mang tính
tương đối bởi vì các mối liên hệ của các đối tượng rất phức tạp, không thể
tách chúng khỏi các mối liên hệ khác. Để hiểu rõ hơn về các mối liên hệ
thì còn cần nghiên cứu cụ thể trong sự biến đổi và phát triển cụ thể của
chúng.
- Ví dụ:
o Các loài cá, chim, thú đều có mối liên hệ với môi trường nước
nhưng cá liên hệ với môi trường nước là để hô hấp duy trì sự sống,
không có môi trường nước thì cá không thể tồn tại được còn các
loài chim, thú liên hệ thì không thể sống trong môi trường nước
thường xuyên được.
o Cây xanh thì có cây cần nhiều nước, ánh sáng; cây cần ít nước, ít
ánh sáng
- Kết luận: Như vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát toàn cảnh
thế giới trong những mối liên hệ chẵng chịt giữa các sự vật, hiện tượng. Tất
cả mọi sự vật, hiện tượng cũng như thế giới, luôn luôn tồn tại trong mối liên
hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, không có sự vật hiện tượng nào
tồn tại cô lập, riêng lẻ, không liên hệ với nhau.
1.1.2. Ý nghĩa phương pháp luận
- Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại
với nhau; do vậy, khi xem xét đối tượng cụ thể cần tuân theo nguyên tắc
toàn diện. Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện
chứng khái quát thành nguyên tắc toàn diện với những yêu cầu đối với
chủ thể hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:
o Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét một đối tượng cụ thể, cần đặt
đối tượng trong mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động giữa vật đó với các sự vật khác để phát
hiện xu hướng thay đổi.
 Ví dụ: Khi xét chọn Sinh viên 5 tốt – một danh hiệu cao quý
được đưa vào hệ thống khen thưởng cấp Quốc gia dành cho

1 0
các bạn sinh viên của NEU được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí
toàn diện như sau:
 Học tập tốt
 Thể lực tốt
 Đạo đức tốt
 Hội nhập tốt
 Tình nguyện tốt
 Giữa các tiêu chí có tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy cần có cái nhìn bao
quát các tiêu chí này để từ đó có thể trao danh hiệu cao quý này cho sinh
viên đáp ứng tốt các tiêu chí trên
o Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên
hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong
sự thống nhất hữu cơ nội tại, biết phân loại từng mối
liên hệ và xem xét có trọng tâm, làm nổi bật cái cơ
bản nhất của sự vật, hiện tượng
 Ví dụ: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới của Việt Nam từ
1986 đến nay, chúng ta phải đánh giá toàn diện dựa trên
những thành tựu đạt được như kết cấu hạ tầng – cơ sở vật
chất, mức sống của người dân, hệ thống giáo dục – y tế,..)
cùng những mặt hạn chế (mặt trái của những yếu tố trên và
đặc biệt là các vấn đề liên quan đến tệ nạn xã hội) => Tuy
nhiên thì rút ra thành tựu vẫn là cái cơ bản nhất. Trên cơ sở
đó chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu khách
quan, phải phân tích chỉ ra được nguyên nhân
dẫn tới các mặt còn hạn chế, nguyên nhân nào
là cơ bản, chủ yếu -> Giải pháp khắc phục
những mặt hạn chế đó.
o Thứ ba, từ việc rút ra mối liên hệ bản chất của sự vật, ta lại đặt
mối liên hệ bản chất đó trong tổng thể các mối liên hệ của sự vật
xem xét cụ thể trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, tức là cần nghiên
cứu những mối liên hệ của đối tượng trong quá khư, hiện tại và
phán đoán cả tương lai của nó.
 Ví dụ: Vẫn tiếp tục phân tích ví dụ trên, chúng ta đã chỉ ra
những hạn chế như tham ô, tham nhũng, lãng phí của cải; ma
tuý, cờ bạc,… -> Chúng ta phải tìm hiểu nguyễn nhân dẫn
đến các mặt hạn chế này -> Có cả nguyên nhân trực tiếp,
gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu (do
đời sống kinh tế hiện tại; do quan niệm truyền thống, đặc biệt
là các chủ nghĩa các nhân, thói tham lam, ích kỷ…; hệ thống
pháp luật còn chưa đồng bộ, một số cán bộ biến chất, tham
ô…) -> Có phân tích nguyên nhân cơ bản, trực tiếp, chủ

1 0
yếu… dẫn đến kết quả đó -> Đưa ra giải pháp phù hợp -> Dự
đoán về tương lai những hiện tượng tiêu cực đó có thể bị xoá
bỏ.
o Thứ tư, cần tránh phiến diện siêu hình và chiết trung, nguỵ biện.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, chỉ nhìn
thấy mặt này mà không thấy mặt khác, hoặc chú ý đến nhiều mặt
nhưng lại xem xét chung chung, không thấy mặt bản chất của đối
tượng nên dễ rơi vào thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết trung.
 Thuật nguỵ biện: coi cái cơ bản thành cái không cơ bản,
không bản chất thành bản chất hoặc ngược lại)
 Chủ nghĩa chiết trung: kết hợp vô nguyên tắc các mối quan
hệ
 Ví dụ:
o Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài
mối liên hệ đã vội vàng kết luận bản chất sự
vật (Phiến diện – Sai lầm)
 Chẳng hạn như đánh giá sự
thành công của một con người
dựa vào số tài sản mà họ kiếm
được là một cách nhìn phiến
diện.
o Biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu
thành thứ yếu và ngược lại (Nguỵ
biện – Sai lầm)
 Chẳng hạn như bản thân lười
học, không chịu nỗ lực cố gắng
trong học tập nhưng khi kết quả
học tập yếu kém lại đổ lỗi cho
thầy cô, nhà trường…

II. Nguyên lý về sự phát triển


1. Sự phát triển
a. Khái niệm
Phát triển là quá trình vận động theo khuynh hướng đi lên diễn ra trong không
gian và thời gian: từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chất
cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn
Ví dụ: Quá trình phát triển của xã hội: Công xã nguyên thủy => Chiếm hữu nô
lệ => Xã hội phong kiến => Tư bản chủ nghĩa => Xã hội chủ nghĩa
b. Phân biệt “tiến hóa” và “tiến bộ”
- Tiến hóa: diễn ra theo cách từ từ, biến đổi hình thức của tồn tại xã hội từ đơn
giản đến phức tạp

1 0
Ví dụ: Thuyết tiến hóa tập trung giải thích khả năng sống sót và thích ứng của
cơ thể xã hội trong cuộc đấu tranh sinh tồn
- Tiến bộ: biến đổi hướng tới cải thiện thực trạng xã hội hoàn thiện hơn so với
ban đầu
Ví dụ: Sự trưởng thành của các dân tộc, các lĩnh vực của đời sống con người
2. Những quan niệm khác nhau về sự phát triển
Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm siêu hình và quan điểm biện
chứng về sự phát triển, V.I. Lênin viết: “Hai quan niệm cơ bản (...) về sự phát
triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và
sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập (sự phân đôi của cái
thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mối quan hệ lẫn nhau
giữa các mặt đối lập ấy)... Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô
khan. Quan niệm thứ hai là sinh động... cho ta chìa khóa của sự “tự vận động”
của tất thảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những
“bước nhảy vọt”, của sự “gián đoạn của tính tiệm diến”, của sự “chuyển hóa
thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệt cái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”
a. Quan điểm siêu hình: phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định
- Phát triển chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn,
lặp đi, lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật,
hiện tượng mới
- Những người theo quan điểm siêu hình coi tất cả chất của sự vật không có sự
thay đổi gì trong quá trình tồn tại của chúng. Sự vật ra đời với những chất
như thế nào thì toàn bộ quá trình tồn tại của nó vẫn được giữ nguyên, hoặc
nếu có sự thay đổi nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong
một vòng khép kín
- Sự phát triển là một quá trình tiến lên liên tục không có những bước quanh
co, thăng trầm, phức tạp
b. Quan điểm biện chứng: đối lập với quan điểm siêu hình
- Phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự
vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế không phải
lúc nào sự phát triển cũng diễn ra theo đường thẳng, mà rất quanh co, phức
tạp, thậm chí có những bước lùi tạm thời
- Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc, có kế thừa, có sự
dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn
- Quan điểm biện chứng khẳng định nguồn gốc của sự phát triển nằm trong
bản thân sự vật, đó là do mâu thuẫn trong chính sự vật quy định. Nói cách
khác, đó là quá trình giải quyết liên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do

1 0
đó cũng là quá trình tự thân vận động, phát triển và chuyển hóa của mọi sự
vật
- Trong phép biện chứng duy vật, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của
vận động, nó chỉ khái quát xu hướng chung của vận động là vận động đi lên
của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ
3. Tính chất của sự phát triển
a. Tính khách quan
Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ
không phải do tác động tự bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào ý thích, ý
muốn chủ quan của con người
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đậu khi có đủ các yếu tố đất, nước, ánh sáng, chất dinh
dưỡng dù không có con người thì vẫn phát triển
b. Tính phổ biến
Sự phát triển có mặt ở khắp mọi nơi trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư
duy
Ví dụ:
+ Tự nhiên: Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi
trường (Người Châu Á sang Châu Âu định cư dần dần sẽ quen với cái lạnh nơi
đó)
+ Xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ
ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người (Dân cư xã hội sau luôn có
mức sống cao hơn so với xã hội trước)
+ Tư duy: Khả năng nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc, đúng đắn hơn với tự
nhiên và xã hội (Trình độ hiểu biết của con người về khoa học công nghệ ngày
càng cao so với trước đây)
c. Tính kế thừa
Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không phải ra đời từ
hư vô, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các
yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực,
lỗi thời, lạc hậu của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục
phát triển
Ví dụ: Điện thoại di động ngày nay ra đời với nhiều tính năng mới nhưng không
mất đi tính năng nghe gọi như điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, đồng
thời gạt bỏ đi sự bất tiện mà chiếc điện thoại to nặng ban đầu đem lại
d. Tính đa dạng, phong phú
Mỗi sự vật, hiện tượng có quá trình phát triển không giống nhau phụ thuộc vào
không gian và thời gian, vào các yếu tố, điều kiện tác động lên sự phát triển đó.
Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật, thậm chí
làm cho sự vật thụt lùi

1 0

You might also like