Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Ngày soạn: 04/04/2023.

Tiết 127, 128, 129


BÀI 32: KHÁI QUÁT VỀ SINH SẢN VÀ SINH SẢN VÔ TÍNH Ở SINH VẬT
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.
- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.
- Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng
ở thực vật, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn.
- Trình bày được các ứng dụng sinh sản vô tính vào thực tiễn (Nhân giống vô tính
cây, nuôi cấy mô)
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh
ảnh để tìm hiểu khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính ở sinh vật
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm, đặc điểm và nêu
ví dụ về các hình thức sinh sản của động vật, hợp tác trong thực hiện hoạt động sắp
xếp các loài thực vật vào hình thức sinh sản vô tính của thực vật thích hợp
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện giải thích ứng dụng
sinh sản vô tính ở thực vật và động vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên:
Năng lực nhận biết KHTN: Nhận biết sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật.
Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Nêu được các vai trò của sinh sản vô tính đối với con
người và sinh vật.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: trình bày được các phương pháp ứng dụng sinh
sản vô tính trong thực tiễn. Thực hiện quan sát cành hoa hồng hoặc hoa mười giờ sau
khi vùi xuống đất một thời gian sẽ thấy hiện tượng gì.
3. Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu
về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật.
Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ tìm tòi
hoàn thành nhiệm vụ cá nhân để hoàn thành bảng 32.1 SGK
Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thảo luận vào bảng sau khi đã
thảo luận.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Giáo viên
- Hình ảnh sự sinh sản cây thuốc bỏng, gà trống, gà mái, người
- H 32.1; 32.2; 32.3 SGK
- Thẻ và bộ câu hỏi ở Trang Plicker.
2. Học sinh:
- Bài cũ ở nhà.
- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1: Mở đầu (Xác định vấn đề học tập là sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật
vai trò và ứng dụng)
a) Mục tiêu: Xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu khái niệm sinh sản, sinh sản vô tính
ở sinh vật, vai trò và ứng dụng.
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi phát hiện ra vấn đề học tập của bài học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
? Cho biết các sinh vật duy trì nòi giống bằng cách nào?
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nêu ý kiến.
- Các sinh vật duy trì nòi giống bằng cách: sinh sản (đẻ con, đẻ
trứng,…).
- Ví dụ: con mèo đẻ con, con gà đẻ trứng,…
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án. GV liệt kê các đáp án
của HS trên bảng.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
GV nhận xét, đánh giá:
GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. “Sinh vật duy trì nòi
giống bằng cách sinh sản, có những cách sinh sản nào của sinh
vật. Để trả lời các câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng
ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay”
GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu:
- Phát biểu được khái niệm sinh sản ở sinh vật.
- Nêu được khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật.
- Dựa vào hình ảnh hoặc mẫu vật, phân biệt được các hình thức sinh sản sinh dưỡng
ở thực vật, lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được vai trò của sinh sản vô tính trong thực tiễn.
- Trình bày được các ứng dụng sinh sản vô tính vào thực tiễn (Nhân giống vô tính
cây, nuôi cấy mô)
b) Nội dung: HS quan sát sơ đồ và tìm hiểu khái niệm sinh sản.
HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi, HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. Kết quả thảo luận của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm sinh sản
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập I. Khái niệm sinh sản
GV yêu cầu HS quan sát H32.1 kết hợp nghiên cứu SGK Sinh sản là quá trình tạo
cho biết kết quả và ý nghĩa của quá trình sinh sản. Từ đó ra những cá thể mới bảo
nêu khái niệm sinh sản. đảm sự phát triển kế tục
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập của loài.
HS quan sát H32.1 nêu kết quả và ý nghĩa của quá trình
sinh sản, từ đó nêu khái niệm sinh sản.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án. GV liệt kê các
đáp án của HS trên bảng.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
GV nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vô tính
1. Sinh sản vô tính ở thực vật - 2 hình thức: sinh sản vô
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập tính, sinh sản hữu tính
- GV chiếu 2 sơ đồ: II. Khái niệm sinh sản
1. Bố + mẹ -> em bé vô tính
2. Trùng đế giày -> cá thể trùng đế giày mới - Sinh sản vô tính là hình
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: thức sinh sản không có sự
? Sơ đồ nào có sự kết hợp của yếu tố đực và cái sơ đồ nào kết hợp của yếu tố đực và
không có sự kết hợp của yếu tố đực và cái. Sự kết hợp của yếu tố cái. Do vậy, cơ thể
yếu tố đực và cái được gọi là hình thức sinh sản gì? Nếu con chỉ nhận được chất di
không có sự kết hợp của yếu tố đực và cái được gọi là hình truyền từ cơ thể mẹ nên
thức sinh sản gì? giống nhau và giống mẹ.
 Ở sinh vật có những hình thức sinh sản nào? - Sinh sản vô tính có ở các
- GV yêu cầu HS quan sát H32.1 cho biết: nhóm sinh vật như: vi
? Cây rau má và trùng đế giày có hình thức sinh sản gì. khuẩn, nguyên sinh vật,
? Vì sao cơ thể con sinh ra giống nhau và giống mẹ. một số loài nấm, một số
 Nêu khái niệm sinh sản vô tính. loài thực vật và động vật.
- GV chiếu cho HS 1 số hình ảnh sinh sản vô tính ở sinh
vật. Yêu cầu HS cho biết:
? Sinh sản vô tính có ở nhóm sinh vật nào.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Sơ đồ 1 có sự kết hợp của yếu tố đực và cái -> sinh sản
hữu tính
- Sơ đồ 2 không có sự kết hợp của yếu tố đực và cái ->
sinh sản vô tính
- Có 2 hình thức sinh sản:
+ Sinh sản vô tính
+ Sinh sản hữu tính
- Cây rau má và trùng biến hình có hình thức sinh sản vô
tính
Do cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ
nên giống nhau và giống mẹ.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày đáp án.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
GV nhận xét, đánh giá.
Họat động 3: Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật và động vật
1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở thực vật. 1. Sinh sản vô tính ở
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập thực vật
- GV chiếu hình ảnh sinh sản bằng bào tử của cây dương - Gồm:
xỉ và sinh sản sinh dưỡng của cây gừng. Yêu cầu HS quan + Sinh sản bằng bào tử
sát hình ảnh kết hợp nghiên cứu SGK, nêu hình thức sinh + Sinh sản sinh dưỡng
sản của dương xỉ và gừng.
Từ đó trả lời câu hỏi:
? Ở thực vật có các hình thức sinh sản vô tính nào.
- GV cho các loài thực vật: cây rêu, địa tiền (thuộc họ rêu),
cây dương xỉ, bèo tổ ong, rau bợ (thuộc họ quyết), khoai
lang, khoai tây, trầu không, rau má, gừng, cây thuốc bỏng,
cỏ gấu, cỏ tranh, lục bình, cây hoa đá… Yêu cầu HS cá
nhân nghiên cứu sau đó thảo luận nhóm 2 bạn/nhóm sắp
xếp các loài thực vật trên thành 2 nhóm sinh sản bằng bào
tử và sinh sản sinh dưỡng.
GV yêu cầu các nhóm dựa vào kết quả bài tập trên kết hợp
quan sát H32.2 trả lời câu hỏi:
? Phân biệt các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật.
? Lấy ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực
vật.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS cá nhân quan sát hình ảnh kết hợp nghiên cứu SGK,
thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Sinh sản ở cây dương xỉ: sinh sản vô tính bằng bào tử.
- Sinh sản ở cây gừng: sinh sản vô tính bằng cơ quan sinh
dưỡng (sinh sản sinh dưỡng)
- Sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cây con được hình
thành từ cơ quan sinh dưỡng (lá, thân, rễ)
- Sinh sản bằng bào tử: cây rêu, địa tiền (thuộc họ rêu)
cây dương xỉ, bèo tổ ong, rau bợ (thuộc họ quyết)…
Sinh sản sinh dưỡng: khoai lang, khoai tây, trầu không, rau
má, gừng, cây thuốc bỏng, cỏ gấu, cỏ tranh, lục bình, cây
hoa đá…
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi đại diện một số nhóm trình bày đáp án.
Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét, bổ sung, đánh giá
GV nhận xét, đánh giá.
GV yêu cầu HS về nhà thực hiện: Quan sát vết cắt đoạn
thân cây hoa hồng (hoặc hoa mười giờ,…) đã được cắm
trong cát ẩm sau ba tuần và mô tả những gì quan sát được.
Đoạn thân cây hoa hồng này có thể phát triền thành cây
mới được không? Vì sao?
Hướng dẫn:
- Sau một thời gian đoạn thân cây hoa hồng này nảy chồi,
mọc rễ ở các mấu thân.
- Đoạn thân này có thể phát triển thành cây mới vì đã có
đủ rễ và chồi.
2. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật 2. Sinh sản vô tính ở
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập động vật
- GV yêu cầu HS quan sát H 32.3 trả lời câu hỏi: - Các hình thức:
? Kể tên các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. + Nảy chồi: Từ cơ thể mẹ
- GV yêu cầu HS cá nhân nghiên cứu SGK kết hợp quan nảy ra một cái chồi. Chồi
sát hình ảnh 32.3, thảo luận nhóm (2 bàn/nhóm) trong 5 này phát triển thành cá
phút hoàn thành bảng 32.1 thể mới.
Tiêu chí Hình thức sinh sản vô tính + Phân mảnh: Trứng
so sánh Nảy chồi Trinh sản Phân mảnh không thụ tinh mà phát
Khái triển thành cá thể mới.
niệm + Trinh sản: Cá thể mới
Đặc được sinh ra từ một mảnh
điểm của cơ thể mẹ.
Ví dụ
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS quan sát H 32.3 kể tên các hình thức sinh sản vô tính ở
động vật: Nảy chồi, trinh sản, phân mảnh
HS cá nhân nghiên cứu SGK thảo luận nhóm hoàn thành
bảng 32.1
Tiêu Hình thức sinh sản vô tính
chí so
Nảy chồi Trinh sản Phân mảnh
sánh
- Từ cơ thể
Trứng không - Cá thể mới
mẹ nảy ra
thụ tinh mà được sinh ra
Khái một cái chồi.
phát triển từ một mảnh
niệm Chồi này phát
thành cá thể của cơ thể
triển thành cá
mới. mẹ.
thể mới.
- Lúc đầu, cá - Từ một
thể mới phát mảnh khuyết
triển gắn liền thiếu từ mẹ sẽ
với sinh vật - Cá thể mới phát triển đầy
mẹ. Sau khi luôn là giống đủ thành một
trưởng thành, đực. cá thể mới
Đặc mới tách hẳn - Cá thể mới có hoàn thiện.
điểm khỏi cơ thể vật chất di - Cá thể mới
mẹ. truyền khác cơ có vật chất di
- Cá thể mới thể mẹ. truyền giống
có vật chất di cơ thể mẹ.
truyền giống
cơ thể mẹ.

Ví dụ Chân khớp
Ruột khoang Đỉa, sao biển,
như: Ong,
như: Thủy tức giun dẹp
kiến, rệp.

B3: Báo cáo kết quả và thảo luận


GV gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
Các nhóm khác lắng nghe.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Các nhóm nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu ong thợ và ong chúa được
sinh ra như thế nào và vì sao chúng khác nhau về hình
thái, vai trò của đàn ong.
Hướng dẫn: - Ong chúa và ong thợ đều được sinh ra từ
trứng đã thụ tinh. Tuy nhiên, ong chúa được chăm sóc
trong mũ chúa ngay từ bé và được cho ăn hoàn toàn bằng
sữa ong chúa. Còn ấu trùng ong thợ được nuôi trong các tổ
thường và chỉ được cho ăn sữa ong chúa trong 3 ngày đầu
tiên rồi được nuôi bằng mật ong và phấn hoa cho tới khi
trưởng thành.
- Về vai trò:
+ Ong chúa là một con ong cái phát triển hoàn chỉnh. Ong
chúa có nhiệm vụ đẻ trứng để tăng quân đồng thời đảm
bảo sự tồn tại của đàn ong. Đồng thời, con ong chúa còn
có nhiệm vụ duy trì trật tự xã hội của đàn ong
+ Ong thợ đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc nhất
trong đàn ong như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và
ong chúa, tìm kiếm thức ăn, phòng chống kẻ thù,…
- Trong tổ ong có sự khác nhau về hình thái và vai trò của
các loại ong chúa, ong thợ và ong đực vì để đảm bảo trật
tự xã hội trong một tổ ong.
Họat động 4: Tìm hiểu vai trò và ứng dụng của sinh sản vô tính trong thực tiễn
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập III. Vai trò và ứng dụng
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi: sinh sản vô tính trong
? Lấy ví dụ cho thấy sinh sản vô tính có vai trò quan trọng thực tiễn.
trong việc duy trì các đặc điểm của sinh vật. - Vai trò: Duy trì các đặc
? Nêu các biện pháp nhân giống vô tính ở thực vật. Mỗi điểm của sinh vật
biện pháp lấy ví dụ 1 – 2 loài cây. - Các phương pháp nhân
? Lấy ví dụ về ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa giống vô tính:
phương em + Nuôi cấy mô
? Kể tên một số loại rau, củ, quả mà gia đình em thường sử + Giâm cành, chiết cành
dụng được sản xuất bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng  Góp phần làm tăng
? Quan sát hình 32.4, giải thích vì sao giâm cành, chiết hiệu quả kinh tế nông,
cành, nuôi cấy mô là những biện pháp nhân nhanh giống lâm nghiệp.
cây trồng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Bằng cách sinh sản vô tính, một sinh vật tạo ra một bản
sao di truyền giống hệt hoặc giống hệt nhau. Từ đó duy trì
được các đặc điểm của sinh vật. Ví dụ : nuôi cấy mô cây
phong lan, sâm ngọc linh,
- Các biện pháp và ví dụ:
+ Nuôi cấy mô: Cây gừng, cây nghệ
+ Giâm cành, chiết cành: cây cam, bưởi, táo, mía…
- Ứng dụng sinh sản vô tính của sinh vật ở địa phương em:
Trồng bưởi, cam nhờ phương pháp chiết cành; giâm cành
mía; nuôi cấy mô phong lan;…
- Một số loại rau, củ, quả được sản xuất bằng hình thức
sinh sản sinh dưỡng như khoai tây, gừng, tỏi, hành tây,…
- Vì về bản chất thì những cơ thể mới được sinh ra và phát
triển từ những phần vốn dĩ đã có sự sống từ cây mẹ. Chỉ
cần thêm một số yếu tố môi trường thì việc phát triển sẽ
nhanh hơn các loại nhân giống khác.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi
HS khác lắng nghe
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung
- GV đánh giá, kết luận.
- GV yêu cầu HS đọc phần tìm hiểu thêm và em có biết
SGK
3. Hoạt động 3: Luyện tập:
a) Mục tiêu: Khắc sâu được kiến thức đã học
b) Nội dung: HS tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn?” trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
c) Sản phẩm: Đáp án câu hỏi 1.A 2.A 3.D 4.B 5.A
d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung


B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn?”, yêu cầu HS tham gia trả lời
Câu 1: Có mấy hình thức sinh sản ở sinh vật?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Các hình thức sinh sản của sinh vật là:
A. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
B. Sinh sản vô tính và sinh sản phân mảnh
C. Sinh sản vô tính và sinh sản sinh dưỡng.
Câu 3: Sinh sản vô tính có đặc điểm gì?
A. Cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền của mẹ nên giống
nhau và giống mẹ.
B. Không có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái.
C. Có sự kết hợp giữa yếu tố đực và yếu tố cái
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 4: Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật là:
A. Nảy chồi và phân nhánh
B. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng
C. Trinh sản và phân nhánh
Câu 5: Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là?
A. Nảy chồi, phân mảnh và trinh sản
B. Nảy chồi, sinh sản bằng bào tử và trinh sản
C. Nảy chồi, phân mảnh và sinh sản bằng bào tử
D. Nảy chồi, sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tham gia trò chơi, trả lời các câu hỏi
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét
GV nhận xét, đưa ra kết quả.
4. Hoạt động 4: Vận dụng:
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn
b) Nội dung: HS tham gia hoạt động kể tên nhanh một số loại rau, củ quả mà gia đình
thường sử dụng bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV sử dụng “kĩ thuật Động não” yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi:
Kể tên một số loại rau, củ quả mà gia đình thường sử dụng bằng hình
thức sinh sản sinh dưỡng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS sẽ có 2 phút chuẩn bị trước khi trả lời nhanh.
Khoai lang, khoai tây, rau má, bưởi, cam, mía, bòng, rau muống, táo,
gừng, rau ngót, chuối, …
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi, mỗi HS đưa ra 1 câu trả lời,
câu trả lời sau không trùng với câu trả lời trước.
B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, kết luận

5. Hướng dẫn về nhà


- Hoàn thành các nhiệm vụ đã giao trong từng hoạt động
- Đọc trước bài 33. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

You might also like