Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

1. Sự hình thành ra đời về quyền lợi và lý do về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

1.1. Sự hình thành về quyền lợi.

- Trong suốt quá trình phát triển của nhân loại nói chung và đất nước Việt Nam
nói riêng, người phụ nữ luôn giữ vai trò phát triển là một bộ phận quan trọng và
không thể tách rời. Bên cạnh việc giữ gìn, phát huy vai trò “giữ lửa” trong gia
đình, người phụ nữ còn tích cực học tập, lao động, sản xuất, tham gia có trách
nhiệm vào các hoạt động xã hội và có không ích những đóng góp ý nghĩa.
Người phụ nữ đã khẳng định được vị thế của mình trên nhiều lĩnh vực trong xã
hội: chính trị gia nổi tiếng; nhà lãnh đạo tài ba của các doanh nghiệp, tập đoàn
kinh tế; nhà khoa học;.... Xứng đáng với danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc
nhà.”. Những điều đó, được thể hiện từ thuở sơ khai khi địa vị của người phụ
nữ được đánh giá cao hơn so với đàn ông, tiêu biểu là trong thời kỳ công xã thị
tộc mẫu hệ. Trong thời kỳ xã hội này, người phụ nữ đóng vai trò có quyền phân
công lao động trong gia đình và quyền điều hành những công việc chung của
thị tộc. Vì những lẽ đó người phụ nữ trong thời kỳ công xã nguyên thủy không
những được bình đẳng, tôn trọng mà còn được bầu làm tộc trưởng, tù trưởng.
Tuy nhiên, theo dòng thời gian, lịch sử cũng thay đổi, xã hội thị tộc mẫu hệ
nhường chỗ cho xã hội phụ hệ.
- Chế độ phong kiến và lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ đã vùi dập người
phụ nữ, quy định cho họ một địa vị xã hội - pháp lý rất thấp kém, bất bình đẳng
với nam giới, thể hiện rõ nét qua câu “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”.

- Luật Bộ Hồng Đức (Bộ luật Hồng Đức là tôn gọi thông dụng của Bộ Quốc
triều hình luật) được ban bố lần đầu tiên trong những năm 1470 – năm 1497
dưới thời Vua Lê Thánh Tông (Hồng Đức). Bộ Luật Hồng Đức là một quan
điểm, chính sách, pháp luật rất tiến bộ, vượt lên trên những hạn chế lịch sử của
học thuyết nho giáo và chế độ phong kiến đương thời. Bộ Luật này đã quy định
nhiều quyền lợi cho người phụ nữ trong nhiều lĩnh vực: hôn nhân, gia đình, tư
pháp, hành chính, xã hội. Quốc Triều hình luật - một bộ luật điển hình, hoàn
thiện nhất trong lịch sử nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam. Bộ luật chứa
đựng nhiều nội dung tiến bộ, nhân văn sâu sắc hoàn thiện hơn so với các bộ
luật cùng thời. Một trong những điểm đặc sắc nhất của Quốc triều hình luật là
việc bảo vệ quyền lợi phụ nữ, khẳng định vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia
đình và xã hội. Đây là chính sách pháp luật rất tiến bộ, đậm tính nhân văn, tân
kỳ vượt lên trên những quan niệm, trật tự xã hội đương thời, cùng thời và kể cả
sau này.

- Trong khuôn khổ của quan niệm nho giáo đương thời, các quy định của Luật
Hồng Đức cũng không thể tránh được những điểm tiêu cực về phụ nữ. Tuy vậy,
tính nhân văn, tiến bộ và cũng được xem như là sự dũng cảm của những nhà
làm luật thời bấy giờ đã được ghi nhận ở việc bảo vệ quyền lợi của người phụ
nữ ở trong các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, các lĩnh vực quan hệ xã hội
khác.

- Nguyên nhân sự ra đời: Vốn dĩ Việt Nam là một nước văn hóa gốc nông nghiệp
trồng trọt điển hình. Một trong những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông
nghiệp trồng trọt chính là cuộc sống định cư ổn định của nghề nghiệp và đi
cùng với đó không thể thiếu vắng bóng dáng của người phụ nữ luôn vun vén,
chăm sóc cho gia đình. Thêm nữa nghề trồng trọt, đồng áng cũng là công việc
phù hợp phụ nữ cho nên vai trò của người phụ nữ được tôn trọng và đề cao. Và
sau này do sự ảnh hưởng, chi phối của tư tưởng Nho giáo mới hình thành tư
tưởng trọng nam khinh nữ.

1.2. Lý do về bảo vệ quyền lợi người phụ nữ.


- Luật Hồng Đức nói riêng và pháp luật thời Lê nói chung mang đặc thù của
pháp luật Đại Việt, phản ánh chân thực và sâu sắc tình trạng xã hội nước ta thế
kỷ XV và sau này. Tính đặc thù của "Quốc triều hình luật" thể hiện rõ trong hai
chương "Hộ hôn" và "Điền sản". Qua hai chương này, các nhà làm luật đã coi
trọng cá nhân và vai trò của người phụ nữ - điều mà các bộ luật trước và sau
không mấy quan tâm. Có 53/722 điều luật (7%) bàn về hôn nhân - gia đình;
30/722 điều luật (4%) bàn về việc hương hỏa, tế lễ, thừa kế và sở hữu tài sản.
Những điều luật này ít nhiều đã đề cập đến một số quyền lợi của người phụ nữ
trong xã hội và trong gia đình. Quyền của người phụ nữ trong thời đại phong
kiến là không được xem trọng, không có quyền quyết định các vấn đề trong gia
đình, xã hội. Tuy nhiên, Bộ Luật Hồng Đức ra đời có giá trị tinh thần là một
quan điểm tiến bộ về bảo vệ quyền lợi ích người phụ nữ. Người phụ nữ là trụ
cốt chính, hậu phương vững chắc, là tinh thần cho gia đình và xã hội. Lợi ích
mà người phụ nữ đóng góp mang lại rất nhiều giá trị cho xã hội nói chung và
gia đình nói riêng. Nên vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích người phụ nữ là một
cách suy nghĩ tiên tiến, phát triển mà Bộ Luật Hồng Đức đã đề ra được.

1.3 Giá trị đương đại để chúng ta tham khảo, kế thừa từ các quy định bảo vệ quyền
lợi phụ nữ của Bộ luật Hồng Đức:
Lịch sử luôn luôn là đương đại. Tìm hiểu các quy định của Luật Hồng Đức,
chính sách pháp luật nhà Lê, đặc biệt là vua Lê Thánh Tông đã cho chúng ta
biết về những gạch nối giữa: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Các quy định của
Luật Hồng Đức về nữ quyền, về bảo vệ quyền lợi, danh dự, nhân phẩm của
người phụ nữ thực sự mang đậm tính nhân văn, tiến bộ, tân kỳ và cũng là thông
điệp của mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại hôm nay. Ngày nay, các bộ
luật nhân quyền quốc tế đã khẳng định các nguyên tắc cơ bản về quyền phụ nữ
và trách nhiệm của các quốc gia phải nỗ lực đảm bảo thực thi trong thực tế.
Những quy định của Luật Hồng Đức đã có nguồn tư liệu quý báu trong việc
pháp điển về dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự và hành chính. Nhưng phải
tìm cách để thấm sâu vào suy nghĩ rồi dẫn đến thay đổi nhận thức, hành vi của
cá nhân về giá trị tinh thần nhân văn, “đi trước thời đại” của Lê triều hình luật
về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ. Đó cũng chính là một trong những cách chúng
ta tự hào, tôn vinh, tiếp nối, duy trì những giá trị văn hóa pháp lý của tổ tiên ta
trong thời kỳ “hòa nhập, không hòa tan”.

2. Những luận điểm cho thấy sự bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong các quy
định của BLHĐ.
1. Pháp luật về Hình sự:
A. Hình phạt đối với người phụ nữ khi họ phạm tội:
[Quyển 1] - Điều 1:
Mục II. Trượng hình (Đánh trượng): “...Xử tội này có thể cùng với tội lưu,
tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng, chỉ đàn ông phải chịu”
Mục III. Đồ hình: “...Đàn ông phạm tội nhẹ thì đánh 80 trượng…Đàn bà
phạm tội nhẹ thì đánh 50 roi…”

=> Về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình", có sự phân biệt giữa đàn ông và đàn
bà: không áp dụng hình phạt "trượng" cho đàn bà và áp dụng riêng từng loại tội
"đồ" cho đàn ông và đàn bà.

[Quyển 6] - Điều 680: “Đàn bà phạm tội tử hình trở xuống, nếu đang mang
thai thì phải đợi sau khi sinh đẻ 100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh
mà đem hành hình thì ngục quan bị biếm hai tư, ngục lại bị tội đồ làm bản cục
đinh. Dù đã sinh nhưng chưa hết hạn 100 ngày mà hành hình thì ngục quan và
ngục lại bị xử biếm hay bị phạt. Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội đánh roi thì
ngục quan bị phạt 20 quan tiền, ngục lại bị đánh 80 trượng...”.

=> Khi thi hành hình phạt tử đối với phụ nữ có thai, phải chờ sanh đẻ xong mới
thi hành.

Một số tội, nếu người phạm tội là phụ nữ thì được giảm nhẹ, như việc xử lý tội
ăn trộm, ăn cướp: “Ăn trộm có cầm khí giới thì xử tội ăn cướp và có giết người
thì xử tội giết người. Đàn bà được giảm tội” (Điều 429 - Quyển 4), hoặc
trường hợp đầy tớ ăn trộm đồ của chủ, nếu là “tớ gái thì được giảm tội” (Điều
441 - Quyển 4).

Điều 22 về tiền phải chuộc khi phạm phải các tội nhất định có câu: “...Đàn bà
phạm tội thì tiền chuộc cũng vậy” => Đàn bà phạm tội được dùng tiền chuộc
tội như đàn ông chứ không chỉ quy định riêng cho mỗi đàn ông.

=> Thứ nhất, nhìn chung, về việc áp dụng hình phạt "ngũ hình", có sự
phân biệt giữa đàn ông và đàn bà. Vì hình phạt quá hà khắc nặng nề nên
pháp luật cũng cân nhắc từng loại hình phạt được áp dụng riêng cho đàn
ông và đàn bà để đảm bảo tính mạng, sức khỏe cho người phụ nữ yếu đuối.
=> Phụ nữ phạm tội không bị áp dụng hình phạt trượng hình trượng hình
chỉ áp dụng cho đàn ông, riêng lưu hình thì đàn bà chỉ bị đánh roi,...; đàn
bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang có thai thì phải để sinh đẻ sau 100
ngày mới được đem hành hình. Nếu ngục quan làm trái luật thì phải chịu
tội.

B. Hình phạt trong trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của
người phụ nữ:
Nếu gây thương tích cho người đàn bà thì xử nặng hơn một bậc đánh người bị
thương. Nếu làm chết người đàn bà thì điền sản kẻ phạm tội phải giao cho nhà
người bị chết (Điều 403); “gian dâm với con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó
thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm” (Điều 404). Nếu “chồng đánh vợ bị
thương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc. Nếu đánh
chết thì xử như tội đánh chết người nhưng nhẹ hơn 3 bậc, tiền đền mạng bớt 3
phần. Cố ý giết vợ thì giảm một bậc tội; nếu có tội bị chồng đánh, không may
chết thì xử riêng. Đánh vợ bé bị thương, sứt gãy trở lên thì nhẹ tội hơn đánh vợ
2 bậc...” (Điều 482).

Trong trường hợp người phụ nữ có việc liên quan đến kiện tụng hoặc bị tội thì
họ vẫn được bảo vệ ở mức độ nhất định, nếu “quan coi ngục, lại ngục, ngục tốt
gian dâm với đàn bà, con gái có chuyện thưa kiện thì tội nặng hơn một bậc so
với tội gian dâm thông thường. Nếu có thuận tình thì giảm 3 bậc tội cho các
gian phụ ấy…” (Điều 409)

Luật cũng quy định một số vấn đề khác liên quan đến phụ nữ, như cấm “lấy
thuốc sảy thai làm người sảy thai, hay là người xin thuốc sảy thai cũng đều xử
đồ. Vì sảy thai mà chết thì người cho thuốc bị xử theo tội giết người” (Điều
424). Với một số tội, mức xử phạt đối với phụ nữ còn nhẹ hơn đàn ông, ví dụ
Điều 450 quy định: “...Kẻ lạ vào vườn người ta thì xử biếm, đàn bà được giảm
một bậc”.
=> Chương Thông gian quy định các hình phạt nghiêm khắc đối với các
hành vi xâm hại tình dục, nhân phẩm tiết hạnh, nhất là đối với trẻ em gái.
Tội gian dâm với vợ người khác hay quyến rũ con gái chưa chồng đều bị
xử tội đồ hay lưu và phải nộp tiền tạ, kẻ dắt mối cũng phải chịu tội. Hiếp
dâm ngoài bị xử tội lưu hay tội chết còn phải nộp tiền tạ hơn một bậc so
với tội gian dâm thường; riêng việc gian dâm với con gái nhỏ từ 12 tuổi trở
xuống, dù người con gái thuận tình thì cũng xử như tội hiếp dâm. Cũng là
gian dâm nhưng đối với người phụ nữ là vợ kế, vợ lẽ của ông cha, với mẹ
nuôi, mẹ kế, chị em gái… thì bị xử nặng hơn, người đàn bà bị lưu đi châu
xa. Đặc biệt, các ngục quan, ngục lại gian dâm với đàn bà, con gái có việc
kiện thì xử tội nặng hơn tội gian dâm thường một bậc.

2. Pháp luật về Dân sự


+ Hôn nhân gia đình
● Quy định về độ tuổi
- Quốc triều hình luật không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên
Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức hôn giá) có viết: "Con trai 18 tuổi,
con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đã tồn tại một văn bản
khác cùng thời quy định về điều này.

⇒ Quy định này thể hiện sự tiến bộ ở chỗ giúp hạn chế tình trạng phổ biến lúc
bấy giờ là phong tục tảo hôn, ngoài ra việc quy định về độ tuổi kết hôn như vậy
giúp các chủ thể có đầy đủ năng lực để tự nuôi sống bản thân, đủ trưởng thành
để xây dựng cuộc sống hôn nhân, gia đình sau này.

● Quy định về kết hôn


- Thủ tục kết hôn:
+ Người phụ nữ có quyền từ hôn trong trường hợp người con trai có ác tật hay
phạm tội, hoặc chơi bời lêu lổng, phá gia sản trong trường hợp chưa làm lễ
cưới.
- Điều 322: “Con gái hứa gả nhưng chưa làm lễ cưới, nếu người con trai có ác
tật hay phạm tội, hoặc chơi bời lêu lổng, phá gia sản thì người con gái được
phép báo lên quan ti mà trả đồ lễ cưới… Ai trái luật này thì đánh 80 trượng.”
Pháp luật đã có sự bảo vệ quyền lợi của người con gái (người phụ nữ), trường
hợp mà con trai bị ác tật, phá tán gia sản, phạm tội thì người chồng đó không
thể thực hiện được vai trò trách nhiệm của mình đối với vợ, không thể đảm bảo
cuộc sống đầy đủ ấm no cho vợ thì bên gái có quyền từ hôn và không thấy quy
định ngược lại, từ đó cho thấy pháp luật vẫn coi trọng cuộc sống hôn nhân của
người phụ nữ, muốn đảm bảo cho họ có cuộc sống sung túc, ấm no sau khi gả
đi.
=> Đây là một điều khoản cho thấy sự tiến bộ của các nhà làm luật lúc bấy
giờ khi cho người phụ nữ quyền từ chối kết hôn nếu như họ cảm thấy anh
ta có nhân cách không tốt. Một trong những Điều luật rất tiến bộ mà chúng ta
chưa từng thấy ở Việt Nam trước đó. Bên cạnh đó, Điều 315 quy định: “…nếu
nhà trai đã có sính lễ rồi mà không lấy nữa, thì phải bị phạt 80 trượng và mất
đố sính lễ”. Như vậy, có thể thấy các quy định này thể hiện sự bảo vệ danh dự,
nhân phẩm cho người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân.

Cấm quan lại lấy con gái nơi mình nhậm chức làm vợ:
- Theo quy định tại Điều 316, cấm quan lại lấy con gái nơi mình nhậm chức để
cưới làm vợ, nếu trái lệnh thì phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi chức.
=> Quy định này nhằm mục đích tránh sự lợi dụng quyền thế của quan lại
để cưỡng bức con gái nhà lương dân phải kết hôn trái ý muốn của họ.

Quan hệ gia đình giữa vợ và chồng:


- Về quan hệ gia đình, giữa vợ và chồng là một mối quan hệ nhân thân. Người
vợ có nghĩa vụ để tang chồng, nghĩa vụ phục tùng nhà chồng. Nhưng không
đồng nghĩa là khi có chồng người vợ bị tước đoạt mọi quyền cá nhân. Dù
người đàn ông – người chồng là người chủ gia trưởng trong gia đình nhưng
không bao hàm sự đối xử tàn tệ, bạo hành trong gia đình. Điều 482 quy định:
“chồng đánh vợ bị thương hay chết cũng bị tội như đánh người khác hay chết
nhưng được giảm ba bậc. Nếu cố ý đánh chết chỉ được giảm một bậc.”

● Quy định về ly hôn


- Theo quy định tại Điều 308: “Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại
(vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có
con thì cho hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không theo luật này. Nếu
đã bỏ vợ mà ngăn cản người khác lấy vợ cũ thì phạm tội biếm”. Người phụ nữ
được pháp luật quy định một loại quyền đặc biệt, đó là quyền được bỏ
chồng. Quy định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và
quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình. Đây là quy định nổi bật phản ánh
tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.

=> Điều 308 BLHĐ là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà
làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia đình.
⇒ Quy định này không có trong bất kỳ bộ luật nào của Trung Quốc cũng như
các văn bản cổ luật trước hay sau triều Lê, đây là một điểm rất tiến bộ quy định
về việc người chồng phải có nghĩa vụ chăm nom, sinh sống cùng với vợ của
mình, nếu không thực hiện đúng nghĩa vụ này thì mất vợ và vợ cũ có thể đi tìm
hạnh phúc mới, đảm bảo cuộc sống hôn nhân của người phụ nữ.
=> Ngoài ra, theo Đoạn 163 Hồng Đức thiện chính thư còn quy định nếu tìm
được người chồng thì phạt 80 trượng, bắt đoàn tụ gia đình. Các quy định này
cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối
với vợ, với gia đình.

- Điều 310 quy định "Vợ, nàng dâu đã phạm vào Điều "thất xuất" mà người
chồng ẩn nhẫn không bỏ thì phải tội biếm tùy theo nặng nhẹ"
=> Người chồng không làm tròn nghĩa vụ với vợ thì người vợ cũng không
buộc phải làm tròn bổn phận của mình => Công bằng với người phụ nữ.
⇒ Ngay cả khi luật bắt buộc người chồng phải bỏ vợ ngoài ý muốn chủ quan.
Người chồng không thể ly hôn được nếu như khi phạm vào điều thất xuất
người vợ đang ở trong ba trường hợp (tam bất khứ): đã để tang nhà chồng 3
năm; khi lấy nhau nghèo mà sau giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi bỏ lại
không có bà con để trở về. Đồng thời, khi hai bên vợ chồng đang có tang cha
mẹ thì vấn đề ly hôn cũng không được đặt ra.

- Điều 333 quy định: “Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ,
đem việc thưa quan sẽ cho ly dị”. Vì theo quy định về tang chế thì con rễ để
tang bố mẹ vợ là 5 tháng vì vậy hành vi mắng nhiếc cha mẹ vợ bị xem là bất
hiếu, trái với quan niệm Nho giáo.

⇒ Cho thấy vị thế của người vợ (bên ngoại) cũng tương đối bình đẳng với
người chồng, người chồng không được lăng mạ, xúc phạm người nhà của
vợ, nếu vi phạm thì sẽ cho người vợ li hôn, thể hiện được vai trò, vị trí của
người phụ nữ trong gia đình.

- Theo chương “ĐÀN BÀ CÓ 7 ĐIỀU PHẢI LY DỊ” trong đó đoạn 167 Hồng
Đức thiện chính thư quy định: “Hai vợ chồng bất hòa thuận nguyện xin ly- dị
thì tờ ly- hôn phải tay viết tay ký, mà niên hiệu cùng là giáp lai khép lại thành
một tờ. Tờ hợp- đồng (ly hôn) ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng mỗi người
cầm một bản, rồi mỗi người phân chia một nơi. Dưới chữ niên hiệu và ngày,
chồng ký họ tên, vợ điểm chỉ; trong họ, hoặc muốn người viết thay cũng được.
Ngoài ra kể đến sự chia nhau đồng tiền, chiếc đũa, cùng là người ngoài viết họ
ly- hôn thư, mà lời lẽ không hợp phép, đều cho tờ ly- hôn ấy vô hiệu, lại bắt
phải đoàn tụ làm vợ chồng”

⇒ Nếu như trước đây chỉ có người chồng được quyền bỏ vợ thì đến thời Lê Sơ,
người vợ cũng có quyền thỏa thuận với chồng về cuộc hôn nhân của mình, cho
thấy người phụ nữ cũng đã có được tiếng nói trong gia đình.

- Theo quy định tại đoạn 165 Hồng Đức thiện chính thư: Vợ, có ba cớ, không thể bỏ
được: Một là người vợ đã chịu tang mẹ (chồng). Hai là lúc lấy nhau thì nghèo hèn, sau
trở nên giàu sang. Ba là lúc lấy có cha mẹ, mà sau (nếu bị bỏ) thì không nơi nương
tựa. Có 3 điều này, tuy người vợ phạm bảy điều nói trên, khó mà bắt ly dị được.

+ Tài sản
● Quan hệ về sở hữu tài sản
- Theo quy định tại Điều 374, Điều 375, Điều 376 BLHĐ thì tài sản của vợ chồng
được hình thành từ 3 nguồn: Tài sản của chồng thừa kế từ gia đình nhà chồng; tài
sản của người vợ thừa kế từ gia đình nhà vợ và tài sản do hai vợ chồng tạo dựng
trong quá trình hôn nhân (tài sản chung). Khi gia đình tồn tại, tất cả tài sản được coi
là của chung. Khi ly hôn, tài sản của ai, người đó được nhận riêng và chia đôi tài sản
chung của hai người.
- Theo Điều 374, Điều 375, Điều 376 BLHĐ thì khi vợ hay chồng chết đi mà không
có con thì phần tài sản được thừa kế của hai người và phần tài sản chung được chia
như sau:
+ Khi chồng chết trước (hay vợ chết trước) thì phần tài sản có do bố mẹ dành cho
được chia làm hai phần bằng nhau:
● Một phần dành cho gia đình bên chồng/vợ để lo việc tế lễ (bố mẹ bên
chồng/vợ hoặc người thừa tự bên chồng/vợ giữ).
● Một phần dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời (nhưng không có
quyền sở hữu). Khi người vợ/chồng chết, thì phần tài sản này giao lại
cho gia đình bên chồng.
+ Đối với tài sản do hai người tạo ra cũng chia làm hai phần bằng nhau:
● Một phần dành cho vợ/chồng làm của riêng;
● Một phần dành cho vợ/chồng chia ra như sau: 1/3 dành cho gia đình nhà
chồng/vợ để lo việc tế lễ; 2/3 dành cho vợ/chồng để phụng dưỡng một đời,
không được làm của riêng, khi chết giao lại cho gia đình bên chồng.

=> Như vậy, pháp luật đã ghi nhận một cách bình đẳng sự đóng góp của người
vợ trong tài sản chung của vợ chồng và bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp đối với tài
sản do hai vợ chồng làm ra.

⇒ Người vợ có quyền có tài sản riêng, có quyền đồng sở hữu khối tài sản chung cùng
chồng trong thời gian hôn nhân. Người vợ cũng có quyền được thừa kế tài sản của
chồng và sự chênh lệch giữa hai vợ chồng trong việc thừa kế tài sản của nhau là không
đáng kể. Người phụ nữ được tham gia các hoạt động kinh tế gia đình. Tài sản chung
của vợ chồng khi bán phải có đủ chữ ký của cả vợ và chồng. Việc phân định này góp
phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản
cho Bên còn sống nếu một trong hai vợ chồng chết trước. Có thể nói đây là một điểm
mới tiến bộ của Bộ luật Hồng Đức mà đến ngày nay tại Điều 28, 38 Luật hôn nhân và
gia đình 2014 đã kế thừa về việc phân chia tài sản chung và tài sản riêng của vợ và
chồng.

● Quy định về thừa kế


- Đối với quyền thừa kế tài sản của cha mẹ để lại, Luật Hồng Đức không phân biệt con
trai - con gái. Điều 388: “Nếu cha mẹ mất cả thì lấy 1/20 số ruộng đất làm phần
hương hỏa, giao cho người con trưởng giữ, còn lại chia đều cho các con”. Điều 391
quy định: “Người giữ hương hoả có con trai trưởng thì dùng nó làm trai trưởng,
không có trai trưởng thì dùng con gái trưởng”.
=> Tất cả đều được chia đều cho nhau bảo đảm sự bình đẳng giữa con trai, con
gái, cũng không phân biệt con gái đi lấy chồng hay chưa. Ngoài ra, con gái cũng
có thể là người giữ hương hỏa.

+ Lao động

- Theo Điều 23 quy định tiền công nhật cho nô tỳ là 30 đồng.

=> Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được
đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội.

=>Trong lao động, người phụ nữ được trả công ngang bằng với người thợ nam,
không có sự phân biệt về tiền công cho lao động đàn ông với đàn bà.

=>Việc trả công ngang bằng như thế rõ ràng cho thấy lao động của phụ nữ được
đánh giá cao và vị trí của người phụ nữ được tôn trọng trong xã hội.

3. Liên hệ thời nay


- Hiện nay chiếm hơn một nửa trong xã hội nhưng phụ nữ lại là đối tượng dễ bị
tổn thương và chịu nhiều thiệt thòi nhất. Phụ nữ luôn bị thiệt thòi nhiều nhất về
sức khỏe, giáo dục, đào tạo, cơ hội việc làm và những nhu cầu khác. Quyền
được sống, tự do, an ninh cá nhân, kể cả quyền sống khỏe mạnh của người phụ
nữ cũng đã bị vi phạm dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Từng bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo, một bộ phận người dân nước ta vẫn
có tư tưởng "trọng nam khinh nữ". Song ngày nay, với sự phát triển kinh tế - xã
hội và sự thay đổi mạnh mẽ của gia đình và xã hội đã đem lại nhiều thay đổi về
chất của vấn đề giới và phụ nữ. Những đóng góp của phụ nữ không chỉ tạo ra
một xã hội tiến bộ, văn minh mà còn phát triển chính bản thân người phụ nữ.
- Tuy nhiên, vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa vai trò và vị thế xã hội của phụ
nữ. Vì vậy, để tạo ra sự cân bằng giữa vị trí và vai trò của phụ nữ, cần thực hiện
đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giới và
vấn đề bình đẳng giới để xóa dần khoảng cách giới ở nước ta.
- Pháp luật Việt Nam luôn thể hiện sự quan tâm và bảo vệ cho quyền và lợi ích
của người phụ nữ trong đời sống gia đình. Cụ thể, trong bản Hiến pháp năm
1946 quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện. Tất cả
công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt gái trai, đều có quyền
bầu cử".
- Mới nhất là Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh: "Công dân nam, nữ bình đẳng về
mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới;
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát
huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới".
- Ngoài ra, trong Luật Bình đẳng giới năm 2006 với mục tiêu: "Xóa bỏ phân biệt
đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã
hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ
và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội và gia đình".
- Tại Điều 18 Luật Bình đẳng giới quy định như sau: "Vợ, chồng bình đẳng với
nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia
đình; Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung,
bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các
nguồn lực trong gia đình; Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc,
quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử
dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật; Con trai,
con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập,
lao động, vui chơi, giải trí và phát triển; Các thành viên nam, nữ trong gia đình
có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình".
- Trong khi đó, tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt
trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy
định trong Hiến pháp, Luật này và các luật có liên quan".
- Như vậy, nhà nước ta rất quan tâm tới việc ghi nhận và bảo vệ quyền lợi cho
người phụ nữ. Ngay từ đời sống gia đình, người phụ nữ được bảo vệ quyền lợi
chính đáng của mình. Đây là tiền đề cho sự phát triển hơn nữa quyền lợi của
người phụ nữ trong xã hội và từ đó xây dựng một xã hội bình đẳng giới.
- Hay như Bộ luật Lao động có hẳn một chương quy định về lao động nữ . Theo
đó, Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động
nữ; khuyến khích người sử dụng lao động, tạo điều kiện để lao động nữ có việc
làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh
hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà; có biện pháp tạo việc
làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức
khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp
lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp…
- Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành đảm bảo phụ nữ được hưởng các chế độ ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, thất nghiệp,
mất sức lao động. Lao động nữ được hưởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có
hưởng lương trợ cấp); nghỉ việc hưởng lương trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền
lương; dưỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu.
- Đặc biệt, trong Bộ luật Hình sự hiện hành còn thể hiện sự khoan hồng, tính
nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong xử lý tội phạm là nữ: Người phạm tội
là phụ nữ có thai được quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo
Điều 51 BLHS 2015; không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai
hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị
xét xử theo khoản 2 Điều 40 BLHS 2015; không thi hành án tử hình đối với
phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi theo khoản 3 Điều 40 BLHS
2015…
- Có thể nói, quyền của phụ nữ Việt Nam trong các bản Hiến pháp và các văn
bản pháp luật đều thể hiện rõ 2 yếu tố căn bản đó là "bình đẳng và ưu tiên".
Hay như có những quyền được pháp luật xây dựng bảo đảm quyền bình đẳng
giữa nam và nữ trước pháp luật nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử trong công
việc, trong đời sống chính trị, kinh tế và trong đời sống gia đình. Còn quyền ưu
tiên (trong việc tuyển dụng, sắp xếp công việc, nghỉ hưu...) có tác dụng tạo điều
kiện thuận lợi cho phụ nữ thể hiện khả năng của mình với việc đóng góp ngày
càng nhiều cho gia đình, xã hội, đồng thời tránh rủi ro trong nghề nghề nghiệp,
trong cuộc sống gia đình và xã hội.

You might also like