Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Học online tại: https://mapstudy.edu.

vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

20 CÂU THẤU KÍNH HAY VÀ KHÓ


SỐ 1 – THẦY VNA

Câu 1: [VNA] Đặt một vật sáng cao 2 cm trước thấu kính hội tụ và cách thấu kính 16 cm thì thu
được ảnh cao 8 cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là
A. 8 cm. B. 16 cm. C. 64 cm. D. 72 cm.
Câu 2: [VNA] Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính hội tụ một khoảng 12 cm cho ảnh A’B’ cùng
chiều cách thấu kính 36 cm. Tiêu cự của thấu kính là
A. 18 cm. B. 48 cm. C. 24 cm. D. 36 cm.
Câu 3: [VNA] Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của
thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính là ảnh ảo và cách vật 40 cm. Khoảng cách từ AB đến thấu
kính có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 10 cm. B. 60 cm. C. 43 cm. D. 26 cm.
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2019)
Câu 4: [VNA] Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của
thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp ba lần vật. Vật AB cách
thấu kính
A. 15 cm. B. 20 cm. C. 30 cm. D. 40 cm.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 201)
Câu 5: [VNA] Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của
thấu kính và cách thấu kính 30 cm. Khoảng cách giữa vật và ảnh của nó qua thấu kính là
A. 160 cm. B. 150 cm. C. 120 cm. D. 90 cm.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 202)
Câu 6: [VNA] Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 30 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của
thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao gấp hai lần vật. Vật AB cách
thấu kính
A. 10 cm. B. 45 cm. C. 15 cm. D. 90 cm.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 203)
Câu 7: [VNA] Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của
thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp 5 lần vật. Vật AB cách thấu
kính
A. 4 cm. B. 25 cm. C. 6 cm. D. 12 cm.
Câu 8: [VNA] Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của
thấu kính. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp 5 lần vật. Vật AB cách thấu
kính
A. 4 cm. B. 18 cm. C. 6 cm. D. 12 cm.
Câu 9: [VNA] Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 12
cm. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính cùng chiều với vật và cao bằng một nửa vật. Tiêu cự của thấu
kính là
A. 12 cm. B. 24 cm. C. −24 cm. D. −12 cm.
(Trích đề thi THPT Quốc Gia - 2018 - Mã đề 204)

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 1


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 10: [VNA] Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính và cách thấu kính 20
cm. Ảnh của vật tạo bởi thấu kính ngược chiều với vật và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính

A. 15 cm. B. 30 cm. C. −15 cm. D. −30 cm.
Câu 11: [VNA] Một thấu kính mỏng được đặt sao cho trục chính trùng y
với trục Ox của hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Điểm sáng A đặt gần A’
trục chính, trước thấu kính. A’ là ảnh của A qua thấu kính (hình bên).
A
Tiêu cự của thấu kính là
A. 30 cm. B. 60 cm.
C. 75 cm. D. 12,5 cm. O 20 40 60 x (cm)
(Trích đề thi tham khảo của BGD & ĐT - 2020)
Câu 12: [VNA] Đặt một thấu kính L có tiêu cự f sao cho trục chính y
của nó trùng với trục Ox trong hệ trục tọa độ Oxy. Đặt nguồn sáng
S
điểm S trước thấu kính, thu được ảnh S’ như hình vẽ bên. Tiêu
cực f của thấu kính L bằng S’
A. −27,5 cm. 30
O
B. −32,5 cm. x (cm)
C. −42,5 cm.
D. −37,5 cm.
Câu 13: [VNA] Một thấu kính mỏng L được đặt sao cho trục chính y
trùng với trục Ox của hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Điểm sáng A đặt A
gần trục chính, trước thấu kính. A’ là ảnh của A qua thấu kính (hình
bên). Kết luận nào sau đây đúng? A’
A. L là thấu kính phân kì có tiêu tự f = −10 cm.
B. L là thấu kính hội tụ có tiêu tự f = +10 cm.
C. L là thấu kính phân kì có tiêu tự f = −20 cm. O 5 10 15 x (cm)
D. L là thấu kính hội tụ có tiêu tự f = +20 cm
Câu 14: [VNA] Một thấu kính mỏng được đặt sao cho trục chính y
trùng với trục Ox của hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Điểm sáng A
A’
đặt gần trục chính, trước thấu kính. A’ là ảnh của A qua thấu kính A
(hình bên). Tiêu cự của thấu kính là
A. 300 cm. B. 60 cm.
C. 240 cm. D. 125 cm. O 30 60 90 x (cm)
Câu 15: [VNA] Một thấu kính mỏng được đặt sao cho trục chính y (10 cm)
trùng với trục Ox của hệ trục tọa độ vuông góc Oxy. Điểm sáng A A
đặt gần trục chính, trước thấu kính. A’ là ảnh của A qua thấu kính 1
(hình bên). Tiêu cự của thấu kính là O
1 2 x (10 cm)
100 50 A’
A. cm. B. cm.
9 9
75 125
C. cm. D. cm.
9 9
Câu 16: [VNA] Đặt vật AB cao 2 cm vuông góc với trục chính, trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự
10 cm. Vật cách thấu kính một đoạn 15 cm. Độ cao của ảnh là
A. 4 cm. B. 2,5 cm. C. 2 cm. D. 6 cm.
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 2


Học online tại: https://mapstudy.edu.vn
_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Câu 17: [VNA] Vật sáng AB vuông góc với một trục chính của một thấu kính sẽ có ảnh ngược chiều
lớn gấp 4 lần AB và cách AB 100 cm. Tiêu cự f của thấu kính là
A. 20 cm. B. 40 cm. C. 16 cm. D. 25 cm.
Câu 18: [VNA] Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 25 cm.
Khoảng cách giữa AB và ảnh thật của nó tạo bởi thấu kính là L. Giá trị nhỏ nhất của L gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 98 cm. B. 105 cm. C. 53 cm. D. 45 cm.
Câu 19: [VNA] Vật phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ (điểm A
nằm trên trục chính) cho ảnh A1B1 cao gấp 2 lần vật. Giữ thấu kính cố định, dịch chuyển vật dọc
theo trục chính một khoảng 5 cm thì được ảnh A2B2 lớn hơn vật 4 lần và khác bản chất với ảnh A1B1.
Tiêu cự của thấu kính là
20
A. 20 cm. B. cm. C. 12 cm. D. 10 cm.
3
Câu 20: [VNA] Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 15 cm, đặt trước thấu kính một vật sáng AB vuông
góc với trục chính. Ban đầu, vật có ảnh qua kính là ảnh thật và cao gấp 6 lần vật. Khi dịch chuyển
thấu kính một đoạn x thì thu được ảnh cũng là ảnh thật và cao gấp 2 lần vật. Hỏi đã dịch chuyển
thấu kính ra xa hay lại gần vật sáng AB và giá trị của x là bao nhiêu?
A. Lại gần và 2,5 cm. B. Ra xa và 5 cm. C. Ra xa và 2,5 cm. D. Lại gần và 5 cm.

___HẾT___

_________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Thầy Vũ Ngọc Anh − VNA 3

You might also like