Đêm Đông C I Trói Cho A PH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói rằng: “ Nhà văn tồn tại ở trên đời trước

hết để
làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường, tuyệt lộ, bị
cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường… Nhà văn tồn tại trên đường để bênh
vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Quả thực, Tô Hoài đã trở thành “kẻ
nâng giấc” cho những số phận khổ đau, thê thảm ấy. Điều đó đã được thể hiện rất rõ ràng
và sâu sắc qua tác phẩm “Vợ chồng a Phủ”-linh hồn của tập “Truyện Tây Bắc”. Điểm nổi
bật xuyên suốt tác phẩm là sức sống tiềm tàng và khát vọng tự do, hạnh phúc mãnh liệt
của nhân vật Mị, đặc biệt là hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ trong đêm đông.

“Vợ chồng A Phủ” được sáng tác 1952 là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập “Truyện Tây
Bắc” , đồng thời cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt
Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm là bức tranh chân thực về cuộc sống
và số phận nghiệt ngã của người nông dân nghèo miền núi dưới ách áp bức bóc lột tàn
bạo của các thế lực phong kiến và thực dân, và cũng đồng thời là một bài ca về sức sống
mãnh liệt và khát vọng tự do của con người.

Nhân vật Mị hiện lên dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân là một cô gái trẻ đẹp, lạc quan, yêu
đời, có tài thổi sáo khiến biết bao người say mê, đang sống trong những ngày tháng tươi
đẹp của tuổi xuân và là niềm mơ ước của biết bao chàng trai. Những tưởng cuộc đời mị
cứ thế trôi qua êm đềm và cô sẽ sớm tìm được bến đỗ yêu thương. Thế nhưng, trớ trêu
thay, do nhà nghèo, bố mẹ Mị khi lấy nhau phải vay tiền nhà thống lý Pá tra mãi cho đến
khi mẹ Mị đã mất, cha Mị đã già mà món nợ ấy vẫn chưa được trả hết. Vì thế,Mị bị bắt
về làm con dâu gạt nợ cho nhà thống lý, làm vợ cho A sử. Cuộc đời chát đắng của Mị
chính thức bắt đầu từ đây, cuộc sống tươi đẹp, tự do trước kia giờ đây chỉ còn là hồi ức
giữa những giọt nước mắt lăn dài. Người con gái xấu số ấy không chỉ bị hành hạ về thể
xác mà về cả tâm hồn. Nàng chỉ được xem như một công cụ lao động, âm thầm sống qua
ngày như một cái bóng.

Trước đêm cởi trói cứu A phủ, đã có vô số lần ngọn lửa của sự khát vọng tự do, hành
phúc và sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dậy. Đó là khi Hồng Ngài chào đón khung cảnh
mùa xuân thiên nhiên- mùa của sự sống và khát vọng. Là khi nghe được âm thanh của
tiếng sáo vang vọng trong không gian khiến cho lòng Mị “thiết tha bổi hổi”. Hay cũng
chính là men rượu say nồng khiến cho Mị “phơi phới trở lại” và nhận thức được “Mị vẫn
còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Nhưng giữa lúc khát vọng sống của mị trỗi dậy một cách
mạnh mẽ thì ngay sau đó lại bị A Sử dập tắt phũ phàng một cách không thương tiếc.

Khi đối diện với cảnh tượng A Phủ bị trói, lúc đầu Mị hoàn toàn dửng dưng, vô cảm,
không quan tâm “thản nhiên thổi lửa, hơ tay” bởi lẽ Mĩ đã quá quen với những cách áp
bức, bóc lột mà cha con nhà thống lí Pá tra đã gây ra. Tuy nhiên, khi nhìn thấy “dòng
nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại” thì dòng nội tâm của cô gái
“sống lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi” xuất hiện sự giằng xé và chuyển biến dữ dội.
“Lúc ấy” là giữa đêm đông khuya khoắt, lạnh lẽo. Dù bên ngoài giá lạnh, nhưng dường
như trái tim Mị lại ấm nóng hơn bao giờ hết. Phải chăng, giọt nước mắt của a Phủ đã
chảy vào lòng Mị, làm tan đi lớp băng giá lạnh phủ kín trái tim của người con gái số khổ
ấy .Mị chợt nhớ “A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia”, Mị thương cho mình lại
càng thương cho người. Mị cùng thoàng nghĩ đến hình phạt mà Mị phải gánh chịu khi cắt
dây cởi trói cho A Phủ: “Mị phải chết trên cái cọc đó”. Nhưng rồi, lòng trắc ẩn, tình yêu
thương, sự đồng cảm đã chiến thắng tất cả, nó thôi thúc, trở thành động lực thúc đẩy Mị
cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị “rón rén bước lại”, “cắt nút dây mây” cởi trói cho A Phủ.
Nhưng cắt dây trói xong, chính bản thân cô cũng hoảng hốt trước hành động của chính
mình: “Mị hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay””. Có thể nói, cô hốt
hoảng vì cô chưa từng nghĩ, mình lại có thể làm được những hành động như thế này.
Trước kia, cô chỉ bằng lòng, yên phận sống một cuộc đời “lầm lũi như con rùa nuôi trong
xó cửa”, sống mà chỉ như là tồn tại. Cô nghĩ rằng, cuộc đời này sống làm người nhà
thống lí, chết làm ma nhà thống lí, rồi cũng sẽ có một ngày rũ xương ở cái nơi địa ngục
trần gian này thôi, chứ cô chưa bao giờ nghĩ rằng, mình lại có thể quyết liệt đến vậy.
Tiếng thì thào của Mị như một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, là điểm sáng cho toàn bài.
Trong cả tác phẩm, dù là nhân vật chính, nhưng Mị lại chỉ có đúng ba câu nói: một câu
nói với cha và hai câu nói với A Phủ. Và tiếng thì thào “đi ngay” của Mị nói với A Phủ là
tiếng nói được cất lên từ đáy lòng Mị sau rất nhiều năm sống câm lặng ở ngôi nhà này.
Nhưng cũng từ đó, ta thấy được tình thương người lớn hơn thương thân của Mị, đặc biệt
thấy được cả sức sống tiềm tàng nơi cô. Hai tiếng “đi ngay” ấy là lời của Mị nói với A
phủ, nhưng dường như cũng là lời nói với chính mình để sau đó, cô cũng chạy đi theo A
Phủ. Tô Hoài đã rất tinh tế khi miêu tả dòng chảy tâm lí của nhân vật Mị. Các câu văn
ngắn, nhiều dấu phẩy tạo nên giọng văn gấp rút như men theo những chuyển biến tâm lí
tinh vi của nhân vật Mị. Tác giả dường như đã hóa thân vào nhân vật để lột tả được hết
những tâm trạng của Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ.

Hành động cắt dây cởi trói diễn ra dứt khoát và quyết liệt cho thấy nhân vật đã tự giải
thoát bản thân khỏi sự trói buộc và bóc lột của cường quyền. Đồng thời, thể hiện rõ sự
trỗi dậy mạnh mẽ và sức sống tiềm tàng trong tâm hồn nhân vật Mị. Nếu như trong đêm
tình mùa xuân, ý thức về sự sống, về khát vọng tự do, hạnh phúc mới chỉ chớm nở thì
hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ đã thể hiện rõ ngọn lửa của sức sống tiềm tàng ấy
vẫn luôn cháy âm ỉ trong tâm hồn Mị. "Cái cọc" và "dây mây"-hai dụng cụ được sử dụng
để trói A Phủ chính là hình ảnh ẩn dụ cho ách thống trị và bản chất tàn bạo của bọn
cường quyền, bọn áp bức, thống trị nơi miền núi. Bởi vậy, hành động cắt dây mây cởi trói
cho A Phủ chính là hành động thể hiện khát vọng tự do vẫn luôn ẩn sâu trong tâm hồn
của cô gái tưởng chừng như đã mất đi ý niệm về cuộc đời. Qua đó, chúng ta có thể thấy
được tài năng của nhà văn Tô Hoài trong việc miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật. Từ đêm
tình mùa xuân đến đêm cắt dây cởi trói cho A Phủ là một hành trình mang tính quy luật
để tìm lại chính mình và tự giải thoát bản thân thoát khỏi "gông xiềng" của cường quyền,
thần quyền.

You might also like