bộ câu hỏi chương 3 (3.2)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÂU HỎI CHƯƠNG 3 (3.

2)
Câu 1: Có thể thay đổi hệ thống pháp luật bằng cách?

A. Ban hành mới văn bản pháp luật


B. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cũ
C. Đình chỉ, bãi bỏ các văn bản pháp luật cũ
D. Lấy từ một văn bản khác
Giải thích : Hệ thống pháp luật có thể thay đổi bằng cách ban hành mới, sửa đổi,
bổ sung, đình chỉ hoặc bãi bỏ các văn bản pháp luật hiện hành
Câu 2: Văn bản nào có hiệu lực cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt
Nam?
A. Pháp lệnh
B. Luật
C. Hiến pháp
D. Nghị quyết
Giải thích : Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất
Câu 3: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: ...... là tổng thể các
quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân
thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các
văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành?
A. Quan hệ pháp luật
B. Hệ thống pháp luật
C. Quy phạm pháp luật
D. Ngành luật
Giải thích: Hệ thống pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành vào thừa nhận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một
chỉnh thể thống nhất bao gồm các ngành luật/ chế định pháp luật khác nhau điều
chỉnh các lĩnh vực/ nhóm quan hệ xã hội cùng loại giống nhau về( nội dung, tính
chất) tồn tại của khách quan phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội
Câu 4: Cấu trúc của hệ thống pháp luật được thể hiện?
A. Cấu trúc bên trong gồm: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật
B. Cấu trúc bên trong
C. Hệ thống các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
D. Hình thức bên ngoài
Giải thích: Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống
cấu trúc bên ngoài:
1) Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên
hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗi ngành
luât lại được tạo nên bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất
nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh. Trong mỗi bộ phận quy
phạm pháp luật lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành các
chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình thành từ các quy
phạm pháp luật;
2) Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng. Hệ thống cấu trúc bên ngoài được
phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật.

Câu 5: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật được hợp thành từ mấy
yếu tố ?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Giải thích: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những bộ
phận: Ngành luật, chế định luật, quy phạm pháp luật.
Câu 6: Luật kinh tế bao gồm các quy phạm pháp luật được các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý và thực hiện hoạt động kinh
doanh giữa ?
A. Các chủ thể kinh doanh với nhau
B. Các chủ thể kinh doanh với nhà nước
C. Các chủ thể kinh doanh với nhau và các chủ thể kinh doanh với nhà nước
D. Không phải các đáp án trên
Giải thích : Khái niệm Luật kinh tế ( trang 164 Giáo trình Đại cương về nhà
nước và pháp luật )
Câu 7: Nguồn của lĩnh vực pháp luật kinh tế không bao gồm loại văn bản
quy phạm nào ?
A. Luật Doanh Nghiệp
B. Luật Đầu Tư
C. Luật Thương Mại
D.Luật Xuất Bản
Giải thích: Luật Xuất Bản là một trong những nguồn của của lĩnh vực pháp luật
sở hữu trí tuệ , không thuộc lĩnh vực pháp luật kinh tế
Câu 8: Luật lao động bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ
lao động giữa ?
A. Người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các
quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao động
A. Người lao động làm công ăn lương và người sử dụng lao động
B. Người trong độ tuổi lao động và người nằm ngoài độ tuổi lao động
C. Người thất nghiệp và người có việc làm
Giải thích : Khái niệm Luật lao động ( trang 166, Giáo trình Đại cương về nhà
nước và pháp luật )
Câu 9: Đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động bao gồm ?
A. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có
quan hệ lao động.
B. Người sử dụng lao động, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
D. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có
quan hệ lao động, người sử dụng lao động, người lao động nước ngoài làm việc
tại Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ
lao động
Giải thích : Căn cứ vào Điều 2, Bộ luật lao động năm 2019, đối tượng áp dụng
bao gồm :
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có
quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Câu 10: Đâu là một trong những nội dung cơ bản của lĩnh vực của pháp
luật lao động ?
A. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
B. Nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự
C. Thỏa ước lao động tập thể
D. Các quy định về đánh giá tác động môi trường
Giải thích : A là nội dung cơ bản của lĩnh vực pháp luật dân sự
B là nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự
C là nội dung cơ bản của pháp luật môi trường
Câu 11: Nội dung của pháp luật đất đai bao gồm mấy quy định?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Giải thích : Nội dung của pháp luật đất đai bao gồm 2 quy định là các quy định
về quản lí đất đai và quy định về sử dụng đất đai
Câu 12: Điền vào chỗ trống:”Lĩnh vực pháp luật đất đai có tính chất của
pháp luật công, về quản lí nhà nước nên luật đất đai là ngành luật phát sinh
từ ngành luật…”
A. Tài chính
B. Hành chính
C. Kinh tế
D. Dân sự

Câu 13: Vụ việc dân sự là gì?


A. Các vụ án dân sự, việc dân sự
B. Các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao
động
C. Các vụ án về tranh chấp dân sự và việc dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh
thương mại, lao động
D. Các vụ việc về kinh doanh thương mại, lao động
Giải thích : B là việc dân sự. C là vụ án dân sự , D không đầy đủ ý nghĩa
Câu 14: Đâu không là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng
dân sự?
A. Những quy định chung về quyền dân sự
B. Các quy định về người tham gia tố tụng
C. Các quy định về khởi kiện và thụ lí
D. Các quy định về thủ tục xét xử phúc thẩm

Giải thích: Nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự bao gồm các quy định:
về nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự; về cơ quan tiến hành tố tụng, người
tiến hành tố tụng; về ngươi tham gia tố tụng; về chứng minh và chứng cứ; về
biện pháp khẩn cấp tạm thời; về khởi kiện và thụ lí; về hoà giải và chuẩn bị xét
xử sơ thẩm, thủ tục xét xử sơ thẩm; thủ tục xét xử phúc thẩm; thủ tục xét xử
giám đốc thẩm và tái thẩm.
Giải thích: Theo điều 517 bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Câu 15: Cấu thành của hệ thống pháp luật chính là ….bên trong của …….
A. cơ cấu, nguồn gốc pháp luật
B. nguồn gốc, hệ thống pháp luật
C. cơ cấu, hệ thống pháp luật
D. hình thức,vi phạm pháp luật

Giải thích: khái niệm của cấu thành hệ thống pháp luật.

Câu 16: Dựa vào các mối quan hệ của các chủ thể của quan hệ pháp luật, ở
đa số các nước phương Tây, hệ thống pháp luật được phân thành bao nhiêu
luật ? Và cho biết trong đó luật công điều chỉnh quan hệ giữa ai với ai?
A. 2/giữa các cá nhân với nhau
B. 3/giữa cơ quan nhà nước và cá nhân hoặc giữa các cơ quan nhà nước với
nhau
C. 2/ giữa cơ quan nhà nước và cá nhân hoặc giữa các cơ qua nhà nước với
nhau
D. 3/ giữa cơ quan nhà nước và cá nhân
Giải thích: hệ thống pháp luật được phân thành luật công và luật tư , luật công
điều chỉnh quan hệ giữa cơ quan nhà nước và cá nhân hoặc giữa các cơ quan
nhà nước với nhau.

Câu 17: Sau đây là định nghĩa của quy phạm pháp luật , hãy cho biết nhận
định nào sau đây là đúng:
A. là tế bào của pháp luật quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối
với mọi chủ thể pháp luật .
B. là nguồn pháp luật đặc biệt
C. là tiền đề trực tiếp cho hoạt động xây dựng pháp luật
D. là một nguyên tắc pháp lý cơ bản
Giải thích: Quy phạm pháp luật là tế bào của pháp luật-bộ phận nhỏ nhất của hệ
thống pháp luật, là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với
mọi chủ thể pháp luật.
Câu 18: Các phương pháp điều chỉnh pháp luật thường chia thành mấy
loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Giải thích: Các phương pháp điều chỉnh pháp luật thường chia thành 2
loại:phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tự định đoạt.

Câu 19: Lĩnh vực pháp luật nào sau đây điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ
bản cấu thành Nhà nước?

A. Luật hiến pháp

B. Luật hành chính

C. Luật hình sự

D. Luật dân sự

Giải thích: Luật hiến pháp (hay Luật nhà nước) là lĩnh vực pháp luật quan trọng
trong hệ thống pháp luật, vì nó điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản cấu thành
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 20: Luật hiến pháp không lấy nguồn từ?

A. Hiến pháp
B. Một số luật và nghị quyết của Quốc hội
C. Một số nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
D. Một số nghị quyết của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Giải thích: Nguồn chủ yếu của Luật hiến pháp là Hiến pháp. Ngoài nguồn là
Hiến pháp, lĩnh vực pháp luật này còn có các nguồn khác bao gồm một số Luật
và Nghị quyết của Quốc hội, một số Nghị quyết và Nghị định của chính phủ,
một số Nghị quyết của Hội đồng nhân các cấp.
Câu 21: Đặc điểm của các quan hệ xã hội do pháp luật hành chính điều
chỉnh là?
A. Luôn có bên trong mối quan hệ được nhân danh quyền lực Nhà nước để thực
hiện sự quản lý cộng đồng.
B. Luôn có bên trong mối quan hệ được nhân danh quyền lực Nhân dân để thực
hiện sự quản lý cộng đồng.
C. Luôn có bên trong mối quan hệ được nhân danh quyền lực Nhà nước để thực
hiện sự quản lý nhà nước.
D. Luôn có bên trong mối quan hệ được nhân danh quyền lực Nhân dân để thực
hiện sự quản lý nhà nước.

Giải thích: Các quan hệ xã hội do lĩnh vực pháp luật hành chính điều chỉnh có
đặc điểm là luôn có bên trong mối quan hệ được nhân danh quyền lực Nhà nước
để thực hiện sự quản lý nhà nước, còn bên kia phải phục tùng quyền lực đó.

Câu 22: Phương pháp mà Luật hành chính sử dụng để điều chỉnh các quan
hệ xã hội là?

A. Phương pháp cưỡng chế


B. Phương pháp mệnh lệnh
C. Phương pháp quyền uy
D. Không có đáp án đúng
Giải thích: Phương pháp mà Luật hành chính sử dụng để điều chỉnh các quan hệ
xã hội là phương pháp mệnh lệnh.
Câu 23:Phần riêng thuộc nội dung chủ yếu của lĩnh vực pháp luật hình sự
quy định ?
A. Những nguyên tắc , khái niệm của luật hình sự
B. Các quan hệ xã hội mà luật hình sự điều chỉnh
C.Các tội phạm cụ thể và hình phạt tương ứng
C. Những vai trò , chức năng của luật hình sự
Giải thích : Nội dung chủ yếu của lĩnh vực pháp luật hình sự gồm phần chung và
phần riêng . Phần chung gồm những quy định điều chỉnh nguyên tắc , khái niệm
của Luật Hình Sự . Phần riêng quy định các tội phạm cụ thể và hình phạt tương
ứng ( Giáo trình Đại cương về nhà nước và pháp luật - trang 163 )

Câu 24: Đâu là những phạm vi điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong luật
tố tụng hình sự:
A.Quá trình truy tố và xét xử, quá trình thi hành án, quá trình khởi tố và điều
tra
B.Quá trình truy tố và xét xử, quá trình thi hành án
C.Quá trình truy tố và xét xử, quá trình khởi tố và điều tra
D.Quá trình thi hành án, quá trình khởi tố và điều tra

Giải thích: Luật tố tụng hình sự là lĩnh vực pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra truy tố, xét xử và thi hành án hình
sự

Câu 25: Điền vào chỗ trống: “ .............. là tổng thể những quy phạm pháp
luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tạo lập, phân
phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu
tích lũy và tiêu dùng xã hội
A. Luật kinh tế
B. Luật tài chính
C. Luật hành chính
D. Luật dân sự
Giải thích: Định nghĩa về luật tài chính ( Giáo trình trang 163)
Câu 26: Đâu không phải là chế định của ngành luật tài chính
A. Chế định tạo lập và chấp hành ngân sách nhà nước
B. Chế định thu ngân sách nhà nước
C. Chế định bảo vệ ngân sách nhà nước
D. Chế định chi ngân sách nhà nước
Giải thích: Luật tài chính bao gồm các chế định chủ yếu sau đây:
Chế định tạo lập và chấp hành ngân sách nhà nước
Chế định thu ngân sách nhà nước
Chế định chi ngân sách nhà nước

Câu 27: Đặc trưng của các thỏa thuận dân sự là:
A. Các chủ thể độc lập và bình đẳng với nhau
B. Nhà nước có quyền can thiệp trong mọi trường hợp
C. Có thế trái với pháp luật
D. Có thể trái với đạo đức xã hội
Giải thích: Đặc trưng của quan hệ pháp luật thược đối tượng điều chỉnh của luật
dân sự là các chủ thể trong mối quan hệ này độc lập

Câu 28: Hệ thống của Pháp luật có mấy đặc điểm cơ bản?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Giải thích: trong giáo trình (trang156,157,158)
Câu 29: Về phương diện hình thức ,tính thống nhất của pháp luật phải đảm
bảo trên mấy mức độ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Giải thích: trong giáo trình (trang 158) 

Câu 30
Câu 30: Tính ổn định của các bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật là?
A. Tương đối
B. Tuyệt đối
C. Hoàn toàn
D. Bất định
Giải thích: Cùng với sự vận động và phát triển không ngừng của các quan
hệ xã hội, các quy phạm pháp luật cũng cần được bổ sung them, sửa đổi
hoặc bãi bỏ cho phù hợp

Câu 31: Về mặt nội dung,trước tiên ,tính thống nhất của pháp luật đòi hỏi
pháp luật phải đảm bảo?
A. Tính tương đối
B. Sự tuyệt đói
C. Sự ổn định
D. Sự nhất quán
Giải thích: Các văn bản pháp luật trong cùng 1 lĩnh vực, hoặc trong nhiều
lĩnh vực khác nhau,đều thống nhất trong việc xác lập mô hình hành vi

You might also like