Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN

TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP GIÁO DỤC


PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN Ở TIỂU HỌC
Dương Thị Thu Thảo1

Tóm tắt: Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học là nhiệm
vụ của ngành giáo dục và của giáo viên tiểu học hiện nay. Tích hợp là phương thức đảm
bảo tính bền vững của chương trình tuyên truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn,
đáp ứng yêu cầu giảm tải chương trình, đặc biệt góp phần hình thành kĩ năng sống – kĩ
năng phòng tránh tại nạn bom mìn cho học sinh. Phương pháp dạy học theo dự án là
một trong những phương pháp có nhiều ưu thế để dạy học tích hợp các nội dung giáo dục
phòng tránh tai nạn bom mìn. Để việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án hiệu
quả, việc nghiên cứu xây dựng các dự án là khâu quan trọng, các dự án phải có tính khả
thi và hệ thống. Việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án còn đòi hỏi ở giáo viên
kĩ năng sư phạm tốt.
Từ khóa: Dạy học theo dự án, Dạy học tích hợp, Giáo dục, Phòng tránh tai nạn
bom mìn, Tiểu học.
1. Mở đầu
Chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa hơn bốn mươi năm nhưng hậu quả của chiến tranh
vẫn còn. Số bom, mìn, vật nổ chưa nổ luôn là mối nguy hiểm tiềm tàng, ảnh hưởng không
nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội, môi trường, con người và đặc biệt là trẻ em. Việc tích hợp
giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vào quá trình dạy học ở tiểu học sẽ giúp các em học
sinh có nhận thức đúng, đầy đủ về sự nguy hiểm, cách phòng tránh tai nạn do bom, mìn và
vật liệu nổ gây ra. Tích hợp là phương thức đảm bảo tính bền vững của chương trình tuyên
truyền giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, vừa đáp ứng yêu cầu giảm tải chương trình,
vừa góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh, giúp các em vận dụng những kiến
thức được học vào giải quyết một số tình huống thiết thực trong thực tiễn.
Tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn (GDPTTNBM) ở cấp tiểu học
đang được thực hiện thông qua dạy học một số môn học như Tự nhiên và xã hội, Khoa
học, Đạo đức và qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để thực hiện tốt mục tiêu tích hợp
GDPTTNBM qua các địa chỉ bài học hiện nay đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng xây dựng
kế hoạch dạy học cũng như tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp linh hoạt, sáng tạo phù
hợp với đặc trưng môn học và đối tượng học sinh. Đặc biệt, trong tổ chức dạy học cần
chú trọng phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc vận dụng các phương
pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học theo dự án (PPDHTDA) là một trong những
phương pháp có nhiều ưu thế để dạy học tích hợp. PPDHTDA là một trong những phương

1 ThS., Giảng viên khoa TH-MN-NT, Trường ĐH Quảng Nam

71
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án...

pháp dạy học phức hợp, coi trọng tính tích hợp các nội dung giáo dục, coi trọng hoạt động
thực tiễn của người học. Quá trình học tập theo phương pháp này hướng vào việc tổ chức
cho người học thực hiện các nhiệm vụ cụ thể gắn liền với đời sống của học sinh. Thông
qua việc thực hiện các nhiệm vụ trong dự án học sinh tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức,
phát triển được các kĩ năng cần thiết thuộc nội dung học tập và các kĩ năng sống khác.
Tuy nhiên, thực tiễn quá trình dạy học tích hợp các nội dung GDPTTNBM thông
qua dạy học các môn học ở tiểu học hiện nay giáo viên chủ yếu vận dụng các kế hoạch
bài dạy gợi ý trong tài liệu “Hướng dẫn giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu
học”3. Giáo viên hầu như chưa vận dụng PPDHTDA vào trong quá trình dạy học. Chính
vì vậy, bài viết nghiên cứu đề xuất cách vận dụng phương PPDHTDA trong dạy học tích
hợp ở tiểu học.
2. Nội dung
2.1. Một số vấn đề về phương pháp dạy học theo dự án
2.1.1. Dự án và phương pháp dạy học theo dự án
Trong tiếng Anh, “dự án” là “Project”, có nguồn gốc từ tiếng La tinh được hiểu theo
nghĩa phổ thông là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch. Thuật ngữ “dự án” được
hiểu là một đề án, một dự thảo hay một kế hoạch cần được thực hiện nhằm đạt mục đích
đề ra.
Trong hầu hết các lĩnh vực, khái niệm dự án được sử dụng phổ biến, trong lĩnh vực
giáo dục dự án được sử dụng như một hình thức hay phương pháp dạy học. Đặc trưng
của một dự án thể hiện trên hai yếu tố cơ bản đó là phải có mục đích, mục tiêu rõ ràng và
phải có sản phẩm.
Dạy học theo dự án được xem là phương pháp dạy học, trong đó học sinh (HS) thực
hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo ra
các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính tự lực
cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đến việc
thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Làm việc
nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án.
2.1.2. Quy trình tổ chức dạy học theo dự án
Tổ chức dạy học theo dự án có thể tiến hành theo quy trình gồm 3 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Thiết kế dự án, bao gồm các việc sau:
- Xác định mục tiêu của dự án.
- Xây dựng nội dung của dự án.
- Thiết kế nội dung thành các nhiệm vụ cụ thể.
- Dự kiến các hình thức tổ chức cho học sinh thực hiện.
- Chuẩn bị đồ dùng và các phương tiện phục vụ quá trình thực hiện dự án của học
sinh.

72
Dương Thị Thu Thảo

* Giai đoạn 2: Tổ chức thực hiện dự án, bao gồm các việc sau:
- Giới thiệu dự án và triển khai nhiệm vụ dự án tới học sinh.
- Phân chia nhóm học sinh, hướng dẫn cách tiến hành dự án và sản phẩm của dự án.
- Tổ chức cho học sinh giải quyết các nhiệm vụ trong dự án.
- Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án của học sinh và hỗ trợ nếu cần.
* Giai đoạn 3: Hoàn thiện dự án và trình bày sản phẩm, bao gồm các việc sau:
- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của dự án dưới nhiều hình thức như:
thuyết trình, trưng bày sản phẩm, giới thiệu sản phẩm.
- Tổ chức đánh giá dự án.
- Lựa chọn các sản phẩm tốt để tuyên dương, lưu trữ làm tư liệu học tập cho lớp,
cho trường.
2.2. Tích hợp nội dung GDPTTNBM trong dạy học ở tiểu học
2.2.1. Mục đích tích hợp nội dung GDPTTNBM ở tiểu học
Tích hợp nội dung GDPTTNBM ở tiểu học nhằm mục đích nâng cao hiểu biết cho
học sinh tiểu học về đặc điểm của bom mìn, nguy cơ dẫn đến tai nạn bom mìn, thiệt hại
mà tai nạn bom mìn gây ra và đặc biệt là hình thành kĩ năng sống – kĩ năng phòng tránh
tai nạn bom mìn cho các em.
2.2.2. Mục tiêu và nội dung GDPTTNBM ở tiểu học
2.2.2.1. Mục tiêu GDPTTNBM ở tiểu học
GDPTTNBM ở tiểu học nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Về kiến thức: Giúp HS có những hiểu biết cơ bản về đặc điểm của bom mìn; biết
được nguyên nhân, hậu quả của tai nạn bom mìn; biết được cách phòng tránh tai nạn bom
mìn; biết cách ứng xử với nạn nhân bom mìn và người khuyết tật khác.
- Về kĩ năng: Hình thành cho học sinh các kĩ năng phòng tránh tai nạn bom mìn;
biết ứng xử phù hợp trong tình huống gặp bom mìn; biết ứng xử với nạn nhân bom
mìn.
- Thái độ: Học sinh cảnh giác với những vật lạ nghi là bom mìn; kiên quyết, từ chối
thực hiện những hành vi không an toàn đối với vật nghi là bom mìn; tích cực tham gia các
hoạt động tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn; biết quan tâm, chia sẻ với những
nạn nhân bị tai nạn bom mìn.
2.2.2.2. Nội dung GDPTTNBM ở tiểu học
Nội dung GDPTTNBM thể hiện qua 4 chủ đề cơ bản như sau:
Chủ đề thứ nhất: Đặc điểm của bom mìn. Chủ đề này trình bày các vấn đề về đặc
điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc và chất liệu của bom mìn.
Chủ đề thứ hai: Nguyên nhân và cách phòng tránh tai nạn bom mìn. Tai nạn bom
mìn do những nguyên nhân như: Tác động trực tiếp bằng cơ học như: cưa, đục, đá, ném,

73
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án...

vận chuyển bom mìn; tác động trực tiếp của nhiệt (bị đốt nóng); các nguyên nhân khác.
Chủ đề thứ ba: Cách phòng tránh. Cụ thể không tác động trực tiếp vào bom mìn
như cưa, đục bom mìn, mở tháo bom mìn, ném vật khác vào bom mìn, và vận chuyển
bom mìn; không đốt lửa trên vùng đất còn nhiều bom mìn; không đi vào khu vực có
biển báo bom mìn. Nếu đã nhỡ đi vào khu vực có bom mìn thì phải thận trọng đi ra
theo lối đã đi vào, hoặc đứng yên la to cho người khác biết để giúp đỡ; không chơi đùa
ở những nơi có thể còn sót lại bom mìn như hố bom, bụi rậm, căn cứ quân sự cũ; khi
thấy vật lạ nghi là bom mìn phải tránh xa và báo cho người lớn biết; không đứng xem
người khác cưa đục, tháo dỡ bom mìn, phải tránh xa; không tham gia rà tìm và buôn
bán phế liệu chiến tranh.
Chủ đề thứ tư: Hậu quả của tai nạn bom mìn. Đối với bản thân người bị nạn: có
thể chết hoặc bị thương và để lại di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần cho nạn nhân.
Đối với gia đình nạn nhân: ảnh hưởng đến tinh thần, đến kinh tế của gia đình. Đối với xã
hội: mất đi nhân lực lao động. Biết ứng xử đối với nạn nhân bom mìn và người khuyết
tật khác.
Bốn chủ đề này được tích hợp qua các bài học trong các môn Tự nhiên và xã hội,
Khoa học và Đạo đức và thông qua tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu
học hiện nay. Nội dung tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cần được lựa chọn,
vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo.
2.2.3. Ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích
hợp GDPTTNBM ở tiểu học
Yêu cầu cần thiết trong GDPTTNBM chính là bản thân học sinh phải tự giác, tự ý
thức trong việc bảo vệ bản thân và người khác trước nguy cơ xảy ra tai nạn do bom mìn
gây ra. Trong quá trình tổ chức dạy học, giáo viên cần chú ý đến việc giúp học sinh tiếp
cận vấn đề học tập thông qua các hoạt động nghiên cứu thực tiễn.
Vận dụng PPDHTDA trong dạy học tích hợp GDPTTNBM thông qua các môn học
vừa mang tính hiệu quả và bền vững, vừa giúp học sinh lựa chọn các nguồn dữ liệu, thu
thập dữ liệu từ những nguồn khác nhau đó, rồi tổng hợp, phân tích và tích lũy kiến thức
từ quá trình làm việc của chính các em. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập với các sản
phẩm cụ thể, học sinh có thể trình bày và đưa ra những quan điểm, nhận định của bản thân
về các vấn đề liên quan đến GDPTTNBM của mình.
Qua thực hiện dự án, học sinh có được những kiến thức cơ bản về GDPTTNBM,
từ đó hình thành cho các em ý thức, các kĩ năng cơ bản có thể bảo vệ bản thân và người
khác trong các tình huống nguy cơ tai nạn bom mìn, biết đồng cảm và chia sẻ với những
nạn nhân bom mìn.
2.3. Thực trạng vận dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học tích hợp
GDPTTNBM ở tiểu học hiện nay
Các tài liệu biên soạn về nội dung dạy học tích hợp nói chung và tài liệu Hướng dẫn

74
Dương Thị Thu Thảo

dạy học tích hợp GDPTTNBM được biên soạn cụ thể chi tiết về mục tiêu, nội dung, các
địa chỉ tích hợp và minh họa một số kế hoạch dạy học. Riêng phần gợi ý về các phương
pháp dạy học tích hợp, tài liệu chỉ giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực vận
dụng trong dạy học tích hợp nhưng không đi sâu về lí luận của phương pháp dạy học tích
cực đó.
Qua tìm hiểu tài liệu 3 chúng tôi đã tiến hành thống kê mức độ vận dụng các phương
pháp dạy học tích hợp các nội dung GDPTTNBM trong 15 kế hoạch bài dạy minh họa với
25 hoạt động dạy học có tích hợp GDPTTNBM như sau:
Bảng 1. Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học trong các hoạt động tích hợp
GDPTTNBM
Mức độ vận dụng
Thứ tự Phương pháp dạy học
Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Phương pháp quan sát 7/25 28%
2 Phương pháp thảo luận 7/25 28%
3 Phương pháp đóng vai 5/25 20%
4 Phương pháp kể chuyên 3/25 12%
3 Phương pháp đàm thoại 1/25 4%
5 Phương pháp trò chơi 1/25 4%
7 Phương pháp điều tra 1/25 4%
Tìm hiểu các kế hoạch bài dạy tích hợp GDPTTNBM theo tài liệu3 hầu như không
vận dụng những phương pháp dạy học như: PPDHTDA, phương pháp nghiên cứu tình
huống, phương pháp điều tra mà chủ yếu vận dụng các phương pháp dạy học quen thuộc
như đàm thoại, đóng vai, thảo luận, trò chơi học tập.
Đặc biệt, qua buổi giao lưu “Chia sẻ kinh nghiệm tích hợp giáo dục phòng tránh tai
nạn bom mìn” tại trường tiểu học Trần Quý Cáp, thành phố Tam Kỳ, ngoài việc chia sẻ
kinh nghiệm về dạy học tích hợp nội dung GDPTTNBM chúng tôi được trực tiếp dự giờ
dạy minh họa hai tiết dạy Đạo đức và Tự nhiên và Xã hội. Qua chia sẻ và dự giờ chúng
tôi nhận thấy các giáo viên có sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, chuẩn bị
phong phú về phương tiện dạy học, tiết học sinh động, học sinh học tập tich cực và hứng
thú, mục tiêu GDPTTNBM tích hợp trong bài học đảm bảo. Tuy nhiên, việc vận dụng
phương pháp dạy học trong các giờ dạy tích hợp chủ yếu là những phương pháp dạy học
đặc trưng của môn học như: thảo luận, đóng vai, trò chơi học tập.
Ngoài ra, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 12 giáo viên để tìm hiểu việc sử dụng các
kế hoạch bài dạy gợi ý theo tài liệu3, chúng tôi nhận được kết quả như sau:

75
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án...

Bảng 2. Mức độ vận dụng kế hoạch bài dạy tích hợp GDPTTNBM
Mức độ vận đụng Số lượng Tỉ lệ
Mức 1: Sử dụng các kế hoạch bài dạy theo tài liệu hướng dẫn
9 75%
không có điều chỉnh.
Mức 2: Sử dụng kế hoạch bài dạy theo tài liệu hướng dẫn nhưng
linh hoạt điều chỉnh về hoạt động tích hợp, phương tiện và tài liệu 3 25%
dạy học.
Mức 3: Dựa vài gợi ý trong tài liệu hướng dẫn, thiết kế lại kế hoạch
0 0%
bài dạy.
Tóm lại, qua nghiên cứu Tài liệu hướng dẫn GDPTTNBM ở cấp tiểu học và bước
đầu tìm hiểu thực tiễn dạy học tích hợp các nội dung GDPTTNBM trong các môn học ở
tiểu học, việc xây dựng kế hoạch bài dạy tích hợp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung giáo dục
tích hợp đảm bảo. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vận dụng phương pháp dạy học dự án hầu
như chưa được chú ý. Do vậy, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nói chung
và vận dụng PPDHTDA nói riêng là cần thiết. Đây là nguồn tư liệu cho sinh viên ngành
tiểu học và giáo viên sử dụng làm tài liệu tham khảo.
2.4. Xây dựng dự án GDPTTNBM cho học sinh tiểu học
Xây dựng một số dự án GDPTTNBM cho học sinh tiểu học có giá trị thực tiễn,
thực thi đòi hỏi việc xây dựng kế hoạch cần dựa trên mục tiêu, nội dung giáo dục tích hợp
phòng tránh tai nạn bom mìn ở cấp tiểu học. Dựa trên mục tiêu, nội dung chương trình
môn học, bài học của các môn học có khả năng tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom
mìn như Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Đạo đức cũng như phù hợp với đối tượng học sinh
tiểu học. Ngoài ra, để việc áp dụng các dự án vào trong dạy học yêu cầu việc xây dựng dự
án cần phải khoa học, chi tiết để học sinh có thể thực hiện tốt các dự án đó.
* Một số dự án về GDPTTNBM
Dự án 1: Tìm hiểu đặc điểm của bom mìn
Dự án 2: Tìm hiểu nguyên nhân và hậu quả của tai nạn bom mìn ở địa phương
Dự án 3: Phòng tránh tai nạn bom mìn
Dự án 4. Tuyên truyền phòng tránh tai nạn bom mìn trong cộng đồng
Dự án 5. Chia sẻ, giúp đỡ nạn nhân bom mìn và người khuyết tật
* Ví dụ minh họa thiết kế
Dự án 1: Tìm hiểu đặc điểm của bom mìn
Mục tiêu của dự án: Học sinh nhận biết được đặc điểm của bom mìn, gọi tên và mô
tả được các đặc điểm của bom mìn.
Nội dung của dự án: Tên gọi, đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc, chất liệu
của bom mìn.

76
Dương Thị Thu Thảo

Thiết kế các nhiệm vụ cho học sinh:


Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về các loại bom mìn Đế quốc Mĩ sử dụng trong chiến tranh
ở Việt Nam.
Nhiệm vụ 2: Mô tả đặc điểm của từng loại bom mìn về tên gọi, kich thước, màu
sắc, chất liệu.
Nhiệm vụ 3: Sưu tầm các hình ảnh về bom mìn (hình ảnh bom mìn còn mới và hình
ảnh bom mìn đã bị hoen gỉ)
Hình thức tổ chức cho học sinh thực hiện dự án: nhóm 6 học sinh.
Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ cho học sinh thực hiện dự án, giấy A0.
Dự kiến sản phẩm của học sinh: Sưu tầm hình ảnh về bom mìn và ghi chép thông
tin cụ thể về đặc điểm của bom mìn lên giấy A0.
Sau khi thiết kế hoàn chỉnh dự án. Giáo viên (GV) triển khai nhiệm vụ trong dự án
tới học sinh. Chia nhóm và hướng dẫn học sinh cách thức thực hiện dự án, thời gian thực
hiện dự án và thời gian báo cáo kết quả thực hiện dự án.
2.4.2. Minh họa kế hoạch dạy học tích hợp GDPTTNBM có vận dụng PPDHTDA
ở tiểu học
BÀI 12: EM YÊU HÒA BÌNH (Tiết 1) (Đạo đức lớp 5)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng :
- Biết được giá trị của hòa bình và tác hại của chiến tranh; trẻ em có quyền được
sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Có ý thức tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa
phương tổ chức.
- GDPTTNBM: Học sinh nhận biết và mô tả được đặc điểm bom mìn, biết ứng xử
khi găp bom mìn.
II. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên:
- Video về chiến tranh Việt Nam.
- Bài hát “Em yêu hòa bình” của tác giả Nguyễn Đức Toàn
- Tranh vẽ, băng hình về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh của
thiếu nhi Việt Nam, thế giới.
- Thẻ xanh, đỏ.
* Học sinh:
- Sản phẩm của dự án “Tìm hiểu đặc điểm của bom mìn”
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động (4 phút): Học sinh hát bài hát “Em - HS hát
yêu hòa bình”

77
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án...

2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (12 phút) - Xem video
Bước 1: GV cho HS xem đoạn video về chiến
tranh ở Việt Nam
Hỏi: Qua video vừa xem em thấy gì? - HS trình bày suy nghĩ của mình
Bước 2: Để hiểu rõ hơn về chiến tranh, GV yêu sauu khi xem video
cầu HS đọc các thông tin ở SGK (tr.37-38) thảo - HS đọc thông tin
luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: - Các nhóm thảo luận
- Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân,
đặc biệt là trẻ em, ở các vùng có chiến tranh?
- Chiến tranh gây ra những hậu quả gì?
- Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người
đều được sống trong hòa bình, chúng ta cần phải
làm gì?
- Đại diện các nhóm trình bày,
Bước 3: GV tổ chức các nhóm trình bày.
nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và yêu cầu HS
đọc phần ghi nhớ trong SGK
Bước 5: GV giới thiệu thêm: Trong chiến tranh
ở Việt, Đế quốc Mĩ đã thả hàng triệu tấn bom
tàn phá nhiều xóm làng, nhiều người bị chết, bị
thương. Hiện nay lượng bom mìn vẫn còn sót lại
vùi lấp trong đất, hố bom, bụi rậm, trong nước…
nguy cơ tai nạn bom mìn có thể sẽ xảy ra nếu
chúng ta không nhận biết được đặc điểm của bom
mìn. Để biết được đặc điểm của bom mìn và biết
ứng xử khi gặp bom mìn các em tìm hiểu qua
hoạt động 2.
* Hoạt động 2: HS trình bày dự án - HS trình bày sản phẩm dự án lên
Bước 1: GV yêu cầu lần lượt các nhóm trình bày bảng lớp.
sản phẩm của dự án “Tìm hiểu đặc điểm của bom - Đại diện nhóm trình bày sản
mìn”. phẩm
Bước 2: Đại diện nhóm trình bày dự án. Sau khi - HS trao đổi và chia sẻ.
trình bày xong đại diện HS mời các bạn nhận xét
và đặt câu hỏi thắc mắc.
Bước 3: GV nhận xét đánh giá dự án
Bước 4: Hỏi HS, Vậy khi gặp phải bom mìn các
em cần làm gì?

78
Dương Thị Thu Thảo

GV kết luận: Khi gặp những vật là bom mìn, HS trình bày -
hoặc nghi là bom mìn các em cần báo cho người
lớn biết, tuyệt đối không chạm vào, không đánh
dấu các khu vực có bom mìn vì rất nguy hiểm.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ (5 phút)
Bước1: GV đọc từng ý kiến của bài tập 1 trong
SGK
.HS giơ thẻ bày tỏ thái độ -
Bước 2: HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu
HS giải thích lí do -
theo quy ước.
- GV gọi một số HS giải thích lý do.
Bước 3: GV khẳng định đúng sai.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập 2 (7 phút)
Bước 1: HS làm bài tập 2-SGK, sau đó chia sẻ
HS chia sẻ kết quả làm việc với -
với bạn bên cạnh.
.bạn ngồi cạnh
Bước 2: GV tổ chức HS trình bày HS trình bày -
Bước 3: GV nhận xét, đánh giá và kết luận Các - HS đọc ghi nhớ
hành động, việc làm (b), (c) thể hiện lòng yêu
hòa bình.
3. Củng cố - Dặn dò (1 phút).
- HS đọc lại ghi nhớ
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà thực hiện nhiệm vụ cá nhân : Vẽ
tranh “Em yêu hòa bình”.
3. Kết luận
Giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học được tích hợp vào
các môn học Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Đạo đức ở tiểu học. Để đạt được mục tiêu về
kiến thức, thái độ và kĩ năng phòng tránh tai nạn bom mìn cho học sinh tiểu học thì việc
lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp rất quan trọng. Phương pháp dạy học theo
dự án được xem là sự lựa chọn phù hợp vì có thể đáp ứng được tất cả các mục tiêu trên.
Với phương pháp dạy học này, học sinh thực sự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, học sinh
không chỉ được rèn luyện các kĩ năng học tập mà còn rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng
sống như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chia sẻ thông tin, kĩ năng
đảm nhận trách nhiệm…
Quan nghiên cứu, chúng tôi khẳng định việc vận dụng phương pháp dạy học theo
dự án thực sự cần thiết trong dạy học tích hợp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học
môn học và nâng cao chất lượng giáo dục tích hợp. Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp

79
Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án...

dạy học theo dự án trong dạy học tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn cần nắm
vững quy trình của phương pháp, cần sáng tạo trong thiết kế dự án, thiết kế kế hoạch bài
dạy cũng như trong tổ chức dạy học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường tiểu
học.
[2] Dự án CRS (2018), Tài liệu hướng dẫn giảng dạy giáo dục phòng tránh tai nạn
bom mìn trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm (Dành cho giảng viên và
sinh viên ngành Giáo dục tiểu học).
[3] Dự án CRS (2015), Tài liệu hướng dẫn giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn ở
cấp tiểu học (Dành cho cán bộ quản lí và giáo viên cấp tiểu học), Nhà xuất bản
Hồng Đức.
[4] Lưu Thu Thủy (Chủ biên) – Nguyễn Việt Bắc – Nguyễn Hữu Hợp – Trần Thị Tố
Oanh – Mạc Văn Trang (2006), Đạo đức 5, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Title: APPLYING PROJECT-BASED TEACHING TO MINE RISK


EDUCATION IN THE PRIMARY SCHOOL
DUONG THI THU THAO, M.A
Department of Primary Science - Preschool and Arts, Quang Nam University
Abstract: Mine risk education is one of the tasks of the current primary education.
The integrated approach to teaching is a method to ensure the sustainability of mine
risk education, meet the requirements for the program reduction and contribute to the
formation and development of pupils’ soft skills; especially the skills of mine accident
prevention. The project-based teaching method is one of the prominent approaches to
mine risk education. In order to apply this effectively, setting up a project is considered
as an important step, making it feasible and systematic. What’s more, teachers with good
pedagogical skills are also required for the approach to teaching.
Keywords: Project-based teaching, Integrated approach, Education, Mine
accident prevention, Primary school.

80

You might also like