Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Chủ đề 13: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ cơ sở hạ

tầng với kiến trúc thượng tầng. Sự vận dụng quan điểm này trong đổi mới đất
nước nói chung, trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nói riêng.

I. Cơ sở hạ tầng
1. Khái niệm: Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự
vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
VD: Các thành phần kinh tế ở Việt Nam: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Đặc điểm:
- Được hình thành một cách khách quan trong trong quá trình sản xuất vật chất của xã
hội.
VD: Quan hệ sản xuất phong kiến -> Quan hệ sản xuất XHCN

- Cấu trúc của cơ sở hạ tầng bao gồm:


+quan hệ sản xuất thống trị: là kiểu QHSX phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh
tế xã hội
+quan hệ sản xuất tàn dư: là QHSX của xã hội trước, thể chế xã hội đó đã mất đi.
+quan hệ sản xuất mầm mống: là QHSX đang manh nha.
 Quan hệ sản xuất thống trị sẽ đặc trưng cho cơ sở hạ tầng xã hội đó.
VD: Xã hội phong kiến: quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ là tàn dư, quan hệ sản xuất
phong kiến là thống trị, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là mầm mống.
3. Kiến trúc thượng tầng
1. Khái niệm: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội với
những thiết chế xã hội tương ứng cùng những hệ nội tại của thượng tầng hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
Ví dụ: Sự phát triển của khoa học và công nghệ là cơ sở hạ tầng, trong khi kiến trúc
thượng tầng bao gồm các giá trị và quan niệm về việc sử dụng và phát triển khoa học
và công nghệ.
2. Đặc điểm
-Kết cấu kiến trúc thượng tầng:
+Hệ thống hình thái ý thức xã hội: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ
thuật, triết học…
+Thiết chế chính trị xã hội: đảng phái, giáo hội, nhà nước….
 Các yếu tố về quan điểm tư tưởng, thiết chế xã hội và quan hệ nội tại hợp thành
kiến trúc thượng tầng của xã hội.

-Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm và quy luật phát triển riêng, tồn
tại trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng,
phản ánh những cơ sở hạ tầng nhất định. Song, không phải các yếu tố của kiến trúc
thượng tầng đều liên hệ như nhau đối với cơ sở hạ tầng của nó.

Ví dụ: Một số yếu tố như: Chính trị, pháp luật có quan hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng,
nhưng những yếu tố như: Triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với
nhau.

- Kiến trúc thượng tầng mang tính chất đối kháng.

 Đặc trưng của KTTT là sự thống trị về chính trị và tư tưởng của giai cấp thống
trị.

4. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

-Là quy luật cơ bản của sự vận động, phát triển lịch sử xã hội

-Cơ sở hạ tầng có vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng; KTTT tác động trở lại với
CSHH

1. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định: CSHT quyết định KTTT
- Biểu hiện bên ngoài: KTTT được biểu hiện một cách phong phú, phức tạp, đôi khi
không trực tiếp gắn với CSHT. Thực tế, tất cả những hiện tượng của kiến trúc thượng
tầng đều có nguyên nhân sâu xa trong những điều kiện kinh tế - vật chất của xã hội.
 CSHT không chỉ quyết định nguồn gốc mà còn quyết định đến cơ cấu, tính chất và
sự vận động, phát triển của kiến trúc thượng tầng.
- CSHT như thế nào thì cơ cấu, tính chất của KTTT như thế ấy.
Ví dụ: Xã hội phong kiến:
 Cơ sở hạ tầng: Trong xã hội phong kiến, cơ sở hạ tầng kinh tế dựa trên quan hệ sản
xuất giữa địa chủ và nông dân. Địa chủ sở hữu đất đai và bóc lột lao động của nông
dân, tạo ra sự đối kháng giữa hai giai cấp này.
 Kiến trúc thượng tầng: Kiến trúc thượng tầng trong xã hội này phản ánh mâu thuẫn
giai cấp thông qua các thể chế như hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của địa chủ, hệ
thống giáo dục và tôn giáo củng cố quyền lực của địa chủ và biện minh cho sự bóc lột.
Các cuộc nổi dậy của nông dân như khởi nghĩa nông dân cũng là biểu hiện của tính đối
kháng trong kiến trúc thượng tầng.
- Những biến đổi căn bản của CSHT sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến đổi căn bản
trong KTTT. C. Mác đã khẳng định: “CSKT thay đổi thì tòan bộ các KTTT đồ sộ
cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”
2. Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
- KTTT là sự phản ánh của CSHT, do CSHT quyết định nhưng có tính độc lập tương
đối so với CSHT
- KTTT củng cố, hoàn thiện CSHT sinh ra nó, ngăn chặn CSHT mới, đấu tranh xóa bỏ
tàn dư CSHT cũ; định hướng, tổ chức XD chế độ kinh tế của KTTT.
 KTTT có vai trò duy trì bảo vệ, củng cố lợi ích kinh tế của giai cấp thống trị xã hội
Ví dụ: Chế độ quân chủ và quý tộc trong xã hội phong kiến:
 Kiến trúc thượng tầng: Trong xã hội phong kiến, hệ thống chính trị thường được tổ
chức dưới dạng chế độ quân chủ với vua chúa và tầng lớp quý tộc có quyền lực cao.
 Củng cố cơ sở hạ tầng: Hệ thống này bảo vệ quyền lợi của địa chủ và tầng lớp quý tộc,
những người sở hữu đất đai và kiểm soát lực lượng sản xuất chính trong xã hội. Các
luật lệ và quy tắc của chế độ quân chủ duy trì quyền lực của địa chủ và ngăn cản nông
dân nổi dậy, từ đó duy trì cấu trúc kinh tế phong kiến.
- Tác động của KTTT diễn ra theo 2 chiều hướng: Tác động cùng chiều với sự phát
triển của CSHT sẽ làm CSHT phát triển và nếu tác động ngược chiều sẽ làm kìm hãm
sự phát triển của CSHT, kinh tế.
Ví dụ: Chế độ phong kiến ở Nhật Bản trước cuộc Minh Trị Duy Tân:
Kiến trúc thượng tầng: Trước cuộc Minh Trị Duy Tân vào cuối thế kỷ 19, Nhật Bản
bị chi phối bởi chế độ phong kiến với các lãnh chúa (daimyō) và tầng lớp samurai nắm
giữ quyền lực. Chế độ này duy trì một hệ thống xã hội cứng nhắc và hạn chế sự giao
thương với bên ngoài.
Kìm hãm cơ sở hạ tầng: Hệ thống này ngăn chặn sự phát triển của kinh tế thị trường và
công nghiệp hóa. Việc duy trì các cấu trúc quyền lực truyền thống và chống lại sự hiện
đại hóa đã khiến kinh tế Nhật Bản không thể phát triển nhanh chóng cho đến khi cuộc
Minh Trị Duy Tân diễn ra, dẫn đến việc lật đổ chế độ phong kiến và thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa.
5. Vận dụng quan điểm này trong đổi mới đất nước nói chung, trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội nói riêng:

1.Trong công cuộc đổi mới:

- Việt Nam đã tiến hành những cải cách sâu rộng trong các lĩnh vực kinh tế (cơ sở hạ tầng)
như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.

VD:Trước đây, Việt Nam thực hiện mô hình kinh tế trọng điểm theo hình thức quản lý tập
trung và lệ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, từ những năm 1980 và đặc
biệt sau Đổi mới, Việt Nam đã tiến hành cải cách cơ chế quản lý kinh tế bằng cách tăng
cường vai trò của thị trường và khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và
đầu tư nước ngoài.
- Việc thay đổi trong cơ sở hạ tầng kinh tế đòi hỏi những thay đổi tương ứng trong kiến trúc
thượng tầng như cải cách hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý
của Nhà nước để phù hợp với yêu cầu phát triển mới.

VD:Ban hành và sửa đổi nhiều luật liên quan đến hoạt động kinh tế như Luật Doanh nghiệp,
Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh… Hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi
trường, an toàn lao động… Nâng cao chất lượng thực thi pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm pháp luật kinh tế.

2. Trong giải quyết các vấn đề xã hội:

a) Y tế:

- Phát triển cơ sở hạ tầng y tế là một phần quan trọng trong việc cải thiện chất lượng y tế, là
cơ sở để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ và hiệu quả cho cộng đồng.

VD:Xây dựng và nâng cấp các bệnh viện, trạm y tế, hệ thống y tế cơ sở, cung cấp thiết bị y tế
hiện đại…

VD: Thiết lập chính sách bảo hiểm y tế, cải thiện dịch vụ y tế cộng đồng

b) Giáo dục:

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng giáo dục để cung cấp môi trường học tập đủ điều kiện cho sinh
viên và học sinh, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí tuệ và kĩ năng của người
dân.

VD: Xây dựng và nâng cấp trường học, thư viện, phòng thí nghiệm, và các tiện ích giáo dục
khác

VD:Đổi mới chương trình giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo viên và đào tạo

c) Văn hóa, thể dục thể thao, giải trí:

- Cải thiện cơ sở hạ tầng này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường sống
lành mạnh và phát triển cho cộng đồng.

VD:Xây dựng và bảo tồn các cơ sở văn hóa như bảo tàng, thư viện, trung tâm văn hóa, và các
điểm du lịch, xây dựng sân vận động, nhà thi đấu, phát triển các cơ sở giải trí và vui chơi như
công viên, sân vận động, rạp chiếu phim.

You might also like