HỌC PHẦN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HỌC PHẦN: PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật phòng, chống
tham nhũng 2018 đưa ra khái niệm tham nhũng.
– Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển
dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không
hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ
quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc
Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn
trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. (theo Khoản 2 Điều 3 Luật phòng,
chống tham nhũng 2018)
-Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng. (theo
Khoản 7 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2018)
Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng 2018 nêu ra các hành vi tham nhũng như
sau:
1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền
hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn
vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ
vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2.Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ,
quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao
gồm:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức
mình vì vụ lợi.am ô là gì?
Tham ô là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình
có trách nhiệm quản lý, căn cứ tại Điều 353 trong Bộ luật hình sự 2015 sửa
đổi, bổ sung 2017.
Tham nhũng là khái niệm rộng hơn tham ô và bao gồm cả khái niệm tham ô.
Tham ô chỉ là một trong số các hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn
vì vu lợi trong các hành vi tham nhũng, ngoài hành vi tham ô còn có các hành vi
khác trong các hành vi tham nhũng như: Nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm
vụ, công vụ vì vụ lợi;…
Tiêu chí Tham ô Tham nhũng

Tham nhũng là hành vi lợi


Tham ô tài sản là một trong dụng chức vụ, quyền hạn trực
những hành vi tham nhũng, tiếp hoặc qua trung gian nhận
là hành vi lợi dụng chức vụ, hoặc sẽ nhận lợi ích để làm
Bản chất
quyền hạn chiếm đoạt tài sản một việc vì lợi ích hoặc theo
mà mình có trách nhiệm yêu cầu của người đưa hối lộ.
quản lý. Tham nhũng bao gồm cả hành
vi tham ô.

Tài sản mình có trách nhiệm


Đối tượng
Tài sản mình có trách nhiệm quản lý
của hành
quản lý Tài sản hoặc lợi ích mà người
vi
đưa hối lộ đưa

Chiếm đoạt tài sản; Làm hoặc


không làm một việc gì đó vì lợi
Mục đích Chiếm đoạt tài sản
ích hoặc theo yêu cầu của
người đưa hối lộ.

Yếu tố tác Tự bản thân chủ thể thực Tự bản thân chủ thể thực hiện
động việc hiện hành vi này đã cố ý hành vi này đã cố ý thực
thực hiện thực hiện. hiện ;trực tiếp hoặc trung gian
hành vi theo yêu cầu của người đưa hối
lộ.

Ví dụ tham ô: Anh A là kế toán của một ủy ban nhân dân huyện , anh A đã lấy
tiền của cơ quan đi mua một chiếc ô tô. Vì anh A là kế toán có quyền tiếp cận,
quản lý tài sản của cơ quan, anh đã sử dụng quyền hạn của mình để tham ô tài
sản. Như vậy trong trường hợp này anh A có hành vi tham ô (đồng thời chính là
một hành vi tham nhũng). Tùy theo tính chất và mức độ hành vi anh A sẽ bị xử
lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc hình sự.
Ví dụ tham nhũng: Giả sử, có anh B đưa tiền hối lộ và yêu cầu anh A phải
cung cấp những tài liệu thông tin mật của Ủy ban nhân dân huyện nơi anh A
làm việc. Anh A vì lòng tham đã nhận số tiền hối lộ và lấy thông tin, tài liệu mà
anh B muốn tiếp cận. Hành vi của anh A trong trường hợp này là hành vi tham
nhũng (cụ thể là hành vi nhận hối lộ). Tùy theo tính chất và mức độ hành vi anh
A sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc hình sự.

You might also like